1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

114 550 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 657,5 KB

Nội dung

Thị trư¬ờng bất động sản (TTBĐS) là một trong những loại thị trư¬ờng đó. Tuy mới hình thành như¬ng TTBĐS đã từng bư¬ớc góp phần tăng c¬ường hiệu quả đầu tư¬ kinh doanh và sử dụng đất đai, nhà xư¬ởng và cải thiện điều kiện sống của nhân dân,... Chính thị trư¬ờng này đã bư¬ớc đầu biến bất động sản (BĐS) trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nư¬ớc.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi nền kinh tế của nước ta bước vào công cuộc đổi mới, nhiềuloại thị trường đã hình thành và phát triển, chúng đã góp phần thúc đẩy kinh

tế - xã hội có những tiến bộ rõ rệt cả về mặt chất và lượng

Thị trường bất động sản (TTBĐS) là một trong những loại thị trường

đó Tuy mới hình thành nhưng TTBĐS đã từng bước góp phần tăng cườnghiệu quả đầu tư kinh doanh và sử dụng đất đai, nhà xưởng và cải thiện điềukiện sống của nhân dân, Chính thị trường này đã bước đầu biến bất độngsản (BĐS) trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình đổi mới và pháttriển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, cho đến nay TTBĐS ở nước ta vẫn trong giai đoạn đầu, sơkhai nên còn tồn tại nhiều hạn chế và khiếm khuyết cả về hoạt động của thịtrường lẫn công tác quản lý của Nhà nước Thực tế hiện nay cho thấy, bêncạnh thị trường chính quy, hoạt động của thị trường phi chính quy đã và đang

"nổi lên" như một thách thức đối với công tác quản lý nhà nước (QLNN) vềlĩnh vực này và đối với toàn xã hội; chính thị trường phi chính thức này làmột trong những nguyên nhân làm phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ và mất côngbằng xã hội, cùng một loạt các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, rửatiền… Hơn nữa, nền kinh tế nước ta đang hướng tới tăng trưởng, xóa đói,giảm nghèo và công bằng xã hội Do đó, việc tăng cường QLNN để hạn chếcác tiêu cực, đưa TTBĐS phát triển đúng hướng đã xuất hiện như là một đòihỏi bức thiết

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một thành phố có quy mô lớnnhất cả nước với tổng diện tích 2095,01 km2, có 24 quận, huyện và dân sốtrung bình là 5.630.192 người [13, tr 24-27] TP.HCM luôn giữ vai trò quan

Trang 2

trọng trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực Nam Bộ cũng như cảnước và được xem là "hạt nhân" kinh tế của vùng kinh tế động lực, trọngđiểm Đông Nam Bộ, lớn nhất cả nước.

Hiện nay, tại TP.HCM, trước những sức ép của phát triển kinh tế, mởcửa và hội nhập, đã xuất hiện nhiều vấn đề về gia tăng dân số cơ học, việc làm,nhà ở, đây là các "tác nhân" làm cho TTBĐS từng bước được hình thành và pháttriển Thật vậy, khi dân cư đô thị tăng lên, có nhiều việc làm, thu nhập cao, nhucầu nhà ở, đất ở tất yếu sẽ tăng tạo điều kiện cho TTBĐS phát triển Tuy nhiên,công tác quản lý và sử dụng đất đai cũng như hoạt động của TTBĐS chính thứccòn nhiều yếu kém Các văn bản pháp lý chồng chéo, lạc hậu, thiếu đồng bộ Hệthống cơ quan QLNN về lĩnh vực này còn nhiều bất cập Khi thực hiện giao dịchBĐS chính thức còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà và chi phí cao Thôngtin thị trường bất đối xứng nên thường gây ra "cơn sốt" về nhà, đất Các đơn vịđầu tư kinh doanh nhà, đất, BĐS trên địa bàn TP.HCM còn ít và yếu Tất cả các

tồn tại trên cho thấy cần có bàn tay "hữu hình" của Nhà nước để "nâng cao hiệu

lực quản lý kinh tế", "Hình thành và phát triển thị trường bất động sản, bao gồm

cả quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật" như Văn kiện Đại hội Đảng

IX đã chỉ rõ [20, tr 32; 101], từ đó tạo điều kiện cho TTBĐS cũng như kinh tếthị trường TP.HCM phát triển bền vững Với lý do đó, tác giả chọn đề tài:

"Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh" để làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi kinh tế thị trường được hình thành và phát triển ở nước ta,Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề đất đai,BĐS, đồng thời cũng có nhiều nhà khoa học và các cơ QLNN nghiên cứu vềTTBĐS Trong đó, một số công trình tiêu biểu liên quan tới đề tài như:

- Sách chuyên khảo: "Thị trường bất động sản những vấn đề lý luận

và thực tiễn ở Việt Nam" của PGS.TS Thái Bá Cẩn, ThS Trần Nguyên Nam,

Trang 3

Nxb Tài chính, Hà Nội, năm 2003.

- Đề án: "Hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam"

của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, năm 2001

- Đề tài cấp bộ: "Cơ sở khoa học và giải pháp hình thành thị trường

bất động sản ở Việt Nam", Cục Công sản, Bộ Tài chính, năm 2000.

Nhìn chung, các công trình trên đã tập trung giải quyết các vấn đề chủtrương, chính sách ở tầm vĩ mô về lĩnh vực BĐS trên phạm vi toàn quốc.Thêm vào đó, những công trình này chủ yếu nghiên cứu về TTBĐS, chứ chưa

đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về QLNN đối với loại thị trường quantrọng này Đối với TP.HCM, hiện chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu

về sự tác động của QLNN đối với sự hình thành, hoạt động và phát triển củaTTBĐS một cách đầy đủ, có hệ thống từ lý luận đến thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ việc nghiên cứu những vấn đề

lý luận và thực tiễn của TTBĐS cũng như công tác QLNN đối với TTBĐS để

từ đó tìm ra một số giải pháp đổi mới, hoàn thiện công tác QLNN đối với thịtrường này, nhằm thúc đẩy TTBĐS phát triển lành mạnh, ổn định và góp phầnđẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở TP.HCM Ngoài ra, luận văn cũng gópphần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của TTBĐS và mối quan hệ giữa côngtác QLNN với sự hình thành, phát triển TTBĐS trong nền kinh tế thị trường

Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là:

- Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về TTBĐS và QLNN đối với TTBĐStrong nền kinh tế thị trường Phân tích vai trò, chức năng và các nội dungQLNN đối với TTBĐS

- Đánh giá đúng thực trạng QLNN đối với TTBĐS trên địa bànTP.HCM

Trang 4

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm đổi mới,hoàn thiện công tác QLNN đối với TTBĐS tại TP.HCM trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN đối với TTBĐS, bao gồm

từ thể chế, chính sách, tổ chức quản lý, phương thức tác động của Nhà nướcđối với TTBĐS Đề tài của luận văn là vấn đề mới, rất rộng và phức tạp; dokhuôn khổ có hạn nên luận văn chỉ tập trung làm rõ những nội dung cơ bản vềTTBĐS đô thị, QLNN đối với TTBĐS trên địa bàn TP.HCM và một sốphương hướng, giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác này Trong đó,luận văn chủ yếu nghiên cứu một số yếu tố BĐS đô thị gồm: nhà ở, đất ở,chuyển quyền sử dụng đất, trong hai thị trường nhánh là thị trường nhà ở vàthị trường đất ở của TP.HCM

Việc phân tích, đánh giá TTBĐS và QLNN đối với TTBĐS tại TP.HCMchủ yếu tập trung vào giai đoạn sau khi thực hiện Luật Đất đai sửa đổi năm

1993 đến nay; từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới trong lĩnh vực này tớinăm 2010 ở TP.HCM

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về vấn đề đất đai, BĐS, TTBĐS

Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổnghợp, phân tích; so sánh; kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn;phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6 Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới hàng hóa bất động sản(HHBĐS), TTBĐS và QLNN đối với thị trường này

Trang 5

- Đánh giá đúng thực trạng TTBĐS và QLNN đối với TTBĐS trên địabàn TP.HCM.

- Trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, để từ

đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục đổi mớicông tác QLNN đối với TTBĐS TP.HCM những năm tới

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo chocác nhà hoạch định, quản lý và điều hành chính sách của thành phố, các nhànghiên cứu và những người quan tâm tới TTBĐS cũng như công tác QLNNđối với thị trường này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

ở hầu hết các quốc gia, người ta phân chia tài sản thành hai loại: bất động sản

và động sản Động sản là những tài sản có thể di chuyển dễ dàng còn BĐSđược hiểu là loại tài sản không di dời được, hoặc rất khó di dời; đây là bộphận chủ yếu cấu thành tài sản cố định

BĐS là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất xã hội, nó hìnhthành và phát sinh trong quá trình tính toán chi phí sản xuất, hạch toán kinh tếnói chung Như vậy, tuy đây là phạm trù kinh tế xuất hiện từ lâu nhưng kháiniệm về BĐS mới được sử dụng chưa lâu và luôn phát triển, hoàn thiện, đặc biệt

là ở Việt Nam Theo Điều 181, Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 1995 thì BĐS là các tài sản không di, dời được, baogồm:

- Đất đai;

- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn

Trang 7

liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;

- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

- Các tài sản khác do pháp luật quy định

Trong đời sống xã hội, mục đích sử dụng BĐS sẽ thay đổi theo sựbiến đổi về nhu cầu sử dụng của các chủ thể Sự thay đổi này diễn ra thôngqua hoạt động đầu tư của chủ sở hữu, chủ sử dụng BĐS hoặc do hoạt độngđầu tư của chủ thể đã được sang nhượng lại quyền sử dụng, sở hữu BĐS.Hoạt động ấy đã biến đặc trưng "tĩnh" của BĐS thành hàng hóa để có thể vậnđộng trao đổi, giao dịch trên thị trường và hình thành đặc trưng "động" của tàisản BĐS Nó được biểu hiện qua việc chuyển đổi quyền sở hữu hay quyền sửdụng giữa các chủ thể tham gia một thị trường đặc biệt: TTBĐS

b) Hàng hóa bất động sản và những đặc trưng cơ bản

Không phải mọi BĐS đều có thể trở thành hàng hóa bất động sản(HHBĐS) Do vậy, chỉ một số BĐS có thể trở thành hàng hóa và điều kiện trởthành hàng hóa là BĐS phải có khả năng giao dịch trên thị trường và không bịpháp luật cấm ở nước ta, HHBĐS gồm quyền sử dụng đất, nhà ở, các côngtrình kiến trúc và các tài sản khác theo luật định Tuy nhiên, luận văn sẽ đi sâunghiên cứu hai loại HHBĐS ở đô thị là quyền sử dụng đất ở và nhà ở và hailoại thị trường mà chúng tạo ra là thị trường quyền sử dụng đất và thị trườngnhà ở đô thị

Hàng hóa bất động sản có những đặc trưng sau:

Một là, HHBĐS không thể di dời được hoặc rất khó di dời Đặc điểm

này là do BĐS luôn gắn liền với đất đai, với một điểm cố định trong khônggian và với địa kinh tế, địa chính trị xác định Mặt khác, đất đai là nguồn tàinguyên bị giới hạn về không gian, diện tích đất của một quốc gia thường rấtkhó thay đổi nên nguồn cung HHBĐS bị hạn chế Đặc điểm này ảnh hưởng

Trang 8

rất lớn tới cung, cầu, giao dịch và giá cả của TTBĐS Giá trị của HHBĐS xâydựng trên đất trước hết là giá trị sử dụng của các công trình xây dựng đó.Song, do giá trị sử dụng và giá trị các công trình nhà ở, nhà làm việc, vật kiếntrúc trong kinh tế thị trường còn phụ thuộc vào các lợi thế về vị trí địa kinh tế,địa chính trị của thửa đất xây dựng công trình đó, cho nên xuất hiện tình trạngcùng những công trình như nhau nhưng giá trị của các HHBĐS này lại có sựchênh lệch rất lớn nếu có vị trí địa lý thuận lợi khác nhau Đây là điều thểhiện tính vị trí, tính cá biệt và tính khan hiếm của BĐS mà cả người mua,người bán loại hàng hóa này đều chấp nhận trong giá cả giao dịch Ngoài ra,HHBĐS do không di dời được nên khi giao dịch trên thị trường nó thườngđược thể hiện qua các bộ hồ sơ hiện trạng Bộ hồ sơ này mô tả vị trí, diện tích,biểu hiện sự thay đổi chủ sử dụng, sự biến động về diện tích, biểu hiện nghĩa

vụ đóng thuế, lệ phí , đây có thể nói là đối tượng giao dịch của TTBĐS,

"thay mặt" cho HHBĐS Tuy nhiên, không phải HHBĐS nào cũng có đầy đủgiấy tờ hợp lệ, nhưng do nhu cầu người ta vẫn mua bán nên dễ tạo thànhTTBĐS phi chính quy đầy phức tạp và bất trắc

Hai là, HHBĐS thường có giá trị lớn và ít mất giá HHBĐS giao dịch

ở nước ta hiện nay chủ yếu là đất đai, nhà ở Những loại hàng hóa này có giátrị lớn và rất ít mất giá do chúng là một loại tài sản hữu hạn, rất hữu ích nênmọi người thường có xu hướng tích trữ và đầu cơ BĐS Do đó, TTBĐS dễ bịméo mó và biến động bất thường tác động tới các giao dịch trên TTBĐS Đặcđiểm này làm cho TTBĐS có tính kinh tế - xã hội sâu sắc, có thể gây khủnghoảng kinh tế, bất ổn chính trị và rối ren xã hội

Ba là, HHBĐS chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và cơ chế,

chính sách của Nhà nước HHBĐS được hình thành từ tài nguyên đất - làhàng hóa đặc biệt và là nguồn lực lớn để phát triển đất nước, mà Nhà nước lạican thiệp rất nhiều vào các khâu như: công tác quy hoạch, kế hoạch (sử dụngđất, phát triển đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khu dân cư,

Trang 9

khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC)

…), trong việc xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu tài sản BĐS… Nhữngtác động này làm cho TTBĐS là một trong những thị trường "không hoànhảo" khá điển hình

Bốn là, HHBĐS chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tập quán, thị hiếu, tâm

lý xã hội và của các BĐS liên quan Các yếu tố này thường ảnh hưởng mạnhđến HHBĐS, TTBĐS hơn là các hàng hóa và thị trường thông thường khác.Thật vậy, nhu cầu và các quan hệ mua bán BĐS chịu tác động lớn từ các yếu

tố thị hiếu, tập quán sinh sống (nếu người dân kiếm sống bằng buôn bán nhỏthì đất đai, nhà cửa mặt đường sẽ có giá, nếu họ sống theo lối sống côngnghiệp thì các căn hộ hiện đại, các biệt thự, ngôi nhà tiện nghi sẽ có ưuthế…), các yếu tố tâm lý xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo cũng chi phối mạnh mẽlĩnh vực này Các yếu tố này làm cho TTBĐS dễ bị phân khúc; điều này làmcho hiệu quả của TTBĐS giảm đi Thêm nữa, các BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫnnhau rất lớn, giá cả của HHBĐS bị chi phối bởi BĐS khác Điều này có thểminh chứng qua việc giá cả BĐS tăng vọt khi Nhà nước hoặc các nhà đầu tưkhác xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cầu…), hạ tầng xãhội (khu vui chơi, giải trí…) xung quanh nó

Năm là, đất đai là bộ phận cơ bản nhất của BĐS được coi như hữu hạn

và tự nó không "sinh sôi" được Đặc điểm này tác động đến yếu tố "cung" vềđất đai và HHBĐS nói chung Tuy nhiên, khi đất đã được chuyển thànhHHBĐS (nhà ở, quyền sử dụng đất…) thì nó có khả năng sinh lợi dường nhưlâu dài qua "bàn tay" của người sử dụng như C.Mác đã từng nói: "Tuy cónhững thuộc tính tự nhiên như nhau, nhưng một đám đất được canh tác có giátrị lớn hơn một đám đất bỏ hoang" [33, tr 248-249] Theo xu hướng tiến bộcủa xã hội, càng ngày chúng ta càng tìm ra nhiều cách đầu tư, sử dụng đất đai

có hiệu quả hơn, do vậy HHBĐS có xu hướng tăng giá trị và đương nhiên giá

cả sẽ được kéo lên Như vậy, đặc điểm này đã quy định: TTBĐS sẽ tự động

Trang 10

điều tiết hành vi sử dụng đất theo xu hướng từ hiệu quả thấp chuyển sang mứchiệu quả cao hơn.

1.1.2 Khái quát về thị trường bất động sản

1.1.2.1 Khái niệm và phân loại thị trường bất động sản

Trước hết, ta thấy thị trường được coi là tổng thể các quan hệ cung cầu, quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên bình diện xã hội Như vậy, nóiđến thị trường là nói đến cung - cầu, quan hệ mua bán, giá cả giữa người mua,người trung gian và người bán, giữa người sản xuất và người tiêu dùng trênbình diện đủ rộng Từ đây, ở góc độ mục đích thị trường có thể khái quát

-chung nhất về TTBĐS như sau: Thị trường bất động sản được hiểu là thị

trường của các giao dịch dân sự về nhà ở, đất ở, các tài sản gắn liền với chúng và các dịch vụ khác có liên quan giữa các chủ thể tham gia trên một địa bàn nào đó, trong khoảng thời gian xác định

TTBĐS có một số điểm đặc thù, xuất phát từ những đặc trưng củaHHBĐS như sau:

Một là, TTBĐS có tính địa phương, vùng miền rõ nét Đặc trưng này

xuất phát từ tính cố định trong không gian của HHBĐS Đất đai thườngkhông thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác được Do vậy, hoạt độngcủa TTBĐS cũng mang tính địa phương sâu sắc Mặt khác, TTBĐS còn bị chiphối bởi trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mật độ dân số và "sứccầu" về BĐS của từng địa bàn mà nó tồn tại Thực tế cho thấy, TTBĐS ở thủ

đô, đô thị trung tâm về kinh tế, văn hóa - xã hội thường có quy mô và mức độphát triển cao hơn ở khu vực nông thôn hay đô thị bình thường khác

Hai là, cung - cầu của TTBĐS rất nhạy cảm và dễ biến động Do

HHBĐS thường có giá trị lớn, ít mất giá nên con người có xu hướng tích trữ

và đầu cơ nó Như vậy, cầu về BĐS thường khá lớn, nhưng cung về HHBĐSlại có hạn và thay đổi chậm hơn, đường cung này lại có độ dốc lớn Kinh tế

Trang 11

học cho thấy rằng, chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ cung hay cầu về BĐS thìđều làm cho giá cả trên thị trường biến đổi rất lớn Khi TTBĐS mất ổn định

sẽ làm nền kinh tế mất ổn định theo và có thể gây khủng hoảng kinh tế

Ba là, TTBĐS bị chi phối rất lớn bởi pháp luật, cơ chế, chính sách của

nhà nước từ quy hoạch đất đai, quyền sử dụng, sở hữu đến các quy định vềđăng ký, mua bán, thế chấp, cầm cố,… những điều này làm cho TTBĐS kémhoàn hảo Ngoài ra, TTBĐS còn rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tốxung quanh liên quan tới cung, cầu như tình trạng khan hiếm đất đai, sự bấtcập trong phân bố nguồn đất đai hạn chế, tình hình kinh tế - xã hội biến động,lãi suất lên xuống…

Bốn là, TTBĐS dễ rơi vào tình trạng phân khúc cục bộ, bất hợp lý.

Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia vào TTBĐS làm cho

cơ cấu cung - cầu rất đa dạng Đồng thời, cùng với nhiều chính sách, chế độcủa Nhà nước áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nên TTBĐS rất dễ bịphân khúc Thực tế cho thấy, nhiều thị trường nhà, đất "cá biệt" thuận lợi chosinh sống, kinh doanh có giá cả rất cao đã kéo theo sự "leo thang" giá cả ởTTBĐS xung quanh và một số nơi khác Do đó, nếu thiếu biện pháp điềuchỉnh và phối hợp đồng bộ sẽ tạo ra sự khác biệt bất hợp lý làm tốn chi phí vàgiảm hiệu quả đầu tư xã hội cũng như hiệu quả của TTBĐS

TTBĐS được phân loại theo một số tiêu chí như sau:

a) Theo loại hình BĐS, có các loại thị trường sau:

- Thị trường quyền sử dụng đất: nơi mua bán quyền sử dụng đất

- Thị trường nhà ở: gồm thị trường mua bán nhà và cho thuê nhà

- Thị trường các công trình, vật kiến trúc phục vụ cho các ngành sảnxuất như công nghiệp, thương mại, công cộng (sân bay, cảng, đường sá…)

b) Theo tính chất kinh doanh BĐS thì có:

- Thị trường mua bán BĐS: là nơi chuyển nhượng quyền sở hữu của

Trang 12

c) Theo thứ tự thời gian mà BĐS gia nhập thị trường có:

- Thị trường sơ cấp (hay cấp 1) với các quan hệ về giao đất, cho thuêđất, chuyển quyền sử dụng…, (hay còn gọi là thị trường về đất đai)

- Thị trường đầu tư tạo lập BĐS (hay thị trường cấp 2) với các quan hệxung quanh việc xây dựng công trình, vật kiến trúc

- Thị trường thứ cấp (hay cấp 3) với các giao dịch chính là mua, bán,cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng BĐS (đây có thể coi

là thị trường nhà ở, hay công trình cho công nghiệp, thương nghiệp…)

d) Theo tính chất giao dịch của thị trường có:

- TTBĐS theo nghĩa hẹp: chỉ gồm các giao dịch trực tiếp liên quanđến HHBĐS

- TTBĐS theo nghĩa rộng: gồm các dịch vụ như cho vay, hỗ trợ đầu

tư tạo lập BĐS, tài chính BĐS…

e) Theo tính chất pháp lý trong hoạt động của thị trường có:

- TTBĐS chính quy: các giao dịch và quan hệ liên quan mua bán BĐSđều thực hiện theo pháp luật và các văn bản luật định khác

- TTBĐS phi chính quy (ngầm): các giao dịch thường là tự phát,

"ngầm", không theo quy định của pháp luật, trốn tránh các nghĩa vụ theo luậtđịnh, không tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật

1.1.2.2 Cơ chế vận động của thị trường bất động sản

TTBĐS là nơi diễn ra các quan hệ giao dịch về BĐS (gồm chuyển

Trang 13

nhượng, cho thuê, thế chấp BĐS và các dịch vụ hỗ trợ như môi giới, tư vấngiữa các chủ thể có liên quan như người tạo lập BĐS, nhà nước, người bánBĐS, người có nhu cầu về BĐS, người môi giới, tư vấn…), nên nguyên tắcvận động cơ bản của thị trường này gắn liền với sự vận động của thị trườngquyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất Đồng thời, hoạt độngTTBĐS diễn ra theo các cơ chế thị trường khách quan của nó gồm cơ chếcung - cầu, cơ chế giá cả.

a) Cơ chế cung - cầu hàng hóa bất động sản

Cơ chế vận động của cung - cầu hàng hóa ảnh hưởng rất lớn đếnTTBĐS Cầu HHBĐS được xác định từ nhu cầu sở hữu và sử dụng BĐS, nó

có độ co giãn theo thu nhập rất cao HHBĐS có giá trị lớn và hiện nay ở nước

ta được coi là lĩnh vực đầu tư an toàn, hiệu quả hơn cả trái phiếu, cổ phiếu,vàng bạc đá quý,… nên người dân thường có xu hướng đầu tư, đầu cơ nhiềuvào BĐS Mặt khác, ở nước ta nhu cầu mua, bán BĐS để cải tạo điều kiện ăn

ở (khá lụp xụp trong những năm bao cấp) là rất lớn Do đó, có thể thấy tổngcầu trong xã hội chúng ta là rất lớn

Cung HHBĐS được xác định từ lượng hàng hóa sẵn sàng bán ra củangười tạo lập và kinh doanh BĐS Tuy nhiên, do đất đai hữu hạn nên đã tác độngđến nguồn cung BĐS bị giới hạn Kinh tế học đã xác định đường tổng cung

về đất đai, BĐS trong ngắn hạn dường như là một đường thẳng đứng (do diệntích đất đai là hữu hạn) Còn trong dài hạn, nhìn chung cung - cầu HHBĐSđều là những đường cong có độ dốc lớn Và từ đồ thị ta thấy, do đường cung,cầu BĐS có độ dốc lớn nên chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ cung, cầu thì giá

cả thị trường sẽ biến đổi rất lớn

Giá

Số lượng

Khống chế cấp giấy phép

Trang 14

Sơ đồ 1.1: Sự biến động của cung cầu trên thị trường BĐS

Khi cầu > cung thì khan hiếm HHBĐS và TTBĐS cũng như giá cả sẽ

do bên cung quyết định

Khi cầu < cung thì dẫn tới dư thừa HHBĐS và TTBĐS sẽ do bên cầuquyết định

Như vậy, trước hết các quan hệ giao dịch được thực hiện theo cơ chếđiều tiết khách quan hành vi của người mua, người bán trên thị trường theoyêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ: cơ chế cung cầu HHBĐS.Thứ đến, để đảm bảo tính chất, giá trị pháp lý quan hệ giao dịch phải theo cácquy định trong cơ chế quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực mua, bánHHBĐS

b) Cơ chế giá cả trong thị trường bất động sản

Cơ chế giá cả HHBĐS - cũng như cơ chế giá cả của các loại hàng hóakhác - tác động, điều tiết hành vi của chủ thể mua, bán khi tham gia TTBĐS

và từ đó ảnh hưởng đến quy mô hoạt động giao dịch trên TTBĐS Giá cả trênTTBĐS phụ thuộc chủ yếu vào cung cầu cũng như giá trị, giá trị sử dụng củaHHBĐS Khi cầu lớn hơn cung, giá cả BĐS thường bị đẩy lên cao, ngược lại,khi cầu nhỏ hơn cung thì giá trên TTBĐS có xu hướng giảm xuống

Thật vậy, cơ chế giá cả hàng hóa trên TTBĐS phụ thuộc nhiều vào giátrị và giá trị sử dụng của BĐS Một thửa đất, một ngôi nhà được đầu tư, cảitạo hợp lý sẽ ngày càng có giá Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xãhội, người ta tìm ra được nhiều chức năng sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn chođất đai, BĐS Do đó, giá cả trên TTBĐS sẽ biến động theo xu hướng này

Trang 15

Những khu đất, căn nhà ở trung tâm sầm uất, dễ buôn bán, thuận lợi cho sinhsống sẽ có giá cả ngày càng tăng lên do giá trị gia tăng cả vô hình hoặc hữuhình của chúng đem lại ngày càng lớn Hơn nữa, do đất đai và nguồn cunghàng hoá bị giới hạn nên những mảnh đất, tài sản trên đất sử dụng lãng phí,kém hiệu quả sẽ được điều chỉnh theo hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả hơncho các chủ sử dụng Như vậy, TTBĐS dưới tác động của cơ chế giá cả sẽvận động theo xu hướng sử dụng các nguồn lực BĐS một cách hiệu quả vàích lợi hơn; hay có thể nói, khi TTBĐS vận động theo cơ chế giá cả đã phânphối hợp lý các nguồn lực đất đai, BĐS Từ những phân tích trên, có thể thấy

cơ chế giá cả HHBĐS đóng vai trò cơ chế điều tiết quy mô, hiệu quả hoạtđộng giao dịch BĐS trên thị trường Từ đó đóng vai trò điều tiết các hoạtđộng đầu tư BĐS và sử dụng các nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế xãhội của đất nước

Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, trên thị trường có sự chuyển đổi rấtnhanh, dễ dàng giữa tiền tệ - vàng bạc đá quý - BĐS, do vậy các thị trườngnày vận động đều có liên hệ mật thiết với nhau Do đó, cơ chế vận động củaTTBĐS sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các biến động của giá cả, cung, cầu thịtrường tiền tệ, vàng bạc đá quý và một số yếu tố xuất phát từ những khuyết tậtcủa thị trường như "độc quyền", "đầu cơ", "cạnh tranh không lành mạnh"

1.1.2.3 Vai trò của thị trường bất động sản đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

TTBĐS trong quá trình hoạt động đã tạo các tác động tích cực và tiêucực đến các nội dung phát triển kinh tế xã hội

Trước hết, TTBĐS đã cùng với các thị trường khác như: vốn, sức lao

động, khoa học công nghệ, hàng hóa, dịch vụ… tạo thành một hệ thống cácthị trường đồng bộ, thống nhất Đồng thời, TTBĐS cũng như các thị trườngkhác là một yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh, là môi trường hoạtđộng của các chủ thể kinh doanh và cá nhân, tổ chức trong xã hội Do đó, sự

Trang 16

phát triển TTBĐS sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự mở rộng, phát triển các thịtrường khác Như vậy, hệ thống thị trường đồng bộ này sẽ tạo điều kiện chonền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả

Thứ hai, sự vận động của TTBĐS sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các

HHBĐS và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, nhà ở vốn hữu hạn, khan hiếmhiện nay hiệu quả hơn Trong khi vận động theo cơ chế thị trường, giá cả sẽhướng dẫn hành vi của người mua và người bán Cùng với các qui luật của thịtrường, TTBĐS lành mạnh có thể kích thích phát triển các loại HHBĐS và tựđộng điều tiết các chức năng sử dụng nhà đất có giá trị kinh tế - xã hội thấp rachỗ khác, dể dành chỗ cho chức năng sử dụng có giá trị kinh tế, văn hóa - xãhội cao TTBĐS tự động điều tiết, phân bổ vật tư, lao động, khoa học kỹthuật, vốn vào các khu vực cần thiết để phục vụ sự phát triển hàng hóa và thịtrường

Thứ ba, cũng như các thị trường khác, TTBĐS có vai trò định hướng,

dẫn dắt, điều tiết hoạt động sản xuất xã hội Thật vậy, TTBĐS trong khi vậnđộng để thõa mãn cung, cầu về BĐS hàng hóa cũng đồng thời là đòn bẩy kíchthích sự phát triển khoa học, công nghệ, kích thích sản xuất kinh doanh, tăngnăng suất lao động, tăng cường trình độ chuyên môn hóa trong cơ chế thịtrường vì các doanh nghiệp chủ yếu lấy lợi nhuận làm động lực để hành động.Điều này kéo theo việc đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiếncông nghệ quản lý, công nghệ sản xuất, hạ thấp chi phí, tăng khối lượng vàchất lượng cho BĐS hàng hóa phục vụ nhu cầu của dân cư, các tổ chức kinh

tế cho xã hội

Thứ tư, sự vận động của TTBĐS tác động mạnh đến sự ổn định xã

hội TTBĐS nói chung, nhất là thị trường đất đai luôn gắn chặt với chế độ, chínhsách đất đai của Đảng và Nhà nước Khi TTBĐS phát triển lành mạnh, ổn địnhtức là chính sách đất đai phù hợp, kinh tế vĩ mô ổn định Khi TTBĐS "đóngbăng" hoặc hoạt động lộn xộn, phi chính quy, giá cả biến động thất thường,

Trang 17

nhiều người đầu cơ "bóp méo" giá cả, lũng đoạn thị trường,… sẽ ảnh hưởng trựctiếp và mạnh mẽ vào các hoạt động xã hội, gây bất an trong tư tưởng xã hội, làmtăng sự hoài nghi của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước Mặt khác, do đất đai, BĐS luôn gắn bó chặt chẽ với các hoạtđộng sản xuất và sinh sống của con người nên tình trạng trên làm phát sinhnhiều tiêu cực, giảm hiệu quả của TTBĐS, làm xã hội thiếu ổn định và có thểgây khủng hoảng kinh tế

Mặt khác, trong quá trình vận động của mình, TTBĐS cũng để lại một

số tác động tiêu cực như sau:

Một là, TTBĐS thường có những biến động lớn gây hậu quả tiêu cực

về mặt xã hội Từ đặc điểm của cung cầu BĐS là rất dễ biến động nên chỉ cầnthay đổi một lượng cung cầu vừa đủ là giá cả thị trường có thể tăng vọt hoặcgiảm xuống nhanh chóng Điều này có thể gây ra "cơn sốt" hoặc "đóng băng"cho TTBĐS và từ đó sẽ tác động liên đới đến thị trường tài chính, lao động,…thậm chí có thể gây xáo trộn lớn cho nền kinh tế Thật vậy, khi TTBĐS "đóngbăng" là dấu hiệu cho một nền kinh tế đang bị ứ đọng vốn lớn, đình trệ và cần

"hâm nóng" Mặt khác, khi TTBĐS phát triển quá "nóng", sẽ là tín hiệu của mộtnền kinh tế "bong bóng" không bền vững có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.TTBĐS ở Nhật Bản và Hàn Quốc thời gian gần đây có thể minh chứng chođiều này

Hai là, TTBĐS chứa đựng yếu tố "đầu cơ" rất lớn gây bất công trong

xã hội Đất đai, BĐS thường có giá trị lớn và giữ giá lâu nên khi công tácQLNN đối với TTBĐS còn nhiều yếu kém, bất cập sẽ tạo nhiều điều kiện chomột số người đầu cơ, găm giữ BĐS nhằm "bóp méo" giá cả và lũng đoạn thịtrường Đi cùng tình trạng này là hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, rửa tiềncủa một bộ phận cán bộ quản lý lĩnh vực BĐS và một số kẻ làm ăn phi pháp.Hậu quả của tình trạng này là một số cá nhân, tổ chức giàu lên nhanh chóng,còn đa số người dân do thiếu thông tin sẽ bị lừa đảo, bần cùng hóa và gặp khó

Trang 18

khăn về nhà ở Tình trạng trên chỉ có lợi cho "kẻ đầu cơ" và cán bộ quản lý thoáihóa, biến chất (họ có thể kiếm được bạc tỷ rất nhanh và dễ dàng), còn Nhànước và đa số nhân dân bị mất mát rất nhiều khi thị trường bị đầu cơ, bópméo và lũng đoạn Có thể nói, đây chính là thị trường đang làm phân hóa giàunghèo và bất bình đẳng xã hội mạnh nhất, rõ nhất và có thể gây bất ổn cho xãhội

1.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

1.2.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam

TTBĐS ở nước ta mới hình thành hơn 10 năm nay, đã bước đầu pháthuy tính tích cực của nó, song vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, tự phát vàcòn nhiều khuyết tật, bất cập trong nội dung hoạt động của nó, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động TTBĐS còn mang nặng tính tự phát, chưa được

nhà nước kiểm soát chặt chẽ đồng bộ, làm việc sử dụng đất đai và BĐS cònkém hiệu quả và lãng phí Hiện nay, hoạt động của TTBĐS phi chính quynằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan QLNN; nội dung quản lý thị trườngchính quy còn rườm rà về thủ tục, hiệu lực các văn bản pháp lý điều chỉnh thịtrường chưa cao Trong lúc đó, việc phát triển nhanh chóng của các đô thị vàtình trạng đầu cơ ồ ạt vào đất đai, BĐS đã làm cho một lượng lớn BĐS bị

"găm", giữ hoặc mua đi bán lại với mục đích đầu cơ, không được đưa vào sửdụng phục vụ cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao điều kiệnsống cho nhân dân Bên cạnh đó, việc sử dụng đất không đúng mục đích, xâydựng nhà không có giấy phép, tùy tiện, không đúng quy hoạch, lấn chiếm đấtđai,… là khá phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới quy hoạch phát triển và chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó làm hiệu quả sử dụngHHBĐS giảm sút

Trang 19

Thứ hai, do các chủ thể tham gia TTBĐS hầu hết chỉ quan tâm tới lợi

nhuận nên nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, phức tạp như: tranh chấp,khiếu kiện, lừa đảo,… về đất đai Công tác QLNN yếu kém nên dẫn tới tranhchấp khiếu kiện lâu dài, phép nước không nghiêm; giá cả BĐS biến độngkhôn lường làm cho một số người đầu cơ và đội ngũ "cò" BĐS, thậm chí một

số công chức ngành địa chính nhà đất giàu nên nhanh chóng do kiếm đượccác khoản lợi "bất minh" Mặt khác, đại bộ phận công chức thu nhập thấpcùng công nhân lao động bình thường với đồng lương ít ỏi rất khó có điềukiện cải thiện chỗ ở Từ đây, tạo sự phân hóa xã hội và tạo ra bất bình đẳnglớn trong xã hội Các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng đang xảy ra nhiềutrong lĩnh vực đất đai, gây nhức nhối cho xã hội; các khâu như giao đất, định

và thẩm định giá đất, cho thuê đất, xử lý lấn chiếm đất đều tạo ra những kẽ hở

và tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh, hoành hành làm mất uy tín đội ngũcán bộ QLNN và bộ máy nhà nước cũng như đường lối lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam

Thứ ba, quy mô TTBĐS không chính thức quá lớn và hoạt động của

nó vượt tầm kiểm soát của Nhà nước đã làm thất thoát nguồn thu cho ngânsách, phân tán nguồn lực tài chính, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và sựphát triển đồng bộ hệ thống thị trường Hiện tại, lượng qua hệ giao dịch trênTTBĐS phi chính quy ước tính chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% thị phần.Lượng giao dịch này quá lớn, không đăng ký với các cơ quan QLNN có thẩmquyền nên không thể động viên các nguồn thuế, lệ phí, phí cho ngân sách nhànước, gây thất thoát lớn cho nền kinh tế Ngoài ra, các giao dịch phi chínhquy này bị tác động bởi các nhu cầu ảo từ việc đầu cơ BĐS nên đã tạo ra "giáảo" biến động khôn lường và luôn ở mức rất cao Giá này không được hìnhthành trên cơ sở các chỉ số kinh tế, các chi phí hiện thực và thu nhập bìnhquân của đại đa số nhân dân mà nó được "nhào nặn" qua thị trường phi chínhquy với đội ngũ "cò" và "các ý tưởng đầu cơ" BĐS nên giá rất xa thực tế Từ

đó tạo sức ép lớn đối với chi ngân sách phục vụ đền bù giải tỏa, giải phóng

Trang 20

mặt bằng hoặc chi cho các đối tượng chính sách, đối tượng có thu nhập thấp

để thuê hoặc mua nhà Tình trạng này diễn ra khá phổ biến, gây nhiều bức xúccho kinh tế xã hội và sự phát triển của đất nước; gây khiếu kiện kéo dài và tạo

hố ngăn cách rộng hơn giữa giàu và nghèo Tình trạng này còn tạo trạng thái

"đóng băng" của thị trường HHBĐS, dẫn đến ứ đọng vốn, hiệu quả đầu tư xãhội không cao làm giảm năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Ngoài ra, với vai trò là một trong những thị trường đầu vào quan trọngcủa nền kinh tế, khi các động thái tiêu cực của TTBĐS tăng lên thì sẽ ảnhhưởng xấu đến các thị trường khác như thị trường vốn (hay còn gọi là thịtrường chứng khoán), thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động, thịtrường hàng hóa dịch vụ tiêu dùng,… và các hiệu ứng liên thông này nếukhông kiểm soát được sẽ gây hậu quả khôn lường cho nền kinh tế, cho sự tăngtrưởng, phát triển, tiến bộ xã hội, cho khả năng cạnh tranh của Việt Nam trêntrường quốc tế

Các khuyết tật trên đây của TTBĐS cần được sửa chữa, điều chỉnh đểgiảm các hậu quả tiêu cực của thị trường gây ra và từ đó phát huy tác độngtích cực của nó trong quá trình phát triển Song, TTBĐS với cơ chế hoạt độngcủa nó không thể chủ động giải quyết được những vấn đề thuộc bản chất vốn

có của nó như: tính tự phát trong phát triển quy mô cung, cầu HHBĐS, mụcđích tối đa hóa lợi nhuận và các thủ đoạn cạnh tranh không hợp pháp tạo nêntrạng thái "ảo" cho các quan hệ thị trường v.v Chính điều này đã dẫn đến

một yêu cầu tất yếu: quá trình hoạt động của TTBĐS cần có sự can thiệp của

Nhà nước như bao thị trường khác vào các nội dung, quan hệ cơ bản của thị trường như cung cầu, giá cả, phân phối lợi nhuận, cạnh tranh…

Như vậy, trong quá trình vận động của thị trường HHBĐS, nhà nướckhông đứng ngoài mà ngược lại, hoạt động quản lý của nhà nước trở thànhmột bộ phận, một nội dung không thể thiếu để tạo nên cơ chế vận động hoànhảo của TTBĐS theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ

Trang 21

Những hoạt động quản lý của nhà nước cần được cụ thể hóa về mức độ, tínhchất, mục đích can thiệp và điều này được thực hiện qua việc xác định chứcnăng, nội dung, công cụ quản lý, can thiệp của nhà nước đối với quá trìnhhoạt động của TTBĐS.

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với TTBĐS

Các nội dung này của quản lý được cụ thể hóa từ các chức năng quản

lý của nhà nước đối với TTBĐS Xuất phát từ hai chức năng cơ bản: chứcnăng điều khiển và chức năng phát triển, thì QLNN đối với TTBĐS được hiểu lànhững công việc định hướng, điều tiết, kiểm soát cơ bản của nhà nước trongviệc thực hiện sự can thiệp của mình vào quá trình vận động của TTBĐS.TTBĐS gồm có hàng hóa, các chủ thể tham gia và phương thức giao dịchBĐS Do đó, QLNN đối với TTBĐS cần đảm bảo các chức năng và nhiệm vụsau:

Một là, Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi, định hướng và hỗ trợ

phát triển cho TTBĐS Để thực hiện được nội dung này, Nhà nước phải tạođược các điều kiện cần thiết để thị trường phát huy được vai trò trong việcphân bổ hiệu quả, hợp lý nguồn lực đất đai và đáp ứng các nhu cầu vềHHBĐS với giá cả phù hợp, chi phí giao dịch thấp Do đó, Nhà nước cần tạolập môi trường pháp lý, môi trường xã hội, môi trường tài chính - tín dụng,đầu tư cho nhà cung cấp HHBĐS, người mua hàng hóa và các nhà môi giới,cung cấp dịch vụ trung gian tham gia hoạt động trên thị trường

Việc tạo lập môi trường này vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt vừađảm bảo hoạt động quản lý của các cơ quan QLNN có liên quan đến quá trìnhgiao dịch HHBĐS trên thị trường Trong nội dung này, quan trọng nhất làviệc xây dựng khung khổ pháp lý cho TTBĐS hoạt động ổn định và lànhmạnh Các văn bản pháp quy và hệ thống pháp luật nói chung đều giữ vai tròquan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong TTBĐS Các văn

Trang 22

bản pháp quy về đất đai, BĐS có đặc thù là điều chỉnh các quan hệ pháp luật

về nhà đất, BĐS - một loại hàng hóa đặc biệt - nên có thêm những đặc điểmriêng khác nữa Điều này thể hiện qua việc pháp luật về đất đai, BĐS có ảnhhưởng rất lớn đến TTBĐS, ảnh hưởng tới điều tiết và quản lý thị trường thôngqua việc tác động vào các nguồn cung và cầu trên thị trường Nhà nước cũngcần phải xây dựng hệ thống thông tin BĐS công khai, minh bạch và quy chế

tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hỗ trợ giao dịchHHBĐS

Mặt khác, Nhà nước cần làm cho các tác động định hướng, hỗ trợ củamình phù hợp với các quy luật thị trường, tạo điều kiện cho cạnh tranh tự do,lành mạnh và bình đẳng

Hai là, Nhà nước thực hiện việc điều tiết, điều chỉnh đối với TTBĐS.

Nhà nước ngoài việc tạo môi trường và hỗ trợ phát triển TTBĐS còn cần phải

có các chính sách, công cụ, biện pháp điều tiết, can thiệp hợp lý nhằm làmgiảm các tiêu cực, khuyết tật của thị trường; sử dụng thị trường để phục vụ

các chính sách xã hội của mình Sự điều tiết trước hết để TTBĐS hoạt động ổn

định, lành mạnh và tránh hiện tượng "sốt giá" cũng như "đóng băng" thị

trường Thứ hai, sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ giao dịch BĐS, ví dụ như: việc đóng

thuế, phí, lệ phí, thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đất đai, BĐS… Thứ ba,

thực hiện sự điều chỉnh nhằm đảm bảo công bằng xã hội, có chính sách hỗ trợhợp lý cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người thunhập thấp… Như vậy, việc điều tiết, điều chỉnh của Nhà nước phải hướng vàocác khâu: tạo lập HHBĐS, phương thức giao dịch trên thị trường cũng nhưcác chủ thể tham gia TTBĐS Việc can thiệp, điều tiết kịp thời của Nhà nước

sẽ làm giảm thiểu sự xuất hiện các "quan hệ ảo" gây méo mó và bất ổn cho thịtrường như: cung, cầu giả tạo, giá cả "bong bóng",…

Trang 23

Ngoài các biện pháp can thiệp trực tiếp như trên, Nhà nước còn dùngcác công cụ tài chính để tác động vào TTBĐS Nhà nước có thể dùng công cụlãi suất, hoặc chính sách hỗ trợ đầu tư để làm giảm cơn "sốt nóng" hoặc sự

"đóng băng" của TTBĐS

Cuối cùng, trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước còn sử dụng

cả các biện pháp hành chính để ổn định thị trường này Tuy nhiên, Nhà nướccũng cần thận trọng trong tất cả các biện pháp can thiệp đó, tránh can thiệpquá "thô bạo" vào TTBĐS

Ba là, Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của

TTBĐS Trước hết, Nhà nước phải luôn kiểm tra việc thực hiện và triển khai cácchính sách, pháp luật về đất đai và BĐS trong cả ba thành tố của thị trường: hànghóa, chủ thể và phương thức giao dịch Chức năng, nhiệm vụ này giúp Nhà nướcluôn có thể kiểm soát và "dẫn dắt" TTBĐS hoạt động và phát triển đúng hướng.Các phương thức giao dịch trên TTBĐS luôn diễn ra đa dạng, phong phú nênviệc kiểm tra thường xuyên hoạt động này thì Nhà nước mới nắm bắt được và

"uốn nắn" chúng kịp thời theo quỹ đạo hợp pháp Cuối cùng, Nhà nước phảikiểm soát điều kiện và hoạt động của các chủ thể tham gia TTBĐS Phải kiểmtra được "tư cách" tham gia thị trường, ví dụ như điều kiện đăng ký hoạt độngcủa các doanh nghiệp kinh doanh, tư vấn, môi giới BĐS,… Cần kiểm tra hoạtđộng của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thị trường vớivai trò là nhà cung cấp, nhà trung gian trong giao dịch HHBĐS; kiểm tra mụcđích, cách thức sử dụng của chủ sử dụng HHBĐS xem có phù hợp với quyhoạch, kế hoạch mà Nhà nước đã phê duyệt Ngoài ra, cần kiểm tra hoạt độngcủa các cơ quan quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đã quy định

Bốn là, Nhà nước phải thành lập hệ thống cơ quan quản lý chuyên

trách các cấp đối với TTBĐS và xây dựng cơ chế vận hành của chúng Nhànước thực hiện các tác động định hướng, điều chỉnh và giám sát của mìnhthông qua hệ thống cơ quan QLNN về các lĩnh vực Trong lĩnh vực quản lý

Trang 24

TTBĐS cũng cần có những cơ quan chuyên trách Tuy vậy, cho tới nay chúng

ta vẫn chưa có một cơ quan chịu trách nhiệm về QLNN đối với TTBĐS, chứchưa nói đến một hệ thống cơ quan quản lý chuyên trách về TTBĐS thốngnhất từ Trung ương xuống địa phương Hiện nay, ở TP.HCM mới đang thíđiểm thành lập Ban Chỉ đạo quản lý và phát triển TTBĐS, đây có thể là hìnhmẫu để chúng ta xây dựng cơ quan chuyên trách quản lý TTBĐS phù hợp vàhiệu quả hơn Thực ra hiện nay, trong lĩnh vực BĐS, Nhà nước điều chỉnh,quản lý chủ yếu thông qua ba cơ quan là Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Tàichính và Bộ Xây dựng Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì có SởTài nguyên - Môi trường, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạchkiến trúc (hoặc Văn phòng kiến trúc sư trưởng) Dưới các huyện, quận thì cóphòng quản lý nhà, phòng địa chính, tài nguyên môi trường, xây dựng và cấpphường xã là các cán bộ địa chính, xây dựng và quản lý đô thị phụ trách côngtác QLNN đối với lĩnh vực đất đai, BĐS Theo phân cấp, lĩnh vực Tài nguyên

- Môi trường chuyên quản lý, cấp giấy chứng nhận sử dụng và xử lý tranhchấp về đất đai; lĩnh vực xây dựng sẽ quản lý về nhà cửa, cấp phép và xử lý viphạm về xây dựng, cấp giấy chứng nhận cho nhà đất và nhà cửa có yếu tốnước ngoài; lĩnh vực tài chính chuyên quản lý khung giá nhà đất và công sản;lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc sẽ chịu trách nhiệm về quy hoạch không gian,quy hoạch kiến trúc Do đó, hiện nay cơ chế quản lý TTBĐS còn dàn trải,kém hiệu quả, hiệu lực Điều này cho thấy một nhu cầu cấp bách: xây dựng vàhoàn thiện cơ quan quản lý và phát triển TTBĐS ở nước ta

1.2.3 Hệ thống công cụ để thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản

1.2.3.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và khu dân cư

Đây là công cụ thuộc nhóm hành chính - pháp lý, nó có ảnh hưởng lớnđến hoạt động của TTBĐS cũng như xu hướng phát triển của thị trường này.Quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị là công cụ quản lý quan trọng và là nội

Trang 25

dung không thể thiếu được trong công tác quản lý TTBĐS Quy hoạch xâydựng, phát triển đô thị và nhà ở đảm bảo cho sự lãnh đạo quản lý tập trung,thống nhất của Nhà nước đối với TTBĐS Thông qua việc bố trí, sắp xếp sửdụng các loại đất đai và nhà ở đã được phê duyệt và được thể hiện trên cácbản quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, nhà nước sẽ kiểm soát được diễnbiến về tình hình đất đai và nhà ở Từ đó, ngăn chặn được tình trạng sử dụngđất, nhà ở lãng phí, bừa bãi, sử dụng không đúng mục đích và quy hoạch.Thông qua quy hoạch, bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai, nhà ở chỉ đượcphép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình Điều này cho phép nhà nước

có cơ sở để quản lý đất đai, nhà ở chắc chắn và trật tự hơn; các vướng mắc,tranh chấp đất đai, nhà ở có cơ sở pháp lý để giải quyết tốt hơn, triệt để hơn.Quy hoạch phát triển đô thị là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch

sử dụng đất đai và xây dựng nhà ở Với mọi loại quy hoạch từ giao thông, nhà

ở, cây xanh,… thì các mục tiêu, quan điểm và các chỉ tiêu tổng quát của nóđều phải được thể hiện qua kế hoạch sử dụng đất đai, và chỉ qua kế hoạch sửdụng đất đai nó mới được xây dựng trong thực tiễn Như vậy, việc xây dựng

kế hoạch phải dựa vào qui hoạch, qui hoạch là căn cứ không thể thiếu của kếhoạch Quy hoạch càng khoa học, càng chính xác cụ thể bao nhiêu thì kếhoạch càng có điều kiện để thực hiện bấy nhiêu

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và nhà ở tạo điều kiện cho việctính thuế, xác định giá cả các loại đất đai và nhà ở hợp lý hơn, chính xác hơn.Việc tính thuế, định giá cả các loại đất đai, BĐS phải dựa vào việc đánh giá,phân hàng các loại đất đai nhà ở và qui mô, phạm vi của chúng cho các đốitượng sử dụng Những vấn đề, và thông tin này đều được thể hiện trong cácvăn bản quy hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết Như vậy, việc quy hoạch đấtđai, BĐS càng có cơ sở khoa học, thì việc tính thuế, định giá đất đai, BĐS sẽcàng hợp lý và chính xác hơn Để thực hiện tốt được vai trò, công cụ quyhoạch phải bảo đảm cho các loại quy hoạch có tính thống nhất, tính đồng bộ,

Trang 26

tính khoa học và tính dự báo.

1.2.3.2 Công cụ kinh tế - tài chính

a) Định giá và khung giá nhà đất

Đây là công cụ quan trọng để quản lý và điều tiết TTBĐS trong giaiđoạn đầu như ở nước ta hiện nay Giá cả trong TTBĐS không chỉ phụ thuộcvào quy luật cung cầu, giá trị mà còn phụ thuộc vào cả xu hướng phát triển(định hướng đầu tư của nhà nước) Chính vì vậy, chỉ có Nhà nước mới có khảnăng định giá đất đai, nhà ở và đưa ra khung giá làm cơ sở chung cho toàn xãhội Cần phải khai thác triệt để khả năng này để quản lý và điều tiết sâu sát,mạnh mẽ và có hiệu quả TTBĐS

Định giá nhà đất là việc xác định giá trị nhà đất bằng tiền theo từngkhoảng thời gian, nhằm phục vụ cho việc tính thuế, xác định giá trị khi giao,cho thuê đất, là căn cứ để đấu giá, đấu thầu nhà đất và bồi thường thiệt hại khithu hồi đất Kết quả công tác định giá nhà đất của nhà nước thể hiện qua việcban hành các khung giá để điều chỉnh TTBĐS cho từng khu vực và thời giannhất định

Việc xác định đúng đắn khung giá nhà, đất có ý nghĩa hết sức quantrọng để nhà nước điều tiết lợi ích hợp lý giữa các tầng lớp nhân dân, bình ổn giá

cả BĐS, đảm bảo công bằng xã hội, tránh phân hóa giàu nghèo và khuyến khích

sử dụng BĐS mang lại hiệu quả kinh tế cao Hiện nay, khung giá được coi làđiểm mấu chốt của TTBĐS, nó sẽ là cơ sở để ổn định và phát triển lành mạnhthị trường này Khi có khung giá sát hợp với thực tế thì nó sẽ là cơ sở cho cácchủ thể thị trường tham gia giao dịch, tính thuế, chi phí, lệ phí…, đồng thờigóp phần giảm thiểu các rủi ro thị trường, đưa kinh tế - xã hội phát triển bềnvững Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các hạn chế của công cụ này; đây là công cụmang tính hành chính khá cứng nhắc, vì vậy nếu nó không theo kịp được sựvận động của thị trường thì nó sẽ trở nên rất hình thức, khó tuân thủ, có thể dẫntới thị trường phi chính quy làm cản trở sự phát triển thị trường và nền kinh

Trang 27

tế

b) Công cụ thuế và lãi suất

Ở nước ta hiện nay, trong giao dịch HHBĐS đã có nhiều văn bản quyđịnh về thuế, phí, lệ phí điều chỉnh Đây là các biện pháp của Nhà nước đưa ra,một mặt, nhằm bảo đảm nguồn thu từ đất đai, BĐS cho ngân sách, mặt khác,cũng nhằm vào việc mở rộng thị trường Việc vừa khuyến khích TTBĐS pháttriển, vừa đảm bảo nguồn đông viên từ thuế đòi hỏi phải có hệ thống thuế khóaphù hợp với thực tế Tuy nhiên, chúng ta thực hiện chủ trương này còn nhiều bấtcập Hiện nay, các loại thuế còn khá cao, như thuế chuyển quyền sử dụng đất là4%, lệ phí trước bạ là 1%, tổng cộng là 5% trên tổng giá trị là khá cao dẫn tớiviệc không khuyến khích người mua và người bán đăng ký chuyển nhượng hợppháp theo quy định của nhà nước (họ thường mua bán trao tay, làm cho thịtrường phi chính quy phát triển mạnh) Đây chính là nguyên nhân làm thất thucho ngân sách và góp phần gây khó khăn cho QLNN đối với TTBĐS Do đó,cần đổi mới hệ thống thuế, phí, lệ phí theo hướng tinh giảm và đơn giản cáckhoản thu trên cơ sở xác định rõ ý nghĩa và mục đích kinh tế của chúng; xâydựng hệ thống thuế phù hợp nhằm điều tiết các khoản thu gia tăng do Nhà nướcđầu tư mang lại, mặt khác, vừa phải khuyến khích được việc kinh doanh và sửdụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực BĐS phục vụ phát triển đất nước theo tinhthần Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa IX và Nghị quyết06/2004/NQ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phát triểnTTBĐS

Ngoài ra, Nhà nước có thể sử dụng công cụ lãi suất hoặc tín dụng ưuđãi để điều tiết TTBĐS Khi thị trường quá trầm lắng, Nhà nước có thể giảmlãi suất và cho vay ưu đãi để kích thích cung, cầu BĐS Ngược lại, khiTTBĐS phát triển quá "nóng" thì Nhà nước có thể "giảm nhiệt" bằng cáchtăng lãi suất để giảm nguồn vốn đầu tư vào BĐS và đánh thuế "đầu cơ" nhà

Trang 28

1.3.1.1 Kinh nghiệm ở Cộng hòa Liên bang Đức

Cộng hòa Liên bang Đức sau khi hợp nhất với Cộng hòa dân chủ Đứcthành nước Cộng hòa Liên bang Đức thống nhất, vận hành theo nền kinh tếthị trường xã hội Tuy vậy, ở lĩnh vực BĐS nước này cũng phải thực hiện một

số công việc chuyển đổi tại khu vực Đông Đức cho phù hợp với nền kinh tếthị trường vốn có tại Tây Đức Đây sẽ là những kinh nghiệm đáng quý chochúng ta nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo vào việc phát triển TTBĐS cũngnhư quản lý có hiệu quả thị trường này

Khung khổ pháp luật về TTBĐS luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên ở

Cộng hòa Liên bang Đức Nó được xây dựng theo hai quan điểm: Một là, việc

tạo lập khung khổ pháp lý phải bảo đảm cho chuyển đổi sang kinh tế thị

trường, và hai là, xây dựng hệ thống pháp luật theo nguyên tắc thị trường.

Với nước Đức thống nhất thì vấn đề này có nhiều thuận lợi vì họ đã có khungkhổ pháp lý theo nguyên tắc thị trường ở Tây Đức cũ, vấn đề là triển khairộng rãi sang phía Đông Đức mà thôi Nhìn chung, xét về lâu dài thì hệ thốngpháp luật của Đức đều hướng tới việc tạo dựng một TTBĐS bền vững, thôngsuốt và những can thiệp "quá sâu" của nhà nước sẽ được giảm dần, để cho cơchế thị trường điều chỉnh phần lớn các hoạt động của TTBĐS

Ở Đức, quyền có nhà ở của công dân được quy định trong Hiến phápLiên bang Theo đó, đất và nhà không tách rời và tư nhân được quyền sở hữunhà đất, được mua bán, giao định theo nguyên tắc thị trường, các bên thamgia TTBĐS đều có quyền bình đẳng như nhau, trong đó, các tổ chức kinh

Trang 29

doanh của nhà nước cũng là một bên tham gia bình đẳng trong mua bán BĐS.

TTBĐS ở Cộng hòa Liên bang Đức được điều chỉnh bởi các luật cụthể của mô hình nền kinh tế thị trường xã hội, được hình thành sau chiếntranh thế giới thứ hai Tuy nhiên, do việc thống nhất hai miền Đông, Tây vớihai chế độ, hai nền kinh tế khác nhau nên khi vận hành TTBĐS cũng gặp phảinhiều khó khăn Nhưng, Hiệp ước thống nhất nước Đức đã xác định: áp dụngthể chế kinh tế thị trường xã hội của Tây Đức cho cả nước nên việc chuyểnđổi và tìm ra những bước đi thích hợp cho Đông Đức là tất yếu

Do vậy họ xác định rằng, không thể bỏ ngay hệ thống quản lý TTBĐScủa Đông Đức cũ mà cần phải có các đạo luật riêng mang tính chất quá độdần dần Một mặt, các quy định pháp luật đó phải đảm bảo quá trình chuyểnTTBĐS từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường một cáchsuôn sẻ, có hiệu quả, mặt khác, không để gây ra những xáo trộn lớn về mặtkinh tế xã hội và phải tính đến các điều kiện cụ thể của Đông Đức, đặc biệt làphải tôn trọng quyền có nhà ở của công dân đã ghi trong Hiến pháp chung Từquan điểm chỉ đạo như vậy, Cộng hòa Liên bang Đức đã xây dựng một hệthống pháp lý khá phù hợp cho việc chuyển đổi TTBĐS của Đông Đức, nhằmthống nhất vận hành theo các đạo luật chung và giá cả thống nhất hai miền

Hệ thống này gồm các đạo luật và quy định như sau: [2, tr 15]

- Đạo luật về quy đổi sở hữu thuộc sở hữu toàn dân trước đây

- Đạo luật về thuê nhà

- Các quy định về xác định giá trị BĐS cho thuê

- Các quy định hướng dẫn việc tính giá theo nguyên tắc thị trường

- Các quy định về khung giá, nâng giá phù hợp với tiêu chí cụ thể

- Nghị định về giá nhà, Nghị định về phân bổ chi phí vận hành

- Chế độ trợ cấp nhà ở và tiêu chuẩn nhà ở

Trang 30

Tại Đức, các giao dịch: mua, bán, cho thuê đều thực hiện qua hìnhthức hợp đồng thỏa thuận và được công chứng, hợp đồng kết thúc khi chủ sởhữu mới được đăng kí vào sổ địa bạ tại tòa án

Để tránh đầu cơ BĐS, nước Đức quy định: chủ thể mua BĐS nếu sau

đó bán lại BĐS trong vòng 10 năm kể từ khi trở thành chủ sở hữu, thì ngườinày phải nộp một loại thuế gọi là thuế đầu cơ Ở Đức, việc giao bán đất công

do chính quyền các bang quyết định thông qua Sở Kinh tế và doanh nghiệp,

Sở Tài chính và cơ quan liên quan ở cấp quận

TTBĐS là một thị trường không hoàn hảo, chúng ta không thể để cho

cơ chế thị trường điều chỉnh tất cả các khâu (như vấn đề nhà ở cho nhân dân)

Trang 31

mà ở đây nhà nước phải can thiệp vào nó nhằm tạo công bằng xã hội, ổn định

về an ninh chính trị ở Đức, có rất nhiều chương trình hỗ trợ nhà ở: hỗ trợ sởhữu, hỗ trợ theo thu nhập, hỗ trợ xây dựng căn hộ cho thuê, hỗ trợ tân trang,sửa chữa nhà hiện có,… các chương trình hỗ trợ được thực hiện thông qua cáchình thức như cho vay ưu đãi, trợ cấp không hoàn lại và tư vấn miễn phí.Ngoài ra, các ngân hàng nhà ở phục vụ, tạo điều kiện về tài chính nhà ở chocác đối tượng có nhu cầu

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản

Cũng giống như nước ta, ở Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu toàn dân

và nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý Cơ chế quản lý đất đainhư vậy nên ảnh hưởng rất nhiều tới TTBĐS và công tác QLNN đối với lĩnhvực này

Lịch sử phát triển của TTBĐS ở Trung Quốc mới chỉ xuất hiệnkhoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi Trung Quốc chấp nhận chính sách mởcửa đối với việc cải cách kinh tế

Trước đây, trong khuôn khổ của nền kinh tế kế hoạch hóa truyềnthống (cũng như ở nước ta), ở Trung Quốc, đất và nhà không được coi là hànghóa nên khi chuyển đổi chúng thì không phải trả tiền, hoặc chúng không đượctham gia vào các kênh lưu thông trên thị trường chính thức Trong hệ thốngnền kinh tế quốc dân không có lĩnh vực kinh tế BĐS, sau một vài năm cảicách nền kinh tế Trung Quốc mới có sự xuất hiện khái niệm BĐS và TTBĐS

Từ việc xác định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thị trường này, TrungQuốc đã xây dựng và phát triển TTBĐS khá thành công Đơn cử như ở ThâmQuyến (năm 1998), đã quyết định thành lập Trung tâm giao dịch BĐS Ngaytrong năm đầu tiên, 178 thửa đất với diện tích 5,175 triệu m2 đã được chuyểnnhượng với số tiền thu được lên tới 12,88 triệu USD (trong đó 163.000 m2 đã

Trang 32

thực hiện đấu giá thu được 9,28 triệu USD) số tiền này được chính quyềnthành phố Thâm Quyến sử dụng để lập quỹ phát triển đất, xây dựng đô thị vàphát triển hạ tầng cơ sở Từ đó người ta đã đánh giá:

Bất động sản đã trở thành một trong những ngành công nghiệpchủ chốt của đặc khu kinh tế Thâm Quyến Thị trường bất động sảnđang phát triển mạnh cùng với việc cải cách toàn diện hệ thốngquản lý của nó Tất cả những cố gắng này đã tạo ra một con đườngdẫn đến thành công cho sự phát triển kinh doanh bất động sản và

hình thành thị trường bất động sản đô thị ở Trung Quốc [45, tr 35].

Tuy nhiên, TTBĐS của Trung Quốc cũng có những thăng trầm riêngcủa nó Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng "kinh tế bọt" các năm 1988, 1989(sốt giá), cuối 1993, 1994, 1996, 1997 thì TTBĐS Trung Quốc cũng gần như

đi vào ngõ cụt

Từ 6/1992 cho đến 6/1993, trước sự hấp dẫn của "siêu lợi nhuận", cơnsốt nhà đất bùng nổ, các công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà đất mọc lênnhư nấm trên toàn nước Trung Hoa, các công trình nhà ở được xây dựng ồ ạt,các dự án khu kinh tế kỹ thuật cao mọc lên nhan nhản Song, đó chỉ là tìnhtrạng bùng lên rồi xẹp xuống ngay, gây khủng hoảng thừa cho nền kinh tếcũng như TTBĐS Trung Quốc đã dùng các công cụ QLNN để thanh lý "hậuquả" đó Tháng 7/1993 Trung Quốc xử lý vấn đề này ở Quảng Đông, nơi cócơn sốt nhà đất dữ dội và lớn nhất (vì đây là cửa ngõ của nền "kinh tế mở"Trung Quốc); tỉnh Quảng Đông đã bãi bỏ việc xây dựng 191 khu nhà mới vớiquy mô lớn (do không có vốn, thiếu quy hoạch, và nằm ngoài doanh mục đầutư) trả lại 21.800 hợp đồng nhà đất Tỉnh Hồ Nam đã rút bỏ giấy phép hơn 50khu phát triển kinh tế kỹ thuật cao vì không đủ điều kiện

Theo thống kê, TTBĐS Trung Quốc lúc ấy có số hàng hóa tồn đọnglên tới hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) Số hàng hóa này ứ đọng là gánh nặng

Trang 33

cho nền kinh tế Trung Quốc cũng như QLNN đối với TTBĐS Trung Quốc xácđịnh muốn hâm nóng và khởi động lại thị trường này thì khâu mấu chốt phải

là giá cả, cũng như lãi suất là mấu chốt của thị trường tài chính tiền tệ vậy!

Giá nhà đất ở Trung Quốc quá cao, lúc đó gấp khoảng 20 lần thu nhậptrung bình của công nhân trong 1 năm Trong khi đó, ở các nước phát triển thìchỉ gấp khoảng 3 đến 5 lần Giá nhà ở Mỹ khoảng 100.000 đến 120.000 USD/ 1căntức là bằng khoảng 2 năm thu nhập của một người Mỹ; trong khi đó giá ởTrung Quốc là khoảng 120.000NDT/ 1 căn bằng khoảng 20 năm thu nhập củamột người Tức là, một cặp vợ chồng người Mỹ cần một năm để mua một cănnhà, một cặp vợ chồng ở Trung Quốc cần 10 đến 12 năm mới mua được mộtcăn nhà So sánh như vậy cho thấy nhà ở Mỹ rẻ hơn Trung Quốc rất nhiều,thậm chí, dường như khó có thể so sánh được! Giá nhà ở Trung Quốc đượctính ra giá thành trung bình khoảng 2000NDT/1m2 gồm các chi phí sau: [45,

tr 139]

- Phí chuyển quyền sử dụng đất (30%)

- Thuế + chi phí phụ (20%)

- Lợi nhuận công ty phát triển nhà (15%)

- Vật liệu, nhân công (30%)

- Chi khác (5%)

Như vậy, giá nhà có thể giảm được vì vật liệu, nhân công - hai yếu tốchính chỉ chiếm khoảng 1/3 giá thành Phải giảm các loại thuế và chi phí đồngthời giảm lợi nhuận doanh nghiệp (lợi nhuận của các công ty phát triển nhàthế giới trung bình khoảng 5%)

Với giá cả như vậy, "cơn sốt nhà đất" đã lan tràn khắp Trung Quốc, từBắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, tuy nhiên điều kiện thực tế cư trú của nhândân lại không được cải thiện bao nhiêu, tính bình quân chỉ đạt 7 m2/người Cuối

Trang 34

năm 1993, cả nước có 50 triệu m2 nhà đang ế, chờ mua, song lại có 4,4 triệu

hộ ở các Thành phố Trung Quốc gặp khó khăn về nhà ở, trung bình chỉ có

2 m2/người với 290.000 hộ [45, tr 144]

Thực tế đó làm cho Nhà nước và các ngân hàng Trung Quốc phải ápdụng chính sách "cây gậy và củ cà rốt" đối với các công ty kinh doanh nhà đất.Một mặt, họ áp dụng một số ưu đãi như miễn thuế trước bạ, miễn phí thẩmđịnh, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, các đối tượng mua nhà đượcđăng kí hộ khẩu, được quỹ BĐS hỗ trợ Mặt khác, nếu những lô nhà đã ế từ banăm trở lên phải giảm giá từ 15% đến 20% để kích cầu, giải quyết tồn đọng,tránh sự khủng hoảng, phá sản cho cả doanh nghiệp kinh doanh BĐS và ngânhàng, cũng như nền "kinh tế bong bóng"

Với những biện pháp như vậy cùng với hệ thống cơ quan QLNN kháđồng bộ và các công cụ quản lý tích cực đã giúp cho TTBĐS của Trung Quốckhắc phục được khó khăn và hiện nay phát triển khá tốt

Đây là một bài học và cũng là những bức tranh sống động cho chúng

ta trong việc phát triển TTBĐS, kế thừa và vận dụng hợp lý các biện phápQLNN đối với TTBĐS của Trung Quốc Cần học tập và quán triệt quan điểmcủa Trung Quốc là: "Kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, dùng biệnpháp phát triển để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình đi lên…"

1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam và TP.HCM về một số nội dung quản lý đối với thị trường bất động sản

Từ thực tiễn phát triển của TTBĐS của các nước phát triển cũng nhưđang chuyển đổi cho thấy, TTBĐS là một thị trường không hoàn hảo, hay thịtrường có tính hoàn hảo không triệt để Nguyên nhân xuất hiện, một mặt docác đặc trưng của HHBĐS chi phối: như tính địa điểm sâu sắc đã quy địnhBĐS khu vực này khác khu vực kia… Mặt khác, nguyên nhân không hoànhảo còn do TTBĐS bị các chính sách, pháp luật của nhà nước tác động rất

Trang 35

lớn, ví dụ như các quy định về khuyến khích hay hạn chế có thể làm bùng nổ,

sốt hoặc đóng băng đối với TTBĐS Do đó, thị trường này thường vừa bị chi

phối bởi môi trường pháp luật, vừa của cơ chế thị trường, vừa chịu sự canthiệp của nhà nước

Như vậy, việc xây dựng, củng cố công tác QLNN đối với TTBĐS ởnước ta nói chung và ở TP.HCM nói riêng để cho thị trường này phát triểnlành mạnh phải tiến hành theo các bước như sau

Thứ nhất, phải tạo dựng một khung khổ pháp lý toàn diện nhằm tạo

điều kiện cho TTBĐS hình thành, vận động trôi chảy và phát triển TTBĐShình thành phụ thuộc vào điều kiện và "thể trạng" nhất định của nền kinh tế.Khi nền kinh tế thị trường phát triển tới "độ" cần thiết nó đòi hỏi phải có mộtTTBĐS chính qui lành mạnh Để có được điều này, vấn đề đầu tiên là phải có

hệ thống pháp luật nhằm tạo "đường đi" và môi trường vận động cho các lựclượng thị trường của TTBĐS Pháp luật cần phải qui định rõ một số vấn đềnhư: sở hữu toàn dân về đất đai, sở hữu tài sản BĐS và đăng ký quyền sở hữuBĐS, phạm vi giao dịch BĐS, HHBĐS gồm những gì, quyền thế chấp, bảolãnh, cho thuê, kinh doanh BĐS, qui định rõ về thuế và các loại phí, ban hànhLuật Kinh doanh BĐS…

Thứ hai, phải xây dựng các cơ chế, định chế, tổ chức hỗ trợ cho

TTBĐS phát triển như việc thành lập, ban hành quy chế hoạt động cho các tổchức định giá BĐS, thẩm định giá BĐS; các trung tâm thông tin BĐS, trungtâm đăng ký biến động BĐS… Thêm nữa, phải tạo lập được đội ngũ tư vấnmôi giới, các chuyên gia BĐS và doanh nhân kinh doanh BĐS Tất cả các tổchức hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho TTBĐS phát triển lành mạnh ổn định, tạođiều kiện cho công tác QLNN đối với lĩnh vực này có hiệu lực và hiệu quảhơn

Thứ ba, phải có các cơ chế, chính sách tài chính và xã hội hỗ trợ các

lực lượng thị trường TTBĐS đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn, vì vậy các

Trang 36

định chế tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quĩ phát triển cần hỗtrợ về vốn, lãi suất cho các chủ thể tham gia thị trường Phải xã hội hóa việcđầu tư, kinh doanh BĐS tới mọi tổ chức như ngân hàng, tín dụng, doanhnghiệp, pháp nhân, thể nhân,… nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, ngoạilực cho thị trường Thị trường có đi vào khuôn khổ và xu hướng phát triển ổnđịnh thì cũng sẽ tạo điều kiện cho công tác QLNN tốt hơn và tác động mạnh

mẽ vào việc đổi mới toàn diện, triệt để công cụ cũng như bộ máy QLNN đốivới TTBĐS

Thứ tư, cần có sự can thiệp hợp lý và đúng lúc của nhà nước vào cơ

chế điều tiết quản lý TTBĐS, tránh những can thiệp sâu, có tính chất "thôbạo" với thị trường, làm méo mó thị trường Nhà nước vừa tạo dựng môitrường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, vừa can thiệp một cách khoa họcnhư là một "bà đỡ mát tay" cho TTBĐS hình thành, phát triển ổn định, lànhmạnh, có hiệu quả, góp phần hoàn thiện đồng bộ các thể chế thị trường trong

mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Trang 37

là đầu mối giao thông liên lạc chính của cả nước cũng như của khu vực ĐôngNam Á

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên dân cư, lao động, trí thứcdồn về thành phố rất nhiều Mặt thuận lợi, sẽ tạo ra một lực lượng lao độngđông đảo cho thành phố và thúc đẩy TTBĐS phát triển sôi động Mặt khác,điều này cũng góp phần gia tăng sức ép về dân số, nhà ở, môi trường, tệ nạn

xã hội cho "siêu đô thị" này

TP.HCM hiện nay được xác định là "hạt nhân" kinh tế của miền Nam

và là "đầu tầu" của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước.Thực tế, những năm qua cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố rấtcao Thống kê cho thấy, riêng năm 1999 do khủng hoảng tài chính chung nênGDP Thành phố tăng trưởng 6,0%, còn năm 2000 (9,0%), năm 2001 (9,5%),năm 2002 (10,2%), năm 2003 (ước đạt 11,2%) [13, tr 27] Cùng với sự tăng

Trang 38

trưởng là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không ngừng theo hướng côngnghiệp hóa:

Bảng 2.1: T c ốc độ tăng trưởng và cơ cấu GDP của TP.HCM độ tăng trưởng và cơ cấu GDP của TP.HCM ăng trưởng và cơ cấu GDP của TP.HCM t ng tr ưởng và cơ cấu GDP của TP.HCM ng v c c u GDP c a TP.HCM à cơ cấu GDP của TP.HCM ơ cấu GDP của TP.HCM ấu GDP của TP.HCM ủa TP.HCM

Năm trưởng GDP Tốc độ tăng

(%)

GDP Giá thực tế (tỷ đồng)

Cơ cấu (%) Nông, lâm,

thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Như chúng ta đã biết, đô thị hóa là xu hướng chung của các quốc giađang phát triển, đó là quá trình tập trung dân số cho một xã hội công nghiệp.Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhanh chóng, TP.HCM cũngkhông là ngoại lệ Hiện nay, dân cư thành phố đã hơn 5,6 triệu dân với tổngdiện tích nhà ở đến 2003 là 61,258 triệu m2 [40, tr 1], trung bình mỗi ngườidân hiện nay được ở 10,88 m2 Tuy nhiên, cùng với việc tăng dân số, tăng thunhập của người dân hiện nay và mục tiêu đạt 14m2/người (năm 2010) thìTP.HCM phải xây dựng rất nhiều nhà ở [40, tr 4] Chính các đòi hỏi trên đây

Trang 39

đã tạo tiền đề thuận lợi cho TTBĐS phát triển cả về quy mô và sự lành mạnh.

Thu nhập trung bình của thành phố thuộc nhóm cao nhất cả nước, hơn

1450 USD/ người/ năm [14, tr 34] và với xu hướng tích lũy và đầu tư ngàycàng tăng, thêm vào đó TTBĐS đang được coi là lĩnh vực đầu tư có lợi nhuậncao nhất so với thị trường tài chính, chứng khoán, vàng bạc đá quý, nên dẫntới làn sóng đầu tư, đầu cơ ồ ạt vào BĐS Điều này tạo nhiều thời cơ cho thịtrường này phát triển nhưng cũng chứa đựng đầy bất ổn Theo nghiên cứu củacác nhà kinh tế, khi thu nhập vượt qua mức đói nghèo, thì tỷ lệ tích lũy chicho nhà đất chiếm 25 - 40% trong tổng thu nhập của hộ gia đình Hiện nay,thu nhập từ mức trung bình trở lên chiếm trên 65% số dân toàn thành phố đãthể hiện tiềm năng và quy mô phát triển của TTBĐS ở đây

2.1.1.2 Quá trình phát triển của TTBĐS TP.HCM trong thời kỳ đổi mới

Dưới góc độ cơ chế quản lý và thể chế trong từng thời kỳ, quá trìnhphát triển TTBĐS TP.HCM phân làm hai giai đoạn: giai đoạn từ 1986 đến

1993 và giai đoạn từ 1993 đến nay

a) Giai đoạn từ 1986 đến 1993

Đây là thời kỳ TP.HCM cùng cả nước bước vào quá trình đổi mới,phát triển kinh tế với nội dung cơ bản: chuyển sang mô hình kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Lúc này, sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố cũng như hệ thống TTBĐS chịuảnh hưởng của các chính sách, cơ chế quản lý có liên quan đến các nội dung pháttriển chung Đây là giai đoạn mở đầu cho quá trình đổi mới cơ chế quản lý,phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế để xây dựng nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần Những chính sách, chủ trương lớn để hình thành cácchủ đầu tư, sở hữu mới trong phát triển các thành phần kinh tế đã ra đời vàphát huy tác dụng như Nghị quyết 10, Luật Đầu tư nước ngoài, Hiến phápnăm 1992 và Luật Đất đai năm 1993

Trang 40

Kinh tế TP.HCM, vốn rất nhạy cảm với các chính sách, chủ trương cóliên quan đến nền kinh tế hàng hóa và do vậy trong giai đoạn này, mức độ đầu

tư các ngành tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, đầu tưnước ngoài Việc tăng mức độ đầu tư và sự xuất hiện các hình thức tổ chứcđầu tư mới đã làm tăng nhu cầu sử dụng đất làm nhà xưởng, văn phòng giaodịch Nhu cầu này không chỉ thể hiện ở mặt bằng diện tích theo yêu cầu sảnxuất kinh doanh của các chủ đầu tư mà còn phải gắn với những điều kiện về

vị trí địa lý kinh tế nhất định Những điều đó đã tạo nên cầu HHBĐS là đấtđai để xây dựng nhà xưởng, văn phòng có qui mô, chất lượng, tiêu chuẩn caohơn thời kỳ trước đó Cùng với sự hồi phục nhịp độ tăng trưởng kinh tế,TTBĐS TP.HCM trong giai đoạn này đã có sự biến đổi trước hết về "cầu"BĐS: bên cạnh cầu về nhà ở đã xuất hiện cầu về đất đai để xây dựng nhàxưởng, văn phòng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu này có

xu hướng tăng dần cùng với mức độ phát triển kinh tế thành phố

Để đáp ứng nhu cầu trên, thị trường "cung" hàng hóa BĐS là nhà ở,đất ở cũng có sự biến đổi, phát triển theo yêu cầu Trước hết, hoạt động liêndoanh, liên kết với các nhà đầu tư của nhà nước theo hình thức góp vốn là đấtđai, đã hình thành một bộ phận cơ bản của thị trường "cung" từ quỹ đất củanhà nước để thực hiện các dự án đầu tư phát triển Đồng thời, sự phát triển môhình kinh tế thị trường với cơ cấu kinh tế đa thành phần trên địa bàn thànhphố đã tạo nên "cơn sốt" về nhà ở, đất ở tại những điểm mà vị trí địa lý kinh

tế của nó phù hợp với yêu cầu phát triển các ngành nghề kinh doanh; từ đó,hình thức sử dụng nhà ở, đất ở của các chủ sử dụng đã có sự thay đổi: từ sửdụng với mục đích ở chuyển sang sử dụng với mục đích kinh doanh Các hoạtđộng chuyển nhượng để thay đổi mục đích sử dụng BĐS là nhà ở, đất ở chocác hoạt động đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố bắt đầu pháttriển, dần trả lại giá trị thực của BĐS với tính cách là hàng hóa Từ đó, giáđất, nhà ở TP.HCM cũng tăng dần Tuy nhiên, các hoạt động giao dịch đất đai

Ngày đăng: 27/10/2016, 10:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
Tác giả: Phạm Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
2. Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Bá
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2003
3. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết 7 của Thành ủy về phát triển các ngành dịch vụ - thương mại chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 7 của Thành ủy về phát triển các ngành dịch vụ - thương mại chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
4. Ban Chỉ đạo 80 Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Tài liệu hướng dẫn việc xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn việc xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Chỉ đạo 80 Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
6. Bộ Luật dân sự (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Luật dân sự
Tác giả: Bộ Luật dân sự
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
7. Các quy định về giao đất, sử dụng đất, bảo lãnh, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và đền bù thiệt hại khi thu hồi đất (2004), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: đất, bảo lãnh, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và đền bù thiệt hại khi thu hồi đất
Tác giả: Các quy định về giao đất, sử dụng đất, bảo lãnh, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và đền bù thiệt hại khi thu hồi đất
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2004
8. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2003), Thị trường bất động sản những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường bất động sản những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2003
9. Quang Chung (2002), "Đóng băng vì … giấy tờ!", Thời báo Kinh tế Sài gòn, (608), tr. 12-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đóng băng vì … giấy tờ
Tác giả: Quang Chung
Năm: 2002
10.Cục lý luận Ban tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (2003), 25 vấn đề lý luận trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 vấn đề lý luận trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
Tác giả: Cục lý luận Ban tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
11.Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Niên giám thống kê 2001, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2001
Tác giả: Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
12.Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Niên giám thống kê 2002, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2002
Tác giả: Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
13.Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Niên giám thống kê 2003, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2003
Tác giả: Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
14.Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2003, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2003
Tác giả: Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
15.Nguyễn Sĩ Dũng (2003), "Bất động sản: những "tai biến" của việc không có thị trường", Thời báo Kinh tế Sài gòn, (650), tr.38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất động sản: những "tai biến" của việc không có thị trường
Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng
Năm: 2003
16.Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ bảy, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ bảy, thành phố
Tác giả: Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb "Chính trị quốc gia
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w