TÓM TẮT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG ĐỒNG SINH VIÊN Mục tiêu đề tài: Mục tiêu đề tài là tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Joomla, sau đó tiến hành triển khai xây dựng webs
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CỘNG ĐỒNG
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CỘNG ĐỒNG
SINH VIÊN
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS Phan Võ Minh Thắng Nguyễn Ngọc Hùng
Phạm Lê Phường
Nguyễn Thiện Phúc
Lê Tấn Tài
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2011
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
Cán bộ hướng dẫn: Th.S Phan Võ Minh Thắng
Cán bộ phản biện: Th.S Mai Anh Thơ
Luận văn cử nhân được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN CỬ NHÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
ngày 31 tháng 08 năm 2011
Trang 5NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CỬ NHÂN
Họ tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC HÙNG Phái: Nam
Ngày tháng năm sinh: 05/10/1988 Nơi sinh: Daklak
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Ngành: Công nghệ thông tin
Họ tên sinh viên: PHẠM LÊ PHƯỜNG Phái: Nam
Ngày tháng năm sinh: 15/04/1984 Nơi sinh: TP HCM
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Ngành: Công nghệ thông tin
Ngày tháng năm sinh: 09/11/1986 Nơi sinh: Quãng Ngãi
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Ngành: Công nghệ thông tin
Họ tên sinh viên: NGUYỄN THIỆN PHÚC Phái: Nam
Ngày tháng năm sinh: Nơi sinh: Vĩnh Long
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Ngành: Công nghệ thông tin
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường ĐH NÔNG LÂM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
Trang 6I TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng hệ thống thương mại điện tử cho cộng đồng sinh
viên
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tìm hiểu Joomla.Xây dựng website thương mại điện tử cho cộng đồng sinh viên
1 Nguyễn Ngọc Hùng : Tìm hiểu, xây dựng website tin tức, quảng
cáo.Viết module tích hợp joomla
2 Nguyễn Thiện Phúc : Tìm hiểu, xây dựng website rao vặt Viết module, plugin, component tích hợp Joomla
3 Lê Tấn Tài : Tìm hiểu, xây dựng website bán hàng Viết module tích hợp joomla
4 Phạm Lê Phường : Tìm hiểu Joomla, so sánh Joomla với các CMS, công nghệ khác Tìm hiểu, xậy dựng website cộng đồng trong hệ thống
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/03/2011
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/08/2011
V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:Th.S Phan Võ Minh Thắng
Ngày / /
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ngày / / CHỦ NHIỆM CHUYÊN NGÀNH
Ngày / / KHOA CNTT
Trang 7Chúng em xin chân thành cám ơn Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em thực hiện luận văn này
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Võ Minh Thắng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cùng những lời động viên khuyến khích và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa
đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua
Chúng con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy chúng con thành người
Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên chúng em trong thời gian học tập và nghiên cứu
Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng em kính mong nhận được
sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Hùng
Phạm Lê Phường
Nguyễn Thiện Phúc
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:Thống kê của Nielsen về mua sắm trực tuyến (7/2011) 6
Hình 2.2: Thống kê tỉ lệ người dùng mạng xã hội năm 2010 ở Việt Nam 7
Hình 2.3:Độ tuổi sử dụng mạng xã hội của Zing Me và Facebook 8
Hình 3.1:Usecase chức năng của khách 11
Hình 3.2: Usecase chức năng thành viên 12
Hình 3.3:Usecase chức năng thành viên (cont) 13
Hình 3.4: Usecase chức năng của quản trị 14
Hình 3.5:Usecase chức năng ngân lượng 14
Hình 3.6: Lượt đồ activity đặt hàng 16
Hình 3.7: Lượt đồ activity đăng kí thành viên 17
Hình 3.8:Lượt đồ activity tạo đơn hàng 18
Hình 3.9:Lượt đồ activity chỉnh sửa thông tin hồ sơ 19
Hình A-1 : Trang web của Liên Hiệp các hội Unesco 3
Hình A-2 : trangduhoc.timviecnhanh.com 4
Hình A-3: Kiến trúc phân tầng của Joomla 7
Hình A-4: Bước 1 cài đặt component 10
Hình A-5: Bước 2 cài đặt component 11
Hình A-6: Bước 3 cài đặt component 11
Hình A-7: Xem danh sách module trên website 14
Hình A-8: Các template mặc định trên Joomla 1.5 15
Hình A-9 : Kiểm tra template cài đặt trong Template 15
Hình A-10: Quản lý plugin Joomla 17
Hình A-11: Form đăng nhập khi chưa tắt plugin remember me 17
Hình B-1: Cài đặt Virtuemart thành công bước 1 26
Hình B-2: Cài đặt thành công bước 2 27
Hình B-3: Giao diện khi cài đặt thành công Virtuemart 27
Hình B-4:Thêm danh mục nhà sản xuất mới trong VM 28
Hình B-5: Thêm nhà sản xuất trong VirtueMart 29
Hình B-6:Thêm danh mục nhà cung cấp trong VirtueMart 30
Trang 10Hình B-7:Thêm nhà cung cấp trong VM – Thẻ Store 30
Hình B-8: Thêm nhà cung cấp trong VM – Thẻ Store Information 31
Hình B-9: Thêm nhà cung cấp trong VM – Thẻ Contact Information 31
Hình B-10: Danh sách danh mục nhà cung cấp trong VM 32
Hình B-11: Danh sách nhà cung cấp trong VM 32
Hình B-12: Thêm danh mục sản phẩm trong VM – Thẻ Category Information 33
Hình B-13: Thêm danh mục sản phẩm trong VM – Thẻ Image 34
Hình B-14: Danh sách danh mục sản phẩm trong VM 34
Hình B-15:Thêm sản phẩm mới trong VM – Thẻ Product Information 35
Hình B-16: Thêm sản phẩm mới trong VM – Thẻ Display Options 36
Hình B-17: Thêm sản phẩm mới trong VM – Thẻ Product Status 36
Hình B-18: Thêm sản phẩm mới trong VM – Thẻ Product Dimessions and Weight 37 Hình B-19: Thêm sản phẩm mới trong VM – Thẻ Product Images 38
Hình B-20: Thêm sản phẩm mới trong VM – Thẻ Related Products 38
Hình B-21: Danh sách sản phẩm trong VirtueMart 39
Hình B-22: Hình ảnh mô tả thông tin sản phẩm VirtueMart 39
Hình B-23: Thêm hình ảnh mô tả sản phẩm trong VirtueMart 40
Hình B-24: Thêm tập tin mô tả thông tin sản phẩm VirtueMart 41
Hình B-25: Cấu hình sản phẩm tải về trong VirtueMart 41
Hình B-26: Tạo sản phẩm tải về trong VirtueMart 42
Hình B-27: Quản lý trường thông tin đăng kí người sử dụng 43
Hình B-28: Thêm mới trường đăng kí thông tin 43
Hình B-29: Quản lý người dùng trong Joomla 45
Hình B-30: Chỉnh sửa người dùng trong Joomla 46
Hình B-31: Danh sách người sử dụng trong VirtueMart 46
Hình B-32: Chỉnh sửa người sử dụng trong VM – Thẻ General Information 47
Hình B-33: Chỉnh sửa người sử dụng trong VM –Thẻ Shopper Information 47
Hình B-34: Danh sách mô-đun phân quyền người sử dụng trong VirtueMart 50
Hình B-35: Phân quyền người sử dụng trong VirtueMart 50
Hình B-36: Gán người sử dụng vào nhóm trong VirtueMart 51
Trang 11Hình B-37: Danh sách đơn hàng trong VirtueMart 51
Hình B-38:Chi tiết đơn hàng VirtueMart 52
Hình B-39: Thay đổi trạng thái đơn hàng trong VirtueMart 53
Hình C-1: Bước 1 cài đặt Jomsocial 59
Hình C-2: Bước 1 cài đặt thành công component 59
Hình C-3: Bước 2 cài đặt Jomsocial 60
Hình C-4: Bước 2 cài đặt Jomsocial thành công 60
Hình C-5: Kết quả cài đặt trên menu component ở BackEnd 61
Hình C-6: Hình ảnh Jomsocial Frontend 61
Hình D-1: Giao diện cấu hình chính của Jomsocial 62
Hình D-2:Giao diện cấu hình trang web mạng xã hội 63
Hình D-3: Cấu hình thư viện ảnh trong Media 64
Hình D-4: Cấu hình video trong media 65
Hình D-5: Cấu hình tính năng nhóm người dùng 66
Hình D-6:Cấu hình Layout trang mạng xã hội 66
Hình D-7 :Tùy chỉnh thông tin các trường trong hồ sơ 69
Hình D-8:Chỉnh sửa field thông tin thành viên 69
Hình D-10: Thay đổi thông tin menu Jomsocial 71
Hình D-11: Danh sách cách tính điểm cho người dùng 72
Hình D-12: Thay đổi cách tính điểm cho người dùng 72
Hình D-13: Tạo nhóm mới 73
Hình D-14: Chỉnh sửa thông tin nhóm 73
Hình D-15: Màn hình ứng dụng của Jomsocial 74
Hình D-16: Màn hình quản lý ứng dụng của Jomsocial 74
Hình D-17: Thao tác với một ứng dụng wall trên Jomsocial 75
Hình E-1: Gói cài đặt K2 76
Hình E-2: Cài đặt K2 bước 1 77
Hình E-3: Cài đặt K2 bước 2 78
Hình E-4: Cài đặt K2 thành công 78
Hình E-5: Giao diện sanh mục sản phẩm trong K2 79
Trang 12Hình E-6: Giao diện điều khiển K2 80
Hình E-7: Thêm danh mục sản phẩm trong K2 82
Hình E-8: Giao diện thêm danh mục sản phẩm trong K2 83
Hình E-9: Giao diện thêm sản phẩm trong K2 84
Hình E-10: Tùy chọn Product Information 85
Hình E-11: Tùy chọn Product Price 86
Hình E-12: Tùy chọn Product Status 86
Hình E-13: Tùy chọn Product Attributes 87
Hình E-14: Tùy chọn Product Dimensions and Weight 88
Hình E-15: Quản lý người dùng trong K2 89
Hình E-16: Phân quyền nhóm trong K2 89
Hình E-17: Thêm trường thuộc tính cho sản phẩm 90
Hình E-18: Thêm nhóm trường thuộc tính cho sản phẩm 90
Hình E-20: Bước 1 thêm xong bài báo vào danh sách 92
Hình E-21: Tạo menu loại Article Layout cho tin tức 92
Hình E-22: Tạo liên kết cho bài báo và menu 93
Hình E-23: Hoàn thành tạo xong bài báo trên website 94
Hình E-24: Mô-đun hiển thị trong bài viết 95
Hình E-25: Plugin allvideos giúp chèn video và âm thanh 96
Hình E-26: Video trong bài viết 96
Hình E-27: Web tin tức trong joomla 97
Hình E-28:Thêm vùng quảng cáo mới – thẻ General 98
Hình E-29: Thêm vùng quảng cáo mới – thẻ Ads Detail 99
Hình E-30: Thêm gói dịch vụ quảng cáo 100
Hình E-31: Thêm chiến dịch quảng cáo 100
Hình E-32:Banner quảng cáo chuẩn 101
Hình E-33: Thêm quảng cáo banner chuẩn 101
Hình E-34: Quảng cáo văn bản 102
Hình E-35: Thêm quảng cáo văn bản – thẻ General 102
Hình E-36: Thêm quảng cáo văn bản – thẻ Properties 103
Trang 13Hình E-37:Quảng cáo flash 104
Hình E-38: Thêm quảng cáo banner flash 104
Hình F-1: Mô-đun lastest listing 106
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng A-1: Bảng tiết thư viện Joomla 1.5 7
Bảng A-2: Chi tiết các gói trong phần Framework ở tầng Framework 8
Bảng A-3: Chi tiết các plugin ở tầng Framework 8
Bảng A-4: : Chức năng extension của Joomla ở tầng ứng dụng 9
Bảng A-5: Component mặc định trên website Joomla 10
Bảng A-6: Danh sách module mặc định trong Joomla 13
Bảng A-7: Các nhóm plugin trong Joomla 16
Bảng B-1 : Bảng so sánh chức năng một số phần mềm shopping cart 22
Bảng B-2 :Các module trên Vituemart 25
Bảng B-3: Nhóm người sử dụng trong Joomla – Front-end 48
Bảng B-4: Nhóm người sử dụng trong Joomla – Back-end 49
Bảng B-5: Nhóm người sử dụng trong VirtueMart 49
Bảng B-6: Trạng thái đơn hàng trong VirtueMart 53
Bảng C-1: Các module hổ trợ sẵn bởi Jomsocial 57
Bảng C-2 : Danh sách các plugin của Jomsocial (bản 2.0) 58
Bảng E-1: Các thành phần trong thành phần Ad Agency 98
Trang 15
TÓM TẮT
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG ĐỒNG
SINH VIÊN Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu đề tài là tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Joomla, sau đó tiến hành triển khai xây dựng website bằng Joomla trên thực tế, tạo ra một hệ thống bán hàng trực tuyến phục vụ cho sinh viên, đồng thời tạo ra một cộng đồng sinh viên hoạt động ngay trên hệ thống đó
- Tìm hiểu lý thuyết về Joomla để biết được Joomla là gì, lợi ích sử dụng Joomla
để xây dựng website, những loại website nên sử dụng Joomla, tìm hiểu thương mại điện tử, tìm hiểu mạng xã hội và sự tham gia Joomla trên lĩnh vực đó
- Triển khai áp dụng các kiến thức trên vào xây dựng website itstudent.net
Chúng em tiến hành gặp gỡ khách hàng, lấy yêu cầu từ đó chọn lọc các chức năng cần thiết, sau đó thực hiện các cài đặt, tùy chỉnh, cấu hình, viết thêm module để tăng cường chức năng, cuối cùng là chạy thử, kiểm tra và bàn giao sản phẩm.Khi đã hoàn tất triển khai xong, chúng em tổng kết rút kinh nghiệm
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu Joomla và một số thành phần mở rộng Joomla trong lĩnh vực thương mại điện tử và mạng cộng đồng mà tập trung vào các mở rộng sau:
VirtueMart: là mở rộng của Joomla giúp tạo cửa hàng trực tuyến trên website Joomla
K2: là mở rộng giúp tùy biến giao diện, bổ sung chức năng cho VirtueMart
Joomsocial:là mở rộng giúp xây dựng mạng xã hội trên website Joomla
Mosets Tree: là mở rộng giúp hiển thị thông tin ở dạng cây
JA_news: module giúp xây dựng trang tin
Ad_Adgency: tạo và xử lý các quảng cáo trên website
- Tìm hiểu viết component, module trên Joomla, để tăng cường chức năng khi xây dựng hệ thống
Trang 16- Tiến hành xây dựng triển khai website itstudent.net Đây là website kết hợp giữa thương mại điện tử và cộng đồng, vừa bán hàng trực tuyến vừa xây dựng mạng xã hội mà đối tượng phục vụ chủ yếu là sinh viên Với 4 phần cơ bản sau:
Bán hàng trực tuyến: Nhằm cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh viên, itstudent.net mở một cửa hàng trực tuyến trên website chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ sinh viên Mọi người có thể mua sản phẩm trên website và thanh toán trực tiếp hoặc qua Bảo Kim hay Ngân Lượng
Tin tức: Nhằm thông tin cho người dùng về sản phẩm, tin tức sản phẩm, khuyến mãi, thời sự itstudent.net tổ chức trang tin có cập nhật tin RSS
để mọi người có thể theo dõi thông tin
Rao vặt: Mọi người có thể xem các sản phẩm rao vặt của sinh viên, đặt mua các sản phẩm rao vặt đó Với 1000vnđ/tin nhắn SMS, sinh viên nhận ngay một mã số để đăng sản phẩm mình muốn bán trên trang rao vặt của website
Cộng đồng: itstudent.net tổ chức một mạng cộng đồng trên ngay website giúp gắn kết các thành viên(chủ yếu là sinh viên), cộng đồng này hoạt động giống như cộng đồng trên mạng facebook, đồng thời là môi trường tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến với sinh viên
Hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề:
- Tham khảo một số website lớn về thương mại điện tử và mạng xã hội để thu thập dữ liệu cần thiết
- Tìm hiểu thương mại điện tử, mạng xã hội và sự tham gia của Joomla trên những lĩnh vực này, từ đó đưa ra những chức năng phù hợp, cần thiết trong xây dựng hệ thống cho tề tài
- Nghiên cứu các tài liệu của Joomla về thương mại điện tử và mạng xã hội như VirtueMart, Jomsocial,
Trang 17- Tiến hành cài đặt, triển khai hệ thống cho website itstudent.net để thuần thục
các thao tác, hiểu sâu sắc hơn các thành phần cài đặt, và tích lũy nhiều kinh nghiệm bổ ích
- Tìm hiểu tài liệu, thực hành viết module, component tích hợp vào hệ thống trong quá trình triển khai để tăng cường chức năng cho hệ thống, giải quyết tình trạng component hay module không cung cấp đủ chức năng cần thiết
Một số kết quả đạt được:
Trải qua thời gian nghiên cứu và làm việc, chúng em đạt được một số kết quả chủ yếu như sau:
- Nắm được kiến thức về Joomla cùng một mở rộng khác của Joomla, khái niệm
về Joomla, về hệ thống CMS, chức năng cung cấp bởi một số mở rộng, cách
sử dụng cấu hình Joomla cũng như các mở rộng đã tìm hiểu
- Biết được một số kiến thức về thương mại điện tử, mạng xã hội, sự tham gia của Joomla vào hai loại hình này Nắm bắt khái niệm và các hoạt động thương mại điện tử, khái niệm mạng xã hội, đặc trưng mạng xã hội…
- Triễn khai đầy đủ các chức năng cho website itstudent.net Các chức năng đã được kiểm tra, và thực hiện đúng yêu cầu đề ra
- Tìm hiểu, thực hành viết thành công module cho Joomla Chúng em tiến hành viết 10 module trên component Mosets Tree với mục đích lấy và hiển thị thông tin phục vụ xây dựng trang rao vặt dựa trên component Moset Tree Và đến nay module vẫn thực hiện tốt các chức năng trang rao vặt vẫn chạy tốt
- Hoàn thành component tích hợp với Mosets Tree giúp sử dụng dịch vụ SMS trong đăng sản phẩm VIP trên rao vặt
- Nhằm tăng khả năng tiếp thị sản phẩm, quảng bá hình ảnh cho website đồng thời thu hút khách hàng trên mạng xã hội được xây dựng chúng em đã bổ sung thao tác like Like giữa sản phẩm trang bán hàng với mạng xã hội, like Article
và mạng xã hội, like giữa sản phẩm rao vặt và mạng xã hội Like là thao tác thực hiện khi một thành viên xem sản phẩm, xem bài báo hay sản phẩm trên rao vặt và thích chúng thì nhấn vào nút like Thao tác đó được ghi nhận trên
Trang 18mạng xã hội và mọi người trên trang xã hội thấy được thao tác đó Họ có thể click vào để xem những thứ người ta vừa like
- Hoàn thành kết nối với mạng xã hội facebook để mở rộng mạng xã hội trên website
Hướng phát triển cho đề tài:
Chúng em xin đóng góp một số hướng phát triển cho đề tài như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện việt hóa các chức năng trên website xây dựng Hiện nay vẫn còn 1 số lỗi trong quá trình việt hóa, cần tìm hiểu thêm để thực hiện việt hóa thành công
- Tìm hiểu thêm các mở rộng của Joomla để làm phong phú chức năng hệ thống
Số lượng các mở rộng khổng lồ nhất là thế mạnh của Joomla, rất nhiều mở rộng miễn phí và hữu ích, biết càng nhiều mở rộng vừa làm phong phú chức năng cho hệ thống, vừa tiết kiệm thời gian viết mã, và có thể giúp chọn lựa giải pháp phù hợp nhất cho yêu cầu bài toán Thử tưởng tượng, vài cái click chuột là website cho thêm một chức năng hữu ích thay vì tốn công viết thêm module để giải quyết vấn đề Do đó, tìm hiểu và sử dụng các mở rộng hợp lý
sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả khi xây dựng hệ thống bằng Joomla
- Tăng cường khả năng viết module cho hệ thống Joomla Đôi lúc triển khai hệ thống, đòi hỏi viết module có độ phức tạp cao để giải quyết vấn đề thay vì tốn nhiều chi phí để mua hay không tìm được module thích hợp Tăng cường khả năng viết module là tăng cường tính chủ động trong xây dựng hệ thống Joomla, không phải phụ thuộc vào nguồn module từ bên ngoài
- Bổ sung game cho cho mạng xã hội Để mạng xã hội thu hút người dùng hơn nữa cần có những ứng dụng như game Ta hoàn toàn có thể xây website game trên nền Joomla dễ dàng nhưng game chạy trên mạng xã hội Jomsocial còn rất hạn chế Do đó chúng em đề nghị nghiên cứu viết những module tích hợp
game cho cho Jomsocial hay viết các ứng dụng game ngay trên Jomsocial
Trang 19MỤC LỤC
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT I
DANH MỤC CÁC BẢNG II
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1LÝDOCHỌNĐỀTÀI 1
1.1.1 KHÁCH QUAN 1
1.1.2 CHỦ QUAN 2
1.2.MỤCĐÍCHĐỀTÀI 2
1.3.ĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨU 3
1.4.NỘIDUNGNGHIÊNCỨU 3
1.5.CẤUTRÚCKHÓALUẬNVĂN 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 6 2.1.TÌNHHÌNHMUAHÀNGTRỰCTUYẾNHIỆNNAY 6
2.2.TÌNHHÌNHSỬDỤNGMẠNGXÃHỘIVIỆTNAMHIỆNNAY 7
2.3.PHÁTBIỂUBÀITOÁN: 8
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG WEBSITE ITSTUDENT.NET 10 3.1.1 HIỆN TRẠNG 10
3.1.2 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU 10
3.2.LƯỢCĐỒUSECASE 11
3.2.1 KHÁCH 11
3.2.2 THÀNH VIÊN 12
3.2.3 QUẢN TRỊ VIÊN 13
3.2.4 NGÂN LƯỢNG 14
Trang 203.3.MÔTẢUSECASE 14
3.3.1 XEM TIN TỨC 14
3.3.2 XEM SẢN PHẨM 15
3.3.3 ĐẶT HÀNG 15
3.3.4 ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN 16
3.3.5 MUA HÀNG 17
3.3.6 BÌNH LUẬN SẢN PHẨM 18
3.3.7 QUẢN LÝ HỒ SƠ 18
3.3.8 CHAT 19
3.3.9 TẠO NHÓM 19
3.4.TẠOALBUM 20
3.4.1 TÌM BẠN 20
3.4.2 KẾT BẠN 20
3.4.3 ĐỌC VÀ GỞI TIN NHẮN 20
3.4.4 UPLOAD VIDEO 20
3.4.5 KẾT NỐI FACEBOOK: 20
3.5.TRẠNGTHÁIGIỎHÀNG 20
3.6.GIẢIPHÁP: 21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 22 4.1.KẾTQUẢĐẠTĐƯỢC 22
4.1.1 KIẾN THỨC ĐẠT ĐƯỢC 22
4.1.2 ỨNG DỤNG 22
4.2.HƯỚNGPHÁTTRIỂN 23
4.2.1 TIẾP TỤC CẬP NHẬT, HOÀN THIỆN KIẾN THỨC VỀ JOOMLA 23
4.2.2 HOÀN THIỆN KHẢ NĂNG LẬP TRÌNH MODULE CHO JOOMLA 23 4.2.3 TÌM HIỂU THÊM NHIỀU PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ KHÁC 23
4.3.KHÓKHĂNVÀHƯỚNGKHẮCPHỤC 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 21PHỤ LỤC A TỔNG QUAN JOOMLA 1
2.1.LỢIÍCH 1
2.2.NHỮNGLOẠIWEBSITENÊNSỬDỤNGJOOMLA 2
2.3.MỘTSỐWEBSITESỬDỤNGJOOMLA 2
3.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 5 3.1.LỊCHSỬRAĐỜI 5
3.2.PHIÊNBẢN 6
4.KIẾN TRÚC JOOMLA 6 4.1.KIẾNTRÚCTỔNGQUAN 6
4.1.1 TẦNG FRAMEWORK 7
4.1.2 TẦNG APPLICATION 9
4.1.3 TẦNG EXTENSION 9
4.2.COMPONENTJOOMLA 9
4.2.1 KHÁI NIỆM 9
4.2.2 CÁC COMPONENT MẶC ĐỊNH 10
4.2.3 CÀI ĐẶT COMPONENT TRÊN WEBSITE JOOMLA 10
4.3.MODULEJOOMLA 12
4.3.1 KHÁI NIỆM 12
4.3.2 MODULE MẶC ĐỊNH 12
4.3.3 CÀI ĐẶT MODULE 13
4.4.TEMPLATEJOOMLA 14
4.4.1 KHÁI NIỆM 14
4.4.2 ĐẶC ĐIỂM TEMPLATE 14
4.4.3 TEMPLATE MẶC ĐỊNH 15
4.4.4 CÀI ĐẶT TEMPLATE TRÊN WEBSITE JOOMLA 15
4.5.PLUGINJOOMLA 16
4.5.1 KHÁI NIỆM 16
Trang 224.5.2 PLUGIN MẶC ĐỊNH 16
4.5.3 CẤU HÌNH PLUGIN 16
PHỤ LỤC B TÌM HIỂU VIRTUEMART VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 18
1.TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ(TMĐT) 18 1.1.TMĐTLÀGÌ? 18
1.2.LỢIÍCH 18
1.3.LOẠIHÌNHỨNGDỤNG 19
1.4.PHÁPLUẬTTHƯƠNGMẠIĐIỆNTỬỞVIỆTNAM 19
2.TỔNG QUAN PHẦN MỀM XÂY DỰNG WEBSITE TMĐT 20
3.1.GIỎHÀNGLIÊNKẾT 23
3.2.TRẢPHÍTRUYSUẤTNỘIDUNG 23
3.3.THANHTOÁNVÀHỆTHỐNGTHANHTOÁN 24
4.2.CÁCEXTENSIONTRONGVIRTUEMART(PHIÊNBẢN1.1.7) 25
4.3.CÀIĐẶTVIRTUEMARTTRÊNWEBSITEJOOMLA 26
4.3.1 YÊU CẦU CÀI ĐẶT 26
Trang 234.5 ỨNGDỤNGVIRTUEMARTTRONGQUẢNLÝKHÁCHHÀNGVÀĐƠN
2.2.MODULECỦAJOMSOCIAL 57
2.3.PLUGINSCỦAJOMSOCIAL 57
2.4.CÀIĐẶTJOMSOCIALTRÊNWEBSITEJOOMLA 58
2.4.1 YÊU CẦU CÀI ĐẶT 58
2.4.2 TIẾN HÀNH CÀI ĐẶT 58
PHỤ LỤC D CẤU HÌNH ỨNG DỤNG JOMSOCIAL TRONG XÂY DỰNG MẠNG
1.GIỚI THIỆU 62 2.CẤU HÌNH WEBSITE MẠNG XÃ HỘI BẰNG JOMSOCIAL 62
Trang 242.1.CẤUHÌNHTRANGWEBMẠNGXÃHỘI 62
2.2.CẤUHÌNHMEDIA 64
2.3.CẤUHÌNHNHÓMTHÀNHVIÊN(GROUP) 65
2.4.CẤUHÌNHBỐCỤC(LAYOUT) 66
3.1.TÙYCHỈNHHỒSƠ(PROFILE) 68
3.2.CHỈNHSỬAMENUJOMSOCIAL 70
3.3.ĐIỂMNGƯỜIDÙNG(USERPOINTS) 71
3.4.QUẢNLÝNHÓMTHÀNHVIÊN 72
3.5.QUẢNLÝỨNGDỤNGTRÊNTRANGMẠNGXÃHỘI 73
PHỤ LỤC E MỘT SỐ MỞ RỘNG TRÊN WEBSITE JOOMA 76
1.1.K2LÀGÌ? 76
1.2.CÁCTÍNHNĂNGCỦAK2 76
1.3.CÀIĐẶTK2TRÊNWEBSITEJOOMLA 76
1.3.1 YÊU CẦU CÀI ĐẶT 76
1.3.2 GÓI CÀI ĐẶT 76
1.3.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 77
1.4.ỨNGDỤNGK2QUẢNLÝSẢNPHẨM,DANHMỤCSẢNPHẨM,BÀI
VIẾTVÀDANHMỤCBÀIVIẾT 80
1.4.1 QUẢN LÝ DANH MỤC 82
1.4.2 QUẢN LÝ HẠNG MỤC 84
1.4.3 QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG TRONG K2 88
1.4.4 PHÂN QUYỀN NHÓM NGƯỜI DÙNG 89
1.4.5 EXTRA FIELDS 90
1.4.6 EXTRA FIELD GROUPS 90
2.ỨNG DỤNG TẠO BÀI BÁO TIN TỨC TRÊN WEBSITE JOOMLA 91
2.1.THÊMMÔ-ĐUNVÀOBÀIVIẾT 94
Trang 252.3.ỨNGDỤNGCOM_JANEWSHIỂNTHỊTINTỨCTRÊNWEBSITE 97
3.ỨNG DỤNG AD AGENCY TẠO QUẢNG CÁO TRÊN WEBSITE JOOMLA 97
3.1.ADAGENCYLÀGÌ? 97
3.2.VÙNGQUẢNGCÁO 98
3.3.GÓIDỊCHVỤQUẢNGCÁO 99
3.4.CHIẾNDỊCHQUẢNGCÁO 100
3.5.QUẢNGCÁO 101
3.5.1 QUẢNG CÁO BANNER CHUẨN 101
3.5.2 QUẢNG CÁO VĂN BẢN 102
3.5.3 QUẢNG CÁO FLASH 103
PHỤ LỤC F VIẾT MODULE ỨNG DỤNG CHO WEBSITE JOOMLA 105
1.GIỚI THIỆU 105 1.1.ĐỊNHNGHĨA 105
1.2.VỊTRÍJOOMLAMODULE 105
2.1.CẤUTRÚCMODULEJOOMLA1.5 105
2.2.VÍDỤ 106
Trang 26CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 KHÁCH QUAN
Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.Thương mại điện tử (TMĐT) là khái niệm chỉ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử.TMĐT giúp hoạt động thương mại diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm nhiều chi phí và mở rộng không gian buôn bán Do đó, TMDT là một định hướng phát triển thương mại trong tương lai Vì thế, các website thương mại điện tử sẽ ra đời ngày càng nhiều Xây dựng hệ thống thương mại điện tử là đề tài có định hướng tốt
Mạng xã hội đang phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ, thu hút lượng người dùng rất lớn.Thế giới hiện nay có các mạng xã hội lớn như facebook, twitter, Myspace.com, YouTube…, ở Việt Nam có ZingMe, YuMe, Tamtay…Vì các mạng xã hội đều có lượng người dùng rất lớn nên việc chọn mạng xã hội làm kênh tiếp thị sản phẩm sẽ thu nhiều kết quả Một website TMĐT tích hợp trong nó một mạng xã hội nhằm tăng khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm cũng là một giải pháp hiệu quả trong TMĐT Đề tài có phần tích hợp mạng
xã hội là cộng đồng sinh viên ngay trên hệ thống thương mại điện tử là hướng đi mới, làm hấp dẫn chúng em
Sử dụng phần mềm mã nguồn mở là một chọn lựa trong việc giảm thiểu chi phí công nghệ của nhiều doanh nghiệp Bên cạnh giảm thiểu chi phí, phần mềm mã nguồn mở còn những yếu tố khác như: an toàn, tin cậy, không
lệ thuộc vào nhà cung cấp, tránh vi phạm bản quyền, tuân thủ WTO
Phần mềm mã nguồn mở giúp xây dựng website bán hàng, mạng xã hội hiện nay khá phong phú nhưng khó có tính khả mở tốt như Joomla Chỉ có thể xây dựng các website bán hàng với: Magento, osCommerce, Zen cart, VitualMart, Hay chỉ có thể xây dựng 1 mạng xã hội cá nhân với: Elgg,
Trang 27BuddyPress, Mugshot, Pligg,… Nhưng Joomla thì có thể làm mọi thứ liên quan đến web
1.1.2 CHỦ QUAN
Sử dụng mã nguồn mở phát triển ứng dụng không phải là vấn đề mới nhưng luôn là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chi phí công nghệ, đặc biệt trong điều kiện hội nhập của nước ta hiện nay Do vậy, nghiên cứu sử dụng
và triển khai mã nguồn mở là hướng đi đúng đắn và rất cần thiết trên thực tế Joomla là một trong những mã nguồn mở phổ biến nhất, và Joomla liên tục cải tiến và phát triển Nên tìm hiểu sử dụng Joomla là một khởi đầu tốt
để bước vào thế giới mã nguồn mở
1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Joomla
- Tìm hiểu một số mở rộng của Joomla trên lĩnh vực thương mại điện tử và xây dựng mạng xã hội
- Triễn khai xây dựng website trên thực tế cụ thể là trang itstudent.net Một hệ
thống bán hàng trực tuyến phục vụ cho sinh viên kết hợp tạo ra một cộng đồng sinh viên hoạt động ngay trên hệ thống đó Với 4 phần cơ bản sau:
Bán hàng trực tuyến: Nhằm cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh viên, itstudent.net mở một cửa hàng trực tuyến trên website chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ sinh viên Mọi người có thể mua sản phẩm trên website và thanh toán trực tiếp hoặc qua Bảo Kim hay Ngân Lượng
Tin tức: Nhằm thông tin cho người dùng về sản phẩm, tin tức sản phẩm, khuyến mãi, thời sự itstudent.net tổ chức trang tin có cập nhật tin RSS
để mọi người có thể theo dõi thông tin
Rao vặt: Mọi người có thể xem các sản phẩm rao vặt của sinh viên, đặt mua các sản phẩm rao vặt đó Với 1000vnđ/tin nhắn SMS, sinh viên nhận ngay một mã số để đăng sản phẩm mình muốn bán trên trang rao vặt của website
Trang 28 Cộng đồng: itstudent.net tổ chức một mạng cộng đồng trên ngay website giúp gắn kết các thành viên(chủ yếu là sinh viên), cộng đồng này hoạt động giống như cộng đồng trên mạng facebook, đồng thời là môi trường tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến với sinh viên
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khái niệm Joomla, VirtueMart , Jomsocial
- Sử dụng Joomla CMS
- Sử dụng một số mở rộng của Joomla là Virtuemart và Jomsocial
- Áp dụng Joomla Virtuemart để xây dựng website bán hàng
- Áp dụng Jomsocial để xây dựng mạng xã hội cá nhân tích hợp với website bán hàng
- Viết component, module bổ sung chức năng trong Joomla
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khảo sát và xây dựng website bằng Joomla, Virtuemart,
Jomsocial.Tập trung vào các vấn đề sau:
- Tìm hiểu Joomla, component, module, template, plugin của Joomla
- Tìm hiểu VirtueMart, Jomsocial
- Tìm hiểu chức năng nghiệp vụ website bán hàng theo hướng thương mại điện
Trang 29- Thực hành xây dựng mạng xã hội trên website Joomla bằng Jomsocial
- Thực hành cài đặt, viết module bổ sung ứng dụng cho component Mosets Tree
để thêm chức năng cho trang rao vặt
Giai đoạn 2: Cài đặt bổ sung về các chức năng cần thiết cho website, tùy biến giao diện, triển khai website trên thực tế
- Chức năng gắn mạng xã hội bên ngoài bằng kết nối mạng facebook
- Viết component, module chổ sung chức năng cho trang rao vặt
- Chức năng dùng component K2 để tùy chỉnh giao diện, bổ sung chức năng cho trang bán hàng
- Cài đặt và chạy thử, kiểm tra trên host và bàn giao cho khách hàng
1.5 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu gồm:
Chương 1:Tổng quan
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận
Chương 2: Tổng quan
Chương 2: Tìm hiểu Joomla
Tìm hiểu Joomla từ khái niệm, lợi ích sử dụng, lịch sử phát triển, kiến trúc của Joomla
Tìm hiểu component, module, plugin Joomla
Trang 30Tổng quan về mạng xã hội, trình bày Jomsocial: khái niệm, mục đích, lịch
sử phát triển và khả năng Jomsocial trong xây dựng mạng xã hội, module của Jomsocial, plugin của Jomsocial, cài đặt Jomsocial trên website Joomla Chương 5: Xây dựng website bán hàng cho cộng đồng sinh viên
Phát biểu bài toán, lượt đồ usecase, giải pháp sử dụng
Ứng dụng tạo bài báo, tin tức trên website Joomla, ứng dụng Virtuemart quản lý danh mục sản phẩm, ứng dụng Virtuemart trong quản lý khách hàng, đơn hàng,
Chương 6: Cấu hình website mạng xã hội bằng Jomsocial, quản lý người dùng trên Jomsocial,quản lý nhóm thành viên của Jomsocial, quản lý các ứng dụng trên mạng xã hội
Chương 7: Tổng quan về một số mở rộng trên website Joomla
Chương 8: Trình bày viết module cho ứng dụng Joomla
Chương 9: Kết quả đạt được và hướng phát triển
Trang 31CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 TÌNH HÌNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN HIỆN NAY
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ về mua hàng trực tuyến nhưng với đà phát triễn nhanh chóng số người dùng internet, xu hướng thương mại điện
tử thì mua hàng trực tuyến sẽ trở thành nhu cầu không thể thiếu trong tương lai
Ở một số nước phát triễn trong khu vực, việc mua hàng trực tuyến là phổ biến, điều đó cho thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng Theo khảo sát mới nhất của Nielsen, một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu hiện nay cho thấy mua hàng trực tuyến đã tăng hơn 40% trong 2 năm qua Trong số những người
sử dụng internet thì tỷ lệ người mua hàng trực tuyến ở Hàn Quốc là cao nhất
(99%), tiếp theo là UK(97%), Germany(97%), Japan(97%),
Hình 2.1:Thống kê của Nielsen về mua sắm trực tuyến (7/2011)
Như vậy, ta thấy mua bán trực tuyến là hình thức thương mại điện tử sẽ được
phát triễn tất yếu ở Việt Nam Xây dựng một hệ thống mua bán trực tuyến mà đối tượng cụ thế là sinh viên phục vụ nhu cầu mua sắm của sinh viên là một đề
Trang 32tài thiết thực, vừa giúp chúng em vừa giải quyết bài toán thương mại điện tử phổ biến trong thực tế vừa tạo ra một hệ thống phục vụ cho sinh viên
2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Ở Việt Nam hiện nay có một số mạng xã hội phổ biến như: Zing Me,
Facebook, Yahoo, Yume, GoOnline, TamTay, KunKun… Và một số mạng xã hội khác mới ra đời: banbe.net của FTP, go.vn của VTC Các mạng xã hội phát triễn, cạnh tranh thu hút người dùng mạnh mẽ, theo thống của Google Ad
Planner:
Hình 2.2: Thống kê tỉ lệ người dùng mạng xã hội năm 2010 ở Việt Nam
Thống kê trên cho thấy, mạng xã hội đang chiếm một lượng người dùng rất lớn
ở Việt Nam Theo công bố của Zing Me và Facebook, phần lớn số người vào
mạng xã hội ở độ tuổi 18-34, trong đó phần lớn là sinh viên và nhân viên văn
phòng
Trang 33Hình 2.3:Độ tuổi sử dụng mạng xã hội của Zing Me và Facebook
Như vậy, những con số trên thấy một lượng rất lớn sinh viên đang tham gia
một mạng xã hội nào đó Việc sử dụng mạng xã hội trong sinh viên là tương đối phổ biến Sử dụng mạng xã hội như là một nhu cầu bình thường của sinh viên Một doanh nghiệp tiếp cận với mạng xã hội là tiếp cận với hàng triệu người
dùng, hay họ đã có trong tay hàng triệu khách hàng tiềm năng Mặt khác, lượng người sử dụng internet ở Việt Nam đang phát triễn rất mạnh nên “Có cộng đồng
là có tất cả” , do đó các mạng xã hội sẽ còn tiếp tục ra đời thu hút người dùng, phát triễn như vũ bão không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới
Đề tài của chúng em có phần tìm hiểu và xây dựng mạng xã hội là hướng đi
mới, phản ánh sự phát triễn và phổ biến của mạng xã hội trong tương, bất kỳ tổ chức nào cũng có thể xây dựng một mạng xã hội cho riêng mình
2.3 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN:
- Itstudent.net là trang web phục vụ cho sinh viên Với 4 phần cơ bản sau:
Bán hàng trực tuyến: Nhằm cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh viên, itstudent.net mở một cửa hàng trực tuyến trên website chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ sinh viên Mọi người có thể mua sản phẩm trên website và thanh toán trực tiếp hoặc qua Bảo Kim hay Ngân Lượng
Trang 34 Tin tức: Nhằm thông tin cho người dùng về sản phẩm, tin tức sản phẩm, khuyến mãi, thời sự itstudent.net tổ chức trang tin có cập nhật tin RSS
để mọi người có thể theo dõi thông tin
Rao vặt: Mọi người có thể xem các sản phẩm rao vặt của sinh viên, đặt mua các sản phẩm rao vặt đó Với 1000vnđ/tin nhắn SMS, sinh viên nhận ngay một mã số để đăng sản phẩm mình muốn bán trên trang rao vặt của website
Cộng đồng: itstudent.net tổ chức một mạng cộng đồng trên ngay website giúp gắn kết các thành viên(chủ yếu là sinh viên), cộng đồng này hoạt động giống như cộng đồng trên mạng facebook, đồng thời là môi trường tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến với sinh viên
- Như vậy, itstudent.net là website vừa mang lại lợi ích thiết thực cho sinh viên
là môi trường sân chơi cho sinh viên vừa thương mại điện tử: bán hàng trực tuyến, tiếp thị sản phẩm
Trang 35CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG WEBSITE ITSTUDENT.NET
3.1.1 HIỆN TRẠNG
itstudent.net là một diễn đàn sinh viên công nghệ thông tin, nơi trao đổi các vấn
đề học tập của sinh viên
Hiện trạng nghiệp vụ:
- Diễn đàn là nơi thông báo các vấn đề học tập
- Đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi về học tập
- Trao đổi, thảo luận các vấn đề cùng quan tâm
Hiện trạng hệ thống thông tin:
- Diễn đàn itstudent.net được xây dựng dựa trên mã nguồn mở phpBB
3.1.2.1 YÊU CẦU CHỨC NĂNG
- Hiển thị thông tin mặt hàng để khách hàng chọn lựa sản phẩm
- Đặt hàng, chọn phương thức giao hàng, mua hàng trực tuyến
- Thanh toán qua Ngân Lượng, Bảo Kim
- Quảng cáo, tiếp thị các mặt hàng của của cửa hàng trên website trên mạng xã hội được xây dựng
- Trang tin tức: đăng tin, cập nhật tin RSS
- Thành viên có thể raovặt sản phẩm của mình trên website
- Mạng xã hội có thể kết nối facebook để đưa tin lên facebook hay mời người
dùng từ mạng xa hội khác vào website
Trang 36- Mạng xã hội có các chức năng tương tự facebook: chat, đọc tin, viết trên wall, bình luận, tạo group, upload ảnh, upload video, tạo album, chỉnh sửa profile, tìm bạn, kết bạn
3.1.2.2 YÊU CẦU PHI CHỨC NĂNG
- Xem tin tức trên website
- Xem sản phẩm trên website
- Đặt hàng để đưa sản phẩm vào giỏ hàng
- Xem hoạt động của mạng xã hội trên trang xã hội
- Đăng ký làm thành viên của website
Hình 3.1:Usecase chức năng của khách
Trang 373.2.2 THÀNH VIÊN
Là những người đã đăng ký và có tài khoản được kích hoạt trên website, đã
dùng tài khoản đăng nhập vào website Ngoài những quyền của khách thì thành viên có thêm những quyền sau:
Trang 38Hình 3.3:Usecase chức năng thành viên (cont)
3.2.3 QUẢN TRỊ VIÊN
Là người quản trị website gần như có toàn quyền với hệ thống Ngoài các chức năng của 1 thành viên thông thường thì quản trị viên có thể đăng nhập vào giao diện quản trị(backend) để thực hiện các chức năng quản trị Ngoài các chức
năng của thành viên, quản trị viên còn có thêm chức năng sau:
Trang 39Quản lý ứng dụng
Hình 3.4: Usecase chức năng của quản trị
3.2.4 NGÂN LƯỢNG
Sau khi chọn hàng, thêm hàng vào giỏ, người dùng hoàn tất quá trình mua hàng bằng cách thanh toán Có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hay thông qua ngân lượng Thông tin đơn hàng sẽ được đẩy qua cho ngân lượng xử lý Kết
quả xử lý được chuyển về cho hệ thống
Hình 3.5:Usecase chức năng ngân lượng
3.3 MÔ TẢ USECASE
3.3.1 XEM TIN TỨC
Là usecase giúp mọi người có thể xem tin tức trên website, tin tức về học tập, thời trang, sức khỏe,
Trang 40Actors: Khách, thành viên, quản trị viên
Dòng sự kiện:Use case bắt đầu khi người dùng nhấp vào menu “Tin tức”
Dòng sự kiện chính:
Nhấp vào mục tin tức Hiển thị trang tin tức chứa
nhiều tin tức Chọn tin tức để xem Hiện đầy đủ thông tin của tin
tức: chủ đề, nội dung, tin tức liên quan, tin mới hơn, cũ hơn
3.3.2 XEM SẢN PHẨM
Là usecase giúp người dùng xem thông tin về sản phẩm trước khi mua
hàng.Chi tiết về sản phẩm gồm: hình ảnh, thông tin mô tả, giá cả, đánh giá
khách hàng và sản phẩm liên quan Actor tham gia: Khách, thành viên, quản trị viên
Dòng sự kiện chính:
Nhấp vào mục sản phẩm Tìm và hiển thị danh sách các
sản phẩm Chọn sản phẩm để xem Hiển thị chi tiết sản phẩm
3.3.3 ĐẶT HÀNG
Là usecase giúp người dùng chọn sản phẩm để đưa sản phẩm vào giỏ hàng
hoặc xóa sản phẩm ra khỏi giỏ hàng.Actor tham gia: Khách, thành viên, quản trị viên
Dòng sự kiện chính: