Nội dung chính của quyết định 1073 xoay quanh các vấn đề: - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử - Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử - Cung
Trang 1MỤC LỤC
I TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY NINOMAXX 3
1 Giới thiệu về công ty Ninomaxx 3
2 Tìm hiểu về webiste Ninomax.com.vn 4
II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 5
1.Phân tích PEST 5
1.1.Chính trị - pháp luật 5
1.2 Môi trường kinh tế 6
1.3 Môi trường văn hóa – xã hội 8
1.4 Môi trường công nghệ 8
2 Phân tích ngành kinh doanh dưới tác động của CNTT- TMĐT 9
2.1 Tình hình ngành dệt may Việt Nam 9
2.2 Mô hình chu kỳ sống của sản phẩm 9
2.3 Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh 10
3 Cơ hội, thách thức của ngành trong môi trường ứng dụng TMĐT 11
3.1 Cơ hội và thách thức của ngành trong môi trường TMĐT 11
3.2 Các phương án tận dụng cơ hội và né tránh giảm thiểu đe dọa 12
III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 13
1.Cặp sản phẩm / thị trường 13
1.1 Đánh giá khả năng sẵn sàng cho TMĐT của SP 13
1.2 Phân đoạn thị trường, định vị SP 14
2 Xu hướng tiêu dùng hiện nay và mô hình ONE – STOP SHOPPING 14
3 Mô hình chuỗi giá trị của Ninomaxx 15
4 Năng lực cạnh tranh của công ty 15
IV PHÂN TÍCH SWOT VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 16
1 Tầm nhìn chiến lược 16
2 Sứ mạng kinh doanh 16
3 Mục tiêu chiến lược TMĐT 16
4 Phân tích SWOT 17
5 Các quyết định chiến lược TMĐT 18
Trang 25.1 Quyết định mô hình kinh doanh điện tử 18
5.2 Quyết định thị trường mục tiêu 19
5.3 Quyết định phát triển thị trường và chiến lược sản phẩm 20
5.4 Quyết định định vị và khác biệt hóa 21
5.5 Chiến lược kênh phân phối 21
V KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN LỰC 22
1 Chính sách triển khai 22
1.1 Chính sách nhân sự 22
1.2 Chính sách tài chính 23
1.3 Chính sách E-Marketing 23
2 Kế hoạch hóa nguồn lực thực thi chiến lược TMĐT 23
2.1 Ứng dụng các phần mềm ứng dụng thương mại điện tử 23
2.2 Phần cứng, phần mềm 24
3 Điều chỉnh cấu trúc tổ chức thực thi chiến lược 24
Trang 3I TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY NINOMAXX
1 Giới thiệu về công ty Ninomaxx
Công ty Thời Trang Việt Ninomaxx Hoian chuyên thiết kế, sản xuất , tiếp thị và phân phối hàng thời trang may mặc với 03 thương hiệu Ninomaxx (Casual Active),N&M (Smart casual & Hi-end Casual Clean) và Maxxstyle (Casual Clean) Với mạng lưới phân phối 123 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc Công ty Thời Trang Việt là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thời trangbán lẻ tại Việt Nam
Ba nhãn hiệu thời trang:
- Năm 1998 thương hiệu Ninomaxx ra đời với mục tiêu “xây dựng thương hiệu thời trangcasual wear đầu tiên cho giới trẻ Việt Nam” Sản phẩm Ninomaxx ngày càng được giới trẻ biết đến và đang từng bước trên con đường hội nhập thế giới
- N&M ra đời cuối năm 2008 với phong cách thời trang kiểu "Work and Play" bên cạnh nhãn hiệu Ninomaxx N&M mang đến cho người yêu thời trang Việt Nam những thiết kế phù hợp nhất để mặc đi làm hoặc đi chơi, góp phần xây dựng phong cách thanh lịch (elegant), trẻ trung (young) và quyến rũ tự nhiên (alluring) của người mặc N&M thường xuyên ra mắt sản phẩm mới, trung bình trên 80 mẫu mỗi tháng
- Maxxstyle ra đời cuối năm 2009, là nhãn hiệu thời trang thứ ba của Công ty Thời TrangViệt sau nhãn hiệu N&M và Ninomaxx Maxx Style thực sự khác biệt với các nhãn hiệu đang có trên thị trường bởi cách thiết kế chỉ dành cho những người thực sự thích trẻ, muốn được trẻ , thể hiện tư duy trẻ trung của mình qua phong cách ăn mặc thời trang, đơn giản, các thiết kế ôm gọn, gam màu lạ…
Công ty Cổ phần Thời trang Việt (VFC)
Thương hiệu thời trang Ninomaxx
Địa chỉ 1: 189A Hai Bà Trưng – Phường 6 – Quận 3 – Tp.HCM
Điện thoại: (08) 3823 8447
Địa chỉ 2: 118 – 120 – 122 Nguyễn Trãi – Phường Bến Thành – Quận 1 – Tp.HCM
Trang 5Để tiện cho việc tìm hiểu, chúng ta sẽ theo dõi bảng so sánh Website Ninomaxx.com.vn với 3 Website trong ngành may mặc khác, đó là: Canifa.com, Foci.com.vn và Genova.vn
Tiêu chí Genova.vn Canifa.com Foci.com.vn Ninomaxx.com.v
Và với việc ứng dụng TMĐT vào may mặc ở nước ta cũng chịu sự tác động khá lớn của các nhân tố chính trị pháp luật Các bộ luật như luật giao dịch điện tử, thanh toàn điện tử , được Quốc hội đưa ra nhằm kiểm soát việc giao dịch thông qua mạng Internet của các doanh nghiệp vàđảm bảo lợi ích cho các bên liên quan Mức độ ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của công ty may mặc Ninomaxx cũng chịu sự ràng buộc của các văn bản pháp luật
Trang 6Đặc biệt là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Thương mại điện tử Cụ thể là ngày 12/7/2010, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1073/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể về phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 Nội dung chính của quyết định 1073 xoay quanh các vấn đề:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử
- Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử
- Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử
- Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước” tạo nên môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cũng như khuyến khích người tiêu dùng tham gia mua bán trực tuyến
Với sự bình ổn về chính trị, một hệ thống pháp luật dần hoàn thiệ tạo cơ hội cho
Ninomaxx tham gia vào lĩnh vực Thương mại điện tử nhiều hơn, họ có cơ hội tìm đến nhiều đối tác cung cấp nguyên vật liệu, khách hàng trong và ngoài nước …Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những thách thức do pháp luật nước ta còn chưa cụ thể vẫn còn chồng chéo lên nhau , chế tài sử phạt chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm về thương mại điện tử
1.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Sựtác động của nó thường được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế như:
- Tốc độ tăng trưởng GDP, GNP : Tổng thu nhập GDP và GNP cao, thu nhập của người dân cao , kinh tế phát triển, khả năng thanh toán vì vậy nhu cầu về trang phục của họ đòi hỏi ngàycàng cao không phải chỉ với nhu cầu mặc làm ấm bảo vệ cơ thể mà họ mặc để đẹp để thể hiện bản than vì vậy cứ có tiền là họ nghĩ mua sắm và quần áo được đặt lên hàng đầu đặc biệt là các chị em Tốc độ tăng trưởng GDP, GNP : trong Báo cáo của Ủy ban Kinh tế trình bày trong phiên họp Quốc hội lần thứ 8 diễn ra tại Hà Nội ngày 20/10/2010, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ cho rằng, mặc dù năm 2010 gặp nhiều khó khăn, song chúng ta đã đạt được mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là tăng cường ổn định vĩ mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009 Trong 21 chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội, có 15 chỉ tiêu đạt và
Trang 7vượt so với kế hoạch (GDP cả năm khả năng đạt 6,7%, cao hơn kế hoạch (6,5%), Tổng GDP theogiá thực tế năm 2010 là khoảng 1.951,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 102,2 tỷ USD Có thể thấy
sự phát triển của kinh tế đất nước, kéo theo chất lượng cuộc sống được nâng cao rõ rệt Khi thu nhập tăng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng,trong đó nhu cầu về ăn mặc tăng mạnh, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, người dân chi tiêu đến hơn 10% thu nhập choviệc mua sắm quần áo Đây là một hấp dẫn lớn đối với các doạnh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, may mặc
- Chỉ số giá tiêu dùng cả năm dự kiến được kiểm soát dưới 8% nhưng diễn biến không ổn định trong năm, mức tăng bình quân CPI theo tháng của quý I là 1,35%, trong đó tháng 2 tăng tới1,96% so với tháng 1, đến quý II còn 0,21%/tháng, quý III tăng bình quân 0,53%/tháng, nhưng tháng 9 tăng tới 1,31% so với tháng 8, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến tâm lý của người dân và khó khăn cho các cơ quan hoạch định vàđiều hành chính sách
- Lãi suất :Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do tác động bởi một số chính sách cụ thể, chẳng hạn như lãi suất Lãi suất vay ngân hàng trong Quý I/2010 lên tới 17-18%/năm, đến tháng 8/2010 vẫn phổ biến ở mức trên 13%/năm (Theo một khảo sát của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam quý II năm 2010, 65% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ phải vay ở mức lãi suất từ 12-13% trở lên, 36% thấy không thể chịu được mức lãi vay này trong lâu dài) Như vậy với lãi suất vay cao khiến nhiều doanh nghiệp chần chừ trong mở rộng kinh doanh cũng như việc ứng dụng và triển khai TMĐT do t thiếu vốn đầu tư
- Lạm phát : Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II Lạm phát trong 5 tháng qua tăng liên tục với tốc độ cao dầnmột cách đáng ngại, với đỉnh chưa được xác lập rõ ràng, trong đó riêng tháng 3/2011 tăng vọt tới 2,17%, tức cao hơn tốc độ tăng 2,09% của tháng 2/2011 và mức tăng 1,74% của tháng 1/2011) Lạm phát cao thu nhập tăng không đuổi kịp với tốc độ tăng của giá sinh hoạt, tiền lương tối thiểu tăng lên đến 830.000 không đủ bù đắp mức tăng giá, cơn bão giá năm 2011 đang làm người phần lớn người dân thắt chặt chi tiêu hơnvì vậy nó ảnh hưởng hoạt động kinh doanh TMĐT đặc biệt là nhóm mặt hàng xa sỉ
Trang 81.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng,
và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó Doanh nghiệp có ứng dụng TMĐT thì tiếp cận khách hàng sẽ thông qua wesite của doanh nghiệp là phần lớn vì vậy tạo
ra một trang wesite với ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh sao cho phù hợp với văn hóa là điểu vô cùngquan trọng Tất cả các yếu tố đó đều phải làm thỏa mãn nhu cầu của phần lớn tập khách hàng màmình muốn hướng tới
Tuy nhiên thói quen mua hàng truyền thống vẫn là đặc trưng của người dân Việt Đặc biệt
là đối với việc mua quần áo Bởi vì đặc thù của mặt hàng quần áo là phải mặc vào mới biết có phù hợp hay không, để từ đó lựa chọn, cân nhắc mua hay không Do đó quyết định mua quần áo theo kiểu truyền thống vẫn phổ biến hơn Thói quen mua quần áo trực tiếp thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp muốn bán sản phẩm này một cách trực tuyến
Nhân tố văn hóa cũng có những tác động rất tích cực đến việc ứng dụng thương mại điện
tử vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo nghiên cứu tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam là 31%, tỷ lệ này tương tự với các quốc gia khác như Trung Quốc, Philippines và Thái Lan Tại các khu vực thành thị, hơn 50% dân số có truy cập Internet, cao nhất là tại Hà Nội với 64% dân số truy cập Internet.Dựa trên những con số chính thức, 31% dân số Việt Nam có truy cập internet và mỗi năm có thêm khoảng 2-3 triệu người truy cập internet “Internet đang nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong đời sống người Việt Nam
Họ sử dụng internet phần lớn là để xem phim đọc tin tức tuy nhiên hiện tại đã có rất nhiềungười iết đến và mua hàng trực tuyến phần lớn là dân công sở không có thời gian mua sắm và họ thường xuyên ngồi máy tình Dự đoán trong tương tai sẽ rất nhiều khách hàng mua sắm trực tuyến thông qua các wesite
1.4 Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ là nên tảng cho hoạt động TMĐT phát triển, hoạt động kinh doanh trực tuyến luôn luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sức mạnh công nghệ, những tiến bộ của công nghệ vừa là cơ hội cho doanh nghiệp, nhưng cũng tạo lên sức ép lớn khi mà tất cả các đối thủ cạnh tranh cũng được hưởng thuận lợi giống như vậy
Trang 9Trong thương mại điện tử, công nghệ thanh toán trực tuyến là yếu tố tối quan trọng Mô hình thanh toán trực tuyến hay còn gọi là ví điện tử tại Việt Nam thực sự bắt đầu và sôi động hẳn lên,trong vài năm trở lại đây có khá nhiều cổng thanh toán trực tuyến ra đời, trong đó thành công nhất là 5 cổng thanh toán sau: Nganluong.vn, VNmart.vn, Payoo.vn, OnePay, BaoKim.vn Đây làthuận lợi lớn cho các giao dịch thương mại điện tử diễn ra nhanh chóng, tiện lợi, an toàn.
Bên cạnh đó là sự phát triển các phần mềm ứng dụng mới doanh nghiệp có thể áp dụng dễ dàng và hiệu quả, chẳng hạn phần mềm quản trị quan hệ khách hàng điện tử (e-CRM), vô số phầnmềm phục vụ TMĐT (electronic commerce software ), trong đó có rất nhiều sản phẩm phần mềm
có thể download hoàn toàn miễn phí trên mạng
Môi trường công nghệ tạo nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh có ứng dụng TMĐT phát triển tuy nhiên nó vẫn tồn tại nhiều thách thức do Việt Nam chưa đề cao vấn đề bản quyền phần mềm, vấn đề an ninh mạng vẫn còn nhiều sơ hở , xuất hiện nhiều vi rút , do nhận thức con người chưa biết đến TMĐT …
2 Phân tích ngành kinh doanh dưới tác động của CNTT- TMĐT
2.1 Tình hình ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của ngành hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua.Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90% Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ,
EU, và Nhật Bản chấp nhận.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt
2.2 Mô hình chu kỳ sống của sản phẩm
Ngành dệt may có ứng dụng TMĐT đang ở giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống
Trang 10Mới xuất hiện
► Tăng trưởng
Trưởng thành / Bão hòa
Suy thoái
2.3 Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh
Đánh giá cường độ canh tranh ngành
a Tồn tại các rào cản gia nhập ngành:
- Rào cản liên quan đến chi phí đần tư : mức độ ứng dụng càng cao thì đòi hỏi chi phí bỏ
ra càng lớn yêu cầu về mức độ ứng dụng TMĐT nhiều hơn
- Rào cản về niềm tin và sự trung thành : do thói quen tiêu dung người Việt Nam phần lớn vẫn là mua hàng truyền thông vì vậy niềm tin đối với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng TMĐT
- Chi phí vận chuyển quá cao khi giao hàng, do vậy sẽ gây khó khăn cho gia nhập mới khi tìm đối tác vận chuyển Nó là thuân lợi cho Ninomaxx khi đã có thời gian kinh doanh dài trên thị trường
b Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Mức độ minh bạch của thị trường cao: do đặc thù hoạt động kinh doanh ứng dụng TMĐT các doanh nghiệp dễ dàng tiếp được nhiều nhà cung ứng thông qua internet từ đót ìm kiếm thông tin về chất lượng nguyên liệu mình định mua, so sánh giá cả từ đo đưa ra quyết định chính xác chọn nhà cung ứng phù hợp nhất
Chi phí chuyển đổi thấp và tốc độ lan truyền yếu: do kinh doanh có ứng dụng TMĐT tính minh bạch cao dễ dàng tìm thấy nhà cung ứng hơn là kinh doanh truyền thống vì vậy chi phí chuyển đổi nhà cung ứng thấp lúc này quyền lợi thương lượng nhà cung ứng thấp
c Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Trang 11Khách hang của công ty là ở những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Họ
có yêu cầu rất cao và tinh sảo Công ty nhận đặt hàng thông qua thiết kế của họ Do vây, mức độ chi phối của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp là lớn
Các khách hàng của Ninomaxx đều là những khách hàng lớn với mỗi đơn hàng có giá trị rất cao Do đó sản phẩm của công ty tiêu thụ được khá nhiều nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng lớn của khách chứ không có nhiều đơn hàng bán lẻ
Quyền lực thương lượng của khách hàng cao
d Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Số lượng đối thủ cạnh tranh : Đối thử cạnh tranh của Ninomaxx trên thi trường rất nhiều như Việt tiến, May mười, Nhà bè, Canifa…phần lớn các đối thủ đều đã xây dựng cho mình 1 website riêng để tìm kiếm nhà cung ứng , tìm kiếm khách hàng thống qua với giới thiệu sản phẩm, còn việc bán sản phẩm qua website cho khách hàng vẫn còn hạn chế …Mặt khác chi phí
để ỏ ra cho 1 website thấp hơn để bỏ ra cho việc kinh doanh cửa hàng truyền thống
Sự khác biệt hóa về sản phẩm thấp: do tiếp cận được nhiều nhà cung ứng một cách minh bạch vì vậy sản phẩm ít có sự khác biệt lớn chủ yếu là sự khác biệt về giá
e Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế đối với mặt hàng may mặc thường không đáng kể nó chỉ tính mức độ thay thế trang phục theo mùa mà thôi vì vậy mức độ cạnh tranh của sản phẩm thay thế là k cao
3 Cơ hội, thách thức của ngành trong môi trường ứng dụng TMĐT
3.1 Cơ hội và thách thức của ngành trong môi trường TMĐT
a Cơ hội :
- Khi các DN dệt may tham gia TMĐT đồng nghĩa với việc tham gia vào kinh doanh quốc tế , có cơ hội tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới
- Có cơ hội quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tới thế giới
- Cơ hội tìm kiếm nhiều nhà cung ứng giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí
Trang 12- Khách hàng biết đến và mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.
b Thách thức
- TMĐT là một lĩnh vực mới với các DN dệt may Việt Nam dẫn đến thiếu nguồn nhân lực
- Phải thay đổi thói quen kinh doanh cũ
- Với sản phẩm dệt may tính phù hợp bán lẻ điện tử là không phải quá cao, do mẫu mã vàkích thước, độ phù hợp của các sản phẩm với người tiêu dùng khi được bán trên internet với thực
tế có thể khác nhau
- Do thói quen mua hàng của người tiêu dung là mua hàng truyền thống
3.2 Các phương án tận dụng cơ hội và né tránh giảm thiểu đe dọa
a Tận dụng cơ hội :
- DN dệt may cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu của DN mình trong nước cũng như quốc tế khách hàng ngày càng quan tâm đến hàng hiệu vì nó thể hiện được đẳng cấp người tiêu dùng
- Nâng cao chât lượng sản phẩm để thâm nhập vào các thị trương khó tính
b Né tránh giảm thiểu đe dọa :
- Hiện nay vấn đề làm giả làm nhái các sản phẩm và các thương hiệu lớn trong ngành dệt may sảy ra rất nhiều tại Việt Nam Các DN dệt may VN càn có các biện pháp hỗ trợ khách hàng nhận biết các sản phẩm của Doanh nghiệp mình
- Để tiến xa đến thị trường quốc tế các DN cần tim hiểu kỹ luật pháp quốc tế, luật pháp văn hóa thói quen tiêu dung tại các thị trương mà doanh nghiệp hướng tới tránh tình trạng kiện tụng, lừa gạt xảy ra
- Cần phải triển khai thực hiện các chính sách về quảng cáo, xúc tiến để thay đổi thói quen tiêu dung truyền thống của người tiêu dung Việt Nam hiện nay
c Bảng EFAS