1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc

44 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 573 KB

Nội dung

Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD

Trang 1

Như chúng ta đã biết, quy hoạch phát triển các ngành là cơ sở cho việc lập các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của ngành Quy hoạch phát triển ngành phải được nghiên cứu dài hạn, đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước và trên vùng lãnh thổ Thấy rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch ngành nói riêng , Chính phủ đã có Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010 Thời gian qua các Bộ , ngành cũng như các viện nghiên cứu đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển các ngành chủ chốt, đã có những kết quả nhất định Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là chưa có sự thống nhất về trình tự cũng như nội dung lập quy hoạch, nên kết quả quy hoạch còn hạn chế.

Vì vậy, nhóm chúng tôi trình bày lý luận để xây dựng một bản quy hoạch phát triển ngành đồng thời phân tích thực tiễn thông qua một bản quy hoạch cụ thể Đó là bản quy hoạch kết cấu hạ tầng – Quy hoạch ngành Bưu chính viễn thông tại địa bàn tỉnh Sơn La.

Trang 2

PHẦN THỨ NHẤT

LÝ LUẬN CHUNGI Khái niệm

Để nghiên cứu sâu hơn về quy hoạch phát triển ngành chúng ta cần làm rõ một số khái niệm:

- Qui hoạch: Là một công cụ quản lý phát triển thể hiện bố trí về chiến lược trong không gian theo các ngành, vùng lãnh thổ Nó là sự cụ thể hoá để phát triển chiến lược ,là cơ sở cho việc định hướng kế hoạch 5 năm và hàng năm

- Qui hoạch phát triển: Là một hoạt động nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư ,hợp lý hoá lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững.

Quy hoạch phát triển bao gồm quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển lãnh thổ.

- Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: Là việc luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các vùng, lãnh thổ.

Các loại ngành, lĩnh vực sau đây cần phải lập quy hoạch:

+ Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật: Mạng lưới giao thông, vận tải, mạng lưới bưu chính viễn thông, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện và sử dụng tổng hợp nước ( Cấp – thoát nước)

+ Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội: giáo dục đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Trang 3

+ Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, thương mại, tài chính, tín dụng, du lịch.

+ Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.

+ Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khác: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh

+ Quy hoạch các ngành thuộc sản phẩm chủ lực.

- Kết cấu hạ tầng: là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền với sản xuất xã hội làm thành môi trường thuận lợi để nền kinh tế vận động và tăng trưởng bình thường Kết cấu hạ tầng có mối quan hệ rất chặt chẽ với tất cả các ngành, các lĩnh vực, nó là nền tảng quan trọng tạo nên hình thái kinh tế chính trị nhất định.

Kết cấu hạ tầng gồm 2 nhóm: Kết cấu hạ tầng cứng và kết cấu hạ tầng mềm:

+ Kết cấu hạ tầng mềm là những sản phẩm phi vật chất như kinh nghiệm quản lý, hệ thống qui tắc thể chế và pháp chế, chính sách, cơ chế kinh tế, trình độ quản lý, trình độ học vấn dân cư.

+ Kết cấu hạ tầng cứng: Là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật mà kết quả hoạt động của nó là dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và đời sống dân cư được bố trí trên lãnh thổ nhất định như: các ngành kinh tế, các ngành công nghệ, dịch vụ bao gồm việc xây dựng đường sá, công trình thủy lợi, hải cảng, sân bay, kho tàng, cung cấp năng lượng, cơ sở kinh doanh, cơ sở giáo dục, y tế, khoa học.

Quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng có thời gian định hướng quy hoạch là 20 năm hoặc xa hơn Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế được định vị và có tính ổn định.

Trang 4

II Vai trò của qui hoạch phát triển ngành, lĩnh vực

Qui trình kế hoạch hoá của Việt Nam khi bước vào cơ chế thị trường được xác định là từ xây dựng chiến lược - qui hoạch - kế hoạch phát triển kinh tế xã- hội Trong đó qui hoạch là bước cụ thể hoá của chiến lược Nếu chiến lược phát triển là vạch ra các đường nét hướng đạo cho sự phát triển trong một thời gian dài thì qui hoạch phát triển thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức để chủ động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Vai trò của quy hoạch ngành trước hết là sự thể hiển của chiến lược trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước Quy hoạch ngành là để định hướng, dẫn dắt, hiệu chỉnh các hoạt động của các ngành kinh tế theo xu hướng chung của thế giới, khu vực phù hợp với mục tiêu phát triển của quốc gia.

- Quy hoạch ngành là cơ sở tiền đề để xây dựng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và hàng năm.

- Qui hoạch ngành là cơ sở đánh giá các tiềm năng phát triển một cách chuẩn xác và cụ thể hơn Đồng thời trên một mức độ nào đó sẽ lượng hoá các nguồn lực phát triển, có thể khai thác từ các nguồn tiềm năng, thiết lập cơ cấu phát triển ngành, làm cơ cở xây dựng các chương trình dự án, chính sách thực hiện các mục tiêu chung của ngành.

- Vai trò của quy hoạch kết cấu hạ tầng là cụ thể chi tiết của quy hoạch tổng thể trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng

III Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển ngành

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển ngành, bao gồm:- Các nhân tố nguồn lực: Những nhân tố nguồn lực ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bao gồm:

+ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: gồm có tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài

Trang 5

nguyên năng lượng… Các nguồn tài nguyên thiên nhiên không chỉ là những yếu tố môi trường tạo nên khung cảnh sống cho con người mà còn là yếu tố đầu vào, là nguyên liệu cho các quá trình sản xuất và đời sống Nhiều ngành kinh tế nếu không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể hoạt động và phát triển được như: các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất điện, nước… Không có điện, nước đời sống dân cư cũng gặp rất nhiều khó khăn

Tuy nhiên các nguồn tài nguyên thường rất khan hiếm và không có khả năng tái tạo Vì vậy trong công tác quy hoạch, điều quan trọng là phân tích, đánh giá đúng ý nghĩa của các dạng tài nguyên, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các dạng tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, gìn giữ và tái tạo tài nguyên.

+ Con người là chủ thể đồng thời là đối tượng của sản xuất và đời sống Vì vậy con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các dạng nguồn lực Trên phương diện quy hoạch con người được tính đến như một lực lượng sản xuất đồng thời là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà quy hoạch phải phục vụ.

Chất lượng con người, trước hết là chất lượng đội ngũ lao động là yếu tố rất có ý nghĩa trong công tác quy hoạch Chất lượng con người thể hiện ở trình độ văn hóa, trình độ phát triển của cộng đồng dân cư Trình độ kiến thức, hiểu biết, tay nghề của đội ngũ lao động là yếu tố cần được phân tích kỹ và khai thác tốt trong công tác quy hoạch Chất lượng con người còn thể hiện ở cấu trúc đội ngũ, ở tỷ lệ số lao động được đào tạo so với tổng số lao động, ở tỷ lệ số lao động có tay nghề so với số lao động phổ thông Một tỷ số hợp lý giữa các trình độ chuyên môn: trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, công nhân không có tay nghề cũng nói lên chất lượng của đội ngũ lao động.

+ Điều kiện môi trường là dạng tài nguyên thiên nhiên đã được con con người sử dụng và cải tạo từng bước cùng với quá trình sống và hoạt động của con người.

Trang 6

Môi trường bao gồm: môi trường vật chất và môi trường tinh thần hoặc có thể phân chia ra thnàh môi trường sản xuất, môi trường đời sống và môi trường phát triển.

Điều kiện môi trường có ý nghĩa to lớn trong công tác quy hoạch phát triển, bởi vì trong những môi trường thuận lợi các yếu tố nguồn lực, các hoạt động sản xuất và đời sống mới phát huy được ở mức cao những hiệu quả của mình Trong các hoạt động sản xuất và đời sống, không chỉ các yếu tố môi trường vật chất như kết cấu hạ tầng, điều kiện cung cấp nguyên liệu… có ý nghĩa, mà các yếu tố môi trường tinh thần như tâm lý sản xuất, phong tục tập quán, tình đoàn kết hữu ái, tính cộng đồng… cũng có ý nghĩa lớn và trong nhiều trường hợp mang tính chất quyết định.

Trong các yếu tố môi trường phát triển như vị thế địa lý, tính thuận lợi trong giao thông, tính nhanh chóng và thuận tiện trong tiếp nhận thông tin, trao đổi công nghệ có ý nghĩa rất lớn Nhiều địa phương không có nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng với vị thế địa lý thuận lợi như Singapore, Hồng Kông đã có tốc độ phát triển nhanh và có nền kinh tế tương đối phát triển.

+ Tài sản bao gồm tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tinh thần và tài sản vật chất Tài sản là một trong những nguồn lực của quy hoạch.

Các chính sách và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng, các cấp chính quyền cũng là nguồn tài sản lớn để chúng ta sử dụng trong quy hoạch phát triển ngành.Các chủ trương, chính sách phù hợp vừa là môi trường thuận lợi cho phát triển, vừa là yếu tố để phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư, vừa là động lực thúc đẩy sản xuất và đời sống.

+ Các nguồn cung cấp vốn: không có vốn không một ngành kinh tế nào có thể hoạt động được Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một ngành Vốn lớn có thể mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng lợi thế về quy mô, mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại, có

Trang 7

điều kiện đổi mới công nghệ; đầu tư cho bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực con người; đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng…Vì vậy khi xây dựng quy hoạch cần xác định tổng nhu cầu về vốn đốn tư, cơ cấu vốn đầu tư, tốc độ tăng vốn đầu tư qua các giai đoạn…

- Điều kiện kinh tế, xã hội như: y tế, giáo dục đào tạo, an ninh, quốc phòng Các điều kiện này sẽ tạo ra một môi trường bên ngoài thuận lợi hoặc bất lợi cho sự hoạt động của các ngành kinh tế Đây là những ảnh hưởng mà bản thân mỗi doanh nghiệp trong ngành cũng như trong toàn ngành không thể kiểm soát được Vì vậy khi xây dựng quy hoạch cần phân tích, đáng giá tác động của các yếu tố này để tận dụng những tác động có lợi và giảm thiểu những tác động có hại có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành

- Bối cảnh chung của phát triển ngành trên thế giới và trong khu vực ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trong nước Các ngành trong nước phải đi theo đúng xu hướng phát triển của khu vực và thế giới mới có khả năng tồn tại và phát triển được Vì vậy khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành cần phải dự báo được xu hướng phát triển ngành trong khu vực và trên thế giới để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp, có hiệu quả.

- Sự tiến bộ về khoa học công nghệ: khoa học công nghệ là một trong những chìa khóa thành công quan trọng của các doanh nghiệp Có được chìa khóa này các doanh nghiêp có cơ hội để đi trước, chiếm lĩnh thị trường; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa không những ở thị trường trong nước mà cả trên trường quốc tế.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng tới sự phát triển ngành: kết cấu hạ tầng đầy đủ, thuận lợi đảm bảo cho sản xuất và đời sống phát triển tốt Ngược lại, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu là yếu tố kìm hãm đối với phát triển sản xuất và đời sống Trong công tác quy hoạch các kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật không những cần được phân tích, tính toán đầy đủ cho nhu cầu về khối lượng mà còn tính toán đến sự phân bố hợp lý, cả về trong không gian và thời gian, sự vận hành thông suốt, sự sử dụng với hiệu suất cao và tiết kiệm

- Lịch sử phát triển ngành

Trang 8

IV Sự cần thiết của quy hoạch phát triển ngành

- Do xã hội có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với mục tiêu hoạt động của chủ thể là theo đuổi lợi ích tối đa cho bản thân chủ thể đó, không quan tâm đến lợi ích xã hội do đó cần có quy hoạch về : dự kiến bố trí địa điểm, không gian sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng đảm bảo lợi ích xã hội tốt nhất và tạo điều kiện tốt cho hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế.

- Có đánh giá được hiện trạng sử dụng đất vầ các thu nhập khác dự kiến được sử dụng đất, thay đổi cơ cấu sử dụng đất làm căn cứ cho nhà quản lý nắm được số lượng đất đai hiện còn lại và hướng mở rộng không gian sử dụng đất cho tương lai trước mắt và lâu dài.

- Bản quy hoạch cũng là căn cứ khoa học và thực tiễn, là nguồn cung cấp thông tin mặt thực trạng phát triển kinh tế của các ngành các lĩnh vực và nguồn lực, tài nguyên lao động, hợp tác trong vùng và quốc tế về dự kiến nhu cầu các sản phẩm chủ yếu và khả năng đáp ứng từng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát triển để nhà đầu tư nghiên cứu đưa quyết định quy mô, vị trí, công nghệ, thời điểm đầu tư của doanh nghiệp Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng còn làm cơ sở để nhà nước xem xét,quyết định đầu tư các dự án, các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương.

Sự cần thiết của quy hoạch bưu chính viễn thông

- Quy hoạch tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế và xã hội Kết cấu hạ tầng đầy đủ, thuận lợi đảm bảo cho sản xuất và đời sống phát triển tốt Ngươc lại kết cấu hạ tầng càng thiếu thốn, lạc hậu là yếu tố kìm hãm đối với phát triển sản xuất và đời sống.

- Quy hoạch kết cấu hạ tầng tạo ra cơ sở để xác đinh những mục tiêu định hướng phát triển các lĩnh vực và dự án trọng điểm cần ưu tiên đàu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy

Trang 9

động và sử dụng hiệu quả hướng phát triển và dự án trọng điểm cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện các dự án.

- Hiện nay,Việt Nam đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước phát triển công nghiệp và dịch vụ, đưa hai lĩnh vực này phát triển ngang với nông nghiệp, tiến tới làm cho sản xuất công nghiệp chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Để góp phần thúc đẩy và đảm bảo hiệu quả chuyển dịch cơ cấu, việc thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng trở nên hết sức quan trọng.

- Mặt khác, chúng ta đang chuyển từ một nền kinh tế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ sang một nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết ở tầm vĩ mô, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việc chuyển đổi hệ thống kết cấu hạ tầng từ phục vụ nền kinh tế cũ sang phục vụ một nền kinh tế phát triển theo hướng mới đang là một yêu cầu hàng đầu đối với công tác quy hoạch.

Xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hôiij chư nghĩa cần đặc biệt chú trọng đến xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội vì kết cấu hạ tầng xã hội là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự đoàn kết, thương yêu trong cộng đồng, tạo tâm lý sản xuất thoải mái, tạo lòng tin vào cộng đồng, vào tương lai, đảm bảo nâng cao phúc lợi của người dân.

Sự cần thiết phải lập quy hoạch bưu chính viễn thông tỉnh Sơn La

Nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông( BCVT), là căn cứ để Ủy Ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển BCVT thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành trong tỉnh Trên cơ sở đó xác định những mục tiêu định hướng phát triển các lĩnh vực và các dự án trọng điểm cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện các dự án về BCVT; Đồng thời làm cơ sở để nhà nước xem xét, quyết định đầu tư các dự án, các

Trang 10

công trình BCVT trên địa bàn tỉnh; Làm cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh BCVT lập kế hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh; thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ BCVT trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

V Yêu cầu của quy hoạch phát triển ngành

- Quy hoạch phát triển ngành phải có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý chí; quy hoạch phải thể hiện được tính cân đối và tính hiệu quả trong phát triển.

- Quy hoạch phát triển các ngành sẽ được xây dựng trước làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của vùng, của tỉnh, thành phố.

- Quy hoạch phát triển ngành phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm phát triển ngành, đồng thời phải có bước đi cụ thể từng giai đoạn.

- Quy hoạch phát triển ngành phải được phối hợp liên ngành có liên quan, xác định được mối quan hệ tương hỗ, tránh chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành.

- Khi cần thiết, quy hoạch phát triển ngành cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và bối cảnh mới.

VI Các căn cứ để lập quy hoạch phát triển ngành

Để xây dựng một bản quy hoạch phát triển ngành cần căn cứ vào khá nhiều cơ sở Điều này mục đích để bảo đảm tính khoa học, khách quan Tuy nhiên nếu vận dụng không tốt thì sẽ dễ gây nên hiện tượng chồng chéo về mặt thông tin Có thể nêu ra 1 số căn cứ để xây dựng 1 bản quy hoạch như sau:

- Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước giai đoạn trước và kết quả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn tiếp theo.

- Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ có liên quan đến quy hoạch.

Trang 11

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng giai đoạn trước.- Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia) có liên quan.

- Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan Các kết quả dự báo về thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ trong nước và quốc tế.

Các căn cứ xây dựng quy hoạch bưu chính viễn thông tỉnh Sơn La

- Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; luật Xây dựng ngày 26.11.2003; Pháp lệnh Bưu chính viễn thông ngày 25.2.2002;

- Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18.8.2004 và Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 3.9.2004 về Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bưu chính về Viễn Thông;

- Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26.9.2005 v/v phê duyệt quy hoạch Bưu chính Việt Nam đến 2010

- Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07.02.2006 phê duyệt quy hoạch phát triển Viễn thông internet Việt Nam đến năm 2010.

- Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09.03.2006 phê duyệt quy tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020;

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XII.

- Chương trình hành động số 06-CT/TU ngày 12.09.2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII.

- Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006-2020.

VII- Sản phẩm của quy hoạch ngành

Kết quả của quy hoạch ngành gồm:

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch.- Báo cáo tóm tắt: Đây là tóm tắt nội dung chính của quy hoạch phát

Trang 12

triển ngành Trình bày các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch phát triển ngành Bản tóm tắt ngắn gọn, không giải trình dài dòng, cần đưa ra những quyết định và các giải pháp chính cho quy hoạch.

- Các báo cáo chuyên đề: Bao gồm các báo cáo về hiện trạng và phương hướng phát triển các yếu tố, phân ngành phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể Số lượng các chuyên đề phụ thuộc và từng ngành cụ thể.

- Hệ thống biểu mẫu: Gồm các số liệu thống kê và kết quả tính toán trình bày theo các biểu, bảng rõ ràng, dễ hiểu, nội dung không trùng lặp và phải có nguồn số liệu đi kèm.

- Hệ thống bản đồ: Bản đồ thể hiện hiện trạng và phân bố ngành Tỷ lệ và số lượng bản đồ tùy vào mức độ yêu cầu của từng ngành cụ thể

- Phụ lục: Phần phụ lục bao gồm các số liệu, bảng biểu, biểu đồ, được chia ra thành 2 phần: phần hiện trạng và phần phương hướng Ngoài ra cần có phụ lục tính toán hiệu quả đầu tư, tính cạnh tranh của sản phẩm.

*

Trang 13

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG CHỦ YẾU

A ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂNI Mục đích:

-Chỉ ra những nhân tố cần thiết cho sự phát triển ngành

-Đánh giá khả năng tác động của các yếu tố nguồn lực đối với sự phát triển ngành

-Đánh giá vai trò của ngành trong hệ thống nền kinh tế quốc dân và tính cạnh tranh của ngành trong quá trình phát triển cũng như trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.

II Yêu cầu cơ bản

Đánh giá các yếu tố, nguồn lực một cách đầy đủ,chi tiết, tránh việc mô tả chung chung.

Cần phải tập trung làm rõ các vấn đề sau đây:

-Phân tích sự tác động của các yếu tố, nguồn lực đến sự phát triển ngành hiện tại và trong tương lai (tác động gì và tác động như thế nào đến phát triển ngành )

-Mức độ cạnh tranh của ngành trong điều kiện hội nhập

-Từ phân tích yếu tố nguồn lực phải thấy rõ được các điều kiện thuận lợi và khó khăn để có thể khai thác và phát huy chúng trong tương lai

III- Nội dung cụ thể :

1 Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân

Để xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế qua các năm(GDP ngành/ tổng GDP) cần tính toán 1 số chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tính toán tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành qua các năm (Vốn đầu tư cho ngành /Tổng vốn đầu tư xã hội )

- Tỷ lệ thu hút lao động vào ngành (Lao động của ngành /tổng lao động xã hội)

Trang 14

- Tỷ lệ trang bị công nghệ hiện đại cho ngành

Dựa vào kết quả tính toán ở trên cần đưa ra các kết luận:

+ Nhận định chung về tiềm năng, khả năng và mức độ phát triển của ngành có nhanh hay không?

+ Ngành giữ vị trí, vai trò gì trong nền kinh tế quốc dân+ Ngành có dược ưu tiên đầu tư hay không?

+ Vai trò thu hút lao động của ngành (nhiều / trung bình/ít )

+ Khả năng hiện đại hoá công nghệ của ngành( công nghệ được sử dụng trong ngành là công nghệ tiên tiến, hiện đại hay công nghệ trung bình, lạc hậu)

2 Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành

Những nhân tố đầu vào cho sự phát triển ngành bao gồm: điều kiện tự nhiên, nguyên liệu, cung cấp điện, nước, lao động Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với sự phát triển của ngành cần quan tâm tới các chỉ tiêu sau:

- Đánh giá các điều kiện khí hậu, đất xây dựng, thủy văn…có ảnh hưởng tới sự phát triển ngành.

- Thống kê các nguồn nguyên liệu( điện, than, sắt…) cung cấp cho ngành.- Xác định trữ lượng các loại nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết cho

- Các nguồn cung cấp vốn

- Lực lượng lao động lành nghề cho ngành.

Sau khi phân tích các chỉ tiêu cần rút ra được các kết luận sau:

+ Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên là tích cực hay tiêu cực, thuận lợi hay bất lợi đến sự phát triển của ngành.

+ Khả năng cung cấp nguyên liệu từ khoáng sản cho sản xuất ngành là dồi dào, trung bình hay khan hiếm

+ Đánh giá mức độ cung cấp nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp cho phát triển ngành( thuận lợi/khó khăn)

+ Đánh giá điều kiện đầu tư vốn cho ngành (thuận lợi/khó khăn)

Trang 15

+Khả năng cung cấp lao động lành nghề cho ngành (nhiều/ trung bình/ ít)

3 Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến sự phát triển của ngành phải quan tâm đến những vấn đề sau :

+ Ý kiến đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành

+ Quan điểm của các chuyên gia kinh tế đánh giá chung về ngành ;

+ Khảo sát các số liệu cơ bản theo các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động của ngành trên thế giới và khu vực

+ Xếp hạng mức độ cạnh tranh của sản phẩm Từ đó rút ra những nhận định cơ bản sau

+ Tình hình phát triển ngành trên thế giới (nhanh/chậm)

+ Xu thế phát triển ngành trên thế giới và khu vực( ngành có giữuvị trí then chốt hay không)

+ Tình hình cạnh tranh sản phẩm của ngành trên thế giới và trong nước tác động đến phát triển ngành trong tương lai (mạnh/trung bình/yếu )

4 Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác

Cần rút ra những kết luận chính sau:

- Những thuận lợi, khó khăn về vị trí,vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân cũng như là những thuận lợi, khó khăn về nguyên liệu, vốn, lao động cung cấp cho ngành.

- Từ những nhận định trên cần phải đưa ra hướng khai thác ngành: có nên phát triển ngành hay không?

Thực tiễn: Đối với ngành BCVT của tỉnh Sơn La

Bản quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh Sơn La chưa phân tích đánh giá các yếu tố, điều kiện cho sự phát triển ngành Do đó chưa thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào; ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành; không thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển do đó không đưa ra được những hướng khai thác và phát huy các nguồn lực đầu vào trong tương lai Đây là một hạn

Trang 16

chế mà bản quy hoạch cần phải khắc phục.

Bưu chính viễn thông là ngành sẽ trở thành động lực cho sư phát triển KT-XH mà cụ thể là sự phát triển KT-XH của tỉnh Sơn La Vì vậy bản quy hoạch cần phải bổ sung việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông bao gồm các yếu tố: điều kiện tự nhiên, lao động, vốn, nguyên nhiên vật liệu…

B PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN

I Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành

- Đánh giá toàn bộ hiện trạng phát triển ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như: khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh thổ, đầu tư, lao động, công nghệ,…

- Đưa ra về kết luận các kết quả đạt được, khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết.

II Yêu cầu cơ bản

Đánh giá hiện trạng phát triển ngành không mô tả chung về thành tích và khó khăn.Khi đánh giá hiện trạng phát triển ngành phải đạt đựơc các yêu cầu sau:

- Đánh giá trình độ phát triển ngành theo tương quan với các ngành cũng như đối với cùng ngành trên thế giới.

- Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân.

- Rút ra bài học (Những quy luật phát triển) của ngành trong thời gian qua.Xác định những điểm cần phát huy hoặc cần khắc phục trong thời gian tới.

- Những kết quả rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển phải là một trong những cơ sở để đề ra mục tiêu và phương hướng cần khắc phục hoặc phát huy trong giai đoạn tới.

III- Nội dung cụ thể

1 Đánh giá về quy mô và mức độ phát triển ngành thông qua các chỉ tiêu phát triển chung để xác định rõ sự phát triển của ngành trong 5-10 năm qua.

Các chỉ tiêu cần tính toán như sau:

- GTSX (theo giá cố định và giá hiện hành) qua các năm, theo các

Trang 17

hoặc các phân ngành.

- Số lượng các loại nguyên liệu cung cấp cho ngành.

- Nhịp độ tăng trưởng GTSX theo các thời kỳ 5 năm phân theo sản phẩm hoặc theo các phân ngành

- GDP (tính theo giá cố định và giá hiện hành) qua các năm theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành.

- Nhịp độ tăng trưởng GDP theo các thời kỳ 5 năm, phân theo sản phẩm hoặc các phân ngành.

- Diện tích năng suất sản lượng các sản phẩm chủ yếu theo các năm (đối với ngành nông nghiệp).

- Nhịp độ tăng trưởng của sản lượng các sản phẩm chủ yếu theo các thời kỳ 5 năm.

Từ những số liệu tính toán ở trên sẽ đưa ra các kết luận cơ bản:

• Trong giai đoạn vừa qua ngành phát triển với quy mô lớn, vừa hay với quy mô nhỏ.

• Mức độ phát triển của ngành trong giai đoạn vừa qua là nhanh, trung bình hay chậm)

• Khả năng cạnh tranh của ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân là khá, trung bình hay kém).

2 Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:

Mục đích chính là tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nên kinh tế, đồng thời xác định dịch chuyển sự đóng góp đó qua các năm của ngành Để có những nhận định chính xác về hướng dịch chuyển của ngành trong giai đoạn qua cần phải tính toán các chỉ tiêu sau:

- Tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP của nền kinh tế (GTSX, GDP ngành/ Tổng GTSX, GDP)

- Tính toán cơ cấu GTSX, GDP, vốn đầu tư, lao động theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành, theo các mốc thời gian.

- Đánh giá và phân tích kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Trang 18

Từ đó rút ra những nhận định chính về chuyển dịch cơ cấu:

• Quy mô sản xuất của ngành trong nền kinh tế là lớn, trung bình hay nhỏ.

• Cơ cấu nội bộ ngành đã hợp lý hay chưa.

• So sánh cơ cấu nội bộ ngành qua các mốc thời gian để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là tích cực hay tiêu cực, là nhanh hay chậm).

3 Đánh giá trình độ và khă năng phát triển khoa học – công nghệ của ngành.

Đối với các ngành sản xuất công nghiệp đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển.Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ mang lại khả năng cạnh tranh cao Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu sau:

- Thống kê các trang thiết bị theo các thế hệ công nghệ (cũ/ mới).- Tỷ lệ trang, thiết bị hiện đại/ GTSC ngành.

- Tình hình nghiên cứu và triển khai (R&D) của ngành.

Qua đó đưa ra những kết luận cơ bản:

• Đánh giá mức độ hiện đại hoá ngành (cao/ trung bình/ thấp)

• Trình độ trang thiết bị mới (tiên tiến/ trung bình/ lạc hậu)

• Khả năng đổi mới công nghệ cho ngành.

4 Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành:

Cần tính toán theo các chỉ tiêu sau:

- Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo phân ngành.

- Nhịp tăng vốn đầu tư cho ngành qua các thời kỳ 5 năm.

- Cơ cấu vốn đầu tư cho các sản phẩm hoặc theo các phân ngành (vốn đầu tư phân theo nguồn cung cấp, trong nước - nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc doanh…)

Trang 19

- Suất đầu tư (Vốn đầu tư/ GTSX).

- Khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong ngành.

- Hệ số ICOR theo các năm và theo các sản phẩm hoặc theo phân ngành.

Các kết luận cần phải rút ra:

• Quy mô đầu tư (Số lượng lớn hay nhỏ và chất lượng cao hay thấp)

• Cơ cấu đầu tư theo phân ngành, theo nguồn có hợp lý, hiệu quả hay không.

• Hiệu quả đầu tư cao hay thấp.

5 Nguồn nhân lực cho ngành:

Thống kê số lao động, phân loại trình độ lao động và khả năng cung ứng lao động Cụ thể cần tính toán:

- Số lượng lao động tham gia trong ngành theo các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành (số lao động trong ngành theo mức độ đào tạo, lao động phô thong/ lao động qua đào tạo công nhân/ kỹ sư/ thợ lành nghề…).

- Năng suất lao động qua các năm: GDPO/ lao động (Phân theo trình độ); tỷ lệ GTSX/ lao động(Phân theo trình độ đào tạo)

- Thu nhập của lao động trong ngành qua các năm, phân theo các sản phẩm hoặc các phân ngành.

- Đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành.

Rút ra các kết luận về:

• Tình hình đáp ứng lao động cho phát triển ngành giai đoạn qua (thiếu/ bình thường/ thừa).

• Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (hợp lý/ chưa hợp lý)

• Năng suất lao động (cao/ trung bình/ thấp)

6 Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ:

Khảo sát và đánh giá sự phát triển của ngành trên các vùng lãnh thổ

Trang 20

thông qua các chỉ tiêu:

- Số lượng cơ sở sản phẩm của các ngành theo các vùng- GTSX, GDP ngành theo các vùng

- Nhịp độ tăng trưởng của GDP, GTSX ngành theo các vùng

- Cơ cấu các phân ngành theo các vùng lãnh thổ, lao động của ngành theo các vùng

THỰC TIỄN: HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TỈNH SƠN LA

I Hiện trạng mạng bưu chính:

-94% số xã có điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân của một điểm là 4,27km Số dân phục vụ bình quân là 3967 người Chỉ tiêu nằm ở mức trung bình của cả nước.

-Mạng đường thư các cấp: bảo đảm 111/189 số xã trong tỉnh có thư báo

Trang 21

trong ngày Chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp để có thể đưa các dịch vụ bưu chính hiện đại vào khai thác.

-Tốc độ tăng doanh thu bưu chính trung bình từ năm 2002-2005 là 30% Tính đến hết năm 2005, tổng doanh thu bưu chính của tỉnh đạt hơn 4 tỷ đồng.

-Tuy nhiên, mức độ sử dụng dịch vụ rất thấp, đa số khách hàng sử dụng dịch vụ cơ bản; các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng còn rất hạn chế Nguyên nhân là do các dich vụ cung cấp chưa đa dạng, giá dịch vụ còn cao so với mức sống của người dân Các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử, thương mại điện tử, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đào tạo…chưa được triển khai phục vụ.

II Hiện trạng mạng viễn thông:

- Tính đến hết tháng 8 năm 2006, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 04 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Hệ thống điện thoại cố định truyền thống có 01 tổng đài trung tâm, 16 tổng đài vệ tinh, 11 tổng đài độc lập phục vụ cho 33961 thuê bao; hệ thống điện thoại cố định không dây có 1344 thuê bao.

Tính đến hết tháng 8/2007 toàn tỉnh có 35305 thuê bao điện thoại cố định đạt mật độ 3,56 máy/100 dân So với bình quân chung của cả nước tỷ lệ này vẫn còn rất thấp.

- Mạng truyền dẫn: phương thức truyền dẫn chủ yếu là viba Toàn tỉnh có 13 tuyến cáp quang và 25 tuyến viba kết nối tổng đài trung tâm( host) với các vệ tinh và tổng đài độc lập với tổng dung lượng 64E1.

- Mạng thông tin di động trên địa bàn toàn tỉnh là 73 trạm, bán kính phủ sóng bình quân là 8km/1 trạm BTS Trong đó: 03 mạng sử dụng công nghệ GSM có 64 trạm BTS( 090xxxxxxx, 091xxxxxxx, 098xxxxxxx), 01 mạng sử dụng công nghệ CDMA có 09 trạm BTS Tổng số thuê bao di động đến tháng 12/2005 là 23694 thuê bao; đến hết tháng 8/2006 là 46413 thuê bao, đạt mật độ 4,7 máy/100 dân Tuy nhiên, mật độ phủ sóng còn thưa, phần lớn mới tập

Trang 22

trung phủ sóng tại trung tâm thị xã và các huyện nên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

- Mạng điện thoại nông thôn: từ tháng 6/1996 tỉnh Sơn La dã đạt 100% các xã có điện thoại; tuy nhiên chất lượng còn nhiều hạn chế, đến tháng 8/2006 vẫn còn 69 xã sử dụng mạng PS phone.

- Internet trên địa bàn tỉnh có 1390 thuê bao, đạt mật độ 0,14 máy/100

dân( bao gồm cả thuê bao băng rộng và băng hẹp) Trong đó, thuê bao

internet tốc độ cao có 317 thuê bao, chiếm tỷ lệ 22,8%; có 13 điểm bưu điện văn hóa xã được trang bị máy tính để kết nối internet, chiếm tỷ lệ 8% trên tổng số điểm phục vụ.

- Mạng ngoại vi trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu là cáp đồng, được ngầm hóa một số tuyến ở thị xã và trung tâm một số huyện; còn lại vẫn sử dụng cáp treo Tổng số đôi cáp gốc của các tổng đài trên toàn tỉnh là 47210 đôi, trong đó đã sử dụng 38484 đôi( hiệu suất 81,52%).

Tóm lại: thực trạng hệ thống mạng bưu chính, viễn thông của tỉnh Sơn

La đang trong giai đoạn phát triển theo hướng hiện đại tiên tiến Hầu hết các loại hình dịch vụ đã được triển khai và cung cấp trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng

trưởng nhanh( điện thoại di động tăng bình quân hàng năm là 179%, điện

thoại cố định tăng bình quân hàng năm là 26,55%) Tuy nhiên việc phát triển

viễn thông vẫn chưa đồng đều giữa các vùng đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa.

Chúng ta có thể thấy rằng bản quy hoạch mới chỉ đánh giá rất chung chung, chưa toàn diện về hiện trạng phát triển ngành bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh, chưa đạt yêu cầu cơ bản khi đánh giá hiện trạng phát triển một ngành kết cấu hạ tầng kinh tế

- Bản quy hoạch đã đưa ra được số lượng các điểm cung cấp và sử dụng bưu chính, viễn thông nhưng chưa đưa ra được doanh thu theo các năm và

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:Chỉ tiêu dịch vụ bưu chính tỉnh Sơn La - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
Bảng 1 Chỉ tiêu dịch vụ bưu chính tỉnh Sơn La (Trang 27)
Bảng 1:Chỉ tiêu dịch vụ bưu chính tỉnh Sơn La - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
Bảng 1 Chỉ tiêu dịch vụ bưu chính tỉnh Sơn La (Trang 27)
2. Quy hoạch phát triển bưu chính đến năm 2010 a. Mạng bưu chính: - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
2. Quy hoạch phát triển bưu chính đến năm 2010 a. Mạng bưu chính: (Trang 28)
Bảng 2: Quy hoạch phát triển mạng điểm dịch vụ bưu chính - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
Bảng 2 Quy hoạch phát triển mạng điểm dịch vụ bưu chính (Trang 28)
Bảng 2: Quy hoạch phát triển mạng điểm dịch vụ bưu chính - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
Bảng 2 Quy hoạch phát triển mạng điểm dịch vụ bưu chính (Trang 28)
Bảng 3: Chỉ tiêu phát triển viễn thông tỉnh Sơn La - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
Bảng 3 Chỉ tiêu phát triển viễn thông tỉnh Sơn La (Trang 30)
Bảng 3: Chỉ tiêu phát triển viễn thông tỉnh Sơn La - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
Bảng 3 Chỉ tiêu phát triển viễn thông tỉnh Sơn La (Trang 30)
Bản đồ, biểu bảng - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
n đồ, biểu bảng (Trang 40)
1. Bảng các chỉ tiêu tổng hợp ( hiện trạn g) ST - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
1. Bảng các chỉ tiêu tổng hợp ( hiện trạn g) ST (Trang 42)
2. Bảng các chỉ tiêu về vốn đầu tư( hiện trạn g) - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
2. Bảng các chỉ tiêu về vốn đầu tư( hiện trạn g) (Trang 42)
1. Bảng các chỉ tiêu tổng hợp ( hiện trạng ) ST - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
1. Bảng các chỉ tiêu tổng hợp ( hiện trạng ) ST (Trang 42)
3. Bảng các chỉ tiêu về lao động( hiện trạn g) - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
3. Bảng các chỉ tiêu về lao động( hiện trạn g) (Trang 43)
3. Bảng các chỉ tiêu về lao động ( hiện trạng ) - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
3. Bảng các chỉ tiêu về lao động ( hiện trạng ) (Trang 43)
-Tốc độ tăng trưởng biểu đồ hình cột - Tiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
c độ tăng trưởng biểu đồ hình cột (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w