+ Kiểm tra dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của các cơ quan, tổ chức, cánhân liên quan; phát hiện kịp
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong hơn 20 năm đổi mới, Đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành công trongphát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân; từngbước xóa đói, giảm nghèo và tiến tới trở thành một nước công nghiệp hiện đại Vớichủ trương đưa đất nước theo hướng “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Hàng năm,Đảng; Nhà nước; Chính phủ đã có rất nhiều chính sách về văn hóa, xã hội và đặcbiệt là kinh tế Việc tiến hành phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư ngày mộtnhiều, những dự án này đã mang lại một diện mạo mới cho Đất nước
Quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên toàn quốc được triển khai một cáchrầm rộ ở các địa phương Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường dây tảiđiện; hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã và hệ thống các bệnh viện,trường học đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân Các dự án xây dựngcác khu công nghiệp, khu đô thị mới tạo ra một hệ thống các trung tâm côngnghiệp , các thành thị đa màu sắc Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cấp quốc giatạo mối hiện hệ, bổ trợ về kinh tế và thông thương giữa các vùng miền trên toànquốc
Hoạt động đầu tư được các ngành, các địa phương và đặc biệt là cả các tổchức, cá nhân tiến hành mạnh mẽ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công về mặtkinh tế - xã hội mang lại thì vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục Đầu tưxây dựng là một lĩnh vực rất phức tạp, vừa dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, thamnhũng, vừa ảnh hưởng đến nhiều bộ phận lợi ích của cộng đồng
Những biểu hiện tiêu cực trong đầu tư xây dựng như: quy hoạch treo, dự ántreo, xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất công, xây dựng công trìnhkhông có giấy phép hoặc sai giấy phép, biển thủ công quỹ qua các dự án đầu tư xâydựng công trình, đấu thầu giả vờ, rút ruột công trình, sự cố công trình xây dựng, mất
an toàn trong thi công xây dựng công trình, gây ô nhiễm môi trường trong quá trìnhxây dựng… đã và đang xảy ra khá phổ biến Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luậtnhằm ngăn chặn và loại bỏ những tiêu cực này như Luật đầu tư, Luật xây dựng,
Trang 2Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, Luật phòng chống tham nhũng, Luật đấuthầu… nhưng nếu quá trình đầu tư xây dựng bị khép kín, thiếu tính minh bạch vàthiếu dân chủ thì vẫn không thể loại bỏ được những hiện tượng tiêu cực trên Vì vậycần phải làm cho quá trình đầu tư xây dựng được thực hiện một cách công khai,minh bạch.
Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng là một trong những biện pháp quantrọng và hữu hiệu để đạt được mục tiêu đó Giám sát các hoạt động đầu tư xây dựng
là một yêu cầu thực tế khách quan nhằm đảm bảo việc đầu tư phù hợp với quyhoạch, đúng mục đích và có hiệu quả cao, không làm tổn hại đến cộng đồng
Hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật nhưLuật đầu tư, Luật xây dựng… Năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư củacộng đồng Năm 2006, Bộ kế hoạch và Đầu tư – Ban thường trực Ủy ban TrungƯơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Bộ tài chính ra thông tư liên tịch số 04/2006TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 4 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thihành quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về việc ban hành Quy chếgiám sát đầu tư của cộng đồng Từ đó đến nay, một số địa phương đã triển khai khátốt chủ trương này, nhưng cũng còn nhiều địa phương thực hiện chưa tốt Đã cómột số ít bài báo đề cập đến vấn đề này và việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chínhsách và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơn hoạt động giám sát cộngđồng các dự án đầu tư xây dựng còn chưa được chú ý
Từ các yêu cầu thực tế trên tác giả đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp:
“Nghiên cứu các giải pháp về quản lý nhằm tăng cường vai trò giám sát cộng đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng” là rất cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Sử dụng các lý luận cơ bản và phương pháp phân tích, nghiên cứu quy trìnhgiám sát cộng đồng dự án đầu tư để đề ra các giải pháp về quản lý nhằm tăng cườngvai trò giám sát cộng đồng đối với dự án đầu tư
Đề tài nghiên cứu sẽ là một tài liệu hữu ích để các nhà quản lý, nghiên cứu
Trang 3chính sách và các nhà đầu tư tham khảo trong quá trình quản lý, đầu tư Đồng thờicũng là tài liệu để tham khảo cho giảng viên, sinh viên trong quá trình nghiên cứu
về dự án đầu tư
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu các giải pháp về quản lý nhằm nâng cao vai trò giámsát cộng đồng dự án đầu tư, trong đó tập trung chủ yếu vào các giải pháp quản lý vàcác phương pháp thực hiện trong quá trình giám sát cộng đồng dự án đầu tư
- Luận văn nghiên cứu áp dụng cho các dự án có sự tham gia của cộng đồngvào hoạt động đầu tư
- Nội dung của các giải pháp quản lý về giám sát cộng đồng dự án đầu tư rấtrộng nên luận văn tập trung đi sâu vào việc giám sát cộng đồng trong quá trìnhchuẩn bị đầu tư, thực hiện và kết thúc quá trình đầu tư đưa dự án vào sử dụng
4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp quản lý, giám sát
dự án đầu tư, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Trong quá trình nghiên cứu có sửdụng phương pháp phân tích, tổng hợp và tham khảo các tài liệu, các sản phẩmnghiên cứu của các tổ chức, cá nhân
5 Những đóng góp của đề tài.
- Hệ thống hóa lý luận về giám sát cộng đồng dự án đầu tư
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giám sát cộng đồng đề xuất một số giảipháp quản lý nhằm nâng cao năng lực giám sát của cộng đồng đối với dự án đầu
tư xây dựng giảm thiểu các tác động tiêu cực xâm hại đến lợi ích của cộng đồngkhi thực hiện dự án
6 Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận – kiến nghị, kết cấu luận văn gồm 3 chương sau:Chương 1 Cơ sở phương pháp luận về giám sát đầu tư và giám sát đầu tư cộngđồng
Chương 2 Thực trạng giám sát cộng đồng đối với dự án đầu tư ở Việt Nam
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực giám sát cộng đồng dự án
Trang 4đầu tư
Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý về giám sát đầu tư và giám sát đầu tư cộng đồng.
1.1 Tổng quan về giám sát đầu tư.
Giám sát và đánh giá đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn đầu tưđược sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, hoạtđộng này được quy định cụ thể trong Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2010
1.1.1 Khái niệm giám sát đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
- Giám sát dự án đầu tư là hoạt động theo dõi thường xuyên và kiểm tra định kỳ
theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tư của dự án theo các quy định về quản lýđầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án
+ Theo dõi dự án đầu tư là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin
liên quan đến tình hình thực hiện dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đềxuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo dự
án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuônkhổ các nguồn lực đã được xác định
+ Kiểm tra dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm
kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của các cơ quan, tổ chức, cánhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý dự án theo quyđịnh của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phátsinh, việc làm sai quy định về quản lý dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành cácbiện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện
- Giám sát tổng thể đầu tư là việc theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế
hoạch quá trình thực hiện đầu tư ở các cấp của các ngành và địa phương; phát hiện
và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để đảm bảo đầu tư theo quy hoạch,
kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả
+ Theo dõi tổng thể đầu tư là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các
thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và việc quản lý đầu tư của các cấp, các
Trang 5ngành và địa phương; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và đề xuất các cơ chế,chính sách liên quan đến quản lý đầu tư.
+ Kiểm tra tổng thể đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm
kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các cấp, các ngành; pháthiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém, bảo đảm việc quản lý đầu tưđúng quy định của pháp luật; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lýkịp thời những vướng mắc, phát sinh hoặc việc làm sai quy định về quản lý đầu tư;giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện
1.1.2 Nội dung của giám sát đầu tư.
1.1.2.1 Giám sát dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.
“Dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên” là dự án đầu tư có thành phầnvốn nhà nước tham gia chiếm từ 30% tổng mức đầu tư của dự án trở lên và đượcxác định tại quyết định phê duyệt dự án Việc xác định tỉ lệ vốn nhà nước tham giavào dự án được tính theo từng dự án cụ thể
- Theo dõi dự án đầu tư.
+ Nội dung theo dõi dự án đầu tư của Chủ đầu tư bao gồm
Cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện dự án; khối lượngthực hiện; chất lượng công việc; các chi phí; các biến động;
Cập nhật tình hình quản lý thực hiện dự án: lập kế hoạch triển khai; chi tiết hoá
kế hoạch triển khai các nội dung quản lý thực hiện dự án; cập nhật tình hình thựchiện và điều chỉnh kế hoạch; cập nhật tình hình bảo đảm chất lượng và hiệu lựcquản lý dự án;
Cập nhật tình hình xử lý, phản hồi thông tin: tình hình bảo đảm thông tin báocáo; tình hình xử lý thông tin báo cáo; tình hình và kết quả giải quyết các vướngmắc, phát sinh;
Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, cácvấn đề vượt quá thẩm quyền
+ Nội dung theo dõi dự án đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Chủ đầu tư; kiểm tra tính đầy
Trang 6đủ, cập nhật và tính chính xác của các thông tin theo dõi dự án đầu tư do Chủ đầu tưcung cấp;
Tổng hợp tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện, tình hình giảingân, đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ môi trường; các khó khăn,vướng mắc chính ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án;
Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền;
Theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ đầu tư;
Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, cácvấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định
+ Nội dung theo dõi dự án đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của người quyết định đầu tư và Chủđầu tư theo quy định;
Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: tiến độ thực hiện, tình hình giải ngân, côngtác đấu thầu; các khó khăn, vướng mắc chính ảnh hưởng đến dự án;
Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền;
Theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ đầu tư, của ngườiquyết định đầu tư liên quan đến dự án;
Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, cácvấn đề vượt quá thẩm quyền
- Kiểm tra dự án đầu tư
+ Chế độ kiểm tra dự án đầu tư
Chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường xuyên dự án đầu tư do mình làm Chủ đầu tư Người có thẩm quyền quyết định đầu tư:
Tổ chức kiểm tra dự án đầu tư do mình quyết định đầu tư ít nhất 01 lần đốivới các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng;
Tổ chức kiểm tra các dự án đầu tư khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địađiểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở lên;
Các trường hợp kiểm tra khác khi cần thiết: Cơ quan quản lý nhà nước vềđầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án đầu tư theo kế hoạch hoặc đột xuất
Trang 7+ Nội dung kiểm tra dự án đầu tư của Chủ đầu tư
Kiểm tra toàn bộ các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và quản lý dự án;Việc chấp hành các quy định liên quan đến quản lý đầu tư của Ban quản lý dự án
và các nhà thầu;
Năng lực quản lý thực hiện dự án của Ban quản lý dự án và các nhà thầu;
Phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn,vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấphành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của Ban quản lý dự án, các nhàthầu
+ Nội dung kiểm tra dự án đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Việc chấp hành quy định về: đấu thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư;
sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân,thanh toán; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư dựán; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môitrường, sinh thái;
Năng lực quản lý thực hiện dự án của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án;
Phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn, vướngmắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấp hànhcác biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.+ Nội dung kiểm tra dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
Việc chấp hành quy định về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án; đấu thầu; đền
bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của
dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết cácvướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; nghiệm thu đưa dự ánvào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường, sinh thái;
Năng lực quản lý thực hiện dự án của cơ quan trực tiếp quản lý các Chủ đầu
tư, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án;
Phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn,vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấp
Trang 8hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của cơ quan trực tiếp quản lý Chủđầu tư, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.
1.1.2.2 Giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
“Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là dự án đầu tư không sử dụng vốnnhà nước hoặc có thành phần vốn nhà nước tham gia nhỏ hơn 30% tổng mức đầu tưcủa dự án
- Nội dung theo dõi dự án đầu tư
+ Nội dung theo dõi dự án đầu tư của Chủ đầu tư
Cập nhật tình hình thực hiện dự án: tiến độ đầu tư tổng thể của dự án;
Cập nhật tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai,
sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;
Cập nhật tình hình thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.+ Nội dung theo dõi dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Chủ đầu tư;
Tổng hợp tình hình thực hiện dự án đầu tư;
Tổng hợp tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai,
sử dụng tài nguyên khoáng sản của các dự án đầu tư;
Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền;
Theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ đầu tư và người
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, cácvấn đề vượt quá thẩm quyền
- Nội dung kiểm tra dự án đầu tư
+ Nội dung kiểm tra dự án đầu tư của người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhậnđầu tư
Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án;
Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sửdụng tài nguyên khoáng sản;
Kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư;
Trang 9Phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn,vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấphành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
+ Nội dung kiểm tra dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
Kiểm tra sự phù hợp của dự án với các quy hoạch liên quan;
Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án;
Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sửdụng tài nguyên khoáng sản;
Kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, củangành và địa phương áp dụng cho dự án;
Kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư; Phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn,vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấphành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện
1.1.3 Giám sát tổng thể đầu tư
1.1.3.1 Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
- Cập nhật tình hình ban hành văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liênquan đến đầu tư theo thẩm quyền
- Cập nhật tình hình lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quyhoạch
- Cập nhật tình hình lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sửdụng vốn nhà nước
- Cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước; tìnhhình nợ đọng vốn trong đầu tư; tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư sử dụngvốn nhà nước
- Cập nhật tình hình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý thực hiệncác dự án đầu tư theo Luật Đầu tư
- Cập nhật việc tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư
1.1.3.2 Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
Trang 10- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của các văn bản hướng dẫn các chínhsách, pháp luật liên quan đến đầu tư.
- Kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạchtheo quy định (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triểnngành, sản phẩm chủ yếu và các quy hoạch khác có liên quan)
- Kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sửdụng 30% vốn nhà nước trở lên
- Kiểm tra việc phân bổ và quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư sử dụng vốnnhà nước (mục tiêu, đối tượng, mức huy động các nguồn vốn và tình hình thực hiệnvốn đầu tư; kết quả, hiệu quả đầu tư); tình trạng nợ đọng trong đầu tư; tình trạnglãng phí, thất thoát trong đầu tư sử dụng vốn nhà nước
- Kiểm tra việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý thực hiện các
dự án đầu tư theo Luật Đầu tư
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư
1.1.4 Thực hiện giám sát đầu tư.
1.1.4.1 Hệ thống thực hiện giám sát đầu tư
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám sát đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tácgiám sát đầu tư trong toàn quốc;
+ Tổ chức thực hiện giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc;
+ Chủ trì lập kế hoạch và phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quanthực hiện kiểm tra các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A;
+ Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các Bộ, ngành, địa phươngliên quan về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu
tư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án cụ thể để đảm bảo tiến độ
và hiệu quả đầu tư;
+ Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ
Trang 11của Bộ khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và Chủ đầu tư;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát đầu tư khi Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành,lĩnh vực do mình quản lý;
+ Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án đối với các dự án thuộc thẩmquyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dướiquyết định đầu tư);
+ Phối hợp theo kế hoạch với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện kiểmtra dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lýcủa mình;
+ Giải quyết các kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương và Chủ đầu tưnhững vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình;
+ Có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ,ngành khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và Chủ đầu tư;
+ Báo cáo về công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vựcquản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa mình theo chế độ quy định
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lýcủa địa phương;
+ Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra các dự án thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư);+ Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra các dự án do mình cấp Giấy chứngnhận đầu tư;
+ Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảmbảo môi trường của các dự án trên địa bàn của tỉnh, thành phố; có ý kiến hoặc giải
Trang 12quyết kịp thời các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng,nhiệm vụ của mình khi có yêu cầu của các Bộ, ngành và Chủ đầu tư;
+ Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành về những vấn đề liênquan đến hoạt động đầu tư chung của địa phương và liên quan đến các dự án thuộcthẩm quyền quản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắcđảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;
+ Báo cáo về công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý củamình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mìnhtheo chế độ quy định
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty 91 của Nhà nước
“Tổng công ty 91” là Tổng công ty của nhà nước được thành lập theo Quyếtđịnh số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểmthành lập Tập đoàn kinh doanh
Các Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty 91 của Nhà nước có cácnhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tổ chức thực hiện giám sát các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộcquyền quản lý của mình;
+ Phát hiện và báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơquan thực hiện giám sát đầu tư những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quátrình thực hiện dự án và kiến nghị các giải pháp khắc phục; kiến nghị người có thẩmquyền quyết định đầu tư điều chỉnh dự án trong trường hợp cần thiết;
+ Kiến nghị cấp có thẩm quyền, các Bộ, ngành, địa phương về những vấn đềcần giải quyết liên quan đến dự án do mình quản lý để đảm bảo tiến độ và hiệu quảđầu tư
- Chủ đầu tư có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện giám sát dự án Cụ thể như sau:
+ Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữliệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, nhữngthay đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên
Trang 13quan đến việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA);+ Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinhvượt thẩm quyền;
+ Lập báo cáo giám sát dự án theo quy định; cung cấp, chia sẻ thông tin qua
hệ thống giám sát, đánh giá dự án cấp ngành, địa phương và quốc gia
- Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư tại các Bộ, ngành, địa phương
+ Các Bộ, ngành chỉ định một đơn vị (cấp Vụ) làm đầu mối thực hiện cácnhiệm vụ về giám sát đầu tư của Bộ, ngành mình; hướng dẫn thực hiện giám sát đầu
tư đối với các đơn vị khác trực thuộc, các dự án được Bộ, ngành phân cấp hoặc uỷquyền cho cấp dưới;
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Sở Kế hoạch và Đầu tư làmđầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát đầu tư của tỉnh, thành phố; hướng dẫnthực hiện giám sát đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới;
+ Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 của Nhà nước chỉ định bộphận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát đầu tư củadoanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện giám sát đầu tư đối với các đơn vị trực thuộc; + Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu tráchnhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát đầu tư đối với các dự ánthuộc phạm vi quản lý của mình
1.1.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát đầu tư
- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát đầu tư có chức năng giúp lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 của Nhà nước thực hiện công tác giám sát đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra đầu tư do cấp có thẩm quyền thông qua và tổchức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra đầu tư trong phạm vi trách nhiệmđược giao;
+ Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong
Trang 14phạm vi của Bộ, ngành, địa phương hoặc các dự án (đối với các Chủ đầu tư) domình quản lý;
+ Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra đầu tưtheo từng đối tượng quy định;
+ Thực hiện xem xét, phân tích các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sátđầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xemxét
- Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát đầu tư: có các quyền hạn sau:
+ Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát đầu tư ở các cấp liên quanbáo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đếnnội dung giám sát đầu tư nếu cần thiết;
+ Trường hợp cần thiết có thể trao đổi trực tiếp với các cơ quan, đơn vị thựchiện giám sát đầu tư ở các cấp liên quan, Chủ đầu tư hoặc kiểm tra trực tiếp tại hiệntrường Khi kiểm tra trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc
cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan;
+ Kiến nghị với cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặchuỷ bỏ quyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trongquá trình giám sát đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng Báo cáo cấp
có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát đầu tư của Chủ đầu tư, củacác cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ viphạm
1.1.4.3 Báo cáo về giám sát đầu tư
- Chế độ báo cáo
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thểđầu tư hàng năm và từng thời kỳ kế hoạch theo yêu cầu của Chính phủ; tổng hợpbáo cáo về giám sát tổng thể đầu tư, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợpgiám sát dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc 6 tháng
và cả năm;
+ Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty 91
Trang 15của nhà nước định kỳ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giám sát tổng thể đầu tư 6tháng và cả năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ Các đơn vị trực thuộc
bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chế độ báo cáo thườngxuyên theo quy định của các Bộ, ngành và địa phương;
+ Chủ đầu tư các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên:
Báo cáo tháng cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư;
Báo cáo quý, 6 tháng và năm cho cơ quan chủ quản của mình;
Báo cáo giám sát đầu tư khi điều chỉnh dự án cho người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện giám sát đầu tư thuộc cơ quan chủ quảncủa mình;
Chủ đầu tư dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A ngoài việc lập và gửibáo cáo giám sát dự án đầu tư đến cơ quan đầu mối thực hiện giám sát đầu tư thuộc
cơ quan chủ quản của mình, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo quý,
6 tháng, năm và báo cáo khi điều chỉnh dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chínhphủ
+ Chủ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác:
Báo cáo 6 tháng và năm cho cơ quan đầu mối thực hiện giám sát đầu tư thuộc
Cơ quan chủ quản và Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Thời hạn báo cáo định kỳ.
+ Các Bộ, ngành và địa phương:
Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giám sát tổng thể đầu tư trước ngày 20tháng 7 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và 20 tháng 01 năm sau (đối với báo
Trang 16cáo năm).
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát tổng thể đầu tư trước ngày 20 tháng
8 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 20 tháng 02 năm sau (đối vớibáo cáo năm)
+ Các cơ quan thực hiện giám sát đầu tư có thể có báo cáo đột xuất khi cầnthiết và khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu biểu báo cáo giám sát đầu tư
1.1.4.4 Chi phí thực hiện giám sát đầu tư
- Chi phí giám sát đầu tư bao gồm các chi phí liên quan đến công tác giám sát đầu
tư ở các cấp, bao gồm:
+ Chi phí cho công tác giám sát đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiệnđược sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của cơ quanthực hiện nhiệm vụ này;
+ Chi phí cho công tác giám sát dự án đầu tư do Chủ đầu tư tự thực hiện hoặcthuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư của dự án
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính quy định định mức chi phígiám sát đầu tư và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát đầu tư
1.1.4.5 Trách nhiệm và xử lý vi phạm của các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát đầu tư:
+ Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về cáchậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát đầu tư hoặc không báo cáo theoquy định;
+ Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát đầu tư phải chịu tráchnhiệm về nội dung các báo cáo của mình;
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình và phải chịutrách nhiệm theo quy định của pháp luật về mọi hậu quả phát sinh do không thựchiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định về giám sát đầu tư hoặc do báo cáo,
Trang 17cung cấp thông tin sai sự thực về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi mìnhquản lý;
+ Các Bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phátsinh, các kiến nghị của cơ quan giám sát đầu tư, Chủ đầu tư về những vấn đề thuộcquyền hạn và trách nhiệm của mình trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được văn bản đề nghị của bên có liên quan và chịu trách nhiệm về việc xử lýthuộc thẩm quyền hoặc báo cáo kịp thời với cấp trên các vấn đề vượt thẩm quyền
- Xử lý vi phạm các quy định về giám sát đầu tư
+ Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáogiám sát đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiếnnghị các hình thức xử lý thích hợp;
+ Đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, Chủ đầu tư khôngthực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát đầu tư cần báo cáocấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính (2 kỳ liền không
có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo, đề nghị hình thức cảnh cáo; 3 kỳ liền không cóbáo cáo hoặc 6 kỳ không báo cáo, đề nghị chuyển công tác những người có liênquan thực hiện nhiệm vụ khác)
Các dự án không thực hiện báo cáo giám sát đầu tư 2 kỳ liền hoặc 3 kỳ trở lêntrong năm trước sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau
+ Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh dự án đầu tư/Giấychứng nhận đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát đầu tư thường kỳtheo quy định
- Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư trong quá trình giám sát đầu tư:
+ Các cơ quan thực hiện giám sát đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩmquyền những trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lýtheo quy định;
+ Các cơ quan thực hiện giám sát đầu tư cố tình che giấu các trường hợp viphạm về quản lý đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm
và hậu quả gây ra
Trang 181.2 Tổng quan về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện dựa trên cơ sở pháp
lý là quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về việc ban hành Quy chếgiám sát đầu tư của cộng đồng và thông tư liên tịch giữa Bộ kế hoạch và Đầu tư –Ban thường trực Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Bộ tài chính số04/2006 TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 4 tháng 12 năm 2006 hướngdẫn thi hành quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về việc ban hành Quychế giám sát đầu tư của cộng đồng
1.2.1 Sự cần thiết tham gia của cộng đồng vào giám sát dự án đầu tư.
Hoạt động đầu tư là một hoạt động phức tạp về việc sử dụng các nguồn lựcnhư tài chính, tài nguyên, nhân lực, và thường kéo dài theo thời gian trong suốtquá trình vận hành của mình
Xuất phát trên quan điểm của Nhà nước, hoạt động đầu tư diễn ra trên tất cảcác lĩnh vực kinh tế - xã hội Có liên quan đến rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế.Đầu tư là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng,tạo lập tài sản cố định cho quá trình sản xuất xã hội Đây là hoạt động có liên quanđến rất nhiều các nguồn lực của xã hội như vốn, tài nguyên, nhân lực
Xuất phát từ quan điểm của Nhà đầu tư (tổ chức kinh tế trong nước và nướcngoài) hoạt động đầu tư xảy ra xuất phát từ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh,tìm kiếm lợi nhuận Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư vì mục đích lợi ích củamình mà không quan tâm hoặc bỏ qua lợi ích của cộng đồng, của xã hội
Như vây, có thể nói rằng đầu tư là hoạt động đang ngày ngày diễn ra mạnh
mẽ trên khắp lãnh thổ của Việt Nam, đã và đang mang lại các hiệu quả kinh tế xãhội quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tuy nhiên, việcthực hiện đầu tư ở một số địa phương còn chưa tốt, các dự án treo, quy hoạch treo,xây dựng không đúng giấy phép, và đặc biệt là việc các dự án khi đưa vào vậnhành khai thác sử dụng đã gây ra những hiệu quả tiêu cực như: làm ô nhiễm môitrường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trong một thời gian dài mới
Trang 19được người dân phát hiện và tố giác.
Để hoạt động đầu tư được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảmbảo về chất lượng, đúng quy hoạch, tiến độ và tránh thất thoát lãng phí vốn của Nhànước, không gây ô nhiễm môi trường thì cần có sự tham gia giám sát của ngườidân sống trên địa bàn có dự án hoạt động Sự tham gia của người dân sẽ là nhân tốquan trọng trong việc giám sát đầu tư của dự án, tuy nhiên cũng thấy rằng với cácloại dự án khác nhau, các nguồn vốn đầu tư khác nhau thì cũng cần phải xem xétmức độ tham gia của người dân là khác nhau Nhưng mục tiêu chung là đảm bảođược các mặt hiệu quả của dự án
1.2.2 Phạm vi, đối tượng, chủ thể, nội dung và phương thức thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng.
1.2.2.1 Khái niệm cộng đồng và giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Khái niệm cộng đồng.
Cộng đồng - một nhóm người sống trong một khu vực địa lý nhất định.
Cộng đồng - một nhóm người có chung những đặc điểm sắc tộc, tôn giáo
Cộng đồng - một khu vực mọi người sinh sống, chủ yếu là cư dân
Cộng đồng xã hội - một tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặcđiểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và
cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc,một dân tộc Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chungmang tính phổ quát: kinh tế, địa lí, ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng, tâm lí, lối sống,
vv Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn,cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xãhội trên những quy mô nhỏ hơn
Như vậy, có thể hiểu rằng “cộng đồng” là một nhóm người cùng sống trongmột khu vực địa lý nhất định, có những đặc điểm chung hoặc không cùng chung (cóthể khác nhau) về ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, xã hội có những đặc điểm
về lợi ích và trách nhiệm liên quan đến nhau
- Giám sát đầu tư của cộng đồng: là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống
Trang 20trên địa bàn xã, phường, hoặc thị trấn theo quy định của pháp luật có liên quan,nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan
có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu vàđơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quanNhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư đểkịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn
và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng
- Vai trò giám sát đầu tư của cộng đồng: Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy
định pháp luật về đầu tư và xây dựng, góp phần bảo đảm đầu tư các công trình đúngmục tiêu, đúng tiến độ và có hiệu quả trên địa bàn các địa phương Phát hiện và kiếnnghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các việc làm vi phạm quy định pháp luật vềđầu tư và xây dựng, góp phần phòng, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực thuộccông trình được đầu tư, phòng, chống xâm hại lợi ích cộng đồng, gây ô nhiễm môitrường trong quá trình đầu tư và vận hành (sử dụng) các công trình trên địa bàn xã
- Đặc điểm của giám sát đầu tư của cộng đồng:
+ Là hoạt động tự nguyện, có tổ chức và theo yêu cầu của cộng đồng;
+ Được thực hiện độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việclựa chọn, chuẩn bị, phê duyệt đầu tư, quản lý thực hiện công trình và quản lý vậnhành (khai thác sử dụng) công trình;
+ Phải phù hợp với quyền giám sát của cộng đồng quy định tại Quy chế giám sátđầu tư của cộng đồng;
+ Không được gây cản trở việc quản lý thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý vậnhành (khai thác sử dụng) công trình;
+ Được thực hiện bằng các phương pháp đơn giản, bằng các công cụ thông thường,sẵn có;
+ Người có trình độ văn hóa phổ thông cơ sở được tập huấn qua một lớp ngắn hạn
là có thể làm được;
+ Kết quả đầu ra của giám sát đầu tư cộng đồng: Là các báo cáo nhận xét, đánh giá
về việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình; phát hiện các
Trang 21việc làm vi phạm quy định pháp luật, xâm hại lợi ích cộng đồng, gây lãng phí, thấtthoát tài sản thuộc các công trình, gây ô nhiễm môi trường; kiến nghị các cấp cóthẩm quyền xem xét, xử lý những vi phạm được cộng đồng phát hiện và kiến nghị.
1.2.2.2 Mục tiêu của giám sát đầu tư của cộng đồng
- Góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với các quy hoạch được duyệt, phùhợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao
- Phát hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quyhoạch, sai quy định; các việc làm, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước,ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng
1.2.2.3 Phạm vi, chủ thể, đối tượng giám sát đầu tư của cộng đồng
- Phạm vi giám sát đầu tư của cộng đồng:
+ Các chương trình, dự án đầu tư (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) có sửdụng vốn nhà nước và không thuộc diện bí mật quốc gia theo quy định của phápluật có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã;
+ Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằngnguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã;
+ Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác
- Chủ thể giám sát đầu tư của cộng đồng:
+ Ban Thanh tra nhân dân đứng ra tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộngđồng nếu thực tế đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
Có đủ số thành viên cần thiết để tổ chức thực hiện giám sát đầu tư củacộng đồng trên địa bàn xã và các thành viên này phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩnlàm thành viên ban giám sát đầu tư cộng đồng
Ban Thanh tra nhân dân có văn bản chính thức gửi Uỷ ban Mặt trận Tổquốc xã, khẳng định đồng ý đứng ra tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộngđồng trên địa bàn xã
+ Trường hợp Ban thanh tra nhân dân không có văn bản chính thức khẳngđịnh đồng ý đứng ra tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban Thườngtrực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã đứng ra tổ chức bầu Ban giám sát đầu tư của cộng
Trang 22đồng theo quy định.
- Đối tượng giám sát đầu tư của cộng đồng
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư;
+ Chủ đầu tư;
+ Các nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát thi công, nhà thầu xây lắp, nhà thầucung cấp thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, của dự án (sau đây gọi chung làcác nhà thầu)
1.2.2.4 Nội dung của giám sát đầu tư của cộng đồng
- Đối với các dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã Sau đây viết tắt là các
dự án đầu tư của xã Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp của Quyết định đầu tư dự án với các quy hoạch, kế hoạchđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện;
Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh;
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã;
Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của xã;
Quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, trên địabàn xã (nếu có);
Kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã
+ Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư và các nhà thầu:
Về chỉ giới đất đai và sử dụng đất;
Về quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng;
Về đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư;
Về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;
Về tiến độ, kế hoạch đầu tư dự án
+ Theo dõi, phát hiện các tác động tiêu cực của dự án:
Những việc làm của chủ đầu tư, các nhà thầu xâm hại lợi ích của cộng đồngtrong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành (khai thác) dự án;
Trang 23Những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồngtrong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành (khai thác) dự án.
+ Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng phí, thấtthoát vốn, tài sản thuộc dự án
+ Theo dõi, kiểm tra nhà thầu tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mứcvật tư và loại vật tư theo quy định
+ Theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình
- Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước và không thuộc diện bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã nội dung giám sát đầu tư cộng đồng gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp của Quyết định đầu tư dự án với các quy hoạch, kế hoạchđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện;
Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh;
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã;
Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của xã;
Quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, trên địabàn xã (nếu có);
Kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã
+ Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư và các nhà thầu:
Về chỉ giới đất đai và sử dụng đất;
Về quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng;
Về đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư;
Về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;
Về tiến độ, kế hoạch đầu tư dự án
+ Theo dõi, phát hiện các tác động tiêu cực của dự án:
Những việc làm của chủ đầu tư, các nhà thầu xâm hại lợi ích của cộng đồngtrong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành (khai thác) dự án;
Những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng
Trang 24trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành (khai thác) dự án.
+ Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng phí, thấtthoát vốn, tài sản thuộc dự án
- Đối với các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác, nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp của Quyết định đầu tư dự án với các quy hoạch, kế hoạchđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện;
Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh;
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã;
Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của xã;
Quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, trên địabàn xã (nếu có);
Kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã
+ Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư và các nhà thầu:
Về chỉ giới đất đai và sử dụng đất;
Về quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng;
Về đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư;
Về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;
Về tiến độ, kế hoạch đầu tư dự án
+ Theo dõi, phát hiện các tác động tiêu cực của dự án:
Những việc làm của chủ đầu tư, các nhà thầu xâm hại lợi ích của cộng đồngtrong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành (khai thác) dự án;
Những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồngtrong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành (khai thác) dự án
1.2.2.5 Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Công dân sinh sống trên địa bàn xã giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn xãthông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền:
Trang 25+ Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thôngtin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chitiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, kế hoạch đầu tư có liên quan trênđịa bàn xã theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đềthuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát đầu tư của cộng đồng trả lời, cungcấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư
- Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự ántrong trường hợp dự án có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hoá -
xã hội, vệ sinh môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc do chủ đầu tư không thựchiện công khai hoá về đầu tư theo quy định của pháp luật
- Phản ánh với các cơ quan nhà nước về kết quả giám sát đầu tư của cộngđồng và kiến nghị các biện pháp xử lý
1.2.2.6 Hình thức công khai hóa các tài liệu phục vụ ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Việc công khai hóa các tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng được thựchiện bằng một trong 3 hình thức hoặc đồng thời cả 3 hình thức sau đây:
+ Công khai tài liệu tại Trụ sở Hội đồng nhân dân xã, nhà văn hóa xã, thôn + Thông báo tại hội nghị nhân dân của thôn, hội nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổquốc xã, hội nghị của các tổ chức thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã
+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã, thôn
1.2.2.7 Phương thức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Công dân thực hiện giám sát trên cơ sở các thông tin được công khai theoquy định của pháp luật; phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xemxét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát đầu tư của cộng đồngthông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận
Tổ quốc xã, hoặc Ban Thanh tra nhân dân (trong trường hợp không thành lập Ban
Trang 26giám sát đầu tư của cộng đồng), hoặc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Ban Thanh tra nhân dân (trong trường hợp không thành lập Ban giám sátđầu tư của cộng đồng) hoặc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức thực hiệngiám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định
Nếu phần lớn các dự án đầu tư trên địa bàn xã thuộc Chương trình 135 thìthành lập Ban giám sát xã và tổ chức thực hiện giám sát theo quy định của Chươngtrình 135
Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA thì tổ chức thực hiện giám sátcủa cộng đồng theo điều khoản cam kết trong Hiệp định đã ký
1.2.3 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
1.2.3.1 Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, phápluật, tự nguyện tham gia Ban giám sát đầu tư cộng đồng và có sức khỏe;
- Là người có hộ khẩu và đang thường trú tại xã; không phải là người đươngnhiệm (trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, Trưởng thôn,Phó thôn hoặc những người đang đảm nhận nhiệm vụ tương đương); không cóngười thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, con, cháu ruột, vợ hoặc chồng) là người
có thẩm quyền quyết định đầu tư, hoặc chủ đầu tư, hoặc nhà thầu dự án đầu tư trênđịa bàn xã
1.2.3.2 Nguyên tắc hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, côngkhai, khách quan và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số
Trang 271.2.3.4 Tổ chức ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và cácthành viên; Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của Ban giám sátđầu tư của cộng đồng; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiệncác nhiệm vụ được giao; các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công củaTrưởng ban
- Thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị
cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu ra
1.2.3.5 Số lượng thành viên ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có từ 5 đến 9 thành viên; đối với những xãđồng bằng có số dân dưới 8 nghìn người được bầu tối đa 7 thành viên, từ 8 nghìnngười trở lên được bầu 9 thành viên; đối với các xã trung du, miền núi, hải đảo, mỗithôn, làng, ấp, bản được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên của Ban giámsát đầu tư của cộng đồng không vượt quá 9 người
- Căn cứ số dự án đầu tư và đặc điểm địa bàn xã, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc xã xác định số lượng thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
1.2.3.6 Bầu thành viên ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã lựa chọn và cử một đại diện thamgia Ban giám sát đầu tư của cộng đồng nếu có thành viên đáp ứng các tiêu chí quyđịnh; xác định danh sách các thôn được bầu thành viên Ban giám sát đầu tư củacộng đồng
- Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn tổ chức Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình để bầu thành viên Bangiám sát đầu tư của cộng đồng
- Thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được bầu theo giới thiệu của Bancông tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị Thành viên Bangiám sát đầu tư của cộng đồng được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín
do Hội nghị quyết định
Trang 28- Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình được tiến hành khi có trên50% số đại biểu được triệu tập có mặt Người được bầu phải có trên 50% số đạibiểu tham dự Hội nghị tín nhiệm.
- Trưởng ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với BanThường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã
1.2.3.7 Công nhận ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Chậm nhất là 5 ngày, kể từ ngày bầu xong các thành viên Ban giám sát đầu
tư của cộng đồng, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã tổ chức cuộc họpvới các thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng để bầu Trưởng ban, PhóTrưởng ban và trình Hội nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã ra Nghị quyết công nhậnBan giám sát đầu tư của cộng đồng, thông báo cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân xã trong phiên họp gần nhất và thông báo cho nhân dân trong xã biết
1.2.3.8 Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
và bầu người thay thế.
- Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng không hoànthành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật hoặc không được nhân dân tín nhiệm thì BanThường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã đề nghị Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử triđại diện hộ gia đình đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.Trình tự thủ tục bãi nhiệm áp dụng tương tự như bầu thành viên Ban giám sát đầu tưcủa cộng đồng
- Trong trường hợp do thực tế không còn thỏa mãn các tiêu chí hoặc vì sứckhỏe, hoặc vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác, thành viên Ban giám sát đầu tưcủa cộng đồng có đơn xin thôi tham gia Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, BanThường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã trình Hội nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xãxem xét, quyết định việc miễn nhiệm
- Việc bầu thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thay thế nhữngngười được miễn nhiệm hoặc bị bãi nhiệm thực hiện theo quy định
1.2.3.9 Địa điểm làm việc và thời gian hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trang 29- Địa điểm làm việc vủa Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã căn cứ điều kiện về nhà làm việc, bố trí địađiểm làm việc để Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có thể tổ chức các cuộc họp vềgiám sát đầu tư của cộng đồng khi cần thiết và lưu giữ các tài liệu phục vụ giám sátđầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của
Uỷ ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng
+Các thành viên của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chỉ được sử dụngcác phương tiện thông tin, liên lạc của Uỷ ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tưcủa cộng đồng khi cần thiết; không được sử dụng các phương tiện này vào các mụcđích khác
- Thời gian hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng:
+ Nhiệm kỳ của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng là 2 năm
+ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giải thể trước thời hạn trong các trườnghợp sau đây:
Không còn dự án đang thực hiện đầu tư trên địa bàn xã và việc vận hành(khai thác) các dự án đã đầu tư trên địa bàn xã không tiềm ẩn các yếu tố xâm hại lợiích cộng đồng, hoặc gây mất an toàn, an ninh và trật tự xã hội, hoặc gây ô nhiễmmôi trường
Theo kiến nghị của Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử tri đại diện hộ giađình của đa số các thôn có đại diện trong Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
1.2.4 Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
1.2.4.1 Trình tự tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Thu thập tài liệu có liên quan:
+ Các tài liệu được công bố công khai: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh, huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện; kế hoạch đầu tư của tỉnh, huyện; quyếtđịnh đầu tư, hoặc giấy chứng nhận, đăng ký đầu tư
+ Các tài liệu về pháp luật có liên quan về quản lý đầu tư, giám sát đầu tưcủa cộng đồng, xây dựng, đất đai và bảo vệ môi trường, tài nguyên,
Trang 30- Thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân về các dự án đầu tư trên địa bàn xã; đồngthời tổ chức theo dõi quá trình thực hiện đầu tư, vận hành các dự án trên địa bàn xã(chủ yếu tập trung vào các khâu dễ dẫn đến việc xâm hại lợi ích của cộng đồng, gây
ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn, trật tự, an ninh xã hội; đối với các dự án đầu
tư sử dụng vốn nhà nước, dự án đầu tư của xã cần theo dõi thêm các khâu dễ dẫnđến việc gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, không đảm bảo tiêu chuẩn về vật tư,chất lượng công trình theo quy định)
- So sánh, kiểm tra, phát hiện những vấn đề mâu thuẫn, khác với quy định, hoặc vôlý; phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn
đề được phát hiện theo quy định; theo dõi việc xem xét, giải quyết các kiến nghịtheo quy định; thông báo kết quả xem xét, giải quyết của các cơ quan có thẩmquyền đến nhân dân theo quy định; theo dõi việc chấp hành các biện pháp xử lý củacác đối tượng có liên quan theo quy định
1.2.4.2 Kế hoạch thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Lập kế hoạch thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Hàng năm, căn cứ yêu cầu của cộng đồng về giám sát đối với các dự án đầu tưtrên địa bàn xã; điều kiện phương tiện, vật chất hiện có và năng lực thực tế; BanThanh tra nhân dân (trường hợp không thành lập Ban giám sát đầu tư của cộngđồng) hoặc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng lập Kế hoạch giám sát đầu tư củacộng đồng cho năm sau theo trình tự sau đây:
Xác định danh mục các dự án cần thực hiện giám sát, gồm:
Danh mục các dự án đầu tư của xã;
Danh mục các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước;
Danh mục các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác
+ Lập Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng, thứ tự theo (phụ lục 1;2;3) và Bảng
dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện kế hoạch này
+ Gửi xin ý kiến Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã về Kế hoạch giámsát đầu tư của cộng đồng và Bảng dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện kế hoạch; hoànchỉnh lại Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng và Bảng dự toán kinh phí hỗ trợ
Trang 31thực hiện kế hoạch theo góp ý của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã.
- Thông qua Kế hoạch thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc xã Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng và Bảng dự toán kinh phí hỗtrợ thực hiện kế hoạch (cho năm sau)
+ Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì tổ chức làm việc vớiđại diện của Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng để bàn vàthống nhất về Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng và Bảng dự toán kinh phí hỗtrợ thực hiện kế hoạch (cho năm sau)
+ Đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, Uỷ ban nhân dân
xã và Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã cùng ký xác nhận vào Kế hoạchgiám sát đầu tư của cộng đồng và Bảng dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện kế hoạch(cho năm sau) để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp kinh phí
hỗ trợ thực hiện Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của LuậtNgân sách nhà nước
- Quản lý thực hiện Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng
+ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã quản lý, tổ chức thực hiện Kế hoạchgiám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định
+ Trong trường hợp phải điều chỉnh Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồngcho phù hợp với yêu cầu thực tế, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã phải thôngbáo Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã để cùng xem xét, thống nhấttrước khi thực hiện điều chỉnh
1.2.4.3 Cách thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Thu thập tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Yêu cầu các cơ quan và chủ đầu tư có liên quan cung cấp các tài liệu phảicông bố công khai:
Thông tin về phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạchphát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư,khu công nghiệp, kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của
Trang 32pháp luật.
Đối với mọi dự án đầu tư trên địa bàn xã, chủ đầu tư có trách nhiệm côngkhai hoá về: Quyết định đầu tư; chủ đầu tư; Ban quản lý dự án; tiến độ và kế hoạchđầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương
án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử
lý chất thải và bảo vệ môi trường;
Đối với các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn nhà nước và không thuộcdiện bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới cộngđồng: Chủ đầu tư có trách nhiệm công khai hoá về: Quyết định đầu tư; chủ đầu tư;Ban quản lý dự án; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất;quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng vàphương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; nguồn vốnđầu tư và điều kiện tài chính của các nguồn vốn đầu tư; các nhà thầu;
Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặcbằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức cá nhân cho xã: Chủ đầu tư có tráchnhiệm công khai hoá về: Quyết định đầu tư; chủ đầu tư; Ban quản lý dự án; tiến độ
và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết
và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư;phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; nguồn vốn đầu tư và điều kiện tàichính của các nguồn vốn đầu tư; các nhà thầu; các quy trình, quy phạm kỹ thuật,chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;
Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác: chủ đầu tư có trách nhiệmcông khai hoá về: Quyết định đầu tư; chủ đầu tư; Ban quản lý dự án; tiến độ và kếhoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết vàphương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương
án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường ; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàGiấy phép kinh doanh nếu có
+ Tổ chức thu thập các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: LuậtĐầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Ngân sách nhà
Trang 33nước, các quy định có liên quan của các cấp chính quyền ở địa phương; thông tin
do người dân phản ánh về các dự án đầu tư trên địa bàn xã
- Thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư của xã.
+ Kiểm tra sự phù hợp của nội dung Quyết định đầu tư dự án với quy hoạch, kếhoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt:
So sánh, kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung Quyết định đầu tư dự án với cácnội dung đã công bố công khai tại các quy hoạch, kế hoạch được các cấp có thẩmquyền phê duyệt như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triểncác ngành; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; Quy hoạch phát triển kết cấu hạtầng; Quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, ; Kế hoạchđầu tư trên địa bàn xã
Nếu phát hiện có sự mẫu thuẫn giữa nội dung Quyết định đầu tư với các nộidung đã công bố công khai trong các tài liệu nêu trên thì ghi nhận, tiến hành xácminh, làm rõ mức độ mâu thuẫn, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giảiquyết theo quy định; theo dõi việc giải quyết các kiến nghị của các cấp có thẩmquyền, việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư theo quy định
Trong trường hợp nhận thấy việc xử lý các vấn đề đã kiến nghị, hoặc việcchấp hành các biện pháp xử lý chưa thỏa đáng thì tiếp tục kiến nghị lên các cấp cóthẩm quyền cao hơn
+ Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định của chủ đầu tư và các nhàthầu:
Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về chỉ giới đất đai và sử dụngđất ; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; thực hiện chínhsách đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; xử lý chất thải, bảo vệmôi trường; tiến độ, kế hoạch đầu tư dự án
Nếu phát hiện thực tế có sự khác nhau so với những nội dung đã công bốcông khai trong các tài liệu liên quan thì ghi nhận, tiến hành xác minh, làm rõ mức
độ khác nhau, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định;theo dõi việc giải quyết các kiến nghị của các cấp có thẩm quyền, việc chấp hành
Trang 34các biện pháp xử lý của chủ đầu tư theo quy định
Trong trường hợp nhận thấy việc xử lý các vấn đề đã kiến nghị, hoặc việcchấp hành các biện pháp xử lý chưa thỏa đáng thì tiếp tục kiến nghị lên các cấp cóthẩm quyền cao hơn
+ Tổ chức theo dõi, phát hiện những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường,cộng đồng:
Theo dõi các việc làm của chủ đầu tư, các nhà thầu trong quá trình thực hiệnđầu tư, vận hành (khai thác) dự án Nếu phát hiện có những việc làm xâm hại lợi íchcủa cộng đồng, gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh sống của cộng đồng thìghi nhận, tiến hành xác minh, làm rõ mức độ xâm hại hoặc gây tác động tiêu cực,kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định; theo dõi việc giảiquyết các kiến nghị của các cấp có thẩm quyền, việc chấp hành các biện pháp xử lýcủa chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định
Trong trường hợp nhận thấy việc xử lý các vấn đề đã kiến nghị, hoặc việcchấp hành các biện pháp xử lý chưa thỏa đáng thì tiếp tục kiến nghị lên các cấp cóthẩm quyền cao hơn
+ Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng phí, thấtthoát vốn, tài sản thuộc dự án:
Tiến hành theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án bằng cách xem xét,đánh giá dự án theo một số tiêu chí sau đây:
So sánh mục tiêu và quy mô đầu tư dự án so với yêu cầu thực tế đặt ra;
So sánh chi phí đầu tư của dự án so với những dự án có mục tiêu và quy
mô đầu tư tương tự; so sánh sánh chi phí đầu tư trên một đơn vị công suất thiết kếcủa dự án đang giám sát với những dự án tương tự đã đầu tư;
Xem xét kết quả đầu tư thực tế đạt được so với mục tiêu đầu tư đặt ra; Ước tính tỷ lệ khai thác (sử dụng) công trình so với năng lực đã đầu tư; Ước tính và so sánh giá thành trên một đơn vị sản phẩm, dịch vụ đầu racủa dự án đang giám sát với những dự án tương tự đã đầu tư;
Ước tính và so sánh giá thành sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đang
Trang 35giám sát với giá các sản phẩm tương tự trên thị trường;
So sánh tổng các giá trị và lợi ích do đầu tư dự án mang lại với tổng cácchi phí và tổn thất do thực hiện đầu tư dự án;
Nếu phát hiện có những yếu tố bất hợp lý thì kiến nghị các cấp có thẩmquyền xem xét, xử lý theo quy định; theo dõi việc giải quyết các kiến nghị của cáccấp có thẩm quyền, việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư theo quyđịnh
Trong trường hợp nhận thấy việc xử lý các vấn đề đã kiến nghị, hoặc việcchấp hành các biện pháp xử lý chưa thỏa đáng thì tiếp tục kiến nghị lên các cấp cóthẩm quyền cao hơn
+ Theo dõi, kiểm tra việc nhà thầu tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, địnhmức vật tư và loại vật tư theo quy định:
Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế thicông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định các quy trình, quy phạm kỹthuật, định mức vật tư và loại vật tư quan trọng, cần phải theo dõi, kiểm tra
Thông báo cho chủ đầu tư và nhà thầu liên quan biết về kế hoạch theo dõi,kiểm tra của cộng đồng (đảm bảo việc theo dõi, kiểm tra của cộng đồng không làmảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình)
Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, nếu phát hiện có việc làm sai quy định thìyêu cầu đại diện các bên (chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát, Bangiám sát đầu tư của cộng đồng, ) có mặt tại hiện trường lập biên bản xác nhận việclàm sai quy định và cùng ký vào biên bản; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xemxét, giải quyết theo quy định; theo dõi việc giải quyết các kiến nghị của các cấp cóthẩm quyền, việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư và các nhà thầu theoquy định
Trong trường hợp nhận thấy việc xử lý các vấn đề đã kiến nghị, hoặc việcchấp hành các biện pháp xử lý chưa thỏa đáng thì tiếp tục kiến nghị lên các cấp cóthẩm quyền cao hơn
+ Theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình:
Trang 36Tiến hành tìm hiểu bản tổng dự toán công trình đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt để xác định khối lượng công việc của các hạng mục công trình, đơn giácủa các chủng loại vật tư quan trọng phục vụ việc theo dõi, kiểm tra khâu nghiệmthu và thanh quyết toán công trình
Thông báo cho chủ đầu tư và nhà thầu liên quan biết về kế hoạch theo dõi,kiểm tra của cộng đồng (đảm bảo việc theo dõi, kiểm tra của cộng đồng không làmảnh hưởng đến việc nghiệm thu, thanh quyết toán công trình)
Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, nếu phát hiện có việc làm sai quy định thìyêu cầu đại diện các bên (chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát, Bangiám sát đầu tư của cộng đồng, ) có mặt tại hiện trường lập biên bản xác nhận việclàm sai quy định và cùng ký vào biên bản; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xemxét, giải quyết theo quy định; theo dõi việc giải quyết các kiến nghị của các cấp cóthẩm quyền, việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư và các nhà thầu theoquy định
Trong trường hợp nhận thấy việc xử lý các vấn đề đã kiến nghị, hoặc việcchấp hành các biện pháp xử lý chưa thỏa đáng thì tiếp tục kiến nghị lên các cấp cóthẩm quyền cao hơn
- Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, thực hiện giám sát:
+ Tổ chức kiểm tra sự phù hợp của nội dung Quyết định đầu tư dự án với quy
hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định của chủ đầu tư và các nhàthầu
+ Tổ chức theo dõi, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường cộng đồng+ Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng phí, thấtthoát vốn, tài sản thuộc dự án
- Đối với các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác, thực hiện giám sát: + Tổ chức kiểm tra sự phù hợp của nội dung Quyết định đầu tư dự án với quy
hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định của chủ đầu tư và các nhà
Trang 37+ Tổ chức theo dõi, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường cộng đồng
1.2.5 Kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng
1.2.5.1 Kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Chi phí mua văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc phục vụ giám sát đầu tư của cộngđồng;
- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo giám sát đầu tư của cộngđồng;
- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị về giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên của Ban giám sát đầu tư của cộng đồnghoặc các thành viên của Ban Thanh tra nhân dân trực tiếp làm giám sát đầu tư cộngđồng (trường hợp không thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng)
1.2.5.2 Nguồn kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã được cân đối trong
dự toán chi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã và do ngân sách xã đảm bảo
- Kinh phí hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, sơ kết,tổng kết về giám sát đầu tư của cộng đồng ở cấp huyện, tỉnh được cân đối trong dựtoán chi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh và do ngân sách huyện,tỉnh đảm bảo
1.2.6 Trách nhiệm trong thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
1.2.6.1 Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểmtra thực hiện Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng trên phạm vi toàn quốc; định
kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về giám sát đầu tư của cộng đồng
- Hướng dẫn các Sở Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức thực hiện Quy chế giám sát đầu
tư của cộng đồng; hướng dẫn về nghiệp vụ giám sát đầu tư của cộng đồng cho cáccán bộ cơ quan, tổ chức có liên quan trên phạm vi toàn quốc
Trang 38- Giải thích và trả lời về các vấn đề có liên quan đến giám sát đầu tư của cộng đồngtrên phạm vi toàn quốc; yêu cầu các cơ quan, đối tượng có liên quan giải thích, trảlời những vấn đề thuộc thẩm quyền theo kiến nghị của cộng đồng trên cơ sở phùhợp với quyền giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Định kỳ 6 tháng, một năm, lập Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộngđồng trên phạm vi toàn quốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chế độ báo cáo
1.2.6.2 Trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn Uỷ banMặt trận Tổ quốc các cấp về tổ chức hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính triển khai, hướng dẫn, kiểm tra
và tổng kết rút kinh nghiệm về giám sát đầu tư của cộng đồng
1.2.6.3 Trách nhiệm của Bộ Tài chính.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tổng kết,đánh giá, rút kinh nghiệm về giám sát đầu tư của cộng đồng
1.2.6.4 Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Tàichính tổ chức triển khai thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ giám sát đầu tư của cộng đồng cho các Ban giámsát đầu tư của cộng đồng xã và các cán bộ, công chức có liên quan; hướng dẫn vềlập và quản lý thực hiện kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng; tổng hợp và lậpbáo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng
- Giải thích và trả lời về các vấn đề có liên quan đến giám sát đầu tư của cộng đồngtrên địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ quan, đối tượng có liên quan trên địa bàn tỉnh giảithích, trả lời những vấn đề thuộc thẩm quyền theo kiến nghị của cộng đồng trên cơ
sở phù hợp với quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Định kỳ 6 tháng, một năm, lập Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộngđồng trên địa bàn tỉnh và gửi báo cáo cho các cơ quan theo chế độ báo cáo
Trang 391.2.6.5 Trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh cấp huyện.
- Phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính cùng cấp tổ chức triển khaithực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh, huyện theo quy định
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân trên địa bàn tỉnh, huyện chủđộng, tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc quản lý sử dụngkinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng ở các cấp, đảm bảo đúng mục tiêu,đúng quy định và hiệu quả
- Định kỳ 6 tháng, một năm, lập Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động giám sátđầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh, huyện, gửi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấptrên trực tiếp Thời hạn gửi báo cáo 6 tháng vào tuần thứ 3 của tháng 7, báo cáo cảnăm vào tuần thứ 3 của tháng 1 năm sau
1.2.6.6 Trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
-Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân trong xã chủ động, tích cựcthực hiện quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Xác nhận các Báo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng, các kiến nghị về kếtquả giám sát đầu tư của cộng đồng do Ban giám sát đầu tư của cộng đồng lập gửicác cơ quan có liên quan
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc quản lý sử dụngkinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, đảm bảo sử dụng đúng mụctiêu, đúng quy định và hiệu quả
1.2.6.7 Trách nhiệm của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã.
- Lập và quản lý thực hiện kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức thựchiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã
- Yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin làm rõnhững vấn đề mà cộng đồng có ý kiến
- Thu thập các ý kiến, kiến nghị của nhân dân trong xã, cơ quan quản lý nhà nước,
Trang 40các báo cáo của chủ đầu tư và nhà thầu, xác định những vấn đề mà cộng đồng có ýkiến đã được làm rõ, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn
- Quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng đúng mục tiêu,đúng quy định và hiệu quả
1.2.6.8 Trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Các cơ quan quản lý ngành ở các cấp; Ủy ban Nhân các cấp; Các cá nhân,
tổ chức, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư; Chủ đầu tư; Các nhà thầu Các cá nhân, tổ chức nêu trên có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lờinhững kiến nghị của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, ủy ban Mặt trận tổ quốccác cấp nếu không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, giải quyết khôngđúng thời hạn theo Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng thì bị xử lý theo quyđịnh của pháp luật
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, các
tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban Trungương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính để phối hợp nghiên cứu hướngdẫn và giải quyết theo quy định