MỤC LỤC
Hoạt động xuất nhập khẩu cuả nước ta đã phát triển đến khắp các châu lục. Tuy tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu (năm 2005, tăng xuất khẩu là 21,6%, nhập khẩu là 15,7%), song kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn đang ở tình trạng thâm hụt. Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có sự chuyển biến nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong khả năng đóng góp vào tăng trưởng.
Cơ cấu xuất khẩu lại hầu như không có nhiều thay đổi, chỉ thiên về xuất khẩu nông sản chưa chế biến (lúa gạo, cà phê, thủy sản,. …) và khoáng sản (chủ yếu là dầu thô), những mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất lượng cao xuất khẩu còn ít. Tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và nguyên, vật liệu trong cơ cấu hàng nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ còn khiêm tốn.
Có thể thấy rằng mới qua 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đã vượt so với kết quả của cả năm 2007, tuy nhiên để đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra cũng cần phải rất cố gắng trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt là trong tình hình thế giới đang có nhiều biến động phức tạp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng tiếp tục tiếp diễn theo xu thế vận động chung là tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao, xuất khẩu sản phẩm thô giảm, sản lượng hàng hóa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao được xuất khẩu tăng. Trước hết là nhóm hàng hóa thủy sản Bên cạnh khó khăn nội tại về nguồn nguyên liệu, thị trường giá trong nước biến động…, xuất khẩu thủy sản vấp phải khó khăn lớn, đó là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng xuất khẩu.
Đến cuối năm 2006, đã có 9 mặt hàng tham gia vào câu lạc bộ 1 tỷ USD, ngoài các mặt hàng truyền thống (dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ, điện tử, gạo) đạt kim ngạch cao, lần đầu tiên hai mặt hàng cà phê và cao su có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Một trong số các thành tựu đáng chú ý của xuất khẩu trong năm 2007 là cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn được lợi do yếu tố giá cả, có thể thấy xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương diện: chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có sự chuyển biến tích cực.Tăng cường nhập khẩu tu liệu sản xuất phục vụ cho nền kinh tế trong nước, hạn chế dần nhập khẩu hàng tiêu dùng, các sản phẩm mà chúng ta có khả năng sản xuất và có khả năng cạnh tranh cao. Những mặt hàng xuất khẩu có tính gia công, có giá trị gia tăng thấp nhưng lại tăng cao (như dệt may, giày dép, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa…), còn những sản phẩm giá trị gia tăng cao lại có quy mô nhỏ hơn và tăng thấp hơn (như thủy sản, chè, rau quả..).
Theo đà tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu nhu hiện nay thì mục tiêu kế hoach đến năm 2010 đạt kim nghạch xuất khẩu 68-69 tỷ USD là hoàn toàn có thể đạt được. Như vậy tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong 2 năm tới là không thể tránh khỏi. Nhà nước cần đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và giảm mạnh nhập siêu.
Do vậy chất lượng các mặt hàng tham gia xuất khẩu theo đó mà tăng giá trị, nâng cao chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tê, hạn chế được xuất khẩu các sản phẩm thô. Trước đây doanh nghiệp ta bị kiện, đó là trên sân chơi của nước sở tại, theo luật của nước họ, thường không công bằng ; ngày nay, là thành viên của WTO, các giao dịch quốc tế sẽ được bảo vệ trước những tranh chấp thương mại theo các điều lệ của WTO ; được đối xử công bằng hơn. Về đối ngoại, vị trí địa - kinh tế, nhất là địa vị chính trị của nước ta được các nước lớn ngày càng coi trọng, dần dần trở thành một khâu quan trọng trong chiến lược của các nước lớn.
Về đối nội, tình hình chính trị - xã hội nước ta ổn định, sự cải thiện liên tục tình hình kinh tế, pháp luật chính sách thông thoáng, đó là những nhân tố tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và sức hấp dẫn trong các đối tác nước ngoài. Yêu cầu của thị trường toàn cầu, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn về hàng hóa họ cần, những đòi hỏi về chất lượng, kiểu dáng, an toàn sức khỏe, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường…Đó là thách thức rất lớn đối với sản phẩm của Việt Nam khi cung ứng trên thị trường thế giới, trong khi công nghệ chưa hoàn thiện, sản phẩm không được kiểm định theo đúng quy trình. Mặt khác, sự ồ ạt của hàng nhập khẩu do phải thỏa mãn các điều kiện kinh tế mở, bên cạnh yếu tố kinh tế tăng trưởng, thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, hướng tiêu dùng các sản phẩm cuối cùng nhập khẩu tăng.
Doanh nghiệp chưa đủ thành thạo trong luật chơi chung, các tranh chấp kinh tế với nước ngoài là một rào cản để Việt Nam tham gia thương mại hiệu quả trên trường quốc tế.
Mặt khác, các Bộ ngành sản xuất cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng làm cho tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá. Với Việt nam, là một nước nhỏ nên hiệu ứng từ việc phá giá đến xuất khẩu là khụng lớn trong khi ỏp lực lờn lạm phỏt là rừ rệt hơn nờn cần cõn nhắc mức độ phá giá ở mức hợp lý khi điều hành tỷ giá trong các bối cảnh cụ thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng.
Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm (ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc) có kim ngạch nhập khẩu lớn…, các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm… nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các Bộ, ngành, giữa các cơ quan quản lý với Hiệp hội ngành hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ngành thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển xuất khẩu.
Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, từng bước nâng cao hiều quả xuất nhập khẩu thông qua việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống thuế, phí theo hướng khuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sử dụng các vật tư, nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước cho nhu cầu sản xuất nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng.