Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, truyềnthông nói chung và internet nói riêng, CNTT đóng một vai trò thiết yếu trong hoạtđộng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp,
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và quý báu của các thầy cô, các anh chị, các cô bác, các em và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã truyền thụ cho tôi rất nhiều kiến thức quý giá và có ý nghĩa.
Giáo viên hướng dẫn - Ths Dương Thị Hải Phương là người cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị, các cô bác ở Công ty TNHH MTV Anh Dũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khoá luận này.
Cùng gia đình và toàn thể các anh chị, các em và các công ty những người đã giúp đỡ, đã chia sẻ, cổ vũ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Liên
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Cấu trúc của khóa luận 3
PHẦN 2 NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Tổng quan về TMĐT 4
1.1.1 Khái niệm về TMĐT 4
1.1.2 Quá trình phát triển TMĐT 6
1.1.3 Các phương tiện để thực hiện TMĐT 8
1.1.4 Các công cụ để thực hiện TMĐT hiện nay 9
1.1.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT 12
1.1.6 Các cơ sở để phát triển TMĐT 14
1.1.7 Lợi ích và hạn chế của TMĐT 18
1.2 Tổng quan về tình hình ứng dụng TMĐT 21
1.2.1 Tình hình phát triển và ứng dụng TMĐT ở doanh nghiệp Việt Nam 21
1.2.2 Tình hình phát triển và ứng dụng TMĐT ở doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT TẠI CÔNG TY TNHH MTV ANH DŨNG 23
Trang 32.1 Tổng quan về công ty TNHH một thành viên Anh Dũng 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Anh Dũng 24
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức 24
2.1.4 Một số đặc điểm của công ty 26
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 30
2.1.5.1 Nhận xét chung 30
2.1.5.2 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 31
2.2 Thực trạng ứng dụng TMĐT ở công ty 32
2.2.1 Sự cần thiết triển khai thương mại điện tử ở công ty TNHH một thành viên Anh Dũng 32
2.2.2 Tình hình ứng dụng TMĐT ở công ty 32
2.2.3 Đánh giá việc triển khai TMĐT ở công ty trong thời gian qua 35
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY 36
3.1 Những điều kiện để triển khai TMĐT ở công ty TNHH một thành viên Anh Dũng 36
3.1.1 Thuận lợi từ bên ngoài 36
3.1.2 Khả năng ứng dụng TMĐT ở công ty 38
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT ở công ty TNHH một thành viên Anh Dũng 39
3.2.1 Giải pháp về cơ sở công nghệ 39
3.2.2 Giải pháp về nhân lực 39
3.2.3 Giải pháp mở rộng tiện ích của thương mại điện tử 40
3.2.4 Triển khai xây dựng web cho công ty 42
3.2.5 Giải pháp email marketing 57
3.2.6 Giải pháp Blog & Social media marketing 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Giai đoạn 1 i-commerce 6
Hình 2: Giai đoạn 2 t-commerce 7
Hình 3: Giai đoạn 3 c-commerce 8
Hình 4: Công cụ online Marketing 9
Hình 5: Cơ cấu tổ chức 24
Hình 6: Các loại đối thủ của công ty 27
Hình 7: Tỉ lệ khách hàng của công ty 29
Hình 8: Các sản phẩm của công ty 30
Hình 9: Quy trình bán hàng trước khi áp dụng TMĐT 42
Hình 10: Quy trình bán hàng sau khi áp dụng TMĐT 43
Hình 11: Sơ đồ chức năng BFD 46
Hình 12: Sơ đồ ngữ cảnh 46
Hình 13: Sơ đồ mức 0 47
Hình 14: Giao diện trang chủ 48
Hình 15: Giao diện trang sản phẩm bàn hòa phát 49
Hình 16: Giao diện trang sản phẩm ghế hòa phát 50
Hình 17: Giao diện trang sản phẩm 51
Hình 18: Giao diện trang chi tiết sản phẩm 52
Hình 19: Giao diện giỏ hàng 52
Hình 20: Giao diện trang tin tức 53
Hình 21: Chức năng tìm kiếm sản phẩm 53
Hình 22: Khách hàng liên hệ qua email 54
Hình 23: Quy trình bán hàng khi áp dụng thương mại điện tử 54
Hình 24: Chọn hàng cần mua 55
Hình 25: Kiểm tra thông tin thanh toán 56
Hình 26: Lựa chọn hình thức thanh toán 56
Hình 27: Xác nhận đơn hàng 56
Hình 28: Quy trình đặt hàng thông qua tài khoản Ngân lượng 57
Hình 29: Biểu tượng liên kết tới các trang mạng xã hội trên trang web của công ty 58
Hình 30: Trang xã hội facebook của công ty 58
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng trình bày hạn chế của 2 loại TMĐT 20
Bảng 2: Bảng phân tích các đối thủ 28
Bảng 3: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của khách hàng 29
Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 31
Bảng 5: Thống kê tình hình sử dụng Internet của Việt Nam đến tháng 1 năm 2014 37
Bảng 6: Định lượng khả năng ứng dụng thương mại điện tử ở công ty AD 38
Bảng 7: Chức năng quản lí thông tin sản phẩm 44
Bảng 8: Phân tích chức năng thanh toán 44
Bảng 9: Phân tích chức năng tìm kiếm sản phẩm 45
Bảng 10: Phân tích chức năng hiển thị danh mục sản phẩm 45
Bảng 11: Phân tích chức năng quản lí đơn hàng 45
Trang 8PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến hoạt độngkinh doanh thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội củacác nước Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời từ cái nôi công nghệ đã nhanhchóng khẳng định được vị thế quan trọng (đại diện cho nền kinh tế tri thức) và những
ưu thế vượt trội của mình so với phương thức kinh doanh truyền thống trong nền kinh
tế toàn cầu Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, truyềnthông nói chung và internet nói riêng, CNTT đóng một vai trò thiết yếu trong hoạtđộng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó mang lại những lợi ích to lớn mà doanhnghiệp không thể phủ nhận như mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, cải thiện
hệ thống phân phối, tăng doanh số, chăm sóc khách hàng tốt hơn Đồng thời với các
cơ hội đó cũng là những thách thức: cạnh tranh sẽ tăng cao, thiếu nhân lực có đủ trình
độ để phát triển nhất là ở các nước đang phát triển…
Vậy làm thế nào để nắm bắt được các cơ hội, vượt qua những thách thức trongquá trình nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập cả về chiều sâu và chiều rộng vớinền kinh tế thế giới? Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Namtrong thời kì hội nhập là một vấn đề sống còn Làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ tìmđược chỗ đứng trên thị trường để có thể tồn tại và phát triển trong thời kì cạnh tranhgay gắt với các tập đoàn lớn trong nước và Quốc tế? Hơn nữa, với tình hình nền kinh
tế đang bị khủng hoảng hiện nay, việc giảm tối thiểu chi phí là vấn đề cấp thiết đặt racho các doanh nghiệp Chính vì vậy, ứng dụng Thương mại điện tử vào các hoạt độnggiao dịch mua bán hàng hóa, kiểm soát, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nhà cung ứngtiềm năng để tối đa hóa hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí làmột hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Tọa lạc tại 67 Phạm Văn Đồng TP Huế, công ty TNHH MTV Anh Dũng làmột công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn - Dịch vụ - Trang trí nội thấtvăn phòng, trường học và cung cấp các sản phẩm bàn ghế Hòa Phát chính hãng Công
ty luôn mong muốn mang lại cho khách hàng một không gian thật thoải mái và tiện
Trang 9nghi, góp phần mang lại hiệu quả cao trong cuộc sống của quý khách hàng, hướng tớithành công vững chắc trong tương lai Đó là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động củacông ty Xuất phát từ mục tiêu đó công ty luôn cố gắng đẩy mạnh hoạt động của mình trênmọi phương diện trong đó việc ứng dụng TMĐT cũng được quan tâm như nâng cao taynghề đội ngũ kĩ thuật, trang bị các thiết bị máy tính, máy fax, ở các cơ sở, chuyển vàthanh toán tiền qua các hệ thống ngân hàng, thỏa thuận hợp đồng thông qua email,…Tuynhiên việc ứng dụng TMĐT ở công ty vẫn còn mang tính chất thử nghiệm, lẻ tẻ chưa hệ
thống Xuất phát từ lí do trên, đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại điện
tử ở công ty TNHH một thành viên Anh Dũng” được chọn triển khai thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các công cụ TMĐT phổ biến hiện nay
Khảo sát thực trạng ứng dụng TMĐT ở công ty
Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TMĐT
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TMĐT
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu các công cụ TMĐT
và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TMĐT
+ Về không gian: Đề tài thực hiện tại công ty TNHH một thành viên Anh Dũng.+ Về thời gian: Đề tài dự kiến thực hiện và hoàn thành trong vòng 3 tháng, từ02/2 đến ngày 20/5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập dữ liệu, tìm kiếm thông tin: Tôi đã thu thập dữ liệu tạicông ty thực tập, báo cáo tài chính, trên các trang mạng xã hội, từ nhân viên trongcông ty và các bạn học,… Tìm kiếm thông tin trên google
Trang 10- Phương pháp phân tích và xử lý các dữ liệu, số liệu thu thập được: sử dụng excel.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê mô tả để tóm tắt và trình bày cácbảng tính toán Sử dụng thống kê suy diến để phân tích mối liên hệ các đối tượngnghiên cứu để dự đoán và đề ra các quyết định
- Phương pháp lập trình: sử dụng chương trình tạo máy chủ web XamppControl Panel v3.2.1, sử dụng joomla 2.5
1.5 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm cácchương được tổ chức như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận: Trình bày một số khái niệm, phương pháp luận.
Đồng thời giới thiệu về thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến nó
Chương 2: Thực trạng ứng dụng TMĐT tại công ty TNHH một thành viên Anh Dũng: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH một thành viên Anh Dũng, tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty , phân tích những đối thủ cạnh tranh, sản phẩm,khách hàng, những điểm mạnh điểm yếu của công ty và nêu lên thực trạng ứng dụngTMĐT tại công ty
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT ở công ty TNHH một thành viên Anh Dũng: Chương này sẽ trình bày các
kết quả quan trọng nhất của việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt
động thương mại điện tử ở công ty TNHH một thành viên Anh Dũng ” Kết quả
đạt được đưa ra được các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụngTMĐT ở công ty và sau quá trình nghiên cứu là đã triển khai thành công mộtwebsite bán hàng
Trang 11PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về TMĐT
1.1.1 Khái niệm về TMĐT
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mạiđiện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mạikhông giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business) Tuy
nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất
trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua cácphương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệthông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm,sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng
* Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông
qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet.
Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như:
- TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện
thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997)
- TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển
giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997)
- TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạngmáy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử
dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sửdụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ củadoanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C); Vídụ: Alibala.com; Amazon.com,eBay.com
Trang 12* Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng
Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về thương mạiđiện tử:
- EU: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn
thông và sử dụng các phương tiện điện tử Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hànghoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình)
- UNCTAD: Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp.
Trên góc độ doanh nghiệp “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao
gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”
Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giớihạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiệnthông qua các phương tiện điện tử
Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:
M - Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet)
S - Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)
D - Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
P - Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng)
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạngvào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanhtoán thì được coi là tham gia thương mại điện tử
- Tổ chức luật thương mại quốc tế đưa ra định nghĩa: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử và không cần phải viết ra giấy bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.
+ Thuật ngữ: “thương mại” được hiểu theo nghĩa là giao dịch giữa các đối táckinh doanh
+ Thuật ngữ: “thông tin” gồm: Văn bản điện tử, hình ảnh tĩnh và hình ảnhđộng, âm thanh, cơ sở dữ liệu,…
+ Thuật ngữ TMĐT phải được hiểu theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy
sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.
- Giao dịch chủ yếu mang tính thương mại:
Trang 13+ Bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp, trao đổi hàng hóa, dịch vụ thỏathuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại.
+ Các giao dịch ủy thác cho thuê dài hạn, tư vấn, xây dựng công trình, đầu tưcấp vốn giao dịch ngân hàng, chuyển nhượng bảo hiểm hoặc kinh doanh Đó là cáchoạt động hợp tác, công nghiệp hoặc kinh doanh
+ Chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển , hàng không, đườngsắt, đường bộ,…
+ TMĐT có ứng dụng trên 1300 loại dịch vụ
1.1.2 Quá trình phát triển TMĐT
TMĐT phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn 1: Thương mại thông tin (i-commerce)
Giai đoạn này đã có sự xuất hiện của Website Thông tin về hàng hóa và dịch
vụ của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp đã được đưa lên web Tuy
nhiên thông tin trên chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo Việc trao đổi thông tin,đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa
doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn đàn, chat room…
Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều, thông tin hai chiềugiữa người bán và mua còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thực tế Trong giaiđoạn này người tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng trực tuyến, tuy nhiên thì thanhtoán vẫn theo phương thức truyền thống
Hình 1: Giai đoạn 1 i-commerce
Trang 14 Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch (t-commerce)
Nhờ có sự ra đời của thanh toán điện tử mà thương mại điện tử thông tin đã
tiến thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát triển thương mại điện tử đó là thươngmại điện tử giao dịch Thanh toán điện tử ra đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàngtrực tuyến Trong giai đoạn này nhiều sản phẩm mới đã được ra đời như sách điện tử
và nhiều sản phẩm số hóa
Trong giai đoạn này các doanh nghiêp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ
dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như ứng dụng các phần mềmquản lý Nhân sự, Kế toán, Bán hàng, Sản xuất, Logistics, tiến hành ký kết hợp đồngđiện tử
Hình 2: Giai đoạn 2 t-commerce
Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác (c-commerce/c-Business)
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử hiện nay Giai đoạnnày đòi hỏi tính cộng tác, phối hợp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp vớinhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước Giai đoạn này đòihỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trìnhsản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa
Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách
hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).
Trang 15Hình 3: Giai đoạn 3 c-commerce 1.1.3 Các phương tiện để thực hiện TMĐT
Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máyfax, truyền hình, các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử và các mạng máy tính kếtnối với nhau Thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua Internet và trên các hệ thốngcung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử (như mạng giá trị gia tăng, hệthống quản lý dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ)
Điện thoại: Điện thoại là phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và thường mở
đầu cho các giao dịch thương mại Có các dịch vụ bưu điện cung cấp qua điện thoạinhư hỏi đáp, tư vấn, giải trí …Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệtinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn Tuy có ưu điểm là phổbiến và nhanh nhưng bị hạn chế là chỉ truyền được âm thanh là chính, các cuộc giaodịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chi phí điện thoại khá cao
Máy điện báo telex, telecopy (fax): Máy fax thay thế được dịch vụ đưa thư
và gửi công văn truyền thống Ngày nay fax gần như đã thay thế hẳn máy telex chỉtruyền được lời văn Máy fax có hạn chế là không truyền tải được âm thanh, hình ảnhphức tạp và chi phí sử dụng cao
Truyền hình: Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo thương mại.
Toàn thế giới ước tính có 1 tỉ máy thu hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn đã
Trang 16khiến cho truyền hình trở thành công cụ phổ biến và đắt giá Truyền hình cable kỹ thuật
số là công cụ quan trọng trong thương mại điện tử vì nó tạo được tương tác hai chiều vớingười xem, đó là điều mà truyền hình thông thường không làm được Truyền hình ở một
số nước gần như chiếm phần lớn doanh số trong thương mại điện tử dạng B2C
Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: Bao gồm thẻ thanh toán điện tử, túi
tiền điện tử, thẻ thông minh, các loại thẻ mua hàng cùng các hệ thống kỹ thuật kèmtheo Xu hướng chung của các loại kỹ thuật này là ngày càng tích hợp nhiều chức năngnhằm tạo tiện lợi tối đa cho người sử dụng
Máy tính và Internet: Sự bùng nổ của máy tính và Internet vào những năm
90 của thế kỷ XX đã tạo bước phát triển nhảy vọt cho thương mại điện tử Máy tính trởthành phương tiện chủ yếu của thương mại điện tử vì những ưu thế nổi bật, xử lý đượcnhiều loại thông tin, có thể tự động hoá các quy trình, nối mạng và tương tác hai chiều
qua mạng Internet được định nghĩa là tập hợp bao gồm các mạng máy tính thương
mại và phi thương mại được kết nối với nhau nhờ có đường truyền viễn thông và cùngdựa trên một giao thức truyền thông tiêu chuẩn - đó là giao thức TCP/IP, trong đó TCP(Transmission Control Protocol) chịu trách nhiệm đảm bảo việc truyền gửi chính xác
dữ liệu từ máy người sử dụng đến máy chủ, còn IP (Internet protocol) có trách nhiệmgửi các gói dữ liệu từ nút mạng này sang nút mạng khác theo địa chỉ Internet
1.1.4 Các công cụ để thực hiện TMĐT hiện nay
1.1.4.1 Online Marketing
Hình 4: Công cụ online Marketing
Trang 17 Search Engine Marketing (SEM = SEO + PPC)
SEM có 2 cách Thứ nhất là adwords, thứ 2 là SEO
Adwords là hình thức mua từ khóa quảng cáo trên search engine Nội dungquảng cáo sẽ xuất hiện khi có người gỏ tìm kiếm đúng từ khóa dã đăng ký Phí sẽ đượctrả cho nhà cung cấp PPC - Pay Per Click Đăng ký quảng cáo mất phí với công cụGoogle Adwords nhằm mục đích thu hút khách hàng từ Google Search hoặc từ cácwebsites liên kết với Google
SEO (search engine optimization) là hình thức tối ưu hóa từ khóa của websitecho search engine (goolge, yahoo, safari ) để được lọt vào top cao trong kết quả tìmkiếm của người sử dụng Công ty có thể tự SEO hay thuê SEO
Cả 2 đều tăng lược truy cập của người dùng vào website công ty với nội dung
họ quan tâm Nếu lượng truy cập vào website tăng thì tiềm năng khách hàng cũng sẽcao hơn Ngày nay SEM là hình thức quảng cáo rất có giá trị trên internet cùng vớiquảng cáo trên mạng xã hội
Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thu thập phản hồi về sản phẩm,dịch vụ từ khách hàng thông qua Email marketing Trước khi gửi thông tin cần thuthập địa chỉ email của khách hàng tiềm năng hoặc mua data (có sự chọn lọc kỹ)
Đây là hình thức mua các vị trí trên trang web bên ngoài công ty để đặt các mẫuquảng cáo Hình thức online marketing này phát triển lên từ phương pháp quảng cáotruyền thống là đặt các mẫu quảng cáo trên báo hoặc tạp chí
Đó là việc viết và đăng bài viết về những tin tức thời sự đáng chú ý của công tytrên hệ thống Online (báo điện tử, website, diễn đàn …)
Là cách xây dựng các blog, mạng xã hội (social network) và cùng chia sẻnhững nhận xét hoặc quan điểm cá nhân, tạo nên những chủ đề thảo luận trên các diễnđàn cũng như các hoạt động do chính blogger để giới thiệu đường link đến trang websản phẩm, dịch vụ trực tuyến
Trang 18 SMS/ Mobile Marketing
Là hình thức quảng thông qua các phương tiện di động (tin nhắn, chát, các nộidung quảng bá ) nhằm tạo nên 1 kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu vàkhách hàng Đây là hình thức quảng cáo mới Có thể sử dụng tổng đài nhắn tin hàngloạt, sử dụng đầu số kết hợp với trò chơi.Tạo trang wap cho công ty
Là hình thức quảng bá dựa trên giả thuyết 1 khách hàng luôn muốn kể chongười khác nghe về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sau khi sử dụng thấy hàilòng Đây là 1 hình thức các nhà online marketer ví như sự lây lan của 1 con virus
số lượng truy cập lớn cho trang web của công ty, và các bài báo được phát tán tốt sẽmang thương hiệu của công ty đến một khối lượng công chúng lớn hơn
Công ty có thể đặt quảng cáo thông tin của công ty trên website khác có lượngtruy cập lớn để thu hút khách hàng vào xem thông tin sản phẩm trên website củacông ty
Trang 19Website thương mại điện tử cũng là web site động với các tính năng mở rộng caocấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lýkhách hàng, quản lý đơn đặt hàng Ví dụ công ty có website công ty đăng sản phẩm lênwebsite để giá lên đó cho từng sản phẩm, người mua vào thấy sản phẩm nào vừa ý người
ta chọn mua và thanh toán tiền trên mạng luôn Việc thanh toán tiền này có nhiều hình
chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản cho công ty Hình thức chuyển khoản qua trunggian có lợi thế hơn vì ít bị lừa gạt Ví dụ khách hàng thanh toán qua ngân lượng khichọn mua hàng thì tự động chuyển qua ngân lượng khách hàng đăng nhập vào ngânlượng và chọn phương thức thanh toán sau khi hoàn thành thanh toán thì ngân lượng
sẽ giữ tiền của khách hàng không giao cho người bán liền Nếu từ 3-7 ngày tùy vàokhách hàng chọn thời gian giữ nếu khách hàng nhận hàng và ok không có vấn đề gì thìbên ngân lượng lúc này mới thanh toán cho người bán Nếu bên bán không giao hànghoặc giao hàng không đúng chất lượng thì khách hàng liên hệ với ngân lượng để lấytiền lại
1.1.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT
Thư điện tử:
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước… sử dụng thư điện tử để gửi thư chonhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt
là e-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào
Thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bứcthư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vàotài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều làdạng thanh toán điện tử Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã
mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:
1 Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọitắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch vớinhau bằng điện tử
Trang 202 Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành(ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang cácđồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữacác quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt này còn
có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát triểnnhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau:
+ Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền muabáo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp);
+ Có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán
là vô danh;
+ Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả
3 Ví điện tử (electronic purse): là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thôngminh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ
ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho
“tiền lẻ điện tử” Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau củathẻ, có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉđược “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác nhận thanh toán hóa đơn) đượcxác thực là “ đúng”
4 Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking): Hệ thống thanh toán điện
tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:
- Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán
lẻ, các kiốt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giaodịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…
- Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ,)
- Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng
- Thanh toán liên ngân hàng
Trao đổi dữ liệu điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data
interchange, viết tắt la EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu truc”(stuctured form), từ máy tính điện tử nay sang máy tính điện tử khác, giữa các công tyhoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau
Trang 21Ngày nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet Để phục vụ
cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí truyền thông không quátốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng riêng ảo” (virtualprivate network), là mạng riêng dạng intranet của một doanh nghiệp nhưng được thiếtlập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet
Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau:
1/ Giao dịch kết nối 2/ Đặt hàng 3/ Giao dịch gửi hàng 4/Thanh toán
Truyền dung liệu:
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trongvật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hóa số có thể được giaoqua mạng Ví dụ hàng hóa số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh,truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim,xem hát, hợp đồng bảo hiểmv.v…Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theomạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery)
Mua bán hàng hóa hữu hình:
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần
áo, ô tô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronicshopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công
cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods) Tận dụng tính năng
đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trênmạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉxem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang mànhình một
Trang 22Luật pháp về TMĐT cần tập trung giải quyết những mục tiêu sau:
Củng cố sự tin tưởng của các bên tham gia vào một giao dịch TMĐT rằnggiao dịch này được xem là có giá trị pháp lý và có khả năng thực hiện
Nâng cao sự an toàn thông tin trong các giao dịch
Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh của các công ty hoạt động trong môitrường của TMĐT
Bảo vệ người tiêu dùng
Hệ thống các văn bản pháp lý phục vụ cho việc đạt những mục tiêu trên, hiệnnay có thể kể:
a Luật thương mại điện tử
b Luật giao dịch điện tử
c Những điều khoản có liên quan đến hoạt động tmđt trong các bộ luật như luậtdân sự, hình sự, công nghệ thông tin…
d Pháp lệnh, nghị định …như pháp lệnh về quảng cáo, nghị định về internet…
1.1.6.2 Hạ tầng về cơ sở công nghệ
TMĐT không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là kết quả của sự phát triển kĩthuật số hóa của CNTT, mà trước hết là của kĩ thuật máy tính Vì thế chỉ có thể thựchiện TMĐT khi đã có một cơ sở hạ tầng về CNTT vững chắc Hạ tầng CNTT chỉ có giátrị khi bao hàm thêm tính hiệu quả của hệ thống nghĩa là chi phí trang bị các phươngtiện CNTT như điện thoại, vi tính…và chi phí cho đường truyền mạng viễn thông nhưphí điện thoại, phí nối mạng…phải rẻ ở mức để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cậnđược Điều này có ý nghĩa thật to lớn đối với các nước đang phát triển như Việt nam.Mặt khác, các đường liên lạc qua mạng Viễn thông cũng phải có sự phát triển tươngxứng, phủ sóng đến mọi miền, có khả năng nối liền từ trong nước ra ngoài nước… Mặtkhác, hạ tầng cơ sở CNTT chỉ có thể có hoạt động tin cậy trên nền tảng công nghệ điệnnăng vững chắc, ổn định bảo đảm cung cấp điện năng với giá cả hợp lý
1.1.6.3 Hạ tầng vê cơ sở nhân lực
TM trong khái niệm TMĐT liên quan đến mọi giới, từ người tiêu thụ đến ngườisản xuất, phân phối, các cơ quan chính phủ, các nhà công nghệ…Áp dụng TMĐT nảysinh 2 đòi hỏi về con người: Một là tất cả mọi người đều phải thành thạo về khả năng
Trang 23làm việc trên mạng, nói khác phải thành thạo về các kĩ năng sử dụng máy vi tính Hai
là có một đội ngũ chuyên gia tin học giỏi, nhanh, nắm bắt kịp thời các CNTT mới pháttriển để phục vụ cho TMĐT, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng được nhucầu hoạt động của nền kinh tế số hóa, tránh bị động và lệ thuộc vào các nước khác.Khi sử dụng internet và các website thì một yêu cầu tự nhiên nữa với mọi người làphải có vốn tiếng Anh, ngôn ngữ chủ yếu của mạng, của TMĐT, đủ để hiểu hết nhữngthông tin tải trên đó Điều này dẫn đến sự thay đổi trong chương trình đào tạo của quốcgia muốn thúc đẩy hoạt động kinh tế đủ khả năng tham gia vào TMĐT
có một ý nghĩa quan trọng và quyết định
Nhân lực về nghiệp vụ:
Đó là bộ phận sẽ ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoạithương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và am hiểu cáckiến thức về TMĐT…
Nhân lực kỹ thuật:
Là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định, có khảnăng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòihỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử
1.1.6.4 Hạ tầng về thanh toán tự động
Thanh toán là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi và khó hiểu nhất trongthương mại điện tử Nếu không kể đến những hợp đồng lớn giữa các công ty, vẫn đượcthực hiện theo các phương thức truyền thống như trong giao dịch ngoại thương thông
Trang 24qua tín dụng thư.Trong các giao dịch nhỏ, việc thanh toán có thể được thực hiện quathẻ tín dụng như Master Card, Visa Card, American Express Khách hàng chỉ cần nhậpmột số thông tin về thẻ tín dụng của mình, toàn bộ các công việc còn lại sẽ được cácngân hàng thực hiện Ở VN, các dịch vụ chuyển tiền qua bưu chính như TCT, CTN vànhất là dịch vụ COD hoàn toàn là giải pháp thanh toán hữu ích ít ra là trong giai đoạnviệc thanh toán qua thẻ chưa phổ cập.
Các hình thức thanh toán khi mua hàng trên mạng:
+ Thanh toán trực tuyến
+ Trả tiền mặt khi giao hàng
+ Chuyển khoản ngân hàng
+ Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế
mã thông tin Cơ quan chứng thực là một tổ chức nhà nước hoặc tư nhân đóng vai trò
là người thứ ba đáng tin cậy trong việc xác nhận chữ ký điện tử, nhân thân, thông điệpcủa người ký và tính toàn vẹn của thông tin trong giao dịch điện tử Cơ quan chứngthực có vai trò quan trọng bởi trong thương mại điện tử, các bên tham gia không trựctiếp gặp mặt nhau, thậm chí không quen biết nhau nên rất cần có sự đảm bảo củangười thứ ba
Theo các chuyên gia, dù đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo mật thông tintrong giao dịch, người tham gia giao dịch vẫn phải kiểm tra tính đúng đắn, chân thậtcủa thông tin nhận được
Trang 251.1.7 Lợi ích và hạn chế của TMĐT
1.1.7.1 Lợi ích của TMĐT
Lợi ích đối với các tổ chức
a Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại
truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cungcấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp,khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêusản phẩm hơn
b Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin,
chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống
c Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong
phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởicác showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệmđược chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho
d Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiềuchi phí biến đổi
e Giảm chi phí thông tin liên lạc và các lợi ích khác
Lợi ích đối với người tiêu dùng
a Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép
khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
b Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người
mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
c Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách
hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm đượcmức giá phù hợp nhất
d Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm
số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễdàng thông qua Internet
Trang 26e Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể
dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm(search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)
f Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể
tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những mónhàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới
g Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép
mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả vànhanh chóng
h “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn
hàng khác nhau từ mọi khách hàng
i Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách
miến thuế đối với các giao dịch trên mạng
Lợi ích đối với xã hội
a Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc,
mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
b Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực
giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sốngcủa mọi người
c Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản
phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐTthời cũng có thểhọc tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng
d Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế,
giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấphơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thànhcông điển hình
Trang 27An ninh và riêng tư là hai cản trở tâm lý
đối với người tham gia TMĐTTốc độ đường truyền internet vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của người dùng,
trong giai đoạn phát triển
Nhiều vấn đề về luật, chính sách thuế
Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt nên
đòi hỏi phải có thêm chi phí đầu tư
Các phương pháp đánh giá hiệu quả củaTMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực
đến ảo cần phải có thời gian
Thực hiện các đơn đặt hàng trong
TMĐT B2C đòi hỏi kho hàng hệ thống
tự động lớn
Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanhkhông giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp,
giao dịch điện tử cần nhiều thời gian
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để
đạt lợi thế về quy mô ( hòa vốn và có lãi)
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc
thù của TMĐTThu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khănhơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công
ty dot.com
1.2 Tổng quan về tình hình ứng dụng TMĐT
1.2.1 Tình hình phát triển và ứng dụng TMĐT ở doanh nghiệp Việt Nam
Về kết nối Internet và đầu tư CNTT: 89% doanh nghiệp kết nối Internet,trong số đó có đến 80% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng Tuy
Trang 28nhiên tỷ trọng đầu tư cho CNTT của các doanh nghiệp còn tương đối thấp: 70% doanhnghiệp chỉ chi dưới 5% tổng chi phí hoạt động thường niên cho CNTT.
Về đào tạo nhân lực CNTT: 80% doanh nghiệp đào tạo CNTT cho đội ngũnhân viên của mình Trong số đó, 40% doanh nghiệp gửi nhân viên tham gia các khoáđào tạo ngắn hạn về CNTT, phần c.n lại là đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp
Xây dựng và quản lý website: 46,2% doanh nghiệp được thiết lập website,nhưng trong đó hơn một nửa số doanh nghiệp chỉ cập nhật nội dung website một thángmột lần hoặc ít hơn
Hiệu quả ứng dụng TMĐT: Trong số doanh nghiệp có website, có 32,8%bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như hỏi hàng, gửi yêu cầuhoặc đặt hàng trực tuyến Ngoài ra có đến 80% số doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5%chi phí hoạt động cho triển khai TMĐT Cũng vì vậy mà 70% doanh nghiệp cho rằngTMĐT đóng góp cho họ dưới 5% doanh thu năm Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệpđánh giá TMĐT đã có tác dụng “Xây dựng hình ảnh công ty” và “Mở rộng kênh tiếpxúc với khách hàng hiện có”
Các số liệu trên đây phản ánh một thực tế: hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã
có cơ sở hạ tầng để triển khai thương mại điện tử, cũng như họ đã quan tâm thích đángđến lĩnh vực này, thông qua việc chủ động nâng cao trình độ CNTT cho nhân sự vàđầu tư làm website cho doanh nghiệp Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếumột kiến thức tổng quan về thương mại điện tử để đầu tư phù hợp, để triển khai đúngvới nhu cầu và thực tế doanh nghiệp, cũng như duy trì và phát triển TMĐT thành chiếnlược doanh nghiệp, qua đó thu được lợi ích trực tiếp và lâu dài
Trang 291.2.2 Tình hình phát triển và ứng dụng TMĐT ở doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế
Cùng với sự phát triển TMĐT của cả nước, Thừa Thiên Huế đã có những bướcchuyển biến cơ bản trong lĩnh vực phát triển TMĐT tại địa phương Thông qua nhữngchương trình tuyên truyền, tập huấn, đào tạo phổ biến những kiến thức cơ bản vềthương mại điện tử và các chương trình phát triển công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp ứngdụng thông tin, đã giúp cho doanh nghiệp thấy được lợi ích do TMĐT mang lại, và đãđưa các ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm thay đổi nhận thứckinh doanh theo hướng tích cực
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 3000 doanh nghiệp, trong đó đa số là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng các doanh nghiệp kết nối internet thường xuyênkhoảng 90%, và có khoảng từ 10- 20% các doanh nghiệp có website riêng.Số doanhnghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử B2B chiếm 50- 60%, đạttrên 92% kế hoạch Số doanh nghiệp vừa và nhỏ biết lợi ích của TMĐT và tiến hành giaodịch TMĐT B2B hoặc B2C chiếm khoảng 60%, đạt 75% kế hoạch
Việc ứng dụng TMĐT còn được nhiều DN sản xuất công nghiệp, kinh doanhsiêu thị, xăng dầu, dịch vụ tài chính- ngân hàng, viễn thông…quan tâm Điển hình nhưCông ty Xăng dầu trong việc mua bán xăng dầu qua thẻ Flexicard, Viễn thông với dịch
vụ kết nối giữa phụ huynh với nhà trường (Educare); các DN hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh khách sạn, sản xuất dệt may, sợi, đồ gỗ giao nhận đơn đặt phòng, đặt hàngcủa các đối tác trong và ngoài nước qua mạng internet
Dự trù trong 3 năm tiếp theo , tỉnh sẽ đầu tư kinh phí trên 4.9 tỷ đồng để pháttriển TMĐT
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT
TẠI CÔNG TY TNHH MTV ANH DŨNG
2.1 Tổng quan về công ty TNHH một thành viên Anh Dũng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH một thành viên Anh Dũng là một trong những đơn vị có uy tín,
đã khẳng định được thương hiệu trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh thương mại trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận
Trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã và đang ngày càngkhẳng định được vị thế của mình Một hành trình phát triển liên tục không ngừng,Công ty đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể như từ quy mô ban đầu của công tychỉ là một cửa hàng với 5 nhân viên thì giờ đây công ty đã mở được 3 cơ sở với sốnhân viên là 50 người
Công ty TNHH một thành viên Anh Dũng được thành lập theo quyết định số4189/QĐ - UB.ĐMDN ngày 30 tháng 3 năm 2009 của uỷ ban nhân dân tỉnh ThừaThiên Huế Giấy phép kinh doanh số 330088759 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừathiên Huế cấp ngày 14 tháng 4 năm 2009
Là một Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn - Dịch vụ - Trangtrí nội thất Ngoài ra công ty chuyên phân phối các loại bàn ghế Hòa Phát Phương châmhoạt động của công ty là: “Cùng với sự kết hợp tính phong thủy trong không gian trongngôi của bạn một cách khoa học và chu đáo, công ty cam kết sẽ mang lại cho bạn mộtkhông gian thật thoải mái và tiện nghi, góp phần mang lại hiệu quả cao trong cuộc sốngcủa quý khách hàng, hướng tới thành công vững chắc trong tương lai”
Công ty TNHH MTV Anh Dũng có đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao, đầy kinhnghiệm và tâm huyết Mục tiêu của công ty là : “ Luôn sẵn sàng chia sẻ và đồng hành đểphục vụ quý khách hàng một cách tốt nhất”
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn MộtThành Viên Anh Dũng
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Anh Dung Co., Ltd
Trang 31 Người đại diện: Lê Công Dũng
Trong những năm qua, với phương châm uy tín- chất lượng, cùng với sự nỗ lực,phấn đấu không ngừng, sự gắn bó giữa lãnh đạo và đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết,năng động Công ty đã được sự tín nhiệm và tin cậy của nhiều cơ quan sở ban ngành
và khách hàng trong toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành lân cận
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Anh Dũng
Là một Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn - Dịch vụ - Trangtrí nội thất văn phòng, nhà ở, trường học, Ngoài ra công ty chuyên sản xuất và phânphối các loại bàn ghế hòa phát tại thị trường Huế và các tỉnh lân cận
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Hình 5: Cơ cấu tổ chức Chức năng của từng bộ phận
Giám đốc: Là người đại diện pháp luật của công ty, là người điều hành và có
quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của
Trang 32công ty và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình Giámđốc là người điều hành công ty, trực tiếp chỉ đạo Phó Giám Đốc, Trưởng Phòng và cácphòng ban chức năng.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đượcGiám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và Điều
lệ của công ty
Trưởng phòng: Có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của các
phòng ban, giúp Giám đốc thực hiện các chức năng về lĩnh vực chuyên môn, chuyênngành được phân công phụ trách
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm lắp ráp, bảo hành, sửa chữa sản phẩm Nhận
thông tin từ phòng kinh doanh và tiến hành chuẩn bị sau đó chuyển cho đội thi công, lắpđặt Cung cấp hình ảnh nghiệm thu cho phòng kinh doanh ngay khi hoàn thành công việc
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin của khách hàng và
tiến hành xử lý thông tin Đưa thông tin đến các phòng ban có liên quan để xử lý côngviệc trong khoảng thời gian xác định Giám sát quá trình làm việc các phòng ban khácnhằm đảm bảo thời gian và chất lượng sản phẩm cam kết cùng khách hàng Tiếp nhậnlại kết quả từ các phòng ban để liên hệ và làm việc trực tiếp với khách hàng và xuyênsuốt quá trình tiếp nhận khách hàng đến bàn giao sản phẩm và tiến hành nghiệm thu
Phòng kế toán: Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc thực hiện các đơn hàng.
Phòng kế toán sẽ trực tiếp làm việc về giá với các đối tác liên quan cùng phòng kinhdoanh trong việc thực hiện các nội dung trong các hợp đồng sự kiện cần thiết Căn cứtheo bản nghiệm thu thanh lý và nội dung hợp đồng từ phòng kinh doanh tiến hànhlàm việc cùng khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng Thông tin cho phòng kinhdoanh ngay khi đã nhận đủ thanh toán từ khách hàng Phòng kinh doanh sẽ hỗ trợ khi
có yêu cầu thu hồi công nợ Đối chiếu doanh thu hàng tuần cùng phòng kinh doanh
Kho: Là nơi chứa và lưu trữ hàng hoá, các sản phẩm của công ty.
Trang 332.1.4 Một số đặc điểm của công ty
2.1.4.1 Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh:
1 Có thị trường ổn định, được nhiều
khách hàng biết tới và tín nhiệm
2 Sở hữu một đội ngũ nhân viên giàu
kinh nghiệm, năng động, nhiệt huyết với
nghề, tận tâm trong công việc
2 Chưa ứng dụng được TMĐT để tăngthêm việc tìm kiếm khách hàng cho công ty
3 Nguồn kinh phí còn hạn hẹp, mạnglưới phân phối hầu như chỉ tập trung tạithành phố Huế
4 Phương thức quản lý đang ở quy mô nhỏ
5 Có vị trí không thuận lợi nằm khá xa thành phố
Cơ hội:
1 Nền kinh tế trong nước đang ổn định,
thu nhập của người dân ngày càng tăng
2 CNTT được xác định là chương trình
trọng điểm của Thừa Thiên Huế trong giai
đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm
2020
3 Sự phát triển của CNTT, giúp nâng
cao trình độ hiểu biết, nâng cao năng lực
cho đội ngũ nhân viên, tiết kiệm được chi
phí về đào tạo và các chi phí liên quan
khác
4 Nhu cầu của học sinh, sinh viên về
máy tính, laptop ngày càng tăng cao, các
trường học cũng đang tích cực đầu tư tin
học để phục vụ nhu cầu của học sinh, sinh
2 Sự ảnh hưởng, chèn ép của các tậpđoàn, thương hiệu lớn tại Việt Nam
2.1.4.2 Phân tích môi trường kinh doanh
Trang 34Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệpphải chấp nhận, công ty Anh Dũng cũng không phải là ngoại lệ Và mỗi một công tyđều phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh khác nhau, đó có thể là các lực lượng,các công ty, tổ chức hoặc các thế lực có khả năng tham gia vào thị trường, làm ảnhhưởng đến thị trường và khách hàng của công ty Vì vậy, việc xác định đúng các đốithủ cạnh tranh rất quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công tyTNHH một thành viên Anh Dũng nói riêng
Hình 6: Các loại đối thủ của công ty
Trang 35Bảng 2: Bảng phân tích các đối thủ
Đại lí nội thất Hoàng Anh
Gia Lai
Có thương hiệu và có uy tín
Hiểu rõ văn hóa tiêu dùng của người dân
CNSX hiện đại
Chất lượng sản phẩm cao
Hệ thống phân phối rộng
Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt
Sản phẩm đa dạng, phong phú
Kinh doanh giàn trải
Nội thất Minh Hòa Sản phẩm đa dạng
Chất lượng sản phẩm tốt
Kênh phân phối lớn
Công nghệ sản xuất hiệnđại
Vốn lớn
Tất cả sản phẩm phảinhập khầu
Giá thành cao
Phân tích khách hàng
Khách hàng của công ty đa dạng từ cá nhân cho tới tổ chức chủ yếu là kháchhàng trong địa bàn thừa thiên Huế và một số ở tỉnh khác
Trang 36Thiên Huế
KH ở tỉnh khác
Tổng quan
Phân tích Khả năng sinh lợi