pháp đã nêu.
Để kiểm chứng các biện pháp trên chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ chủ chốt và các giáo viên có kinh nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Qua trưng cầu ý kiến của 42 cán bộ quản lý từ các đồng chí trong BGH, cán bộ giáo viên có kinh nghiệm trong công tác. Một số biện pháp quản lý học sinh trong các năm qua.
* Tổ chức họp hội cha mẹ học sinh mỗi năm 3 lần: vào đầu năm học, hết học kỳ một và kết thúc năm học để nhận xét và thông báo kết quả 2 mặt giáo dục, giáo viên chủ nhiệm ghi số điện thoại theo lớp và cung cấp cho cả Ban quản sinh
* Sau mỗi kỳ có đánh giá chi tiết về công tác quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm, Ban quản sinh…việc này được đánh giá vào thi đua của học sinh với câu hỏi; Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về: Tính cấp thiết và tính khả thi của 9
biện pháp được đề xuất
Qua trưng cầu chúng tôi thấy, 100% số người được hỏi đều cho rằng các biện pháp trên đều cần thiết phải thực hiện. Kết quả được thực hiện trong bảng dưới đây:
TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi
SL % SL %
1 Tăng cường việc quản lý học sinh 42 100% 41 97,6%2 2
Tăng cường việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, nội quy nhà trường cho học sinh và cha mẹ
42 100% 39 92,9%
3
Nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý các thành viên của hội đồng giáo dục về công tác giáo dục đạo đức
42 100% 41 97,6%
4
Xây dựng cảnh quan môi trường "Xanh, sạch, đẹp" cũng có tác dụng giáo dục đạo đức học sinh
42 100% 36 86,7%
5 Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của Đoàn thanh niên 42 100% 40 95,2% 6 Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh 42 100% 37 88,1% 7 Kết hợp giữa nhà trường - xã hội, gia đình để giáo dục đạo đức học sinh 42 100% 42 100% 8
Tổ chức và đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đạo đức học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
42 100% 40 95,2%
9 Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống của nhà trường 42 100% 35 83.3% Từ kết quả kiểm chứng trên chúng tôi rút ra những nhận xét.
- Những biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT ngoài công lập mà chúng tôi đề xuất đã được đa số cán bộ, giáo viên tán thành và cho rằng những biện pháp đó là cần thiết và có thể thực hiện được.
- Để thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, nhà trường phải thực hiện đồng bộ các biện pháp cùng với bộ máy tổ chức mà mỗi cán bộ giáo viên đều phát huy hết
trách nhiệm của mình. Nếu vậy công tác giáo dục đạo đức sẽ có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện trong nhà trường.
- Cũng nhờ có việc áp dụng các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh mà chất lượng dạy và học của nhà trường nơi chúng tôi đang công tác được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: ba năm liên tục trường được công nhận là trường tiên tiến. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt tăng lên, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm TB và yếu giảm đi rõ rệt. Số học sinh vi phạm phải bị xử lý kỷ luật ngày càng giảm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. 1. Kết luận.
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
- Việc quản lý và giáo dục học sinh trở thành những con người vừa có đức, vừa có tài là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thời gian qua còn nhiều vấn đề bức xúc, khiến cho xã hội băn khoăn, lo lắng. Một trong những nguyên nhân làm cho công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trong trường THPT ngoài công lập chưa đáp ứng được với kỳ vọng của xã hội là công tác quản lý hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều trường THPT ngoài công lập, công tác giáo dục đạo đức đã được quan tâm những hiệu quả vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Quá trình giáo dục đạo đức phải được tiến hành kiên trì, đồng bộ, có sự phối hợp của nhiều tổ chức trong và ngoài nhà trường thì mới có thể thu được kết quả.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Sở GD và ĐT Hải Dương
- Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo về biện pháp giáo dục đạo đức học sinh, trên phạm vi toàn tỉnh để cho các trường học hỏi kinh nghiệm.
- Tổ chức các lớp tâp huấn về công tác quản lý học sinh, công tác giáo viên chủ nhiệm giành riêng cho các trường THPT ngoài công lập.
2.2. Với nhà trường