Tiểu luận môn kế hoạch hóa - đánh giá thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế giai đoạn 2001 -2010.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyênmôn hoá một cách sâu sắc Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của mộtnước Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơnmức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó nếu thực hiệnchế độ tự cung tự cấp không buôn bán
Ngày nay, Thương mại quốc tế còn là công cụ để hội nhập nền kinh tế các nướcvà hình thành kinh tế toàn cầu với một không gian rộng lớn, nhờ đó hiệu quả kinh tế xãhội không ngừng tăng lên làm tăng chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới cũng như ởmỗi quốc gia.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam đang thựchiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu Nhà nước đã chủ trương đẩymạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là tiền đề để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, làmũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nướcta Để quá trình thực hiện hành động chiến lược không bị chệch hướng thì việc nghiêncứu và có một kế hoạch xuất khẩu hợp lí là điều không thể thiếu trong tiến trình hộinhập kinh tế thế giới nói chung và phát triển xuất khẩu Việt Nam nói riêng.
Trước tình hình thế giới có nhiều biến động đặc biệt là biến động về mặt kinh tế,thì hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cũng không thể không bị ảnh hưởng,đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu Do đó, kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong lĩnh vựcthương mại quốc tế của Việt Nam cũng cần phải có sự đánh giá sau một nửa chặngđường thực hiện để có các biện pháp tác động kịp thời giúp cho kế hoạch được thànhcông Đây không chỉ là vấn đề quan tâm của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan, mà nócũng đang thu hút được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, các giảng viên và sinhviên khối kinh tế.
Trang 2
Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Trong đó Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật…cùng với xuất khẩu hàng hóa còn có xuấtkhẩu dịch vụ như du lịch, hàng không, hàng hải, xuất khẩu lao động Phạm vi của xuấtkhẩu không chỉ hiểu đơn thuần là bán hàng hóa ra khỏi phạm vi biên giới của mộtnước, mà xuất khẩu phải được hiểu dựa trên cơ sở đơn vị thường trú và không thườngtrú Theo cách phân chia này, hàng hóa được coi là xuất khẩu trong trường hợp đượcbán từ đơn vị thường trú của nước này cho các đơn vị không thường trú của chính quốcgia đó Cùng với nó là hoạt động nhập khẩu: là việc đưa hàng hóa “ cũng bao gồm cảsản phẩm sản xuất và sản phẩm dịch vụ” từ các quốc gia khác vào lãnh thổ của quốcgia mình, tạo nên cán cân thương mại quốc tế, đóng góp đáng kể tăng trưởng kinh tế
1.2 Vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế trong nền kinhtế thị trường hiện nay.
Đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay là quá trình hội nhậpmạnh mẽ kinh tế quốc tế Cùng với đó hoạt động thương mại có vị trí ngày càng quantrọng trong sự phát triển kinh tế của các nước Điều đó được thể hiện ở các vai trò sau:
Một là: Trở thành nguồn tích lũy vốn quan trọng trong giai đoạn đầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa.
Hoạt động thương mại quốc tế tạo điều kiện xuất khẩu những sản phẩm có lợi thếso sánh, góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho việcnhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên, vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất
Trang 3trong nước Có nhiều nước đang phát triển không đủ điều kiện và khả năng đế sản xuấtnhiều loại tư liệu sản xuất, do đó việc nhập khẩu sản phẩm đã góp phần đáp ứng yêucầu sản xuất trong nước Qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước,nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hai là : Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
Ở các nước đang phát triển, giá trị nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, lao động trongnông nghiệp chiếm đại bộ phận Phát triển ngoại thương thúc đẩy các mối liên kếtngược xuôi giữa các ngành, sự phát triển của ngành trực tiếp xuất khẩu đã tác động tớicác ngành cung ứng đầu vào, thúc đẩy sự phát triển của ngành này Sau đó tích lũyđước nâng cao các sản phẩm thô vốn sử dụng cho xuất khẩu , lại trở thành nguyên liệucung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến Sự phát triển của ngành này lạithúc đẩy sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ.
Ba là : Thương mại quốc tế hướng chiến lược trong quan hệ sản xuất tiên tiến
Thương mại quốc không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còngiúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác.Thương mại quốc tế tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùngtrong nước giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển, vì có nhiều thị trường do đógiúp phân tán rủi ro trong cạnh tranh Thương mại quốc tế tạo điều kiện mở rộng khảnăng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Thôngqua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sảnxuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăngnăng suất
Bốn là: Hoạt động ngoại thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước
ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc sản xuất sản phẩm làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường thếgiới nhiều hơn so với thị trường trong nước Do đó, các doanh nghiệp muốn đứng vữngtrong cạnh tranh phải dựa vào tiêu chuẩn quốc tế Thị trường thế giới rộng lớn cũngtạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản xuất quy mô lớn.Mặt khác thông qua hoạt động ngoại thương sẽ nhập khẩu được thiết bị và kỹ thuật tiêntiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý khoa học.Những người lao động, cán bộ kỹ thuật có điều kiện để học tập bí quyết công nghệ,năng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý.
Năm là: Thương mại quốc tế là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại
Trang 4Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sớm hơn quan hệ kinh tế đối ngoại khác vàtạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các các quan hệ thương mại quốc tế khác nhưdịch vụ thương mại, bảo hiểm hàng hoá, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chínhquốc tế, kinh doanh du lịch, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có, cầu nốicho các hoạt động chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài… Cuối cùng, kinh tế đốingoại tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế, là một mắt xích quan trọng trongquá trình phân công lao động, nâng cao uy tín của của một quốc gia trên trường quốctế.
Như vậy, với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, việc đẩy mạnh kinh tế
thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu, là động lực phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia trong ” thế giới phẳng”.
1.3 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương cho ta thấy được sựcần thiết của hoạt động này trong phát triển kinh tế cả quan hệ trong nước lẫn trongquan hệ kinh tế với nước ngoài Đặt nền kinh tế trong mối tương quan với các nền kinhtế khác,trong xu hướng biến động chung của thế giới, cũng như là cơ sở cho hướngphát triển của kinh tế trong nước theo chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa chomột nền kinh tế mở
1.3.1 Các nhân tố bên ngoàia Nhân tố kinh tế
Thu nhập của nước ngoài: thu nhập của nước ngoài tăng cũng có nghĩa làkhi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc, thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tănglên., kéo theo là cải thiện tích cực cán cân thương mại quốc tế của quốc gia.
Tỉ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái tăng tức là tiền tệ trong nước mất giá sovới ngoại tệ, hàng xuất khẩu trong nước trở nên rẻ tương đối so với hàng hóa nướcngoài, tạo lợi thế so sánh về giá hàng xuất khẩu của nước đó trên thị trường thế giới, làyếu tố làm tăng giá trị kim nghạch xuất khẩu Đồng thời, giá ngoại tệ tăng cũng hạnchế đáng kể hoạt động nhập khẩu cải thiện một bước cho cán cân thương mại quốc tế,giúp sớm đạt được mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa đất nước theo hướng xuấtkhẩu.
Các thể chế áp dụng cho hoạt động thương mại quốc tế của các tổ chứckinh tế thế giới mà quốc gia đó là thành viên: Tham gia các hoạt động kinh tế thế giớiđặc biệt là hoạt động xuất khẩu, thì các quy định, nguyên tắc đã được thiết lập cần phảiđược tuân thủ nghiêm ngặt Yếu tố này ảnh hưởng đến quyền pháp nhân của quốc giađó, đảm bảo được lợi thế so sánh và quyền tham gia thương mại một cách có hiệu quả.
Trang 5 Chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia: Định hướng chiến lược pháttriển kinh tế, định hướng cho các cân đối lớn trong cơ cấu tăng trưởng…Trong đó cânđối thương mại quốc tế được coi là công cụ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa quốcgia, cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt chú trọng hơn trong hoạtđộng xuất khẩu là một lĩnh vực được xem là động lực của tăng trưởng theo cả chiềusâu và rộng Bởi vậy mục tiêu và định hướng của chiến lược quốc gia tác động mạnhđến lĩnh vực này
Cơ chế và thể chế kinh tế trong nước theo hướng mở: Xu hướng hộinhập toàn cầu, kinh tế trong nước hội nhập kinh tế thế giới, trong đó ngoại thươngđược coi là tiên phong trong hướng chiến lược “mở” của đất nước đặc biệt hoạt độngxuất khẩu giữ vai trò rất lớn bởi vậy việc xác lập những cơ chế, thể chế kinh tế chungvà riêng cho hoạt động xuất khẩu có tác động rất lớn đến chu trình trong hoạt độngnày Bên cạnh đó, với một nền kinh tế mở thì hoạt động nhập khẩu cũng được mở rộng.Đây là điều kiện cho việc mở rộng hơn quy mô, cơ cấu sản phẩm và cả thị trường tiêuthụ và nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và trong cơ cấu hoạtđộng thương mại nói riêng.
Khoa học - Công nghệ: Số lượng và chất lượng của các hàng hóa xuấtkhẩu và nhập khẩu chịu tác động mạnh Đối với xuất khẩu quyết định đến giá trị giatăng cho sản phẩm và chi phí trung gian cho sản phẩm dùng để xuất khẩu Tác độngđáng kể trong việc tạo lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới Còn đối vớinhập khẩu, một bước gián tiếp cho ta tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, một cáchthức để rút ngắn thời công nghiệp hóa, hướng dần đến theo hướng thay thế nhập khẩu.Mở rộng tích cực cán cân thương mại.
b Chính trị và pháp luật
Luật pháp trong và ngoài nước: Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hoạt độngthương mại hợp pháp trên thị trường thế giới Tạo những điều kiện thuận lợi và có thểgây khó khăn trong chu trình xuất nhập khẩu.
Môi trường chính trị trong và ngoài nước: Sự ổn định hay bất ổn về mặt chínhtrị nó tác động đến các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia và do vậy thương mại quốctế là nhân tố cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nhân tố này.
c Văn hóa.
Thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu hàng hóa: Nhu cầu tiêu dụngở mỗi quốc gia là khác nhau do sự khác biệt về phong tục,tập quán, văn hóa,các yếu tốmùa vụ và chu kì tiêu dùng Hoạt động xuất khẩu cần phải quan tâm đến các yếu tố
Trang 6này, nó sẽ quyết định xu hướng tiêu dùng , kéo theo là xu hướng nhập khẩu có thể tănghoặc giảm.
1.3.2 Các nhân tố bên trong
Chiến lược phát triển thương mại quốc tế của quốc gia: hướng phát triển củachiến lược thương mại quốc tế, các định mức xuất, nhập khẩu cần đạt trong kì kế hoạchcó vai trò quyết định đến hướng phát triển của hoạt động ngoại thương theo chiều rộnghay theo chiều sâu.
Chất lượng, cơ cấu các mặt hàng tham giá xuất, nhập khẩu: Xác định các mặthàng chủ lực có phải là lơi thế của quốc gia hay không, nó quyết định đến lợi thế sosánh trong giao dịch thương mại quốc tế.
Thị trường xuất, nhập khẩu hướng tới: Cơ cấu thị trường mà hoạt động ngoạithương hướng tới, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, ảnh hưởng đáng kể đến năng lựccạnh tranh của hoạt động xuất khẩu, chất lượng các mặt hàng nhập khẩu Các thịtrường khó tính hay dễ tính đều tác động đến chu trình giao dịch của xuất khẩu Việcnâng cao được kim ngạch xuất khẩu cũng phụ thuộc vào định hướng phát triển tại cácthị trường nhập khẩu:là việc khôi phục thị trường truyền thống, chú trọng thị trườngtiềm năng hay phát triển thị trường mới.
2 KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.2.1 Khái quát về kế hoạch thương mại quốc tế.
Kế hoạch thương mại quốc tế là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội Nó đưa ra định hướng phát triển thương mại quốc tế, các mục tiêu vềthương mại quốc tế cần thực hiện trong thời kì kế hoạch và hệ thống các chính sáchnhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế.
Kế hoạch thương mại quốc tế gồm 3 nội dung là:
- Định hướng về thương mại quốc tế trong kỳ kế hoạch.
- Các mục tiêu về xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại - Các chính sách phát triển thương mại quốc tế.
2.2 Nhiệm vụ của kế hoạch thương mại quốc tế.
- Xác định quy mô và tốc độ hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu đảm bảo phù hợpvới kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và tiến trình hội nhập của đất nước Yếu tố nàyphản ánh qua mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu thuần.
- Xác định danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, đảm bảo phát huy được lợi thếso sánh của đất nước và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.
Trang 7- Xác định danh mục các sản phẩm nhập khẩu, đảm bảo cho phục vụ sản xuấttrong nước Cần phải xác định các loại sản phẩm ưu tiên nhập khẩu, đặc biệt là máymóc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhất là hàng tiêudùng xa xỉ
- Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm: trong hoạt động ngoạithương, thị trường luôn được coi là mặt mạnh là yếu tố quyết định đến chu trình củahoạt động thương mại quốc tế Một định hướng tốt vào các thị trường tiềm năng làphương thức để tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Đề ra các chính sách hợp lý, thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu: Các cơ chế,chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phù hợp trong từng thời kỳ làcơ sở cần thiết cho phát triển thương mại ổn định và hiệu quả.
2.3 Nội dung kế hoạch thương mại quốc tế.
2.3.1 Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động ngoại thương trong thời gianqua.
Quá trình phân tích đánh giá thực trạng cần tiến hành trên hệ thống các kết quảđạt được về mục tiêu chung, cũng như các kết quả đạt được trong cơ cấu các mặt hàng,các thị trường cụ thể Xác định sự đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của thương mạiquốc tế nói riêng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung Bên cạnh đó cầnphân tích các mặt hàng chủ lực trong cơ cấu hàng xuất khẩu Sự tăng trưởng của nóđóng góp như thế nào vào kinh tế thương mại của đất nước? Đánh giá tỷ trọng của củacác mặt hàng được coi là lợi thế so sánh của đất nước so với thế giới Yếu tố nào đảmbảo các chỉ tiêu về cả chất lượng cũng như số lượng kim ngạch xuất khẩu trong kỳ kếhoạch hay sự tác động nào làm giảm sút cán cân thương mại quốc tế của đất nước…Những đánh giá đó sẽ khái quát được tình hình hoạt động thương mại quốc tế trongquan hệ thương mại của quốc gia trong thời gian qua Phân tích các nhân tố ảnh hưởng.Từ đó xác định hướng chiến lược trong kì kế hoạch tới, thấy đươc các điểm mạnh,điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với ngoại thương trong thời kỳ kế hoạch.Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hướng phát triển của xuất khẩu nhằmđóng góp tích cực vào thương mại quốc tế của đất nước cũng như hướng chiến lượcngoại thương trong thời kỳ hội nhập WTO.
2.3.2 Định hướng, mục tiêu và các mục tiêu thương mại quốc tế.
2.3.2.1 Định hướng
Một hướng đi đúng phù hợp với tình hình thực trạng trong nước, phù hợp vớichiến lược phát triển chung của quốc gia, đồng thời khẳng định được năng lực cạnhtranh trong kinh tế đối ngoại, tránh sự lệ thuộc trong thương mại quốc tế, phát huy tốt
Trang 8vai trò của hoạt động kinh tế này là yêu cầu trong nội dung kế hoạch thương mại quốcgia.
Bên cạnh định hướng chung, xuất khẩu hay nhập khẩu, hoạt động nào cần đượcchú trọng nhiều hơn, phụ thuộc vào vị trí của quốc gia đang trong giai đoạn nào củaquá trình phát triển Do đó nhiệm vụ xác định các nhóm mặt hàng cụ thể của xuất khẩu,nhập khẩu hay danh mục các thị trường chủ yếu cần phải có các định hướng phù hợpnhằm tận dụng tối đa được điều kiện thuận lợi của nhập khẩu, phát huy hoàn toàn đượclợi thế của xuất khẩu, tạo cân bằng tích cực trong cán cân thương mại quốc tế Theo đócó 3 định hướng cho phát triển thương mại quốc tế.
Một là: Định hướng xuất khẩu bằng sản phẩm thô: Định hướng này nhằm vào các
mặt hàng của nông , lâm, thủy sản và sản phẩm các ngành khai thác khoáng sản Nhằmmục tiêu giải quyết các vấn đề về vốn và công nghệ, phát triển được ngành có lợi thế.Tuy nhiên lại có nhiều hạn chế do: cầu sản phẩm thô có xu hướng giảm, cung luôn biếnđộng và nhiều bất lợi về giá Định hướng này chỉ phù hợp với các quốc gia đang pháttriển, nhiều hạn chế về vốn, công nghệ lạc hậu.
Hai là: Định hướng chiến lược thay thế nhập khẩu: định hướng này chỉ là một
đoạn trong chu trình sống của sản phẩm Nhằm mục tiêu hướng vào phát triển nội địa,bảo vệ các ngành còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh Xuất phát của chiến lược này làhạn chế nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng cuối cùng Khi vốn tích lũy được gia tăng vacông nghệ đã được nâng cao sẽ hạn chế tiếp nhập khẩu các hàng hóa trung gian Vàtiếp đến là xóa bỏ nhập khẩu Định hướng này chỉ phù hợp với quốc gia phát triển, nắmchắc công nghệ, chủ động được đầu tư và nguồn lực, thị trường trong nước đủ lớn vàchính sách bảo hộ của chính phủ phù hợp Sẽ có nhiều hạn chế đối với các quốc giađang phát triển nếu áp dụng chiến lược này như: giảm khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trong nước, hạn chế xu hương công nghiệp hóa của đất nước, tăng nợnước ngoài…
Ba là: Hướng về xuất khẩu: Là chiến lược hướng ra thị trường quốc tế để xuất
khẩu sản phẩm, bao gồm cả xuất khẩu sản phẩm thô và sản phẩm công nghệ, dựa vàolợi thế so sánh của đất nước Nhằm mục tiêu tạo nên một cơ cấu mở, phát triển cácngành có lợi thế, tăng khả năng tiêu dùng kể cả các mặt hàng không có khả năng sảnxuất Đây cũng là hướng chiến lược phù hợp cho các nước đang phát triển Tuy vậy lạithiếu tính bền vững trong chuỗi giá trị quốc tế, thị trường trong nước không được chútrọng.
2.3.2.2 Mục tiêu
Trang 9Hệ thống các mục tiêu đối với kế hoạch thương mại quốc tế của quốc gia bao gồmhai hệ thống mục tiêu chính là mục tiêu cho kế hoạch xuất khẩu và mục tiêu cho kếhoạch nhập khẩu cụ thể:
Đối với hoạt động xuât khẩu.
Thứ nhất là hệ thống các mục tiêu về quy mô phát triển.
Đây là mục tiêu mang tính tổng quát nhất về thành tựu của xuất khẩu mong muốnđạt được trong kỳ kế hoạch Phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến độngtrên thị trường quốc tế Nó bao gồm mục tiêu về:
- Tổng kim ngạch xuất khẩu
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
- Mục tiêu lồng ghép như xuất khẩu bình quân đầu người, tỷ trọng xuất khẩu.
Thứ hai là các mục tiêu về danh mục các hàng hóa xuất khẩu
Phương hướng chủ đạo để phát triển xuất khẩu là tạo dựng danh mục các hànghóa xuất khẩu(gồm cả sản phẩm sản xuất và dịch vụ) trong đó cần chú trọng đặc biệttới những mặt hàng xuất khẩu chủ lực Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giới hạnvào những mặt hàng cố định mà linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và biến động giácả Đồng thời cần tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệcao, nhiều chất xám, có công nghệ mới để tạo cho nhóm hàng này có vị trí quan trọngtrong cơ cấu hàng xuất khẩu.
Trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, việc xác định cơ cấu hàngxuất khẩu phải căn cứ vào: thị trường xuất khẩu, điều kiện và khả năng sản xuất ởtrong nước, hiệu quả cao (bao gồm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội).Trong ba yếu tố này, hiệu quả là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự lựa chọn cơ cấuvề mặt hàng xuất khẩu Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh trạnh của hàng xuất khẩu,cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng: (1) giảm tỷtrọng thô và sơ chế đi đôi với tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong cơ cấu hàngxuất khẩu, (2) giảm tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu truyền thống đi đôi với tăng tỷtrọng các sản phẩm xuất khẩu mới, (3) tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăngcao trong giá trị kim ngạch hàng xuất khẩu.
Xác định cơ cấu hàng xuất khẩu phải gắn liền và phù hợp với việc cơ cấu nềnkinh tế và cơ cấu thị trường thế giới trong hiện tại và tương lai.
Thứ ba: là các mục tiêu về danh mục các thị trường xuất khẩu hàng hóa
Đây là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của kế hoạch xuấtkhẩu Việc có được thị trường xuất khẩu nghĩa là xác định được nhu cầu của sản phẩmtrên thị trường quốc tế Nguyên tắc chung với vấn đề này là đa dạng hóa thị trường
Trang 10xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếmthêm thị trường mới.
Đối với hoạt động nhập khẩu.
Kế hoạch nhập khẩu căn cứ vào: khả năng tăng trưởng kinh tế về thu nhập, về nhucầu máy móc thiết bị, nhu cầu tiêu dùng đối với hàng ngoại nhập, căn cứ vào sựchuyển dịch cơ cấu ngành và mối tương quan với quy mô và tốc độ với kim ngạchxuất khẩu.
Thứ nhất là hệ thống các mục tiêu về quy mô phát triển: luôn hướng tới sự cân
bằng hợp lý cán cân xuất nhập khẩu bao gồm:- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.
Thứ hai là các mục tiêu về danh mục các mặt hàng nhập khẩu
Với cơ cấu thị trường mở, mỗi quốc gia nằm trong một thị trường chung, đượctiếp cận với rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến trên thế giới Tuy vậy việc xácđịnh cơ cấu mặt hàng nhập khẩu phải đảm bảo được cân đối thương mại, tránh sự lệthuộc quá nhiều vào thị trường thế giới, giải quyết tốt các vấn đề công nghệ, vốn, đảmbảo được năng lực cạnh tranh của các hàng hóa trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêudùng tối ưu Mục tiêu là: (1) Giảm tỷ trọng các hàng hóa tiêu dùng cuối cùng đi đôi vớităng tỷ trọng các mặt hàng trung gian, (2) Giảm nhập đến mức hạn chế các công nghệlạc hậu, công nghệ trung gian đi đôi với việc tăng tỷ trọng về nhập khẩu các thiết bịhiện đại, đảm bảo chuyển giao công nghệ hiệu quả (3) Giảm tối thiểu các mặt hàng cókhả năng thay thế nhập khẩu.
Xác định cơ cấu hàng nhập khẩu phải gắn liền và phù hợp với việc cơ cấu nềnkinh tế và cơ cấu thị trường thế giới trong hiện tại và tương lai.Một cơ cấu không hợplý dẫn đến giá trị và tỉ trọng nhập siêu cao, làm thâm hụt cán cân thương mại…Vì vậycần phải có những mục tiêu phù hợp cho danh mục các mặt hàng nhập khẩu.
Thứ ba: là các mục tiêu về danh mục các thị trường nhập khẩu hàng hóa
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động nhập khẩu diễn ra dường nhưsôi động hơn, sự đa dạng hóa các thị trường nhập khẩu là một yêu cầu trong tiến trìnhhội nhập Do đó cần có những mục tiêu hướng thị trường nhập khẩu vào quan hệ kinhtế bền vững giữa các quốc gia để tận dụng được những lợi thế về giá, chất lượng, côngnghệ hàng nhập khẩu…
2.2.3 Chính sách và các giải pháp cho thương mại quốc tế.
a.Chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho kế hoạch thương mại quốc tế.
Trang 11Cơ cấu thị trường thế giới thay đổi do tác động trực tiếp và gián tiếp của cáchmạng khoa học kỹ thuật theo xu hướng:
Thứ nhất : Giảm đáng kể tỉ trọng nhóm lương thực thực phẩm trên thị trường thế
Để hoạt động ngoại thương có thể đi theo những định hướng cơ bản trong kếhoạch, cần phải có những chinh sách điều tiết để hướng dẫn hoạt động ngoại thương,bao gồm: các chính sách sau
a.1 Chính sách về tỉ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái là tỉ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ của nước này ra những đơn vị tiềntệ của nước khác, tỉ giá này phản ánh giá trị đồng tiền một nước so với giá trị đồngngoại tệ trong từng thời kì nhất định.
Tỉ giá hối đoái có thể tác động lớn đến hoạt động thương mại quốc tế cua quốcgia Khi tỉ giá hối đoái tăng tức là đồng tiền trong nước sẽ giảm giá trị so với đồng tiềnnước ngoài thì hàng hóa xuất khẩu sang nước khác tính theo giá cả của đồng tiền nướcngoài sẽ giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo điều kiệnthuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và có tiacs dụng hạn chế nhập khẩu và ngược lại.
Thông thường có ba chính sách về tỉ giá hối đoái:
Thứ nhất: Chính sách tỉ giá hối đoái cố định, là chính sách do Nhà nước quy
định, không thay đổi theo sự biến động cung cầu ngoại tệ trong nước và quốc tế, tức làkhông theo sự biến động của thị trường Chính sách này thường áp dụng ở các quốc giatheo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước thường trực tiếp xác định tỉ giá hối đoái
Trang 12và hoạt động xuất khẩu do nhà nước độc quyền Trong điều kiện này, tỉ giá hối đoáithường ít có tác động với việc điều tiết thương mại quốc tế nói chung và hoạt độngxuất khẩu hàng hóa nói riêng.
Thứ hai: Chính sách tỉ giá hối đoái thả nổi tự do, là tỉ giá hối đoái hoàn toàn do
cung cầu trên thị trường tự do quyết định, không có bất cứ sụ can thiệp nào của Chínhphủ Trong chế độ tỉ giá hối đoái này, Chính phủ để cho thị trường ngoại hối quyếtđịnh giá trị đồng tiền trong nước.
Thứ ba: Chính sách tỉ giá hối đoái theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
là tỉ giá không được thả nổi tự do trên thị trường, khi Chính phủ can thiệp vào thịtrường ngoại hối để tác động đến tỉ giá hối đoái thì việc hình thành tỉ giá này được gọilà tỉ giá thả nổi có quản lý Chính phủ có thể can thiệp bằng mua hoặc bán các đồngngoại tệ, hoặc các biện pháp kiểm soát thị trường ngoại hối Mức độ tác động điều tiếtcủa tỉ giá hối đoái còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường và mức độ mởcủa nền kinh tế.
a.2 Chính sách thuế quan và phi thuế quan.
Công cụ thuế bao gồm cả thuế xuât khẩu và thuế nhập khẩu.
Thứ nhất: Thuế xuất khẩu hàng hóa: Thuế xuất khẩu thường hướng tới việc nâng
cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế Do đó,trong thời kì đầu xuất khẩu các sản phẩm thường chỉ chịu thuế suất thấp, thuê suấtthường ở mức xấp xỉ hoặc bằng 0 Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới không chỉgiảm thuế với hàng hóa xuất khẩu mà còn hoàn thuế đối với nguyên, vật liệu nhập khẩuđể sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Thứ hai: Thuế nhập khẩu phục vụ cho hoạt động ngoại thương và sản xuất trong
nước được gọi là thuế bảo hộ Đó là việc đánh thuế cao vào những hàng nhập khẩu cósức cạnh tranh với hàng trong nước Hình thức này áp dụng cho các quốc gia thực hiệnchiến lược thay thế nhập khẩu Nhiều nước phát triển thực hiện việc thay thế nhập khẩucó điều kiện, tức là bảo hộ hàng sản xuất trong nước với những thời gian nhất định, tạođiều kiện cho những ngành hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, sau đó sẽ tiến hànhxuất khẩu.
Công cụ phi thuế quan gồm: hạn ngạch, các ưu đãi tín dụng,…
Thứ nhất: Hạn ngạch là hình thức hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu Đây là
những hạn mức do nhà nước trực tiếp quyết định Theo đó bãi bỏ những hạn mức đốivới các mặt hàng có lợi thế của quốc gia trên thị trường quốc tế, hay nghiêm cấm xuấtkhẩu một số mặt hàng theo quy định quốc gia…Đồng thời hạn ngạch xuất khẩu cũngphụ thuộc vào quốc gia nhập khẩu của các các mặt hàng đó Cùng với đó là các hạn
Trang 13ngạch nhập khẩu Các mặt hàng cấm nhập khẩu sẽ tương ứng với hàng cấm xuất khẩu.Và hạn ngạch nhập khẩu cũng phụ thuộc vào hạn ngạch xuất khẩu của nước mà quốcgia tiến hành nhập khẩu.
Thứ hai: Ưu tiên vay vốn cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu Các biện pháp
thường được sử dụng như ưu đãi tín dụng, trợ giúp các doanh nghiệp tăng cường khảnăng tiếp cận với thông tin thương mại quốc tế, đào tạo kĩ năng xúc tiến thương mạicho cán bộ hoạt động xuất khẩu Định hướng thị trường cho các ngành hàng xuất khẩu.Mua tạm trữ hàng hóa cho những sản phẩm xuất khẩu có tính thời vụ (gạo, cà phê).
b.Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh thương mại quốc tế của quốc gia Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả và chất lường sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ; từng bước nâng cao hiệu quả xuất khẩu Giải quyết tốt các vấn đề vềthương hiệu hàng hóa để tăng thêm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường
quốc tế Một trong những vấn đề trọng tâm là ”Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực” Mặc dù có chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng cường cácquan hệ thương mại.Tuy vậy để tạo ra một lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩucủa quốc gia thì việc tập trung vào các mặt hàng chủ lực là cơ sở để quốc gia đó chủđộng hơn trong định hướng phát triển kinh tế thương mại của quốc gia mình, tăng vịthế của quốc gia trên trường quốc tế, nâng cao chất lượng cũng như giá trị của kimngạch xuất khẩu Tạo ra sự tăng trưởng ổn định của kim ngạch xuất khẩu nói riêng vàgiữ vững được cán cân thương mại trong bối cảnh đầy biến động của kinh tế toàn cầu
Thứ hai: Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển mạnh xúc tiến thương mại,
thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế Tích cực mở rộng thị trường, đaphương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăngmức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩuvào các thị trường tiềm năng là củng cố thị trường truyền thống và phát triển thị trườngmới.
Thứ ba: Đầu tư cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu tạo cán cân thương mại tích
cực
Nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khich đầu tư sau nhằm hướng vào xuấtkhẩu:
- Khuyến khích đầu tư qua thuế.
- Khuyến khích đầu tư bằng chính sách tạo nguồn vốn.- Khuyến khích đầu tư qua chính sách tín dụng.
- Khuyến khích đầu tư qua khu công nghệ cao và khu chế xuất.
Trang 14Thứ tư: Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, từng bước nâng cao hiều
quả xuất nhập khẩu thông qua việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống thuế, phí theo hướngkhuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khíchsử dụng các vật tư, nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước cho nhucầu sản xuất nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng Triển khai các công cụquản lý nhập khẩu phù hợp với quy định của thị trường quốc tế.
Trang 15
Hoạt động xuất nhập khẩu cuả nước ta đã phát triển đến khắp các châu lục Đếnnăm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng bình quânGiai đoạn 2001-2005
Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%)
Trong giai đoạn 2001-2005, trong khi xuất khẩu tăng bình quân 17,5%/năm (vượt16%/năm), nhưng nhập khẩu đã tăng vượt trội 18,8% (vượt xa mục tiêu 15%/năm), chonên nhập siêu đạt mức khổng lồ 19,321 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu vẫn là 17,38%, bằngkhoảng 9,4% GDP Tuy tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng cao hơn nhiều so vớitốc độ tăng của nhập khẩu (năm 2005, tăng xuất khẩu là 21,6%, nhập khẩu là 15,7%),song kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Namvẫn đang ở tình trạng thâm hụt
Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có sự chuyển biến nhưng vẫn tồn tại nhiềuhạn chế trong khả năng đóng góp vào tăng trưởng Cơ cấu xuất khẩu lại hầu như khôngcó nhiều thay đổi, chỉ thiên về xuất khẩu nông sản chưa chế biến (lúa gạo, cà phê, thủysản,…) và khoáng sản (chủ yếu là dầu thô), những mặt hàng có hàm lượng công nghệ,chất lượng cao xuất khẩu còn ít Tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng vànguyên, vật liệu trong cơ cấu hàng nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọnglớn; tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ còn khiêm tốn.
2 KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010
2006-2.1 Quan điểm phát triển
Trang 16- Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hóa nhằm góp phầnvào thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế Phát triển sản xuất,thu hút lao động phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO vàcác cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Gắn kết thị trường trong nước và thị trường ngoài nước theo hướng: phát triểnthị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuấtkhẩu để kích thích sản xuất trong nước, cải thiện tích cực quan hệ kinh tế trong nướcvới nước ngoài Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đi đôi với việc mởrộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩukhi thị trường thế giới biến động.
- Nhập khẩu hàng hóa phải phải phù hợp với xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo sựtương quan với xuất khẩu và tiến tới cân bằng được cán cân xuất nhập khẩu, sau đó làxuất siêu.
2.2 Mục tiêu phát triển và quy mô tăng trưởng
Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăngtrưởng GDP Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất
khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thếgiới, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặthàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu Chuyển dịch cơcấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao;tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao,giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô
Kiềm chế được nhập siêu, phấn đấu tiến tới cân bằng hợp lí cán cân xuất nhậpkhẩu Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến, giữ thế chủ động trong
nhập khẩu, tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn; giảmnhanh và tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian;hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng tiêu dùng trong nước có thểsản xuất và đáp ứng được.
Bảng 2: Chỉ tiêu kế hoạch thương mại quốc tế giai đoạn 2006-2010
Thời kì 2001-2005 Thời kì 2006-2010Giá trị (tỷ
Tốc độ tăng(%)
Giá trị (tỷUSD)
Tốc độ tăng(%)
Trang 17Giảm cán cân thương mại, mục tiêu cán cân thương mại giảm xuống còn -4,5 tỷUSD năm 2010 Tính chung cho cả giai đoạn là -27,8 tỷ USD.
2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảng 3 : Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Danh mục hàng hóa
Thời kỳ 2001-2005 Thời kỳ 2006-2010Giá trị
(Tỷ USD) Tỷ trọng (%)
Giá trị
(Tỷ USD) Tỷ trọng (%)
Nguồn : Số liệu thống kê Bộ KH&ĐT
Trong đó:
Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu Dự kiến lượng xuất khẩu sẽ tăng chậm, tiến
tới hạn chế dần xuất khẩu để sử dụng cho sản xuất trong nước
Nhóm hàng nông – lâm – thủy sản Tập trung thúc đẩy phát triển những sản
phẩm lợi thế có năng suất cao; đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng caogiá trị gia tăng thông qua việc tăng hàm lượng chế biến trong các sản phẩm xuất khẩu…
Nhóm hàng chế biến, chế tạo Ngoài hai mặt hàng chủ lực là dệt may và giày dép,
cần tăng cường phát triển các mặt hàng mới như đóng tàu biển, các sản phẩm cơ khí,điện, các sản phẩm có nhiều tiềm năng như thủ công mĩ nghệ, thực phẩm chế biến, sảnphẩm gỗ, hóa phẩm tiêu dung, sản phẩm nhựa … Trong thời kỳ bùng nổ và phát triểncủa công nghệ thông tin như hiện nay thì cần chú trọng phát triển vào các mặt hàngxuất khẩu có hàm lượng chất xám cao như sản phẩm điện tử tin học, các sản phẩmphần mềm
Bảng 4 : Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Danh mục hàng hóa
Thời kỳ 2001-2005 Thời kỳ 2006-2010Giá trị
(tỷ USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(tỷ USD)
Tỷ trọng(%)