1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường chứng khoán cơ bản.DOC

10 1,9K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Thị trường chứng khoán cơ bản.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần dần hình thành và phát triển hướng đến sự ổn định và là nơi đầu tư an toàn lành mạnh cho các nhà đầu tư.Tuy nhiên hiện nay thị trường vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên vẫn còn rất nhiều sai sót trong điều hành vĩ mô,luật pháp vẫn chưa chặt chẽ,chưa kiểm soát được thị trường,và điều đó dẫn đến các tác hại không mong muốn gây hại cho các nhà đầu tư chân chính, làm thị trường không phát triển lành mạnh được

Thị trường hiện nay đang trong giai đoạn suy giảm mạnh một phần do sự điều hành yếu kém của các chính sách vĩ mô, một phần vì ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới đặc biệt là khủng hoảng tín dụng xấu tại Mỹ đang xấu đi,dẫn đến sự khủng hoảng TTCK toàn cầu và Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó.Thêm vào đó bản lĩnh và trình độ của các nhà đầu tư Việt Nam còn rất yếu kém vì thì trường còn rất non trẻ kinh nghiệm chưa có nhiều nên tâm lý của đa số các nhà đầu tư Việt Nam đều rất hoang mang dẫn đến nhiều đợt bán tống bán tháo cổ phiếu làm thị trường không gượng dậy được.

Trước tình hình thị trường đang rất khó khăn, ta cũng nên nhớ 1 triết lý rất nổi tiếng mà các nhà đầu tư thành công hàng đầu trong TTCK Mỹ “Lúc tốt nhất nên mua cổ phiếu là lúc mọi người bi quan nhất và lúc tổt nhất nên bán cổ phiếu là lúc mọi người lạc quan nhất”

Thị trường CK cơ bản

Trang 2

I Sơ lược TTCK VN

Thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành trong bối cảnh cải cách kinh tế toàn diện và xu hướng hội nhập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2000, ban đầu chỉ có hai cổ phiếu niêm yết Đến cuối tháng 5 năm 2006, sau hơn 5 năm, đã có 36 cổ phiếu, 01 chứng chỉ quỹ và khoảng 300 trái phiếu được niêm yết và giao dịch Chỉ số chứng khoán VN Index, mặc dù đã trải qua một số giai đoạn biến động, nhưng về tổng thể, từ năm 2000 đến nay đã tăng khoảng 3 lần.

Đầu tháng 3/2005, TTGDCK thứ hai được khai trương tại Hà Nội Theo chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, TTGDCK TP HCM sẽ được nâng cấp phát triển thành sở giao dịch chứng khoán hiện đại, kết nối với các sở giao dịch chứng khoán của các nước trong khu vực Còn TTGDCK Hà Nội sẽ đóng vai trò là sàn giao dịch các cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu OTC.

Mặc dầu quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, nhưng triển vọng phát triển trong tương lai được đánh giá là khá tiềm năng, dựa trên những cơ sở sau đây:

• Cổ phần hóa các tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước Chính phủ chủ trương sau khi cổ phần hóa sẽ niêm yết cổ phiếu của các tổng công ty này trên TTGDCK Chính phủ đang xúc tiến cổ phần hóa một loạt các doanh nghiệp lớn như Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Vinaconex, v.v Những công ty và ngân hàng này đều có quy mô vốn rất lớn, từ vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng.

• Niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần Sacombank (NH Sài Gòn Thương Tín) đã niêm yết vào tháng 7 năm 2006 là Sacombank và tiếp theo sẽ có ACB, mỗi ngân hàng có giá trị thị trường hơn 1 tỷ đô la Mỹ.

Trang 3

• Cổ phần hoá và niêm yết các công ty đầu tư nước ngoài Đây cũng là một nguồn cung quan trọng cho TTCK trong thời gian tới Công ty đầu tư nước ngoài đầu tiên đã cổ phần hóa thành công trong tháng 5 năm 2005 là Cáp điện Taya với số vốn điều lệ là 182,67 tỷ đồng Và công ty thứ hai là Interfood với số vốn điều lệ 206.3 tỷ đồng

Trong quá trìh phát triển, TTCK Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức cơ bản sau:

• Tính minh bạch thông tin trên TTCK còn thấp

• Trình độ quản trị công ty của phần lớn các công ty niêm yết còn hạn chế

• Thị trường dễ bị chi phối và biến động bởi những yếu tố tâm lý do quy mô thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản thấp, sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức vẫn còn hạn chế

• Còn thiếu các tổ chức chuyên nghiệp tham gia định thị trường như các tổ chức tạo lập thị trường

Bên cạnh đó, khác với nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân còn phải đối mặt thêm với những thách thức sau đây:

• Khả năng tiếp cận thông tin hạn chế hơn so với các nhà đầu tư có tổ chức.

• Thiếu năng lực để bao quát, theo dõi một số lượng lớn công ty

• Kỹ năng đánh giá, phân tích không chuyên nghiệp bằng nhà đầu tư có tổ chức Với một lượng vốn tương đối nhỏ, mức độ đa dạng hóa đầu tư thấp, nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tập trung vào một số cổ phiếu mà họ quen thuộc, do vậy làm tăng rủi ro đầu tư khi những cổ phiếu này hoạt động không như mong muốn.

Trang 4

Để giải quyết những thách thức trên, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân, một trong những giải pháp hữu hiệu là phát triển các quỹ đầu tư.

II Cơ bản về TTCK

Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và

lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và các chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.

Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch mua bán các chứng khoán

trung và dài hạn, bao gồm chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu Tại các nước phát triển, phần lớn các hoạt động của TTCK được thực hiện trên thị trường tập trung, còn gọi là sở giao dịch chứng khoán Những giao dịch phi tập trung, diễn ra bên ngoài sở giao dịch được gọi là giao dịch ngoài sàn hay giao dịch OTC (over the counter) Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Đối với nhà đầu tư, TTCK là một kênh đầu tư hấp dẫn, bên cạnh những lựa chọn khác như tiền gửi ngân hàng, mua vàng, ngoại tệ, kinh doanh bất động sản, v.v

Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cổ phiếu và trái phiếu, hai chứng khoán chủ yếu trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần trong một công ty, thể hiện sự sở

hữu một phần trong công ty đó Khi bạn mua cổ phiếu của một công ty, bạn trở thành cổ đông và được chia phần lợi nhuận cũng như gánh chịu thất bại của công ty theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mình Giá trị cổ phần của công ty được phản ánh thông qua giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thông thường, khi công ty làm ăn phát đạt, giá cổ phiếu sẽ đi lên, và ngược lại, khi công ty không thành công, giá cổ phiếu sẽ giảm.

Bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu trên sàn, là những cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, bạn cũng

Trang 5

có thể xem xét đầu tư vào những cổ phiếu ngoài sàn (OTC), là những cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết hoặc đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thường thì các cổ phiếu trên sàn là những cổ phiếu đã qua chọn lọc, các thông tin tương đối minh bạch và đầy đủ hơn so với các cổ phiếu ngoài sàn Nên lưu ý rằng cổ phiếu có lợi nhuận tiềm năng cao hơn hẳn so với tiền gửi tiết kiệm và trái phiếu, nhưng bù lại mức độ rủi ro cũng cao hơn.

Trái phiếu: Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, trái phiếu là một khoản vay

giữa bạn (người cho vay) với nhà phát hành (người đi vay) Nhà phát hành có thể là Chính phủ khi cần huy động vốn cho ngân sách hoặc công ty khi huy động vốn để đầu tư phát triển kinh doanh.

Trái phiếu thường có kỳ hạn cố định Nhà phát hành sẽ trả lãi định kỳ (hay còn gọi là lãi suất coupon) theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần trong suốt kỳ hạn của trái phiếu Khi đến hạn, nhà phát hành sẽ hoàn trả tiền gốc Đối với các trái phiếu niêm yết, bạn có thể tự do mua bán trên thị trường chứng khoán.

Trái phiếu có một số điểm khác biệt cơ bản so với cổ phiếu Về thu nhập định kỳ, lãi suất cuống phiếu được ấn định ngay từ khi phát hành, trong khi cổ tức của cổ phiếu lại biến động tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành So với cổ phiếu, trái phiếu thường được đánh giá có mức độ rủi ro thấp hơn, do vậy giá trái phiếu thường ít biến động hơn so với giá cổ phiếu Đó cũng chính là lý do vì sao trái phiếu hấp dẫn nhà đầu tư Trong môi trường lạm phát thấp, đầu tư trái phiếu là một cách an toàn để duy trì nguồn thu nhập thường xuyên Khi thị trường chứng khoán biến động, đầu tư trái phiếu là một cách giúp đảm bảo an toàn vốn đầu tư và đa dạng hoá rủi ro.

Chỉ số chứng khoán

Để xác định hiệu quả hoạt động của cổ phiếu, các nhà đầu tư trên thị trường thường nhìn vào chỉ số chứng khoán Chỉ số chứng khoán có thể hiểu

Trang 6

đơn giản là thước đo bình quân giá các chứng khoán giao dịch trên thị trường, có thể dùng để xác định hiệu quả tương đối của một chứng khoán cụ thể so với mức bình quân của thị trường.

Lấy một ví dụ, bạn theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay và nhận thấy chỉ số VN Index tăng từ 150 điểm lên 152 điểm Điều đó có nghĩa giá cổ phiếu nói chung trên thị trường đã tăng 1,3% trong ngày Bạn đang sở hữu một số cổ phiếu ABC và giá cổ phiếu này tăng từ 50.000 đồng/cổ phiếu lên 52.000 đồng/cổ phiếu, tức là giá cổ phiếu này tăng 4%, cao hơn so với mức tăng 1,3% của chỉ số VN Index Bạn có thể nói cổ phiếu ABC đã hoạt động tốt hơn so với bình quân thị trường trong ngày hôm nay.

III Những rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Có thể hiểu rủi ro là yếu tố không chắc chắn đối với công việc mà chúng ta tiến hành Dù có muốn hay không, hầu hết những điều bạn làm đều có rủi ro Hoạt động đầu tư cũng vậy.

Trước khi quyết định đầu tư, bạn nên tìm hiểu mức độ rủi ro của từng loại công cụ đầu tư khác nhau.

Rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu

Nhìn chung, đầu tư trái phiếu an toàn hơn nhiều so với cổ phiếu, song điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không có rủi ro:

• Rủi ro tín nhiệm :Mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh

giá dựa trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành.

Trái phiếu Chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ luôn có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ Các công ty không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.

Trang 7

Rủi ro tín nhiệm được thể hiện qua hệ số tín nhiệm Hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá tín nhiệm ấn định Hệ số tín nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi là càng an toàn.

• Rủi ro lãi suất: lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng giảm

và ngược lại.

Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ tăng Bởi lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thị trường giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao.

Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ giảm Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn.

• Rủi ro lạm phát: lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu, bởi nó

ăn mòn giá trị đồng tiền Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu.

Nếu một trái phiếu trả lãi 7%/năm, lạm phát bình quân 5% thì lãi suất thực của trái phiếu là 2% Nếu lạm phát giảm xuống còn 3%, lãi suất thực sẽ là 4%.

• Rủi ro thanh khoản :khi nhà đầu tư trái phiếu cần tiền mặt mà thị

trường lại thiếu tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu.

• Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh: Thông thường giá

trái phiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên Tuy nhiên, khi thị

Trang 8

trường chứng khoán đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại.

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu

Cổ phiếu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư do nó có lợi nhuận tiềm năng cao hơn hẳn so với tiền gửi tiết kiệm và trái phiếu, nhưng bù lại mức độ rủi ro cũng cao hơn

Giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động và chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau từ kinh tế, chính trị, đến tâm lý, v.v Bạn phải chấp nhận một thực tế là khoản đầu tư của bạn có thể bị mất, một phần hay thậm chí toàn bộ Trường hợp xấu nhất xảy ra khi công ty mà bạn mua cổ phần bị phá sản, tờ cổ phiếu mà bạn sở hữu trở thành một tờ giấy lộn và bạn không nhận lại được một đồng nào cả.

Những công cụ đầu tư khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau:

Những loại hình đầu tư khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro thấp nhất bao gồm trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiết kiệm Vốn đầu tư của bạn được đảm bảo an toàn, nhưng chính vì thế mà tiềm năng lợi nhuận thấp.

Mức độ rủi ro tiếp theo là trái phiếu của các công ty lớn, kinh doanh ổn định, (do vậy khả năng công ty vỡ nợ tương đối thấp) Tuy nhiên vẫn tồn tại yếu tố rủi ro nhất định, vì vậy công ty phải trả mức lãi suất cao hơn một chút so với trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiết kiệm.

Tiếp đến là trái phiếu của các công ty nhỏ, ít tên tuổi, hoạt động không ổn định bằng những công ty lớn, và do vậy khả năng vỡ nợ cao hơn Tất nhiên lãi suất trái phiếu mà công ty này trả cho nhà đầu tư phải cao hơn.

Cổ phiếu nói chung có mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu do mức độ dao động giá cổ phiếu lớn hơn trái phiếu rất nhiều Cổ phiếu các công ty lớn có

Trang 9

thể đem lại tiềm năng tăng trưởng giá trị cao, tuy nhiên cũng có thể bạn sẽ không thu hồi được vốn ban đầu.

Cuối cùng, cổ phiếu các công ty nhỏ, ít tên tuổi có mức độ rủi ro rất cao, song lại có tiềm năng tăng trưởng cao.

Trang 10

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức được đưa vào giao dịch khoảng 8 năm trời, song hành với nó là các nhà đầu tư các công ty chứng khoán và toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng tín dụng trong nướcTuy thị trường có lúc tăng lúc giảm với biên độ kinh khủng nhưng đây chính là những viên gạch những bài học kinh nghiệm những sự tôi rèn cho thị trường cho nhà đầu tư nhằm hướng tới một thị trường chứng khoán tằng trưởng vững mạnh là nơi đầu tư an toàn công bằng cho các nhà đầu tư,là nơi huy động tốt vốn cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế đất nước.

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w