3.1. Những thành tựu và tồn tại của QLNN đối với TTTC:
3.1.1. Thành tựu:
TTCK
Tính đến ngày 31/8/2019, mức vốn hóa thi trường đạt tổng cộng 5,618,792 nghìn tỉ đồng, tương đương với 101,51% GDP, tăng 10,54% so với năm 2018. Số doanh nghiệp niêm yết trên TTCK cả nước là 2133. Chỉ số VNIndex tăng 10,25% ; HNXIndex giảm 1,83%, UpCom tăng 9,46% so với năm trước. Có 47 quĩ đầu tư đang hoạt động trên TTCK tính đến ngày 31/7/2019 và tính cả trong nước lẫn nước ngoài, tổng số tài khoản đầu tư đạt 2302944 tài khoản.
TTTT
Những kết quả tích cực qua việc linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác của NHNN trong năm 2018 - 2019
Tốc độ tăng M2 và tín dụng đều có xu hướng giảm (Theo báo cáo củaỦy ban giám sát tài chính quốc gia). Đến cuối năm 2018, M2/GDP ước khoảng 168%, tăng thấp hơn so với bình quân giai đoạn 2012-2016. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14-15%, thấp hơn 3-4 điểm% so với năm 2017. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015. Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt che để đảm bảo mục tiêu ổn đinh vĩ mô. Việc giữ tăng trưởng tín dụng thấp là một trong những điểm tích cực nhất trong năm 2018.
Lãi suất trên thị trường tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế và cá nhân diễn biến tích cực trong năm 2019. (Theo đánh giá của báo điện tử Cafef và Nhà đầu tư)
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) trong tháng 5 vừa qua đã có đến hai lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi, với kỳ hạn 1-2 tháng giảm 0,2 điểm phần trăm, 3-8 tháng giảm 0,1 điểm, các kỳ hạn dài hơn như 18, 24 và 36 tháng cũng giảm 0,1 điểm.
Hay như tại VPBank, trong tháng 4 cũng có đến hai lần giảm lãi suất huy động, với kỳ hạn 1-5 tháng giảm 0,2 điểm phần trăm, 6-11 tháng giảm 0,1 điểm. Nếu so với khung lãi suất hồi cuối năm 2018, lãi suất tiền gửi của ngân hàng này đã giảm mạnh 0,4 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1-2 tháng, giảm 0,3 điểm kỳ hạn 3-11 tháng, giảm 0,2 điểm ở kỳ hạn 12 tháng và 0,3 điểm ở kỳ hạn 13 tháng.
Biểu lãi suất huy động mới nhất của Techcombank áp dụng từ 11/2 cũng có điều chỉnh tăng ở một số kỳ hạn. Tiết kiệm 6 tháng tại ngân hàng se được hưởng lãi suất 6,3%/năm thay vì mức 6% như trước đó. Các kỳ hạn khác tăng thêm 0,1 - 0,2 điểm phần trăm so với biểu lãi suất trước; kỳ hạn 12 tháng cũng được điều chỉnh tăng lên mức 6,6%/năm, nếu khách hàng gửi từ 3 tỷ đồng trở lên lãi suất là 7%/năm.
Khung lãi suất tiền gửi tháng 5 của Ngân hàng Bản Việt mới đây cũng giảm 0,1 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1-2 tháng (xuống còn 5,3%), tuy nhiên lại tăng 0,2 điểm ở kỳ hạn 13 tháng (lên mức cao 8,2%).
Thống kê lãi suất bình quân của 35 ngân hàng Việt trong tháng 5 cho thấy kỳ hạn 1-5 tháng đang ở mức 5,28%, giảm 0,01 điểm phần trăm so với tháng trước và giảm 0,03 điểm so với đầu năm.
Đáng lưu ý là trong khi lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng tăng khiêm tốn 0,01 điểm phần trăm so với đầu năm, kỳ hạn 12 tháng tăng 0,02 điểm phần trăm thì kỳ hạn 13 tháng tăng mạnh 0,09 điểm.
Trong khi đó, lãi suất trên thi trường liên ngân hàng cũng giảm nhanh từ mức 4- 5% trong tháng 4 xuống chỉ còn quanh 2,5% đối với kỳ hạn qua đêm. Trên thi trường trái phiếu, so với tháng 4-2019, lãi suất trúng thầu tháng 5-2019 tăng 0,03 điểm phần trăm/năm với kỳ hạn 30 năm và giảm từ 0,01-0,03 điểm/năm tại các kỳ hạn còn lại.
Với quy đinh trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới sáu tháng hiện nay ở mức 5,5%, nhiều ngân hàng chẳng những không sử dụng hết trần mà diễn biến từ đầu năm đến nay còn cho thấy mặt bằng lãi suất ở kỳ hạn này có xu hướng giảm dần. Điều này hàm ý thanh khoản của hệ thống nói chung và của nhiều ngân hàng nói riêng vẫn ổn đinh, thậm chí là có những thời điểm dư thừa lớn.
Tỷ giá USD/VND tăng nhẹ (Theo báo cáo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và báo VietnamFinance). Tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,5% so với đầu năm, tỷgiá NHTM tăng khoảng 2,8% và tỷ giá thi trường tự do tăng khoảng 3,5% so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng là: (i) xét yếu tố quốc tế, chỉ số USD index tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9% so với mức đáy hồi tháng 2/2018; (ii) xét yếu tố cơ bản trong nước, tỷ giá vẫn chiu áp lực từ phía lạm phát song lại được hỗ trợ tích cực từ phía cân đối cung cầu ngoại tệ.
Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2018 (nguồn Vietnamfinance)
Có thể nói năm 2018 vẫn là một năm thành công trong công tác điều hành tỷ giá của NHNN. NHNN đã điều tiết tỷ giá tương đối nhip nhàng thông qua 2 phương thức chính là cơ chế tỷ giá trung tâm và mua bán ngoại tệ linh hoạt. Nhìn chung, các chính sách điều tiết tỷ giá của NHNN đã thể hiện rõ tính chủ động, linh hoạt trước những
biến động của thi trường ngoại hối trong nước và quốc tế, với một số chính sách điều hành nổi bật trong năm như tổng hợp tại bảng sau.
Năm 2019, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo: (i)Khả năng USD se không tăng nhiều thậm chí có thể suy yếu hơn; (ii) Lạm phát trong nước có khả năng kiểm soát khoảng 4% do giá hàng hóa thế giới tăng không lớn, áp lực lên tỷ giá giảm bớt. (Theo báo cáo của ủy ban giám sát tài chính quốc gia)
3.1.2. Tồn tại
TTCK
Mặc dù đây là kết quả tốt đối với sự phát triển của TTCK, tuy nhiên, cơ chế QLNN vẫn còn nhiều bất cập:
- Khung pháp lý cho TTCK vẫn chưa bao quát mọi hoạt động của thi trường, một số cơ chế chính sách chưa theo kip diễn biến của các giao dich, cung cầu về hàng hóa luôn mất cân đối, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán.
- TTCK là thi trường bậc cao, hoạt động theo nguyên tắc thi trường, nhưng không ít các hoạt động có liên quan đến giao dich, phát hành chứng khoán, lãi suất, cơ chế xác đinh giá, cơ chế đấu thầu... lại chưa tuân theo nguyên tắc thi trường.
- Cho đến nay đã có các tổ chức và cá nhân tham gia thi trường như: CTCK, quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán… Trong thời gian qua, các CTCK, công ty quản lý quỹ (CTQLQ) phát triển
nước về hoạt động của các tổ chức này còn bất cập, nên không ít các CTCK hoạt động thua lỗ, năng lực tài chính kém, nguồn nhân lực chất lượng thấp.
- Chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đinh hướng, quản lý, giám sát và hỗ trợ sự phát triển của TTCK.
TTTT
- Khung pháp lý của Việt Nam đối với Công nghệ tài chính còn sơ khai, hệ thống pháp luật ngân hàng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế
- Đến nay khuôn khổ pháp lý đối với Fintech - đặc biệt là quy đinh về quy chế quản lý - chưa có, cũng chưa có luật, nghi đinh quy đinh nào chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý hoặc ngân hàng nhà nước. Theo đó, ngoại trừ hoạt động Fitnech trong thanh toán đã được hoàn thiện năm 2011-2012, các lĩnh vực khác chưa có khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh. Hoạt động Fintech đang gặp nhiều thách thức, nhất là về rào cản pháp lý để bảo vệ quyền lợi cơ bản cho khách hàng.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm "Chính sách quản lý Fintech" do Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam và chuyên trang ICTNews - Báo điện tử VietNamNet tổ chức ngày 20-8 tại Hà Nội.
- Hoạt động giám sát hiện nay vẫn chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, nội dung giám sát chưa toàn diện, còn thiếu các công cụ hữu hiệu phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro. Các mô hình phân tích đinh lượng, cảnh báo, kiểm đinh rủi ro (như mô hình cảnh báo sớm (EWS), mô hình kiểm tra sức chiu đựng (ST) và mô hình xác đinh giá tri rủi ro bi tổn thất (VAR) còn ít được phát triển và ứng dụng, do đó, hiệu quả của công tác đánh giá và cảnh báo rủi ro đối với từng TCTD cũng như toàn hệ thống chưa cao, chưa phát hiện kip thời các rủi ro trọng yếu và chưa thực sự đóng góp tích cực trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. (Tọa đàm chính sách quản lý fintech)
3.2. Giải pháp:
- Cần rà soát các văn bản pháp lý hiện có và chỉ ra các quy đinh hiện hành tương thích hay không tương thích trong hội nhập quốc tế đồng thời nắm bắt xu thế phát triển của TTTC để dự liệu và ban hành các điều luật, qui đinh, thông tư bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy thi trường phát triển một cách
sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ trước khi xảy ra các vấn đề nghiêm trọng trên TTTC như lợi dụng ke hở của luật pháp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không bi xử phạt thích đáng, và các luật áp dụng đối với chủ đầu tư nước ngoài tham gia TTTC, đề phòng trường hợp các công ty, các doanh nghiệp trong nước bi chèn ép “một cách hợp pháp”.
- Nhà nước phải đưa ra thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi nhà đầu tư biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm quy đinh của pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thi trường, xử lý nghiêm các vi phạm và minh bạch hóa thông tin về xử phạt các hành vi vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, thông tin thiếu đầy đủ, làm méo mó thông tin, hoặc đưa thông tin bất lợi cho thi trường mà không rõ nguồn gốc thông qua việc đăng tải thông tin về việc xử lý những vụ sai phạm trên website chính thức của cơ quan nhà nước.
- Đối với công tác giám sát, trước mắt, cần thu hẹp các chuẩn mực trong nước với chuẩn quốc tế (hoàn tất Basel II, tiến tới Basel III). Xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu giám sát và ngưỡng cảnh báo an toàn vĩ mô, các mô hình đinh lượng và các quy chuẩn, chỉ tiêu giám sát các ngân hàng cũng như các chủ thể trên TTCK.
- Hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng về hệ thống điện tử quốc gia theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả, ngang tầm trình độ phát triển của thế giới. Khuyến khích đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, bảo đảm tính đồng bộ, an toàn, bảo mật, tương thích với các chuẩn mực công nghệ chung và đủ khả năng tích hợp với hệ thống công nghệ của ngành.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, gắn kết chặt che giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn.
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao trong đội ngũ quản lí, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn yêu cầu phẩm chất đạo đức tốt.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết của các nhà đầu tư về TTCK để mỗi người có lập trường riêng trong vấn đề đầu tư chứng khoán, giảm bớt tần suất xảy ra hiện tượng
“ người đi nhờ xe” – điều thui chột động lực đầu tư của một số cá nhân, khiến cho hoạt động đầu tư trên TTCK diễn ra không thể sôi nổi, rộng rãi. Giải pháp này cũng cần được áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTTT, cụ thể là nâng cao nhận thức và phổ cập kiến thức về thủ tục hành chính liên quan đến việc gửi tiền, cùng các lợi ích, trách nhiệm và điều khoản đi kèm… để tránh bi trục lợi, lôi kéo.