1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận lý thuyết tài chính ảnh hưởng của CMCN 4 0 đến hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính

50 300 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 802 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1.. Nhìn chung, các bài viết nói về QLNN lên TTCK không thiếu... thay đổi được cách thức giao dịch,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự phát triển của thịtrường tài chính (TTTC) với sự phát triển kinh tế nói chung, cụ thể: thị trường tàichính giữ vai trò to lớn đối với sự phát triển đất nước, mang tính quyết định một phầnlớn vào việc phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế – xã hội của nền kinh tế quốcdân Hơn nữa, tình hình hoạt động của thị trường tài chính trong nước ảnh hưởng rấtnhiều đến đời sống của người dân nước đó Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầuhóa, giao lưu về mọi mặt giữa các nước đang diễn ra sôi nổi hiện nay, mỗi nước, đốivới các nước kém và đang phát triển, đều tự ý thức được rằng thật sự cần thiết để nỗlực bắt kịp tốc độ phát triển của các nước khác bởi điều này là chiếc chìa khóa vàngmở ra vô vàn cơ hội tốt cũng như khẳng định được vị thế và vị thế này tỉ lệ nghịch vớikhả năng gặp phải nguy cơ bị chèn ép, đe dọa, chịu thiệt từ các cường quốc Cuốicùng và cũng quan trọng nhất, thực trạng của nền kinh tế thị trường đã chứng minhrằng lí thuyết bàn tay vô hình tỏ ra không đúng triệt để vì thực tế thị trường luôn tồntại khuyết tật của nó như tình trạng thông tin bất cân xứng, mất công bằng xã hội,ngoại ứng, độc quyền, Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư tài chính, thường xuyên xảy rahiện tượng "người đi nhờ xe”mà tư nhân không thể tự mình giải quyết được Chẳnghạn đối vưới TTCK, vẫn còn tồn tại tình trạng không công khai hoặc sửa đổi báo cáotài chính để trình ra kết quả đẹp, mua bán thông tin nội bộ hay tung tin thất thiệt vềtình hình hoạt động của 1 công ty nào đó để đầu cơ, trục lợi, chủ ý gây xáo trộn thịtrường,… Mặc dù đã có các qui định xử phạt, các điều luật nhằm ngăn chặn các hành

vi gian lận này nhưng thực chất, rất khó đảm bảo cho những việc làm xấu này tuyệtđối không diễn ra, nhất là nó thường mang lại cho chủ thể hành động số tiền lớn Đặcbiệt trong bối cảnh CNTT bùng nổ như hiện nay - bối cảnh để đặt QLNN với TTTCvào nghiên cứu theo chủ đề bài tiểu luận, các hành vi thiếu tính minh bạch này lại diễn

ra ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện vì sự việc không chỉ được thực hiện bởimột người mà có khi là sự cấu kết của nhiều người ở nhiều chức vị, nhiều bộ phậnkhác nhau, trong đó có cả tội phạm công nghệ cao Hơn hết, Nhà nước chứ không thểlà ai khác mới có khả năng giải quyết các vấn đề này Vì vậy, công tác quản lí thị

Trang 2

trường này của Nhà nước phải luôn được chú trọng Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụkhông hề nhẹ nhàng và dễ dàng với các nhà chức trách mà nếu thực hiện không tốt sẽgây ra những hậu quả không lường trước được với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, khókhắc phục Bên cạnh đó, dường như trước bối cảnh thực tế này, việc quản lí thị trườngtài chính của các nước ít nhiều vẫn còn tồn tại hạn chế Ngoài ra, cuộc cách mạng lầnthứ tư này được dự đoán ngày càng bùng nổ và tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng.Từ việc phân tích để đưa ra được hai nguyên nhân trên, chúng ta nhận thấy tính cấpthiết của việc phân tích sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với côngtác quản lí thị trường tài chính của Nhà nước.

2 Mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TTTC và quản lí Nhà nước đối với sự phát triển của TTTC trong thời đại công nghệ 4.0

- Nêu lên thực tiễn hoạt động của TTTC trước bối cảnh của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư nhằm làm rõ tác động của cuộc cách mạng này tới tình hình pháttriển TTTC hiện nay (giai đoạn 2015 – 2020) so với trước đây khi chưa có sự bùngnổ CNTT

- Đánh giá những thành tựu cũng như chỉ ra những hạn chế, bất cập của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lí đối với TTTC trong thời đại 4.0

- Đề xuất giải pháp nhằm củng cố việc lấp đầy các lỗ hổng để xây dựng cơ chế quản lí hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho đất nước ngày càng phát triển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính sách mà Nhà nướcđã và dự kiến ban hành cũng như cách thức tổ chức, điều hành, giám sát mới để thíchứng đối với sự biến đổi đang diễn ra trên thị trường tài chính Đặc biệt, bài tiểu luận đisâu phân tích, cốt yếu để trả lời hai câu hỏi: thứ nhất là "Cuộc cách mạng công nghệ4.0 đã mang lại sự thay đổi gì cho các hoạt động của TTTC và biểu hiện cụ thể rasao?”, thứ hai là "Trước những thay đổi ấy, Nhà nước đã làm gì để tạo điều kiện pháttriển cho TTTC để bắt kịp xu thế tiến bộ chung của thị trường?"

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

Bài tiểu luận chỉ nghiên cứu quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính ở riêngViệt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 Để làm rõ vấn đề này, bài viết nhìn nhậnTTTC thông qua TTCK và TTTT Đối với TTCK, người viết phân tích sự quản lý củanhà nước trên phương diện là quản lý các yếu tố cấu thành thị trường, bao gồm quảnlý cung – cầu trên TTCK, quản lý giá và quản lý sự cạnh tranh giữa các chủ thể thamgia trao đổi trên TTCK Còn đối với TTTT, bài viết lại tập trung phân tích dựa trênchức năng, nghiệp vụ của nhà nước mà đại diện là NHTW nhằm mục tiêu giám sát vàđiều tiết TTTT.

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Thị trường tài chính và hiệu quả hoạt động của thị trường này dựa trên sự quản lícủa nhà nước giữ vai trò then chốt đối với sự thịnh suy của một đất nước Cho nên,đào sâu phân tích và mở rộng lý luận về vấn đề này là đề tài không bao giờ cũ trongcác bài tiểu luận của sinh viên, luận văn, luận án của thạc sĩ, tiến sĩ,…vì tuy chủ thểnghiên cứu trước sau chỉ có một nhưng nó lại luôn thay đổi liên tục và có nhiều cáchnhìn nhận, nhiều yếu tố để chọn ra tập trung bàn luận

Nhìn chung, các bài viết nói về QLNN lên TTCK không thiếu Hầu như côngtrình nghiên cứu nào, dù ít dù nhiều cũng đều đã góp phần làm rõ và hệ thống nhữnglý luận cơ bản về TTCK như: định nghĩa, các chủ thể tham gia, mô hình QLNN lênTTCK, các cách phân loại TTCK, các hàng hóa được trao đổi trên thị trường này, giảipháp để khắc phục các yếu kém trong quản lí,… Tuy nhiên, mỗi công trình, có thể dokhuôn khổ độ dài qui định hay năng lực hoặc ý chí của người viết mà phần lớn đều lựachọn phân tích QLNN đối với TTCK chỉ có thể chú trọng gắn với một chủ thể hay mộtnhiệm vụ, bàn về một giải pháp, nào đó Ta có thể tìm thấy nhiều công trình về đủcác chủ đề liên quan đến việc quản lí TTCK của nhà nước: luận án tiến sĩ “Quản lí nhànước đối với công ty chứng khoán ở Việt Nam” ( Ngiên cứu sinh Nguyễn KhánhToàn, Học viện Hành chính quốc gia, 2017), luận văn “ Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạtđộng của các công ty niêm yết trên thị trường Hà Nội ( Th.s Nguyễn Tấn Vinh, Đạihọc Đà Nẵng, 2017), “Vai trò của quĩ ETF trong sự phát triển thị TTCK Việt Nam”,các đề tài nghiên cứu khoa học do UBCKNN đặt ra như "Xây dựng mô hình quản trịrủi ro dành cho các công ty niêm yết", "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng côngchức, viên chức UBCKNN”, bài viết “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện thể chế thịtrường chứng khoán Việt Nam”, Những nghiên cứu về QLNN với TTCK nói chung,không đặt vào bất kì hoàn cảnh, xu hướng nào thì vô kể nhưng cũng đối tượng nghiêncứu ấy mà đặt trong trường hợp cụ thể ở đây là tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 thì dường như còn vắng bóng Người ta nhắc rất nhiều đến cụm từ "côngnghệ 4.0” nhưng ít thấy một luận văn, luận án, viết về sức ảnh hưởng của nó lên

Trang 5

TTCK mà cụ thể là chỉ ra biểu hiện tác động, cách mà nhà nước phản ứng lại, hay bànvề làm thế nào để cải thiện công tác quản lí, mà nếu có thì chỉ thấy nhiều trên báonhững nội dung chung chung khẳng định sự bùng nổ của 4.0 và sức ảnh hưởng của nóđến lĩnh vực tài chính ngân hàng - tài chính nói chung như giảm bớt chi phí chi cácthủ tục hành chính công, hạn chế tình trạng người có quyền sách nhiễu, đòi hỏi, gâykhó khăn khi người dân có nhu cầu cần được giải quyết, hoặc đề cập đến thị trườngchứng khoán nhưng dưới góc độ là ảnh hưởng của 4.0 lên cách thức giao dịch, kinhdoanh dịch vụ của các công ty chứng khoán, công ty và những khó khăn nảy sinh ra từcách thức hoạt động mới ấy, ví dụ: bài báo "Làm mới thị trường chứng khoán thời4.0”, “ Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường tài chính Việt Nam”,

… Nói về QLNN thời 4.0, người ta thường bàn về các giải pháp nâng cao chất lượngquản lí, giám sát, đảm bảo hoạt động trên thị trường diễn ra lành mạnh nhiều hơn; từtổng hợp những thay đổi diễn ra quá mạnh mẽ, rõ rệt, không ai không thấy rồi sau đóđúc rút ra một số giải pháp quá khái quát và dường như có thể sử dụng vào các bài viếtcho mọi vấn đề ở các lĩnh vực khác của đất nước như phải cải cách pháp luật, nângcao đội ngũ quản lí,…như đề cập trong bài “ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sựtác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam” cho đến nêu rõ phải cụ thể hóa nhữnggiải pháp ấy ra sao, ví dụ: bài viết “ Ngành chứng khoán chủ động nắm bắt cơ hội từcuộc CMCN 4.0” Nói tóm lại, đã có những đề cập về ảnh hưởng của công nghệ 4.0lên công tác QLNN đối với TTCK nhưng chủ yếu là các bài báo ngắn mà chưa thấynhững công trình nghiên cứu bài bản, cụ thể về một phương diện nào đó liên quan đếnđề tài này

Về phần TTTT, hiện nay, các nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề nàyđều chủ yếu bàn luận làm sao để phát triển và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động trên thị trường hay nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triểnkinh tế Ví dụ như luận án tiến sĩ “Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam” của Tô ThịÁnh Dương (đăng trên web Viện hàn lâm và khoa học xã hội Việt Nam năm 2016)hay một nghiên cứu khác cùng tên cũng về vấn đề này của Đỗ Thị Bích Hồng (2019).Khá nhiều nghiên cứu đề cập đến giải pháp phát triển TTTT Việt Nam như nghiên cứucủa Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Nguyễn Thị Thành (2013), Tô Thị Ánh Dương(2016) Trong những nghiên cứu này tuy có đề cập đến sự quản lý của nhà

Trang 6

nước nhưng chỉ ở một khía cạnh nhất định Tương tự như vậy, nghiên cứu về sự quảnlý TTTT cũng không thiếu nhưng mỗi bài nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một phầnnhư sự an toàn trong hoạt động của NHTW, NHTM ví dụ “Hoạt động ngân hàngngầm, tác động của nó đến an toàn hệ thống ngân hàng” của Nguyễn Vân Hà (2015);

“Cải thiện chất lượng quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thốngNHTM Việt Nam” của Nguyễn Thị Hoài Thu (2015) hay “Đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ của NHTM Việt Nam và một số khuyến nghị” của Phạm Thanh Thủy(2015) Hoặc là những nghiên cứu góp ý về hành lang pháp lý như “Hoàn thiện phápluật về mua bán, sáp nhập Tổ chức tín dụng ở Việt Nam” của Đỗ Mạnh Phương(2015) Ngoài ra có thể kể đến nghiên cứu “Hoàn thiện khung pháp lý về xử lý NHTMcó vấn đề” gần đây do Viện Chiến lược Ngân hàng phối hợp nhóm nghiên cứu Đề tàikhoa học và công nghệ (2019) đã đề xuất một số giải pháp quan trọng về xử lý nợ xấuvà tái cơ cấu NHTM

Nói tóm lại, mặc dù thực tế là nghiên cứu của một cá nhân không bao giờ có thể

đi sâu nghiên cứu hết tất cả các vấn đề của quản lý nhà nước đối với TTTC, tuy nhiênmột nghiên cứu để khái quát toàn bộ những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước làhoàn toàn có thể thực hiện được nhưng lại ít thấy được lựa chọn làm đề tài viết

1.2 Đóng góp mới của bài tiểu luận

- Góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối vớiTTTC, đặc biệt trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triểnmạnh mẽ, chỉ ra các tác động của cách mạng lần thứ tư tới quản lý nhà nước đối vớiTTTC Việt nam

- Trên cơ sở phân tích được những cơ hội, thách thức, thành tựu đạt được và nhữnghạn chế còn tồn tại, bài tiểu luận góp ý một giải pháp không hẳn là mới nhưng chưathấy được đề cập trong các công trình nghiên cứu

1.3 Cơ sở lí thuyết và khung phân tích:

(i) Cơ sở lý thuyết:

- Cách mạng công nghệ 4.0 là gì?

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế ThếGiới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

Trang 7

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơgiới hóa sản xuất Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuấthàng loạt Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự độnghóa sản xuất Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cáchmạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹthuật số và sinh học".

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệsinh học, Kỹ thuật số và Vật lý

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo(AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data)

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vàonghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chếbiến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu

Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vậtliệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đã và đang tác động mạnh mẽ đếnmọi lĩnh vực của đời sống mà tài chính là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởngđầu tiên với sức ảnh hưởng rất lớn

- Thế nào là quản lí Nhà nước đối với TTTC?

Quản lí nhà nước nói chung là quản lí TTTC nói riêng là việc các cơ quan củaChính phủ xây dựng, ban hành khuôn khổ, qui định pháp luật để thị trường hoạt độngvà dựa trên đó để tiến hành giám sát, quản lí các hoạt động của TTTC

- Thế nào là hiệu quả quản lí Nhà nước?

TTTC là kênh dẫn vốn trung và dài hạn vô cùng quan trọng giúp phân bổ hiệuquả nguồn vốn, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nên vấn đề hiệu quả trongcông tác quản lí đối với TTTC luôn được chú trọng Vậy thế nào là đạt hiệu quả quảnlí nhà nước với TTTC?

Có 3 hướng chính để rút ra tiêu chuẩn về hiệu quả này, mỗi hướng lại bao gồm

3 khía cạnh về sự hiệu quả khác nhau Thứ nhất, hiệu quả được thường được đánh giátrên 3 tiêu chí: hiệu quả phân bổ, hiệu quả giao dịch và hiệu quả thông tin Cách đánhgiá thứ hai gồm có: kĩ thuật, thể chế và thông tin Cuối cùng, tính hiệu quả còn được

Trang 8

nhìn nhận dưới 3 góc độ: hiệu quả trao đổi, hiệu quả sản xuất và hiệu quả thông tin Nhưvậy, dù là đánh giá hiệu quả theo cách nào thì hiệu quả thông tin cũng luôn có mặt; đó làviệc trên TTTC các thông tin được công khai, minh bạch, người bán lẫn người mua trênthị trường đều nắm bắt được các thông tin như nhau Hay nói cách khác, thị trường mà tạiđó giá cả luôn phản ánh những thông tin sẵn có thì được gọi là thị trường hiệu quả ( theoquan điểm của Fama, 1970) hay theo Malkiel (1992) cho rằng một thị trường vốn đượccho là hiệu quả nếu nó phản ánh chính xác và đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đếnviệc định giá chứng khoán Sở dĩ người viết đưa ra 2 khái niệm về thị trường hiệu quả màlại để trả lời câu hỏi đặt ra bên trên là do như đã phân tích, thị trường không thể tự nó đạthiệu quả nếu không có một "bàn tay hữu hình can thiệp"nên thị trường hiệu quả chứng tỏcông tác quản lí thị trường đạt hiệu quả.

- Từ những tồn tại nêu ra ở phần tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu cùng với việcTTTC là thước đo rất nhạy cảm với mỗi biến động dù nhỏ nhất của nền kinh tế vàngay lập tức tác động trở lại nền kinh tế, một lần nữa, bài tiểu luận khẳng định vai trò quản lí của nhà nước lên TTTc là không thể thiếu (ii) Khung phân tích:

CMCN 4.0

Luật pháp Thách thức

Nhân sự

Thách thức

Công nghệ thông tin

Dữ liệu thông tin Cách thức giao (về khách hàng , Hình thức Kinh

Trang 9

CMCN 4.0 có ảnh hưởng đến QLNN đối với TTTC mà xét riêng ở đây là TTCK và TTTT Đối với cả hai thị trường này, CM 4.0 đều đem tới những thách thức và cơ hội tg tự nhau, tất nhiên là khi đi sâu phân tích thì cơ hội và thách thức ấy ở mỗi thị trường lại biểu hiện ra khác nhau Cuộc CMCN 4.0 có sự phát triển vượt bậc trong 3 lĩnh vực, trong đó có Kỹ thuật số Vì vậy, cơ hội lớn nhất mà nó mang lại cho công tácQLNN đối với TTTC là cơ hội về CNTT Nhờ có sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo , vạnvật kết nối và dữ liệu lớn mà các NH, các sàn GDCK, thay đổi được cách thức giao dịch, ví dụ trên TTTT ngày nay, chúng ta không còn xa lạ với hình thức chuyển khoảnqua internet banking Ngoài ra, các NH, các công ty đặc biệt là các công ty chứng khoán, ngày nay còn có thể đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu của khách hàng khi thu thập được tương đối đầy đủ các thông tin khách hàng như độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen, kể cả những khách hàng chưa tham gia giao dịch bao giờ Và khi các chủ thể này có trong tay cơ sở dữ liệu thông tin thị trường (tình hình hoạt động, tín hiệu khả quan - tiêu cực, lượng người tham gia thị trường, xu hướng đầu tư, ) để cung cấpcho khách hàng những thông tin họ cần Bên cạnh đó, CN 4.0 đã làm phát sinh thêm nhiều loại hình dịch vụ mới như trên TTCK, có thể kể đến phần mềm i-Invest giúp nhà đầu tư tự xây dựng và quản lí danh mục đầu tư Đương nhiên, có cơ hội cũng không thể không có thách thức CMCN 4.0 yêu cầu cơ quan QLNN phải thay đổi hạ tầng thông tin nhanh chóng, phù hợp với sự phát triển của thời đại, đồng thời cần liên tục khảo sát và điều chỉnh luật để tạo điều kiện kinh doanh cho các chủ thể trên TTCKvà TTTT ccũng như ngăn chặn những hành vi lách luật do kẽ hở của luật Thách thức cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ trong bộ máy QLNN, làm sao vừa nhạy bén, am hiểu CNTT, vừa phải có đạo đức và kĩ năng quản lí tốt.

Trang 10

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường tài chính:

Khái niệm thị trường tài chính:

Thị trường tài chính ra đời là do có sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ vìtrong nền kinh tế này mới bắt đầu làm nảy sinh các quan hệ tài chính ( mua bán, vaymượn,…) và thị trường này ngày càng phát triển được là nhờ sự ra đời của Nhà nước.Chính Nhà nước đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế gắn với hình thành và sử dụngquĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước

Tài chính là một lĩnh vực rộng và phức tạp nên có nhiều khái niệm về thị trườngtài chính được đưa ra Tuy nhiên, người viết đồng ý nhất với khái niệm sau: Thịtrường tài chính là nơi diễn ra việc chuyển giao các nguồn tài chính một cách trực tiếphoặc gián tiếp giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những phương thức giaodịch và công cụ tài chính nhất định nhằm thảo mãn quan hệ cung cầu về vốn và mụcđích kiếm lời

Phân loại thị trường tài chính:

- Theo thời gian của các công cụ tài chính: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

- Theo tính chất pháp lí: Thị trường chính thức và thị trường không chính thức

- Theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính: Thị trường sơ cấp và thị trường thứcấp

- Theo phương thức huy động nguồn tài chính: Thị trường nợ và thị trường vốn cổphần

Chức năng của TTTC:

- Dẫn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu

- Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán

- Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp

- Là môi trường để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ

Vai trò của TTTC:

- Thu hút, huy động các nguồn TC trong và ngoài nước để tài trợ cho nhu cầu đầu tưvà tiêu dùng

- Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

Trang 11

- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính

- Vai trò trong việc thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Nhà nước

Điều kiện cần để phát triển TTTC:

- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định

- Hàng hóa của TTTC phải đa dạng, phong phú

- Phát triển các trung gian tài chính

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật kiểm soat TTTC, có tổ chức quản lí nhà nước để điều khiển, giám sát TTTC

- Tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động của TTTC

- Có đội ngũ các nhà Kinh doanh, nhà quản lí am hiểu các kiến thức của TTTC

Các hàng hóa của TTTC:

- Các hàng hóa chủ yếu của thị trường tiền tệ

- Các hàng hóa chủ yếu của thị trường chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu và một sốcông cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm

2.2 Quản lí nhà nước đối với TTTC:

2.2.1 Những điểm chung trong công tác quản lý nhà nước đối với TTCK và TTTT

- Đối với TTCK và TTTT – hai bộ phận cấu thành TTTC, nhà nước đều quản lý nhằm:

+ Duy trì sự ổn định và phát triển lành mạnh cho TTTC

+ Bảo đảm môi trường phát triển ổn định và lành mạnh cho mỗi thành viên thamgia thị trường, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, các nhà đầu tưvà các khách hàng khác liên quan đến các trung gian tài chính

+ Bảo đảm sự hội nhập hiệu quả của TTTC trong nước vào TTTC quốc tế

- Để đảm bảo công tác quản lý diễn ra hiệu quả nhất, nhà nước đã ban hành khungpháp lý, cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để cả hai thị trườngđều kịp thời thích ứng với những tác động của cách mạng 4.0

- Bên cạnh đó, dù là TTCK hay TTTT thì cuộc cách mạng lần thứ tư này cũng manglại những thách thức, cơ hội chung cho sự quản lý nhà nước đối với nó Tương tựnhư vậy, trong việc quản lý vẫn còn những tồn tại giống nhau trên TTCK và TTTT mà nhà nước đang từng bước khắc phục và hoàn thiện

Tất cả những điều vừa nêu trên sẽ được dẫn chứng cụ thể ngay sau đây

Trang 12

2.2.2 Vai trò quản lý của nhà nước đối với TTCK

ra các báo cáo một cách chính xác , liên tục về các chứng khoán , tình hình hoạt độngcác tổ chức niêm yết , các công ty chứng khoán

2.2.2.2 Nội dung quản lí Nhà nước đối với TTCK:

Trang 13

Vai trò chung nhất của Nhà nước đối với việc quản lí TTCK chính là tạo dựng khung pháp lý Ở đây, người viết sẽ chỉ rõ những biểu hiện cụ thể dựa trên 4 cách tiếp cận:

- Thứ nhất, xuất phát từ chức năng quản lí, bao gồm các chức năng đơn vị sau:

+ Chức năng tổ chức: Xây dựng mô hình quản lí nhà nước đối với TTCK, kèm theo đó là qui định nhiệm vụ cho mỗi thành phần cấu thành bộ máy quản lí.+ Chức năng hoạch định: đề ra chiến lược, hướng phát triển cho TTCK cũng như tạo lập hành lang pháp lí cho các chủ thể than gia TTCK hoạt động

+ Chức năng điều tiết: bằng công cụ luật pháp, các cơ quan quản lí điều phối hoạtđộng của cá chủ thể nhằm cân bằng lợi ích và kịp thời điều chỉnh thị trường trở lại trạng thái ổn định theo đúng định hướng đề ra nếu xảy ra biến động

+ Chức năng thanh tra, giám sát: trên khuôn khổ pháp luật đã thực thi, giám sátchặt chẽ hoạt động của chủ thể tham gia TTCK và công tác QLNN của các cơquan thực thi nhiệm vụ

+ Chức năng giáo dục, đào tạo: phổ biến kiến thức cơ bản, đào tạo kỹ năng cầnthiết cho các đối tượng tham gia trên thị truờng đặc biệt là các cán bộ quản lývà công chúng đầu tư

- Thứ hai, xuất phát từ nghiệp vụ trên TTCK:

+ Quản lí đối với hoạt động phát hành, niêm yết CK: cơ quan QLNN qui định cácđiều kiện được phát hành để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư trong vàngoài nước

+ Quản lí đối với hoạt động trung gian tài chính: qui định các tiêu chuẩn tối thiểuvề vốn, các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong các tổ chức(chủ yếu là các công ty chứng khoán) để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.+ Quản lí đối với các quĩ đầu tư chứng khoán: qui định các chuẩn mực về cấp phép,hình thức pháp lí, cấu trúc các quĩ đầu tư, các qui định về công bố thông tin

để bảo vệ tài sản của nhà đầu tư

+ Quản lí hoạt động giao dịch chứng khoán: Nhà nước qui định niêm yết phảiđược giao dịch qua các TTGDCK hoặc các SGDCK theo phương thức khớplệnh hoặc thỏa thuận; qui định cơ sở cho thực hiện giao dịch, công bố các chỉ sốđánh giá thị trường làm căn cứ tính toán của các nhà đầu tư Nhà nước công bốhoạt động giám sát giao dịch chứng khoán của các Trung tâm hoặc SGDCK

Trang 14

+ Quản lí đăng kí, lưu kí, giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán: Các cơquan QLNN phải xây dựng và ban hành các cơ sở pháp lí cần thiết cho các hoạtđộng đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán như qui định qui trình thanh toán, qui định mô hình tổ chức và giám sát hoạt động của tổ chức này.

- Thứ ba, xuất phát từ các yếu tố cấu thành thị trường: QLNN đối với TTCK đòi hỏi

Nhà nước phải quản lý các yếu tố của TTCK Đó là quản lý để tăng cung, tăng cầu,quản lý sự biến động giá cả trên thị trường và quản lý sự cạnh tranh đảm bảo sựphát triển lành mạnh của TTCK QLNN đối với TTCK dựa trên các yếu tố của thịtrường, bao gồm:

+ Quản lý cung trên thị trường nhằm mục đích tăng cung cho thị trường: nguồncung chủ yếu từ trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu chào bán ra thị trường của cácdoanh nghiệp cổ phần hóa

+ Quản lý cầu trên thị trường nhằm mục đích kích cầu, khuyến khích đầu tư dài hạn và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK

+ Quản lý giá trên thị trường nhằm tạo sự ổn định cần thiết để mở rộng thị trường,thu hút đầu tư, tránh những giao dịch nội gián không phản ánh đúng giá cả củathị trường

+ Quản lý cạnh tranh trên thị trường nhằm giám sát các hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, xử lý các vi phạm của các chủ thể hoạt động trên TTCK

- Thứ tư, xuất phát từ các chủ thể tham gia vào TTCK:

+ QLNN đối với các tổ chức phát hành chứng khoán

+ QLNN đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ

+ QLNN đối với các tổ chức liên quan ( Cơ quan quản lý Nhà nước, Sở giao dịchchứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, Tổ chức lưu ký vàthanh toán bù trừ chứng khoán, Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, Các tổchức tài trợ chứng khoán, Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm)

+ QLNN đối với các quĩ đầu tư

2.2.2.3 Thách thức mà công nghệ 4.0 mang lại cho QLNN đối với TTCK:

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và không bỏ qua tác động đối với bất kì lĩnh vực nào, nhất là TTTC nói chung và TTCK nói riêng Theo

Trang 15

các chuyên gia Tài chính, những cơ hội mà 4.0 đem lại cho ngành chứng khoán còn ở dạng tiềm năng nhưng những thách thức đã đ1ặt ra rõ ràng trước mắt.

- Như đã phân tích bên trên, sự minh bạch thông tin trên TTCK luôn được quantâm và ưu tiên nhằm mang lại hiệu quả hoạt động trên TTCK Mặc dù nền tảng khoahọc dữ liệu đã giúp hệ thống và gắn kết toàn bộ các thông tin trước đây rời rạc vớinhau; thứ hai là các nguồn dữ liệu được thu thập liên tục, và phạm vi bao phủ toàncầu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian như trước đây; thứ ba là thông tinsẽ được chuyển đổi thành dạng số, để từ đó trích xuất các thông tin tiềm ẩn sâu hơn,có thể phân tích, dự báo tình hình tài chính của các công ty niêm yết, diễn biến muabán chứng khoán đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về thịtrường, từ đó đưa ra những quyết định nhanh chóng, khoa học, mang lại lợi ích lớnnhất trong việc lựa chọn danh mục đầu tư, lựa chọn điểm giao dịch, quản trọ rủi ro,…Thế nhưng, trong sự phát triển của khoa học dữ liệu, yếu tố then chốt trong tương laisẽ nằm ở khả năng bảo mật, thay vì khả năng xử lý dữ liệu thành thông tin như hiệntại bởi các đối tượng tin tặc liều lĩnh bất chấp trục lợi, sự suy thoái đạo đức của nhữngngười có quyền lực trên TTCK muốn lợi dụng điều đó để tư lợi cho bản thân, Thêmvào đó, do dữ liệu thông tin quá phong phú về nguồn gốc và đồ sộ về khối lượng nêncông tác giám sát, thanh tra, quản lí chưa thể giải quyết triệt để được Ngoài ra, đồngbộ các ứng dụng và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cũng mang tính quyết địnhđến hiệu quả của công tác quản lí vấn đề thông tin trên TTCK

- Cách mạng 4.0 đang thay đổi thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam cũngkhông ngoại lệ Đối với TTCK, nền móng mới đang dần thay thế hệ thống truyềnthống với chất liệu hiện đại như blockchain, machine learning, robotic process

automation (tự động qua robot) Theo ông Mai Hoàng Long, Giám đốc Dịch vụChứng khoán của Techcom Securities nhận định, tại Việt Nam, dịch vụ chứng khoánđang đổi mới theo 3 xu hướng chính:

+ Thứ nhất, công nghệ giúp giảm chi phí giao dịch: Công nghệ tự động từ khâu

mở tài khoản tới tự chăm sóc, tư vấn, triệt tiêu các chi phí vận hành và hành chính, từđó giảm chi phí thực tế trên mỗi khách hàng Mô hình thành công này có thể kể tênRobinhood trên thế giới, và tại Việt Nam là Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương(TCBS)

Trang 16

+ Thứ hai, kết nối tối đa các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội: Chẳng hạn, TCBS

tạo ra nền tảng kết nối là iShare, tương tự như Uber/Grab Khách hàng và chuyên gia

tư vấn đều có mã số định danh riêng Khách hàng lựa chọn chuyên gia tư vấn hoặcgiới thiệu cho bạn bè, người thân của mình sử dụng thông qua mã định danh Mỗi mãgiới thiệu được tích điểm thưởng tương đương với một triệu đồng một khách hàng và62% phí net trong quá trình giao dịch

+ Thứ ba, hình thành hệ sinh thái khép kín: Chỉ từ một cổng điện tử ( ví dụ:

E-banking của Techcombank), nhà đầu tư có thể thực hiện các dịch vụ tài chính đa dạng,từ thanh toán, tiết kiệm tới các giao dịch đầu tư trái phiếu, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu vớitrợ giúp từ các ứng dụng hỗ trợ như TCWealth, i-Advisor, Social invest, One-Clickreport, Copy trade,…

Cùng với những đổi mới trong dịch vụ kinh doanh chứng khoán nêu trên lànhững phức tạp nảy sinh trên TTCK đòi hỏi những điều luật chứng khoán, luật kinhdoanh bổ sung, làm cơ sở để TTCK phát triển lành mạnh, có căn cứ hoạt động rõ ràng

2.2.2.4 Thực tiễn triển khai hành động QLNN với TTCK hiện nay:

a) Mô hình QLNN đối với TTCK:

Mô hình quản lí TTCK của nhà nước kể từ khi mới thành lập UBCKNN vào28/11/1996 đến nay đã có nhiều thay đổi để phù hợp với từng bước phát triển của đấtnước, đặc biệt là để phù hợp với quá trình hội nhập, được đánh dấu bằng việc ViệtNam gia nhập các tổ chức quốc tế như WTO (2007) Trong gần 20 năm phát triển (kểtừ năm 2000 – năm được coi là mốc bắt đầu hình thành và phát triển TTCK), nhànước ta đã liên tục cập nhật hướng đi chung trên thế giới để áp dụng vào trường hợptrong nước và căn cứ vào đó mà tái cấu trúc TTCK Hiện nay, mô hình quản lí TTCKvẫn giữ nguyên như đã nêu tại mục “Chủ thể quản lí nhà nước đối vơi TTCK”, song,trước ảnh hưởng của công nghệ 4.0, nhà nước ta vẫn đang trong giai đoạn thảo luận vềtái cấu trúc QLNN Cụ thể:

Vấn đề đầu tiên: Có cần thay đổi mô hình tổ chức của Sở giao dịch chứng khoánhay không? Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đề nghị phối hợp chặt chẽ vớicác đơn vị liên quan thuộc Bộ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở GDCKViệt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK TP HCM để thống nhấtthị trường giao dịch chứng khoán theo Đề án thành lập Sở GDCK Việt Nam đã được

Trang 17

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Trong khi có, cũng có những ý kiến trái chiều như tạiHội thảo Lấy ý kiến về Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi do Ủy ban Kinh tế tổ chứcsáng ngày 25/07/2019, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng thay vìvậy thì nên tăng thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Nghĩalà đảm bảo tính độc lập của Ủy ban và tăng tính hiệu quả của các đơn vị trực thuộcUBCKNN Và đây chính là điểm nóng thứ 2 trong công cuộc tái cấu trúc TTCK.b) Khung pháp lí:

- Trong năm 2017, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính ban hành thông tư số

134/2017/TT-BTC ngày 19/12/2017 về Hướng dẫn giao dịch điện tử trên TTCK (Thông

tư 134), thay thế Thông tư số 87/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 nhằm hoàn thiện cơ sởpháp lý cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trựctuyến Nội dung của Thông tư 134 quy định về nguyên tắc, thủ tục tổ chức giao dịch điệntử trong các hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, trao đổi thông tin điện tử liênquan đến chào bán chứng khoán ra công chúng, lưu ký chứng khoán, niêm yết chứngkhoán; hoạt động quản lý công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ (CTQLQ),công ty đầu tư chứng khoán; hoạt động công bố thông tin (CBTT) và các hoạt động khácliên quan đến TTCK theo quy định tại Luật Chứng khoán

- Đề cập đến các giải pháp phát triển TTCK Việt Nam thời gian tới, UBCKNNđang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Chính phủ Dự luật mới sẽ hướng tới việc giải quyết các vướng mắchiện hành với Luật DN và Luật Đầu tư, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường, nâng cao chất lượng quản trị

DN, khơi thông cơ chế tái cấu trúc và xử lý CTCK hoạt động kém hiệu quả Tăng cường bảo vệ NĐT, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa ra thị trường c) Cơsở hạ tầng thông tin:

Triển khai những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển thị trườngchứng khoán (TTCK) Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đặt trong hoàn cảnh của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhà nước ta đã ứng dụng nhiều hệ thống CNTTquan trọng vào công tác hỗ trợ và nâng cao công tác quản lý nhà nước về chứng khoánvà giám sát hoạt động trên TTCK Điển hình như:

Trang 18

- Xây dựng, triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT cốt lõi, hệ thống quản lý cơsở dữ liệu, dịch vụ công: Tính đến tháng 02/2017, UBCKNN đã xây dựng và đưa vàosử dụng hiệu quả các hệ thống ứng dụng quy mô lớn và các hệ thống cơ sở dữ liệu cốtlõi, mang tính tích hợp cao của UBCKNN gồm: Hệ thống cổng thông tin điện tử củaUBCKNN; Hệ thống công bố thông tin - IDS; Hệ thống giám sát giao dịch trên TTCK

- MSS; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công ty chứng khoán (CTCK) - SCMS; Hệthống cơ sở dữ liệu quản lý Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán – FMS;Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý Nhà đầu tư nước ngoài; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lýNgười hành nghề chứng khoán; Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác Thanh tra; vàHệ thống Quản lý thống kê nội bộ

- Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật để triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT:+ Tại Trụ sở cơ quan UBCKNN và các đơn vị trực thuộc đều đã tổ chức các hệthống mạng nội bộ, đảm bảo trao đổi thông tin, dữ liệu và thư điện tử giữa các đơn vị thuộc UBCKNN được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn

+ Hệ thống mạng diện rộng hình thành các kết nối cục bộ giữa UBCKNN vàmạng diện rộng của Bộ Tài chính, đồng thời kết nối với tất cả các đơn vị của

UBCKNN và các đơn vị trong ngành Chứng khoán - các Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)

+ UBCKNN đã trang bị 63 máy chủ có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu, mức độ antoàn cao Dung lượng của hạ tầng lưu trữ đối với một số hệ thống lớn trong đó có Hệthống IDS và Hệ thống MSS đã sử dụng ở mức cao trên 90% 2 hệ thống này thực sựtrở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giám sát của UBCKNN Tính đếnnay đã có hơn 1.600 công ty đại chúng đăng ký và thực hiện công bố thông tin điện tửqua hệ thống này Hệ thống IDS cũng đã tiếp nhận trên 70.000 báo cáo và công bốthông tin của các công ty đại chúng Thông tin nhanh chóng được xử lý và công bốcông khai trên thị trường giúp các đối tượng tham gia thị trường được tiếp cận thôngtin một cách nhanh chóng và công bằng

d) Quản lí cung trên TTCK:

Trên TTCK, trái phiếu Chính phủ là một hàng hóa phổ biến được Chính phủphát hành bằng đầu thầu qua NHNN( trước đây có hình thức bán lẻ trái phiếu chínhphủ cho công chúng qua hệ thống kho bạc nhà nước nhưng kể từ năm 2009, trái phiếu

Trang 19

chính phủ chỉ còn được bán ra dưới hình thức đấu thầu trên thị trường sơ cấp), vàngười mua là các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường thứ cấp.Chính phủ phát hành trái phiếu như một công cụ nợ nhằm huy động nguồn vốn phụcvụ mục tiêu phát triển kinh tế, bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước; chocác tổ chức tài chính, tín dụng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương vay lại theo quiđịnh của pháp luật, cơ cấu lại khoản nợ và danh mục nợ Chính phủ, các mục đích khácnhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia Tuy nhiên, nhằm làm sáng tỏ đề tài bài tiểuluận, tức là sự tác động của công nghệ 4.0 lên sự quản lí của nhà nước với TTCK màtrong mục này là quản lí về cung trái phiếu chính phủ, người viết chỉ quan tâm đếnmục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ Thực tế, không một lĩnh vực đời sống xãhội nào mà không liên quan đến kinh tế và ngược lại, mọi việc làm trên các lĩnh vựckhác của nhà nước, đều gián tiếp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, vững vàng cho nềnkinh tế đi lên Hệ thống pháp luật có phải sinh ra chỉ để đảm bảo công bằng giữangười với người, đảm bảo trật tự xã hội thôi không? Gìn giữ, tái tạo và phát triểnnhững giá trị văn hóa phải chăng chỉ có tác dụng thể hiện lòng biết ơn, tự hào và ýmuốn không làm mất hay mai một đi những thành tựu, văn minh người xưa truyềnlại? – Đương nhiên là không thuần nhất lí do như thế, mà còn để thu hút khách dulịch, tăng GDP ngành dịch vụ, du lịch, thực phẩm,… Việt Nam là một quốc gia đangphát triển; cho nên, trong khi các quốc gia đã phát triển từ lâu khác như Nga, Mỹ,Trung Quốc,Nhật Bản,… dùng nguồn vốn huy động được đầu tư vào khoa học vũ trụ,công nghệ sinh học,… thì Việt Nam mới đang sử dụng nguồn vốn ấy để xây dựng cầu,đường, các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhà máy nước sạch, …vàđáng nói đến ở đây là đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và thử thách với công nghệ4.0 Bởi vậy, nhu cầu vốn để trang bị cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, theo kịp tốc độchung trên thế giới; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng kịp thời được theosự biến đổi không ngừng của môi trường CNTT năng động thông qua hỗ trợ học phí,trao học bổng, cử người sang nước ngoài học tập; rót vốn cho các start-up công nghệđể tạo ra được hệ sinh thái khởi nghiệp để học tập đối thủ qua cạnh tranh hoặc gặp gỡchia sẻ kinh nghiệm cũng như những khó khăn, có thể chỉ là đối với một start-upnhưng có thể nhờ đó lại phát hiện ra điểm yếu chung cho tất cả các doanh nghiệp khilàn sóng 4.0 ập đến, …rất lớn Điều này thúc đầy Chính phủ muốn tăng cung trái

Trang 20

phiếu Nhưng tất nhiên không phải Chính phủ cứ đặt ra mục tiêu tăng cung là nguồnvốn sẽ tự động tăng lên theo, hay nói cách khác, không phải người bán cứ tăng sốlượng hàng hóa là doanh thu cũng tăng vì doanh thu tăng hay không là phụ thuộc vàoyếu tố cầu chứ không phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người bán Tương tự nhưvậy, mục tiêu tăng cung trái phiếu có đạt kết quả như Chính phủ mong đợi tùy vào cónhiều nhà đầu tư muốn mua chúng hay không Đến đây, bài toán làm sao để đạt đượcmục tiêu tăng cung chuyển thành một bài toán tương đương khác, đó là làm thế nào đểkích cầu trái phiếu chính phủ từ phía các nhà đầu tư? Vậy, nhà đầu tư dựa theo nhữngtiêu chí nào để quyết định việc mua trái phiếu chính phủ? Thứ nhất, đó là sự ổn địnhkinh tế vĩ mô; thứ hai là lãi suất của trái phiếu - 2 yếu tố được quyết định bởi sự quảnlí của nhà nước Đây là hướng lí giải dựa trên góc nhìn của những nhà đầu tư Về phầnmình, chính phủ cũng tính toán những chiến lược riêng nhằm tăng cung trái phiếuthành công.

- Xây dựng lịch biểu tổ chức đấu thầu từ đầu năm và thông báo ra thị trường;Xây dựng kế hoạch phát hành cả năm, hàng quý phân theo kỳ hạn để giúp các nhà đầu

tư có định hướng về kế hoạch mua trái phiếu phù hợp với nhu cầu đầu tư và dòng tiền;Công khai các thông tin về lịch biểu kế hoạch rộng rãi trên các trang thông tin của BộTài chính, KBNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo thông lệ quốc tế

- Tranh thủ điều kiện thị trường thuận lợi, nhu cầu đầu tư trái phiếu cao, để đẩymạnh tiến độ huy động vốn vào các thời điểm phù hợp nhằm huy động vốn với chi phíhợp lý, tăng hiệu quả vay vốn cho ngân sách, tránh các thời gian thanh khoản thịtrường thấp, chi phí vay tăng cao, tạo gánh nặng lãi cho NSNN trong thời gian dài

- Tập trung phát hành theo phương thức đấu thầu để tăng tính minh bạch, hiệuquả và giảm chi phí tổ chức; Thực hiện duy trì các phiên đấu thầu thường xuyên, đềuđặn hàng tuần, không để thị trường bị gián đoạn dễ dẫn đến mất lãi suất tham chiếu,thị trường “đóng băng”

- Cải tiến kỹ thuật phát hành thông qua phát hành bổ sung vào các mã trái phiếuđang lưu hành để tăng quy mô đối với từng mã trái phiếu, giảm số lượng mã trên thịtrường hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện thúc đẩy giao dịch của thị trường trái phiếuthứ cấp

Trang 21

- Từ năm 2015 trở lại đây, nhờ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởngbền vững với chủ trương cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công của Quốc hội, Chínhphủ và Bộ Tài chính, KBNN từng bước chuyển dần sang phát hành TPCP có kỳ hạndài hơn, tăng dần kỳ hạn vay bình quân hàng năm và kỳ hạn danh mục nợ, giảm rủi rothanh khoản cho NSNN.

- Thực hiện mở rộng cơ sở nhà đầu tư thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm tráiphiếu, từng bước đưa ra các trái phiếu có kỳ hạn dài tăng dần (năm 2015 thực hiệnphát hành kỳ hạn 20 và 30 năm lần đầu theo phương thức bán lẻ và sau đó thực hiệnđấu thầu thường xuyên), phù hợp với nhu cầu đầu tư của các đối tượng khác nhau đểthu hút sự tham gia của các nguồn vốn dài hạn như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư Từđó, giúp hình thành mức lãi suất chuẩn để thu hút các nhà đầu tư khác tư khác

- Ngoài các sản phẩm trái phiếu truyền thống trả lãi cố định, KBNN phát hànhlinh hoạt trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơnhoặc dài hơn kỳ trả lãi chuẩn để đa dạng hóa sản phẩ m và hỗ trợ công tác quản lýngân quỹ, quản lý danh mục nợ TPCP Chủ động và tích cực phối hợp với các đơn vịliên quan như Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Lưu ký Chứng khoánViệt Nam, các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức phát hành nghiên cứu cải tiếnquy trình, giảm dần thời gian từ khi phát hành đến khi trái phiếu được chính thức đưavào giao dịch từ T+15 tại thời điểm năm 2000 xuống T+2 thời điểm hiện nay, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy thanh khoản thị trường trái phiếu

- Từ năm 2016 đến nay, để minh bạch hóa hoạt động vay của NSNN từ BHXHViệt Nam và với mục tiêu thực hiện tập trung quản lý nợ đạt hiệu quả cao hơn, hướngtới đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư TPCP, hỗ trợ thanh khoản cho thị trường và từngbước chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư quỹ của BHXH – gắn đầu tư với quản lýdòng tiền, KBNN đã phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là BHXH để thúc đẩycải tiến phương thức thực hiện đầu tư TPCP của BHXH bằng cách tham gia thị trườngnhư một nhà đầu tư chuyên nghiệp mua TPCP tương tự các nhà đầu tư khác – thựchiện từ năm 2017

- KBNN thực hiện trao đổi thường xuyên, nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư đểcó các quyết định phù hợp trong điều hành kỳ hạn và khối lượng TPCP phát hành ra thị trường trong từng thời điểm, qua đó đảm bảo khả năng vay vốn cho NSNN; Tổ

Trang 22

chức các hội nghị thành viên định kỳ quý/năm để phổ biến các quy định, định hướngmới, đồng thời, nắm bắt nhu cầu, khó khăn và nhận sự tham vấn của các nhà tư vấn đểphát triển thị trường bền vững.

- Như vậy, ở đây, cuộc CMCN 4.0 không tác động đến sự QLNN về mặt tạo ranhững cách thức quản lí đột phá dựa trên nền tảng công nghệ mà đã tác động theohướng là đặt ra các mục tiêu mới do 4.0 mang lại khiến muốn có được nguồn vốn phục vụ cho các mục tiêu ấy thì nhà nước phải thay đổi cách thức quản lí e) Quản lí cầu trên TTCK:

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam:

Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, lạm phát, chính sách tiền tệ,lãi suất, tính ổn định của hệ thống ngân hàng là điều mà nhà đầu tư nước ngoài quantâm nhiều nhất Quan điểm đầu tư của khối ngoại là phải nhìn thấy khả năng sinh lờichắc chắn chứ không giống nhiều nhà đầu tư trong nước đầu tư theo kiểu "nhắm mắtlàm liều", mà không cần quan tâm đến sự sai lệch thông tin công bố giữa các cơ quan,tổ chức về cùng một vấn đề, ví dụ như tỉ lệ nợ xấu, nợ công Trái ngược hoàn toàn,nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi sự minh bạch rất quyết liệt vì khoản tiền họ đầu tưkhông hề nhỏ so với quy mô của thị trường hiện tại Để an toàn cho đồng vốn, khốingoại tìm hiểu rất kỹ về sức khỏe doanh nghiệp, giao dịch cổ phiếu

Như vậy, muốn thu hút được vốn ngoại vào TTCK, bên cạnh những chính sáchđiều tiết môi trường vĩ mô tất yếu, điều quan trọng nhất mà nhà nước ta cần làm đượcđó là xóa bỏ mối lo ngại, dè chừng về tính minh bạch thông tin của các nhà đầu tưnước ngoài Và trên thực tế, nhờ có công nghệ 4.0, nhiệm vụ này đang được hoànthành rất tốt (đã nêu trên) Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã ban hành các qui định vềcông bố thông tin (Thông tư 155/2015/TT-BTC công bố thông tin trên thị trườngchứng khoán, Nghị định 81/2015/NĐ-CP quy định về việc công bố thông tin củadoanh nghiệp Nhà nước được ban hành ngày 18/09/2015), yêu cầu các DN cần minhbạch, công khai kết quả kinh doanh của mình và thực hiện kiểm toán theo chuẩn mựcquốc tế (IFRS) Vấn đề cổ phần hóa DN và niêm yết trên TTCK cũng cần được đẩymạnh và thực hiện một cách quyết liệt, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước.Thứ ba, có hiệu lực từ ngày 1/10/2015, Thông tư 123/2015/TT-BTC thay thế Thông tư213/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị

Trang 23

trường chứng khoán Việt Nam, với nhiều quy định mới tạo bước ngoặt lớn trong đơngiản hóa thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài khi triển khai các bước để đầu tư vàothị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam Điều này được thể hiện trên 3 nội dungcải cách lớn: 1, bãi bỏ cơ chế hợp pháp hóa lãnh sự, nên thời gian để nhà đầu tư nướcngoài hoàn tất các thủ tục mở mã số giao dịch chứng khoán nhằm triển khai các hoạtđộng đầu tư tại TTCK Việt Nam được rút ngắn tối đa Cụ thể, với cơ chế hiện hành,nhà đầu tư nước ngoài phải mất khoảng từ 9 tháng – 1 năm để hoàn tất thủ tục hợppháp hóa lãnh sự, sau đó mất 5 ngày để được cấp mã số giao dịch chứng khoán, thìnay với quy định mới tại Thông tư 123/2015/TT-BTC, họ chỉ mất 1 ngày là được cấpmã số giao dịch chứng khoán; 2, mở ra cơ chế cấp mã số giao dịch chứng khoán trựctuyến cho nhà đầu tư nước ngoài Bước cải cách này không chỉ góp phần tiết giảm tối

đa thời gian cho nhà đầu tư nước ngoài, mà còn giúp họ tiết kiệm chi phí, tận dụng tốthơn các cơ hội đầu tư trên thị trường; 3, với những tài liệu bằng tiếng Anh, thì khithực hiện thủ tục để mở mã số giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài khôngphải dịch sang tiếng Việt

Nhờ vậy mà tình hình đầu tư nước ngoài vào TTCK 6 tháng đầu năm 2019 đạtđược những kết quả khả quan như sau: 1, Thu hút được nguồn vốn từ nhiều quốc gia:Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Nhật bản, Đài Loan,BritishVirginIsland, Thái Lan, Samoa, Mỹ Trong đó, Hồng Kông đầu tư vốn nhiềunhất (5,304 triệu USD) rồi đến 4 nước theo thứ tự kể tên bên trên với số vốn đầu tưlần lượt là 2,371 ; 2,285 ; 2,199 ; 1,950 ( triệu USD); 2, Có 1732 dự án mới được cấpgiấy chứng nhận đầu tư (tăng 26,1%), 18,47 tỉ USD vốn đầu tư đăng kí ( giảm 9,2%),9,1 tỉ USD vốn thực hiện ( tăng 8,1%) so với năm 2018

Bên cạnh những gì đạt được, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 còn đặt ra nhữngyêu cầu đối với nhà nước ta trong vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trườngchứng khoán Đó là xây dựng hệ thống thống kê và cung cấp thông tin đầy đủ, chínhxác về lượng chứng khoán các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ, tỷ lệ nắm giữtrong tổng số chứng khoán phát hành, từ đó phân tích, dự báo xu hướng biến động vànhững ảnh hưởng có thể tạo ra từ động thái mua, bán chứng khoán của nhà đầu tưnước ngoài

- Quản lí nhằm kích cầu chứng khoán trong nước:

Trang 24

Trong công tác QLNN đối với lượng cầu chứng khoán trên TTCK đang nói tới,có một câu chuyện tuy không mới, đã được nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần trong bàitiểu luận nhưng đang là thực trạng “nóng”, đó là tính minh bạch trên thị trường vàniềm tin trong nhà đầu tư Chức năng quan trọng nhất của TTCK là huy động vốn chodoanh nghiệp, nên cần phải khiến nhà đầu tư quan tâm đến thị trường và giải phápnằm chính là tính minh bạch của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư Thực tế, nhiềunhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ rằng doanh nghiệp chưa thực sự đồng hành cùng họ vàTTCK không phải thực sự là nơi để giữ tiền như trên lý thuyết vì họ cho rằng doanhnghiệp chỉ quan tâm hút tiền, sau đó tiêu tiền vào những việc câu lợi cho doanh

nghiệp theo ý của doanh nghiệp, chưa coi nhà đầu tư là người chủ thực sự Và câu trảlời cho giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đến từ cơ quan quản lí nhà nước đãđược người viết nêu ra ngay bên trên

f) Quản lí giá trên TTCK:

Một trong những tiêu chí quan trọng và cần được giám sát chặt chẽ, chú trọng đảm bảo tính chính xác cao, giúp TTCK hoạt động lành mạnh, thu hút được nhiều nhàđầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài, đó chính là giá cả của những hàng hóa được trao đổi Tuy nhiên, vì lợi ích hoặc ý đồ bất chính của một cá nhân, một đường dây, mà giáchứng khoán có thể phản ánh không đúng tình hình hoạt động của công ty, doanh nghiệp phát hành ra nó vì xảy ra các hành vi phạm tội sau: 1, cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; 2, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; 3, tội thao túng giá chứng khoán Với bản chất ranh mãnh và động lực từ lòng tham danh lợi, kết hợp với sự trợ giúp của công nghệ 4.0, các đối tượng có thể can thiệp sửa đổi, hack các hệ thống thông tin trên TTCK Để ngăn chặn tối đa tình trạng này, bên cạnh yêu cầu bản thân các doanh nghiệp phải công bố thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác; nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch 10/2013 (TT 10) hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán mà cụ thể là 3 tội danh vừa kể trên g) Quản lí cạnh tranh trên TTCK:

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán thường có mục đích, quyền lợihoặc trái ngược nhau hoặc triệt tiêu nhau một phần Nhìn chung, quyền lợi và mụctiêu của các chủ thể mặc dù có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ nhưng lại luôn bị chia

Trang 25

sẻ Mỗi chủ thể đều bằng cách này hay cách khác cố gắng tối đa hoá lợi ích của mình.Chính vì vậy, họ thực hiện những hoạt động đa dạng, phức tạp và cạnh tranh lẫn nhauvà từ đó tạo nên động lực cho thị trường phát triển Nhưng khi sự cạnh tranh quá lớn,nó sẽ chuyển sang một thái cực xấu, thị trường do đó trở nên hỗn loạn, mất ổn định.Vì vậy, với những mâu thuẫn có chiều hướng trái ngược nhau trên thị trường chứngkhoán nên nhà đầu tư chỉ yên tâm khi có một chủ thể trung lập, không vì mục tiêu lợinhuận đứng ra quản lý, giám sát quá trình cung cấp thông tin và các hoạt động trên thịtrường nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp củahọ Bởi thế, vai trò quản lí của nhà nước trong trường hợp này là không thể phủ nhận.Vấn đề cần quan tâm là, cuộc cách mạng 4.0 đã mang lại cách thức hay công cụcạnh tranh giữa các công ty chứng khoán gì mới so với trước đây?

Nhiều công ty chứng khoán đang nỗ lực nâng cấp hạ tầng, hệ thống công nghệ,

ra mắt các ứng dụng công nghệ mới để cải thiện chất lượng phục vụ nhà đầu tư trênsàn Các công ty ngày nay cạnh tranh với nhau dựa trên 3 thứ: phần mềm ứng dụng;vốn, lãi suất cho vay; chất lượng tư vấn và thông tin cung cấp cho nhà đầu tư; trongđó, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ tư vấn được xem là có thể tạo vũ khícạnh tranh mạnh nhất trong cuộc đua giành thị phần trên TTCK; hệ thống công nghệđược đầu tư bài bản, hệ thống phần mềm liên tục được cải tiến:

+ Công ty Chứng khoán SSI cho ra mắt tính năng đặt lệnh nhanh One Click trên hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh SSI Web Trading, cho phép nhà đầu tưthiết lập lệnh mua/bán các hợp đồng một lần duy nhất, bao gồm các thiết lập lựa chọnmã hợp đồng, khối lượng, xác nhận và đẩy vào sàn Các lệnh đặt tiếp theo khách hàngchỉ việc chọn nhấn “Mua” hoặc “Bán”, ngay lập tức lệnh sẽ được đẩy vào sàn Việccắt giảm hết các khâu xác nhận trung gian, chỉ còn một lần nhấp chuột là có thể đưalệnh vào sàn sẽ giúp các nhà đầu tư tận dụng tối đa thời gian khớp lệnh, nhất là trênTTCK phái sinh do giá dao động trên thị trường này thay đổi rất nhanh

-+ Tháng 4/2019, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển ViệtNam (BSC) đã ra mắt sản phẩm mới i-Invest Ðây là công cụ tự động, giúp nhà đầu tưxây dựng và quản lý danh mục đầu tư theo mục tiêu và khẩu vị rủi ro Ðây cũng là sảnphẩm quản lý đầu tư hoàn toàn mới tại Việt Nam

+ Tại Công ty Chứng khoán VPS, Công ty đang có ứng dụng di động SmartPro

Ngày đăng: 14/08/2020, 21:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w