xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trong công ty chế biến gỗ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất trong nền công nghiệpluôn là vấn đề mang tính nền tảng Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớnở nước ta được hình thành với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã giảiquyết việc làm cho một số lượng lao động lớn Trong đó, ngành chế biến gỗ là một trong nhữngngành có tiềm năng xuất khẩu cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế đất nước cả nước hiệncó 2600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170000 lao động giá trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độtăng trưởng trong cả nước một thời gian dài Năm 1996 kinh ngạch xuật khẩu đồ gỗ chỉ đạt 61 triệuUSD, đến năm 2008 đạt đến 2,8 tỉ USD và trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn củaViệt Nam Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trườnghơn 120 nước trên thế giới Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợithế do WTO mang lại xâm nhập vào thị trường mới là Mỹ, với tổng kim ngạch tăng từ 500 ngànUSD trong năm 2006 đã lên đến 1 tỷ USD năm 2008, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cảnước.
Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, thì ngành cũng là nơi phát sinh ra nguồn ô nhiễmdẫn đến công nhân trong ngành phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố có hại như: bụi, hơi khí độc,ồn… Ngoài ra ngành còn sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, đa dạng về chủng loại nên nguy cơxảy ra các sự cố tai nạn lao động là rất lớn Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đã quan tâm, đầu tưcải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe cho người lao động Mặc dù có nhiều cố gắng trongcông tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhưng tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệptrong ngàng cũng không hề giảm, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành các quy địnhATVSLĐ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) chưa cao Chính vì thếcông tác ATVSLĐ cần phải được tăng cường và củng cố, nhằm đảm bảo điều kiện lao động tốithiểu cho người lao động đúng theo quy định của nhà nước mà không ảnh hưởng đến sản xuất.Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II là nhà máy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ gia dụng trực thuộccông ty lâm nghiệp sài gòn, mục tiêu hoạt động của nhà máy là phát triển ngành chế biến gỗ, đồ gỗvà đồ thủ công mỹ nghệ Cùng với xu thế phát triển chung của ngành chế biến gỗ, nhà máy cũng cóchung những vấn đề về ATVSLĐ khi sử dụng nhiều loại máy móc cơ khí, môi trường làm việc có
Trang 2nhiều bụi, ồn trong hầu hết các công đoạn sản xuất, hiw dung môi sinh ra trong các công đoạnphun sơn hơi dầu và keo dáng.
Với sự phát triển của đời sống nhu cầu thẩm mỹ của con người cũng ngày cao, yêu cầu về sảnphẩm của người tiêu dùng không chỉ có chất lượng mà còn phải đẹp Để bảo vệ bề mặt và tôn thêmvẻ đẹp của gỗ, quy trình chế biến gỗ có thêm công đoạn phun sơn Tại công đoạn phun sơn này vìcó sử dụng hóa chất dùng để pha sơn nên phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm như cháy nổ, độc hạinhư hơi khí độc của dung môi hữu cơ Vì người công nhân trực tiếp làm việc với hóa chất nênkhông thể tránh khỏi hít phải hơi độc của chúng cho nên cần có những biện pháp là nên thôngthoáng nơi làm việc là thông gió, giảm được một phần nông độ hơi khí độc, do đó chủ yếu là phảisử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo vệ toàn bộ cơ thể người công nhân tránh ảnh hưởngnhiều đến sức khỏe của họ
Chính vì thế với đồ án phương tiện bảo vệ cá nhân, em chọn đề tài “xây dựng kế hoạch cấp phát,quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trongcông ty chế biến gỗ” cho đồ án của mình Qua đó, ta có thể hiểu thêm được tầm quan trọng của
phương tiện bảo vệ cá nhân để có thể sử dụng, bảo quản một cách đúng đắn , có hiệu quả, để nhằmhạn chế tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp nói chungvà ngành chế biến gỗ nói riêng.
Trang 3Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân 5
1.3 Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân 5
1.3.1 Phương tiện bảo vệ đầu 5
1.3.2 Phương tiện bảo vệ mắt 5
1.3.3 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp 6
1.3.4 Phương tiện bảo vệ tay 6
1.3.5 Phương tiện bảo vệ chân 6
1.3.6 Phương tiện bảo vệ thính giác (tai) 6
1.3.7 Phương tiện bảo vệ toàn thân 7
1.4 Vai trò vị trí của PTBVCN trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động 7
1.5 Tính chaát cuûa PTBVCN 7
1.6 Khi nào cần sử dụng PTBVCN 8
1.7 Giới hạn bảo vệ của PTBVCN 8
1.8 Yêu cầu chất lượng của PTBVCN 9
1.9 Những văn bản Pháp quy về PTBVCN: 9
1.10.Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong thực hiện quy định về PTBVCN 10
1.11 Trách nhiệm của NLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN .12
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN SƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ 13
2.1 Sơ lược về quy trình công nghệ phun sơn: 13
2.2 Những quy định về ATLĐ đối với công nhân phun sơn 14
2.3 Những yếu tố nguy hiểm, có hại khi phun sơn 14
2.3.1 Yếu tố nguy hiểm cháy nổ: 14
2.3.2 Các yếu tố có hại 15
Trang 4Chương 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VỀ VIỆC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ NỘI DUNG
HUẤN LUYỆN VỀ CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 16
3.1 Xác định danh mục cấp phát PTBVCN cho NLĐ 16
3.2 Xây dựng kế hoạch cấp phát và quản lý PTBVCN 16
3.2.1 Xây dựng kế hoạch cấp phát 16
3.2.2 Kế hoạch quản lý PTBVCN: 20
3.2.3 Quy định thời gian sử dụng các PTBVCN: 21
3.3 Xây dựng kế hoạch và nội dung huấn luyện về cách sử dụng PTBVCN 22
3.3.1 Kế hoạch huấn luyện NLĐ: 22
3.3.2 Nội dung huấn luyện cách sử dụng, bảo quản PTBVCN 22
3.4 Xác định chỉ tiêu chất lượng cho từng loại phương tiện Bảo vệ cá nhân 27
3.4.1 Quần áo lao động phổ thông: 27
Trang 51.2 Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân
Bất kỳ phương tiện bảo vệ cá nhân nào cũng phải đáp ứng ba yêu cầu sau đây :
- Về tính chất bảo vệ : ngăn cản hoặc làm giảm đến mức cho phép tác động của các yếu tố nguyhiểm , có hại
- Về tính chất sử dụng : nhẹ nhàng , thuận tiện , mỹ thuật
- Về tính chất vệ sinh : không độc , không gây khó chịu khi sử dụng
1.3 Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân 1.3.1 Phương tiện bảo vệ đầu
Để chống chấn thương ở đầu (sọ não) do vật rơi từ trên cao xuống , do va quệt đập vào những vậttreo lơ lửng , vật chướng ngại , sắc nhọn ở ngang tầm đầu công nhân làm việc trên công trường cầnsử dụng mũ cứng bằng nhựa bất cứ khi nào ở trên công trường , cũng phải đội mũ bảo hộ đặc biệttại những khu vực đang có thi công trên cao mũ bảo hộ phải có quai đeo để tránh bị rơi
1.3.2 Phương tiện bảo vệ mắt
Phương tiện bảo vệ mắt gồm có các loại kính và tấm chắn , trong đó kính được sử dụng phổ biếnhơn Kính bảo hộ gồm hai loại chính :
- Kính trắng có tác dụng ngăn ngừa chấn thương mắt do bụi , các vật rắn và lỏng văng bắn vàomắt , khi làm các công việc như đập phá , chặt , cắt , khoan , đẽo đục mài nhẵn , đánh bóng vật liệu, vận chuyển , rót chất lỏng nóng , hoá chất
- Kính lọc sang (kính màu , kính mờ) để chống tia tử ngoại , tia hồng ngoại tia sáng mặt trời khilàm các công việc như hàn điện , hàn hơi , khi phải nhìn vào các lò nung lò đốt sấy , làm việc ngoàitrời nắng chói ,v.v…
- Khi sử dụng kính bảo vệ mắt phải biết rõ yếu tố cần chống để chọn đúng loại kính
Trang 61.3.3 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp
- Dùng để ngăn ngừa tác hại của các loại bụi và hơi , khí độc xâm nhập vào cơ Phương tiện bảo vệcơ quan hô hấp gồm có nhiều loại khác nhau tuỳ theo công dụng
- Phương tiện lọc khí ( khẩu trang bán mặt nạ , mặt nạ ) : khẩu trang chỉ có thể lọc bụi, bán mặt nạcó thể lọc bịu và hơi khí độc tuỳ theo vật liệu chứa trong hộp lọc mặt nạ lọc được cả bụi và hơi khíđộ, hiệu quả cao hơn bán mặt nạ
- Phương tiện tự cấp khí hoặc dẩn khí (bình thở) : được sử dụng ở nơi người không trực tiếp hít thởkhông khí được
1.3.4 Phương tiện bảo vệ tay
- Tay là bộ phận rất dể bị chấn thương trên cơ thể : rách trầy da , gãy tay , sai khớp đứt tay , bỏngtay, v.v… những công việc nguy hiểm phổ biến thường hay gây chấn thương tay như những côngviệc tiếp xúc với bề mặt thô , sắc hoặc lởm chởm tiếp xúc với các chất độc , ăn mòn , nóng bỏngnhư nhựa đường bi tum , khi làm việc với máy rung như máy khoan , đầm bê tông , sử dụng cácdụng cụ điện để đề phòng chấn thương tay , phải sử dụng các dụng cụ thủ công cầm tay đảm bảochất lượng tốt dùng trang bị bảo vệ tay phù hợp như găng tay hay bao tay găng tay và bao taythường làm bằng vải dày như vải bò ,vải bạt riêng găng tay cách điện phải là găng tay cao su
1.3.5 Phương tiện bảo vệ chân
Phương tện bảo vệ chân gồm có các loại giày và ủng , kiểu giày và ủng được sử dụng tuỳ thuộc vàocông dụng bảo vệ
- Để chống tác động cơ học (dẫm đinh và những vật sắc nhọn , vật liệu rơi vào chân v.v… ) có thểdùng giày da có đế giày, có tấm lót kim loại càng tốt
- Làm việc ở những chổ ẩm ướt ,lầy lội , phải tiếp xúc với những chất ăn mòn như vôi vữa , bê tông, v.v… nên sử dụng giày hay ủng bằng caosu , chất dẻo
- Làm việc ở những nơi có hoá chất độc hại như xăng , dầu , axit ,v.v… phải sử dụng các loại giàyủng đặc chủng chống lại tác hại của chúng ở môi trường nguy hiểm về điện phải sử dụng giày,ủng cách điện.
1.3.6 Phương tiện bảo vệ thính giác (tai)
Trang 7Phương tiện bảo vệ tai gồm: nút tai chống ồn, nút bịt tai chống ồn… có tác dụng làm giảm cườngđộ ồn do va chạm cơ học, vậy lý, thiết bị máy móc… đi vào tai Tiềng ồn gây cảm giác khó chịucho người nghe, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, có thể gây ra bệnh điếc Vì vậy phải sử dụngnhững thiết bị chống ồn này để tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người lao động trong quátrình lao động tiếp xúc với tiếng ồn.
1.3.7 Phương tiện bảo vệ toàn thân: là quần áo lao động phổ thông, đồng phục được thiết kế,
may măc phù hợp với từng công việc của người lao động nhằm tránh nhiệt độ, thời tiết bất lợi, hóahọc hoặc bắn kim loại , rò rỉ áp lực, súng phun, virus xâm nhập, bị ô nhiễm bụi, mặc quá nhiềuquần áo
Ngoài ra còn có các loại PTBVCN khác như: phương tiện bảo vệ chống ngã cao, bảo vệ chống chếtđuối, bảo vệ chống điện giật…
1.4 Vai trò vị trí của PTBVCN trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động
Để đảm bảo an toàn & vệ sinh lao động ( AT - VSLĐ), khi môi trường lao động có các yếu tốnguy hiểm, có hại phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa tác hại củachúng Tuy nhiên do những lý do khác nhau, các yêu cầu trên chưa được thực hiện hoặc dù đã thưchiện nhưng vẫn có thể còn tồn tại hoặc tiềm ẩn những yếu tố có nguy cơ gây tai nạn hoặc ảnhhưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ PTBVCN cần thiết phải được trang bị cho NLĐ trong trường hợpnày
Các giải pháp được thực hiện để đảm bảo AT - VSLĐ trong sản xuất như xử lý điều kiện vi khíhậu, chống bụi, chống hơi khí độc, chống ồn, chống rung động, ngăn ngừa các bức xạ có hại, chechắn, ngặn chặn, cách ly trong đó PTBVCN là giải pháp sau cùng theo trình tự các bước thựchiện.
- Có tác dụng ngăn ngừa TNLĐ: Các PTBVCN có tác dụng rất quan trọng trong phòng tránh tai
Trang 8- Tính khoa học: vận dụng nhiều lĩnh vực KH và công nghệ khác nhau và không ngừng hoànthiện•học
- Tính quần chúng: phát huy được tác dụng bảo vệ phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết, tính tự giáccủangười lao động.
- Tính kinh tế: chi phí ít, thời gian thực hiện nhanh, nhưng hiệu quả cao
1.6 Khi nào cần sử dụng PTBVCN
Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phải tiếp xúc với một hoặc một số yếu tốnguy hiểm, độc hại nào đĩ chúng ta đều phải sử dụng PTBVCN Các yếu tố nguy hiểm, cĩ hại đĩcĩ thể xuất hiện khi:
- Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu (như nhiệt độ cao, nhiệt độ quá thấp, áp suất, tiếng ồn , rungchuyển, tia bức xạ … vượt qúa giới hạn cho phép )
- Tiếp xúc với hố chất độc hại (ở dạng hơi, khí, hay dạng chất lỏng, rắn, bụi cĩ thể thâm nhập vàocơ thể qua đường hơ hấp, qua da, qua đường tiêu hố gây hại cho cơ thể con người…)
- Tiếp xúc vài yếu tố sinh vật ,vi trùng độc hại,mơi trường VSLĐ xấu (như virút ,vi khuẩn độc hạihoặc các yếu tố khác cĩ thể gây bệnh truyền nhiễm, hơi thối, ýêu tố sinh học độc hại khác…) - Khi NLĐ phải làm việc trong điều kiện vị trí tư thế thao tác bất lợi (khơng gian chật chội, làmviệc trên cao, trong hầm lị, trên sơng nước, trong rừng rậm gai gĩc…) hoặc các điều kiện nguyhiểm, độc hại khác
Cần xác định đầy đủ yếu tố nguy hiểm và cĩ hại trong mỗi cơng việc (theo phương pháp quan sát,phỏng vấn NLĐ, khám sức khoẻ, đo đạc mơi trường…) đánh giá mức độ nguy hại để đi đến quyếtđịnh cần cấp phát những loại PTBVCN gì cho NLĐ, tính năng bảo vệ của mỗi PTBVCN cần cấpphát ấy ra sao
1.7 Giới hạn bảo vệ của PTBVCN
PTBVCN cĩ khả năng ngăn ngừa tai nạn lao động khi yếu tố gây nguy hiểm cĩ cường độ tác độngnằm trong giới hạn bảo vệ của chúng.Với các tác nhân cĩ thể gây bệnh nghề nghiệp, khả năng ngănngừa và loại trừ tác hại khi sử dụng PTBVCN ở mức cao hơn nhiều.Tuy nhiên khả năng ấy chỉ trở thành hiện thực khi NLĐ đã được trang bị đầy đủ PTBVCN cĩ tính năng phù hợp và sử dụng đúng.
Trang 91.8 Yêu cầu chất lượng của PTBVCN
- PTBVCN trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả tác hại của các yếu tốnguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và khônggây tác hại khác
- Như vậy PTBVCN phải vừa có khả năng bảo vệ, vừa phải đảm bảo yếu tố vệ sinh và tiện dụng.Các yêu cầu này được qui định trong tiêu chuẩn chất lượng của mỗi loại PTBVCN với cơ sở pháplý thống nhất do cấp ngành hoặc cấp Quốc gia ban hành
Cho đến nay đã có gần 500 Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) trong lĩnh vực An toàn - Vệ sinh - Sứckhoẻ được Nhà Nước ban hành trong đó có hơn 70 TCVN về PTBVCN nhưng còn thiếu rất nhiều,hiện đang được các cơ quan chức năng xây dựng, ban hành tiếp để hình thành một hệ thống tiêuchuẩn đồng bộ và đầy đủ Trong thời gian chờ đợi, với các loại PTBVCN mà TCVN chưa đề cậpchúng ta có thể tham khảo từ tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế Điều nàylà phù hợp vì từ 10 năm nay các Tiêu chuẩn mới của chúng ta đều được xây dựng trên cơ sở chấpnhận Tiêu chuẩn của Tổ chức này
Thời gian gần đây, trong xu thế hội nhập, ngày càng nhiều loại PTBVCN do nước ngoài sản xuấtcó mặt trên thị trường Việt nam Trên bao bì hoặc trực tiếp trên sản phẩm có in tên các Tiêu chuẩnnhư EN, ANSI, BS, DIN, JIS v.v Cần chú ý không phải Tiêu chuẩn nào cũng quy định các thôngsố định lượng Chẳng hạn có Tiêu chuẩn nội dung chỉ đề cập đến cách Phân loại, Định nghĩa thuậtngữ, Phương pháp thử nghiệm, đánh giá…
Tóm lại chỉ tiêu chất lượng của PTBVCN:- Khả năng bảo vệ
Trang 10Việt nam Nhà nước đả ban hành nhiều văn bản pháp quy về AT - VSLĐ ( Xem Danh mục các vănbàn Pháp quy về AT - VSLĐ ) Trong số đó có nhiều văn bản liên quan trực tiếp đến lĩnh vựcPTBVCN như :
- Bộ luật lao động với các điều 95,100,101 của Bộ Luật lao động quy định rõ “NLĐ làm công việccó yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ PTBVCN , NSDLĐ phải đảm bảo cácPTBVCN đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật “
- Quyết định 1320/1999/ QĐ-BLĐTBXH ngày 06/10/1999 về việc bổ sung , sửa đổi danh mụcPTBVCN cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại
- Quyết định 722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/08/2000 về việc bổ sung, sủa đổi danh mục tangbị PTBVCN cho người lao động (NLĐ) làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Quyết định 205/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 21/02/2000 về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trangbị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố độc hại.
- Quyết định 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ Lao Động-Thương binh Xã hội vềviệc ban hành danh mục trang bị PTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm.độc hại
1.10.Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong thực hiện quy định vềPTBVCN
Các văn bản Pháp quy của Nhà nước quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ về thực hiện AT-VSLĐnói chung, trách nhiệm thực hiện quy định về PTBVCN nói riêng
Nội dung NSDLĐ phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về trang cấp PTBVCN gồmcác nộidung chủ yếu:
Trang 11- Phải mua sắm và cấp phát PTBVCN và cấp phát lại nếu PTBVCN bị mất, bị hỏng không phải dolỗi của NLĐ Danh mục cấp phát thực hiện theo Quyết định 955/1998/QĐ - BLĐTBXH do Bộ Laođộng – Thương binh - Xã hội ban hành
Tuy nhiên với một nghề công việc nhưng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hại khác (do thiết bị,do công nghệ, do tình trạng nhà xưởng, nguyên liệu sử dụng, điều kiện thời tiết, địa lý vùng lãnhthổ, do ô nhiễm của môi trường xung quanh …).Trong trường hợp này ngoài các PTBVCN theoQuyết định 955, NSDLĐ phải cấp phát bổ sung những PTBVCN cần thiết khác cho NLĐ ( căn cứđiều 101 Bộ Luật lao động )
- Phải đưa ra thời hạn sử dụng PTBVCN phù hợp Thời hạn này căn cứ tính chất công việc và chấtlượng của PTBVCN cấp phát, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở.
- Phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn NLĐ sử dụng thành thạo các PTBVCN trước khi cấp phát vàkiểm tra chặt chẽ việc sử dụng Nội dung huấn luyện NSDLĐ tối thiểu phải làm cho NLĐ hiểu rõ :Khi nào phải mang PTBVCN? Cần sử dụng những PTBVCN nào trong khi làm việc ? Thực hiệncác thao tác khi mang , cởi bỏ, điều chỉnh như thế nào là đúng cách ? Phương pháp bảo dưỡng , giữgìn PTBVCN ra sao? Giới hạn sử dụng và khi nào cần loại bỏ PTBVCN Các nội dung huấn luyệnphải được kiểm tra đánh giá, NLĐ nào khi huấn luyện chưa đạt yêu cầu phải huấn luyện lại
- Phải cấp phát PTBVCN có công dụng bảo vệ phù hợp.Trước khi cấp phát phải kiểm tra lại chấtlượng , đồng thời phải định kỳ kiểm tra trong quá trình NLĐ sử dụng và ghi sổ theo dõi cácPTBVCN chuyên dùng có yêu cầu an toàn cao như găng cách điện, ủng cách điện , phương tiện lọchơi khí độc, dây an toàn, phao cứu sinh v.v…
- Phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản hợp lý.không bình thường, thậm chí khó chịu Mỗi đơn vị phảicó biện pháp tuyên truyền giáo dục kết hợp hình thức hành chính cần thiết
- NSDLĐ không được cấp phát tiền thay hiện vật hoặc giao tiền cho NLĐ tự mua sắm PTBVCN.PTBVCN có thực sự trở thành giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khoẻ và an toàn trong lao động phụthuộc rất lớn vào việc thực hiện trách nhiệm nêu trên của NSDLĐ
Để chủ động khi thực hiện, NSDLĐ cần xây dưng kế hoạch PTBVCN cho đơn vị mình.Trong đóphải xác định các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong từng công việc, xây dựng danh mục trang cấpphù hợp, xác định yêu cầu chất lượng, kế hoạch mua sắm, huấn luyện, cấp phát, tổ chức quản lýkiểm tra theo dõi thực hiện Mỗi đơn vị cần có bản quy chế quy định về việc cấp phát, sử dụng, bảo
Trang 12quản, khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện quy định về trang bị PTBVCN Trước khi ban hành cầnlấy ý kiến công đoàn cơ sở và phổ biến rộng rãi để NLĐ thực hiện
1.11 Trách nhiệm của NLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN
Để thực hiện tốt quy định về PTBVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NSDLĐ và NLĐ
- NLĐ khi đã được trang cấp PTBVCN thì bắt buộc phải sử dụng PTBVCN theo đúng quy địnhtrong khi làm việc Không được sử dụng PTBVCN vào mục đích riêng, sai mục đích
- NLĐ phải biết được tác hại nếu không mang PTBVCN Phải biết giới hạn bảo vệ, cách thực hiệncác thao tác khi mang vào, tháo ra, điều chỉnh, vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản PTBVCN theo huấnluyện của NSDLĐ
- Bằng trực quan, trước mỗi khi sử dụng NLĐ cần kiểm tra sự toàn vẹn của PTBVCN mình sẽdùng Điều này là bắt buộc khi sử dụng các PTBVCN có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguyhại có thể gây tai nạn tức thời như dây an toàn, găng ủng cách điện, phương tiện phòng chống hơikhí độc
- Khi chưa được cấp phát PTBVCN, hoặc cấp phát không đủ, không phù hợp NLĐ cần phải phảnánh, yêu cầu NSDLĐ xử lý
- Mỗi NLĐ cần thấy rằng khi mang PTBVCN thì ít nhiều cũng có cảm giác không bình thường,thậm chí khó chịu nhưng nếu không sử dụng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ củachính bản thân mình, vì vậy phải tự giác sử dụng
- Theo quy định chung NLĐ sẽ phải bồi thường khi làm hỏng, làm mất PTBVCN mà không có lýdo chính đáng Tùy theo quy định của mỗi đơn vị, NLĐ phải trả PTBVCN khi không còn làm việctại đơn vị nữa nếu NSDLĐ yêu cầu
Trang 13Chương 2:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN SƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ2.1 Sơ lược về quy trình công nghệ phun sơn:
Sơ lược quy trình làm việc
Để thực hiện công việc phun sơn phải qua các bước sau :
Bước 1: sơn , dung môi các hóa chất khác được vận chuyển từ kho hóa chất vào khu vực sơnBước 2: công nhân kỹ thuật tiến hành pha chế các hóa chất theo tỉ lệ nhất định.
Bước 3: sơn sau khi pha chế sẽ được cho vào bình chứa sơnBước 4: các chi tiết cần sơn được sắp xếp lên dây chuyền sơnBước 5: công nhân dùng súng phun tiến hành phun lên chi tiếtBước 6: chi tiết phun xong được đưa vào khu vực sấy để sấy khô
Quy trình ứng dụng của công đoạn phun sơn là làm sạch bề mặt gỗ bằng giấy nhám và chà theothớ gỗ, chờ khô, sơn một lớp lót, chờ khô rồi chà lại giấy nhám loại mịn hơn nữa và lặp lại 2 lầncông đoạn này để có kết quả tốt hơn, cuối cùng sơn phủ, chọn chủng loại mờ hay bóng tùy thích.Với kỹ thuật tiên tiến con người tạo ra nhiều loại sơn có tác dụng ngăn động nước và thấm nước đểbảo vệ gỗ khỏi nấm móc, bụi bẩn mà không ảnh hưởng đến nét riêng, màu sắc của gỗ, các lớp sơnkhô nhanh, lớp sơn có màng dày chịu được nước nóng, rượu, nước sốp, cà phê… Phun sơn là côngđoạn cuối cùng để hoàn tất sản phẩm gỗ làm cho sản phẩm đẹp hơn, đa dạng hơn với nhiều màusắc, sơn nhiều lớp để tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm và điều này cũng dẫn đến phát sinh nhiềunguy cơ trong quá trình sản xuất Con người sử dụng những sản phẩm đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹcủa mình nhưng đó lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người lao động làm công việcnày phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu của hơi khí độc, làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơcháy nổ Mặc dù đây là công đoạn độc hại nhưng công nhân chưa ý thức tự bảo vệ mình vì họkhông hiểu hết các mối nguy hiểm, có hại trong công đoạn phun sơn và cũng không được huấn
Sấy khôPhun sơn
Trang 14luyện về ATVSLĐ đối với công việc của mình đang làm Chính vì thế nên trong xưởng phun sơnlun có những quy định an toàn đối với người công nhân phun sơn.
2.2 Những quy định về ATLĐ đối với công nhân phun sơn.
Quy định an toàn trong công việc sơn
- Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát đúng theo quy định của tiêu chuẩn nhànước.
- Không hút thuốc hoặc làm các công việc sinh nhiệt tại khu vực sơn.- Không ăn uống tại nơi làm việc
- Cấm đùa giỡn trong lúc làm việc
- Phải đậy kín thùng hóa chất khi không sử dụng.
- Không được sử dụng dung môi pha sơn để rửa tay, máy móc và thiết bị
- Lượng sơn tại khu vực làm việc không vượt quá lượng dùng cho một ca làm việc.
- Sơn và phụ liệu phế thải không được đổ ra ngoài phải cho vào thùng sắt và làm sạch trong ca sảnxuất, đề phòng tự cháy
- Sau ca làm việc phải tắm rửa sạch sẽ.
2.3 Những yếu tố nguy hiểm, có hại khi phun sơn.2.3.1 Yếu tố nguy hiểm cháy nổ:
- Trong quá trình sơn có sử dụng các loại dung môi như: xăng, khí gas…thường tạo ra môi trườngcó nồng độ nguy hiểm cháy nổ cao Nếu hệ thống thông gió hoạt động không tốt hoặc bị hư hỏng,các thiết bị điện tại khu vực này không phải là lỗi thiết bị phòng nổ hoặc khi có ngọn lửa trần sẽgây ra cháy, nổ
- Các thùng chứa dung môi làm bằng tôn, trong quá trình sản xuất do bị dich chuyển ma sát trựctiếp với sàn bê tông tạo ra tia lửa có thể bị cháy
- Các giẻ lau, bìa carton, bao bì có dính sơn trong các ca sản xuất không được thu dọn ngay khi gặpnguồn lửa sẽ gây cháy
- Các quạt thông gió tại khu vực sơn không được vệ sinh thường xuyên nên khi có sự cố động cơcủa quạt sẽ gây ra cháy.
- Việc tập trung các chất dể cháy như sơn dung môi… với số lượng, khối lượng lớn tại khu vực
Trang 15- Cháy nổ còn xảy ra khi không tuân theo các quy định an toàn máy nén khí
- Cháy do điện: ổ cắm, mối nối dây, cầu dao… tiếp xúc kém, phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ.Ngoài ra còn các yếu tố nguy hiểm khác như: vấp ngã do thiết bị, bán thành phẩm để bừa bộn.Đối với những yếu tố nguy hiểm này cần có những biện pháp về kỹ thuật, tổ chức để có thể ngănngừa những tai nạn lao động do những yếu tố nguy hiểm đó gây ra Tuy nhiên ta sẽ không đề cậpchúng trong đồ án này.
2.3.2 Các yếu tố có hại
- Hơi khí độc: trong quá trình sơn sử dụng nhiều dung môi, các dung mooi này rất dễ bay hơi cóhại cho sức khỏe con người Khi hít phải dung môi hữu cơ có thể gây ảnh hưởng cấp tính (ngay lậptức) cũng như ảnh hưởng mãn tính (tiếp xúc lâu dài tích lũy thành bệnh) đối với sức khỏe người laođộng
- Bụi sơn: là bụi hóa học tổng hợp, bao gồm các hóa chất có trong sơn để làm cho màu sắc của sơntươi hơn, nhanh khô hơn, chống vi khuẩn và rêu móc, đây cũng là một chất rất độc hại đối với cơthể người lao động Khi dùng súng phun sơn sẽ có một lượng bụi sơn thoát ra do sơn bay ra khôngbám vào sản phẩm trong quá trình sơn Nếu hít thở nhiều bụi sơn thì ngoài những tác hại của bụinói chung như làm giảm khả năng hô hấp, gây bệnh viêm mũi, họng, khí quản còn phải tính đếnkhả năng nhiễm độc hóa chất.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trong khu vực sơn cao sẽ làm tăng khả năng bay hơi của các dung môi hữu cơ,làm cho nồng độ hơi dung môi cao hơn bình thường, người lao động cũng phải hít thở nhiều hơndo đó sẽ hít thở nhiều hơi khí độc hơn Ngoài ra, nhiệt độ cao sẽ làm người lao động tiết nhiều mồhôi, lỗ chân lông nở ra, khi phun bụi sơn và hơi dung môi sẽ bám vào da dễ dàng xâm nhập vào cơthể hơn.
Từ những yếu tố độc hại này, ngoài hệ thống thông gió thì trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chocông nhân là việc làm rất cần thiết vì phương tiện bảo vệ cá nhân có thể làm hại chế mắc bệnhnghề nghiệp và tai nạn lao động của công nhân trong quá trình làm việc tại khâu phun sơn này.