1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CÁC PHƯỜNG 8, 9, 12 VÀ 14 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, TP.HCM

82 194 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Nhận thấy những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận và trên tinh thần xây dựng một môi trường sống trong sạch và lành mạnh nên đề tài “Xây dựng Hệ t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CÁC PHƯỜNG 8, 9, 12 VÀ 14

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, TP.HCM

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ KHUYẾN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 07/2010

Trang 2

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : LÊ THỊ KHUYẾN MSSV: 06149026

1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh họat các phường 8,9,12 và 14 trên địa bàn quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh

2 Nội dụng khóa luận tốt nghiệp:

• Khảo sát hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh họat trên địa bàn quận

Gò Vấp

• Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh họat trên địa bàn quận Gò Vấp

• Xây dựng quy trình thu gom, vân chuyển chất thải rắn sinh họat từ nguồn thải đến bãi xử lý

• Tính toán kinh tế chi phí vật tư, vật liệu, phương tiện thu gom, vận chuyển, chi phí nhân công

3 Thời gian thực hiện khóa luận: bắt đầu 03/2010, kết thúc 06/2010

4 Họ tên GVHD: ThS LÊ TẤN THANH LÂM

 

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI

NGUYÊN

*****

NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

Ngày 03 tháng 03 năm 2010 Giáo viên hướng dẫn Ngày tháng năm 2010

Ban chủ nhiệm khoa

Trang 3

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CÁC PHƯỜNG 8, 9,12 VÀ 14

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP TP.HCM

Tác giả

LÊ THỊ KHUYẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng (Kỹ sư, cử nhân) ngành

Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:

ThS LÊ TẤN THANH LÂM

Tháng 07/2010

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Tôi xin gửi lời tri ân và lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trong trường đặc biệt là thầy cô khoa Công Nghệ Môi trường và Tài Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo chúng tôi trong suốt 4 năm qua

Tôi xin cảm ơn chân thành thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã định hướng và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng Tài Nguyên và Môi trường quận

Gò Vấp, các cô chú và anh chị trong công ty Dịch vụ Công ích, hợp tác xã Quyết Thắng

đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành thực tập tốt nghiệp và thực hiện khóa luận tôt nghiệp Tôi cảm ơn tất cả thành viên lớp DH06QM đã giúp đỡ, cùng tôi học tập và trải qua khoảng thời gian sinh viên tại trường

Cuối cùng, tôi không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, người thân trong gia đình đã cổ vũ và tạo điều kiện cho tôi được theo học trong suốt thời gian qua

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Khuyến

Trang 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Hiện trạng hệ thống quản lý CTR trên địa bàn quận Gò Vấp vẫn còn gặp nhiều vấn

đề khó khăn trong công tác quản lý Hệ thống điểm hẹn không còn phù hợp để tiếp tục vận hành, công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt từ nguồn đến khu xử lý trải qua quá nhiều công đoạn với nhiều lực lượng thu gom rác dân lập đặc biệt là lực lượng thu gom rác tự do chiếm số lượng đáng kể Bên cạnh đó, không ít người dân chưa có ý thức tham gia vào công tác thu gom rác thải đã gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống Nhận thấy những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận và trên tinh thần xây dựng một môi trường sống trong sạch và lành mạnh nên

đề tài “Xây dựng Hệ thống Quản lý Chất thải rắn Sinh hoạt trên địa bàn quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại trong hệ thống cũ

và xây dựng một hệ thống mới hoàn chỉnh hơn, hợp lý hơn

Đề tài lựa chọn khu vực nghiên cứu quận Gò Vấp, đây là một quận nội ô thành phố,

là một quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn và thu hút đầu tư phát triển cũng như tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao, chính vì vậy các vấn đề môi trường cần được chú trọng

Đề tài tập trung các vấn đề chính sau:

- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan hiện trạng quản lý chất thải rắn, các văn bản pháp quy về quản lý chất thải rắn

- Phân tích, đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn hiện hữu

- Xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển mới dựa trên các quy định sao cho phù hợp với địa phương

- Tính toán kinh tế cho các hoạt động trong hệ thống quản lý như thiết bị, vật tư, phương tiện thu gom, nhân công và các chi phí liên quan khác

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU……… v

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU 1

1.3 NỘI DUNG 1

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.5.1 Không gian 2

1.5.2 Thời gian 2

1.5.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 2

1.6.1 Kinh tế 2

1.6.2 Môi trường 2

1.6.3 Xã hội 3

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP 4

2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP 4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 4

2.1.2 Tình hình phát triển KT-XH 5

2.1.3 Định hướng phát triển quy hoạch trong tương lai 6

2.2 CÁC KHÁI NIỆM 7

2.2.1 Chất thải rắn 7

2.2.2 Chất thải rắn đô thị 7

2.2.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 7

2.2.4 Điểm hẹn 7

2.2.5 Thu gom vận chuyển 7

2.2.6 Trạm trung chuyển 7

2.2.7 Khu xử lý CTR sinh hoạt 8

2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẬN GÒ VẤP 8

2.3.1 Hệ thống quản lý hành chính CTR 8

2.3.2 Nguồn gốc phát sinh và khối lượng CTR sinh hoạt quận Gò Vấp 9

2.3.3 Hệ thống lưu trữ CTR tại nguồn 10

2.3.4 Hệ thống thu gom CTR sinh hoạt 10

2.3.5 Quét dọn đường phố 11

2.3.6 Hệ thống điểm hẹn, trạm trung chuyển 12

2.3.7 Hoạt động tái sinh, tái chế 13

2.3.8 Hệ thống vận chuyển 13

2.4 HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY 13

2.4.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải rắn 13

2.4.2 Hiện trạng triển khai quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn quận Gò Vấp 14

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 CƠ SỞ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG THU GOM 16

3.1.1 Cơ sở xác định trạm trung chuyển 16

3.1.2 Cơ sở xác định thời gian thu gom 16

3.1.3 Cơ sở vạch tuyến 17

Trang 7

3.2 CÔNG THỨC TÍNH TOÁN CHUNG 18

3.2.1 Đơn giá công nhân………18

3.2.2 Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy……….18

3.2.3 Đơn giá ca máy 19

3.2.4 Thành tiền trước thuế 23

3.2.5 Thành tiền 23

3.3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CÔNG TÁC THU GOM CTR SINH HOẠT PHÁT SINH TỪ CÁC HỘ GIA ĐÌNH 23

3.3.1 Thành phần công việc 23

3.3.2 Xây dựng định mức 24

3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTR TỪ TTC VỀ BCL 25

3.4.1 Thành phần công việc 25

3.4.2 Bảng định mức 26

3.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC XỬ LÝ CTR 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 28

4.1.1 Kết quả khảo sát 28

4.1.2 Thảo luận 32

4.1.3 Kết quả tính 33

4.1.4 Vạch tuyến 34

4.1.5 Tính toán kinh tế 36

4.2 CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN 40

4.3 CÁC GIẢ THIẾT 41

4.3.1 Giả thiết 1: Phí dịch vụ thu gom CTR không bao gồm phí quản lý chung 41

4.3.2 Giả thiết 2: Phí dịch vụ thu gom bao gồm lợi nhuận từ việc mua bán phế liệu 41

4.3.3 Giả thiết 3: Phí dịch vụ thu gom bao gồm chi phí vận chuyển 42

4.3.4 Giả thiết 4: Kết hợp giả thiết 1 và 2 42

4.3.5 Giả thiết 5: Kết hợp giả thiết 2 và 3 43

4.3.6 Giả thiết 6: Kết hợp giả thiết 1, 2, và 3 43

4.3.7 Thảo luận 43

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

5.1 KẾT LUẬN 46

5.1.1 Đánh giá hiện trạng 46

5.1.2 Kết quả đạt được 46

5.2 KIẾN NGHỊ 47

5.2.1 Về các hình thức tổ chức thu gom rác 47

5.2.2 Về cơ chế quản lý 47

5.2.3 Về các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom rác hoạt động 47

5.2.4 Cần xác định rõ trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thu gom rác thải 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC BẢNG BIỂU 50

Phụ lục 4.1 Bảng lộ trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt 51

Phụ lục 4.2 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế cho giả thuyết 1 60

Phụ lục 4.3 Bảng tính toán đơn giá phế liệu cho một tấn chất thải sinh hoạt 61

Phụ lục 4.4 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế giả thuyết 2 62

Phụ lục 4.5 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế giả thiết 3 63

Phụ lục 4.6 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế giả thiết 4 64

Phụ lục 4.7 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế giả thiết 5 65

Phụ lục 4.8 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế giả thiết 6 66

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 67

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng thống kê dân số quận Gò Vấp năm 2008 5

Bảng 2.2 Khối lượng rác sinh hoạt trong các năm 2006-2009 10

Bảng 2.3 Phân công công tác quét dọn rác đường phố 12

Bảng 3.1 Bảng định mức cho công tác vận chuyển CTR từ TTC đến BCL 26

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát công tác thu gom rác của xe tải nhẹ 28

Bảng 4.2 Kết quả khảo sát công tác thu gom rác của xe tải nhẹ 29

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát công tác thu gom rác của xe tải nhẹ 30

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát thời gian thu gom rác trung bình 1 hộ 31

Bảng 4.5 Kết quả khảo sát hộ dân 34

Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tính toán kinh tế thu gom rác sinh hoạt trong một năm 39

Bảng 4.7 Chi phí vận chuyển 40

Bảng 4.8 Bảng tổng hợp mức phí thu hộ gia đình 6 giả thiết 45

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Sơ đồ quản lý nhà nước về QLCTR đô thị………8

Hình 2.2 Quy trình thu gom CTR quận Gò Vấp……… 9

Trang 9

MTĐT Môi trường đô thị

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

MT& ĐTTP Môi Trường và Đô thị Thành phố

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt (sẽ được sử dụng bằng từ “rác”

để thay thế) nói riêng là vấn đề đang được sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư Quyết định số 2149/2009/QĐ – TTg ngày 17/12/2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn 2050 chứng tỏ những nổ lực lớn lao của Chính phủ trong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và trong tương lai, ở đó vấn đề CTR được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố phát sinh khoảng 7.000 tấn rác sinh hoạt/ngày, dự báo khối lượng rác sẽ tăng lên 16.000 tấn/ngày vào giai đoạn 2011 – 2020 và hàng năm thành phố tốn khoảng 1.000 tỷ đồng cho chi phí vận chuyển và xử lý rác Do đó, quyết định 88/2008/QĐ – UBND ngày 22/12/2008 của UBND TP.HCM ban hành quy định về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTR thông thường trên địa bàn thành phố nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định này gặp rất nhiều bất cập ngay sau khi có hiệu lực vào ngày 1/5/2009

Quận Gò Vấp là một quận nội thành, khi tiến hành thực hiện quyết định 88 của UBND thành phố cũng đã gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong công tác triển khai và nhận được nhiều phản ánh từ lực lượng thu gom rác dân lập Cùng với hệ thống thu gom CTR sinh hoạt qua quá nhiều công đoạn với nhiều lực lượng thu gom như công ty Dịch vụ Công ích, lực lượng thu gom rác dân lập gồm HTX Quyết Thắng và lực lượng thu gom rác tự do đã gây nhiều trở ngại, vướng mắc trong công tác quản lý Chính vì

vậy đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận

Gò Vấp” được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề trên phù hợp với điều kiện của

quận sao cho hệ thống quản lý CTR sinh hoạt được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng môi trường sống

Trang 11

− Phân tích, đánh giá hiện trạng

− Xây dựng hệ thống xe thu gom, vận chuyển

− Tính toán kinh tế cho công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình

− Tính toán kinh tế cho công tác vận chuyển chất thải rắn

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

− Tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập từ các cấp chính quyền, từ sách báo, trang web của quận, phường …

− Khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng

− 01/2010 – 04/2010 khảo sát thực tế và thu thập số liệu

− 05/2010 – 06/2010 đánh giá, phân tích số liệu, đề xuất xây dựng hệ thống quản

lý CTR sinh hoạt

1.5.3 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

1.6.1 Kinh tế

− Tính toán kinh tế dựa trên những chuẩn tắc phù hợp với công tác thu gom, vận

chuyển, xử lý CTR sinh hoạt

− Sử dụng đúng nguồn tài chính cho công tác quản lý CTR trên địa bàn quận

1.6.2 Môi trường

− Giải quyết được các vấn đề ô nhiễm do CTR tại các điểm hẹn

− Tăng cường hiệu quả thu gom tại nguồn, tránh tình trạng ứ đọng rác làm phát sinh mùi, tạo môi trường cho mầm bệnh phát triển

− Đầu tư trang thiết bị và phương tiện thu gom đúng quy định, tránh sử dụng những phương tiện tự phát gây mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường

− Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường từ cấp chính quyền, trung ương đến cấp địa phương

Trang 12

1.6.3 Xã hội

− Hệ thống quản lý chất thải rắn được xây dựng hoàn thiện sẽ xác định rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị cá nhân trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

− Giải quyết tình trạng tranh giành địa bàn thu gom và vận chuyển CTR giữa hai lực lượng công và dân lập, gây mất trật tự xã hội

− Tạo điều kiện, môi trường làm việc ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người làm công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ

CHẤT THẢI RẮN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP

2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP

Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc TP.HCM, với diện tích 1975,85ha và

là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, địa bàn rộng, có nhiều nhà máy,

xí nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện nên tập trung một lượng lớn lao động nhập

cư tồn tại bên cạnh các hộ dân địa phương đã góp phần vào việc xả thải CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế làm ô nhiễm môi trường xung quanh

1.6.4 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc nội thành TP.HCM, có ranh giới như sau:

- Phía Đông: giáp quận 12 qua sông Bến Cát, sông Vàm Thuật

- Phía Tây: giáp quận 12 qua kênh Tham Lương

- Phía Nam: giáp sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình

- Phía Bắc: giáp quận 12 qua sông Bến Cát

Toàn quận có 16 phường: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17

Điều kiện khí hậu

Quận Gò Vấp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, mang tính chất chung là nóng và mưa nhiều

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ bình quân năm là 270C, nhiệt độ cao tuyệt đối là

400C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 380C

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình là 79,55%, độ ẩm cao nhất vào tháng 9 là

90% và thấp nhất vào tháng 3 là 65%

- Tốc độ gió và hướng gió: Gió Tây – Tây Nam (gió mùa Tây Nam) thổi vào

mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thường thổi mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8

và gây ra mưa Gió Bắc – Đông Bắc thổi vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng

4 thổi mạnh nhất vào tháng 2, tháng 3, làm tăng lượng nước bốc hơi

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm là 1.949 mm, cao nhất là 2.718 mm

và thấp nhất là 1.392 mm, số ngày mưa bình quân 159 ngày/năm Trong những năm qua số ngày mưa trung bình trong năm là 150 ngày, tập trung vào các tháng 9 và 10 Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, lượng mưa lớn nhất một ngày có thể đạt 190 mm Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 (lượng mưa < 30 mm) chiếm khoảng 5 – 10% lượng mưa cả năm

Trang 14

Địa hình

Quận Gò Vấp có địa hình tương đối bằng phẳng Với độ dốc chung dưới 1% và cao trình biến thiên từ 0,4 – 10m Cao nhất ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (10m) và thấp nhất ở khu vực ven sông Bến Cát (0,4m) Tổng diện tích tự nhiên toàn quận là 1.975,85ha trải dài theo hướng Đông sang Tây với chiều dài khoảng 7,5km và chiều rộng hướng Bắc – Nam nơi rộng nhất khoảng 5,9km

1.6.5 Tình hình phát triển KT-XH

Dân số và tổ chức hành chính

Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho quận Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố Cụ thể, năm 1976 quận Gò Vấp

có 144.000 người thì năm 1995 đã có 223.000 người, năm 2005 là 491.122 người, năm

2006 là 503.319 người và năm 2008 là 525.037 người

Bảng 2.1 Bảng thống kê dân số quận Gò Vấp năm 2008

Phường Diện tích

(km 2 )

Dân số (người)

Số hộ dân (hộ)

Mật độ dân số (người/m 2 )

Trang 15

Hoạt động kinh tế

- Sản xuất công nghiệp: theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008 toàn

quận có 4.111 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có một hợp tác xã, 44 công ty cổ phần, 574 công ty TNHH, 188 doanh nghiệp tư nhân và 3.305 hộ kinh doanh cá thể Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 là 3.575.346 triệu đồng Trong 4.111 cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay trên địa bàn quận Gò Vấp, chiếm số lượng lớn là các ngành may, da, giả da và sản xuất giấy cuộn

- Sản xuất nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 là 19.684 tỷ

đồng, giảm 21,06% so với năm 2006 Các hộ sản xuất nông nghiệp đang chuyển hướng dần qua cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống Diện tích đất nông nghiệp là 279,32ha nên diện tích gieo trồng giảm, trong

đó diện tích trồng rau giảm 16,04%, diện tích trồng hoa kiểng các loại giảm 17,4% Tổng đàn gia súc giảm do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, chuồng trại chuyển sang phòng cho thuê và các ngành kinh doanh khác có thu nhập cao hơn, không gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

- Thương mại - dịch vụ: năm 2007 toàn quận có 14.797 cơ sở hoạt động trong

lĩnh vực thương mại - dịch vụ với các hình thức chủ yếu là khách sạn, nhà hàng, dịch vụ và du lịch…Tổng doanh thu từ hoạt động thương mại - dịch vụ năm 2007 đạt 3.199.577 triệu đồng

Phát triển văn hóa – thể thao, xã hội

Công tác trọng tâm của ngành văn hóa - thể thao là các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập đoàn 26/3…với nhiều hoạt động phong phú, đã thu hút rất nhiều người xem Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức 16 phường phụ trách lĩnh vực VHTT – TT Kiểm tra, phúc tra danh hiệu khu phố văn hóa theo kế hoạch thành phố, có 32 khu phố được đề nghị công nhận khu phố văn hóa, 29 khu phố được công nhận khu phố tiên tiến, 102 đơn vị được đề nghị công nhận đơn vị văn hóa, 69.357/82.836 (83,72%) hộ được công nhận hộ gia đình văn hóa năm 2007 Tổ chức các hoạt động và thi đấu thể thao nhân

kỷ niệm ngày thể dục thể thao Việt Nam

1.6.6 Định hướng phát triển quy hoạch trong tương lai

Mục tiêu tổng quát 5 năm 2006 - 2010 là “Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu công nghiệp – thương mại - dịch vụ, đảm bảo chuyển dịch dần theo hướng thương mại - dịch vụ - công nghiệp Tiếp tục đầu tư

cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, xã hội Nâng cao đời sống vật chất tinh thần, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc Đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”

Theo định hướng phát triển không gian đô thị trong giai đoạn từ nay đến năm

2020 thì quận Gò Vấp có thể chia thành 2 cụm đô thị với 4 khu vực như sau:

- Cụm đô thị 1: gồm khu vực 1 và 2 là cụm đô thị trung tâm hành chính văn hóa

dịch vụ thương mại Cụm 1 chịu ảnh hưởng trực tiếp của sân bay Tân Sơn

Trang 16

Nhất nên quy hoạch không gian sẽ bị hạn chế về chiều cao Diện tích 942,89

ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 317.000 người

- Cụm đô thị 2: gồm khu vực 3 và 4 là cụm đô thị nhà ở quy hoạch cải tạo phát

triển tầng cao Diện tích 1.032,96ha dự kiến quy mô dân số khoảng 353.000 người

2.2 CÁC KHÁI NIỆM

2.2.1 Chất thải rắn

Theo Tchobanoglous và các cộng sự (1993) “Chất thải rắn là tất cả các chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ

vì không sử dụng được hoặc không được mong muốn nữa”

Theo nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 “Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại”

2.2.2 Chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn đô thị là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực

đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [3][13]

2.2.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị

Hệ thống quản lý CTR là sự kết hợp, kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTR theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác Quản lý thống nhất CTR là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản

lý một cách thích hợp.[2][14]

2.2.4 Điểm hẹn

Điểm hẹn là điểm tập kết tạm thời các xe thu gom thô sơ để chuyển rác sang xe

cơ giới Các điểm tập kết tạm thời bao gồm điểm tập kết trên đường , điểm tập kết ở chợ

2.2.5 Thu gom vận chuyển

Thu gom vận chuyển là quá trình tiếp nhận rác của các xe cơ giới chuyên dụng từ các xe thu gom thô sơ vận chuyển đến trạm trung chuyển hoặc khu xử lý tập trung

2.2.6 Trạm trung chuyển

Theo quyết định số 297/2007/QĐ – TNMT – CTR của UBND thành phố ngày 02/05/2007 thì trạm trung chuyển là nơi tập kết và lưu trữ CTR sinh hoạt tạm thời để trung chuyển lên xe và vận chuyển đến khu xử lý rác tập trung Dựa vào công nghệ, trạm trung chuyển được phân thành hai loại:

Trang 17

- Bô rác: Rác được đổ vung thành đống, lưu trữ tại bô và sau đó xúc ép vào xe ép

vận chuyển lên khu xử lý rác tập trung

- Trạm ép rác kín: Sử dụng xe ép hoặc xe hooklift nạp rác trực tiếp từ phương tiện

thu gom và thùng xe hoặc container vận chuyển lên khu xử lý rác tập trung

2.2.7 Khu xử lý CTR sinh hoạt

Khu xử lý CTR sinh hoạt (hoặc gọi là khu xử lý rác tập trung) là nơi được thành

phố quy định để tiếp nhận và xử lý CTR sinh hoạt của thành phố

2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẬN GÒ VẤP

2.3.1 Hệ thống quản lý hành chính CTR

Sở TNMT dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố và qua sự tham mưu của phòng

quản lý CTR ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cho UBND quận triển khai

thực hiện các hoạt động quản lý CTR trên địa bàn quận Công ty Dịch vụ Công ích và

HTX Quyết Thắng có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn quận dưới

sự chỉ đạo của UBND quận và quản lý chuyên môn của công ty MTĐT TP.HCM

Sự phối hợp về mặt quản lý hành chính của UBND phường và hướng dẫn chuyên

môn của công ty Dịch vụ Công ích đối với lực lượng thu gom rác dân lập chặt chẽ Hệ

thống quản lý hành chính trên địa bàn quận thể hiện ở sơ đồ hình 2.1

Hình 2.1 Sơ đồ quản lý nhà nước về QLCTR đô thị

Quản lý hành chính Quản lý chuyên môn Phối hợp thực hiện

HTX Quyết Thắng

Trang 18

Quy trình thu gom, vận chuyển CTR từ nguồn thải đến bãi xử lý thể hiện như hình 2.2 Hiện nay, hoạt động thu gom rác hộ dân phần lớn do HTX Quyết Thắng đảm trách, còn lại do công ty Dịch vụ Công ích và lực lượng thu gom rác dân lập tự do thu gom Các hoạt động như quét rác đường phố, rác chợ, vận chuyển rác từ các điểm hẹn

về bãi chôn lấp đều do công ty Dịch vụ Công ích đảm nhận

Hình 2.2 Quy trình thu gom CTR quận Gò Vấp 2.3.2 Nguồn gốc phát sinh và khối lượng CTR sinh hoạt quận Gò Vấp

Nguồn gốc phát sinh

CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận chủ yếu từ các nguồn khu vực dân cư, khu trung tâm thương mại, nhà hàng và cửa hàng ăn uống, khách sạn và nhà nghỉ, công sở, trường học, đường phố, các công trình công cộng và xây dựng

Khối lượng rác sinh hoạt

Hiện nay, mỗi ngày công ty Dịch vụ Công ích vận chuyển khoảng 110 – 120tấn rác sinh hoạt đến TTC Quang Trung, khoảng 130 – 140tấn rác sinh hoạt đến bãi chôn lấp Phước Hiệp Khối lượng rác công ty vận chuyển trong các năm vừa qua thể hiện trong bảng 2.2

Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi ngày trên địa bàn quận khoảng

250 – 260tấn bao gồm rác hộ dân (180 - 185tấn), rác chợ (25tấn), rác đường phố (35 – 40tấn), rác cơ quan, xí nghiệp (10tấn)

Đối với rác thải y tế, công ty Dịch vụ Công ích đảm trách thu gom trên toàn địa bàn quận rồi vận chuyển đến bệnh viện quận Gò Vấp Tại đây, rác thải sẽ được vận chuyển đến Bình Hưng Hòa để xử lý

(3)

(1): Lực lượng thu gom rác dân lập

(2): Công ty Dịch vụ Công ích quận Gò Vấp

(3): Xí nghiệp vận chuyển số 1 – Công ty MTĐT TP.HCM

(2)

(2)

Các nguồn (2) (2) (1)

Trang 19

Bảng 2.2 Khối lượng rác sinh hoạt trong các năm 2006-2009

Năm

TTC Quang Trung

Bãi chôn lấp

Gò Cát

Bãi chôn lấp Phước Hiệp Tổng Khối

lượng

Tỉ lệ (%)

Khối lượng

Tỉ lệ (%)

Khối lượng

Tỉ lệ (%)

2006 45.823 56,92 21.848 27,14 12.827 15,94 80.499

2007 38.358 45,44 12.973 15,37 33.069 39,19 84.401

Nguồn: Công ty Dịch vụ Công ích quận Gò Vấp năm 2010

2.3.3 Hệ thống lưu trữ CTR tại nguồn

Các hộ gia đình thường sử dụng bọc nylon hoặc các thùng nhựa, kim loại hoặc tre nứa…để chứa CTR Tình trạng lưu chứa CTR tại nguồn chưa tốt, do thói quen người dân để rác trước nhà trước giờ quy định đã tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển và phát sinh nước rỉ rác

Đối với những chợ tự phát, người dân buôn bán lấn chiếm lòng lề đường còn khá phổ biến dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi trên lề đường , vỉa hè Phần lớn các chợ khi dọn dẹp vệ sinh chỉ dừng lại ở khâu quét, thu gom CTR và rất ít khi thậm chí không rửa dọn điểm tập trung rác Nước rỉ rác không được rửa trôi nên mùi phát sinh từ điểm tập trung rác không được giải quyết triệt để sau mỗi ngày làm việc

Khu vực ven bờ sông thuộc phường 12, 15, 17 vẫn còn hiện tượng thải rác xuống hệ thống cống thoát, kênh rạch và sông gây ô nhiễm nguồn nước mặt Tại một

số điểm nóng như bãi đất trống chợ Thạch Đà (phường 14), khu vực đầu cầu Trường Đai (phường 13) việc thải, xả rác ước tính khối lượng thu gom được trên 20 tấn/tháng Riêng dọc trên các tuyến đường chính đã bố trí các thùng đựng rác, tuy nhiên các thiết

bị này thường xuyên bị hư, hỏng và bị mất cắp rất khó quản lý

2.3.4 Hệ thống thu gom CTR sinh hoạt

Rác sinh hoạt được thu gom chủ yếu bằng xe ba bánh, xe tự chế, xe tải nhẹ và rác chợ được thu gom bằng xe ép, sau đó tập kết tại 03 (ba) điểm hẹn để vận chuyển đến TTC 12B Quang Trung và bãi xử lý Phước Hiệp theo sự phân công của công ty MTĐT thành phố

Công tác thu gom rác hiện tại được thực hiện chủ yếu theo cách thủ công, người lao động tiếp xúc với rác thải trong một khoảng thời gian dài, việc thu gom rác từ các

hộ dân đưa lên xe ép kín được thực hiện bằng tay, trang bị bảo hộ lao động hầu như không có, xác suất tai nạn lao động và tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp tương đối cao Việc thu gom CTR sinh hoạt trên toàn địa bàn quận do ba lực lượng đảm nhận là công ty Dịch vụ Công ích, lực lượng thu gom rác dân lập bao gồm HTX Quyết Thắng

và lực lượng thu gom rác tự do:

Trang 20

- Công ty Dịch vụ Công ích thu gom 700 hộ dân trên 4 tuyến đường trọng điểm Quang Trung, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh với phương tiện thu gom là xe ba gác đạp, hiện tại phương tiện này đang dần được chuyển đổi sang loại xe tải nhẹ

- HTX thu gom CTR đô thị Quyết Thắng bao gồm 183 xã viên, đây là lực lượng lao động với thành phần khá phức tạp, người lao động với trình độ hiểu biết thấp, quy mô hoạt động nhỏ, trang thiết bị hầu hết là các xe tự chế Theo báo cáo, thời điểm đầu năm 2010, HTX Quyết Thắng đã thu gom rác 45.148 hộ dân trên địa bàn 16 phường với 147 phương tiện thu gom các loại như xe ba gác đạp (9 chiếc), xe ba gác máy (112 chiếc), xe lam (11 chiếc), xe cải tiến (2 chiếc), xe tải nhẹ (13 chiếc) Tất cả các phương tiện này đều do xã viên tự trang bị, tự quản

lý và việc thu gom không dựa trên một quy trình thu gom cụ thể nào

- Lực lượng thu gom rác tự do hoạt động thu gom tự phát, do từng cá nhân tự lập,

tự thuê mướn lao động Đây là một lực lượng lao động với thành phần phức tạp, chiếm 20 – 30% trong tổng số lực lượng tham gia thu gom rác sinh hoạt Lực lượng này không chỉ thu gom rác trên địa bàn quận mà còn thu gom rác tại các khu vực lân cận nên rất khó quản lý

Hiện trên địa bàn quận đã triển khai quyết định 548/2009/QĐ – TTg ngày 29/04/2009 về việc hỗ trợ đối với chủ sở hữu phương tiện có xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông khi chuyển đổi phương tiện hoặc chuyển đổi nghề Đối chiếu với quyết định 37/2009/QĐ-UBND, ngày 19/5/2009 quy định về việc cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba - bốn bánh (gọi tắt xe 3 – 4 bánh thô sơ) lưu thông trên địa bàn

TP thì 85% phương tiện thu gom rác dân lập không được phép lưu thông và phải giao nộp cho chính quyền địa phương thanh lý Theo nghị quyết 05/2008/NQ – CP ngày 04/02/2008 phiên họp thường kì tháng 1 năm 2008 thì các phương tiện thuộc diện đình chỉ tham gia giao thông không bao gồm phương tiện thu gom rác Chính vì vậy trong thời gian tới số phương tiện này vẫn được phép sử dụng để thu gom rác và các vấn đề

về môi trường như rác cơi nới quá cao, rác rơi vãi trong quá trình vận chuyển, nước rác rò rỉ vẫn chưa được cải thiện gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan

đô thị

2.3.5 Quét dọn đường phố

Công ty Dịch vụ Công ích phụ trách toàn bộ công tác quét dọn đường phố trên toàn địa bàn quận Gò Vấp với khối lượng bình quân 30 tấn/ngày Tổng diện tích quét dọn nhận khoán năm 2009 như sau:

- Ban ngày: 79.260.201 m2/năm

- Ban đêm: 390.137.841 m2/năm

- Tổng cộng: 469.397.841 m2/năm

- Tương đương: 1.263.107 m2/ngày

Trang 21

Thời gian làm việc được quy định ca ngày bắt đầu từ 10 giờ và kết thúc lúc 16

giờ, ca đêm bắt đầu từ 22 giờ và kết thúc lúc 06 giờ sáng hôm sau Công tác quét dọn

đường phố được phân ra làm 4 tổ vệ sinh chịu trách nhiệm phụ trách theo địa bàn đã

quy định và có quy trình quét dọn cụ thể với phương tiện xe thu gom là xe tải nhẹ

Bảng 2.3 Phân công công tác quét dọn rác đường phố Thành phần

Gò Vấp

Các phường 6,

10, 17, chợ Hạnh Thông Tây

Các phường 11,

13, 15, 16, chợ Xóm Mới, Hạnh Thông Tây

259.721,71 100.987,06

226.294,40 14.400,00

254.857,78 41.035,20

2.3.6 Hệ thống điểm hẹn, trạm trung chuyển

Hệ thống điểm hẹn

Công ty Dịch vụ Công ích tổ chức tiếp nhận rác trên một số điểm hẹn phân bổ

trên địa bàn quận, tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, dân cư phát triển nhanh…nên đa

số vị trí các điểm hẹn hiện nay không còn phù hợp, gây cản trở giao thông, gây ảnh

hưởng đến môi trường sống của nhân dân:

- Điểm hẹn trên đường Nguyễn Thái Sơn nằm trên chiều đường dành cho xe 2

bánh, cấm xe 4 bánh lưu thông, xe ép rác đậu ngay trên lòng đường gây cản trở

giao thông, thường xảy ra tai nạn nên khu quản lý giao thông đô thị số 1 đã đề

nghị dẹp bỏ

- Điểm hẹn khu vòng xoay Nguyễn Huy Điển thường xuyên nhận phản ánh của

người dân cư ngụ xung quanh, đồng thời tại khu đất trống kế bên chuẩn bị xây

trường học nên không thể sử dụng làm điểm hẹn ổn định

- Điểm hẹn trên đường Tân Sơn đối diện làng trẻ em SOS và trường học, Hội

đồng nhân dân thành phố đã đề nghị di dời đi nơi khác Đây là điểm hẹn trọng

điểm của toàn quận với khối lượng rác tiếp nhận nhiều nhất và là vị trí tập kết

sau cùng trước khi vận chuyển rác lên bãi xử lý Phước Hiệp vào lúc 16h Điểm

hẹn mới được chọn thay thế đặt tại trạm điện trên đường Cây Trâm, phường 8

Tuy nhiên, ngay khi khởi công xây dựng thì nhận phản ánh của người dân trong

khu vực nên đến nay điểm hẹn Tân Sơn vẫn chưa thể di dời được

Nhìn chung tình trạng vệ sinh tại các điểm hẹn chưa tốt, nhất là về mùa mưa dễ

phát tán mùi hôi, nước rỉ rác và tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển gây ảnh hưởng

Trang 22

rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng ở khu vực xung quanh Việc nhặt phế liệu tại đây của công nhân vệ sinh gây nên tình trạng hỗn loạn, vừa gây cản trở giao thông, vừa mất vệ sinh và mất vẻ mỹ quan đô thị

Hệ thống trạm trung chuyển

Trạm trung chuyển trên địa bàn quận Gò Vấp nằm tại số 12B Quang Trung do công ty MTĐT thành phố quản lý Trung bình mỗi ngày TTC tiếp nhận khoảng 120 – 130tấn rác sinh hoạt toàn địa bàn quận TTC tiếp nhận rác cả ngày nên lưu lượng phương tiện vận chuyển rác các loại ra vào thường xuyên gây cản trở giao thông và gây ô nhiễm cần di dời

2.3.7 Hoạt động tái sinh, tái chế

Các cơ sở thu mua phế liệu hoạt động tập trung chủ yếu gần khu vực các điểm hẹn và phần lớn tiếp nhận nguồn phế liệu từ các xe thu gom rác Các cơ sở này hoạt động tự phát với quy mô vừa và nhỏ, đủ thành phần các loại phế liệu và không được sắp xếp gọn gàng, trật tự, dễ phát sinh mùi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

2.3.8 Hệ thống vận chuyển

Công ty Dịch vụ Công ích phụ trách công tác vận chuyển rác sinh hoạt trên toàn địa bàn về TTC 12B Quang Trung và bãi xử lý Phước Hiệp với tổng cộng 39 công nhân Phương tiện vận chuyển cho đến thời điểm đầu năm 2010 được thống kê gồm 16

xe ép rác trong đó có 3 xe 2 – 5tấn, 13 xe 6 – 11tấn

2.4 HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY

2.4.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải rắn

Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 được Quốc hội thông qua luật số 52/2005/QH11 quy định về các nguyên tắc bảo vệ môi trường

Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc Quản lý chất thải rắn

Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc Quản lý chất thải rắn

Nghị quyết 32/2007/NQ – CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ ban hành về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông

Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với CTR

Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với CTR

Định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị: Tập 1 Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác ban hành kèm theo quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ xây dựng

Trang 23

Quyết định số 5299/2006/QĐ-UBND ngày 20/11/2006 của UBND TP Hồ Chí Minh về ban hành đơn giá dự toán cho công tác thuê bao quét, thu gom rác đường phố trên địa bàn TP.HCM

Văn bản số 2272/2008/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị

Thông tư 17/2005/TT-BXD ngày 01/11/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị

Thông tư 07/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình

Thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20/03/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản

lý chi phí dịch vụ công ích đô thị

Thông tư 03/2006/TT – BXD ngày 22/05/2006 của BXD về hướng dẫn, bổ sung

1 số nội dung của Thông tư số 06/2005/TT – BXD của BXD

Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND TP.HCM về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTR thông thường trên địa bàn TP.HCM

Quyết định 488/2008/QĐ TNMT – CTR ngày 13/08/2008 của Sở TN&MT về việc ban hành quy trình kỹ thuật quét dọn, thu gom rác đường phố bằng thủ công Quyết định 297/2007/QĐ - TNMT – CTR ngày 02/05/2007 của Sở TN&MT về việc ban hành quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, vận hành TTC chất thải rắn sinh hoạt

Nghị định 28/2010/NĐ – CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung

Nghị định 205/2004/NĐ – CP ngày 14/14/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước

2.4.2 Hiện trạng triển khai quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn quận

Gò Vấp

Hiện trạng triển khai quyết định 88 tại địa bàn quận Gò Vấp gặp rất nhiều bất cập Ngay khi quận triển khai thực hiện quyết định có hiệu lực ngày 01/05/2009 thì rất nhiều đường dây rác ngừng thu gom trên nhiều tuyến đường trên địa bàn quận đã gây hiện trạng rác bị ùn ứ nhiều ngày liên tục và cùng với lực lượng thu gom rác dân lập các tỉnh thành biểu tình tại UBND thành phố gây mất trật tự an ninh xã hội Quyết định 88 với nhiều góc nhìn như sau:

- Quyết định 88 dưới góc nhìn của UBND thành phố HCM

o Quyết định 88 ra đời nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước Hiện nay, mỗi năm thành phố phải chi khoảng 1000 tỷ đồng cho hoạt vệ sinh bảo vệ môi trường của thành phố và tốc độ tăng chi phí này vào khoảng 10 – 12%/năm,

Trang 24

trong đó hơn 300 tỷ đồng tiền trung chuyển và vận chuyển CTR từ nguồn phát sinh về các bãi chôn lấp

o Trong quá trình thực hiện quyết định 88, UBND phường và các đơn vị có chức năng phải tiến hành đăng ký hợp đồng thu gom với các chủ nguồn thải Công việc này sẽ hạn chế tối đa việc chủ nguồn thải xả rác bừa bãi nhằm “trốn” đóng tiền hàng tháng

o Lực lượng thu gom rác dân lập chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong lực lượng thu gom rác sinh hoạt toàn thành phố, tuy nhiên đa số là hoạt động tự phát và rất khó quản lý Quyết định 88 ra đời nhằm hạn chế hoạt động tự phát này và từ

đó định hướng lực lượng này tham gia vào đội ngũ rác công lập

- Quyết định 88 đứng về phía các đơn vị thu phí

o Đơn vị đi thu phí do UBND 16 phường, công ty Dịch vụ Công ích, đơn vị trúng thầu, đơn vị có tư cách pháp nhân khác đảm trách Các đơn vị này sẽ xác định khối lượng và định mức phí cho từng chủ nguồn thải theo biểu giá quy định Các đơn vị thực hiện thu phí tự trích giữ lại 5% - 10% trong tổng mức phí rác thải thu được, phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước

o Ngay khi triển khai việc thu phí, các đơn vị này nhận được phản hồi từ chủ nguồn thải và quyết liệt hơn là từ lực lượng thu gom rác dân lập Trên địa bàn quận đã xảy ra nhiều cuộc đình công ngưng không thu gom rác, nhưng nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của người đi thu phí nên cho đến nay việc thu phí vẫn chưa thể thực hiện được như dự kiến

- Quyết định 88 đối với người thu gom rác dân lập

o Theo phản ánh của lực lượng thu gom rác dân lập thì quyết định 88 đã ảnh hưởng đến quyền lợi của họ Người thu gom rác phải nộp lại phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường lên đến 20 – 25%/tổng mức phí rác thu được hàng tháng, số phí nhận lại không đủ trang trải đời sống sinh hoạt hàng ngày Vì vậy vào đầu tháng 06/2009, lực lượng này đã quyết định đình công tập thể, biểu tình trước UBND thành phố đòi công lý, ngoài ra còn dẫn đến xô xát với chính quyền địa phương và gây nhiều thương tích ảnh huorng đến tính mạng

o Hiện nay, lực lượng thu gom rác dân lập vẫn đứng ra trực tiếp thu phí vệ sinh nhưng nơi thu với mức phí cũ, nơi thu với mức phí như quy định tại quyết định 88 gây ra tình trạng bất bình ổn giá trong phí dịch vụ thu gom

Nhìn chung, quyết định 88/2008/QĐ – UBND của UBND thành phố chưa có tính khả thi và chưa thể thực hiện được Mục đích ban hành quyết định theo như nhận định của UBND thành phố là có cơ sở, nhưng từ khi ban hành đến nay, quyết định 88 đã phải điều chỉnh liên tục mà vẫn gặp rất nhiều vướng mắc trong công tác triển khai và thi hành

Trang 25

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 CƠ SỞ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG THU GOM

3.1.1 Cơ sở xác định trạm trung chuyển

Cơ sở xác định TTC căn cứ theo quyết định 297/2007/QĐ – TNMT – CTR của UBND thành phố ngày 02/05/2007 về việc ban hành quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, vận hành TTC CTR sinh hoạt

Vị trí TTC phải phù hợp với quy hoạch chung của ngành

Bố trí thời gian hoạt động TTC sao cho hạn chế tối đa tác động về tiếng ồn, mùi hôi và trật tự an toàn giao thông khu vực xung quanh

Sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo kín không gây ô nhiễm môi trường

Trong TTC phải có nội dung quy hoạch, đường kẻ chỉ dẫn hướng xe ra vào, đậu chờ trong trạm, đường kẻ quy định ranh khu vực tiếp nhận rác và các biển báo hiệu về phòng cháy chữa cháy theo quy định

Thời gian hoạt động

- Thời gian tiếp nhận rác: từ 6 giờ đến 24 giờ cùng ngày

- Thời gian vận chuyển rác: từ 13 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau

Quy định về hạ tầng kỹ thuật

- Tường rào bao quanh với chiều cao tối thiểu là 5m

- Nhà bao che kín toàn bộ khu vực tiếp nhận rác

- Mặt bằng được tráng bằng bê tông chịu được tải trọng của xe ra vào trạm

- Hệ thống thu nước mưa và thoát nước mưa

- Hệ thống thu nước rửa sàn, rửa xe và nước rỉ rác

- Hệ thống thu nước rác (nếu có), hệ thống xử lý mùi hôi khu tiếp nhận rác

- Trạm cân (đối với trạm ép tiếp nhận rác của nhiều quận huyện)

- Hệ thống cung cấp điện, nước, chiếu sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Cổng bảo vệ

3.1.2 Cơ sở xác định thời gian thu gom

Mục đích xác định thời gian thu gom

Phương thức thu gom CTR sinh hoạt được thực hiện dưới nhiều hình thức với nhiều loại phương tiện thu gom khác nhau như xe ba gác đạp, xe ba gác máy, xe lam,

xe tải nhẹ,…Căn cứ theo nghị quyết 32/2007/NQ – CP ngày 29/06/2007 và quyết định 37/2009/QĐ – UBND ngày 19/05/2009 thì các phương tiện thu gom như xe ba gác, xe

Trang 26

lam bị cấm lưu thông vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và gây mất mỹ quan đô thị Chính vì vậy tác giả không tiến hành khảo sát các loại phương tiện này làm cơ sở xác định thời gian thu gom

Hiện tại, công ty Dịch vụ Công ích và HTX Quyết Thắng đang dần chuyển đổi phương tiện thu gom sang loại xe tải nhẹ Suzuki thay thế cho xe lam và xe ba gác Trên địa bàn nhiều phường cũng đã triển khai đưa loại phương tiện này vào phục vụ cho công tác thu gom CTR sinh hoạt Tác giả tiến hành khảo sát cãch thức thu gom CTR sinh hoạt của xe tải nhẹ nhằm xác định tổng thời gian thu gom trong một chuyến,

số chuyến trong ngày, tổng số hộ được thu gom và số lượng công nhân trong một ca làm việc, từ đó lựa chọn phương án thu gom hợp lý nhất làm cơ sở xây dựng lộ trình thu gom một cách có hiệu quả

xe kéo, thời gian lên rác và thời gian nghỉ trong một chuyến làm việc

- Đếm số hộ dân được thu gom trong một chuyến

Xử lý số liệu khảo sát

- Tổng hợp tất cả số liệu ghi chép được trong quá trình khảo sát bằng excel

- Sử dụng công cụ tính toán bằng excel tính toán thời gian thu gom trung bình qua từng hộ, tổng thời gian thu gom của từng quy trình tác nghiệp thu gom

- So sánh từng quy trình tác nghiệp để chọn ra quy trình thu gom hợp lý về thời gian và số lượng công nhân cần thiết

3.1.3 Cơ sở vạch tuyến

Dựa trên bản đồ giấy phân vùng ranh giới của các phường 8, 9, 12, 14, tiến hành khảo sát số hộ dân từng phường bằng cách đếm trực tiếp số hộ nằm ngoài mặt tiền và

số hộ trong hẻm trên từng tuyến đường Từ đó làm cơ sở vạch tuyến thu gom cùng với

3 tiêu chí chất lượng đường , cự ly khoảng cách và thời gian

Trang 27

Thời gian

Trong vạch tuyến xác định rõ khoảng thời gian cụ thể cho toàn bộ quy trình thu gom và vận chuyển rác từ nguồn phát sinh đến bãi xử lý rác sao cho nằm trong khoảng thời gian quy định tránh gây cản trở giao thông và gây mất mỹ quan đô thị

Khoảng thời gian từ 8 giờ - 11 giờ sáng và 13 giờ - 16 giờ chiều là khoảng thời gian thích hợp tiến hành thu gom rác hộ dân và vận chuyển về TTC

Thời gian vận chuyển CTR từ TTC đến bãi xử lý trong khoảng thời gian từ 18 giờ - 5 giờ sáng hôm sau

3.2 CÔNG THỨC TÍNH TOÁN CHUNG

3.2.1 Đơn giá công nhân

Đơn giá ngày lương công nhân thực hiện công tác vệ sinh ban ngày bậc 4,5/7

Đơn giá = LCB * K1* ( 1 + K2) (3.1)

NLV Trong đó:

− LCB: Mức lương tối thiểu chung (VNĐ)

− K1: Hệ số lương cấp bậc 4,5/7

− K2: Hệ số ngành và khu vực

− NLV: Số ngày làm việc trong tháng

3.2.2 Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (C TL )

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính là khoản chi về tiền lương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của người điều khiển máy theo yêu cầu kỹ

thuật

Tiền lương thợ điều khiển máy được xác định phù hợp với mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến ở từng khu vực, tỉnh, theo từng loại thợ và điều kiện cụ thể của công trình, khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác

Trang 28

Công thức tính CTL:

CTL = Tiền lương cấp bậc + Các khoản lương phụ và phụ cấp lương (3.2)

Số công một tháng

Trong đó:

− Tiền lương cấp bậc là tiền lương tháng của thợ điều khiển máy

− Các khoản lương phụ và phụ cấp lương là tổng số các khoản lương phụ, phụ cấp lương tháng tính theo lương cấp bậc và lương tối thiểu, một số khoản chi phí có thể khoán trực tiếp cho thợ điều khiển máy

− Số công một tháng là số công định mức thợ điều khiển máy phải làm việc trong một tháng

− Thành phần, cấp bậc thợ (hoặc một nhóm thợ) trực tiếp vận hành máy được xác định theo yêu cầu của quy trình vận hành của từng loại máy, thiết bị và tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể

3.2.3 Đơn giá ca máy

Đơn giá ca máy được tính dựa vào thông tư 07/2007/TT-BXD như sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CCPK (3.3)

Trong đó:

− CCM : Chi phí ca máy (VNĐ/ca)

− CKH : Chi phí khấu hao (VNĐ/ca)

− CSC : Chi phí sửa chữa (VNĐ/ca)

− CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng (VNĐ/ca)

− CCPK: Chi phí khác (VNĐ/ca)

Chi phí khấu hao (C KH )

Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của máy và thiết

bị thi công trong thời gian sử dụng, được xác định theo công thức:

CKH = (Nguyên giá – Giá trị thu hồi) * Định mức khấu hao năm (3.4)

Số ca năm

Trong đó:

− Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đến thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy, thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy

Trang 29

Nguyên giá để tính giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với loại máy đưa vào thi công xây dựng công trình và điều kiện cụ thể của công trình

− Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy và thiết bị sau khi thanh lý được tính trước khi xây dựng giá ca máy và được xác định như sau: Giá trị thu hồi đối với máy và thiết bị có nguyên giá từ 10.000.000 VNĐ (mười triệu đồng) trở lên thì được tính nhỏ hơn (hoặc bằng) 5% giá tính khấu hao Không tính giá trị thu hồi với máy và thiết bị có nguyên giá nhỏ hơn 10.000.000 VNĐ (mười triệu đồng)

− Định mức khấu hao năm là định mức về mức độ giảm giá trị bình quân của máy do hao mòn (vô hình và hữu hình) sau một năm sử dụng Định mức khấu hao năm tính theo tỷ lệ % so với giá trị phải khấu hao (nguyên giá trừ giá trị thu hồi)

Định mức khấu hao năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với tuổi thọ kinh tế của máy và thời gian sử dụng của từng loại máy tại công trình

− Số ca năm là số ca máy làm việc bình quân trong một năm được tính từ số ca máy làm việc trong cả đời máy và số năm trong đời máy Trong quá trình tính giá ca máy, số ca năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với đặc tính và quy trình vận hành của từng loại máy, khối lượng thi công của công trình, quy

mô công trình, tiến độ thi công và các điều kiện cụ thể khác

Chi phí sửa chữa (C SC )

Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi để sửa chữa, bảo dưỡng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy

Công thức tính CSC:

CSC = Nguyên giá * Định mức sữa chữa năm (3.5)

Số ca năm

Trong đó:

− Nguyên giá, số ca năm: như nội dung trong chi phí khấu hao

− Định mức sửa chữa năm: được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy và các quy định có liên quan tương ứng với số ca năm Trong Định mức sửa chữa năm chưa tính chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy và thiết bị

có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của đối tượng công tác như cần khoan, mũi khoan

Chi phí nhiên liệu, năng lượng (C NL )

Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các

Trang 30

loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động

cơ lai, dầu truyền động

Công thức tính CNL:

CNL = CNLC + CNLP (3.6)

Chi phí nhiên liệu năng lượng chính (C NLC)

CNLC = Định mức nhiên liệu năng lượng * Giá nhiên liệu năng lượng

Trong đó:

− Định mức nhiên liệu, năng lượng (lít/ca, kWh/ca, m3/ca): định mức tiêu hao các loại nhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra động lực cho máy làm việc trong một ca

− Giá nhiên liệu, năng lượng: giá (trước thuế) các loại xăng, dầu, điện hoặc khí nén (đ/lít, đ/kWh, đ/m3) tính theo mức giá tại thời điểm tính và khu vực xây dựng công trình

Chi phí nhiên liệu, năng lượng phụ (C NLP )

− Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy và thiết bị để thực hiện một

số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện và kết cấu xây dựng, ) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng này đã tính trong định mức dự toán (hao phí vật liệu) thì không tính trong giá ca máy

− Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với lượng nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong ca và giá nhiên liệu, năng lượng trên thị trường ở từng thời điểm

Chi phí khác (C CPK )

Chi phí khác được tính trong giá ca máy là các khoản chi đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình

Trang 31

Công thức tính CCPK:

CCPK = Nguyên giá x Định mức chi phí khác năm (3.8)

Số ca năm

Trong đó:

− Nguyên giá, số ca năm: như nội dung trong chi phí khấu hao

− Định mức chi phí khác năm: là mức chi phí có liên quan phục vụ cho các hoạt động của máy trong một năm được tính theo tỷ lệ % so với nguyên giá, gồm: + Bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng

+ Bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy

+ Đăng kiểm các loại

+ Di chuyển máy trong nội bộ công trình

+ Các khoản chi phí khác có liên quan đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình

− Định mức chi phí khác năm tối đa của từng nhóm máy được quy định như sau: + Cần cẩu nổi: 7%

+ Máy vận chuyển ngang, máy chuyên dùng trong thi công hầm, cần trục tháp, cẩu lao dầm, xe bơm bê tông tự hành, máy phun nhựa đường , các loại phương tiện thuỷ: 6%

+ Máy cầm tay, tời điện, pa lăng xích, máy bơm nước chạy điện có công suất nhỏ hơn 4 kW, máy gia công kim loại, máy chuyên dùng trong công tác khảo sát xây dựng, đo lường, thí nghiệm: 4%

+ Các loại máy khác: 5%

Phí quản lý chung

Chi phí quản lý chung là chi phí cho bộ máy quản lý và bộ phận phụ trợ, chi phí phục vụ quản lý sản xuất chung, chi phí phục vụ công nhân (chưa tính trong chi phí nhân công trực tiếp), chi trả lãi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tiền

ăn giữa ca, các khoản phí, lệ phí và các khoản chi phí khác Chi phí quản lý chung chưa bao gồm chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng (nếu có)

Chi phí quản lý chung trong giá dự toán dịch vụ công ích đô thị được xác định bằng tỷ lệ % so với chi nhân công trực tiếp để thực hiện một khối lượng công tác dịch

vụ công ích đô thị Cụ thể đối với loại dịch vụ là thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị tại TP.HCM thì phí quản lý chung có tỷ lệ là 58%

Trường hợp khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị có chi phí sử dụng máy

và thiết bị > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được tính bằng 2,5% chi phí sử dụng xe máy và thiết bị (Theo thông tư 06/2008/TT-BXD)

Trang 32

Khối lượng hao phí

Định mức hao phí là số lượng vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị cần thiết

để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Định mức hao phí được quy định trong văn bản số 2722/2008/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng

Khối lượng hao phí là số lượng vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị cần thiết để hoàn thành một khối lượng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Khối lượng hao phí được tính dựa trên định mức hao phí

− Đ: Đơn vị tính, tùy vào mỗi bảng định mức mà có các đơn vị tính khác nhau

− MT: Khối lượng công tác cần phải hoàn thành

3.2.4 Thành tiền trước thuế

Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

Di chuyển xe gom rác dọc ngõ, gõ kẻng và thu rác nhà dân

Thu nhặt các túi rác hai bên ngõ, đứng đợi người dân bỏ túi rác lên xe gom Đẩy xe kéo thu gom trong các hẻm nhỏ

Dùng chổi, xẻng xúc dọn các mô rác dọc ngõ xóm (nếu có) lên xe gom

Đối với những ngõ rộng, có vỉa hè, rãnh thoát nước, dùng chổi, xẻng tua vỉa, rãnh

và xúc lên xe gom

Dùng chổi quét, gom rác trên hè, trên ngõ

Vận chuyển về địa điểm qui định

Đảm bảo an toàn giao thông

Trang 33

Vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành qui định về vệ sinh

Vệ sinh dụng cụ, phương tiện thu gom rác, cất vào nơi quy định

− M: Khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày)

− m: Khối lượng rác bình quân mỗi hộ (kg/ngày)

− P: Tải trọng xe thu gom (kg)

− ρ: Trọng lượng riêng của rác (kg/m3)

Số hộ được thu gom trong 1 chuyến

m

− h: Số hộ được thu gom trong 1 chuyến (hộ)

Thời gian hoạt động của mỗi chuyến xe

Thđ = Tg + Td + T1 +Tv + Tc (3.16)

Trong đó:

− Thđ: Thời gian hoạt động trung bình mỗi chuyến thu gom (phút)

Trang 34

− Tg : Thời gian gom rác tại mỗi hộ (phút)

− Td: Thời gian di chuyển qua các hộ gom trong 1 chuyến (phút)

− T1: Thời gian đưa rác lên xe (phút)

− Tv: Thời gian vận chuyển trên đường (phút)

− Tc:Thời gian chết (phút)

Số chuyến hoạt động mỗi xe trong 1 ngày

ThdTrong đó:

− n: Số chuyến hoạt động (chuyến/ngày)

− Tlv: Thời gian làm việc (giờ/ngày)

− Thđ: Thời gian hoạt động (giờ/ngày)

Khối lượng rác được thu gom trong vòng đời mỗi thiết bị

Trong đó:

− Mtb: Khối lượng rác được thu gom trong vòng đời thiết bị (tấn)

− Tkh: Thời gian khấu hao của vật tư, vật liệu, thiết bị (ngày)

Định mức hao phí vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị để hoàn thành công tác thu gom cho 1 tấn rác (M Đ )

Khối lượng hao phí

Trong đó:

− MH: Khối lượng hao phí thành phần

− M: Khối lượng rác phát sinh (kg, tấn)

3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTR TỪ TTC VỀ BCL

3.4.1 Thành phần công việc

Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

Di chuyển phương tiện đến điểm thu rác

Nạp rác từ các xe thô sơ hoặc các thùng chứa rác vào thùng ép

Mtb

Trang 35

Thu gom, quét dọn rác rơi vãi lên thùng ép

Điều khiển nạp rac đến lúc rác đầy thùng ép kín

Điều khiển xe về bãi đổ rác

Cân và đổ rác tại bãi đổ rác

Tiếp tục công tác đến hết ca làm việc

Hết ca di chuyển xe về địa điểm tập kết xe và vệ sinh phương tiện, giao ca

3.4.2 Bảng định mức

Căn cứ vào bảng MT2.05.00 QĐ 2272/2008/BXD-VP công tác thu gom rác sinh hoạt bằng xe tải chở thùng rác ép kín (hooklip) với cự ly thu gom và vận chuyển bình quân 30 km

Bảng 3.1 Bảng định mức cho công tác vận chuyển CTR từ TTC đến BCL

Đơn vị tính: 1 tấn rác

Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng

Công tác thu gom rác sinh

2/ Máy thi công

3.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ CHO CÔNG TÁC XỬ LÝ CTR

Chi phí xử lý cho một tấn CTR tại BCL Phước Hiệp năm 2009 là 15 USD, tính theo đơn vị tiền tệ Việt Nam thì chi phí xử lý là 15 * 18.000 = 270.000 VNĐ/tấn (1 USD = 18.000 VNĐ) Tổng chi phí cho công tác xử lý CTR được tính như sau:

Trang 36

3.6 DỰ TOÁN KINH TẾ

Căn cứ theo thông tư 06/2008/TT – BXD ngày 20/03/2008 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn chi phí quản lý dịch vụ công ích đô thị, dự toán chi phí dịch vụ công ích được xác định như sau:

xử lý rác

+

Đơn giá của từng loại công tác dịch vụ thu gom, vận chuyển,

xử lý rác

) +

Chi phí quản

lý chung

+

Lợi nhuận định mức

Trang 37

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

4.1.1 Kết quả khảo sát

Công tác thu gom rác của xe tải nhẹ

Qua quá trình khảo sát cách thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xe tải nhẹ, kết quả thu được như sau:

Xe tải nhẹ số lượng nhân công 2 người (loại 1)

Thời gian tiến hành khảo sát ngày 10/04/2010, địa điểm phường 6

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát công tác thu gom rác của xe tải nhẹ

8:00:00 120 1080 0 20 Thu gom hai bên đường

8:20:00 15 600 0 10 Thu gom nhà hàng, quán ăn 8:30:15 25 845 0 15 Thu gom hai bên đường

8:45:00 40 760 20 10 Thu gom hai bên đường

8:58:40 43 517 0 12 Thu 1 bên đường

9:08:00 30 190 0 14 Thu gom trong hẻm

9:16:11 30 223 0 9 Thu hộ dân, trường học

9:20:24 40 176 0 10 Thu gom mặt tiền

9:24:00 60 300 30 15 Thu gom mặt tiền

9:30:30 60 150 0 10 Thu gom mặt tiền

9:34:00 60 260 0 15 Thu gom mặt tiền

9:51:00 20 140 120 5 Thu gom cửa hàng, hộ dân9:54:00 30 470 0 20 Thu gom trong hẻm

10:04:00 30 135 60 7 Thu gom mặt tiền

10:07:45 30 930 0 34 Thu trong hẻm bằng xe kéo10:23:10 20 110 45 3 Thu gom trường học, hộ dân10:26:05 30 1180 180 46 Thu trong hẻm bằng xe kéo10:49:01 10 957 0 47 Thu trong hẻm bằng xe kéo11:05:08 71 1079 0 58 Thu trong hẻm bằng xe kéo11:24:18 300 240 Đầy xe, di chuyển về điểm Nguyễn Huy Điển

Thành phần công việc:

Trang 38

- Một công nhân đảm nhận chuyên biệt việc phân loại rác trên xe

- Một công nhân đảm nhận vận hành xe, thu gom rác, phân loại rác sơ bộ

- Số hộ thu được 401 hộ, tổng thời gian làm việc 3 giờ 35 phút

Xe tải nhẹ số lượng nhân công 3 người (loại 2)

Thời gian tiến hành khảo sát ngày 11/04/2010, địa điểm khu phố 12 phường 12

Bảng 4.2 Kết quả khảo sát công tác thu gom rác của xe tải nhẹ Thời gian

Thu gom rác

Xe di chuyển

Lên rác

Phân loại

Thời gian nghỉ

Số hộ Trực

tiếp

Xe kéo

Trang 39

Thành phần công việc:

- Một công nhân đảm nhận chuyên biệt việc phân loại rác trên xe

- Một công nhân đảm nhận việc vận hành xe và thu gom rác mặt tiền

- Một công nhân đảm nhận công việc thu gom rác mặt tiền và trong hẻm

- Số hộ thu được 470 hộ, tổng thời gian thu gom 2 giờ 18 phút

Xe tải nhẹ số lượng nhân công 4 người (loại 3)

Thời gian tiến hành khảo sát ngày 13/04/2010, địa điểm khu phố 7, phường 14

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát công tác thu gom rác của xe tải nhẹ

Thời gian

Thu gom rác

Xe di chuyển

Xuống rác

Lên rác

Phân loại

Thời gian nghỉ

Số hộ Trực

tiếp

Xe kéo

- Một công nhân đảm nhận chuyên biệt vận hành xe

- Một công nhân đảm nhận chuyên biệt phân loại rác trên xe

Trang 40

- Hai công nhân đảm nhận công việc thu gom rác mặt tiền và trong hẻm Việc thu gom rác trong hẻm bằng xe kéo được thực hiện một phần trong khi xe vận chuyển

ra điểm hẹn để rút ngắn thời gian thu gom và sử dụng điểm tập kết đổ rác

- Số hộ thu được 501 hộ, tổng thời gian thu gom 2 giờ 5 phút

Thời gian thu gom rác trung bình cho một hộ

Kết quả xác định thời gian lấy rác, thời gian đưa rác lên xe tải nhẹ, thời gian di chuyển trung bình qua mỗi hộ cho 50 hộ trong tổng số 1.372 hộ được khảo sát như sau:

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát thời gian thu gom rác trung bình 1 hộ

Thời gian (giây) STT Lấy rác Di chuyển

qua các hộ Lên rác STT Lấy rác

Di chuyển qua các hộ Lên rác

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w