xây dựng giải pháp thương mại điện tử cho công ty chế biến lâm sản hương giang

66 728 2
xây dựng giải pháp thương mại điện tử cho công ty chế biến lâm sản hương giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như truyền hình, báo, tạp chí, Internet đóng vai trò quan trọng và là một phương tiện hiệu quả, tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu. Người làm marketing có thể sử dụng tất cả những ứng dụng của trang web, nhằm quảng cáo, tăng cường quan hệ với công chúng, xây dựng những cộng đồng trên mạng để tạo những ấn tượng tốt cho thương 1 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp hiệu. Vì vậy việc có một website thương mại điện tử riêng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy đã thành lập được một thời gian khá lâu nhưng công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang vẫn chưa có một website chính thức để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty mình. Mọi hoạt động quảng bá, liên lạc, gặp gỡ với khách hàng đều được thực hiện một cách trực tiếp theo kiểu truyền thống. Điều này có thể vẫn đáp ứng được tốt trong môi trường mà phần lớn khách hàng của công ty là những công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, đặt hàng của công ty với số lượng lớn, kênh phân phối ổn định, đều là những khách hàng lâu năm. Nhưng hiện nay, từ tháng 8 - 2011 công ty CPCBLS HG bắt đầu triển khai dự án nuôi trồng và sản xuất nấm với thị trường hướng đến trước mặt là khách hàng người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh và thị trường du lịch ở Huế. Vì vậy trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, nếu muốn có thêm nhiều khách hàng và khai thác tốt thị trường bán lẻ cho người tiêu dùng thì việc có một kênh quảng bá thông tin, sản phẩm rộng rãi với nhiều chức năng tiện lợi nhằm rút ngắn khoảng cách đến khách hàng là một yêu cầu quan trọng cần đặt ra với công ty. Một website TMĐT theo em là một giải pháp tốt cho những yêu cầu này. Thương mại điện tử chính là một nguồn tài nguyên khổng lồ, không những nó không bị cạn kiệt khi được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên mà trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển như ngày nay, nó ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Mỗi doanh nghiệp đều có thể tận dụng nó, cụ thể là các phương tiện như website, email, các sàn giao dịch điện tử… như một công cụ quảng cáo vô cùng hữu hiệu mà chi phí bỏ ra rất nhỏ. Việc sử dụng một website TMĐT như một nơi quảng bá, cầu nối giữa công ty và khách hàng, người tiêu dùng sẽ giúp tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo truyền thống. Từ những yêu cầu được đặt ra cho việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của côngty CPCBLS HG cùng với việc nhận thức được ích lợi mà TMĐT mang lại, em quyết định chọn việc xây dựng giải pháp TMĐT cho công ty CPCBLS HG làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN LÂM SẢN HƯƠNG GIANG VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang (CP CBLSHG) 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên đầy đủ của công ty: công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang. Tên giao dịch: Hương Giang wood processing equitised company. Tên viết tắt: HUPROWOOD CO. Địa chỉ: Khu 7, thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số điện thoại:(84-54) 3861968, 3865734. Fax:(84-54) 3865734. 3 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang được thành lập vào ngày 1/1/2000, trên cơ sở xác nhập các cơ sở sản xuất và chế biến các mặt hàng như: đóng trần, trang trí nội thất và các mặt hàng mộc mỹ nghệ xuất khẩu. Công ty thực hiện nghị định 2883 của chính phủ về việc sắp xếp lại công ty vào ngày 20/10/2000. Được tổ chức và hoạt động theo luật do quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12/6/1999. Ngày 1/1/2000, bộ phận máy móc của công ty bước đầu tạo ra những sản phẩm đầu tiên, trở thành dấu mốc lịch sử của công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang. Đến tháng 5/2000, công ty đã xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên sang Tây Ban Nha, Hà Lan và thị trường Đài Loan. Đến năm 2005, nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước cùng với tính chất đặc thù của nguyên liệu đầu vào, công ty mở thêm chi nhánh tại xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháng 8/2011,với tổng kinh phí hơn 4,4 tỷ đồng, Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm dược liệu và nấm thương phẩm tại cơ sở Phú Bài và Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, với sản lượng 50 tấn/năm, trong đó chủ yếu là nấm Linh chi và Mộc nhĩ. Đây là mô hình sản xuất nấm Linh chi theo hướng công nghiệp hàng hóa có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh TT-Huế. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ a. Chức năng Chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng mộc mỹ nghệ, mộc gia dụng phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài như Tây Ban Nha, Hà Lan, Đài Loan. Nuôi tạo và kinh doanh mặt hàng nấm và các sản phẩm chiết xuất từ nấm nhằm chủ yếu phục vụ cho thị trường tiêu dùng trong nước và thị trường du lịch ở Thừa Thiên Huế, với mô hình tham quan nuôi trồng nấm và tặng phẩm lưu niệm từ nấm. b. Nhiệm vụ 4 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang được thành lập với mục đích huy động khả năng về nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tri thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhà, nhằm tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, cổ đông của công ty, đem lại hiệu quảkinh tế và xã hội cao nhất, góp phần đóng góp vào ngân sách nhà nước. Công ty có nhiệm vụ thực hiện các chính sách kinh tế và phát triển đúng pháp luật của nhà nước, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh công ty cũng như xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Đảm bảo việc cung ứng hàng hóa cho thị trường đầy đủ, nhanh chóng, theo dõi chặt chẽ tiến độ sản xuất và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng để luôn tạo ra những sản phẩm hữu ích và được thị trường ưa chuộng. 1.1.3. Quy mô sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang chỉ mới thành lập năm 2000 nhưng với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo trong công ty, quy mô nguồn vốn đã tăng lên trong 3 năm. Năm 2009, tổng nguồn vốn của công ty là 25.187 triệu đồng đã tăng 5.177 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 25,95. Đến năm 2010 thì nguồn vốn của công ty đạt gần 28 tỷ đồng, tăng hơn 2.511 triệu đồng so với năm 2009 hay tăng 10%. Hiện nay, cùng với việc đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất giống nấm và vô men, nuôi trồng nấm tập trung liên hoàn với tổng diện tích 5.000 m2 tại cơ sở Phú Bài và Thủy Bằng, Công ty đã phối hợp với Viện di truyền nông nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT tiến hành chuyển giao công nghệ và đào tạo cho 5 kỹ thuật viên và hơn 100 học viên là lao động ở các địa bàn nông thôn về quy trình trồng nấm Linh chi theo công nghệ siêu sạch, khép kín, không dùng thuốc tăng trưởng và hóa chất bảo quản. Đến thời điểm này công ty đã tiến hành sản xuất hơn 50.000 túi nấm. Sản phẩm đầu ra không chỉ cung cấp cho Viện di truyền nông nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT, với giá từ 450 nghìn đồng -550 nghìn đồng/kg, mà hướng tới công ty cho ra đời nhiều sản phẩm từ nấm Linh chi như: Trà Linh chi, Rượu Linh chi, các sản phẩm nấm khô để phục vụ nhu 5 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp cầu người dân cũng như các đối tượng du khách. Về lâu dài, công ty sẽ tiến hành xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực. Dự kiến, trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại cơ sở sản xuất ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy và phát triển 1 trang trại chuyên trồng nấm ở A Lưới với các chủng loại nấm như: Linh chi, Mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò… nhằm tận dụng các phế liệu sản xuất của công ty như: mùn cưa, thân lõi ngô, rơm rạ và sẽ tuyển dụng từ 300-400 lao động vào làm việc. Trước mắt, nguồn giống được công ty nhập từ Viện di truyền nông nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT, nhưng về lâu dài công ty sẽ tự sản xuất. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức Hình 1. Cơ cấu tổ chức công ty CP CBLSHG Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty CP CBLSHG bao gồm: Giám đốc: Ông Lê Đình Hiệp - là người có quyền hạn cao nhất, tổ chức điều hành và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, nghị quyết củahội đồng cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật. 6 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Phó giám đốc: Hỗ trợ đắc lực cho giám đốc trong việc điều hành việc sản xuất kinh doanh của toàn công ty, chủ động giải quyết những việc đã được giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước. Phòng kế hoạch kinh doanh: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý việc sử dụng vật tư, kho hàng, theo dõi tiến độ đơn hàng, nghiên cứu thị trường và đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Phòng hành chính: có chức năng quản lý nhân sự, tuyển dụng,bố trí lao động vào các vị trí thích hợp. Tổ chức các sự kiện, gặp gỡ với các đối tác, cơ quan chức năng, chịu trách nhiệm duy trì các công việc đối nội, đối ngoại. Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nhằm đề ra những phương án sản xuất tối ưu nhất, chịu trách nhiệm kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị máy móc của công ty. Phòng kế toán: có trách nhiệm giám sát, kiểm tra tình hình tài chính của công ty, đưa ra các báo cáo tài chính cho cấp trên theo chế độ kế toán nhà nước quy định. Quản lý hóa đơn, chứng từ thanh toán của khách hàng. Bộ phận phân xưởng: có nhiệm vụ sản xuất và xuất sản phẩm khỏi kho theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bộ phận khách hàng: có trách nhiệm duy trì, chăm sóc khách hàng hiện có và tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu và tìm hiểu để đáp ứng thị hiếu về sản phẩm của khách hàng cả trong và ngoài nước. 1.2. Cơ sở lý thuyết đề tài nghiên cứu 1.2.1. Lý do chọn đề tài và mục đích đề tài a. Sự cần thiết của Thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc đưa lại cho doanh nghiệp (DN) những thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, rút ngắn chu kỳ sản xuất, dễ dàng tạo dựng và củng cố quan hệ khách hàng.Ở nước ta, TMĐT đã có quá trình hình thành hơn 5 năm qua và được nhận định là 7 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp đang bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh. Thống kê mới nhất cho biết cuối 2004 đã có trên 3.000 doanh nghiệp xây dựng website và con số này tiếp tục tăng rất nhanh trong đầu năm 2005. Rõ ràng, TMĐT ngày càng chứng minh được tính ưu việt của mình bằng việc cho phép tiến hành các thương vụ ở mọi lúc, mọi nơi một cách thuận tiện, thời gian giao dịch có thể lên tới 24 giờ mỗi ngày cả 7 ngày trong tuần. Thông qua mạng Internet, các giao dịch điện tử được tiến hành trên phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng những kỹ thuật công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và thương mại điện tử (TMĐT) trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b. Sự cần thiết áp dụng thương mại điện tử vào công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang Công ty CP CBLSHG tuy đã thành lập khá lâu (2007) và có quy mô sản xuất khá lớn nhưng đến nay công ty vẫn chưa có một website chính thức để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình nhất là khi công ty đang triển khai mở rộng ngành sản xuất nấm và các chế phẩm từ nấm. Thị trường trước mắt của mặt hàng nấm mà công ty hướng đến là thị trường tiêu dùng tại địa phương - Huế và du lịch tại Huế (Tham quan vườn nấm, quà lưu niệm từ nấm) vì vậy mà việc cần có một website để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và khai thác thị trường khách hàng tiềm năng thông qua internet là một điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về quy trình xuất bán hàng của công ty đối với mặt hàng nấm trong khi thực hiện đề tài trong phạm vi cho phép , em nhận thấy quy trình còn nhiều công đoạn thủ công , tốn kém nhiều thời gian và chi phí về nhân công cũng như tiền bạc để thực hiện . Qua việc nghiên cứu về quy trình xuất bán hàng hiên tại, ta có thể phân tích để thấy rõnhững vấn đề này. Trước hết, ta phân tích sơ đồ tóm tắt quy trình xuất bán hàng và thanh toán của doanh nghiệp. 8 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Quy trình bán hàng trước khi áp dụng Website Hình 1. Quy trình bán hàng trước khi áp dụng TMĐT Qua sơ đồ trên ta thấy được quy trình bán hàng sản phẩm nấm của công ty bao gồm các giai đoạn sau Giới thiệu sản phẩm nấm: Hàng hóa được nhân viên công ty đem đi giới thiệu tại các đơn vị khách hàng , các siêu thị, đại lý, cửa hàng (1) và (2). Nhận đơn đặt hàng: Khách hàng đặt hàng trực tiếp qua nhân viên giới thiệu tại phòng bán hàng hoặc thông qua điện thoại (3a) (3b). Các yêu cầu cần nhập hàng được gởi về phòng bán hàng (4a) (4b). 9 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Nhân viên quản trị hàng hóa của phòng bán hàng tập hợp tất cả các phiếu yêu cầu xuất hàng của các nơi, căn cứ vào lượng hàng bán từng địa điểm, bảng hàng tồn kho thành phẩm, quy định phân hàng từng điểm bán để viết phiếu yêu cầu xuất hàng(5). Thủ tục xuất hàng: Phiếu yêu cầu sao thành 3 liên giao cho : kế toán để viết hóa đơn , thủ kho để lấy hàng, liên 3 lưu lại .(6a)(6b) Thủ kho căn cứ yêu cầu xuất hàng xuất hàng cho bộ phận giao nhận hàng hóa ,viết phiếu xuất kho (2 liên cho bộ phận giao nhận và giữ lại) (7b),(7c). Thủ kho, nhân viên giao hàng có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa về số lượng, chất lượng, bao bì sản phẩm. Nếu phát hiện không đạt yêu cầu, phải đổi hàng khác. Nhân viên giao nhận sau đó liên hệ kế toán để xuất hóa đơn. Sau khi nhận được thông tin của nhân viên giao nhận, kế toán kiểm tra lại đầy đủ các nội dung như tên sản phẩm, số lượng, đơn giá, thành tiền, tổng cộng, số phiếu, chữ ký. Nếu đạt thì xuất hóa đơn (7a). Thủ tục giao hàng: Trước khi chuẩn bị giao hàng, nhân viên giao hàng phải liên hệ với nơi nhận hàng, xác định giờ hẹn, người nhận hàng, thông tin đường đi và liên hệ phương tiện chuyên chở hoặc thuê ngoài để giao hàng cho khách. Khi đến giao hàng cùng khách kiểm tra hàng hóa. Nếu đầy đủ, giao cho khách hóa đơn, yêu cầu khách ký vào bản photo phiếu xuất kho. Trong trường hợp phát sinh có tranh chấp với khách hàng, hàng thiếu phải liên hệ phòng bán hàng để xin ý kiến giải quyết (8). Thanh toán nhận tiền hàng: Giao hóa đơn cho khách hàng sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ. Khách hàng thanh toán tiền hàng (9) bằng các cách: Trực tiếp ngay khi nhận hàng và nhận hóa đơn tại chỗ; Thanh toán sau khi nhận tại phòng kế toán và nhận hóa đơn tại phòng kế toán; Thanh toán qua chuyển khoản và nhận hóa đơn do phòng kế toán gửi đến. 10 Lê Thị Giáng Hương [...]... thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của... biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v "Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại (commercial), dù có hay không có hợp đồng Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng... VirtueMart là một mã nguồn mở thương mại điện tử thành phần dành choJoomla Nó cho phép người quản trị website Joomla xây dựng một danh mục sản phẩm, cấu hình các phương pháp thanh toán, vận chuyển và cho phép bán sản phẩm trực tuyến Giống như bất kỳ giỏ mua hàng khác (chẳng hạn như osCommerce, Zen Cart, Magento, và như vậy), VirtueMart cho phép quản trị viên cấu hình các cửa hàng, công việc bán hàng, cấu... các nước như Úc, Mỹ, Anh, Pháp luôn thu hút đông đảo các thành viên tham gia 18 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Joomla có thể sử dụng để thiết kế các Website như blog cá nhân, website tin tức, website trường học, thể thao, giải trí website mua sắm, thương mại điện tử, website danh bạ trực tuyến và các website mạng cộng đồng / mạng xã hội 1.2.4 Giải pháp thương mại điện tử Virtuemart a Giới thiệu... thành một công cụ bán hàng cho doanh nghiệp Xây dựng kênh thông tin trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng Người truy cập có thể gửi thắc mắc để được giải đáp, cũng như trao đổi trực tuyến với doanh nghiệp Cải tiến quy trình giao dịch bán hàng theo phương pháp truyền thống của Công ty bằng cách áp dụng quy trình giao dịch qua mạng 1.2.2 Các kiến thức cơ bản về TMĐT a Khái niệm Thương mại điện tử (còn... hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa, hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce)... nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, chất lượng dịch vụ, thái độ và tốc độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng Tăng doanh thu: Với thương mại điện tử, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp... trình liên quan Thương mại điện tử đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống Không có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế 15 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Hầu hết những điểm bất lợi trong việc mua bán trực tuyến bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực thương mại điện tử còn khá mới mẻ Cũng như đối với các công nghệ mới khác,... chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp phải tốt, cạnh tranh, nếu không, thương mại điện tử không giúp được cho doanh nghiệp Giảm chi phí hoạt động: Với Thương mại điện tử, DN không phải chi nhiều cho việc thuê mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành và marketing website mỗi tháng không... Từ các yêu cầu đặt ra cho hệ thống ta có mô tả bài toán như sau: 24 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp Công ty kinh doanh và chế biến lâm sản cần website có thể thực hiện các chức năng sau: Khách hàng có thể truy cập vào trang web của công ty để xem tin tức, sản phẩm Khách hàng vào trang web để xem tin tức có thể không cần đăng nhập nhưng nếu muốn được thắc mắc, phản hồi về sản phẩm và mua hàng . công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang (CP CBLSHG) 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên đầy đủ của công ty: công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang. Tên giao dịch: Hương Giang. việc xây dựng giải pháp TMĐT cho công ty CPCBLS HG làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 Lê Thị Giáng Hương Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN LÂM SẢN HƯƠNG GIANG. động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn

Ngày đăng: 08/11/2014, 15:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC HÌNH VẼ

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN LÂM SẢN HƯƠNG GIANG VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    • 1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang (CP CBLSHG)

      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

      • 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

        • c. Mục đích đề tài

      • 1.2.2. Các kiến thức cơ bản về TMĐT

        • a. Khái niệm

        • b. Lợi ích TMĐT

        • c. Khó khăn và thuận lợi trong việc ứng dụng TMĐT vào sản xuất kinh doanh

      • 1.2.3. Hệ quản trị nội dung Joomla

        • a. Khái niệm

        • b. Lịch sử hình thành và phát triển

        • c. Những lợi ích của Joomla

      • 1.2.4. Giải pháp thương mại điện tử Virtuemart

        • a. Giới thiệu về VirtueMart

        • b. Các tính năng của VirtueMart

  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

    • 2.1.1. Tổng quan

      • a. Khái niệm

      • a. Khái niệm

      • b. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống

      • a. Khái niệm

    • 2.3. Cài đặt hệ thống mạng

      • 2.3.1. Khái quát hệ thống

      • 2.3.2. Quy trình cài đặt hệ thống

        • a. Địa chỉ IP

        • b. DC/DNS Server

        • c. Cài đặt Webserver - Triển khai MySQL Replication

        • d. Giao thức bảo mật SSL và HTTPS

        • e. Firewall

  • CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN JOOMLA

    • 3.1. Xây dựng Website

      • 3.1.1. Cài đặt Xampp

      • 3.1.2. Cài đặt Joomla

      • 3.1.3. Cài đặt Virtuemart

    • 3.2. Giao diện Website sau khi cài đặt

      • 3.2.1. Trang chủ

      • 3.2.2. Chức năng đăng nhập/đăng ký, hỗ trợ trực tuyến

      • 3.2.3. Chức năng tìm kiếm

      • 3.2.4. Chức năng giỏ hàng

      • 3.2.5. Form thông tin giao dịch thanh toán

      • 3.2.6. Form liên hệ dành cho khách hàng

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan