CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn kế hoạch hóa - đánh giá thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế giai đoạn 2001 -2010.doc (Trang 30 - 34)

Trước các cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thời gian tới, cùng với các bài học kinh nghiệm rút ra sau hơn nửa chặng đường thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2010, để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn thì trong 2 năm còn lại 2009-2010 nhằm cải thiện tích cực cán cân thương mại quốc tế, em xin đề xuất ra một số các giải pháp thực hiện như sau:

3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.

3.1.1. giải pháp về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Tiếp tục tạo dựng những mặt hàng chủ lực, nhưng không giới hạn vào những mặt hàng cố định mà linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và biến động giá cả, ở đây trọng tâm cần đặt vào các mặt hàng công nghiệp chế biến (chủ yếu là nông, lâm, thuỷ sản) và hàng công nghiệp nhẹ (hàng dệt, may, da và giả da...), công nghiệp lắp ráp, sử dụng nhiều lao động có tay nghề khá. Đồng thời cần tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, nhiều chất xám, có công nghệ mới để tạo cho nhóm hàng này có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian tới.

3.1.2. giải pháp về thị trường xuất khẩu

Tìm kiếm và đa dạng hoá thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, đối với mỗi thị trường phải có những nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin để đề ra những giải pháp thật cụ thể, rõ ràng.

Cụ thể như:

 Đàm phán, ký các thoả thuận song phương và đa phương nhằm tăng khối lượng và giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước.

 Thiết lập các hệ thống thu nhập và xử lý thông tin thương mại, nâng cao khả năng dự báo và định hướng thị trường bảo đảm cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cho các doanh nghiệp có căn cứ để phát triển buôn bán và đầu tư.

 Tiến hành các chương trình, các chiến dịch nhằm cải thiện hình ảnh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ở nước ngoài.

 Chú trọng vào các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua, có chính sách xuất khẩu cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu vào từng khu vực, từng thị trường.

3.1.3. giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ xuất khẩu

 Điều tiết tỷ giá hối đoái và lạm phát. Điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho thu hút được vốn nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

 Mặt khác, các Bộ ngành sản xuất cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng làm cho tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá.

 Với Việt nam, là một nước nhỏ nên hiệu ứng từ việc phá giá đến xuất khẩu là không lớn trong khi áp lực lên lạm phát là rõ rệt hơn nên cần cân nhắc mức độ phá giá ở mức hợp lý khi điều hành tỷ giá trong các bối cảnh cụ thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung.

 Giảm dần tỷ trọng thu thuế xuất khẩu trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận tái đầu tư cho lĩnh vực xuất khẩu.

 Hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đi đôi với việc đa dạng hóa nguồn vốn, khuyến khích mạnh vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu.

 Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu. Hình thức bảo hiểm xuất khẩu chưa được áp dụng tại Việt Nam, trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO.

3.1.4 giải pháp về phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu

Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản

xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí … Cần xã hội hoá công tác đào tạo, theo đó những doanh nghiệp lớn cũng được xem xét cấp kinh phí đào tạo công nhân cho mình và cung cấp cho những doanh nghiệp khác.

Đồng thời, chú trọng khâu thiết kế, tạo dáng sản phẩm; Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.

3.2. Giải pháp cân đối thương mại quốc tế qua hoạt động nhập khẩu.

Phải có những biện pháp để nhập siêu vẫn nằm trong tầm kiểm soát, thậm chí là lành mạnh. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu phải thay đổi sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất trong nước, thay thế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Tăng tỉ trọng các hàng trung gian, máy móc thiết bị, đảm báo đóng góp tích cực vào chiến lược công nghiệp hóa đất nước. Cân đối được nhập khẩu và sản xuất, tác dụng thương mại trong nước vẫn hiệu quả, thậm chí đóng góp thêm vào kim ngạch xuất khẩu bằng việc sản xuất chính các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

Cam kết tuân thủ các nguyên tắc WTO về rào cản kỹ thuật đối với thương mại, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các điều khoản cấp phép nhập khẩu cần phải đảm bảo minh bạch, giảm bớt cơ hội bảo hộ trá hình hay bị lạm dụng. Mức độ thuế quan cũng phải giảm xuống, chủ yếu thông qua độ phân tán ở cuối chuỗi phân phối.

3.3. Nhóm giải pháp về chính sách và hỗ trợ hoạt động ngoại thương.3.3.1. giải pháp đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại 3.3.1. giải pháp đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại

Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng. Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm (ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc) có kim ngạch nhập khẩu lớn…, các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm… nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu.

3.3.2 giải pháp về cải cách thủ tục hành chính

Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa ...

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các Bộ, ngành, giữa các cơ quan quản lý với Hiệp hội ngành hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ngành thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển xuất khẩu.

Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, từng bước nâng cao hiều quả xuất nhập khẩu thông qua việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống thuế, phí theo hướng khuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sử dụng các vật tư, nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước cho nhu cầu sản xuất nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn kế hoạch hóa - đánh giá thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế giai đoạn 2001 -2010.doc (Trang 30 - 34)