Trong nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh.. Một thành phố không hay ít cây xanh, công viên,
Trang 1TRẦN NGỌC THÀNH
THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU PHỨC HỢP TÂN BÌNH
678 ÂU CƠ, PHƯỜNG 14, QUẬN TÂN BÌNH,
Trang 2THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU PHỨC HỢP TÂN BÌNH,
678 ÂU CƠ, PHƯỜNG 14, QUẬN TÂN BÌNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : TS ĐINH QUANG DIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3và tiếp thu những kiến thức mới
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đinh Quang Diệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin cảm ơn ban quản lý công ty cổ phần bất động sản Hồng Lạc,
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể thu thập những tài liệu có liên quan cho việc thực hiện đề tài
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn nhất đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi để tôi có thêm tự tin hoàn thành tốt đề tài
Thủ Đức, ngày 1 tháng 6 năm 2012
Sinh Viên
TRẦN NGỌC THÀNH
Trang 4
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu "Thiết kế cảnh quan khu phức hợp Tân Bình, 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh" được tiến hành tại công ty Bất Động Sản Hồng Lạc, 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 01/01/2012 đến 31/06/2012
Kết quả thu được:
- Đưa ra ý tưởng thiết kế
- Bảng danh mục các loài cây đề xuất được sử dụng trong thiết kế
- Báo cáo thuyết minh
Trang 5
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Những khái niệm 3
2.1.1 Cảnh quan là gì? 3
2.1.1 Thiết kế cảnh quan 3
2.2 Tổng quan tài liệu 4
2.2.1 Một số nguyên tắc phối kết cây xanh 4
2.2.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh 5
2.2.3 Các loại vật liệu lát nền thường dùng trong cảnh quan 6
2.2.4 Những công trình tương tự đã thiết kế 8
2.3 Tổng quan về khu vực thiết kế 8
2.3.1 Vị trí khu đất xây dựng 8
2.3.2 Hiện trạng khu đất 10
2.3.2.1 Bản vẽ hiện trạng công trình, cây xanh 10
2.3.2.2 Loại công trình và cây xanh hiện hữu 11
2.3.3 Khí hậu và thời tiết khu vực thiết kế 13
2.3.3.1 Khí hậu 13
2.3.3.2 Nhiệt độ 13
2.3.3.3 Gió 13
Trang 6
2.3.3.4 Ánh sáng 14
2.4 Nhận định 14
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Mục tiêu 15
3.2 Nội dung 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Công tác chuẩn bị 15
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 16
3.3.3 Phương pháp tham khảo tài liệu 16
3.3.4 Phương pháp thiết kế 16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Phân tích hiện trạng 17
4.2 Phương án phân khu chức năng 17
4.3 Ý tưởng thiết kế 18
4.4 Đề xuất mạng lưới giao thông 20
4.5 Thuyết minh thiết kế 21
4.5.1 Lối vào quảng trường 21
4.5.2 Quảng trường 22
4.5.3 Hồ nước khu ngoạn cảnh 23
4.5.4 Hồ nước dành cho khu người lớn tuổi 24
4.5.5 Khu vui chơi dành cho thiếu nhi 26
4.5.6 Tiểu cảnh "Người Mẹ Tảo Tần" 26
4.5.7 Tiểu cảnh chủ đề "Đoàn Tụ" 27
4.5.8 Tiểu cảnh chủ đề "Mẹ Tròn Con Vuông" 28
4.6 Đề xuất các chủng loại cây trồng cho khu vực thiết kế 28
4.6.1 Tiêu chí môi trường 28
4.6.2 Tiêu chí sinh học 29
Trang 7
5.1 Kết Luận 33 5.2 Đề nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 8
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9
DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG
Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của phương án thiết kế 18 Bảng 4.2: Danh mục đề xuất cây che bóng 30 Bảng 4.3:Danh mục đề xuất cây bụi, dây leo, cây phủ nền 31
Trang 10
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1: Vị trí xây dựng khu phức hợp Tân Bình 9
Hình 2.2: Sơ đồ tương quan vị trí của khu phức hợp và các địa điểm quan trọng 10
Hình 2.3: Bản vẽ hiện trạng công trình và cây xanh 11
Hình 2.4: Ảnh chụp hiện trạng 12
Hình 2.5: Ảnh chụp hiện trạng 12
Hình 4.1: Phân khu chức năng 17
Hình 4.2: Phối cảnh tổng thể 19
Hình 4.3: Hệ thống đường trong công viên 21
Hình 4.4: Phối cảnh lối vào 22
Hình 4.5: Phối cảnh quảng trường 22
Hình 4.6: Phối cảnh hồ nước 23
Hình 4.7: Phối cảnh cầu 24
Hình 4.8: Phối cảnh hồ nước 25
Hình 4.9: Phối cảnh cây đa 25
Hình 4.10: Phối cảnh khu thiếu nhi 26
Hình 4.11: Phối cảnh "Người Mẹ Tảo Tần" 27
Hình 4.12: Phối cảnh Đoàn Tụ 27
Hình 4.13: Phối cảnh"Mẹ Tròn Con Vuông" 28
Trang 11
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị Trong nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh
tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh Càng ngày người ta càng khám phá ra các gía trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội Ngoài các gíá trị đã được biết đến như cung cấp ô-xy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu, còn rất nhiều giá trị khác mà người ta không thể ngờ tới Chẳng hạn, công viên cây xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công viên cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư khác nhau về dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ nhau, trò chuyện, chia sẻ và thấu hiểu nhau hơn Một khu dân cư không thể được coi là “sống
được” nếu không có cây xanh
Trong xã hội đô thị, con người luôn sống thường trực trong tình trạng bị
“căng kéo” và “dồn nén” Vì thế, cần phải tìm ra cách thức để giải tỏa Một trong những cách thức đó là công viên, cây xanh, không gian công cộng
Người ta có thể chấp nhận một thành phố không có khách sạn 5 sao, nhưng không thể chấp nhận một thành phố trần trụi, không có cây xanh Một thành phố không (hay ít) cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn dạo chơi bị coi là thành phố thiếu sức sống, không có “hồn” và hơn cả là thiếu không gian văn hoá
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế xã hội của cả nước thì diện tích mảng xanh, không gian sống của con người lại càng ít Do đó, nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như rèn luyện sức khoẻ trở thành nhu cầu bức thiết của người dân thành phố
Khu phức hợp Tân Bình, 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, thành phố
Hồ Chí Minh có diện tích tổng thể là 3ha, với diện tích dành cho mảng xanh là 1,3ha là một mô hình điển hình về sự kết hợp không gian sống trong nhà kết hợp
Trang 12Việc thiết kế cảnh quan cho khu phức hợp Tân Bình là cần thiết vì đây là một không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt là chủ yếu nên phải có cảnh quan đẹp để ngắm nhìn, có không gian để thư giản, có bầu không khí trong lành để hít thở Hơn nữa một công trình đẹp và đồ sộ phải gắn liền với một cảnh quan tương xứng mới tạo nên một vẻ đẹp hoàn mỹ nhất
Khu phức hợp Tân Bình đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xét chọn phương án thiết kế kiến trúc và sẽ tiến hành khởi công vào năm 2013 vì vậy việc thiết kế mảng xanh là cần thiết để có thể hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào sử dụng
Trang 13Theo các nhà kiến trúc cảnh quan, phong cảnh là thuật ngữ từ tiếng Pháp, chỉ một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất định Đó là những phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau.Còn cảnh quan là thuật ngữ tiếng Đức chỉ một tổ hợp phong cảnh có thể khác nhau, nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cảnh quan chung của địa phương.Như vậy về mặt không gian, phong cảnh nhỏ hơn cảnh quan (dẫn theo Hàn Tất Ngạn, 1996)
(http://leh.hcmuaf.edu.vn/contents.php?stt=2604&ur=leh)
2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Một số nguyên tắc phối kết cây xanh
Theo Hàn Tất Ngạn (1996) cây xanh có thể phối kết theo một số nguyên tắc sau:
Trang 14- Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ Thành phần khóm cây có thể là thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây bụi Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố trí và tạo hình khóm cây rất đa dạng Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại hay tạo cảm giác sinh động bằng cách tổ chức trong khóm cây có màu sắc
và cấu trúc chủ đạo, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kỳ nở hoa khác nhau
để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa
- Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý lớn do tính chất trang trí của chúng, màu sắc rực rỡ của chúng đập vào mắt người xem
Trang 15
- Cỏ
Thảm cỏ là yếu tố thiết yếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền tạo
nên sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa để tạo nên giá trị cảnh quan
cho khu du lịch
2.2.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh
Dẫn theo Chế Đình Lý (1997), cây xanh có thể bố trí theo các nguyên tác sau:
- Sự đơn giản
Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu màu
sắc Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã
- Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc Cảnh quan sẽ tránh được
sự buồn tẻ và kích thích người xem
- Sự nhấn mạnh
Đó là một cánh hoạt định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, các điểm
nhấn của công trình
- Sự cân bằng
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng
không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cân bằng cùng kích thước sẽ
mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng
- Sự liên tục
Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng kết cấu hoặc màu sắc Nó
cũng có thể được tạo từ những tổ hợp của mỗi loại
Trang 16
- Sự cân đối
Một bản đồ thiết kế hoa viên được phác thảo với một tỉ lệ thực địa Gồm có
tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối Được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải đảm
bảo các nguyên tắc cấu trúc cây xanh
2.2.3 Các loại vật liệu lát nền thường dùng trong cảnh quan
Đã qua rồi cái thời của nền bê tông hay những con đường trải sỏi bởi các loại vật liệu lát nền ngày càng đa dạng và phong phú hơn rất nhiều về chủng loại, chất liệu, màu sắc, công năng và giá cả Điều này giúp cho người thiết kế và chủ đầu tư
có thêm nhiều lựa chọn sao cho phù hợp nhất với yêu cầu thiết kế cũng như ngân sách hay đơn giản chỉ là sở thích hoặc theo xu thế
Sau đây là một số loại vật liệu lát nền trong các công trình hạ tầng cảnh quan thường dùng:
-Gạchviên
Gạch viên có thể được lát theo nhiều hoa văn trang trí khác nhau thông qua
sự kết hợp giữa các màu nâu đỏ, xanh xám đến nâu xám v.v… Gạch viên thích hợp
để lót ở các bề mặt ít chịu lực vì chúng rất dễ rạn nứt hoặc bể Ngoài ra, loại vật liệu này chỉ thích hợp ở nơi có khí hậu khô ráo vì chúng rất dễ bị rêu bám ở những vùng
có khí hậu ẩm ướt, từ đó rất dễ gây trơn trượt
Trang 17
- Đá granit dạng tấm
Đá granit có độ bóng, cứng và khả năng chịu lực cao nên cũng rất thích hợp
để sử lát nền trong sân vườn Một ưu điểm khác của chúng nữa chính là màu sắc cực kỳ đa dạng và sang trọng, từ đen, xanh lá cây, hồng, đỏ, kem… trong khi một
số khác lại có thêm các đường sọc và các đốm chấm Bề mặt lát đá granit nhìn có thể rất sang trọng, ấm cúng, hiện đại hoặc cổ điển là tùy thuộc vào cách phối màu Ngoài ra, chúng không dễ bị vấy bẩn và rất dễ dàng lau chùi
-Đá Cẩm Thạch
Là loại vật liệu khá phổ biến ở vùng nhiệt đới, đá cẩm thạch được nhiều người yêu thích bởi chúng có nhiều màu và đường vân tuyệt đẹp Một khi được đánh bóng lên thì vẻ đẹp của đá càng được tôn lên mấy phần Loại đá cẩm thạch tự nhiên có giá khá cao vì vậy có thể nghĩ đến phương án thay thế là sử dụng đá cẩm thạch bằng composit nếu ngân sách hạn chế
- Đá Sa Thạch
Được tạo thành từ các hạt khoáng chất nhỏ, đá cát kết (sa thạch) khá dễ cắt
và lát nền Sa thạch có màu vàng, trắng, hồng và có thêm vệt, sọc… Khi bị ướt, màu của đá trở nên sẩm hơn
- Gỗ ván sàn ngoài trời
Gỗ cứng, chẳng hạn như Ballau và gỗ sồi, là một sự lựa chọn phổ biến để lót sàn Ván sàn gỗ có thể được nhuộm màu hoặc đánh vẹc ni để tang giảm độ sáng tối Nếu được bảo trì tốt, gỗ ván sàn có thể bền đến 20 năm Ván sàn gỗ mang đến cảm giác gần gũi, ấm cúng, rất sang trọng hoặc cũng có thể rất dân dã
- Nhựa ván sàn ngoài trời
Nếu bạn đang tìm kiếm một vật liệu khác thay thế cho loại ván sàn bằng gỗ thì có thể nghĩ đến nhựa ván sàn ngoài trời bởi chúng cũng có vẻ đẹp và độ bền gần với gỗ tự nhiên Được làm từ chất thải tái chế, nhựa ván sàn có thể chống chọi với mọi điều kiện thời tiết, chịu được tia cực tím, không bị mối mọt và ít cần bảo quản
- Sỏi
Trang 182.2.4 Những công trình tương tự đã được thiết kế
Mai Thị Nguyệt Vinh (2011) đã thiết kế cảnh quan khu phức hợp căn hộ khách sạn và du lịch dịch vụ ven biển Hồ Xanh, bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng
Đỗ Thị Ngọc Anh (2011) đã thiết kế mảng xanh cho khu tái định cư Vạn Thái, quận 8-tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Hồng Nhạn (2011) đã thiết kế cảnh quan công viên khu bảo tàng Điện Bàn-Quảng Nam
Qua tham khảo thiết kế của các tác giả nêu trên, cho thấy thiết kế cảnh quan
là một công viêc đòi hỏi người thiết kế phải nắm bắt các nguyên lý kiến trúc kết hợp với vốn kiến thức về cây xanh thật vững chắc bên cạnh việc am hiểu các kiến thức đời sống xã hội để có thể tạo nên một tác phẩm cảnh quan hoàn hảo
2.3 Tổng quan về khu vực thiết kế
2.3.1 Vị trí khu đất xây dựng
Khu đất nghiên cứu thiết kế có đặc điểm:
Phía Đông, phía Bắc, phía Tây, phía Nam giáp với khu dân cư hiện hữu
Trang 19
Hình 2.1 Vị trí xây dựng khu phức hợp Tân Bình
Từ hình ảnh vệ tinh cho thấy đây là khu đất nằm ở vị thế đắt địa, bốn mặt đều tiếp giáp với các con đường lớn rất thuận tiện cho giao thông
Khảo sát ta thấy được rằng từ khu phức hợp đến các địa điểm chính trong thành phố cũng rất thuận tiện, tính theo đường chim bay thì khu phức hợp cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 2.7 km, cách bệnh viện quân đội 175 khoảng 5km, cách Đầm Sen khoảng 2.2km …
Trang 20
Hình 2.2 Sơ đồ tương quan vị trí của khu phức hợp và các địa điểm quan trọng
2.3.2 Hiện trạng khu đất
2.3.2.1 Bản vẽ hiện trạng công trình, cây xanh
Trang 21
Hình 2.3 Bản vẽ hiện trạng công trình và cây xanh 2.3.2.2 Loại hình công trình và cây xanh hiện hữu
-Chủ yếu là hệ thống nhà kho, nhà xưởng
-Hệ thống giao thông nội bộ chủ yếu là đường đất
-Cây xanh chủ yếu là cây bụi mọc hoang, cỏ dại và có ít những cây gỗ mọc thưa thớt (Cây bàng, trứng cá)
Trang 23tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau
Theo số liệu đo được của trạm Tân Sơn Hoà thì:
Lượng mưa trung bình năm : 1979 mm (2009) Lượng mưa cao nhất : 2718mm (1908) Lượng mưa thấp nhất : 1932mm (1958)
Số ngày mưa bình quân năm : 159 ngày
Độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa: 80%, và xuống thấp vào mùa khô: 74,5% Độ ẩm không khí bình quân một năm: 76,4%(2009) (dẫn theo Huỳnh Thị Phương Loan, 2011)
2.3.3.2 Nhiệt độ
Cũng theo trạm khí tượng Tân Sơn Hoà thì nhiệt độ ở thành phố Hồ Chí Minh ít thay đổi giữa các tháng trong năm:
- Nhiệt độ bình quân năm : 28,1 °C (2009)
- Nhiệt độ cao tuyệt đối : 35,8 °C(2007)
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 23,0 °C(2007) (dẫn theo Huỳnh Thị Phương Loan, 2011)
2.3.3.3 Gió
Địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió Tây – Tây Nam (gió mùa Tây Nam) từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, thổi vào mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, thường thổi mạnh nhất vào tháng 7-8 gây ra mưa
Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, thổi vào mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4, thổi mạnh nhất vào tháng 2-3, làm tăng lượng bốc hơi Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s (dẫn theo Huỳnh Thị Phương Loan, 2011)