1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hậu phương đối với chiến dịch điện biên phủ trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (2017)

59 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 870,5 KB

Nội dung

Chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là chiến dịch quyết chiến, chiến lược tiêudiệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Pháp ở Điện Biên Phủ; là chiến thắng quânsự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

BÙI THẢO DUYÊN

VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG ĐỐI VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM

LƯỢC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

BÙI THẢO DUYÊN

VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG

ĐỐI VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM

LƯỢC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

Đại úy, ThS Nguyễn Thế Hùng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trung tâm Giáo dụcQuốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình và tạođiều kiện cho em hoàn thành khóa luận của mình

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Đại úy, ThS NguyễnThế Hùng - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệmcho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận

Do lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tàicủa em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được

sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài nàyđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Bùi Thảo Duyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy

Đại úy, ThS Nguyễn Thế Hùng Em xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em

Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Bùi Thảo Duyên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp khoa học của khóa luận 3

6 Kết cấu đề tài 3

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Một số quan điểm về hậu phương 4

1.1.2 Vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng 8

1.2 Cơ sở thực tiễn của hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ 11

1.2.1 Bối cảnh chung 11

1.2.2 Vị trí địa chiến lược của Điện Biên Phủ 14

Chương 2 CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 19

2.1 Chi viện của hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ theo phương án đánh nhanh thắng nhanh 19

2.1.1 Sự chi viện của hậu phương trong nước 22

2.1.2 Sự chi viện của hậu phương quốc tế 29

2.2 Chi viện của hậu phương đối với chiến dịch Điện Biên Phủ theo phương án đánh chắc, tiến chắc 31

2.2.1 Bối cảnh lịch sử mới 31

2.2.2 Sự chi viện của hậu phương trong nước 33

2.2.3 Sự chi viện của hậu phương quốc tế 36

Trang 6

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 37

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM VỀ SỰ CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 38

3.1 Kết quả và ý nghĩa 38

3.1.1 Kết quả 38

3.1.2 Ý nghĩa 39

3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 41

3.2.1 Phải xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến vững mạnh về mọi mặt 41

3.2.2 Phải tổ chức lực lượng và tiến hành bảo đảm hậu cần cho quân đội thích hợp với điều kiện nước nhà 42

3.2.3 Phải kết hợp hậu cần nhân dân với hậu cần quân đội 43

3.2.4 Phải xây dựng đực Đảng bộ các cấp vững mạnh, đây là yếu tố quyết định để hoàn thành thắng lợi công cuộc xây dựng hậu phương vững mạnh 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 7

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trang 8

Chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là chiến dịch quyết chiến, chiến lược tiêudiệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Pháp ở Điện Biên Phủ; là chiến thắng quân

sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta

từ năm 1945 - 1954 Thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là kết quả tổnghợp của nhiều yếu tố Trong đó phải kể đến vai trò của hậu phương chi việncho tiền tuyến Đây có thể coi là một trong những nhân tố cơ bản, hết sứcquan trọng quyết định đến thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nókhẳng định năng lực, tài trí tổ chức, chỉ huy điều hành và vai trò của hậuphương, đặc biệt là vai trò của hậu phương ở khắp nơi đã tạo nên một thế trậnlợi hại của chiến tranh nhân dân

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vai trò của hậu phương chi viện chotiền tuyến đã phát huy sức mạnh tổng hợp của hậu phương để đáp ứng kịpthời mọi nhu cầu cho chiến dịch; đã tạo lên một kì tích trong lịch sử tiêu diệthoàn toàn Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở chiến trường ĐôngDương Hậu phương là nhân tố quyết định thường xuyên thắng lợi của chiếntranh Chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm

1954 có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc xây dựng hậu phương vữngmạnh và tổ chức thành công công tác chi viện tiền tuyến

Chúng ta biết rằng công tác bảo đảm chi viện cho chiến dịch Điện BiênPhủ cực kì khó khăn phức tạp, diễn ra ở địa bàn vùng rừng núi hiểm trở, giaothông khó khăn, thời tiết khắc nghiệt Chuẩn bị chi viện cho chiến dịch trênmột khu vực có thể nói là sâu nhất của chiến trường rừng núi Tây Bắc, xa hậuphương chiến lược, địch đánh phá ác liệt; phải đảm bảo cho chiến dịch có quy

mô lớn nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thời gian kéo dài.Khi quyết định chọn chiến dịch Điện Biên Phủ làm chiến dịch quyết chiến

Trang 9

chiến lược, cuộc đối đầu lịch sử với Quân đội Viễn chinh Pháp trong chiếncuộc Đông Xuân 1953 - 1954, mặc dù nhận thấy rất rõ những khó khăn, tháchthức lớn mà quân và dân ta phải đối mặt Đặc biệt là cung cấp, tiếp tế, vậnchuyển vật chất hậu cần, chuyển thương; hậu phương xa tiền tuyến, nhưng BộChính trị, Bác Hồ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã rất tintưởng, đánh giá rất đúng vai trò của hậu phương chi viện cho tiền tuyến bảođảm cho chiến dịch thắng lợi.

Khi đánh giá về vai trò của hậu phương chi viện cho tiền tuyến trongchiến dịch Điện Biên Phủ, Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần

thứ 12 khóa II tháng 5 - 1957 đã khẳng định “Hậu phương vững chắc là nhân

tố quan trọng bậc nhất quyết định thắng lợi của kháng chiến” Đại tướng Võ

Nguyên Giáp đã nói “Bọn đế quốc, phản động không bao giờ đánh giá được

sức mạnh của một dân tộc, sức mạnh của nhân dân” và khẳng định “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém về tác chiến; khó khăn về cung cấp không kém khó khăn về tác chiến và công tác cung cấp là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi” Như vậy, có thể khẳng định rằng hậu

phương có vai trò quan trọng nhất, trực tiếp quyết định thắng lợi của chiến

dịch Điện Biên Phủ Xuất phát từ vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của

hậu phương đối với chiến dịch Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi nghiên cứu về vai trò của hậu phương trong chiến dịch ĐiệnBiên Phủ, trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về sự chi viện của hậu phương tại chỗ, hậu phương trongnước và hậu phương quốc tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc phân tích quá trình chi viện của hậu phương cho chiếndịch Điện Biên Phủ rút ra vai trò, ý nghĩa và kinh nghiệm về sự chi viện củahậu phương cho chiến dịch này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hậu phương trongchiến dịch Điện Biên Phủ

- Nghiên cứu quá trình chi viện của hậu phương cho chiến dịch ĐiệnBiên Phủ

- Ý nghĩa, vai trò của hậu phương và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, tác giả sử dụng cácphương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phươngpháp phân tích và phương pháp chuyên gia

5 Đóng góp khoa học của khóa luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm cơ sở lí luận thực tiễn về vấn

đề vai trò của hậu phương - vấn đề trực tiếp quyết định đến thắng lợi đối vớichiến dịch Điện Biên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ HẬU PHƯƠNG

TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số quan điểm về hậu phương

Trong chiến tranh, bên nào có sức áp đảo thì bên đó giành thắng lợi.Muốn có sức mạnh thì ngoài yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con người…còn phải kể đến một nhân tố hết sức quan trọng là hậu phương của cuộc chiếntranh Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là một yếu tố thường xuyênquyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu phương là nơi xây dựng và

dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa

và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thầncho tiền tuyến Muốn đánh thắng địch ở tiền tuyến thì phải có hậu phươngvững mạnh về mọi mặt Việc xây dựng hậu phương là một vấn đề có tính chấtchiến lược và quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Có thể thấy ngay rằng trong các cuộc chiến tranh, hậu phương là mộttrong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua của hai bêntham chiến Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh Quân đội nàotách khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh, khôngthể tồn tại được Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và nhữngngười thầy vĩ đại của cách mạng vô sản Mác, Ăngghen, Lê-nin đều nhấnmạnh đến vai trò của hậu phương vững chắc, có tổ chức Ăngghen đã viết:

“Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư dân và của cả kĩ thuật” [14, tr242]

Trang 12

Nói về tầm quan trọng của hậu phương, Lê-nin viết: “Muốn tiến hành

chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc Quân đội ưu tú nhất, những người tận tụy nhất đối với sự nghiệp của cách mạng cũng sẽ bị quân thù tiêu diệt ngay, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [13, tr497] Không có một

quân đội nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc mà lại có thểchiến thắng được (cố nhiên là chúng ta nói một cuộc chiến thắng bền vững vàlâu dài) Hậu phương có một tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến:chính hậu phương, và chỉ có hậu phương mới cung cấp cho tiền tuyền chẳngnhững các nhu cầu đủ mọi loại, mà còn cả binh lính, cả tình cảm lẫn tư tưởngnữa Theo quan điểm của Lênin:

Hậu phương là nơi đối xứng với tiền tuyến có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến có dân cư và tiềm lực mọi mặt nhất là về nhân lực và vật lực Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến [16, tr231]

Quan điểm của Hồ Chí Minh

Để kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong mặt trận dântộc thống nhất, động viên sức mạnh toàn dân vào công cuộc kháng chiến cứunước và bảo vệ Tổ quốc Hậu phương vững chắc là một trong những nhân tốthường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh Đối với Hồ Chí Minh,hậu phương không chỉ là sức mạnh vật chất, nguồn nhân lực mà còn là sứcmạnh tinh thần, trong đó lòng dân lại là sức mạnh đặc biệt to lớn Một nềnquốc phòng toàn dân hùng mạnh với sự tham gia của tất cả các ngành, cácgiới… luôn luôn góp phần quyết định trong các cuộc kháng chiến của chúng

ta, từ chống Pháp, đuổi Nhật đến chống Mỹ xâm lược Nghệ thuật phát huy

Trang 13

cao độ sức mạnh toàn dân đánh giặc với lòng dũng cảm phi thường và tríthông minh, sáng tạo tuyệt vời là một thành tựu to lớn của tư tưởng quân sự

Hồ Chí Minh, dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống

nổi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Khi có chiến tranh, phải huy động

và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” [10, tr473]

Tư tưởng về xây dựng hậu phương quân đội được Chủ tịch Hồ Chí Minhtrình bày trong nhiều tài liệu, văn kiện, chỉ thị, bài nói, bài viết, bài báo chỉđạo qua từng thời kì cách mạng, tuy ở nhiều dạng văn phong khác nhaunhưng đều thống nhất ở những quan điểm lớn và có giá trị sâu sắc về lý luận

và thực tiễn Tư tưởng đó của Người được hình thành từ rất sớm, ngày càngđược bổ sung hoàn chỉnh, gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của nhândân ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa,

muốn kháng chiến phải có hậu phương” [19, tr173] Như vậy, hậu phương

mang tính quyết định thành, bại của kháng chiến Đấu tranh vũ trang, chiếntranh cách mạng càng lâu dài, gian khổ ác liệt thì hậu phương lại càng trở nênquan trọng Về sức mạnh của hậu phương, của thế trận lòng dân, Hồ Chí Minhnhấn mạnh: Dù địch có những vũ khí tối tân, hùng binh ác tướng, nhưngchúng ta lại có những thứ vũ khí mạnh mẽ hơn, bền bỉ hơn chúng - đó là sứcmạnh nhân dân, của hậu phương quân đội Chúng ta có cái sức kiên quyếtnhẫn nại của đồng bào ở hậu phương Đó là những vũ khí luôn luôn chiếnthắng quân thù, chứ không lực lượng nào chiến thắng được thứ vũ khí đó

Quan điểm của Đảng

Xét về lý luận và thực tiễn, hậu phương là một vấn đề quan trọng trongđường lối chính trị, quân sự của Đảng ta, là một mảng lớn, hữu cơ của lịch sửlãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng thời kì 1945 - 1975 Chúng ta khôngthể hiểu đúng, toàn diện lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam, lịch sử

Trang 14

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nếu vấn đề hậu phương khôngđược nghiên cứu đúng mức Khi đánh giá về vai trò của hậu phương chi việncho tiền tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hội nghị Ban Chấp Hành

Trung ương Đảng lần thứ 12 khóa II tháng 5 - 1957 đã khẳng định “Hậu

phương vững chắc là nhân tố quan trọng bậc nhất quyết định thắng lợi của kháng chiến”.

Theo đồng chí Lê Duẩn “Một hậu phương vững mạnh là một hậu

phương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” [11, tr28] Đồng chí Trường Chinh cũng coi một trong những nhân

tố thường xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời

đại chúng ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân được củng cố, nguồn

cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh” [17, tr54].

Như vậy, hậu phương hiểu theo nghĩa nghĩa hẹp:

Là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư

và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến [16, tr231]

Theo nghĩa rộng, đây là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấpsức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tuyền tuyến

về mặt không gian

Hậu phương của chiến tranh có những cấp độ và hình thức khác nhau

Có hậu phương chiến lược, có hậu phương tại chỗ, có những căn cứ du kích,lại còn có khái niệm hậu phương lòng dân Dân bao bọc che trở, tạo điều kiện

Trang 15

cho cách mạng xây dựng căn cứ của mình Nhưng xét trên phương diện tổngquát nhất, thì lực lượng cách mạng muốn chiến thắng kẻ thù nhất định phải có

hậu phương chiến lược, vì “không một đội quân nào trên thế giới không có

hậu phương vững chắc lại có thể chiến thắng được”.

1.1.2 Vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng

Thứ nhất, hậu phương là địa bàn đứng chân và động viên chính trị tinh thần.

Nhìn chung, vai trò của hậu phương đều được các nhà chiến lược, cácnhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, nhữngngười cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thờibình Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến,trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao, nên đòi hỏi phảiđược bổ sung, phát triển, nhằm đè bẹp đối phương để chiến thắng Cơ sở vậtchất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều kiện quantrọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiến tranh.Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ số kinh

tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người, cũngnhư vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên nhiều yếu tốkhác nhau nữa Bởi vì, mặc dù hậu phương có một vai trò quan trọng trongviệc quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến tranh, song so sánh lực lượnghậu phương của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phương, xây dựng và phát huysức mạnh của hậu phương như thế nào, lại không phải là một vấn đề đơnthuần của số học

Hậu phương có thể chuyển hoá từ yếu sang mạnh, hoặc ngược lại Cáchhuy động lực lượng của hậu phương là một vấn đề quan trọng Nó phụ thuộcvào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của conngười, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh Muốn để hậuphương động viên được sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là

Trang 16

nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trênchiến trường, phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển vàcủng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Trong quá trình đó, hậu phương phảithường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

Đề cập đến những yến tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương,Mác và Ăngghen, Lê-nin đều đã đánh giá cao nhân tố chính trị - tinh thần,đồng thời cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí Xtalin khi bàn đến sựthử thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nói:

Lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó [22, tr113]

Thứ hai, hậu phương là cơ sở kinh tế, cung cấp vật chất.

Đây là một tiêu chuẩn quan trọng nữa quyết định sự vững mạnh của hậu

phương Theo đồng chí Lê Quẩn “một hậu phương vững mạnh là một hậu

phương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ dồi dào

để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến”

[11, tr28] Đồng chí Trường Chinh cũng coi một trong những nhân tố thường

xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời đại của chúng

ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân được củng cố, nguồn cung cấp nhân

tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh” [17, tr54].

Hậu phương là vùng phía sau chiến tuyến, cung cấp nhân tài, vật lực, lànền tảng kinh tế, cơ sở vật chất của tiền tuyến, chiến tranh chính là sự tiếp tụccủa kinh tế và chính trị để đạt được mục đích nhất định về chính trị hay kinh

Trang 17

tế: “Tiềm lực kinh tế của hậu phương như thế nào thì khả năng trang bị vũ

khí đảm bảo cho hậu cần quân đội như vây, vũ khí trang bị đảm bảo cho hậu cần như thế nào, thì hoạt động của tiền tuyến như vậy, hoạt động của tiền tuyến thế nào thì kết cục của chiến tranh như vậy” [ 4, tr188].

Thứ ba, hậu phương là nơi cung cấp nhân lực

Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trong cuộc

kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân” Nói đến hậu phương là nói

đến nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể trong việc xây dựng hậu phương, vừa

là đối tượng phục vụ của hậu phương để kháng chiến Vì vậy ngoài động viêntinh thần và cung cấp vật chất cho chiến tranh cách mạng, hậu phương còn lànơi cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo yếu tố “cân sức”, “cân tài”

Nhìn chung, vai trò hậu phương đều được các nhà chiến lược, các nhàquân sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, những ngườicầm quân phải quan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thời bình.Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến cũngnhư thời bình Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỡi bêntham chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao nên đòihỏi phải được bổ sung, phát triển nhằm đè bẹp đối phương để chiến thắng Cơ

sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điềukiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiếntranh Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ sốkinh tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người,cũng như vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn quan trọng trongviệc quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến tranh, song so sánh lực lượnghậu phương của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phương, xây dựng và phát huysức mạnh của hậu phương như thế nào, lại không phải là một vấn đề đơnthuần của số học

Trang 18

Hậu phương có thể chuyến hóa từ yếu sang mạnh, hoặc ngược lại Cáchhuy động lực lượng của hậu phương là một vấn đề quan trọng Nó phụ thuộcvào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của conngười, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh… Muốn để hậuphương động viên được sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời lànguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trênchiến trường phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển vàcủng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Trong quá trình đó, hậu phương phảithường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

1.2 Cơ sở thực tiễn của hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ

1.2.1 Bối cảnh chung

Sau chiến tranh thế giới thứ II (1945), hàng loạt các nước ở Đông Nam

Á và các khu vực khác ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh giành được độc lập.Nhưng chủ nghĩa đế quốc vẫn âm mưu tái lập trật tự thế giới trước chiến tranh

đã phát động các cuộc chiến tranh tái xâm lược các nước và vùng lãnh thổvốn là thuộc địa của chúng; trong đó có Việt Nam và Đông Dương Phongtrào đấu tranh chống xâm lược ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ

và thu được những thắng lợi to lớn

Đến năm 1953, sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường ĐôngDương, thực dân Pháp buộc phải có những phương sách mới cấp thiết để cứuvãn tình thế Tháng 5 - 1953, tướng H.Navarre được cử làm Tổng chỉ huyquân viễn chinh Pháp ở Đông Dương Tháng 7 - 1953, với sự thỏa thuận của

Mỹ, Hội đồng Chính phủ và Hội đồng Quốc phòng Pháp thông qua Kế hoạchNavarre, với tham vọng trong vòng 18 tháng giành được một thắng lợi quyếtđịnh về quân sự để làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có “danh dự” choPháp Thực hiện kế hoạch đó, thực dân Pháp tăng viện cho quân viễn chinh 12

Trang 19

tiểu đoàn, đưa lực lượng cơ động chiến lược trên toàn chiến trường ĐôngDương lên 84 tiểu đoàn, đồng thời chuyển quân từ các chiến trường khác vềtập trung ở đồng bằng Bắc Bộ tới 44 tiểu đoàn cơ động Từ Hè - Thu 1953,chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét dữ dội ở Bắc Bộ, Bình -Trị - Thiên, Nam Bộ, ráo riết bình định và bắt lính, uy hiếp vùng tự do của ta,thả hàng ngàn thổ phỉ xuống vùng rừng núi Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, tậpkích Lạng Sơn…

Về phía ta

Lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt của cuộc kháng chiến, từ chỗ cònnon yếu lúc đầu, trải qua tám năm chiến đấu và rèn luyện, đã phát triển và lớnmạnh rất nhiều Quân đội nhân dân lúc đó đã có những đại đoàn, trung đoànchủ lực, lại bao gồm nhiều tiểu đoàn và trung đoàn bộ đội địa phương ra, còn

có các lực lượng dân quân du kích hùng hậu phát triển rộng rãi khắp nơi

Sự hình thành và lớn mạnh của ba thứ quân là kết quả đường lối đúngđắn của Đảng ta: thực hiện động viên và vũ trang toàn dân, phát động chiếntranh nhân dân

Nó cũng là kết quả của việc thực hiện phương châm tác chiến đúng đắncủa chiến tranh cách mạng lâu dài: phát động chiến tranh du kích, tiến từ chiếntranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kíchvới chiến tranh chính quy ở trình độ ngày càng cao, trên quy mô ngày cànglớn

Tình hình từ năm 1950 đến năm 1953 với hình thái tiến công địch từ trêntừng hướng chiến lược, đánh vận động đã tiến lên chiếm địa vị chủ yếu trênchiến trường chính, tức là chiến trường Bắc Bộ, trong khi đó ở Bắc Bộ, đánh

du kích vẫn còn rất quan trọng Trên các chiến trường khác thì đánh du kíchcòn giữ địa vị chủ yếu

Cuộc kháng chiến chính nghĩa và anh dũng chống thực dân Pháp và canthiệp Mỹ của nhân dân ta ngày càng được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của

Trang 20

nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân Pháp và các nướcthuộc địa của Pháp, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.Năm 1950, các nước xã hội chủ nghĩa công nhận nước Việt Nam dân chủcộng hòa Sự kiện đó càng làm cho uy tín và địa vị quốc tế của nước ta đượcnâng cao, làm cho nhân dân ta càng thêm tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.

Về phía địch

Vào mùa hè năm 1953, nếu tình hình cuộc kháng chiến của nhân dân ta

là một tình hình đầy triển vọng thì ngược lại, tình hình cuộc chiến tranh xâmlược của địch lại đầy khó khăn nguy khốn

Lực lượng của địch lúc bây giờ có khoảng 45 vạn quân trên toàn chiếntrường Đông Dương, trong đó có trên 12 vạn binh lính người Pháp, người Phi

và lê dương, ngoài ra là quân ngụy Tuy so với lúc đầu, số quân của địch đãtăng thêm nhiều, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch lúc đó đã thay đổi

có lợi hơn trước nhiều

Nhược điểm thiếu binh lực đối với thực dân Pháp luôn luôn trầm trọng

từ khi chúng gây ra chiến tranh xâm lược ở Việt Nam Đó là vì đế quốc Pháp

đã bị suy yếu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sức người, sức của có hạn,cuộc chiến tranh thuộc địa lại bị nhân dân trong nước phản đối, nên không thểđộng viên nhiều nhân lực, vật lực để đánh với ta Nhưng nguyên nhân chínhcủa tình trạng thiếu binh lực là do bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược vàphi nghĩa của chúng Mục đích cuối cùng của chúng là phải xâm chiếm nước

ta, bắt nhân dân ta phải làm nô lệ Nhưng nhân dân ta lại kiên quyết đứng dậychiến đấu chống lại chúng, tiêu hao và tiêu diệt chúng Chúng bị bắt buộcphải phân tán binh lực để đối phó khắp nơi, lập nên hàng nghìn cứ điểm lớnnhỏ để phòng giữ các địa phương chúng chiến lược

Chính vì vậy mà quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược của quân độiviễn chinh Pháp là cả một quá trình đã thiếu binh lực, lại thiếu binh lực triền

Trang 21

miên Và phân tán binh lực là một quy luật tất yếu Binh lực càng phân tán thìcàng suy yếu, càng bộc lộ sơ hở, càng tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiêudiệt chúng từng bộ phận.

Về mặt chính trị, do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lượcnên chúng gặp phải sự phản đối ngày càng tăng thêm của nhân dân Pháp cũngnhư của dư luận tiến bộ của nhân dân trên thế giới Trong hàng ngũ lính Pháp

và Phi, tinh thần chán ghét chiến tranh ngày càng phát triển Trước những thấtbại liên tiếp từ trận Biên Giới trở đi, tinh thần chiến đấu của quân đội viễnchinh đã kém lại càng sút kém hơn Nội bộ thực dân Pháp càng chia rẽ, mâuthuẫn giữa phái chủ hòa và chủ chiến trầm trọng thêm

1.2.2 Vị trí địa chiến lược của Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ nay thuộc tỉnh Điện Biên, trước đây thuộc tỉnh Lai Châu,

có một vị trí chiến lược quan trọng ở Tây Bắc Việt Nam cả ở Đông Dương.Nơi đây cũng là một vùng kinh tế trù phú, rừng núi bao la điệp trùng đan xennhững thung lũng màu mỡ

Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn ở phía Tây vùng rừng núi TâyBắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần 20 km, rộng từ 6 - 8 km, có vị tríchiến lược quan trọng, nằm sát biên giới Việt - Lào, cách biên giới TrungQuốc, Thái Lan, Mianma từ 150 - 300 km, cách Hà Nội 500 km, cách LuôngPha Băng (Lào) khoảng 200 km theo đường chim bay, cách hậu phương chínhcủa ta (Việt Bắc) từ 300 - 500 km đường bộ Đây là cánh đồng rộng lớn trùphú, đông dân nhất vùng thượng du Bắc Bộ, có con sông Nậm Rốn chạy theohướng Bắc Nam đổ xuống Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng

từ năm 1889, dân số Điện Biên Phủ có 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khácnhau Với đặc điểm như vậy, Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược trọng yếu vềmặt quân sự

Bao bọc xung quanh cánh đồng Mường Thanh là những dãy núi caothấp khác nhau, muôn hình muôn vẻ Phía tây và nam là dãy núi Pú Xam Xao

Trang 22

chạy dọc biên giới Việt - Lào, với đỉnh cao nhất là 1.897 mét, tạo thành mộtdãy trường thành thiên nhiên - một bức bình phong kỳ vĩ Phía bắc giáp với

Pú Xam Xao là dãy Tây Trang - một hệ thống núi đá vôi, có nhiều cây cối umtùm và nhiều hang động tự nhiên khá hấp dẫn Nơi đây, có cửa khẩu TâyTrang - cửa ngõ của Điện Biên và cả vùng Tây Bắc thông sang vùng ThượngLào Phía đông có dãy núi cao từ 1.200 đến 1.700 mét Từ dãy núi chính nàyxòe ra ba nhánh ôm lấy cánh đồng Mường Thanh

Xen giữa những dãy núi là thung lũng hẹp, những cánh đồng nhỏ mentheo những dòng suối, những chi nhánh thượng nguồn của sông Mã, sôngNậm Mấc, Nậm Múa (chi nhánh sông Nậm Hu)

Cánh đồng Mường Thanh nằm gọn giữa ba dãy núi lớn kể trên và cònđược bao bọc bời chừng hai mươi ngọn núi cao thấp, lớn nhỏ khác nhau Vớichiều dài hơn hai mươi kilômét, rộng hơn năm kilômét, Mường Thanh là cánhđồng phì nhiêu nhất của vùng Tây Bắc Việt Nam

Cuối cánh đồng Mường Thanh - về phía nam, con sông Nậm Núa tỏa ramột nhánh sông có “tính khí” thất thường Mùa nước cận, sông chảy hững hờ,hiền lành Khi mưa lũ, sông trở nên hung dữ, như ngựa tuột dây cương, nênđược nhân dân đặt tên là Nậm Rốm

Khí hậu vùng Điện Biên chia làm hai mùa khá tách bạch Mùa khô bắtđầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 5 (dương lịch) năm sau Thường về mùkhô, trong thung lũng Mường Thanh, sương mù bao phủ dày đặc, và chỉ tankhi mặt trời thoát khỏi những dãy núi phía đông Vào mùa này, ít mưa, khíhậu khô hanh

Mùa mưa ở Điện Biên bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào khoảng cuốitháng 10 (dương lịch) Suốt 5 tháng mùa mưa, khí hậu ẩm thấp Vào khoảngtháng 7 và tháng 8, nhiều khi mưa bất thần ập xuống như trút nước, và nước

từ núi cao bốn phía đổ về lòng chảo Điện Biên gây lũ lớn; nhiều khi mưa tầm

tã, rả rích mấy ngày liền

Trang 23

Do Điện Biên ở vào vị thế quan trọng và là miền đất trù phú, nên ĐiệnBiên Phủ được cả quân ta và Pháp chọn làm điểm quyết chiến chiến lược, là

cả một quá trình diễn ra cuộc đấu trí, đấu lực, khi công khai, khi thầm lặng

Điện Biên Phủ đã bị thực dân Pháp chiếm từ năm 1888 sau khi tên thựcdân khoác áo nhà thám hiểm O-guyt-xtơ Pa-vi (Auguste Pavie) đã mò đếnđây Sau đó con đường mòn Lai Châu - Điện Biên Phủ được mang tên đườngPa-vi Từ đầu thế kỷ XX, Điện Biên Phủ là “hạt nhân của đạo quan binh thứ4” của Pháp ở Bắc Đông Dương

Từ năm 1939, Điện Biên Phủ đã có một sân bay dã chiến Trong cuộcNhật đảo chính Pháp ngày 9 - 3 - 1945, quân Nhật rồi quân Tưởng đã có mặt

ở Điện Biên Phủ Khi ta ký Hiệp định sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 với Pháp, Pháp

đã yêu cầu được đưa hơn 800 quân trở lại vùng này để làm nhiệm vụ tiếpphòng quân Tưởng

1.2.3 Kế hoạch quân sự Nava - âm mưu, thủ đoạn của Pháp

Tình hình nguy khốn của quân đội xâm lược Pháp trên chiến trườngĐông Dương và đầu năm 1953 đã đặt ra cho đế quốc Pháp vấn đề hết sức cấpthiết là phải có những phương sách mới để cứu vãn tình hình thế, tránh nhữngthất bại nặng nề hơn Chính phủ Pháp cho rằng phải tập trung mọi cố gắng tìm

ra “lối thoát vinh dự”, nghĩa là “lối thoát thắng lợi” Và muốn đạt mục tiêu đóthì trước mắt cần phải ra sức đẩy mạnh chiến tranh, giành lấy những thắng lợiquân sự tương đối lớn

Vào giữa năm 1953, với sự thỏa thuận của Hoa Thịnh Đốn, chính phủPháp chỉ định tướng Nava làm tổng chỉ huy các lực lượng quân đội viễn chinhPháp ở Đông Dương thay tướng Xalăng Nava và bọn tướng tá Pháp- Mỹ đề

ra một kế hoạch tác chiến quy mô nhằm giành lại chủ động, và trong một thờigian ngắn giành lấy một thắng lợi quyết định

Kế hoạch tác chiến đó đại thể chia làm hai bước:

Trang 24

Bước thứ nhất, Trong Thu Đông năm 1953 và mùa Xuân năm 1954, giữ

thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miềnNam, đồng thời ra sức mở rộng quân ngụy, tập trung binh lực xây dựng mộtđội quân cơ động lớn

Bước thứ hai, nếu kế hoạch trên được thực hiện tốt thì đến Thu Đông

năm 1954, với một lực lượng cơ động đã được tăng cường rất nhiều và đang

có một khí thế chiến thắng, chúng sẽ chuyển toàn lực ra miền Bắc, chuyểnsang tiến công chiến lược trên chiến trường miền Bắc, giành lấy những thắnglợi quân sự to lớn buộc ta phải điều đình trong một tình hình có lợi cho chúng

Và, nếu ta không chịu chấp nhận những điều kiện của chúng thì lúc đó sẽ tiêudiệt chủ lực của ta

Để thực hiện âm mưu và kế hoạch nói trên, chúng đã dùng mọi thủ đoạn

dã man tàn bạo để bần cùng hóa nhân dân ta trong vùng tạm chiếm, càng quét,vây bắt, lừa bịp dụ dỗ, lưu manh hóa thanh niên Từ tháng 5 năm 1953 đếntháng 3 năm 1954, số quân ngụy đã tăng thêm 9 vạn 5 nghìn

Từ Hè - Thu 1953, chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét

dữ dội ở Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Nam Bộ, ráo riết bình định và bắt lính,

uy hiếp vùng tự do của ta, thả hàng ngàn thổ phỉ xuống vùng rừng núi LàoCai, Lai Châu, Sơn La, tập kích Lạng Sơn…

Phát hiện sự di chuyển của quân ta, từ 20 - 11 - 1953, Navarre cho 6 tiểuđoàn Âu - Phi tinh nhuệ nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, nhằm bảo vệ Tây Bắc,Thượng Lào và để phá tan cuộc tiến công Đông - Xuân của ta Đây là mộtđiểm bổ sung lớn ngoài dự kiến ban đầu của kế hoạch Navarre

Phát hiện chủ lực của ta tiến nhanh lên Điện Biên Phủ, ngày 3 - 12,Navarre quyết định rút bỏ Lai Châu, co lực lượng về giữ Điện Biên Phủ, gấprút tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểmmạnh

Trang 25

Quyết định trên đây của tướng Nava, giữ vững và tăng cường Điện BiênPhủ và tiếp nhận chiến đấu với chủ lực của ta ở Điện Biên Phủ là một quyếtđịnh có tính chất chiến lược cực kỳ quan trọng Một trang sử mới bắt đầutrong cục diện của cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hậu phương là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh Vì vậy khi

có chiến tranh hay trong hòa bình đều phải nhận thức đúng đắn quan điểm vềvấn đề hậu phương để ra sức xây dựng, bảo vệ tiềm lực mọi mặt của hậuphương, của đất nước, tạo thế và lực bảo đảm cho lực lượng vũ trang giànhchiến thắng Nắm vững những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và của Đảng về vấn đề hậu phương để thấy được vai trò quan trọngcủa hậu phương trong chiến tranh cách mạng

Chương 1 còn nêu ra được cơ sở thực tiễn trong chiến dịch Điện BiênPhủ, qua đó nhận ra những thuận lợi, khó khăn của ta và thực dân Pháp, giúp

ta hiểu thấu đáo, sâu xa về vai trò của hậu phương dẫn đến thắng lợi của cuộckháng chiến

Trang 26

Chương 2 CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

2.1 Chi viện của hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ theo phương án đánh nhanh thắng nhanh

Ngày 6 - 12 - 1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyếttâm và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy, quyết định

mở Chiến dịch Điện Biên Phủ Bộ Chính trị chỉ định Bộ Chỉ huy chiến dịchgồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặttrận; Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng; đồng chí Lê Liêm-Chủ nhiệm chính trị Điện Biên Phủ trở thành điểm hẹn lịch sử, nơi cả địch và

ta chấp nhận một trận quyết chiến lịch sử Từ chỗ chọn nơi địch sơ hở màđánh (9 - 1953), đến quyết định nhằm vào chỗ mạnh nhất của địch để tiêu diệt

là một chủ trương rất kiên quyết, linh hoạt, sáng tạo và kịp thời, là quyết tâmrất lớn của Bộ Chính trị Bởi vì, ta có tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm ĐiệnBiên Phủ mới phá được Kế hoạch Navarre, đánh bại âm mưu mở rộng và kéodài chiến tranh tìm “lối thoát danh dự”

Để tạo điều kiện cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, cùngvới công tác chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương, Bộ Tổng tư lệnh ralệnh cho các đơn vị chủ lực phối hợp thực hiện các đòn tiến công chiến lượctrên khắp chiến trường Đông Dương Với 5 đòn tiến công chiến lược ở LaiChâu, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc, Campuchia, Bắc Tây Nguyên, ThượngLào, ta chẳng những tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiềuvùng đất đai rộng lớn với hàng chục vạn dân, mà còn làm phá sản âm mưu tậptrung lực lượng cơ động của Navarre ở đồng bằng Bắc Bộ Thực dân Phápbuộc phải phân tán lực lượng, bị động đối phó, điều lực lượng từ các chiến

Trang 27

trường khác đến ứng cứu và xây dựng Sênô, An Khê, Plây Cu, Luông PhaBang và Mường Sài thành những tập đoàn cứ điểm Năm đoàn tiến côngchiến lược của ta đã làm cho kế hoạch Navarre không thực hiện được theo dựkiến, muốn tập trung nhưng lại buộc phải phân tán binh lực, muốn giànhquyền chủ động nhưng càng bị động đối phó.

Cùng với các đoàn tiến công của bộ đội chủ lực ở chính diện, các hoạtđộng của quân và dân ta ở vùng sau lưng địch cũng được đẩy mạnh Đây là sựphối hợp rộng khắp nhằm căng kéo quân địch, làm cho chúng rơi vào tìnhthế bị động, lúng túng đối phó, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận Điện BiênPhủ

Khi quyết định mở chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ, ta nghiên cứungay kế hoạch tác chiến Ngày 14 - 1 - 1954, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiếndịch triệu tập hội nghị cán bộ chỉ huy các đại đoàn để bàn kế hoạch tác chiến

Để thực hiện quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, mộtvấn đề hết sức quan trọng được đặt ra là phải tiêu diệt chúng bằng cách nào

Bộ chỉ huy chiến dịch đã nêu ra hai phương châm của chiến dịch để hội nghịthảo luận:

Một là, “đánh nhanh, thắng nhanh”, tức là tranh thủ khi địch mới chiếmđóng chưa kịp củng cố, bố trí còn nhiều sơ hở mà tập trung lực lượng đột pháphòng thủ địch, có hướng đột kích chủ yếu, hướng thứ yếu tập trung phối hợp,mạnh dạn đánh thọc sâu vào lòng địch, cắt tập đoàn cứ điểm thành nhiều bộphận, rồi tập trung binh lực, hỏa lực mạnh hơn địch, diệt bộ phận quan trọngnhất, sau đó diệt các bộ phận khác, hoàn thành việc tiêu diệt tập đoàn cứ điểmtrong một thời gian ngắn

Hai là, “đánh chắc tiến chắc”, tức là chia chiến dịch thành nhiều giaiđoạn, từng bước tập trung binh lực, hỏa lực mạnh hơn địch, tiêu diệt từng khuvực của tập đoàn cứ điểm, bảo đảm từng bước đánh chắc thắng, chiến dịchđược tiến hành bằng một loạt đợt đánh công sự vững chắc kế tiếp nhau để tiêudiệt tập đoàn cứ điểm trong một thời gian dài

Trang 28

Hội nghị cân nhắc hai phương châm nói trên “Đánh nhanh thắng nhanh”thì chiến dịch không kéo dài, bộ đội đỡ mỏi mệt, ít bị tiêu hao, tiếp tế lươngthực, đạn dược không trở ngại lớn Vì địch còn sơ hở, bộ đội ta còn sung sức,sau đợt sinh hoạt chính trị có quyết tâm chiến đấu cao nên có điều kiện “đánhnhanh thắng nhanh” Nhưng ta chưa có kinh nghiệm, chưa được chuẩn bị tưtưởng nên việc bảo đảm đánh chắc thắng không dễ Còn “đánh chắc tiếnchắc” thì bảo đảm chắc thắng nhưng thời gian chiến dịch kéo dài, địch sẽ tăngcường công sự, tăng cường lực lượng, bộ đội mỏi mệt, bị tiêu hao nhiều vàgặp khó khăn rất lớn về tiếp tế.

Đa số ý kiến trong hội nghị nghiêng về vận dụng phương châm “đánhnhanh thắng nhanh” Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy địch ở Điện Biên Phủcòn nhiều sơ hở, phải tranh thủ thời cơ khi phòng ngự địch chưa củng cố màđánh, do đó kết luận: Trước mắt chuẩn bị để vận dụng phương châm “đánhnhanh thắng nhanh”, nhưng nếu địch thay đổi, ta cũng có thể chuyển sang vậndụng phương châm “đánh chắc tiến chắc” Đó không phải là một quyết tâmkhông có sơ hở, bởi vì khi địch đang ở trạng thái phòng ngự lâm thời, “đánhnhanh thắng nhanh” là phương châm đánh có thể vận dụng

Ta quyết định thực hiện phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.Thời gian nổ súng là ngày 20 - 1 - 1954 Dự kiến chiến dịch diễn ra trong 3ngày 2 đêm chiến đấu liên tục Đến ngày 19 - 1, thời gian dự kiến kéo pháovào trận địa trong ba đêm không thực hiện được, Đảng ủy và Bộ Chỉ huychiến dịch quyết định lùi ngày nổ súng tiến công đến 16 giờ ngày 25 - 1 Đếnngày 24 - 1, thời gian nổ súng tiến công lại được lùi đến ngày 26 - 1

Để huy động sức người, sức của và động viên chính trị tinh thần cho mặttrận, trong Đông Xuân 1953 - 1954, ngoài các cơ quan chính quyền và quânđội, Đảng và Nhà nước còn có một chủ trương rất sáng tạo là xây dựng một tổ

chức chuyên trách về công tác chi viện tiền tuyến gọi là Hội đồng cung cấp

Trang 29

mặt trận Hội đồng cung cấp mặt trận có hệ thống các cấp từ Trung ương

xuống liên khu, tỉnh và tuyến đường, như Hội đồng cung cấp mặt trận Liênkhu IV, hội đồng cung cấp mặt trận tỉnh Thanh Hóa, hội đồng cung cấp mặttrận tỉnh Phú Thọ, hội đồng cung cấp mặt trận tuyến đường 80 (Thanh Hóa -Sơn La…) Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương do Phó Thủ tướng PhạmVăn Đồng làm chủ tịch Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hội đồng Cung cấpmặt trận là cơ quan của Nhà nước có nhiệm vụ huy động nhân tài vật lực củahậu phương chuyển ra trung tuyến (Sơn La) và đưa thương bệnh binh từ trungtuyến về hậu phương

2.1.1 Sự chi viện của hậu phương trong nước

Do Điện Biên Phủ cách xa các vùng hậu phương chiến lược Thanh - Nghệ

- Tĩnh và Việt Bắc hơn 500km, nhân tài vật lực tại chỗ khó khăn, nên kếhoạch tác chiến dự kiến ban đầu của ta là đánh nhang, thắng nhanh Hậuphương và ngành hậu cầu quân đội đã làm hết sức mình để chuẩn bị cho chiếndịch

Về bảo đảm về lương thực, thực phẩm Nhu cầu vật chất cho chiến dịch

theo phương án “đánh nhanh thắng nhanh” dự tính là: 7.730 tấn gạo, 140 tấnmuối, 465 tấn lương thực khô, 343 tấn đạn dược, thời gian chuẩn bị yêu cầuđến 30/1/1954 phải hoàn thành Để đưa được khối lượng vật chất đó ra hỏatuyến, đúng thời gian quy định, ta đã tổ chức 2 tuyến vận tải: tuyến phía Nam,

sử dụng dân công chuyển lương thực, đạn dược, phục vụ các đơn vị chiến đấu

ở phía nam Điện Biên Phủ và tuyến phía Đông, sử dụng 9 đại đội chở vũ khí,xăng dầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng và các kho hậu cần chiến lược đến mặt trận;

5 đại đội vận chuyển từ các kho dự trữ ở binh trạm Tuyên - Phú (TuyênQuang - Phú Thọ) và tiếp chuyển từ Yên Bái, Nghĩa Lộ đến mặt trận ta sửdụng lực lượng tập trung vận tải từng đợt, đợt đầu chuyển đến Sơn La, đợt 2chuyển từ Sơn La lên Tuần Giáo và vào Điện Biên Phủ cây số 62

Ngày đăng: 13/08/2020, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Nhà trường BTTM (1997), Giáo trình Lịch sử quân sự tập 2, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử quân sự tập 2
Tác giả: Cục Nhà trường BTTM
Nhà XB: NxbQĐND
Năm: 1997
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ mốc vàng lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện Biên Phủ mốc vàng lịch sử
Nhà XB: NxbQuân đội nhân dân
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện Biên Phủ
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
4. Đinh Xuân Lý (2007), Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam
Tác giả: Đinh Xuân Lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
5. Hoàng Minh Phương, Sức mạnh Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh Việt Nam trong chiến dịch Điện BiênPhủ
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Nhà XB: NxbQuân đội nhân dân
7. Điện Biên Phủ quan những trang tư liệu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện Biên Phủ quan những trang tư liệu
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
8. Fall Berard, Le Viet Minh 1945 - 1969, Paris, 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Le Viet Minh 1945 - 1969
9. H.Navar, Đông Dương hấp hối, Phòng tư liệu, Khoa lịch sử, ĐHKHXH-NV, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Dương hấp hối
10. Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
11. Lê Duẩn (1965), Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ta nhất định thắng, địch nhất định thua
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1965
12. Lênin - Xtalin (1966), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm quan trọng của hậu phương trong chiếntranh cách mạng
Tác giả: Lênin - Xtalin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1966
13. Lênin toàn tập, tập 35, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lênin toàn tập
Nhà XB: Nxb Sự thật
14. Mác - Ăng ghen (1997), Mối quan hệ hậu phương, chiến tranh và quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Mối quan hệ hậu phương, chiến tranh vàquân đội
Tác giả: Mác - Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1997
15. Tổng cục Hậu cần (1985), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 1944 - 1954, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân ViệtNam 1944 - 1954
Tác giả: Tổng cục Hậu cần
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1985
16. Từ điển bách khoa Việt Nam (1988), tập 1, Nxb Từ điển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam
Tác giả: Từ điển bách khoa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Từ điển
Năm: 1988
17. Trường Chinh (1966), Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũtrang nhân dân
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1966
18. Trường Chinh (1964), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kháng chiến nhất định thắng lợi
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1964
19. Văn Tiến Dũng, Đi theo con đường của Bác, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi theo con đường của Bác
Nhà XB: Nxb Quân đội nhândân
20. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chặng đường lịch sử
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1994

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w