1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuan 12

9 117 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 113 KB

Nội dung

Ngày sọa: Ngày giảng: Ngữ văn -Tiết 54 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài: III. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK Ngữ văn 6 ( tập một).Thiết kế bài dạy. Tài liệu tham khảo. -Học sinh: Đọc lại truyện dân gian đã học. IV. Phương pháp: V. Tiến trình các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) *Giới thiệu bài: Trong các tiết học trước chúng ta đã học về các tác phẩm văn học dân gian. Để củng cố và hệ thống lại những kiến thức đó hôm nay chúng ta cùng đi ôn tập lại các văn bản đã học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 2: Hướng dẫn HS Ôn tập khái niệm các truỵên dân gian. *Mục tiêu: *Cách tiến hành: * GV chia lớp thành 4 nhóm cho HS thảo luận các khái niệm thể loại truyện dân gian. * HS thảo luận rồi trình bày: _ Nhóm 1: Khái niệm Truyền thuyết. _ Nhóm 2: Khái niệm Truyện cổ tích. _ Nhóm 3: Khái niệm Truyện ngụ ngôn. _ Nhóm 4: Khái niệm Truyện cười. Câu 1: a. Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. b. Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật,… Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, ựư công bằng đối với sự bất công. c. Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về đồ vật, loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. d. Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. HĐ 3: Hướng dẫn HS sắp xếp các truyện dân gian đã học theo thể loại: *Mục tiêu: *Cách tiến hành: Câu 2: * GV chia lớp thành 4 nhóm cho HS thảo luận. _ Nhóm 1: Kể tên các truyền thuyết đã học và đọc thêm. _ Nhóm 2: Kể tên các truyện cổ tích đã học và đọc thêm. _ Nhóm 3: Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm. _ Nhóm 4: Kể tên các truyện cười đã học. Câu 3: Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập. * GV cho HS làm việc cá nhân: a. Nêu ý nghĩa của các truyền thuyết đã học và đọc thêm? HS suy nghĩ, thực hiện HS trả lời: Câu 2: TT THỂ LOẠI TÊN TRUYỆN 1 Truyền thuyết - Con Rồng, cháu Tiên. - Bánh chưng, bánh giầy. - Thánh Gióng. - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Sự tích Hồ Gươm. 2 Truyện cổ tích - Thạch Sanh. - Em bé thông minh. - Cây bút thần. - Ông lão đánh cá và con cá vàng. 3 Truyện ngụ ngôn - Ếch ngồi đáy giếng. - Thầy bói xem voi. - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. 4 Truyện cười - Treo biển. - Lợn cưới, áo mới. Câu 3: a. Ý nghĩa của các truyền thuyết đã học và đọc thêm: TT TÊN TRUYỆN Ý NGHĨA 1 Con Rồng, cháu Tiên - Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt. 2 Bánh chưng, bánh giầy - Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và tục làm hai thứ bánh trong ngày Tết. - Đề cao lao động; đề cao nghề nông; đề cao sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. 3 Thánh Gióng - Thể hiện sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. - Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu b. Nêu ý nghĩa của các truyện cổ tích đã học và đọc thêm? c. Nêu bài học rút ra qua các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm? nước chống ngoại xâm. 4 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra trên lưu vực sông Hồng. - Thể hiện sức mạnh, ước mong chế ngự thiên tai. - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 5 Sự tích Hồ Gươm - Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm. - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. b. Ý nghĩa của các truyền thuyết đã học và đọc thêm: TT TÊN TRUYỆN Ý NGHĨA 1 Thạch Sanh - Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức và về công lí xã hội. - Thể hiện lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. 2 Em bé thông minh - Đề cao trí khôn dân gian. - Tạo tiếng cười vui vẻ. 3 Cây bút thần - Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật. - Thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người. 4 Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu. - Đưa ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc. c. Bài học rút ra qua các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm: TT TÊN TRUYỆN BÀI HỌC 1 Ếch ngồi đáy giếng - Phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết. - Không được chủ quan, kiêu ngạo. 2 Thầy bói xem voi - Khuyên người ta: Muốn đánh giá sự vật phải xem xét một cách toàn diện. Không được lấy bộ phận để đánh giá toàn thể. 3 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Trong tập thể, cá nhân không được sống tách biệt. - Phải biết nương tựa, gắn bó, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. d. Nêu ý nghĩa của các truyện cười đã học ? d. Ý nghĩa của các truyện cười đã học: TT TÊN TRUYỆN Ý NGHĨA 1 Treo biển - Tạo tiếng cười vui vẻ. - Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. 2 Lợn cưới, áo mới. Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của. HĐ 4: Tổng kêt và HD học bài: (4’) *Tổng kết: Nhắc lại khái niệm các truyện dân gian? *Hướng dẫn học bài. - Nắm chắc các kiến thức vừa ôn tập. - Dựa vào 4 khái niệm vừa tìm hiểu ở trên hãy so sánh truyền thuyết với cổ tích; truyện ngụ ngôn với truyện cười. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn - Tiết 55 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: III. Chuẩn bị: - G iáo viên: SGK Ngữ văn 6 ( tập một). Tài liệu tham khảo. - Học sinh: Đọc lại truyện dân gian đã học. IV. Phương pháp: V. Tiến trình các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: (1’) *Giới thiệu bài: Để hiểu biết được sâu sắc hơn về các thể loại truyện dân gian đã học tiết hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tâp. Hoạt động của thày và trò Nội dung HĐ 2: Hướng dẫn HS Ôn tập (tiếp). *Mục tiêu: *Cách tiến hành: Câu 4. * GV cho HS làm việc cá nhân: Câu 4: Truyền thuyết Cổ tích ngụ ngôn Truyện cười Từ các định nghĩa và từ các tác phẩm đã học, hãy nêu và minh hoạ một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian? Câu 5: * GV cho HS làm việc cá nhân: a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích? - Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử. - Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. - Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người dũng sĩ,…) - Có nhiều yếu tố hoang đường. - Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện. - Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người. - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý. - Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. - Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người đọc (người nghe) phát hiện thấy. - Có yếu tố gây cười. - Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp. Câu 5: a. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích: _ Giống nhau: + Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. + Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường,… _ Khác nhau: + Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích b. So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,… + Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật ( mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế ). b. Điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười: _ Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười. _ Khác nhau: Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. HĐ 3: Tổng kết và HD học bài: (4’) *Tổng kết: Nhận xét 2 giờ ôn tập – Biểu dương HS tích cực *Hướng dẫn học bài: - Ôn tập lại những kiến thức về phần truyện dân gian mà em đã học. - Mỗi HS tự vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”. - Dựa vào nội dung truyện “Treo biển”, tập viết ( theo hướng ngược lại ) truyện ngụ ngôn của em :“ Lại treo biển”. - Nghĩ các cách kết truyện mới theo ý em, cho 2 truyện : “Cây bút thần” và “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. - Đọc, tìm hiểu trước văn bản “ Con hổ có nghĩa”. Ngày soạn : Ngày giảng: Ngữ văn - Tiết 56. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (Giáo viên không bàn giao bài kiểm tra) Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn - Tiết 57 CHỈ TỪ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài: III. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK Ngữ văn 6 ( tập một). Tài liệu tham khảo. Bảng phụ. - Học sinh: Chuẩn bị trước các BT trong tiết học. IV. Phương pháp: V.Tiến trình các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: (6’) *Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về số từ, các loại số từ đã học, nhận biết chúng qua các ví dụ cụ thể. *Cách tiến hành: CH- Thế nào là số từ ? Số từ chia ra mấy loại (Kể tên)? Tìm số từ trong câu ca dao sau? Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. ( Ca dao) TL- Ghi nhớ sách giáo khoa - Số từ trong câu ca dao: Trăm năm, nghìn năm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (20’) *Mục tiêu: *Đồ dùng: Bảng phụ *Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ đã viết VD - Những từ in đậm đó bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào đã học? - Em thấy những từ: nọ, kia, ấy có ý nghĩa gì? - Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa I. CHỈ TỪ LÀ GÌ? 1. Bài tập: SGK - tr137 * VD 1 - Nọ bổ sung ý nghĩa cho ông vua - Ấy bổ sung ý nghĩa cho viên quan - Kia bổ sung ý nghĩa cho làng - Nọ bổ sung ý nghĩa cho nhà - Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại DT. - So sánh các từ và cụm từ: + Ông vua / ông vua nọ + Viên quan / viên quan ấy + Làng / làng kia + Nhà / nhà nọ - Các từ nọ, kia, ấy dùng đẻ trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật ấy, tách biệt sự vật này với sự vật khác. * VD 2: cho những từ nào? - So sánh các từ ấy, nọ, ở VD 2 với các từ ấy, nọ ở VD 2 vừa phân tích, chúng có điểm gì giống và kghác nhau? * GV: Những từ: nọ. ấy, kia là chỉ từ - Em hiểu thế nào là chỉ từ? - GV sử dụng bảng phụ viết 3 VD (SGk - tr 137,138) VD1 phần I VD 2 phần II. - Xét VD 1, cho biết vai trò ngữ pháp của chỉ từ trong VD 1? - Xét VD 2 Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chỉ từ trong câu? - Đặt câu có chỉ từ? Cho biết vai rò ngừ pháp của chỉ từ trong câu đó? - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhở những gì? - Ấy bổ nghĩa cho nọ - Hồi bổ nghĩa cho đêm - So sánh: + Giống: đều xác định vị trí sự vật + Khác: VD 1: Xác định vị trí sự vật trong không gian VD 2 Xác định vị trí của sự vật trong thời gian 2. Ghi nhớ: SGk - tr 137 II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU: 1. Bài tập * VD 1: - Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm DT, hoạt động trong câu như một DT. - Có thể làm CN, VN, TN: + Hồi ấy, đêm nọ : TN + Viên qua ấy: CN + Ông vua nọ, nhà nọ, làng kia: BN * VD 2: a. Đó: CN b. Đấy: CN 2.Ghi nhớ: SGk - Tr 138 HĐ 3: HD luyện tập: (15’) *Mục tiêu: *Cách tiến hành: GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập Gợi ý HS làm bài Goi HS lên bảng trình bày HS khác nhận xét III. LUYỆN TẬP Bài 1: Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp của chỉ từ: a. ấy (hai thứ bánh ấy): dùng để định vị sự vật trong không gian và làm phụ ngữ trong cụm DT. b. đấy, đây: định vị sự vật trong không gia, làm CN. c. Này: Định vị sự vật về thời gian, làm TN. d. Đó: định vị sự vật về thời gian, làm TN. Bài 2: Thay các từ in đậm bằng các chỉ từ thích hợp a. Chân núi Sóc = đấy, đó đinh vị về không gian b. Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy. làng đấy, làng đó định vị về không gian ⇒ Cần viết như vậy để không bị lặp từ HĐ 4: Tổng kết và HD học bài: (4’) *Tổng kết: Nhắc lại nội dung ghi nhớ *Hướng dẫn học bài: - Học bài, thuộc ghi nhớ. - Hoàn thiện bài tập. - Soạn bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Ngày đăng: 17/10/2013, 07:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Giáo viên: SGK Ngữ văn 6( tập một). Tài liệu tham khảo. Bảng phụ. - Học sinh: Chuẩn bị trước các BT trong tiết học. - Tuan 12
i áo viên: SGK Ngữ văn 6( tập một). Tài liệu tham khảo. Bảng phụ. - Học sinh: Chuẩn bị trước các BT trong tiết học (Trang 7)
Goi HS lên bảng trình bày HS khác nhận xét - Tuan 12
oi HS lên bảng trình bày HS khác nhận xét (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w