Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, các quốc gia thường cho phép các doanh nghiệp lựa chọn Chuẩn mực kế toán quốc gia hoặc Chuẩn mực BCTC quố
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, kế toán không còn là vấn đề mang tính nội tại, riêng biệt của từng quốc gia Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, các quốc gia thường cho phép các doanh nghiệp lựa chọn Chuẩn mực kế toán quốc gia hoặc Chuẩn mực BCTC quốc tế (sau đây viết tắt là IFRS) khi lập và trình bày BCTC Theo tài liệu của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), tính đến nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảo sát) đã tuyên bố về việc cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác nhau
Phương pháp áp dụng IFRS tại các quốc gia rất đa dạng, có quốc gia cho phép áp dụng cho cả BCTC riêng của doanh nghiệp và BCTC hợp nhất của tập đoàn, nhưng có quốc gia chỉ áp dụng IFRS cho BCTC hợp nhất Với các nước chưa cho phép doanh nghiệp áp dụng IFRS thì cũng đang trong xu thế điều chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia để phù hợp và tiệm cận gần hơn với IFRS Việc cho phép áp dụng IFRS hay không tùy thuộc vào điều kiện phát triển và tình hình thực tế của từng quốc gia Tuy nhiên định hướng chung là áp dụng IFRS cho các đơn vị có lợi ích công chúng, còn đối với các đơn vị không có lợi ích công chúng thì thường áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hoặc có thể tự nguyện áp dụng IFRS
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình cải cách hành chính và thể chế một cách mạnh mẽ, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên sôi động, nhu cầu các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết hoặc thu hút vốn trên thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng Đặc biệt thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế trong giai đoạn mới, Chính phủ có chủ trương phải đẩy nhanh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới cũng như công cuộc cải cách thể chế tại Việt Nam Vì vậy, nhóm em quyết định chọn đề tài “Áp dụng chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình
Trang 2I TỔNG QUÁT VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ IFRS
1 Khái niệm.
IFRS là gì?
- Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được gọi là Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB)
- Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính
2 Phạm vi áp dụng
IFRS đang ngày càng được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng hoặc cam kết áp dụng trong tương lai gần Tính đến hết năm 2016, đã có 133/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93%) đã công khai tuyên bố coi IFRS là bộ Chuẩn mực Kế toán duy nhất áp dụng trên toàn cầu Bên cạnh đó, cũng có
119/143 (chiếm tỷ lệ 83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã yêu cầu sử dụng các chuẩn mực của IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các công ty đại chúng trong nước, phần lớn các quốc gia còn lại cho phép áp dụng các chuẩn mực này Đến năm
2018, đã có 146 quốc gia trên thế giới áp dụng IFRS
Trong thời gian gần đây, việc tiến tới áp dụng IFRS có những tín hiệu hết sức tích cực Năm 2015, các nhà lãnh đạo G20 cũng đã cam kết thúc đẩy tiến trình thực hiện các CMKT toàn cầu Tại một số quốc gia phát triển tại Châu Á, tình hình áp dụng các chuẩn mực IFRS cũng đã có nhiều tiến bộ, cụ thể:
- Tại Nhật Bản, các chuẩn mực IFRS đã được lựa chọn từ năm 2010 Hiện nay, hơn 100 công ty Nhật Bản (chiếm 25% tổng giá trị vốn hóa thị trường) đã áp dụng các chuẩn mực của IFRS hoặc đang có kế hoạch áp dụng Ngoài ra, gần
200 công ty khác đang xem xét một cách nghiêm túc việc áp dụng các chuẩn mực của IFRS Đây là những con số ấn tượng, thể hiện sự phát triển tại quốc gia này, nếu so sánh với thời điểm cuối tháng 12 năm 2012 mới chỉ có 10 công ty áp dụng các chuẩn mực của IFRS
- Tại Ấn Độ, mới đây nước này đã ban hành và áp dụng các CMKT mới (Ind AS), các chuẩn mực này cơ bản hội tụ với các chuẩn mực IFRS Hầu hết, các Ind AS đều được xây dựng tương ứng từ các chuẩn mực của IFRS Do vẫn còn một vài sự khác biệt mặc dù không lớn, nhưng Ấn Độ vẫn chưa được ISAB xếp vào những nước đã thực hiện IFRS Tuy nhiên, việc xây dựng các
Trang 3CMKT mới gần sát với chuẩn mực IFRS của Ấn Độ, đã cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin tốt hơn gần với các IAS
- Tại Trung Quốc, trước đây mười năm nước này cũng đã quyết định hội tụ với các chuẩn mực IFRS với các điều khoản được đặt ra trong Hiệp định Bắc Kinh 2005 Gần đây, với một thỏa thuận mới nhất vào năm 2015, đã tái khẳng định cam kết của Trung Quốc tiến tới áp dụng hội tụ đầy đủ các chuẩn mực IFRS, trong khi nhiều công ty lớn nhất của Trung Quốc đã lập các BCTC đã được áp dụng IFRS nhằm mục đích niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Hồng Kông
- Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới được nêu trong Bảng sau:
• Ô màu đậm: Bắt buộc áp dụng đối với các đơn vị có lợi ích công chúng (119 quốc gia)
• Ô màu nhạt: Cho phép lựa chọn áp dụng (12 quốc gia)
• Ô màu trắng: Áp dụng chuẩn mực kế toán riêng của quốc gia (12 quốc gia), trong đó có một số nước cũng đã có kế hoạch để áp dụng IFRS
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG IFRS TRÊN THẾ GIỚI
Nguồn: ấn phẩm “Ngôn ngữ BCTC toàn cầu” của IFRS Foundation tháng 5/2016
Trang 43 Mục tiêu
Cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày báo cáo tài chính cho các công ty đại chúng IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập báo cáo tài chính hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể
Việc áp dụng IFRS làm tăng tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả cho các thị trường tài chính trên toàn thế giới Đồng thời, IFRS cũng vun đắp lòng tin, sự tăng trưởng và sự ổn định tài chính dài lâu trong nền kinh tế toàn cầu
Lợi ích cụ thể khi áp dụng IFRS tại Việt Nam
- Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nên sẽ có cơ hội gia tăng mạnh mẽ số lượng các công
Trang 5ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
sẽ giảm bớt chi phí cho việc chuyển đổi báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo tài chính theo IFRS để hợp nhất với công
ty mẹ ở nước ngoài
- Thứ hai, chất lượng BCTC của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành và đầu tư BCTC của doanh nghiệp Việt Nam có thể so sánh được với các doanh nghiệp khác trên thế giới Đồng thời, do IFRS được thừa nhận và áp dụng rộng rãi nên sẽ giúp người sử dụng BCTC có thể so sánh tình hình và kết quả tài chính của các doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng hơn do BCTC của các công ty được lập dựa trên cùng một hệ thống chuẩn mực nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế
- Thứ ba, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, tài chính tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lao động có chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài
- Thứ tư, giúp các tổ chức quốc tế có thêm căn cứ để công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đàm phán quốc tế về kinh tế, tài chính
- Thứ năm, tạo thuận lợi trong công tác đánh giá, quản lý, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các đối tượng liên quan
II SỰ KHÁC BIỆT ĐÁNG KỂ NHẤT GIỮA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC LẬP THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ THEO IFRS?
1 Thực trạng áp dụng Chuẩn mực kế toán tại Việt Nam:
a Ưu điểm:
- Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005, Việt Nam đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán, đây là một bước cải cách và tiến bộ rất lớn trong hệ thống văn bản pháp lý về kế toán ở Việt Nam
- Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán và đã 2 lần ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 thay thế Quyết định số 15) Bộ Tài chính cũng đã 2 lần ban hành Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định
7
Trang 6số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC)
b Nhược điểm:
Mặc dù đã có những đóng góp to lớn trong giai đoạn trước đây nhưng VAS hiện nay đã trở nên lạc hậu so với mặt bằng chung thế giới do chưa được sửa đổi, bổ sung và cập nhật Vì vậy, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế, trong đó có một
số điểm đáng lưu ý sau đây:
- Về hạn chế của hệ thống chuẩn mực hiện hành:
• Thứ nhất, Việt Nam mới chỉ ban hành 26 VAS trong khi hệ thống IFRS hiện nay quốc tế có tới hơn 40 chuẩn mực
• Thứ hai, do VAS hướng đến việc ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo giá gốc chứ không phải giá trị hợp lý (giá trị thị trường) nên BCTC chưa phản ánh được đúng và đầy đủ tình hình tài chính của các doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
• Thứ ba, tại thời điểm ban hành cách đây hơn 10 năm, nền kinh tế Việt Nam
có sự khác biệt lớn so với hiện nay, mặt khác, sau khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới những năm đầu của thế kỷ 21, chuẩn mực kế toán và chuẩn mực BCTC quốc tế đã có sự thay đổi về bản chất
• Thứ tư, phạm vi áp dụng của một số Chuẩn mực kế toán hiện chưa phù hợp với bản chất của một số loại tài sản Ví dụ: Chuẩn mực hàng tồn kho (VAS 02), Chuẩn mực tài sản cố định (VAS 03) hiện áp dụng cho cả tài sản sinh học của hoạt động nông nghiệp, trong khi tài sản sinh học có đặc thù riêng không thực sự phù hợp với hàng tồn kho và TSCĐ nhưng vẫn được kế toán như hàng tồn kho hoặc TSCĐ
• Thứ năm, trong bối cảnh thị trường vốn, thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ nhưng nhóm chuẩn mực về công cụ tài chính chưa được ban hành, dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý để ghi nhận công cụ tài chính theo thông
lệ quốc tế
• Thứ sáu, việc chưa ban hành chuẩn mực tổn thất tài sản nên doanh nghiệp chưa có căn cứ để ghi nhận tổn thất do suy giảm giá trị tài sản, gây rủi ro đáng kể đối với các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC
• Thứ bảy, các yêu cầu về thuyết minh BCTC của VAS còn chưa hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến khả năng phân tích của người sử dụng BCTC, từ đó làm giảm khả năng so sánh thông tin và tính minh bạch của BCTC
- Về hạn chế của việc tiếp cận với IFRS:
• Do Việt Nam chưa tuyên bố áp dụng IFRS nên hiện tại các doanh nghiệp đều lập BCTC theo VAS Một số doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp FDI theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc công ty mẹ tại nước ngoài,
Trang 7nhà tài trợ quốc tế hiện đang thực hiện chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS chứ chưa trực tiếp lập BCTC theo IFRS
• Việc chuyển đổi BCTC hiện vẫn còn nhiều hạn chế do các doanh nghiệp chưa được đào tạo căn bản nên phụ thuộc vào các công ty cung cấp dịch vụ
kế toán, kiểm toán trong khi Nhà nước chưa có hướng dẫn chính thức
2 Nhu cầu và khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay:
- Từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức một số cuộc hội thảo và khảo sát về nhu cầu và khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- Ngày 21 và 23/12/2016, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính
đã tổ chức hội thảo “IFRS- Định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam” và ngày 28, 30/5/2018, tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm áp dụng IFRS của một số
quốc gia, định hướng của Việt Nam”.
- Kết quả khảo sát cho thấy tại hội thảo năm 2016, có 190/198 ý kiến cho rằng việc áp dụng IFRS là vấn đề cấp thiết và rất cấp thiết, chỉ có 8/198 ý kiến cho rằng vấn đề này chưa thật sự cấp thiết
- Tại hội thảo năm 2018, có 177/178 ý kiến cho rằng đây là vấn đề cấp thiết và rất cấp thiết, chỉ có 1 ý kiến cho rằng đây là vấn đề không cấp thiết
Mặc dù đối tượng khảo sát tại 2 cuộc hội thảo có thể không hoàn toàn trùng nhau nhưng kết quả khảo sát cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là cấp thiết và rất cấp thiết
- Đồng thời trong năm 2018, được sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Tài chính đã phối hợp với đơn vị tư vấn độc lập tiến hành khảo sát về nhu cầu và khả năng áp dụng tại 46 đơn vị tại Việt Nam trong đó
có hơn 27 đơn vị là các doanh nghiệp niêm yết quy mô lớn Kết quả khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn chịu áp lực từ nhà đầu tư nước ngoài hoặc các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI chịu áp lực từ công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu áp dụng IFRS
Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu áp dụng IFRS tại Việt Nam là thực tế khách quan, chủ yếu tập trung vào khối doanh nghiệp niêm yết quy mô lớn và các doanh nghiệp FDI Tuy nhiên, do chưa được đào tạo về IFRS, nên phần lớn các doanh nghiệp chưa thật sự sẵn sàng áp dụng mà cần thời gian để chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực, nâng cấp hệ thống thông tin, phần mềm
3 Sự khác biệt giữa các báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo IFRS:
Trang 8Nội dung IFRS VAS
Hệ thống BCTC đầy đủ bao Hệ thống BCTC của doanh
nghiệp gồm:
gồm:
– Báo cáo tình hình tài chính – Báo cáo tình hình tài chính
(gồm BCKQHĐKD và (gồm BCKQHĐKD và
BCĐKT) BCĐKT)
– Báo cáo lãi lỗ và thu nhập
tổng hợp khác
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Báo cáo thay đổi vốn chủ sở
– Thuyết minh BCTC
hữu;
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở – Báo cáo lưu chuyển tiền;
hữu được trình bày trong Bản – Bản thuyết minh BCTC
thuyết minh BCTC
IFRS đưa ra một số phương – Không đề cập cụ thể đến
phương pháp định giá Việc pháp định giá có thể sử dụng,
ghi nhận chủ yếu căn cứ vào bao gồm: giá gốc; giá hiện
giá gốc
hành; giá trị có thể thực hiện;
hiện giá
– Ban hành IFRS 13 – Ðo
luờng giá trị hợp lý
thiểu cho các báo cáo trong – Xác định các khoản mục tối
chuẩn mực, nhưng lại quy thiểu cho các báo cáo
định cụ thể, chi tiết trong văn bản hướng dẫn chuẩn mực
Khái niệm về bảo tồn vốn là
Vốn và bảo tồn cầu nối giữa khái niệm vốn và
khái niệm lợi nhuận bởi vì nó Không đề cập đến vấn đề này
vốn
chỉ ra điểm xuất phát của việc xác định lợi nhuận
Trong một số trường hợp, DN Việc lập BCTC cho một niên
Kỳ báo cáo có thể lập báo cáo cho giai độ kế toán không được vượt
đoạn 52 tuần quá 15 tháng
Trang 9Doanh nghiệp cần phải trình Thông tin này có thể trình bày bày lãi trên cổ phiếu, số cổ
tức công bố hoặc đề xuất cho trong Thuyết minh báo cáo tài
chính hoặc trên báo cáo thay
Thông tin này cần phải trình đổi vốn chủ sở hữu
bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính
Doanh nghiệp cần trình bày
Ngày đáo hạn ngày đáo hạn của cả tài sản và
Không đề cập đến vấn đề
của các tài sản công nợ để đánh giá tính thanh
này
và công nợ khoản và khả năng thanh toán
của doanh nghiệp
Tính linh hoạt trong việc áp dụng các chuẩn mực Tính bắt buộc trong việc áp Cho phép sử dụng các quy định dụng các chuẩn mực, các mới nhất của các tổ chức ban chính sách và quy định
Xây dựng chính hành chuẩn mực khác có cùng Chuẩn mực yêu cầu xem xét
sách kế toán khi những quy định chung để xây các quy định và hướng dẫn
không có chuẩn dựng các chuẩn mực kế toán, trong chuẩn mực kế toán hiện
mực kế toán cụ các hướng dẫn kế toán và các hành đối với các vấn đề
thể thông lệ được chấp nhận trong tương tự hoặc liên quan, quy
cùng ngành với điều kiện các định chung hoặc các quy định quy định này không mâu thuẫn trong từng lĩnh vực kinh với các chuẩn mực kế toán hiện doanh
hành và quy định chung
Trong một số trường hợp đặc biệt, cho phép việc không áp dụng các yêu cầu chung nhằm
Không đề cập vấn đề này đảm bảo báo cáo tài chính được
Trong thực tế, các doanh trình bày trung thực và hợp lý,
khi Ban giám đốc doanh nghiệp
thấy rằng việc tuân thủ theo các
quy định chung sẽ làm sai lệch
có sự khác biệt so với các báo cáo tài chính Tuy nhiên,
chuẩn mực
việc không áp dụng theo các quy định chung cần được trình
Trang 1011