Chương 6: Trình bày tóm tắt lại những mặt tích cực và tiêu cực trong công tác quản lý môi trường tại Nhà máy, tóm tắt kết quả của luận văn, Một vài thuận lợi và khó khăn trong việc
Trang 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor.1:2009 TẠI CHI NHÁNH 2 - CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NAM HOA
Sinh viên thực hiện: VŨ THỊ HUYỀN TRANG Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012
- Thành phố Hồ Chí Minh –
Tháng 6/2012
Trang 2TẠI CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NAM HOA
Tác giả:
VŨ THỊ HUYỀN TRANG
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Môi Trường
Giáo viên hướng dẫn:
KS BÙI THỊ CẨM NHI
- Thành phố Hồ Chí Minh -
Tháng 6/2012
Trang 3*****
************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: VŨ THỊ HUYỀN TRANG Mã số SV: 08149186
1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa
2 Nội dung của KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới
Tổng quan và các vấn đề môi trường của Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần
SX & TM Nam Hoa
Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần SX & TM Nam Hoa
Kiến nghị thực hiện ISO 14000 tại đơn vị
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 12/2011 và Kết thúc: tháng 04/2012
4 Họ tên GVHD 1: K.S BÙI THỊ CẨM NHI
5 Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng … năm 2012 Ngày… tháng … năm 2012 Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
KS BÙI THỊ CẨM NHI
Trang 4Trong thời gian học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự giảng dạy, giúp đỡ của trường, các thầy cô trong khoa và sự giúp đỡ của bạn bè, nay tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã chỉ dạy tôi trong suốt những năm học tại trường
- Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học
- KS Bùi Thị Cẩm Nhi, người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
- Các Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần SX & TM Nam Hoa đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
- Gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trang 5Đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 tại Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa” được tiến hành tại Nhà máy 2 _ Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa phường Hiệp Thành, Q.12, Tp Hồ Chí Minh, thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 04/2012
Khóa luận bao gồm nội dung chính sau:
Chương 1: Nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu của đề tài, các nội dung chủ yếu của bài khóa luận, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Trình bày các phương pháp nghiên cứu để thực hiện, trình bày khóa luận, mục đích áp dụng và hiệu quả của từng phương pháp
Chương 3: Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009
Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn 14001:2004 trên thế giới
và Việt Nam
Chương 4: Tổng quan về Công ty Cổ phần SX & TM Nam Hoa
Giới thiệu chung về Công ty và quy trình sản xuất
Hiện trạng môi trường và quản lý các vấn đề môi trường tại Nhà máy 2 _ Công ty Cổ phần SX & TM Nam Hoa
Chương 5: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 cho Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa, cố gắng áp sát với tình hình thực tế của Nhà máy nhằm tối ưu hóa hiệu quả áp dụng
Chương 6:
Trình bày tóm tắt lại những mặt tích cực và tiêu cực trong công tác quản
lý môi trường tại Nhà máy, tóm tắt kết quả của luận văn,
Một vài thuận lợi và khó khăn trong việc tiến tới xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Trang 6 Phân tích tổng hợp các số liệu báo cáo về hiện trạng môi trường không khí, nước tại Nhà máy
Tìm hiểu về Công ty Nam Hoa, đặc trưng ngành nghề chế biến đồ chơi gỗ xuất khẩu của Công ty, xác định các khía cạnh môi trường đáng kể tại Nhà máy 2 là các vấn đề liên quan tới:
Bụi: bao gồm bụi sơn và bụi gỗ
Khí thải: hơi dung môi khâu sơn, hơi hóa chất khâu in lụa
Tiếng ồn: khu vực chà nhám, sơn, lắp ráp
Cháy nổ: khu vực chà nhám, sơn, nhà kho
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho Nhà máy bao gồm:
Trang 7LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC BẢNG ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Phương pháp khảo sát thực tế 2
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3
1.4.3 Phương pháp thống kê mô tả 3
1.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh 3
1.4.5 Phương pháp chuyên gia 4
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000 5
2.1.1 Khái niệm ISO 14000 5
2.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5
2.1.3 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 6
2.1.4 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 6
2.2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 7
2.2.1 Sơ lược về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 7
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 8
2.2.3 Lợi ích của việc xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 9
2.2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 Việt Nam và thế giới 10
Trang 82.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 12
2.2.5.1 Thuận lợi 12
2.2.5.2 Khó khăn 12
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NAM HOA 14
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SX & TM NAM HOA 14
3.1.1 Giới thiệu chung 14
3.1.2 Vị trí địa lý 14
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 15
3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SX & TM NAM HOA 16
3.2.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu 16
3.2.2 Nhu cầu sử dụng trang thiết bị 17
3.2.3 Nhu cầu sử dụng nước 17
3.2.4 Nhu cầu sử dụng điện 17
3.2.5 Nhu cầu nhân công 17
3.2.6 Quy trình sản xuất tại Chi nhánh 2 – Công ty CP SX & TM Nam Hoa 17
3.2.6.1 Chà lót 17
3.2.6.2 Quy trình sơn 18
3.2.6.3 In lụa 19
3.2.6.4 Lắp ráp 21
3.2.6.5 Đóng gói 21
3.2.6.6 Khu vực phụ trợ 21
3.3 HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SX & TM NAM HOA 21
3.3.1 Đối với môi trường không khí 21
3.3.1.1 Khí thải, hơi dung môi và bụi 21
3.3.1.2 Tiếng ồn, độ rung, nhiệt thừa 22
3.3.2 Nước thải 23
3.3.2.1 Nước mưa chảy tràn 23
Trang 93.3.3 Chất thải rắn 24
3.3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 25
3.3.3.2 Chất thải rắn sản xuất 25
3.3.4 Chất thải nguy hại 25
3.3.5 An toàn lao động và phòng chống sự cố 26
3.3.5.1 Tai nạn lao động 26
3.3.5.2 Sự cố cháy nổ 26
3.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SX & TM NAM HOA 27
3.4.1 Bụi và khí thải 27
3.4.2 Tiếng ồn, độ rung, nhiệt thừa 27
3.4.3 Nước thải 28
3.4.4 Chất thải rắn 28
3.4.5 Chất thải nguy hại 28
3.4.6 An toàn lao động và phòng chống sự cố 28
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR 1:2009 TẠI CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SX & TM NAM HOA 29
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO 29
4.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT 29
4.1.2 Thành lập Ban ISO 29
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 30
4.2.1 Thiết lập chính sách môi trường 30
4.2.2 Nội dung của chính sách môi trường 31
4.2.3 Phổ biến chính sách môi trường 31
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trường 33
4.3 LẬP KẾ HOẠCH 33
4.3.1 Khía cạnh môi trường 33
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 34
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình 34
Trang 104.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 36
4.4.3 Trao đổi thông tin 37
4.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường 37
4.4.5 Kiểm soát tài liệu 38
4.4.6 Kiểm soát điều hành 38
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp 39
4.5 KIỂM TRA 39
4.5.1 Giám sát và đo lường 40
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 40
4.5.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa 40
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 41
4.5.5 Đánh giá nội bộ 42
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1 KẾT LUẬN 44
5.2 KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC
Trang 11
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
CSMT : Chính sách môi trường
ĐDLĐ : Đại diện lãnh đạo
HDCV : Hướng dẫn công việc
HĐKPPN : Hành động khắc phục phòng ngừa
HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
KCMT : Khía cạnh môi trường
KCMTĐK : Khía cạnh môi trường đáng kể
MSDS : Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet)
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QĐ-BYT : Quyết định - Bộ Y Tế
QCKTQG : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QLMT : Quản lý môi trường
SS : Chất rắn lơ lửng (Suspendid solids)
SX & TM : Sản xuất và Thương mại
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh
Tiêu chuẩn ISO 14001: Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 7
Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 9
Biểu đồ 2.1: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam 12
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 15
DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ và giáo cụ học đường 16
Bảng 3.3: Nhiên liệu dùng cho quá trình sản xuất trong 1 tháng 17
Trang 13
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cả thế giới đang phải chứng kiến và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường Hiện tượng suy giảm tầng ozone, sự tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão ngày càng tăng, gây thiệt hại về người và của với con số ngày càng lớn Một trong những nguyên nhân gây tác động lớn đến môi trường là do sự phát triển của các ngành công nghiệp theo xu hướng gây tổn hại đến môi trường Vì vậy, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
và phòng ngừa ô nhiễm đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược của các quốc gia trên thế giới
Những mối quan tâm đến môi trường, áp lực của xã hội và luật pháp đang làm thay đổi cách mọi người làm kinh doanh trên toàn thế giới Khách hàng, người tiêu thụ, nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi những sản phẩm thân thiện với môi trường và những dịch vụ được cung cấp bởi những công ty có trách nhiệm xã hội Để có được vị trí trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện, nâng cao hình ảnh và tạo dựng môi trường làm việc tốt, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động sản xuất của mình
Và một trong những công cụ quản lý hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp thỏa mãn điều này là áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho hệ thống quản lý môi trường tại đơn vị mình, một tiêu chuẩn có giá trị quốc tế là cách lựa chọn tối ưu
Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa là một đơn vị tư nhân sản xuất sản phẩm cung cấp cho các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu Công tác bảo vệ môi trường tại các Nhà máy đã được triển khai nhưng
vẫn chưa đồng bộ và chưa có hệ thống Vì vậy, tôi chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa” với mục đích giải quyết các
vấn đề tồn tại của mô hình quản lý môi trường hiện tại, nâng cao công tác bảo vệ môi
Trang 14trường, ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao uy tín và hình ảnh của Công ty đối với khách hàng
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nắm được hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại Chi nhánh 2 _ Công ty
Cổ phần SX & TM Nam Hoa Từ đó xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần SX & TM Nam Hoa, nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường tốt nhất cho Nhà máy
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
Tìm hiểu tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Việt Nam
Tổng quan về công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa, các nguồn gây ô nhiễm và hiện trạng quản lý môi trường tại Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Chi nhánh 2 _ Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa
Kiến nghị thực hiện ISO 14001 tại đơn vị
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phỏng vấn người công nhân trực tiếp làm việc tại các khâu: chà nhám, sơn,
in lụa để nắm được việc quản lý các khía cạnh môi trường phát sinh tại khu vực họ làm việc
Phỏng vấn nhân viên bảo trì sửa chữa: biết được chi tiết việc sử dụng máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu cho hoạt động của các thiết bị này
Trang 15 Phỏng vấn nhân viên tổ kho vận: nắm được tình hình quản lý lưu trữ, bảo quản, việc sử dụng các loại nguyên nhiên vật liệu, hóa chât trong Nhà máy
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo tài liệu hiện có của nhà máy liên quan đến các vấn đề hoạt động, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty như: sổ tay chất lượng, đề án bảo vệ môi trường, báo cáo giám sát định kỳ của công ty…nhằm nắm rõ thông tin tổng quát về hoạt động, quy trình sản xuất của Nhà máy, các vấn đề môi trường đặc trưng, giới hạn phạm vi nghiên cứu cho đề tài
Tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và các tài liệu chuyên ngành xem xét khả năng áp dụng HTQLMT một cách phù hợp nhất với thực tại sản xuất của Nhà máy
Tham khảo tài liệu, thông tin trên sách báo, mạng internet…nâng cao hiểu biết
về ngành nghề sản xuất của Nhà máy từ đó có thể xác định các vấn đề môi trường có thể xảy ra, tham khảo và đưa ra giải pháp phòng ngừa
Tham khảo luận văn tốt nghiệp chuyên ngành nhằm hỗ trợ trong phương pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
1.4.3 Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản lý môi trường, các khía cạnh môi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong nhà máy có tác động đến môi trường
1.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh
Sử dụng phương pháp phân tích trọng số để xác định KCMTĐK
Tất cả các số liệu, tài liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét
Phân tích các khía cạnh môi trường đáng kể, xác định các nguồn gây ô nhiễm chính, đề xuất chính sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và tìm ra các giải pháp giảm thiểu và ngăn ngừa các tác động
Đưa ra các nhận định chung nhất về công tác quản lý môi trường tại Nhà máy, kiến nghị thực hiện ISO 14001 tại Nhà máy
Sử dụng các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và các biện pháp chứng minh sự tuân thủ này
Trang 161.4.5 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO 14000: các thầy cô trong khoa Môi trường và tài nguyên
Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn về phương pháp thực hiện cũng như nội dung trình bày bài khóa luận
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa điểm: Chi nhánh 2 - Công ty Cổ phần SX & TM Nam Hoa
Thời gian nghiên cứu: Từ 1/12/2011 đến 30/4/2012
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của Nhà máy liên quan đến vấn đề môi trường
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ xây dựng trên cơ sở lý thuyết chưa tính toán chi phí thực hiện và chưa được áp dụng trên thực tế Do đó, không tránh khỏi thiếu sót và chưa đánh giá được hiệu quả thực sự của hệ thống
Trang 17Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 GIỚI THIỆU VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Khái niệm ISO 14000
ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, ra đời và hoạt động từ ngày 23/2/1947, có tên đầy đủ là: “The International Organnization For Standardization” Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn, không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ISO có trên
120 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và là thành viên thứ
72 của ISO Cơ quan đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó ISO 14001 và ISO 14004
là các tiêu chuẩn về HTQLMT ISO 14001 là các yêu cầu đối với hệ thống (mà theo đó việc đánh giá chứng nhận các HTQLMT sẽ được tiến hành), trong khi ISO 14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó
2.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Năm 1991, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đã thiết lập một nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham gia của 25 nước
Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển diễn ra tại Rio năm
1992, ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này
ISO đã thành lập Ủy Ban Kĩ Thuật 207 (TC 207) để xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một HTQLMT và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này
Trong khoảng 5 năm biên soạn, một loạt tiêu chuẩn đã được hợp thành tài liệu liên quan với HTQLMT (như tài liệu ISO 14001 và 14004) và những tài liệu liên quan với các công cụ quản lý môi trường (các bộ tài liệu ISO 14000 khác)
Bộ tiêu chuẩn chính thức ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập nhật vào tháng 11/2004
Trang 182.1.3 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế nhằm thiết lập nên HTQLMT có khả năng cải thiện liên tục tại tổ chức với mục đích:
Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình
Tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu của pháp luật
ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức
2.1.4 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức
và các tiêu chuẩn về sản phẩm
Các tiêu chuẩn về tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức HTQLMT của doanh
nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình
Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách
tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các Công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường
Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được tóm tắt theo sơ đồ 2.1 sau đây:
Trang 19Hình 2.1: Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
(Nguồn:http://www.vpc.org.vn/PortletBlank.aspx/C84FD430BF06439C9A5F8230C87 B44D0/View/Thong tin chung ISO 14000/Thong tin chung ISO 14000/?print=
93630556, ngày truy cập: 20/03/2012)
2.2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
2.2.1 Sơ lược về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ quản lý được sử dụng để định hướng và kiểm soát mọi hoạt động của một tổ chức có khả năng gây ra các tác động tới môi trường xung quanh Nền tảng của hệ thống quản lý môi trường được xây dựng dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 với phương pháp luận là Lập kế hoạch
- Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục (Plan - Do - Check - Act/PDCA)
ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn
sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp
Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000
Hệ thống quản lý môi trường
(ISO 14001, ISO 14004)
Đánh giá hoạt động môi trường
(ISO 14031)
Đánh giá môi trường
(ISO 14010, ISO 14011, ISO14012)
Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức
Đánh giá vòng đời sản phẩm (ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042,
ISO 14043)
Nhãn môi trường (ISO 14020, ISO 14021, ISO14022, ISO 14023, ISO 14024)
Tiêu chuẩn về khía cạnh môi trường
của sản phẩm (ISO 14060)
Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
Trang 20 Được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 (ISO 14001:1996) bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, ISO 14001 là chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT Đây
là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện
Ngày 15/11/2004, Ban kỹ thuật ISO/IEC 207 của tổ chức ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên bản thứ 2 của tiêu chuẩn ISO 14001 mang số hiệu ISO 14001:2004 (TCVN 14001:2005) thay thế cho ISO 14001:1996 Lần sửa đổi thứ nhất vào năm 2004 và ban hành ISO 14001 với các điều khoản
rõ ràng và chặt chẽ hơn, nhấn mạnh hơn về tính minh bạch trong các quá trình, sự cải tiến liên tục của kết quả hoạt động môi trường và đánh giá định
kỳ sự tuân thủ pháp luật Đồng thời ISO 14001 thể hiện sự tương thích so với ISO 9001:2000
Ngày 15/07/2009, tổ chức ISO đã ban hành phiên bản thứ 3 mang số hiệu ISO 14001:2004/Cor.1:2009 (tương đương với TCVN ISO 14001:2010) xuất phát từ việc ban hành tiêu chuẩn về yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 thay thế cho ISO 14001:2004 Tiêu chuẩn mới này không đưa ra bất cứ yêu cầu nào mới đối với tiêu chuẩn, nội dung của phần hướng dẫn sử dụng theo phụ lục A được giữ nguyên không thay đổi, chỉ có phụ lục B và phần mục lục các tài liệu tham khảo đã được điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (TCVN ISO 9001:2008)
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Mô hình HTQLMT được thể hiện ở hình 2.2:
Trang 21Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
2.2.3 Lợi ích của việc xây dựng HTQLMT theo ISO 14001
Ngăn ngừa ô nhiễm
ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lượng hoặc khối lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp Nhờ đó giúp cho việc xử lý đạt hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm
Tiết kiệm chi phí đầu vào
Xem xét của lãnh đạo môi trường Chính sách
o Khía cạnh môi trường
o Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
o Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình MT
Thực hiện
o Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
o Năng lực, đào tạo, nhận thức
o Thông tin liên lạc
o Hệ thống tài liệu
o Kiểm soát tài liệu
o Kiểm soát điều hành
o Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp
Bắt đầu
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
Trang 22Việc thực hiện HTQLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất…Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như: than, dầu, điện năng…
Chứng minh sự tuân thủ luật pháp
Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp quy định và
vì vậy tăng cường uy tín của doanh nghiệp Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức
Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài
Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến việc xuất khẩu Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công
cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hóa của các nước khác Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát triển có quyền lựa chọn mua hàng hóa của một tổ chức có HTQLMT hiệu quả như ISO 14001
Gia tăng thị phần
Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức Điều này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và gia tăng thị phần hiện tại
Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan
HTQLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như: nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông…những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong Công ty có giá trị to lớn Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế)
2.2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 Việt Nam và thế giới
2.2.4.1 Trên thế giới
Báo cáo thống kê (The ISO Survey of Certifications 2010) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế – ISO công bố cho thấy số lượng tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý: ISO 9001, ISO 14001, ISO/TS 16949, ISO 13485, ISO/IEC 27001 và ISO 22000 tăng thêm 6.23% trong năm 2010 trên toàn thế giới Đến cuối năm 2010,
Trang 23tổng số chứng chỉ các hệ thống quản lý được cấp là 1.457.912 chứng chỉ tại 178 quốc gia, trong đó có 1.109.905 chứng chỉ ISO 9001 và 250.972 chứng chỉ ISO 14001
Ít nhất 250.972 chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp ở 155 quốc gia và các nền kinh tế, tăng 27.823 chứng chỉ (+12%) so với năm 2009
Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Ba Nha là ba quốc gia đứng đầu trong tổng số chứng chỉ đã được cấp, trong khi đó Trung Quốc, Hoa Kỳ và Tây Ba Nha là các quốc gia có số lượng chứng chỉ tăng hàng năm cao nhất
14001 ở Việt Nam
Các tổ chức trong nước cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001
Trang 24Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ
2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
2.2.5.1 Thuận lợi
Sức ép từ các công ty đa quốc gia: Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự đảm bảo cho các yếu
Kiến thức về quản lý môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế
Biểu đồ 2.1: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam
(Nguồn:
http://pnq.com.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=An-toan-moi-
truong-va-trach-nhiem-xa-hoi/Moi-truong-va-ISO-14000-o-cac-doanh-nghiep-Viet-Nam-184, ngày truy cập: 20/03/2012)
Trang 25 Các cơ sở sản xuất phần lớn còn đang đương đầu với những khó khăn về sản xuất, kinh doanh của cơ sở mình
Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định, không đem lại những hiệu quả rõ nét Những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001
Trang 26Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT & THƯƠNG MẠI NAM HOA 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SX & TM NAM HOA
3.1.1 Giới thiệu chung
Tên thương mại: Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nam Hoa
Tên giao dịch: Nam Hoa Trading & Production Corporation
Trụ sở chính: 121 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Nhà máy sản xuất
Nhà máy 1: 71/4A Khu phố 5, P Hiệp Thành, Q.12, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8)7172054 – Fax: (84-8)7175400
Nhà máy 2: 551/212/9 Lê Văn Khương, KP 5, P Hiệp Thành, Q.12, TP HCM Điện thoại: (84-8)7112054 – Fax: (84-8)7112055
3.1.2 Vị trí địa lý
Nhà máy 1: 71/4A Khu phố 5, P Hiệp Thành, Q.12, TP Hồ Chí Minh
Ranh giới cơ sở:
Phía đông: đường đi
Phía tây: giáp nhà dân
Phía nam: giáp đường đi
Phía bắc: đất trống
Nhà máy 2: 551/212/9 Lê Văn Khương, KP 5, P Hiệp Thành, Q.12, TP HCM
Ranh giới cơ sở:
Phía đông: đường đi
Phía tây: đất trống
Phía nam: doanh nghiệp tư nhân Minh Luân
Phía bắc: nhà dân
Trang 27Vị trí 2 nhà máy: là khu vực cửa ngõ của thành phố và các tỉnh lân cận nên lợi
về nguồn cung cấp nguyên liệu và sản phẩm tiêu thụ cũng như vận chuyển hàng hóa
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám đốcBan kiểm soát
Tổ hành chính bảo vệ
Tổ kho vận
Tổ kỹ thuật màu
Tổ KCS
Phòng kinh doanh bán hàng
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính nhân sự
Quản đốc lắp ráp Quản đốc in
lụa
Trang 283.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH 2 _ CÔNG TY CỔ PHẦN SX &
Gỗ nguyên liệu chủ yếu là các loại: gỗ cao su, gỗ lồng mức, gỗ thông ( nhập khẩu), gỗ beech (nhập khẩu), đây là loại nguyên liệu gỗ thích hợp nhất đối với các sản phẩm đồ chơi trẻ em và dụng cụ học đường ( bền, nhẹ, khó biến dạng, hao mòn, thoái hóa, bám sơn tốt) Nhu cầu sử dụng gỗ trung bình sản xuất 300.000 đơn vị sản phẩm/ năm
Bảng 3.1: Nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ và giáo cụ
học đường
STT Tên nguyên liệu Công đoạn sử dung Phương thức cung cấp
(Nguồn: Công ty Cổ phần TM & SX Nam hoa)
Vật tư: phụ liệu dụng trong sản xuất được mua chủ yếu từ các nguồn trong nước, ngoài ra một số loại do điều kiện trong nước sản xuất chưa đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, tính năng nên buộc phải nhập từ nước ngoài
Nhu cầu sử dụng hóa chất
Dùng trong khâu sơn: bao gồm sơn các loại: NC, PU, sơn bóng, sơn lót, filler,
NC chống mốc,…
Trong khâu in lụa: mực in, keo, dung môi pha mực, chất tẩy rửa (dầu ông già)
và các hóa chất phụ trợ khác
Trang 29Ngoài ra còn dùng các phụ gia như bột trét cao su dùng trong việc tái chế sản
phẩm, keo dán gỗ trong các khâu chà nhám, lắp ráp, dầu máy bôi trơn, dầu DO,…
Bảng tổng hợp hóa chất sử dụng trong nhà máy (Phụ lục 4A-1)
3.2.2 Nhu cầu sử dụng trang thiết bị
Các trang thiết bị máy móc sử dụng của nhà máy (Phụ lục 4A-2)
3.2.3 Nhu cầu sử dụng nước
Hiện tại khu vực của nhà máy chưa có nguồn nước thủy cục nên nguồn nước
cung cấp cho hoạt động của doanh nghiệp được lấy từ nước giếng khoan Nhu cầu sử
dụng nước trong nhà máy chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (Phụ lục 5A – 1)
3.2.4 Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện của đơn vị được cung cấp từ nhà máy điện lực thành phố Hồ Chí
Minh
Bảng 3.3: Nhiên liệu dùng cho quá trình sản xuất trong 1 tháng
(Nguồn: Công ty Cổ phần SX & TM Nam Hoa)
3.2.5 Nhu cầu nhân công
Nhà máy 2 với tổng diện tích mặt bằng là 3273 m2, nhà máy sử dụng 300-350
cán bộ công nhân viên với một ca làm việc mỗi ngày
3.2.6 Quy trình sản xuất tại Chi nhánh 2 – Công ty CP SX & TM Nam Hoa
Gỗ đã xử lý (sấy, ngâm hóa chất…từ nhiều nguồn) được mua về nhà máy 1, đưa
vào máy cưa xẻ, bào, tiện, phay bo cho phù hợp yêu cầu của sản phẩm và thực hiện lắp
ráp thô Sau khi sơ chế tại nhà máy 1 sẽ được chuyển đến nhà máy 2 để gia công tiếp
Tại nhà máy 2 người ta thực hiện các công đoạn sản xuất: chà lót các chi tiết của sản
phẩm nhằm tạo độ bóng theo yêu cầu thẩm mỹ trước khi đưa vào công đoạn sơn và in
lụa Sau đó được lắp ráp thành hình rồi đóng gói cho vào container xuất đi nước ngoài
3.2.6.1 Chà lót
Dùng thiết bị chà nhám chà vào mặt gỗ nhằm tạo độ trơn, mịn cho mặt gỗ, có
thể chà bằng tay hoặc bằng các loại máy chà nhám gồm có: máy chà nhám băng, chà