Kết quả và ý nghĩa

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương đối với chiến dịch điện biên phủ trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (2017) (Trang 45 - 48)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM VỀ SỰ CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

3.1. Kết quả và ý nghĩa

Bằng sự nỗ lực phi thường, trải qua 3 đợt tiến công, sau 56 ngày đêm, chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta đã giành toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống hơn 16.000 sĩ quan, binh lính Pháp, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, bắn cháy 4 xe tăng, thu 30 trọng pháo, 6 xe tăng, trên 3 vạn chiếc dù và toàn bộ vũ khí, kho tàng đạn dược, quân trang, quân dụng. Thắng lợi đó có nhiều nguyên nhân, trong sự chi viện sức người, sức của và động viên chính trị tinh thần của nhân dân hậu phương có ý nghĩa quyết định.

Tính tổng hợp từ giai đoạn chuẩn bị đến lúc toàn thắng, tổng khối lượng vật chất, nhân lực hậu phương đã huy động, cung cấp, tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ là rất lớn. Thông qua Hội đồng cung cấp mặt trận, hậu phương ta đã huy động cho chiến dịch 25.056 tấn gạo, 1.824 tấn thịt và thực phẩm khô. Nhờ đó hậu cần chiến dịch đã tiếp tế cung cấp cho các đơn vị bộ đội và dân công hoạt động tại mặt trận được 16.829 tấn lương thực, 577 tấn thịt, 565 tấn thực phẩm khô. Nhu cầu vũ khí, đạn dược đề ra là 1.500 tấn hậu phương đã đảm bảo được 1.450 tấn; bộ đội tiêu thụ hết 1.200 tấn, trong đó 1.000 tấn đạn pháo và cối.

Mặc dù quân Pháp đánh phá dữ dội nhưng hậu phương, hậu cần của ta đã tổ chức tốt công tác phòng gian, giữ bí mật, phòng tránh và đánh địch có hiệu quả, nên đã làm thất bại âm mưu và thủ đoạn ngăn chặn sự chi viện của hậu phương ra tiền tuyến. Ngay phía Pháp cũng phải thú nhận sự thất bại của

họ về mặt này. H.Na va, trong cuốn “Đông Dương hấp hối” thú nhận là đã dùng hết lực lượng không quân để phá các tuyến vận chuyển, tấn công các đoàn xe của Việt Nam, nhưng không có hiệu quả: “Trong lĩnh phương”.

Bécna Phôn (Berard Fall), trong cuốn “Việt Minh 1945 - 1960” (Le Viet Minh 1945 - 1960) đã nói về thắng lợi của Việt Nam ở Điện Biên Phủ rằng:

“Trước hết và trên hết là những chiến thắng về tổ chức tiếp tế”.

Thực tiễn bảo đảm hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng tỏ bước trưởng thành mới của Đảng ta trong chỉ đạo xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến cả vật chất và tinh thần. Việc xây dựng và bảo vệ hậu phương, huy động, sử dụng nhân, tài, vật lực của hậu phương quốc gia và ở vùng Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã giúp cho Đảng hoàn chỉnh thêm một bước quan điểm kết hợp hậu phương tại chỗ với hậu phương chiến lược, hậu cần tại chỗ với đưa từ xa đến, kết hợp hậu cần quân đội với hậu cần nhân dân trong chiến tranh nhân dân.

Nhiều vấn đề mới và phức tạp về công tác hậu phương, bảo đảm hậu cần đã được giải quyết ở chiến dịch Điện Biên Phủ, như động viên lực lượng hậu phương, bảo đảm giao thông và chỉ huy phương tiện vận tải cơ giới, đấu tranh chống sự phá hoại của địch đối với hậu phương, vừa đánh vừa vận tải và cứu chữa thương binh, bình thường hóa sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe bộ đội, ngoài trận địa… Thành công của những việc đó chứng tỏ hậu phương của cuộc kháng chiến và ngành hậu cần của quân đội ta đã có sự lớn mạnh hơn hẳn trước. Cùng với nhân dân, các cơ quan Nhà nước như công an, giao thông, mậu dịch, kho thóc, tuyên truyền, văn nghệ, y tế… đã làm việc hết sức mình để phục vụ tiền tuyến.

3.1.2. Ý nghĩa

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ một lần nữa chứng tỏ vai trò cực kì quan trọng của hậu phương, của hậu cần nhân dân trong kháng chiến chống Pháp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh:

Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề về chiến thuật; khó khăn về cung cấp quả thực không kém khó khăn về tác chiến;

tình hình cung cấp khẩn trương từng ngày, từng giờ, không kém tình hình chiến đấu. Chính vì vấn đề cung cấp khó khăn như vậy, cho nên quân địch đã không bao giờ tưởng tượng được rằng Việt Nam có thể khắc phục được khó khăn ấy. Bọn đế quốc, bọn phản động không bao giờ đánh giá được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của nhân dân. Sức mạnh đó là vô cùng, vô tận.

Sức mạnh đó có thể khắc phục được tất cả mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ địch. [21, tr158]

Chưa bao giờ có được sự chi viện của hậu phương về hậu cần cho tiền tuyến rầm rộ như vậy. Hàng vạn, hàng triệu người từ khắp mọi xóm làng, miền xuôi, miền ngược ở cả vùng tự do cũng như vùng địch tạm chiếm dồn sức người, sức của cho tiền tuyến đánh thắng quân thù.

Có thể nói rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, tổ chức, chỉ huy và huy động hậu phương chi viện hậu cần cho tiền tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ hết sức chặt chẽ, linh hoạt, đã huy động được sự đồng tình, hưởng ứng, giúp đỡ rất to lớn của các cấp, các ngành, nhân dân các địa phương, để bảo đảm đầy đủ, kịp thời, liên tục nhu cầu về hậu cần cho các lực lượng tham gia chiến dịch, giành thắng lợi hoàn toàn. Đặc biệt vai trò của hậu phương chi viện cho tiền tuyến; nó không chỉ huy động về nhân tài vật lực mà hậu phương còn là sức mạnh tổng hợp, bao gồm cả yếu tố tinh thần, văn hoá (lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống anh dũng đánh giặc giữ nước, chí căm thù địch sâu sắc của quần chúng nhân dân. Cùng với nghệ thuật lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy của bộ máy chỉ đạo chiến tranh vô cùng tài trí, linh hoạt, sáng tạo trong huy động sức người, sức của cho tiền tuyến đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, “chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Thắng lợi vĩ đại trong chiến dịch Điện Biên phủ, trước hết khẳng định tính đúng đắn đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức, chỉ huy chặt chẽ, đánh giá đúng vai trò của hậu phương, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, huy động được sự chi viện hết sức to lớn của hậu phương về hậu cần cho tiền tuyến trong chiến dịch để giành thắng lợi hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Vai trò của hậu phương đối với chiến dịch điện biên phủ trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (2017) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w