1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam.doc

31 1,3K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Khả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, quá trình điều hoà các nguồn vốn từ nơi thừađến nơi thiếu được diễn ra trên thị trường tài chính Thị trường tài chính thườngđược phân làm hai loại là thị trường tiền tệ (bao gồm thị trường liên ngân hàng, thịtrường hối đoái và quan trọng nhất là thị trường tín dụng ) và thị trường vốn (baogồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp và quan trọng nhất là thịtrường chứng khoán) Thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng nhất trong thịtrường tài chính, nó là nơi cung cấp vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế Thị trườngtài chính rất nhạy cảm, chỉ một tổn thất trong một thị trường bộ phận có thể lây lansang cả thị trường tài chính rộng lớn và rất dễ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tàichính, gây thiệt hại cho nền kinh tế Từ đó đặt ra một yêu cầu là phải ổn định thịtrường tài chính Chính vì vậy mà trong suốt những thập kỷ vừa qua có sự tăngtrưởng kỳ lạ của các thị trường phái sinh, một trong những phát triển quan trọngnhất của thị trường tài chính Các công cụ tài chính phái sinh ngày càng được sửdụng rộng rãi, linh hoạt trong các hoạt động tài chính Đó là những công cụ mới vàphức tạp, vì vậy muốn sử dụng nó một cách hiệu quả ta cần nghiên cứu, tìm hiểunó.

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính phái sinh có nguồn gốc từchứng khoán và có mối quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc Đây là những côngcụ tài chính đa năng và là các công cụ quan trọng được sử dụng một cách linh hoạtđể giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán xử lý rủi rovề giá cả chứng khoán và giúp nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận Nhưng chứng khoánphái sinh lại tạo ra sứ ép từ phía nhà đầu tư và rất phức tạp nên chỉ dành cho nhữngnhà đầu tư chuyên nghiệp và trong thị trường chứng khoán phát triển Ở Việt Nam,thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động từ năm 2000, còn trong giai đoạnbước đầu xây dựng nên vấn đề áp dụng chứng khoán phái sinh còn nhiều bất cập,nhưng khi thị trường phát triển thì đó lại trở thành tất yếu.

Trang 2

Do còn mới và phức tạp, đề tài mới dừng lại ở những lý thuyết cơ bản vềchứng khoán phái sinh Nội dung của đề tài được trình bày đi từ lý thuyết về chứngkhoán phái sinh đến khả năng áp dụng chúng vào thị trường chứng khoán Việt Nambao gồm các phần sau:

Phần 1 : CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Phần 2 : KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀO THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Trang 3

PHẦN I : CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ĐỐIVỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính,thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịchtrao đổi mua bán, trao đổi chứng khoán _ chứng khoán được hiểu là những giấy tờcó giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư);chứng khoán xác nhận quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhậpvà tài sản tương một thời hạn nào đó Các quan hệ trao đổi mua bán này làm thayđổi chủ sở hữu của chứng khoán, vậy thực chất đây là quá trình vận động của tưbản chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh Thị trường chứng khoánkhông giống như thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá thị trườngchứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản Loại hànghoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng Như vậy có thể nói, bản chất của thịtrường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốnđầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giácả của vốn đầu tư Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nềnsản xuất và lưu thông hànhg hoá.

Cấu trúc thị trường chứng khoán được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau.Nếu phân loại theo hàng hoá, thì có thể chia thành thị trường trái phiếu, thị trườngcổ phiếu và thị trường các công cụ dẫn xuất Thị trường trái phiếu là thị trường màhàng hoá là trái phiếu; trái phiếu là chứng khoán nợ, một loại chứng khoán quyđịnh nghĩa vụ của người phát hành ( người đi vay ) phải trả cho người đứng tên sởhữu chứng khoán (người cho vay ) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc lẫn lãitrong những khoảng thời gian cụ thể Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bántrao đổi cổ phiếu, cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng

Trang 4

chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối vớitài sản hoặc vốn của công ty cổ phần Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạnthanh toán là vô hạn Còn thị trường các công cụ dẫn xuất là thị trường có hàng hoálà các chứng khoán phái sinh, chứng khoán phái sinh bao gồm các loại như quyềnmua trước, chứng khế, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.Nếu phân loại theo quá trình luân chuyển vốn, thị trường được phân thành thịtrường sơ cấp (thị trường cấp một )_là thị trường phát hành chứng khoán hay lànơi mua bán chứng khoán lần đầu tiên Việc mua bán chứng khoán trên thị trườngsơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành, thông qua đó chính phủ có thêm nguồn tàitrợ cho dự án đầu tư và tiêu dùng của chính phủ, các doanh nghiệp huy động đượcvốn cho dự án đầu tư của doanh nghiệp; Và thị trường thứ cấp ( thị trường cấp 2 ) _là thị trường giao dịch mua bán trao đổi những chứng khoán đã được phát hànhnhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.

Khi phân loại thị trường chứng khoán theo hình thức tổ chức của thị trườngthì có : Thứ nhất, là tổ chức thành sở giao dịch chứng khoán, là thị trường chứngkhoán được tổ chức tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch hoặc thông quahệ thống máy tính Các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch là các chứngkhoán đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết do sở giao dịch đặt ra; Thứ hai là tổ chứcthành thị trường giao dịch phi tập trung ( thị trường OTC ), là thị trường không cótrung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự kinhdoanh chứng khoán mua bán với nhau và với nhà đầu tư Ngoài hai thị trường trêncòn có thị trường thứ ba dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn trên hai thịtrường trên.

Các chủ thể trên thị tường chứng khoán có thể được chia làm ba nhóm : Mộtlà chủ thể phát hành, người cung cấp hàng hoá ( chứng khoán ) cho thị trườngchứng khoán Các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và một số tổ chứckhác như các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian ….; Hai là nhà đầu tư, lànhững người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán để tìm kiếm lợi

Trang 5

nhuận, thường được chia thành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức; Ba làcác tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán như cơ quan quản lý và giámsát các hoạt động thị trường chứng khoán như uỷ ban chứng khoán, hiệp hội cácnhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứngkhoán, các tổ chức hỗ trợ , các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm …

1.1.2 Khái niệm về chứng khoán phái sinh

Trên các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài hoạt động giao dịch cácchứng khoán thông thường như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư còn cógiao dịch các loại chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh gồm có chứngkhế ( warrants ), chứng quyền (rights ), hợp dồng kỳ hạn ( forwards ), hợp đồngtương lai (futures ) và hợp đồng quyền chọn (options ) Các loại chứng khoán pháisinh không giống như các chứng khoán thông thường Chúng không xác nhậnquyền sở hữu hay quyền chủ nợ giữa người sở hữu đối với người phát hành, mà chỉxác nhận quyền mua cổ phiếu thường của một công ty phát hành cho người sở hữu( trường hợp chứng khế và chứng quyền ) hoặc xác nhận quyền và nghĩa vụ giữahai bên giao dịch hợp đồng ( trong trường hợp quyền lựa chọn và hợp đồng tươnglai ) Các chứng khoán phái sinh này giúp cho thị trường sôi động hơn và kích thíchhoạt động đầu tư của những nhà đầu tư chứng khoán.

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứngkhoán và quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc Các chứng khoán phái sinhđược hình thành do nhu cầu của người mua, người bán chứng khoán, và sự pháttriển của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường chứngkhoán

Các chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính đa năng và đòi hỏi phảicó sự vận dụng linh hoạt, mặt khác nó yêu cầu các nhà đầu tư phải phân tích dựđoán tình hình biến động của chứng khoán cơ sở trong tương lai một cách tốt nhất.Sau đó vận dụng chứng khoán phái sinh linh hoạt để kiếm tiền Do đó, phải lànhững nhà đầu tư chuyên nghiệp và những chuyên gia mới có đủ tri thức và thông

Trang 6

tin để sử dụng tốt công cụ này Và chỉ ở thị trường chứng khoán phát triển, chứngkhoán phái sinh mới được áp dụng và phát triển Các chứng khoán phái sinh mớiđược áp dụng vào thị trường chứng khoán từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, nhưng đếnnay thị trừng chứng khoán phái sinh phát triển rất sôi động và đạt được nhiều thànhcông Trong tương lai không xa thị trường chứng khoán phái sinh còn phát triểnvượt trội hơn nữa Đó là quy luật tất yếu.

1.1.3 Vai trò chứng khoán phái sinh đối với thị trường chứng khoán.

Chứng khoán phái sinh đóng vai trò to lớn trong thị trường chứng khoán,cũng như trên thị trường tài chính Chứng khoán phái sinh chủ yếu đảm bảo sự ổnđịnh cho thị trường chứng khoán với chức năng phòng ngừa rủi ro và tăng khả năngsinh lời cho nhà đầu tư chứng khoán Tuy nhiên, việc sử dụng các chứng khoánphái sinh này cũng tạo ra sức ép từ phía các nhà đầu cơ.

Với phương thức rất sôi động ( có tính chất cá cược về giá ) giúp các nhà đầucơ thao túng về giá chứng khoán gốc Ví dụ như có sự công khai về một hợp đồngquyền chọn mua một loại chứng khoán nào đó với một lượng chứng khoán lớn vàvới giá cao vào thời gian tới, thì trên thị trường ngay lập tức xảy ra tình trạng “ăntheo “ tức các nhà đầu tư mua chứng khoán nhỏ lẻ đổ vào mua chứng khoán đó tạithời điểm hiện tại tăng lên khiến cho giá chứng khoán đó lập tức lên giá ( do cầuchứng khoán đó tăng ) Ngoài ra, nó còn làm cho thị trường sơ cấp hoạt động vớihiệu quả không cao Như vậy, các thị trường chứng khoán mới nổi không nên ápdụng chứng khoán phái sinh, nếu không sẽ tạo ra những biến động bất lợi về chứngkhoán cơ sở năm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Còn với thị trườngchứng khoán phát triển sự áp dụng chứng khoán phái sinh càng kích thích thịtrường phát triển sôi động hơn Đó là nhờ các chức năng kinh tế của các chứngkhoán phái sinh như :

1.1.3.1 Chứng khoán phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro

Nhà đầu tư là những người có tiền thực hiện giao dịch trao đổi mua bánchứng khoán nhằm mục đích sinh lời Khi nhà đầu tư này nắm giữ chứng khoán

Trang 7

gốc như cổ phiếu trái phiếu, họ mong muốn chứng khoán này lên giá Vì như vậyhọ sẽ được thêm kkhoản lời từ chênh lệch giá Tuy nhiên, phần tài sản của họ sẽ bịthiệt hại khi thị trường có những biến động bất lơị làm giảm giá chứng khoán màhọ nắm giữ Đó là những rủi ro gây tổn thất cho nhà đầu tư, vì vậy phải phòng ngừagiảm thiểu rủi ro Mỗi loại chứng khoán phái sinh có cách phòng ngừa rủi ro riêngcho các trường hợp xảy ra rủi ro gây tổn thất cho nhà đầu tư, bảo vệ tài sản ( giá trịchứng khoán) và cả phần lợi nhuận của nhà đầu tư Chẳng hạn, chứng quyền đảmbảo quyền lợi cho những cổ đông thường hiện hữu của công ty phát hành khi côngty phát hành thêm cổ phiếu thường mới, điều đó xuất phát từ vấn đề nảy sinh là khiphát hành thêm cổ phiếu thường mới làm pha loãng quyền sở hữu của cổ đông hiệnhữu và đồng thời chứng khoán này trên thị trường cũng thường bị giảm giá Vớichứng khế thì nó đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi hay mua tráiphiếu có độ rủi ro cao Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn giúp cho cácnhà đầu tư tự bảo vệ lợi ích của mình rước những rủi ro giảm giá chứng khoán họnắm giữ trên thị trường …Với chức năng đó, chứng khoán phái sinh có vai trò tolớn giúp ổn định thị trường chứng khoán.

1.1.3.2 Chứng khoán phái sinh được nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ

Hoạt động đầu cơ là hoạt động giao dịch mua bán hợp đồng của nhà đầu tưmà không sử dụng đến hàng hoá cơ sở ( chứng khoán gốc ) Những nhà đầu cơ muabán chứng khoán phái sinh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Nhà đầu cơ phảiphân tích tình hình biến động, khả năng tăng trưởng phát triển của chứng khoángốc trên thị trường tiền mặt _ là thị trường diễn ra các giao dịch trao đổi mua bánhàng hoá _ trong tương lai Từ những nhận định đó nhà đầu cơ đưa ra các quyếtđịnh mua hoặc bán chứng khoán phái sinh ( thường chỉ là hợp đồng tương lai vàhợp đồng quyền chọn ) Nhà đầu cơ hy vọng kiếm được tiền trong tương lai bằngcách đánh cuộc ( mang tính chất cá cược ) với sự biến động của giá cả Như vậynhà đầu cơ là người đánh bạc mạo hiểm nhất trong những nhà đầu tư Nhà đầu tưsử dụng chứng khoán phái sinh để đầu cơ phải là những người có sức chịu đựng vì

Trang 8

thị trường này có độ rủi ro cao Nhưng những nhà đầu cơ này lại có vai trò to lớnhình thành lên thị trường chứng khoán phái sinh bằng cách hoàn tất mối liên hệcộng sinh giữa những người muốn tránh né rủi ro ( phòng ngừa rủi ro ) và nhữngngười chấp nhận rủi ro

Các chứng khoán phái sinh thực sự là rất đa năng, có thể sử dụng để phòngngừa rủi ro và cũng có thể sử dụng để đầu cơ Tuỳ từng quan điểm của nhà đầu tưvà từng trường hợp mà nhà đầu tư gặp phải mà các chứng khoán phái sinh được sửdụng vào các mục đích khác nhau Sự vận dụng chứng khoán phái sinh này rất linhhoạt, nó được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư từ đó tạo ra sự sôiđộng, kích thích nhà đầu tư tham gia vào đầu tư trên thị trường chứng khoán.

1.2 CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨCNĂNG CỦA MỖI LOẠI

Chứng khoán phái sinh được hình thành từ chứng khoán gốc dựa trên nhữngnhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, những người mua và bán chứng khoán trên thịtrường chứng khoán Các trường hợp biến động giá do các nguyên nhân khác nhauvà mục tiêu sử dụng của nhà đầu tư chứng khoán khác nhau có những yêu cầu khácnhau từ đó hình thành lên các loại chứng khoán phái sinh khác nhau Chứng khoánphái sinh rất phong phú và đa dạng về chủng loại, và cả về chức năng Để nghiêncứu về chứng khoán phái sinh cho minh bạch và dễ hiểu, ta phải đi nghiên cứu vàotừng loại.

Chứng khoán phái sinh thông thường bao gồm những loại sau : Chứng quyền ( giấy đảm bảo quyền mua trước ) (rights ) Chứng khế ( warrants )

 Hợp đồng tương lai ( futures ) Hợp đồng quyền chọn ( options )

1.2.1 Chứng quyền (rights)

Chứng quyền là một loại chứng khoán phái sinh được hình thánh từ việccông ty phát hành muốn huy động thêm vốn bằng một đợt phát hành cổ phiếu mới,

Trang 9

và chứng quyền chỉ dành cho cổ đông hiện hữu của công ty _ những người hiệnđang nắm giữ cổ phiếu của công ty phát hành Quyền mua trước hay đặc quyềnmua cho phép những người sở hữu những cổ phần đang lưu hành được mua một sốcổ phiếu nhất định trong đợt phát hành mới của công ty tại một mức giá xác địnhthấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn xác định Các quyềnnày cũng chuyển nhượng giữa các cổ đông có quyền thụ hưởng quyền và các nhàđầu tư khác Thông thường, chứng quyền có thời hạn là ngắn ( 2-3 tuần ) và việcphát hành thường được quy định trong vốn điều lệ Chứng quyền được phát hànhnhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư Chứng quyền không chỉ đảm bảo quyềnmua cổ phiếu đối với cổ đông hiện hữu nhằm đảm bảo quyền kiểm soát với một tỷlệ cổ phiếu mới bằng với tỷ lệ cổ phiếu trước khi phát hành thêm, mà nó còn nhằmmục tiêu đảm bảo tài sản của chủ sở hữu chứng khoán ( những cổ đông ) Đó là dokhi phát hành thêm cổ phiếu, cổ phiếu trên thị trường của công ty phát hành nàythường có xu hướng giảm giá Người nắm giữ quyền này có thể dùng để mua cổphiếu mới hoặc bán quyền trên thị trường chứng khoán.

Nếu cổ đông giữ để thực hiện quyền thì nó được ưu đãi mua chứng khoánvới giá thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được pháthành Là do: rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong đợt phát hành quyềnvà có thể ảnh hưởng tới đợt phát hành Mặt khác nó làm tăng tính hấp dẫn đối vớicổ đông cũ Để tránh cho các cổ đông cũ khỏi thiệt thì họ được mua cổ phần mớitheo giá lý thuyết bằng phần chênh lệch giữa thị giá cổ phiếu trước và sau khi tăngvốn Phần chênh lệch giữa giá sau khi tăng vốn với giá được mua theo chứng quyềnsẽ bù lỗ cho nhà đầu tư phần giảm giá trị chứng khoán trước khi tăng vốn và saukhi tăng vốn Theo đó giá cổ phiếu sau khi phát hành đảm bảo cho nhà đầu tưkhông bị thiệt dừng ở mức sau :

công thức P1 =

trong đó : n_số lượng cổ phiếu trước khi phát hành thêm

Trang 10

p0_giá cổ phiếu ở thời điểm trước khi phát hành.m_số lượng cổ phiếu trước khi phát hành thêm.f_giá ưu đãi mua cổ phiếu của chứng quyền.p1_ giá của cổ phiếu sau khi phát hành.

P1 chỉ là giá cổ phiếu sau khi phát hành dự kiến, còn trên thực tế thì có thểbằng hoặc không Nếu giá cổ phiếu sau khi phát hành thực tế bằng giá cổ phiếu saukhi phát hành dự kiền thì thì đợt phát hành thêm cổ phiếu không gây thiệt hại chonhà đầu tư nếu giá thị trường thực tế không giảm hoặc giảm nhưng vẫn lớn hơn p1thì cổ đông hiên hữu sẽ có lợi và ngược lại, nếu giá chứng khoán trên thị trườnggiảm xuống thấp hơn p1 thì cổ đông hiện hành sẽ bị thiệt mặc dù họ được mua vớigiá thấp hơn giá thị trường lúc bấy giờ.

Các cổ đông hiện hữu không nhất thiết phải thực hiện quyền này, họ có thểđem bán và giá của chứng quyền sẽ bù đắp vào phần thiệt hại do giá chứng khoánmà họ nắm giữ bị giảm giá Như vậy, tổng tài sản của họ sẽ được bảo toàn Giá củachứng quyền khi đem bán sẽ phản ánh giá trị của chứng quyền có thể cao hơn và cóthể thấp hơn, nhưng giá của nó thường nằm trong khoảng chênh lệch giữa giá thịtrường của cổ phiếu sau khi đã phát hành quyền mua cổ phiếu với giá mà người cóchứng quyền được mua ( giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền ) và còn tuỳ theothoả thuận và cung cầu Giá trị của chứng quyền được xác định như sau:

M =

Trong đó : p_ Là thị giá cổ phiếu F_ Là gí ưu đãi của chứng quyền M_ Giá trị của chứng quyền

N_ Là định mức cổ phiếu cũ đẻ mua một cổ phiếu mới hay là số lượng quyềncần để mua một cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành / số lượng cổphần mới ( n / m ).

Ta thấy ở mẫu, N phải cộng thêm 1 là vì trong thời hạn đăng ký mua cổ phầnmới, giá trị thị trường của cổ phiếu ( P ) đã bao gồm luôn cả giá trị của quyền.

Trang 11

Ngoài ra cần lưu ý rằng vào ngày đầu tiên cổ phần được mua bán không có kèmđặc quyền, giá thị trường sẽ giảm một khoảng bằng với giá trị của đặc quyền Khiđó, giá trị của một đặc quyền sẽ là:

M =

Như vậy, ta có thể thấy rằng quyền mua trước cổ phiếu không chỉ có chứcnăng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu cỏ mà nó còn có khả năng làm tăng vốn củacông ty phát hành Các công ty phát hành rất quan tâm tới chức năng này củachứng quyền và các công ty này thường nghiên cứu kỹ tác dụng của nó để vậndụng vào trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn cho công ty, tài trợ chonhững dự án đầu tư Chúng ta nghiên cứu một ví dụ để thấy rõ hơn công dụng củachứng quyền khi công ty phát hành thêm cổ phiếu.

Ông A hiện đang nắm giữ 100.000 cổ phiếu của công ty X với giá thị trườnglà 40.000 đ/cổ phiếu Công ty X có 1.000.000 cổ phiếu, công ty này muốn huyđộng thêm vốn bằng cách phát hành thêm 100.000 cổ phiếu mới Để đảm bảo tỷ lệsở hữu cổ phần của các cổ đông hiện hữu, công ty quy định tỷ lệ chuyển đổi là 1/10( 100.000/1.000.000 ) tức là cứ nắm giữ 10 cổ phiếu cũ thì được quyền mua một cổphiếu mới thấp hơn giá thị trường giả sử với giá là 34.500đ/cổ phiếu Như vậy, nhàđầu tư A sẽ được mua cổ phiếu mới của công ty X với số lượng là 10.000 cổ phiếu,khi đó tỷ lệ sở hữu cổ phần của công cua ông A vẫn là 10% ( 110.000/1.100.000 )nếu ông A thực hiện quyền Còn sau khi phát hành thêm cổ phiếu, thông thường giácổ phiếu sẽ giảm giả sử là 39.500đ/cổ phiếu Giá trị chứng khoán mà ông ta nắmgiữ bị giảm giá và giảm 50.000.000đ=100.000x(40.000-39.500), nhưng ông Ađược bù lại một khoản bằng 50.000.000đ =10.000x(39.500-34.500) khi ông thựchiện quyền mua trước cổ phiếu Nếu ông A không thực hiện quyền mà bán quyềnnày trên thị trường thì ông ta có thể bán với giá là 50 triệu đồng =((39.500-34.500):10)x10.000 Như vậy, giá trị tài sản của ông A không bị suy giảm và ông Acũng có thể bảo vệ quyền kiểm soát của mình khi công ty phát hành thêm cổ phiếu

1.2.2 Chứng khế ( warrants )

Trang 12

Trong các loại chứng khoán phái sinh, không chỉ chứng quyền là do công typhát hành các chứng khoán phát hành ra mà để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tưhọ còn phát hành ra chứng khế Chứng khế hay còn gọi là bảo chứng phiếu ( camkết bán ) là một loại chứg khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếuưu đãi mà người sở hữu nó có quyền được mua một số loại chứng khoán nhất địnhvà trong một thời hạn nhất định.

Chứng khế thường được phát hành trong trường hợp tổ chức lại công ty,hoặc khi công ty phát hành nhằm mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năngmua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có điều kiện kém thuận lợi Để bù đắp chonhững rủi ro cao của của trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi đó, nhà đầu tư kỳ vọng cóthể được nhận thêm phần chênh lệch do sự lên giá có thể xảy ra đối với cổ phiếuthường Chứng khế là công cụ kích thích nhà đầu tư mua các chứng khoán có điềukiện kém thuận lợi ở thời điểm hiện tại nhằm đảm bảo thành công cho đợt huyđộng vốn của công ty trong thời điểm khó khăn để giúp công ty vượt qua được giaiđoạn khó khăn tránh cho công ty khỏi bị thua lỗ nặng nề hơn thậm chí là thoát khỏinguy cơ phá sản Đổi lại, công ty ( chủ sở hữu hiện tại hay những cổ đông hiện tại )phải chấp nhận thiệt thòi trong tương lai khi mà công ty phải bán cổ phiếu thườngcho nhà đầu tư nắm giữ chứng khế vớí giá rẻ hơn giá thị thị trường tại thời điểm đóvà phải chấp nhận chia sẻ quyền kiểm soát công ty Công ty phát hành quyết địnhphát hành chứng khế khi mà họ phân tích thiệt hơn của vấn đề, nó đảm bảo sao chonhững cổ đông cũ có lợi nhất Ví nếu không có chứng khế thì không huy động đượcthêm vốn vào thời điểm lúc bấy giờ gây thiệt hại cho họ và ngoài ra họ còn có thểhưởng lợi nhuận trong những năm sau Chứng khế còn đảm bảo quyền lợi chonhững nhà đầu tư mới của công ty

Tuy nhiên, những người sở hữu chứng khế không có tư cách cổ đông trongcông ty, không được nhận cổ tức và không có quyền biểu quyết cho đến khi chuyểnchứng khế ra thành cổ phiếu thường Tại thời điểm phát hành chứng khế, giá muacổ phiếu ghi trong chứng khế bao giờ cũng cao hơn giá thị trường cổ phiếu cơ sở,

Trang 13

và giá đó có thể cố định có thể được tăng lên định kỳ, nhằm đảm bảo răng quyền đókhông được thực hiên ngay tránh gây khó khăn cho công ty Khác với chứng quyềnthời hạn chứng khế thường dài hơn rất nhiều thông thường là từ 2 năm, 3 năm, 10năm, 20 năm và có thể là vĩnh viễn Các chứng khế này sau một thời gian có thểtách ra khỏi chứng khoán cơ sở và được giao dịch riêng biệt trên thị trường Giácủa chứng khế tuỳ thuộc vào giá trị của chứng khế và cung cầu trên thị trường

Giá trị của chứng khế = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian Trong đó :

Giá trị nội tại = ( Giá cổ phần – Giá thực hiện ) x Số cổ phầnđược mua của chứng khế.

Nhưng khi chứng khế được thực hiện thì nó sẽ làm giảm giá cổ phần do sốlượng cổ phần tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận tính cho một cổ phần Khi đó giá trịcủa chứng khế được xác định gián tiếp thông qua hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ vàđược tính toán như sau:

Trang 14

Như ở trên đã nói, chứng khế có chức năng bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tưmua cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu của công ty Rủi ro của các chứng khoán đó đượcbù đắp bởi thu nhập từ việc thực hiện chứng khế hoặc tư việc bán nó Ta xét ví dụsau :

Đầu năm 2001 một công ty Y quyết định phát hành trái phiếu kèm theochứng khế Mỗi chứng khế đảm bảo quyền mua 10 cổ phiếu thường với giá50.000đ/cổ phiếu vào bất cứ lúc nào cho đến ngày 31/12/2010 Giá thị trường cổphiếu công ty đó tại thời điểm đầu năm 2001 là 34.000đ/cổ phiếu Chứng khế nàysẽ rất hấp dẫn nhà đầu tư nếu họ dự đoán trong thời hạn đó giá của cổ phiếu thườngsẽ vượt giá được mua ghi trong chứng khế Giá cổ phiếu này trên thị trường tăngtrưởng nhanh và đến tháng 6/2006 giá cổ phiếu tăng lên 90.000đ/cổ phiếu, lúc nàynếu nhà đầu tư thực hiện chứng khế thì nhà đầu tư sẽ được lợi một khoản là400.000đ /1 chứng quyền =10x(90.000 – 50.000) Trong trường hợp nhà đầu tưkhông thực hiện chứng khế nhà đầu tư có thể bán và được hưởng giá của chứngkhế Nếu như thị trường đánh giá cổ phiếu của công ty còn có khả măng tăngtrưởng hơn nữa thì giá của chứng khế sẽ cao hơn cả giá trị nội tại của chứng khế(400.000đ/cổ phiếu ) Nhưng nếu giá chứng khoán lại tăng không vượt qua đượcmức giá ghi trên chứng khế thì nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền và sẽ khôngthu được khoản lợi nhuận từ chứng khế Tuy nhiên, lúc này họ vẫn thu được khoảnlãi từ chứng khoán gốc

Các chứng khế và chứng quyền sau khi tách khỏi chứng khoán gốc thì nó cónhiều đặc tính giống như hợp đồng quyền chọn mua kiểu Mỹ, đó là được muachứng khoán với mức giá xác định và khối lượng nhất định tại một thời điểm xácđịnh trong tương lai Nhưng chứng quyền lại có thời hạn ngắn lên khả năng giáchứng khoán tăng lại rất ít khi xảy ra , còn với chứng quyền thì khả năng này là caohơn do thời hạn dài hơn dù công ty này có khả năng tăng trưởng không cao Nhưvậy nhà đầu tư sẽ mua chứng khoán phái sinh này khi họ nhận định là giá chứngkhoán thời điểm tương lai sẽ cao hơn giá chứng khoán trong chứng khế cộng với

Trang 15

giá mua chứng khế Như vậy ngoài chức năng phòng ngừa hạn chế rủi ro nó còn cóthêm chức năng đẻ đầu cơ, nhưng chức năng bảo vệ nhà đầu tư vẫn là chức năngchủ yếu.

1.2.3 Hợp đồng tương lai ( futures )

Khác với chứng khế và chứng quyền, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyềnchọn được hình thành bởi các nhà đầu tư chứ không phải là do các công ty pháthành lập ra Nó được hình thành hoàn tất mối quan hệ giữa những người muốnphòng ngừa rủi ro và những người chấp nhận rủi ro Hợp đồng tương lai xuất hiệntừ khá sớm nhưng đó lại là những hợp đồng về hàng hoá Cho đến năm 1973 hợpđồng tương lai mới được ứng dụng vào thị trường chứng khoán, nhưng nó đã pháttriển nhanh chóng và trở lên sôi động Các hợp đồng tương lai được bắt nguồn từhợp đồng kỳ hạn.

1.2.3.1 Hợp đồng kỳ hạn ( forwards )

Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa hai đối tác ( người mua và ngườibán ) thực hiện một giao dịch hàng hoá ở một thời điếm chắc chắn trong tương laivới khối lượng và mức giá xác định.

Hợp đồng kỳ hạn giúp cho hai bên xác định trước giá cả của khối lượng hànghoá từ đó họ có kế hoạch ổn định sản xuất kinh doanh, hạn chế những biến độnggiá bất lợi cho họ ( người mua sợ giá cả hàng hoá tăng lên còn người bán thì sợ giácả hàng hoá giảm xuống ) Nó tạo ra sự “ may đo vừa khéo “ cho các bên, tuy nhiênhợp đồng kỳ hạn lại có một số yếu điểm như: hợp đồng kỳ hạn không cho phép huỷbỏ đơn phương và nghĩa vụ hợp đồng của mỗi bên nói chung là không thể chuyểngiao cho người thứ ba , như vậy nó không phải là một hợp đồng linh hoạt Ngoài ra,hợp đồng kỳ hạn sẽ không hạn chế được rủi ro tín dụng tức không thể đảm bảo rằngmột bên sẽ không vỡ nợ và phá bỏ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Mà điềunày dễ xảy ra khi giá thực hiện trong hợp đồng chênh lệch quá nhiều so giá thịtrường tại thời điểm đó Nếu giá thị trường tại thời điểm thực hiện hợp đồng caohơn giá định trước thì bên mua có lợi vì bên bán sẽ lỗ và ngược lại khi giá thị

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w