1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV Thạc sỹ_hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính i – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

122 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Hình thức cho thuê này được sử dụng trong trường hợp nhiều doanh nghiệpthiếu vốn lưu động để khai thác hết tài sản cố định hiện có, nhưng lại không đủ uytín để vay vốn lưu động ở

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

LƠI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CƯU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ THƯC HIỆN CHO ĐẾN NAY 5

1.1 Giơi thiệu các công trình nghiên cưu liên quan đến đề tài 5

1.2 Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cưu 6

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 9

2.1 Lý luận chung về hoạt động cho thuê tài chính 9

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính 9

2.1.2 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính 12

2.2 Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 16

2.2.1 Khái niệm rủi ro 16

2.2.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 17

2.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 20

2.3.1 Khái niệm 20

2.3.2 Nhưng nội dung chủ yếu 20

2.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam 38

2.4.1 Kinh nghiệm của Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 38

2.4.2 Kinh nghiệm của Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 42

CHƯƠNG 3: THƯC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH I – NHNo&PTNT VIỆT NAM 46

3.1 Tổng quan về Công ty cho thuê tài chính I 46

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 46

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 46

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính I giai đoạn 2007-2011 49

Trang 2

Cho thuê tài chính I 73

3.3.1 Thưc trạng chính sách và quy trình cho thuê tài chính của Công ty 73

3.3.2 Nhận dạng và đo lường rủi ro 75

3.3.2 Kiểm soát rủi ro 83

3.3.3 Xử lý rủi ro 86

3.4 Đánh giá chung về quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính I NHNo&PTNT Việt Nam 90

3.4.1 Nhưng ưu điểm 90

3.4.2 Nhưng hạn chế và nguyên nhân 91

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH I – NHNo&PTNT VIỆT NAM 95

4.1 Mục tiêu, định hương phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại ALCI 95

4.1.1 Mục tiêu phát triển 95

4.1.2 Định hướng phát triển 95

4.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại ALCI .98 4.2.1 Thưc hiện phân tán rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 98

4.2.2 Hoàn thiện quy trình cho thuê tài chính và thưc hiện tốt các quy trình này 99

4.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 102

4.2.4 Xây dưng hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính .105

4.2.5 Phát triển nguồn nhân lưc 106

4.2.6 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty 108

4.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam 110

4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 110

4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 113

4.3.3 Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan 113

KẾT LUẬN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 3

CBTD Cán bộ tín dụng

FASB Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính Mỹ

Financial Accounting Standards Board

HĐCTTC Hợp đồng cho thuê tài cihnhs

IASC Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế

(International Accounting Standards Conrittee)NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 4

Bảng 3.2: Lộ trình vốn điều lệ 51

Bảng 3.3: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ 51

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ALCI 53

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2011 55

Bảng 3.6: Nợ quá hạn từ năm 2007-2011 61

Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ theo loại hình tài sản 63

Bảng 3.8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 65

Bảng 3.9: Danh sách khách hàng có nợ tồn đọng 67

Bảng 3.10: Các khoản nợ tiềm ản rủi ro tại thời điểm 31/12/2011 69

Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2007-2011 73

Bảng 3.12: Các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm khách hàng thuê 79

Bảng 3.13: Chỉ số phi tài chính áp dụng cho chấm điểm khách hàng thuê 80

Bảng 3.14: Bảng điểm căn cứ quyết định cấp hạn mức cho thuê 81

Bảng 3.15: Các chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ rủi ro 82

Bảng 3.16: Xếp loại kiểm soát khách hàng sau khi cho vay 85

Bảng 3.17:Trích lập dư phòng rủi ro của Công ty giai đoạn 2007 - 2011 89

Sơ đồ 2.1: Cho thuê tài chính hai bên 12

Sơ đồ 2.2: Cho thuê tài chính ba bên 13

Sơ đồ 2.3: Quy trình cho thuê tài chính 23

Sơ đồ 2.4: Phân tích định tính 29

Sơ đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của Công ty Cho thuê tài chính NHTMCPNTVN 45

giai đoạn 2007-2010 (%) 45

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 48

Hình 3.1: Cơ cấu dư nợ theo tài sản năm 2011 62

Hình 3.2: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2011 64

Trang 5

LƠI NÓI ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, vì vậy chúng ta phảikhông ngừng đổi mới và phát triển chính mình Với việc gia nhập WTO, nhu cầu vềvốn kinh doanh của các doanh nghiệp càng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đổi mớitrang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để tăng quy mô, trình độ sản xuất,chất lượng sản phẩm, năng lưc cạnh tranh

Hiện nay, lượng vốn trung và dài hạn đầu tư cho các doanh nghiệp vẫn cònkhiêm tốn Kênh huy động vốn quen thuộc vẫn là đi vay vốn ngân hàng thương mại.Tuy nhiên việc đi vay vốn ngân hàng, bên cạnh nhưng ưu điểm lâu đời của hìnhthức tín dụng này, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tài sản đảm bảo cũngnhư uy tín, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thị trường cho thuê tàichính Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan tạo nên một kênh dẫn vốn mới chonền kinh tế, phần nào làm giảm sức ép, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàngthương mại trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế đặcbiệt là vốn trung, dài hạn và cũng đánh dấu sư phát triển của thị trường tài chínhViệt Nam

Tuy nhiên, cũng như các hoạt động tín dụng khác trên thị trường tài chính,bên cạnh vai trò cung ứng vốn cho thị trường thì rủi ro luôn là yếu tố song hành.Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tồn tại khách quan cùng với sư tồn tại củahoạt động này Về bản chất, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung dàihạn, vì vậy hoạt động cho thuê tài chính có nhưng rủi ro giống như hoạt động tíndụng nói chung, đồng thời có nhưng rủi ro đặc thù Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ cótác động rất lớn và ảnh hưởng trưc tiếp đến sư tồn tại và phát triển của mỗi tổ chứctín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toànbộ nền kinh tế

Công ty Cho thuê tài chính I – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam là đơn vị hoạch toán độc lập trưc thuộc Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam được thành lập theo quyết định số 238/QD-NHNN5,

Trang 6

ngày 14/7/1998 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam với lĩnh vưc hoạtđộng chính là cho thuê tài chính, mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tàichính Trong đó, cho thuê tài chính là hoạt động kinh doanh chủ chốt chiếm từ 80-90% thu nhập của Công ty Tuy nhiên, trong nhưng tháng đầu năm 2012, tỷ lệ nợxấu của các tổ chức tín dụng nói chung và Công ty Cho thuê tài chính I – Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng có dấu hiệu tăng caovượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tạiCông ty Cho thuê tài chính I hiện đã ở mức 84% - một con số đáng báo động Điềunày đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuêtài chính của Công ty Cho thuê tài chính I – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam vì quản trị rủi ro của hoạt động này là vấn đề dù khó khănnhưng rất cấp thiết.

Từ yêu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính I – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” là nội dung nghiên cứu cho luận

văn thạc sỹ của mình

Mục đích, đối tượng nghiên cưu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhưng rủi ro trong hoạt động cho thuêtài chính và quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuêtài chính I – NHNo&PTNT Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của luận văn bao gồm nhưng nội dung sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho thuê tài chính, phân loại các rủi

ro trong hoạt động cho thuê tài chính và các chỉ tiêu đánh giá đồng thời trình bàycác nội dung về quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

- Thu thập dư liệu điều tra, phân tích, đánh giá thưc trạng rủi ro hoạt động chothuê tài chính, nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động cho thuê tài chính và công tácquản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính I-NHNo&PTNT Việt Nam

Trang 7

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thưc trạng quản trị rủi ro hoạt động cho thuêtài chính, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi

ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính I-NHNo&PTNT ViệtNam

Phạm vi nghiên cưu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về rủi ro và quản trị rủi rotrong hoạt động cho thuê tài chính phát sinh tại Công ty Cho thuê tài chính I –NHNo&PTNT Việt Nam

- Về thời gian: Luận văn tập trung vào nghiên cứu và thu thập các số liệu liênquan đến vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian 05 năm từ năm 2007 đến năm

2011 và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tạiCông ty Cho thuê tài chính I – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam đến năm 2015

Phương pháp nghiên cưu của luận văn

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu sơ cấp: Tất cả các thông tin, số liệu để phục vụ cho nghiên cứu của

đề tài là các thông tin từ số liệu sơ cấp thu thập được thông qua việc điều tra, phỏngvấn

+ Số liệu thứ cấp: Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn này được tác

giả thu thập từ báo cáo, quy trình, quy chế, tổng kết hàng quý, năm… của Công tyCho thuê tài chính I trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2011

- Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở các số liệu và thông tin thu thập được,tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để đánh giáthưc trạng tình hình hoạt động quản trị rủi ro từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị

để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Chothuê tài chính I – NHNo&PTNT Việt Nam

Trang 8

Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục bảng biểu luận văn được kếtcấu gồm 4 chương:

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU COLIÊN QUAN ĐÃ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY

Ở chương này, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu các công trình có liên quan đến

đề tài nghiên cứu đã được thưc hiện và có đánh giá tổng quan về nhưng công trình đã thưc hiện cho đến nay

CHƯƠNG 2 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠTĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Đây là phần cơ sở lý luận cho toàn bộ nội dung nghiên cứu xuyên suốt đề tàibao gồm: lý luận chung về cho thuê tài chính, rủi ro trong hoạt động cho thuê tàichính và quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGCHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH I –NHNo&PTNT VIỆT NAM

Chương này trình bày thưc trạng rủi ro và thưc trạng quản trị rủi ro hoạt độngcho thuê tài chính tại ALCI đồng thời đánh giá nguyên nhân thưc trạng này

CHƯƠNG 4 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI ROTRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊTÀI CHÍNH I – NHNo&PTNT VIỆT NAM

Chương 4 đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt độngcho thuê tài chính tại ALCI

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CƯU

CÓ LIÊN QUAN ĐÃ THƯC HIỆN CHO ĐẾN NAY

1.1 Giơi thiệu các công trình nghiên cưu liên quan đến đề tài

Qua quá trình tìm hiểu thưc tế và tra cứu tại các thư viện, các website chothấy, bắt đầu từ năm 2005 đến nay, có một số công trình nghiên cứu liên quan ítnhiều đến quản trị rủi ro cho thuê tài chính, có thể kể đến một số công trình nhưsau:

- Luận văn thạc sỹ

+ Phạm Duy Hiếu, 2005, Luận văn thạc sỹ, Hạn chế rủi ro trong hoạt độngcho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

+ Nguyễn Đức Hùng, 2006, Luận văn thạc sỹ, Quản lý rủi ro trong hoạt độngcho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam,Trường Đại học Kinh tế quốc dân

+ Nguyễn Thanh Nga, 2006, Luận văn thạc sỹ, Hạn chế rủi ro trong hoạtđộng cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

+ Nguyễn Xuân Bình, 2007, Luận văn thạc sỹ, Quản trị rủi ro tại Công tycho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Trường Đại họcKinh tế quốc dân

+ Mai Thị Ngọc Hà, 2007, Luận văn thạc sỹ, Tăng cường quản trị rủi ro tạiCông ty Cho thuê tài chính – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Trường Đại họcKinh tế quốc dân

- Đề tài nghiên cứu khoa học:

+ International Finance Corporation – World Bank Group, Báo cáo khoa học

"Leasing in Development” phát hành năm 2009

Trang 10

+ Susan S.K.Lee, Báo cáo khoa học " Capital and operating leases” 10/2003

- Giáo trình

+ Giáo trình: “Tìm hiểu và sử dụng thị trường tín dụng thuê mua ” của tác

giả Trần Tô Tử và Nguyễn Hải Sản - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1996

+ Giáo trình: “Nghiệp vụ Ngân hàng” của tác giả Tiến sỹ Nguyễn Minh Kiều

– Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, do nhà xuất bản Thống kê pháthành năm 2008

1.2 Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cưu

Đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Phạm Duy Hiếu bảo

vệ luận văn thạc sỹ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2005 Nội dung đề tàitập trung vào nghiên cứu thưc trạng rủi ro tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàngNgoại thương Việt Nam và đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro nhằm phát triểnhoạt động cho thuê tài chính hiệu quả hơn

Đề tài: “Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Hùng

bảo vệ luận văn thạc sỹ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006 Luận vănlưa chọn nghiên cứu quy trình quản lý rủi ro ro và phân tích ưu nhược điểm đồngthời đề xuất biện pháp hoàn tăng cườn hoạt động này tại Công ty cho thuê tài chínhNgân hàng Công thương Việt Nam

Đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn

Thanh Nga bảo vệ luận văn thạc sỹ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006.Luận văn cũng lưa chọn đề tài rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính nhưng thưchiện tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Đề tài Cho thuê tài chính cũng được đề cập đến trong một số giáo trình về tàichính ngân hàng đã xuất bản gần đây như:

Trang 11

Giáo trình: “Nghiệp vụ Ngân hàng” của tác giả Tiến sỹ Nguyễn Minh Kiều –

Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, do nhà xuất bản Thống kê pháthành năm 2008 Giáo trình này đã trình bày các nội dung cơ bản về hoạt động chothuê tài chính nhằm cung cấp cho độc giả nhưng kiến thức chung và loại hìnhnghiệp vụ còn mới mẻ này

Giáo trình: “Tìm hiểu và sử dụng thị trường tín dụng thuê mua ” của tác giả

Trần Tô Tử và Nguyễn Hải Sản - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1996 tậptrung vào nghiên c ứu các nội dung của tín dụng cho thuê tài chính (còn gọi là tíndụng thuê mua), phân tích nhưng đặc điểm và lợi ích khi sử dụng hình thức huyđộng vốn trung và dài hạn này trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu bằng tiếng nướcngoài về hoạt động cho thuê tài chính bao gồm:

Báo cáo khoa học: “Leasing in Development” do International Finance

Corporation – World Bank Group phát hành năm 2009 Báo cáo này nghiên cứunhưng nội dung cơ bản của hoạt động cho thuê tài chính và việc áp dụng cho thuêtài chính trong phát triển sản xuất kinh doanh đặc biệt là đối với các nước đang pháttriển

Báo cáo khoa học: “Capital and operating leases” của tác giả Susan S.K.Lee

thuộc Hiệp hội tư vấn các chuẩn mưc kế toán phát hành tháng 10/2003 trong đó tậptrung nghiên cứu và so sánh hai loại hình cho thuê là cho thuê tài chính và cho thuêvận hành

Nhưng công trình, đề tài nêu trên phân tích chủ yếu về hoạt động cho thuê tàichính và rủi ro đặc biệt cách quản trị rủi ro tại các Công ty cho thuê tài chính củamột số ngân hàng như: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam, Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty chothuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Tuy nhiên, chưa có côngtrình nào lưa chọn quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuêtài chính I – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam làm đề tài

Trang 12

nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm rằng khoa học vừa mang tính kế thừa, vừamang tính mới mẻ, các công trình nghiên cứu trên đây là nhưng tài liệu rất bổ ích đểtác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sỹ này Cóthể nói, đây là luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu về đề tài: Hoàn thiện quản trịrủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính I – Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

2.1 Lý luận chung về hoạt động cho thuê tài chính

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính 2.1.1.1 Khái niệm

Phương thức cho thuê tài chính được “du nhập” từ nước ngoài, vì vậy thuậtngư “Cho thuê tài chính” tiếng Anh là “Finance Lease” (một số tài liệu gọi là “NetLease” hay “Capital Lease”) Trong tiếng Anh: “Finance” nghĩa là tài chính hay tàitrợ, còn “Lease” nghĩa là cho thuê nên có thể dịch là: Cho thuê tài chính, tài trợ thuêmua, cho thuê tư bản hay cho thuê thuần…

Từ “Tài chính” trong thuật ngư “Cho thuê tài chính” xuất phát từ thưc tế là:Người cho thuê tuy sở hưu thiết bị về mặt pháp lý nhưng lại đứng vào vị thế kinh tếcủa một nhà tài chính (hay nhà cấp tín dụng với thuật ngư “Tín dụng thuê mua”)hơn là người sở hưu Tách biệt quyền sở hưu pháp lý với quyền sở hưu kinh tế làtinh thần cơ bản của cho thuê tài chính

Tuy nhiên vấn đề thuật ngư không đóng vai trò quá quan trọng mà điều quantrọng là cần phải hiểu đúng và chính xác bản chất của sư việc Để phù hợp với hoàncảnh lịch sử cụ thể, luận văn sẽ thống nhất sử dụng thuật ngư Cho thuê tài chínhtheo như các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ

về “Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính” có nêu lên khái niệm chothuê tài chính như sau:

“Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ

sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng

Trang 14

tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.”

2.1.1.2 Đặc điểm

Một giao dịch được coi là cho thuê tài chính nếu như nó chuyển gần như tấtcả mọi rủi ro và lợi ích từ việc sở hưu tài sản cho người thuê Như vậy, người thuêtuy không phải là chủ sở hưu về mặt pháp lý nhưng thưc sư chịu mọi rủi ro vàhưởng mọi lợi ích từ việc sử dụng tài sản (người thuê chỉ nắm quyền sở hưu kinh tế,còn quyền sở hưu pháp lý vẫn thuộc người cho thuê) Loại thuê này thường khôngthể huỷ bỏ nhằm đảm bảo cho người cho thuê có thể thu hồi vốn và lãi đối với sốvốn cho vay Sau khi đã thu hồi được vốn và lãi rồi thì quyền sở hưu pháp lý sẽ dễdàng chuyển sang cho người thuê Điều này giải thích tại sao giá mua tài sản khi kếtthúc hợp đồng cho thuê tài chính chỉ có ý nghĩa tượng trưng Trên thưc tế ngườithuê sẽ nhận thấy rằng lợi ích thu được trong quá trình sản xuất không phải từ việc

sở hưu tài sản mà là từ việc sử dụng tài sản Do đó, phương án thuê tài chính là mộtgiải pháp tín dụng thay thế cho việc vay vốn ngân hàng để mua tài sản

Hiện nay phần lớn các nước đưa ra các tiêu chuẩn dưa trên các tiêu chuẩn mà

Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế đã quy định để xác định một giao dịch được gọi

là thuê tài chính

- Theo Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC)

Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế đã đưa ra 4 tiêu chuẩn mà bất cứ một giaodịch nào thoả mãn ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn đó đều được gọi là thuê tài chính.Bốn tiêu chuẩn đó như sau:

+ Quyền sở hưu tài sản được giao khi hết thời hạn hợp đồng

+ Hợp đồng có quy định quyền mặc cả mua

Trang 15

+ Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn hoạt động của tài sản.

+ Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản

- Theo Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính Mỹ (FASB)

+ Quyền sở hưu của tài sản thuê được chuyển giao cho người đã thuê khichấm dứt hợp đồng thuê

+ Hợp đồng thuê cho phép người thuê được quyền lưa chọn mua tài sản thuêvới giá thấp hơn ở thời điểm nào đó hoặc đến khi chấm dứt thời hạn thuê

+ Thời hạn thuê bằng 75% hoặc cao hơn so với đời sống hoạt động ước tínhcủa tài sản thuê

+ Hiện giá của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% so với giá trịtài sản thuê

- Theo Chuẩn mưc kế toán số 06 thuộc Hệ thống chuẩn mưc Kế toán ViệtNam về Thuê tài sản:

Ở Việt Nam, theo chuẩn mưc này, một giao dịch được gọi là thuê tài chínhphải thoả mãn 1 trong 5 tiêu chuẩn sau:

+ Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hưu tài sản cho bên thuê khi hết thờihạn thuê;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lưa chọn mua lại tàisản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê

+ Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sảncho dù không có sư chuyển giao quyền sở hưu;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toántiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;

+ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sửdụng không cần có sư thay đổi, sưa chưa lớn nào

Qua việc xem xét một giao dịch như thế nào được coi là một giao dịch chothuê tài chính ta có thể thấy việc đưa ra nhưng tiêu chuẩn nhận dạng cụ thể, rõ ràng

về giao dịch cho thuê tài chính là rất cần thiết Nhưng đặc điểm trên đây của mộtgiao dịch cho thuê tài chính sẽ giúp bên cho thuê và bên đi thuê có cách nhìn hoànthiện hơn về hoạt động cho thuê tài chính, từ đó tiến hành thưc hiện giao dịch chothuê tài chính chuẩn tắc hơn

Trang 16

2.1.2 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính

Việc áp dụng cho thuê tài chính có sư cải biến tùy theo điều kiện kinh tế vàmôi trường kinh doanh của mỗi quốc gia, nhưng sư khác biệt là không nhiều doquan hệ cho thuê hiện nay đã có mối quan hệ toàn cầu Sư hội nhập kinh tế đã giúpcác công ty cho thuê tài chính, các ngân hàng, tổ chức tài chính của các nước pháttriển cũng đã thâm nhập vào các nước đang phát triển dưới hình thức thành lập công

ty 100% vốn nước ngoài, mở chi nhánh hoặc liên doanh Điều này giúp cho thuê tàichính thâm nhập sâu hơn vào các nước đang phát triển và sư khác biệt trong chothuê tài chính giưa các quốc gia dần thu hẹp Dù vẫn còn nhưng điểm khác biệt tùythuộc vào đặc trưng của từng quốc gia, tuy nhiên, tưu chung lại, cho thuê tài chínhthường được phân loại căn cứ theo nhưng đặc trưng sau :

- Căn cư vào chủ thể tham gia vào giao dịch

+ Cho thuê tài chính giản đơn (có sư tham gia của hai bên)

Theo hình thức này, trước khi nghiệp vụ cho thuê xuất hiện, tài sản được dùng

để tài trợ đã thuộc quyền sở hưu của người cho thuê bằng cách mua tài sản hoặc tưxây dưng Đây là hình thức được các công ty kinh doanh bất động sản và các công

ty sản xuất máy móc thiết bị thưc hiện

Ký hợp đồng thuê (1)

Bàn giao tài sản thuê (2) Thanh toán tiền thuê (3)

Sơ đồ 2.1: Cho thuê tài chính hai bên

(1) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng

(2) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng và tài sản cho bênthuê

(3) Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê

+ Cho thuê tài chính thông thường (có sư tham gia của 3 bên) :

Theo hình thức này, có sư tham gia của ba bên là bên cho thuê, bên đi thuê

và bên cung cấp Bên thuê được quyền lưa chọn, thỏa thuận với bên cung cấp về sản

Trang 17

phẩm Bên cho thuê chỉ thưc hiện việc mua tài sản theo yêu cầu đã được hai bênthỏa thuận trong hợp đồng của bên đi thuê.

(1)

(4) (5) (3)

(6) (2)

Sơ đồ 2.2: Cho thuê tài chính ba bên

(1) Bên thuê được chủ động lưa chọn máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhàcung cấp bằng hợp đồng hoặc bản ghi nhớ

(2) Bên thuê – Bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê tài chính trên cơ sở hồ

sơ pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng mua máy móc thiết

bị, kết quả thẩm định của bên cho thuê đồng ý cho thuê

(3) Bên cho thuê – Nhà cung cấp ký kết hợp đồng mua bán máy móc thiết bị làtài sản thuê theo thỏa thuận giưa bên thê và nhà cung cấp

(4) Nhà cung cấp giao hàng cho bên thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sảngiao nhận

(5) Bên cho thuê thanh toán tiền tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp

(6) Bên cho thuê thanh toán tiền thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê chính.Đây là hình thức cho thuê được sử dụng phổ biến nhất, có đến 80% hợp đồngthuê tài chính trên thế giới áp dụng theo phương thức này Các công ty cho thuê tàichính đã áp dụng phương thức này là chủ yếu để tài trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt

là đối với cho thuê thiết bị Sở dĩ như vậy là vì, phương thức này có nhưng ưu điểmnổi trội sau đây:

- Về phía bên thuê: Bên thuê được quyền lưa chọn nhà cung cấp, trưc tiếpthỏa thuận, đám phán cho nhà cung cấp về nhưng đặc tính của sản phẩm nhằm lưachọn ra sản phẩm phù hợp nhất, thỏa mãn tối đa yêu cầu của bên thuê

Nhà cung cấp

Trang 18

- Về phía bên cho thuê: Bên cho thuê không phải mua sản phẩm trước, nhưvậy sẽ giảm bớt nhưng chi phí về kho bãi, hao mòn trong quá trình dư trư và hơnnưa còn giúp quay vòng vốn nhanh hơn nhờ không phải dư trư hàng tồn kho

Mặt khác bên thuê trưc tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp, nhờ vậy bênthuê giảm được rủi ro xảy ra khi bên thuê từ chối nhận hàng do nhưng sai sót về mặt

kỹ thuật Việc lắp đặt bảo dưỡng, sửa chưa sản phẩm đều thuộc nhà cung cấp và bênthuê nên bên cho thuê không phải quan tâm đến tình trạng hoạt động của tài sản

- Căn cư vào tính chất luân chuyển vốn của giao dịch

+ Cho thuê hợp vốn

Đây là hình thức cho thuê đặc biệt kết hợp từ hai hình thức cho thuê cơ bảntrên Trong hình thức cho thuê này, nhiều bên cho thuê cùng tài trợ cho một bênthuê, trong đó bên cho thuê đứng ra làm đầu mối Hình thức này được áp dụng khinhu cầu thuê tài chính của bên thuê vượt quá giới hạn cho thuê của một công ty chothuê tài chính hoặc nhằm phân tán rủi ro hoặc cũng có trường hợp do bên thuê yêucầu ( Ở Việt Nam, tổng dư nợ cho thuê tài chính của một công ty cho thuê tài chínhkhông được vượt quá 30% vốn tư có đối với một khách hàng và 80% vốn tư có đốivới nhóm khách hàng có liên quan) Sư liên kết của các bên cho thuê có thể xảy ratheo chiều ngang (giưa nhiều nhà sản xuất, giưa các định chế tài chính với nhau )hoặc theo chiều dọc (giưa các công ty mẹ với các chi nhánh của mình)

+ Mua và cho thuê lại (tái cho thuê)

Đây là hình thức cho thuê mà trong đó công ty cho thuê tài chính mua tài sảnthuộc sở hưu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính tài sản đó theo hình thứccho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên thuê đồng thời là bêncung ứng tài sản cho thuê Bên mua và cho thuê lại (gọi là bên cho thuê) là các công

ty cho thuê tài chính được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam

Hình thức cho thuê này được sử dụng trong trường hợp nhiều doanh nghiệpthiếu vốn lưu động để khai thác hết tài sản cố định hiện có, nhưng lại không đủ uytín để vay vốn lưu động ở các ngân hàng Đồng thời doanh nghiệp vẫn muốn duy trì

Trang 19

năng lưc sản xuất hiện có nên không thể bán bớt tài sản cố định của mình Tronghoàn cảnh này, hình thức giao dịch mua và cho thuê lại sẽ giúp doanh nghiệp thoátkhỏi tình trạng trên, ngoài ra phương thức này cũng có thể được sử dụng như mộtgiải pháp tình thế cho vẫn đề nợ quá hạn mà không phải sử dụng đến biện phápthanh lý Điều này còn nhằm ngăn chặn việc phá sản của doanh nghiệp, đông thờigiúp ngân hàng giảm được thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra khi doanh nghiệp thưc sưlâm vào tình trạng phá sản Có thể coi phương thức mua và cho thuê lại như là sưchuyển hóa từ vay ngắn hạn sang tài trợ trung và dài hạn.

+ Cho thuê giáp lưng

Dù các công ty tài chính có thể tài trợ được cho cả nhưng doanh nghiệpkhông nhận được sư tin tưởng cao từ ngân hàng hoặc các công ty cho thuê tài chínhkhác nhưng cũng không có nghĩa là tài trợ cho bất cứ ai Ví dụ trong nhưng trườnghợp doanh nghiệp đã không thưc hiện được nhưng hợp đồng trong quá khứ, haydoanh nghiệp chưa được bên cho thuê biết đến (như các công ty nước ngoài chỉchấp nhận tài trợ cho nhưng công ty lớn của Việt Nam) Trong nhưng trương hợpnày, dưới sư đồng ý của bên cho thuê, bên thuê thứ nhất sẽ cho bên thuê thứ hai(người thưc sư cần sử dụng tài sản vào thời điểm đó ) thuê lại tài sản mà mình đãthuê từ bên cho thuê Kể từ khi hợp đồng cho thuê lại được kí kết, mọi quyền lợi vànghĩa vụ cùng tài sản thuê được chuyển giao từ bên thuê thứ nhất sang bên thuê thứhai Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do bên thuêthứ nhất và bên thuê thứ hai thỏa thuận với nhau Dù bên đi thuê thứ nhất chỉ làtrung gian giưa bên cho thuê và bên đi thuê thứ hai nhưng vẫn phải chịu tráchnhiệm pháp lý về việc thưc hiện hợp đồng đối với bên cho thuê Bù lại, bên đi thuêthứ nhất sẽ nhận được phần chênh lệch giưa hai khoản tiền thuê như là hoa hồngtrách nhiệm

+ Cho thuê bằng vốn vay

Đây cũng là một biện pháp trong trường hợp công ty cho thuê không đủ điềukiện tư tài trợ cho khách hàng Không giống như quan hệ đồng tài trợ trong chothuê hợp vốn, bên cho thuê sẽ vay vốn từ các ngân hàng hoặc các định chế tài chínhkhác để mua tài sản cho thuê Bên cho thuê vẫn là trái chủ trong quan hệ cho thuê,

Trang 20

còn bên cho vay là trái chủ của bên cho thuê Hay nói cách khác, vốn tài trợ trongphương thức này bao gồm hai phần, một phần là vốn của bản thân bên cho thuê vàmột phần là vốn vay được cung cấp từ các bên cho vay Vốn vay thường chiếm tỷtrọng lớn trong tổng số tiền tài trợ nhưng không được vượt quá 80% và khoản chovay được đảm bảo bằng chính tài sản cho thuê và cam kết chuyển nhượng hợp đồngcho thuê và các khoản tiền thuê.

2.2 Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

2.2.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một khái niệm luôn song hành cùng với tất cả các lĩnh vưc Tronghoạt động tín dụng, rủi ro là một phạm trù rất quan trọng mà cho thuê tài chính cũngkhông phải là ngoại lệ Có nhiều quan niệm về rủi ro và nhưng hậu quả mà rủi rogây ra, tuy nhiên khái niệm chung nhất về rủi ro có thể được đưa ra như sau: Rủi ro

là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả so với nhưng gìchúng ta mong đợi

Lĩnh vưc tài chính nói chung, tài chính ngân hàng nói riêng không chỉ là lĩnhvưc then chốt trong nền kinh tế mà còn là một trong nhưng lĩnh vưc nhạy cảm nhất

về rủi ro Hoạt động tín dụng chiếm từ 60% đến 70% các chỉ số trong hoạt động tàichính ngân hàng Do đó nói đến rủi ro trong lĩnh vưc tài chính thì rủi ro tín dụng làrủi ro thường được quan tâm nhất Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa rakhái niệm về rủi ro tín dụng:

Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế: rủi ro tín dụng là rủi ro mất vốn dobên đối tác không có khả năng thưc hiện nghĩa vụ trả nợ

Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vaykhông thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụtrả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong nhưng rủi ro chủ yếutrong hoạt động cho vay của ngân hàng

Ở Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước

ban hành ngày 22/04/2005 có định nghĩa “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn

thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thưc hiện

hoặc không có khả năng thưc hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Trang 21

Từ các khái niệm về rủi ro tín dụng, xuất phát từ đặc thù hoạt động cho thuêtài chính thì có thể hiểu:

Rủi ro hoạt động cho thuê tài chính là nhưng tổn thất mà công ty cho thuê tàichính phải gánh chịu khi bên thuê không thưc hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theocam kết tại hợp đồng cho thuê tài chính

2.2.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

2.2.2.1 Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là nhưng rủi ro liên quan trưc tiếp đến việc thu hồi tiền thuêgây nên nhưng thiệt hại về mặt tài chính cho bên thuê Các rủi ro về tài chính baogồm:

- Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn:

Rủi ro này rất đáng lo ngại bởi nó sẽ làm trì trệ cũng như làm đảo lộn kếhoạch kinh doanh của công ty cho thuê tài chính Thậm chí nếu người thuê vĩnhviễn không trả tiền thuê thì có thể khiến việc thu hồi vốn đầu tư trở nên khó khănhoặc công ty bị mất vốn Khi rủi ro này xảy ra, thiệt hại đối với công ty cho thuê tàichính là không nhỏ Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn trong các trường hợpsau:

+ Bên thuê không đủ khả năng thanh toán tiền thuê khi đến hạn do tình hìnhtài chính, tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém Doanh nghiệp rơi vào tình trạngnhư vậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do tình hình kinh tế, môi trườngkinh doanh hoặc do năng lưc quản trị của chính doanh nghiệp Sư không đủ khảnăng thanh toán này có thể xảy ra tạm thời hoặc là vĩnh viễn tùy vào mức độ yếukém và khả năng phục hồi của người thuê Trong trường hợp này, các công ty chothuê tài chính có thể tham gia hỗ trợ doanh nghiệp bằng các biện pháp gia hạn nợ,

cơ cấu lại nợ, tài trợ thêm máy móc thiết bị cần thiết, khuyến nghị về cách thức sảnxuất, định hướng thị trường để người thuê có thể vượt qua được tình hình khó khăntrước mắt, phục hồi sản xuất kinh doanh để tiếp tục thưc hiện các nghĩa vụ hoàn trảtrong thời gian tiếp theo

+ Bên thuê có ý định lừa đảo: Tài sản thuê vẫn khai thác có hiệu quả nhưngbên thuê dây dưa không trả nợ mà lấy nguồn thu từ dư án dùng vào mục đích khác.Với nguyên nhân này, khi các khoản thuê bắt đầu phát hiện có vấn đề, công ty cho

Trang 22

thuê tài chính cần phải có biện pháp mạnh, dứt khoát quyết liệt nagya từ đầu buộcbên thuê phải thưc hiện các nghĩa vụ của mình.

- Tiền thuê nhận được không đủ bù đắp số tiền bỏ ra tài trợ, trong các trườnghợp như

+ Xảy ra vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính dẫn tới tranh chấp, phải tốtụng tại các cơ quan chức năng, dẫn tới trì trệ hoạt động sản xuất, tài sản thuê phảingừng hoạt động, không được bảo dưỡng và bị xuống cấp dẫn tới giá trị thu hồithấp

+ Công ty cho thuê tài chính tài trợ khách hàng với lãi suất cố định trong khiphải đi huy động vốn với lãi suất thả nổi Khi lãi suất huy động trên thị trường biếnđộng theo chiều hướng tăng lên thì lãi suất cho thuê thu về không đủ bù đắp cho chiphí bỏ ra để có số vốn tài trợ ban đầu gây thiệt hại vốn cho công ty

2.2.2.2 Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là nhưng rủi ro liên quan trưc tiếp đến quá trình thưc hiệncho thuê Các rủi ro hoạt động bao gồm:

- Rủi ro về dư án đầu tư:

Hoạt động thuê tài chính gắn liền với quá trình thưc hiện dư án đầu tư của bên thuê

Vì vậy hiệu quả của dư án đầu tư quyết định đến khả năng trả tiền thuê của bên thuêtài chính

- Rủi ro trong quá trình ký kết và thưc hiện hợp đồng thuê tài chính, hợpđồng mua tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản

Hợp đồng cho thuê tài chính là văn bản pháp lý cao nhất xác định giao dịchthuê tài chính giưa bên thuê và bên cho thuê Các rủi ro pháp lý thường gặp trongquá trình ký kết và thưc hiện hợp đồng có thể là: người ký hợp đồng không đúngquy định, loại tài sản thuê trong hợp đồng không đúng với tài sản thuê trong thưc tế,hay một số điều khoản thỏa thuận không đúng quy định của pháp luật

Các rủi ro về pháp lý trong quá trình ký kết và thưc hiện hợp đồng mua tàisản có thể là do nhà cung cấp tài sản không có thưc hoặc đã phá sản giải thể trongkhi đã chuyển tiền mua tài sản Có trường hợp các điều khoản trong hợp đồngkhông phù hợp với thông lệ quốc tế (trường hợp tài sản phải nhập khẩu), mô tả về

Trang 23

tài sản, giao nhận, giá cả, bảo hiểm, bảo hành, bảo trì không rõ ràng, khi xảy ratranh chấp gây thiệt hại lớn cho bên cho thuê.

Cũng như vậy, các rủi ro về pháp lý trong quá trình ký kêt và thưc hiện hợpđồng bảo hiểm tài sản có thể là do: các điều khoản không được xác định rõ ràng dẫnđến bên bảo hiểm từ chối bồi thường hoặc chỉ bồi thường một phần thiệt hại; rủi rođối với tài sản thuê không thuộc phạm vi bảo hiểm

- Rủi ro về tài sản cho thuê

Loại rủi ro này liên quan đến giá trị còn lại (giá trị thu hồi) của tài sản chothuê, có thể do các nguyên nhân sau:

+ Nguyên nhân liên quan đến chất lượng tài sản thuê: tài sản sau khi cho thuê

có thể bị lỗi thời, hư hỏng, mất phẩm chất hoặc tài sản thuộc loại hàng chuyên dùng,đặc chủng nên không chuyển nhượng, cho thuê lại hoặc bán đi được

+ Tài sản thuê bị mất hoặc không được mua bảo hiểm nên khi rủi ro xảy ravới tài sản làm tài sản hư hỏng không có nguồn để bù đắp Nếu tài sản do nhà cungcấp giao cho người cho thuê không đúng theo hợp đồng thì không được phép kinhdoanh

+ Nguyên nhân do phía nhà cung cấp cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của công

ty cho thuê Có nhiều cách để nhà cung cấp thưc hiện ý đồ của mình, nhưng điểnhình nhất vẫn là thông đồng với người thuê để làm sai lệch giá tài sản so với thịtrường, gây thiệt hại cho công ty cho thuê tài chính

Trang 24

- Rủi ro do tiến bộ khoa học kĩ thuật: Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển,nếu không kịp thời đổi mới, tài sản cho thuê sẽ trở nên lạc hậu hoặc ngày càng suygiảm chất lượng-hao mòn vô hình.

- Rủi ro bất khả kháng: do các nguyên nhân như: thiên tai, dịch bệnh, hỏahoạn, khủng bố

2.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

2.3.1 Khái niệm

Trước thưc trạng rủi ro ngày càng đa dạng và khó dư đoán, quản trị rủi ro tíndụng là một yêu cầu cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc tàichính – một lĩnh vưc luôn tiềm ẩn rủi ro

Quản trị rủi ro tín dụng được định nghĩa là quá trình xây dưng và thưc thi cácchiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng, tăng cường các biện phápphòng ngừa, hạn chế, và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt được các mục tiêu

an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng, và phát triển bền vưng đối với hoạt động tíndụng của ngân hàng

Cho thuê tài chính tuy là một hoạt động có tính đặc thù nhưng cũng là mộthoạt động tín dụng trung và dài hạn Do vậy, việc quản trị rủi ro hoạt động cho thuêtài chính cũng tương tư như quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Từ nhưng lý luận vềquản trị rủi ro tín dụng, có thể hiểu quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính làtổng hợp các hoạt động xây dưng chính sách, quy trình cho thuê tài chính, tổ chứcthưc hiện các chính sách và quy trình này nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát ,phòng ngừa và giảm thiêu nhưng tổn thất, mất mát của bên cho thuê tài chính

2.3.2 Những nội dung chủ yếu

2.3.2.1 Xây dưng chính sách cho thuê tài chính và quy trình cho thuê tài chính

- Chính sách cho thuê

Chính sách cho thuê là hệ thống các chủ trương, giải pháp, cơ chế và quytrình, quy tắc tiến hành hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính.Chính sách này được xây dưng nhằm thưc hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanhcủa công ty, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn

Trang 25

chế rủi ro.

Kinh nghiệm cho thấy, sư hoạt động của một tổ chức tín dụng dưa trên cơ sởchính sách thống nhất, hợp lý có hiệu quả nhiều hơn là dưa trên cơ sở kinhnghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân điều hành Vì vậy, mục tiêu, địnhhướng phát triển trong chính sách cho thuê của công ty cũng là một nhân tố ảnhhưởng đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

Mỗi công ty cho thuê tài chính hiện đang hoạt động tại Việt Nam đều cónhưng chính sách riêng, cụ thể và linh hoạt tùy theo biến động của thị trường và nềnkinh tế nhưng tưu chung lại đều thưc hiện một chính sách nhằm đảm bảo hiệu quả

và lợi nhuận kinh tế cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro có thể xẩy ra Một chính sáchcho thuê tài chính đầy đủ phải bao quát được nhưng nội dung sau:

+ Chính sách tăng trưởng dư nợ

 Đa dạng hóa danh mục đầu tư trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn, thu lợinhuận hiệu quả tối đa, góp phần phát triển kinh tế- xã hội theo đúng chính sách,mục tiêu chung của Nhà nước, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởnước ta

 Thưc hiện tăng trưởng dư nợ nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chínhtại thị trường Việt Nam, mở rộng thị phần, đưa cho thuê tài chính trở thành mộtkênh dẫn vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế, là lưa chọn của khách hàng

có nhu cầu về tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpmình

 Xây dưng lộ trình tăng vốn điều lệ phù hợp với nhu cầu của thị trường màvẫn đảm bảo năng lưc quản lý của toàn bộ hệ thống Việc tăng vốn điều lệ sẽ gópphần đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của nhà nước

+ Chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng

 Giới hạn cấp hạn mức cho thuê đối với khách hàng luôn phải tuân thủ cácquy định về giới hạn cho thuê, bảo lãnh theo quy định của NHNN và quy định củatừng Công ty cho thuê tài chính

Trang 26

 Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng phải tuân thủ quy định của phápluật về các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thờithưc hiện chủ trương giảm dư nợ cho thuê, hạn chế cấp tín dụng đối với các kháchhàng có dấu hiệu rủi ro Tùy thuộc vào quy định của từng Công ty cho thuê tàichính sẽ có quy định cụ thể cho từng loại khách hàng.

+ Chính sách phân bổ tín dụng

Phân bổ tín dụng cho thuê tài chính sẽ được thưc hiện căn cứ vào loại hìnhdoanh nghiệp, loại hình sản phẩn, lĩnh vưc đầu tư, theo kỳ hạn cho thuê và giá trịtiền thuê nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa lĩnh vưchoạt động và đầu tư phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế

+ Chính sách kiểm tra, giám sát tín dụng

Việc kiểm tra, giám sát tín dụng đối với từng khoản cho thuê theo từng kháchhàng thuê tài chính phải được thưc hiện thường xuyên và sát sao bởi chính cán bộchuyên quản và các phòng ban liên quan như Phòng quản lý rủi ro, Phòng kiểm trakiểm soát nội bộ đồng thời phải có ý kiến đánh giá tình hình chất lượng các khoảnthuê, tình hình sử dụng tài sản thuê cho từng khách hàng Báo các tổng hợp kiểmtra, kiểm soát này hàng quý Tổng Giám đốc phải gửi trình HĐQT để xem xét, cóchủ trương giải pháp chỉ đạo, xử lý nhưng vấn đề phát sinh có rủi ro tiềm ẩn gây tổnthất về vốn của Công ty cho thuê tài chính

+ Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dư phòng rủi ro hoạt độngcho thuê:

Các Công ty cho thuê tài chính thưc hiện phân loại nợ theo Quyết định493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dưphòng để xử lý rủi ro do NHNN ban hành Trên cơ sở đó, tiến hành thưc hiện phânloại nợ căn cứ vào hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng và tiến tới trích lập

dư phòng theo thông lệ quốc tế hiện hành

- Quy trình cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là một nghiệp vụ rất phổ biến ở các nước phát triển tuynhiên tại Việt Nam, mô hình này vẫn còn hết sức mới mẻ và đang dần hoàn thiện

Trang 27

Về cơ bản, các giao dịch cho thuê tài chính đang thưc hiện ở Việt Nam và các nướckhác đều sử dụng loại hình hợp đồng cho thuê tài chính gồm có ba bên tham gia:bên cho thuê, bên thuê và nhà cung cấp Quy trình của một giao dịch cho thuê tàichính sẽ bao gồm các bước cụ thể được mô tả gồm các bước như trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình cho thuê tài chính

+ Tiếp cận khách hàng:

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tiếp thị, giới thiệu hoạt động của công ty vớikhách hàng, chủ động lưa chọn tìm kiếm khách hàng để xem xét cho thuê tài chính,trưc tiếp trao đổi, thỏa thuận và thống nhất các nội dung, điều kiện về CTTC vớikhách hàng

+ Thẩm định dư án cho thuê tài chính

 Thu thập hồ sơ xin thuê

Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ đề nghị thuê tài chính của khách hàng, kiểm tradanh mục hồ sơ, tính hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ theo quy định, lập danh mục dư ántrình lãnh đạo phê duyệt

Ký kết hợp đồng mua bán tài sản

Giải ngân

Giao nhận

và gắn ký hiệu sở hưu

Đăng ký

giao dịch bảo đảm

Mua bảo hiểm tài sản thuê

Kiểm tra giám

sát thưc hiện

hợp đồng

Thanh lý hợp

đồng cho thuê

Trang 28

 Thu thập các thông tin liên quan đến dư án thuê tài chính

Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của từng dư án, cán bộ thẩm định thu thậpthông tin từ khách hàng, từ thị trường và ừ các nguồn thông tin khác tuỳ theo từng

dư án cụ thể

 Thẩm định

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích

và xử lý đảm bảo tính trung thưc, khách quan, lập báo cáo thẩm định, ghi rõ ý kiếnđồng ý, chưa đồng ý hay không đồng ý cho thuê, đồng thời tiến hành phân loạikhách hàng theo quy định, trình Trưởng phòng Kinh doanh

Trưởng phòng Kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra bộ hồ sơ và kết quả thẩmđịnh; trưc tiếp tái thẩm định nếu thấy cần thiết; ghi rõ ý kiến đồng ý hay khôngđồng ý cho thuê, kết luận phân loại khách hàng của Cản bộ tín dụng, trình Tổnggiám đốc/Giám đốc đơn vị trưc thuộc hoặc Hội đồng CTTC theo thẩm quyền phánquyết

 Phê duyệt và thông báo:

Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Bên cho thuêphải thông báo bằng văn bản cho Bên thuê về quyết định cho thuê hoặc không chothuê trừ trường hợp vượt quyền phán quyết của Tổng giám đốc/Giám đốc đơn vịtrưc thuộc

Hồ sơ sau khi được phê duyệt, phòng Kinh doanh gửi quyết định cho kháchhàng để thưc hiện các bước tiếp theo.Trưởng hợp từ chối cho thuê, phòng Kinhdoanh lập thông báo nêu rõ lý do từ chối trình Tổng giám đốc/Giám đốc đơn vị trưcthuộc ký, gửi khách hàng đồng thời hoàn trả hồ sơ

+ Đàm phán ký kết hợp đồng CTTC:

Cán bộ tín dụng cùng khách hàng trao đổi và thống nhất các nội dung trongHĐCTTC và ký tắt vào từng trang HĐCTTC

Trưởng phòng Kinh doanh kiểm soát, ký tắt từng trang và trình Tổng giámđốc/Giám đốc đơn vị trưc thuộc ký kết HĐCTTC

Trang 29

+ Ký kết thưc hiện hợp đồng mua bán tài sản:

Căn cứ HĐCTTC và thỏa thuận lưa chọn tài sản của Bên thuê và Bên cungứng, Cán bộ tín dụng phối hợp với Bên cung ứng hoàn tất Hợp đồng mua bán và kýtắt từng trang chuyển Trưởng phòng Kinh doanh

Trưởng phòng Kinh doanh kiểm soát, ký tắt và trình Tổng giám đốc/Giám đốcđơn vị trưc thuộc

+ Giải ngân:

Bên cho thuê sẽ tiến hành giải ngân số tiền theo hợp đồng cho thuê tài chính

và hợp đồng mua bán tài sản đã ký để nhận tài sản bàn giao cho bên thuê

+ Giao nhận và gắn ký hiệu sở hữu tài sản cho thuê:

Bên thuê chịu trách nhiệm trưc tiếp kiểm tra và tiếp nhận tài sản từ Bên cungứng theo thỏa thuận trọng HĐCTTC và Hợp đồng mua bán tài sản

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm phối hợp với Bên thuê và Bên cung ứng lậpbiên bản bàn giao tài sản cho thuê có đầy đủ chư ký của các bên liên quan; gắn kýhiệu sở hưu tài sản cho thuê Riêng Bên thuê phải có chư ký của người đại diện theopháp luật hoặc người được ủy quyền

+ Đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản thuê:

Cán bộ tín dụng phối hợp với Bên thuê và Bên cung ứng thưc hiện các thủtục đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản theo quy định của cơ quan chức năng

+ Mua bảo hiểm tài sản cho thuê

Tài sản cho thuê bắt buộc phải được bảo hiểm kể từ thời điểm chuyển giaotài sản thuê cho bên thuê Việc mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê có thể do bêncho thuê hoặc bên thuê mua trên cơ sở thống nhất giưa hai bên về loại bảo hiểm sẽmua

Phòng Kinh doanh thưc hiện đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính tại Trungtâm đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Pháp luật

+ Theo dõi và xử lý việc thưc hiện hợp đồng cho thuê tài chính

 Trách nhiệm của cán bộ thẩm định

Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm theo dõi hợp đồng cho thuê tài chính từkhi hợp đồng cho thuê được ký kết cho đến khi kết thúc.

 Trách nhiệm của trưởng hoặc phó phòng kinh doanh

Trang 30

Trưởng phòng hoặc phó phòng kinh doanh được uỷ quyền trách nhiệm giámsát, đôn đốc thưc hiện, kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết các vướng mắc trongquá trình thưc hiện hợp đồng.

 Trách nhiệm của phòng Kế toán:

Phòng kế toán có trách nhiệm lưu trư hồ sơ pháp lý, hồ sơ cho thuê và cácloại giấy tờ có liên quan khác

+ Thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng thế chấp, bảo lãnh (nếu có)

Sau khi hoàn tất các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng cho thuê tài chính, bênthuê và bên cho thuê lập Biên bản thanh lý hợp đồng theo một trong các nội dungsau: Bên thuê mua lại tài sản theo giá thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng hoặc giá dohai bên thỏa thuận tại thời điểm thanh lý, bên thuê trả tiền mua tài sản cho bên chothuê và bên cho thuê ký thủ tục chuyển quyền sở hưu tài sản cho bên thuê; Bên thuêtiếp tục thuê tài sản; Bên thuê không mua lại tài sản

2.3.2.2 Nhận dạng và đo lường rủi ro

- Nhận dạng rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

Công ty cho thuê tài chính cần có phương pháp nhận biết nhưng dấu hiệu rủi

ro để từ chối cho thuê (trong trường hợp trước khi thưc hiện giao dịch) hoặc đểngăn ngừa xử lý kịp thời (trong trường hợp đã thưc hiện giao dịch) Có thể sắp xếpcác dấu hiệu của rủi ro cho thuê tài chính theo các nhóm sau:

+) Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Công ty

 Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với Công ty trong quá trình kiểmtra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng tài sản, tình hình tài chính, hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sư giải thích minh bạch,thuyết phục

 Có dấu hiệu không thưc hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trongquá trình quan hệ tín dụng

 Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không

có sư giải thích rõ ràng Không có các báo cáo hay dư đoán về lưu chuyển tiền tệ

Trang 31

Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn

cứ thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn

 Sư sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Công ty, xuất hiệnnhưng thay đổi bất thường ngoài dư kiến và không giải thích được trong tốc độ vàtổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng Chậm thanh toán các khoảnlãi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn

 Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặckhách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc kinh doanh, thu hồi công nợ chậm hơn

dư kiến

 Tiền ký cược không đủ theo quy đinh, giá trị tài sản bị giảm sút so với giátrị thưc tế Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác khai thác, bán hay trao đổi hoặcđã biến mất, không còn tồn tại

 Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bấtthường khác không phải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc từ hoạt độngđược đề xuất trong phương án thuê tài chính để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán

Có dấu hiệu tìm kiếm sư tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệttừ đối thủ cạnh tranh của Công ty Có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạncho các hoạt động đầu tư dài hạn

+) Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng

 Cũng như nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với khách hàng,nhóm các dấu hiệu này có tác động trưc tiếp tới chất lượng khoản cho thuê nhưngvới tốc độ chậm hơn Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sư quản lý chặt chẽ, sâu sắccủa cán bộ cho thuê Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lược xử lý có tính dàihạn hơn Biểu hiện cụ thể như sau:

 Có chênh lệch lớn giưa doanh thu hay dòng tiền thưc tế so với mức dưkiến khi khách hàng đề nghị thuê tài sản

Trang 32

 Nhưng thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độhoạt động của khách hàng Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý.Thay đổi thường xuyên tổ chức của Ban điều hành Xuất hiện bất đồng và mâuthuẫn trong quản trị, điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

 Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng

có giá trị vừa và nhỏ nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao dể tìm kiếmcác hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có tên tuổi dù lợi nhuận thu về có khảnăng thấp hơn, sẵn sàng cắt bỏ lợi nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổichiến lược mượn thương hiệu

 Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dư án sai dẫn đếnviệc đầu tư dư án không có hiệu quả

 Nhưng thay đổi từ chính sách của Nhà Nước, đặc biệt là tác động của cácchính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãisuất, thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng

+) Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách cho thuê của Công ty

 Sư đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của kháchhàng, ví dụ : đánh giá quá cao năng lưc tài chính của khách hàng so với thưc tế,đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin tĩnh do khách hàng cung cấp mà thiếu

đi các thông tin động và các thông tin nhạy cảm từ các kênh thông tin khác, bỏ quacác nghi ngờ được phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích các dưliệu tài chính, có dấu hiệu che dấu việc đảo nợ của khách hàng thông qua việc cấpđều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản vay mới hay che dấu nợ quá hạn thôngqua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan, vô lối, thiếu căn cứ xác thưc…

 Quyết định cho thuê dưa trên cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảmbảo của khách hàng về việc duy trì ổn định thanh toán hay các lợi ích do khách hàngđem lại từ khoản cho thuê đã được phê duyệt

 Tốc độ giải ngân các khoản cho thuê quá nhanh vượt quá khả năng vànăng lưc kiểm soát cũng như nguồn vốn của Công ty Cho thuê dưa trên các sư kiện

Trang 33

bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ Chinhánh lên công ty con hạch toán độc lập Soạn thảo các điều kiện ràng buộc tronghợp đồng cho thuê mập mờ, không rõ ràng, không xác định rõ lịch trả đối với từngkhoản thuê, cố ý thoả hiệp các nguyên tắc cho thuê với khách hàng mặc dù biết cótiềm ẩn rủi ro Chính sách cho thuê quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở cho kháchhàng lợi dụng Cung cấp các khoàn cho thuê với khối lượng lớn cho các khách hàngkhông thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của Công ty Có khuynh hướng cạnh tranhthái quá: giảm lãi suất cho thuê, phí dịch vụ hay thưc hiện chiến lược giư chânkhách hàng bằng các khoản điều khoản ưu đãi để họ không quan hệ với các TCTDkhác mặc dù biết rõ các khoản sẽ giải ngân tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

-Đo lường rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

Trong giao dịch cho thuê tài chính việc các công ty cho thuê tài chính phảiđối mặt với rủi ro là điều không thể tránh khỏi Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi

ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được Trả lời câu hỏi này, các nhàquản lý thường vận dụng các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng như: mô hình điểm

số tín dụng tiêu dùng, mô hình điểm số Z

+ Mô hình định tính về rủi ro cho thuê tài chính

Năng lưc tạo lợi nhuận

Mục đích

Năng lưctrả nợ

Tài sản đảm bảo

Trang 34

Khi có được thông tin về khách hàng vay vốn, CBTD cần phân tích nhưngvấn đề thiết yếu để có thể ra quyết định cho vay hợp lý Các yếu tố định tính: CBTDcần phân tích 5 yếu tố sau:

 Năng lưc pháp lý: CBTD phải đánh giá tình trạng pháp lý khách hàng.Dưa trên các bộ giấy tờ khác nhau (Quyết định thành lập công ty, giấy phép kinhdoanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng, giám đốc phải có tư cáchnhư một cá nhân bình thường….)

 Uy tín: Là thái độ, là phẩm chất của người vay Thông thường uy tín thểthiện ở ba cấp bậc: Sẵn lòng trả nợ, mong muốn trả nợ, kiên quyết trả nợ Uy tín làcái bên trong, để đánh giá uy tín của người vay, CBTD cần thông qua các biểu hiệnbên ngoài rồi dưa vào quan hệ biện chứng với cái bên trong để kết luận cái bêntrong Cụ thể là lịch sử vay nợ của khách hàng, danh tiếng/dư luận, kết quả phỏngvấn trưc tiếp (đây là căn cứ chính xác nhất)

 Mục đích vay: CBTD cần xem xét mục đích vay của người vay có thỏamãn hai yếu tố hợp lệ và hợp pháp hay không Tính hợp lệ là phù hợp với giấy phépkinh doanh Tính hợp pháp là ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật nghiêmcấm

 Năng lưc tạo lợi nhuận: Người vay phải có kiến thức về kinh tế, phải cókinh nghiệm trong lĩnh vưc kinh doanh, phải đáp ứng các chỉ số tạo lợi nhuận (tần

số tạo lợi nhuận cao hay thấp, tỉ suất lợi nhuận và vòng quay vốn lớn hơn hoặc bằngtrung bình ngành)

 Môi trường kinh doanh: CBTD cần nắm rõ các thông tin sau: Mức dư báolạm phát; các biến động kinh tế, chính trị, xã hội; xu hướng tăng trưởng củangành…

Các yếu tố định lượng:

 Năng lưc trả nợ của khách hàng: CBTD cần xem xét tính cần thiết, tínhhiệu quả, tính khả thi, phương án kỹ thuật, tiến dộ thưc hiện của phương án vay.Bên cạnh đó CBTD còn phải đánh giá nguồn trả nợ thông qua năng lưc tài chínhngoài phương án của khách hàng

Trang 35

 Tài sản đảm bảo: CBTD cần xem xét các tiêu chuẩn về tài sản như: Tàisản phải của người vay, có giá trị, có thị trường trong tương lai, phải có văn thưchuyển nhượng quyền sở hưu tài sản đó cho ngân hàng trong thời gian vay…

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này

là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dưbáo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD

+ Các mô hình định lượng rủi ro cho thuê

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi rohiện đại hơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng Sau đây là một số mô hình lượng hóarủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1 =tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”

X2= Tỷ số “Lợi nhuận giư lại/Tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và lãi/ Tổng tài sản”

X4 =Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5 = Tỷ số “ Doanh thu/ tổng tài sản”

Ý nghĩa: Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như

vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm

có nguy cơ vỡ nợ cao

Z < 1,8 : Khách hàng có khả năng rủi ro cao

Trang 36

1,8 < Z <3: Không xác định được.

Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ

rủi ro tín dụng cao

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.

Nhược điểm

Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng thuê có rủi ro vàkhông có rủi ro Tuy nhiên trong thưc tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗikhách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đếnmức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay

Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầmquan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương tư như vậy, bản thâncác chỉ số cũng được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiệnkinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục

Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóngmột vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng củakhách hàng, mối quan hệ lâu dài giưa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ

mô như sư biến động của chu kỳ kinh tế)

 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều công ty còn áp dụng mô hình cho điểm để

xử lý đơn xin thuê của khách hàng như: Mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bấtđộng sản…Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ sốtín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hưu nhà, thu nhập, điệnthoại, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc Mô hình này thường sử dụng 7 – 12hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 – 10, có thể được xây dưng theo gợi ýdưới đây:

Trang 37

Bảng 2.1: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm

1 Nghề nghiệp của người vay

4 Các tài khoản tại ngân hàng

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, T297)

Ưu điểm: Mô hình loại bỏ được sư phán xét chủ động trong quá trình chovay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng

Nhược điểm: Mô hình không thể tư điều chỉnh một cách nhanh chóng đểthích ứng với nhưng thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình

Các nhà kinh tế, các nhà phân tích đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau đểđánh giá rủi ro bao gồm cả mô hình định tính và mô hình định lượng Các mô hìnhnày dù cách thức tiến hành và dưa trên nhưng tiêu chí đánh giá khác nhau khôngloại trừ lẫn nhau nên các công ty cho thuê tài chính có thể sử dụng nhiều mô hình đểphân tích, đánh giá mức độ rủi ro trong giao dịch của mình đối với khách hàng

Trang 38

- Các chỉ tiêu đo lường rủi ro sau khi thuê:

Các mô hình trên thường sử dụng để đo lường và đánh giá mức độ rủi rotrước khi ra quyết định cấp tín dụng, tuy nhiên, sau khi hợp đồng cho thuê đã kýkết, rủi ro vẫn luôn hiện hưu và yêu cầu các nhà quản lý phải nhận biết để có biệnpháp đối phó kịp thời Để đo lường rủi ro sau cho thuê, các Công ty cho thuê tàichính thường sử dụng bộ chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho thuê tài chính: tỷ lệ này gián tiếp cho tathấy quy mô của các khoản thuê có vấn đề tại Công ty cho thuê tài chính Nếu tỷ lệnày càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của khoản thuê kém, nhà quản lý phảixem xét lại khả năngm đánh giá lại hợp đồng cho thuê tài chính, năng lưc thưc hiệncác cam kết trong hợp đồng của khách hàng để nhận biết được nhưng rủi ro có thểxẩy ra và có biện pháp đối phó thích hợp

+ Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/dư nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phảnánh trưc tiếp rủi ro của một khoản thuê, nó cho thấy một đồng nợ quá hạn thì có baonhiêu đồng bị tổn thất Đối với các tổ chức tín dụng và phi tín dụng, tỷ lệ này càngcao thể hiện rủi ro tín dụng càng lớn Do vậy, biện pháp duy nhất để giảm chỉ tiêunày là tích cưc truy thu nợ hoặc trích dư phòng rủi ro để bù đắp

+ Tỷ lệ tổn thất tín dụng cho thuê tài chính: Chỉ tiêu này được lượng hóabằng công thức:

Tỷ lệ tổn thất tín dụng Tổng giá trị tổn thất trong kỳ

= cho thuê tài chính

Doanh số cho thuê tài chính trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị bằng tiền bị tổn thất trong kỳ do hoạt động chothuê tài chính gây nên Đối với từng hợp đồng, việc tính chỉ số này sẽ cho biết giátrị tuyệt đối của tổn thất để cán bộ chuyên quản định lượng được rủi ro và đề xuấtbiện pháp xử lý kịp thời

Trang 39

2.3.2.3 Kiểm soát rủi ro

Việc nhận dạng và đo lường rủi ro là chưa đủ để có thể quản trị được rủi rotrong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho thuê tài chính nóiriêng Trong hoạt động cho thuê tài chính, việc kiểm soát rủi ro trước, trong và saukhi cho vay có vai trò vô cùng quan trọng Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biệnpháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để giám sát, đánhgiá mức độ của rủi ro tác động đến hoạt động của Doanh nghiệp, theo dõi nhằm kìmhãm sư gia tăng mức độ rủi ro đồng thời đề xuất các phương án ngăn ngừa, né tránhhoặc giảm thiểu nhưng tổn thất, nhưng ảnh hưởng không mong đợi mà rủi ro gây ra

Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính như đã đề cập ở trên bao gồm rủi

ro tài chính, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác có thể xẩy ra Công tác kiểm soát rủi

là nhằm mục đích hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro này nhằm đảm bảo một môitrường hoạt động thuận lợi và hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp Việckiểm tra kiểm soát rủi ro được thưc hiện ngay từ chính cán bộ cho thuê, bởi đây lànhưng người nắm bắt sát thưc nhất các thông tin về khách hàng và tái sản thuê.Thông qua các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính saugiải ngân mà Công ty cho thuê tài chính sẽ đánh giá được mức độ rủi ro để từ đó đềxuất phương án kiểm soát rủi ro phù hợp Kiểm soát rủi ro tại Công ty cho thuê tàichính thường được thưc hiện thông qua việc kiểm soát hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Hàng tháng, quý, cán bộ cho thuê phải tập hợp số liệu vềdoanh thu, chi phí, lịch trình hoạt đồng của các tài sản để phân tích, đánh giá khảnăng khai thác của doanh nghiệp đi thuê Nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệuquả, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận đồng nghĩa với khả năng trả gốc lãicho Công ty cũng bị ảnh hưởng thì cán bộ chuyên quản phải lập tức đưa vào danhsách kiểm soát để tiếp tục theo dõi

Đối với tài sản cho thuê, định kỳ hàng tháng, cán bộ chuyên quản sẽ xuốngđịa bàn doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng của tài sản cho thuê nhằm nắm bắt thưctrạng sử dụng tài sản của khách hàng: khách hàng có sử dụng tài sản vào đúng mụcđích hay không, tài sản thuê được bảo quản, bảo dưỡng đảm bảo hay không, tài sản

Trang 40

thuê đã được mua bảo hiểm đúng thời hạn hay chưa Nếu cán bộ phát hiện bất kỳrủi ro nào cán bộ chuyên quản phải ngay lập tức trình phương án lên ban lãnh đạođối với từng khách hàng: thu hồi tài sản thuê, tiếp tục cho thuê nhưng với ràng buộcnhất định hoặc tiếp tục thưc hiện hợp đồng cho thuê như đã ký kết.

Quy trình và các phương pháp kiểm soát rủi ro nói trên phải đạt được mụcđích tối thiểu được đặt ra đối với công tác kiểm soát rủi ro, nhằm đảm bảo các yếu

tố sau:

1) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động;

2) Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lí trung thưc, hợplí, đầy đủ và kịp thời;

3) Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ; 4) Đảm bảo xác định được nhưng vấn đề có khả năng xảy ra

Việc thưc hiện hiệu quả và quyết liệt công tác kiểm soát rủi ro sẽ giúp chohoạt động của mỗi doanh nghiệp lành mạnh, an toàn hơn, dễ dàng đạt được các mụcđích mà doanh nghiệp đã đặt ra

- Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: vớinhưng khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việcchấp nhận mức thiệt hại Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, các công ty cho thuê tàichính có thể né tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cho thuê

- Với nhưng khoản cho thuê còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi rođặc biệt hưu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro

Ngày đăng: 14/08/2020, 23:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w