1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

97 143 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC THẮNG

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMQUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội, năm 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC THẮNG

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMQUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Ngành: Chính trị họcMã số: 8 31 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐINH NGỌC THẠCH

Hà Nội, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Cácthông tin, số liệu là khách quan và dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tế,các tài liệu đã được công bố và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồngốc và chưa được công bố.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ dẫn rõràng về nguồn gốc, xuất xứ.

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Ngọc Thắng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoaChính trị học, Học viện khoa học xã hội; đặc biệt là cảm ơn PGS TS.Đinh Ngọc Thạch, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong việchoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận, thành phố HồChí Minh đã giúp đỡ, cộng tác cùng tôi để đề tài được thực hiện kịptiến độ theo kế hoạch.

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Ngọc Thắng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ VÀ VAI TRÒ CỦA MẶTTRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾDÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 9

1.1 Một số khái niệm liên quan đến “Dân chủ” và “Dân chủ Xã hội chủnghĩa” 91.2 Nội dung, đặc điểm của Quy chế dân chủ cơ sở của Việt Nam 151.3 Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở 18

Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔQUỐC VIỆT NAM QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 23

2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của quận Phú Nhuận, Thành phốHồ Chí Minh 232.2 Thực trạng thực hiện vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quậnPhú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quy chế dân chủ ởcơ sở 272.3 Những thành tựu, khó khăn, hạn chế của việc UBMTTQ tham gia thực

44

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢNNHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐCVIỆT NAM QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 53

3.1 Phương hướng cơ bản phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam quận Phú Nhuận trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 53

Trang 6

3.2 Những giải pháp liên quan đến vai trò tổ chức, tuyên truyền, xây dựngđội ngũ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ ChíMinh 593.3 Những giải pháp liên quan đến đổi mới nội dung, phương thức hoạt độngcủa Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận, thành phố Hồ ChíMinh trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 62

KẾT LUẬN 68DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CQ :Chính quyềnCNXH :Chủ nghĩa xã hội

ĐCSVN :Đảng Cộng sản Việt NamHTCT :Hệ thống chính trị

HĐND :Hội đồng nhân dânMTTQ :Mặt trận Tổ quốc NN :Nhà nước

QCDC :Quy chế dân chủ

TPHCM :Thành phố Hồ Chí Minh UBMTTQ :Ủy ban Mặt trận Tổ quốcUBND :Ủy ban nhân dân

XHCN :Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ xã hội mới - xã hội XHCN Xâydựng nền dân chủ XHCN là một trong những nhiệm vụ lâu dài và trọngyếu, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Muốn vậy, vấn đề trung tâmlà phải xây dựng, hoàn thiện NN pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân NN pháp quyền không phải cái riêng có của chủnghĩa tư bản CNXH cũng cần thực hiện nhà nước pháp quyền NN phápquyền XHCN khác về bản chất với NN pháp quyền tư sản ở chỗ: pháp quyềndưới chủ nghĩa tư bản thực chất là công cụ của giai cấp tư sản để thống trị vàbóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động; pháp quyền dưới CNXH làcông cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân NN pháp quyềnquản lý xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác, nhưng việc sử dụng bất cứcông cụ nào cũng phải trong khuôn khổ pháp luật Thông qua thực thi phápluật, NN thể hiện nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiệnchuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

Trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực NN là thốngnhất, nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơquan quyền lực NN trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tưpháp.

Sau hơn 30 năm đổi mới, về cơ bản nước ta đã chuyển đổi thành côngtừ mô hình kinh tế quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và tiến từ dân chủ nhân dân lên dân chủ XHCN Hiện nay đangtừng bước phát triển và hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN đểtiến lên và xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN hướng tới tương lai tốtđẹp.

Trang 9

Trong điều kiện hiện nay, để phát huy quyền làm chủ của nhân dântrước hết đòi hỏi HTCT các cấp, đặc biệt trong đó là MTTQ từ cơ sở phảiphát huy được vai trò của mình trong việc động viên, khuyến khích và tạođiều kiện để Nhân dân hiểu và nâng cao không ngừng vai trò là chủ và làmchủ của mình Muốn thực hiện được điều đó cần thiết phải có sự phối hợpchặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đoàn thể, của cả HTCT mà trong đóMTTQ là trung tâm tập hợp các tổ chức thành viên mới có thể nâng caokhông ngừng, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân.

Trong thời gian qua, HTCT nói chung và UBMMTQ Việt Nam quậnPhú Nhuận, TPHCM nói riêng ra sức phát huy tốt nhất quyền làm chủ củanhân dân thông qua thực việc QCDC ở cơ sở trong xây dựng HTCT, trongthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương Tuynhiên, thực tế vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở tại địa bàn Quận Phú Nhuận,TPHCM vẫn còn những tồn tại, hạn chế xuất phát từ những nguyên nhânkhách quan lẫn chủ quan, từ điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, nhận thứccủa người dân đến những nguyên nhân từ HTCT địa phương, về nhận thứccủa cán bộ, đảng viên về thực hiện QCDC ở cơ sở, việc triển khai Nghị quyếtcủa Trung ương và Đảng uỷ cấp trên, Đảng bộ Quận Phú Nhuận về vấn đềthực hiện công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, công tác tham mưuvề vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở đòi hỏi phải được nghiên cứu, tổng kết, rútkinh nghiệm.

Nhằm thực hiện việc xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học,đi sâu nghiên cứu vai trò của UBMTTQ quận Phú Nhuận trong việc thực hiệnQCDC ở cơ sở; qua đó, thực hiện việc đánh giá, tổng kết rút ra một số vấnđề lý luận và thực tiễn trong việc phát huy vai trò của MTTQ quận PhúNhuận thúc đẩy nâng cao việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn Quận Phú

Nhuận, TPHCM nói riêng, cả nước nói chung, tôi chọn đề tài “Vai trò của Ủy

ban Mặt

Trang 10

Các sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở và

thực hiện dân chủ ở cơ sở có: “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dânchủ ở cơ sở hiện nay” do Phan Xuân Sơn chủ biên, Nxb CTQG, H 2002;“Quy chế, thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã: một số vấn đề về lý luận vàthực tiễn” do Dương Xuân Ngọc chủ biên, Nxb CTQG, H 2004; “Dân chủ vàdân chủ ở nông thôn trong tiến trình đổi mới” do Hoàng Chí Bảo chủ biên,

Nxb CTQG, H 2005.

Từ các sách, công trình nghiên cứu trên cho thấy, thông qua việc khảosát một số vùng, địa phương, các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc nộidung lý luận và thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở, trực tiếp là QCDC ở cởsở; làm rõ vai trò của các bộ phận trong HTCT đối với việc thực hiện dân chủở cơ sở Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực

Trang 11

hiện dân chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay, trực tiếp là nhân dân thực hiện quyềnlực của mình thông qua Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Trang 12

Các bài viết, bài báo liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở có: “Gắnviệc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với củng cố chính quyền cơ sở” củaThủ tướng Phan Văn Khải, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 1 (2002); “Thựchiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới: thành tựu, vấn đề và giải

i a n g đ ẩ y mạ n h t h ự c h i ệ n q u y c h ế dâ n c h ủ đ i đ ô i v ớ i x â y d ự n g M ă t t r ậ n T ổ q u ố c cơ s ở v ữ n g m ạ n h ” của Tống Văn Bé Hai, Tạp chí mặt trận, số 47

(2009); Các bài viết của các tác giả nhằm sơ kết, đánh giá thực hiện dân chủở cơ sở; phân tích, chỉ ra được những cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học,những điều kiện thuận lợi và khó khăn, những bài học kinh nghiệm và giảipháp để thực hiện có hiệu quả dân chủ ở cơ sở.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh và quận Phú Nhuận, đã có một số văn bản,chỉ thị của Thành ủy, Quận ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và quận PhúNhuận về triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở; các báo cáo tổng kết, đánh giácông tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ởxã, phường, thị trấn của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ Quận ủy quậnPhú Nhuận, của các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có cả Ủy ban Mặt trậnTổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận.

Các sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam có: “Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện quyền làmchủ của nhân dân ở nước ta hiện nay” do Nguyễn Thị Hiền Oanh chủ biên,Nxb CTQG, H 2005; “Phát huy vai trò của Mặt trận trong hoạt động giámsát và phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vữngmạnh” do Thạc sỹ Nguyễn Văn Pha chủ biên, Nxb CTQG, H 2008; “Mặttrận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổimới đất nước” do TS Nguyễn Thị Lan chủ biên, Nxb CTQG, H 2012.

Trang 13

Các đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

có: Đề tài Đề tài KX 10 03 (2009), Bộ Nội vụ: “Mô hình đổi mới, hoàn thiệntổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị xã hội giai đoạn 2010 - 2015” do TS ThangVăn Phúc làm chủ nhiệm Bùi Quang Huy (2012)“Vai trò của Mặt trận Tổquốc Việt Nam cấp xã trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Thái Bìnhhiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị; Nguyễn Thị AnhTân (2013) “Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận văn thạc

sĩ Chính trị học, Học viện Khoa học xã hội.

Các cuốn sách và các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến Mặt trậnTổ quốc Việt Nam một cách tổng thể từ lịch sử hình thành, phát triển đến môhình, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận; mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốcViệt Nam với các thành tố khác trong hệ thống chính trị cũng như vai trò củaMặt trận trong xây dựng hệ thống chính trị Đặc biệt, các tác giả bước đầu đisâu nghiên cứu, tìm hiểu về một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam trong công cuộc đổi mới như: giám sát, phản biện, xâydựng sự đồng thuận xã hội và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Các bài viết, bài báo liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có:

“Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể

Trang 14

Việt Nam trong những nhiệm vụ cụ thể: giám sát, phản biện, xây dựng sựđồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân… đồng thời nhấnmạnh các cách thức, cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân nhânthông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Qua tìm hiểu và phân tích những nghiên cứu, tài liệu có thể thấy rằnglĩnh vực nghiên cứu về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của cácchuyên gia Trên cở sở kế thừa và tham khảo các tài liệu, đề tài nghiên cứu vềMặt trận Tổ quốc Việt Nam; tác giả sẽ phân tích cụ thể về vai trò của Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trongviệc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở dự trên tình hình thực tế tại địaphương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở lý luận về thực hiện QCDC ở cơ sở và vai trò của MTTQ cơsở, luận văn đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện vai trò củaUBMTTQ Việt Nam Quận Phú Nhuận, TPHCM trong việc thực hiện QCDCở cơ sở, qua đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp để phát huy vai tròcủa MTTQ trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ lý luận chung về vai trò của UBMTTQ ở trong việc thực hiệnQCDC ở cơ sở.

- Làm rõ thực trạng vai trò của UBMMTQ Việt Nam Quận Phú Nhuận,TPHCM trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Làm rõ giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của UBMTTQ ViệtNam Quận Phú Nhuận, TPHCM trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ vai trò của UBMMTQ Việt Nam Quận Phú Nhuận,TPHCM trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vai trò của UBMTTQ Việt Nam Quận Phú Nhuận,TPHCM trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 2011 đến 2017.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dânchủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện QCDC ở cơ sở; quan điểm, chínhsách của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và chức năng, nhiệmvụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩacũng như vai trò trong thực hiện QCDC ở cơ sở phát huy quyền làm chủ củanhân dân nhằm phân tích, đánh giá vai trò của UBMTTQ Việt Nam Quận PhúNhuận, TPHCM trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử với nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và pháttriển, tác giả sử dụng một số phương pháp cơ bản như: phương pháp phântích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, kết hợp lịch sử với lôgíc, thống kê, khảo sátthực tiễn và phương pháp chuyên gia nhằm lấy ý kiến để phát huy vai trò củaUBMTTQ Việt Nam Quân Phú Nhuận, TPHCM trong việc thực hiện quy chếdân chủ ở cơ sở trong thời gian tới.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc phát triển vàhoàn thiện các căn cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định đường lối, chủtrương của Đảng và pháp luật của Nhà nước vận dụng vào quá trình lãnh đạo,

Trang 16

chỉ đạo nhằm nâng cao vai trò của UBMTTQ quận Phú Nhuận thành phố HồChí Minh để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở quận Phú Nhuận trongthời gian tới Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho việc triễn khai cáchoạt động của hệ thống chính trị quận Phú Nhuận trong việc thực hiện Quychế dân chủ ở cơ sở.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu,giảng dạy chuyên đề, ứng dụng của các nhà nghiên cứu về chính trị, các nhàhoạt động chính trị trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổchức chính trị - xã hội khác.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Lý luận chung về dân chủ và vai trò của Mặt trận tổ quốcViệt Nam trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Chương 2: Thực trạng vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namquận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở

Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trongviệc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Trang 17

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ VÀ VAI TRÒCỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1.1 Một số khái niệm liên quan đến “Dân chủ” và “Dân chủ Xã hộichủ nghĩa”

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của dân chủ trong lịch sử

Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triểncủa đời sống con người, là khát vọng sâu xa của nhân loại Thuật ngữ dân chủxuất hiện từ thời cổ đại Người đầu tiên đưa ra khái niệm dân chủ là nhà sửhọc, nhà chính trị học người Hy Lạp - Herodotos (484 - 425 trước Côngnguyên) khi ông xem xét các thể chế chính trị trong lịch sử Theo ông, lịch sửđã xuất hiện ba kiểu thể chế chính trị: quân chủ, quý tộc và dân chủ, trong đódân chủ là một thể chế mà quyền lực do nhân dân nắm giữ thông qua conđường phổ thông đầu phiếu Nhân dân là chủ thể của quyền lực, sử dụngquyền lực, trong đó quyền lực chính trị là quan trọng nhất để tổ chức, quản lýxã hội, thực hiện sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình phân công laođộng xã hội, sự ra đời của chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấpđã đưa đến sự ra đời của nền dân chủ chủ nô Nền dân chủ chủ nô đã thay thế“nền dân chủ quân sự” - đó là một bước tiến dài trong lịch sử Trong nền dânchủ này giai cấp chủ nô nắm hết quyền lực nhà nước, các quyền tự do và bìnhđẳng của chủ nô và các công dân tự do được bảo đảm, còn giai cấp nô lệkhông có quyền gì, kể cả quyền sống, quyền làm người, nô lệ chỉ là tài sản, làcông cụ biết nói của chủ nô Giai cấp chủ nô nhân danh xã hội, chiếm đoạtnhà nước, biến nhà nước thành công cụ thực hiện quyền lực chính trị củamình Như vậy, sự ra đời của xã hội chiếm hữu nô lệ là một bước phát triển

Trang 18

của lịch sử so với xã hội công xã nguyên thủy nhưng nhân dân lao động vẫnkhông có một quyền lực gì Trong ngôn ngữ của người Hy Lạp, Demokratoslà dân chủ, trong đó: “demos” là “nhân dân” và “kratos” là “quyền lực” Nhưvậy, theo nghĩa ban đầu của nó, dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhândân, quyền lực của nhân dân; dân chủ là sự cai trị của nhân dân.

Cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã khai sinh ra nền dân chủ tưsản Nền dân chủ tư sản trong các nhà nước cộng hòa tư sản là nền dân chủ đãphát triển ở mức độ cao trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.V.I.Lênin đã đánh giá rất cao nền dân chủ tư sản „„Nền dân chủ tư sản đánhdấu một bước tiến bộ to lớn về mặt lịch sử so với chế độ Nga hoàng, vớichính thể chuyên chế, với chế độ quân chủ và với tất cả những tàn tích củachế độ phong kiến‟‟ Tuy nhiên, nền dân chủ tư sản không phải là nền dân chủđích thực, đó là nền dân chủ cho người giàu, cho giai cấp tư sản Như vậy, chếđộ dân chủ tư sản vẫn là công cụ bảo vệ quyền lực, lợi ích cho giai cấp tư sản,còn nhân dân lao động có dân chủ nhưng dân chủ đó chỉ là hình thức ; giaicấp công nhân vẫn là người làm thuê cho giai cấp tư sản.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại mớitrong lịch sử phát triển của xã hội loài người Nhân dân lao động bị áp bức đãlàm cuộc cách mạng thành công, đã giành lấy chính quyền về tay mình, lập ranhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Nhà nước xã hội chủ nghĩado nhân dân lao động lập ra, thực hiện quyền lực của nhân dân lao động vàthiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ của đại đa số nhândân lao động.

Như vậy, trong các chế độ dân chủ đã từng tồn tại, chỉ có chế độ dânchủ vô sản, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa mới là nền dân chủ đích thực,là nền dân chủ dành cho số đông, dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân laođộng Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất và triệt để nhấttrong lịch sử.

Trang 19

Chủ nghĩa Mác - Lênin còn quan niệm dân chủ là một hình thức chínhthể nhà nước và chính thể dân chủ nhất trong các hình thức chính thể ở cáchình thái kinh tế - xã hội là chính thể cộng hòa dân chủ Chính thể cộng hòadân chủ tồn tại trong các nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô, cộng hòa dânchủ tư sản và các nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong các nước cộng hòa dânchủ, quyền tham gia vào bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực của nhà nướcđược quy định trong pháp luật Việc quy định này thể hiện sự ghi nhận về mặtnhà nước „„quyền lực thuộc về nhân dân‟‟ nhưng trên thực tế các giai cấpthống trị của các nhà nước bóc lột luôn tìm mọi cách, đặt ra nhiều quy địnhnhằm hạn chế quyền dân chủ này của nhân dân lao động và như vậy để cóquyền lực thật sự thì „„Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự mình giànhlấy chính quyền, phải tự mình vươn lên thành giai cấp dân tộc‟‟, phải giành lấyquyền lực nhà nước - quyền lực dân chủ về chính trị và tổ chức nên nhà nướcdân chủ vô sản, chế độ dân chủ vô sản - một chế độ dân chủ hoàn toàn khác vềchất so với các chế độ xã hội trước đó.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền dân chủ xã hội chủnghĩa là sự phát triển mới về chất, khác về nguyên tắc và bản chất so với nềndân chủ tư sản Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp

Trang 20

công nhân Bản chất giai cấp công nhân của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thểhiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình làĐảng Cộng sản nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp công nhân,của toàn thể nhân dân lao động Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhândân ngày càng tham gia nhiều vào công việc của nhà nước, là nền dân chủdành cho số đông, dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân lao động Do đó, dânchủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhândân rộng rãi và có tính dân tộc sâu sắc.

Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dânchủ của nhân dân lao động, là nền dân chủ rộng rãi nhất và triệt để nhất tronglịch sử Khi giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình lãnh đạo toànthể nhân dân lao động đứng lên đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, xóa bỏquyền cai trị của giai cấp tư sản và tự mình trở thành giai cấp cầm quyền vàxây dựng nền dân chủ vô sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa thì giai cấp công nhânmới thực sự trở thành người làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình Chỉcó xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa thì mọi đặc quyền, đặc lợi mới bị xóabỏ và quyền lực thực sự vào tay đại đa số nhân dân lao động.

Từ những khái niệm về dân chủ XHCN và chế độ dân chủ XHCN, cóthể rút ra bản chất của chế độ dân chủ XHCN là "Quyền làm chủ thực tế trênmọi lĩnh vực xã hội của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộngsản và thông qua sự quản lý của nhà nước XHCN" Chế độ dân chủ XHCN làchế độ do nhân dân lao động làm chủ Cơ sở khách quan qui định bản chấtchế độ dân chủ XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và bản chấtchính trị - xã hội của giai cấp công nhân.

Dân chủ phải gắn liền với chế độ nhà nước, nhà nước XHCN là nhànước của dân, do dân và vì dân, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làmchủ của nhân dân.

Trang 21

Chế độ dân chủ XHCN là nền dân chủ thực sự chứ không phải là dânchủ hình thức, nó hoàn toàn đối lập với dân chủ cực đoan, vô chính phủ, vớichuyên quyền độc đoán.

1.1.3 Nội dung, đặc điểm của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, trong các văn kiện nghị quyết của Đảng ta, nội dung của dân chủXHCN được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Trong lĩnh vực kinh tế, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất.Mục đích của CNXH là chăm lo, bảo đảm lợi ích của người lao động Do đó,nhân dân lao động là người làm chủ trong phát triển lực lượng sản xuất, trongphát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN Vấn đề cơ bản trong dânchủ trên lĩnh vực kinh tế là đảm bảo lợi ích kinh tế chính đáng của mỗi côngdân, tổ chức kinh tế xã hội, các chủ thể kinh tế và Nhà nước trong các quan hệkinh tế Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền sản xuất, kinhdoanh, tham gia các tổ chức kinh tế, bảo hộ về tài sản, hưởng thụ các thànhquả lao động của mình, đồng thời làm tròn mọi nghĩa vụ kinh tế và chấp hànhpháp luật kinh tế của Nhà nước, đấu tranh phòng chống các tội phạm kinh tế,góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao chất lượngcuộc sống của mình.

+ Trong lĩnh vực chính trị Tập trung thực hiện các quyền và nghĩa vụcông dân trong hoạt động chính trị như : quyền và nghĩa vụ công dân trongbầu cử và ứng cử các cơ quan dân chủ; quyền bình đẳng trước pháp luật, đượcpháp luật bảo vệ, quyền tham gia các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp;quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan Đảng, nhà nước; quyềntham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, tham giaxây dựng pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, quyền và nghĩa vụ bảovệ Tổ quốc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 22

+ Trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần thể hiện như : quyền có việc làm,nghĩa vụ lao động; quyền hưởng các phúc lợi công cộng; quyền được khámchữa bệnh; quyền được nghỉ ngơi, cư trú, bảo vệ sức khoẻ; quyền bình đẳngdân tộc, tôn giáo, nam nữ; nghĩa vụ tôn trọng các quy tắc chuẩn mực xã hội,bảo vệ tài nguyên môi trường, đấu tranh chống các tệ nạn tiêu cực xã hội

Từ những khái niệm về dân chủ XHCN và chế độ dân chủ XHCN, cóthể rút ra đặc điểm của chế độ dân chủ XHCN là "Quyền làm chủ thực tế trênmọi lĩnh vực xã hội của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộngsản và thông qua sự quản lý của nhà nước XHCN" Chế độ dân chủ XHCN làchế độ do nhân dân lao động làm chủ Cơ sở khách quan qui định bản chấtchế độ dân chủ XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và bản chấtchính trị - xã hội của giai cấp công nhân.

Dân chủ phải gắn liền với chế độ nhà nước, nhà nước XHCN là nhànước của dân, do dân và vì dân, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làmchủ của nhân dân.

Giữa chế độ dân chủ XHCN và chuyên chính vô sản có mối quan hệbản chất - quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính, phản ánh bản chất chính trịcủa CNXH: "Nhân dân lao động làm chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp côngnhân (thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản), bằng sự quản lý của nhànước XHCN".

Ở Việt Nam còn thể hiện một số đặc điểm nổi bật như: Sự hình thànhvà phát triển dân chủ chưa qua dân chủ tư sản; dân chủ ở nước ta là bản chấtcủa chế độ mới, trong đó nhân dân lao động là người làm chủ đất nước, tất cảquyền lực thuộc về nhân dân; dân chủ gắn với công bằng xã hội, gắn với xoábỏ áp bức bất công; dân chủ được thực hiện bằng nhiều hình thức trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội và được pháp luật bảo đảm; dân chủ gắn với kỷcương, kỷ luật, pháp chế, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và lịchsử truyền thống của dân tộc.

Trang 23

Dân chủ được đảm bảo và phát huy bằng nhiều biện pháp Việc thựcthi dân chủ luôn gắn liền với mối quan hệ giữa NN và nhân dân ở nước tahiện nay, HTCT dựa trên thiết chế "Đảng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân làmchủ" Việc phát huy, thực hiện dân chủ được tiến hành không tách rời thiết chếnày.

Cùng với quá trình xây dựng CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân tađã từng bước tạo được cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ dân chủXHCN; quyền lực xã hội của nhân dân được xác định trong Hiến pháp vàpháp luật; nhu cầu dân chủ của nhân dân ngày càng phát triển; ý thức và nănglực thực hành dân chủ của nhân dân ngày càng được nâng cao

1.2 Nội dung, đặc điểm của Quy chế dân chủ cơ sở của Việt Nam

Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đây làquy trình phản ánh quá trình từ nhận thức đến hành động; qua kiểm tra, đánhgiá kết quả hành động, rồi tiếp tục nhận thức và hành động với kết quả caohơn

“Dân biết” - ở đây được hiểu là quyền được tiếp cận thông tin một cáchđầy đủ và trung thực Qua sự nhận biết từ thông tin, dân biết được quyền vànghĩa vụ của mình, từ đó mới hiểu, mới có cơ sở để “bàn”, để “làm” và để“kiểm tra” Do vậy, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và hệ thống chínhtrị cơ sở là phải thông báo thường xuyên, đầy đủ đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề kinh tế, xã hội của địa phươngmột cách sâu rộng trong nhân dân Đó là bước cụ thể hoá quyền được thôngtin của công dân quy định tại Hiến pháp 2013.

“Dân bàn” - là một khái niệm để chỉ quyền tham gia ý kiến của nhândân, bàn để đi đến những quyết định trực tiếp; bàn để thực hiện; bàn đểtham gia ý kiến, để từ đó cơ quan đại diện quyết định.

Trang 24

“Dân làm” - dân là chủ thể trực tiếp của quá trình thực hiện, khi đượcbiết, được bàn, được tham gia ý kiến, thì việc thực hiện sẽ thuận lợi Tư tưởnglà cái gốc của hành động; tư tưởng thông, hành động cách mạng của nhân dânsẽ được

Trang 25

đẩy lên mức cao; dân hồ hởi, phấn khởi thì đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước sẽ trở thành phong trào thi đua sâu rộng và cóhiệu quả trong nhân dân.

“Dân kiểm tra” - đây là vấn đề thuộc bản chất của nền dân chủ XHCN,nhân dân có quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức, cơ quan Nhànước trong khuôn khổ pháp luật; từ công tác kiểm tra để có kiến nghị chấnchỉnh, bổ sung… với mục đích là làm cho hoạt động của các cơ quan này lànhmạnh hơn, dân chủ và hiệu quả hơn.

Việc thực hiện QCDC sẽ thúc đẩy việc phát huy quyền làm chủ củanhân dân, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân; nâng cao nhậnthức về quyền và nghĩa vụ của công dân; khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo, sứcmạnh vật chất và tinh thần của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, cảithiện đời sống cộng đồng; giữ vững kỷ cương phép nước, ngăn chặn tiêu cực,nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy NN; xây dựng niềm tin và mối quan hệchặt chẽ giữa dân với Đảng và NN.

Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thựchiện dưới hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Để phát huychế độ dân chủ đại diện, phải nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động củaQuốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND và UBMTTQ các cấp, đồng thời thựchiện từng bước vững chắc chế độ dân chủ trực tiếp.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làmchủ của nhân dân, dựa vào dân Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thịsố 30

CT/TW về xây dựng quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở Tiếp đó,ngày

15/05/1998, để cụ thể hoá Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định29

Trang 26

NĐ/CP về ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường”; Chỉ thị

Trang 27

34/2007/PL-ngày 20/4/2007 về việc “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” của Ủy banThường vụ Quốc hội Khóa 11 Đây là những văn bản quan trọng do Đảng,Nhà nước ban hành Tinh thần cơ bản của các Pháp lện, Chỉ thị và Nghị địnhnày là làm sao dân chủ XHCN được mở rộng, với hơn 70% dân số sống ởvùng nông thôn, QCDC ở cơ sở sẽ góp phần quan trọng củng cố quyền làmchủ của nhân dân,nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân dân trong phát triểnkinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dânsinh, nâng cao dân trí, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh”.

Qua quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, thực tế đã cho thấykết quả bước đầu là rất quan trọng Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót,yếu kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trênnhiều lĩnh vực Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, tham nhũng,gây phiền hà cho dân vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng mà chưa đẩy lùiđược, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chậm đi vàocuộc sống Ở Việt Nam, xã, phường, là đơn vị hành chính cơ sở trực tiếp nhất,gần dân nhất trong hệ thống chính trị Là nơi người dân thực hiện quyền dânchủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong cộngđồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; là nơi dân sảnxuất, kinh doanh, lao động, và học tập Xã, phường cũng là nơi nảy sinh vàgiải quyết những công việc hàng ngày trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xãhội; cũng là nơi hiện thực hóa mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định:Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhândân ở cơ sở Dân chủ ở xã, phường là thực hiện những nội dung dân chủmột cách trực tiếp và rộng rãi, đến với từng người dân nhằm phát huy cao

Trang 28

độ quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, anninh, trật tự công cộng.

Trang 29

1.3 Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW; ngày 16-8-1999 tại Hội nghị lần thứbảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, thì hệ thống chính trị ởnước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng,tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơihiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên Mặt trậnTổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền,động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sáthoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhànước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảngvà Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhànước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham giaphát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân cácnước trong khu vực và trên thế giới.

Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm TổngLiên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựuchiến binh, Hội Chữ thập đỏ, v.v…, và các thành viên là các cá nhân tiêu biểutrong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, giới kinhdoanh v.v …, là nơi thu hút được nhiều người tham gia, làm cho các cuộc vậnđộng toàn dân, các phong trào quần chúng trong việc giải quyết các nhiệm vụdo Đảng và NN phát động trở thành hiện thực.

Trang 30

Là tổ chức liên minh chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổchức theo cấp hành chính: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh(gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) Ở mỗicấp hành chính có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Dưới cấp xã có BanCông tác Mặt trận ở khu dân cư.

Chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dânchủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước.

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhândân.

- Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.- Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

- Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phảnánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

Như vậy, từ những chức năng, nhiệm vụ MTTQ được nêu ở trên, dựavào cơ sở phối hợp giữa UBND và UBMMTQ các cấp có thể nêu một số vaitrò của UBMMTQ trong việc thực hiện QCDC tại cơ sở như sau:

- UBMTTQ cơ sở tham gia tuyên truyền, phổ biến QCDC

UBMTTQ phối hợp với UBND và các tổ chức thành viên của MTTQtuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân ở cơ sở những chủ trương,chính sách của Đảng, những quy định của NN về xây dựng và thực hiệnQCDC ở cơ sở, về quyền làm chủ của nhân dân, nhất là theo nội dung “Dân

Trang 31

biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” Tổ chức nhân dân học tập quán triệt cácquan điểm của Đảng, chủ trương của NN trong việc thực hiện QCDC tại cơsở thông qua các chỉ thị, pháp lệnh, nghị định được nêu ở trên, để nhân dân sửdụng đúng quyền và trách nhiệm của mình.

UBMTTQ cơ sở chủ trì tổ chức học tập cho những người tiêu biểunhư: nhân sĩ, trí thức, già làng, chức sắc, chức việc trong tôn giáo, người tiêubiểu trong các dân tộc để học tập nắm vững nội dung QCDC ở cơ sở, qua đócác vị sẽ giúp tuyên truyền, vận động, giải thích trong giới mình, tổ chứcmình thực hiện.

UBMTTQ cơ sở phối hợp với tổ chức thành viên thống nhất kế hoạchtuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên; giáo dục hội viên,đoàn viên gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện Công táctuyên truyền, phổ biến phải đến địa bàn dân cư, thông qua các Ban công tácMT ở thôn, làng, bản, tổ dân phố để từ đó phổ biến cho dân tới từng hộ giađình.

- UBMTTQ cơ sở phối hợp với HĐND, UBND và các tổ chức thànhviên thực hiện QCDC ở cơ sở

UBMTTQ tích cực, chủ động phối hợp với HĐND, UBND và các tổchức thành viên chỉ đạo và tổ chức để nhân dân được quyền thông tin về phápluật, về chính sách của NN, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đếnđời sống và lợi ích của người dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Ví dụ như thông báo để nhân dân được biết cácNghị quyết của HĐND, UBND các cấp trên liên quan đến kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, xóa đói giảm nghèo; phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

- Hoạt động giám sát của UBMT cơ sở

Trang 32

Hoạt động giám sát trực tiếp của dân đối với toàn bộ các hoạt độngcủa NN nhằm đảm bảo quyền làm chủ của dân Hoạt động giám sát củaUBMTTQ và các tổ chức thành viên trong quá trình xây dựng và thực hiệnQCDC ở cơ sở.

Hoạt động giám sát của UBMTTQ và của Ban TTND ở cơ sở với mụcđích là góp phần xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, làm cho bộ máyNN ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu quả đểquản lý tốt mọi mặt của đời sống xã hội theo pháp luật NN, thể hiện đượcquyền lực của nhân dân.

Tiểu kết chương 1

Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân nước ta thực

hiện sự liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác bằng việcthành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Đây là nét đặc sắc sáng tạo của cáchmạng Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của khối liên minh đóvà nền tảng của khối liên minh là liên minh giữa giai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Như vậy, UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân có vai trò đặc biệt quantrọng trong thực hiện dân chủ tại cơ sở Đó là, giáo dục cho nhân dân và cácđoàn viên, hội viên hiểu nội dung, ý nghĩa, quyền và trách nhiệm thực hiệndân chủ tại cơ sở; thực hiện quyền đại diện của tổ chức mình, phối hợp vớiUBND tại cơ sở thực hiện QCDC và giám sát việc thực hiện các chính sách ởđịa phương; phản ánh ý kiến và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cácđoàn viên, hội viên cho các cấp có thẩm quyền giải quyết; động viên nhândân, các đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng, NN, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nghị quyết của từngđại phương.Việc UBMTTQ các cấp tích cực, chủ động và sáng tạo tham giathực hiện QCDC ở cơ sở sẽ nêu cao vai trò của UBMTTQ, xứng đáng với

Trang 33

lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân đối với MTTQ trong giai đoạn cáchmạng hiện nay.

Thông qua việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề trên cung cấp cho ta cơ sở để khảo sát thực trạng việc thực hiện vai trò của UBMTTQ trong việc thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Quận Phú Nhuận, TPHCM và đưa ra những nhận xét, đánh giá hợp lý.

Trang 34

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆTNAM QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG

VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của quận Phú Nhuận,Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ hành chính Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: w ww .phun h u a n h o c hi m in h c i t y gov v n

Trang 35

Phú Nhuận là một quận nội thành của t h à n h p h ố H ồ C h í M in h Nằm vềhướng Tây Bắc, cách trung tâm thành phố 4,7 km (đường chim bay) PhíaĐông, giáp q u ận B ì n h T hạ n h Phía Tây giáp q u ậ n T ân B ì n h Phía Namgiáp qu ậ n 1 v à q u ận 3 Phía Bắc giáp q u ậ n G ò Vấ p Về hành chánh, hiện nayquận bao gồm 15 phường là: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17.Cộng đồng dân cư Phú Nhuận gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm theo Phậtgiáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài với hơn 70 chùa, tu viện, thánh thất ; trênđịa bàn quận không có đất nông nghiệp, diện tích đất chủ yếu là đất phi nôngnghiệp; đất ở, đất sản xuất – kinh doanh, dịch vụ và một phần diện tích làmđất công trình công cộng.

Vùng đất Phú Nhuận, được biết, đến ngay từ những ngày đầu khai mởđất phương Nam Năm 1820, nơi đây, thuộc huyện B ì n h D ư ơ n g , p h ủ T â n B

ì n h , t r ấn P h i ê n A n Về sau,là xã thuộc huyện B ìn h D ư ơ n g , tỉnh Gi a Đ

ị n h Dân cư Phú Nhuận, là cư dân lâu đời của vùng Bến Nghé Trải qua hơn300 năm xây dựng và phát triển, dân cư Phú Nhuận, đã không ngừng đổi mớivề thành phần, số lượng, trình độ, kiến thức…

Nhờ có vị trí nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc, gần trung tâm thành phố,nên ngày xưa nơi đây, là đầu mối cung cấp nguồn thực phẩm và nhân côngtrực tiếp cho thành phố Sài Gòn phát triển, với tốc độ khá nhanh, nhưng lúcbấy giờ, Phú Nhuận chưa chịu ảnh hưởng lớn, quá trình đô thị hoá, chỉ diễn raở một mức độ rồi tạm lắng, người Việt nhờ đó, mà giữ được bản sắc dân tộc.

Theo thông tin từ Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố, trong quá trìnhphát triển, quận Phú Nhuận được xác định là quận có chức năng dân dụng làchính Cơ cấu kinh tế quận phát triển theo hướng Dịch vụ - Thương mại,Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Trong đó, Dịch vụ phát triển mạnh cácloại hình dịch vụ cao cấp như tài chính - tín dụng, văn phòng cho thuê, nhà ởcao cấp, dịch vụ du lịch… Công nghiệp phát triển các ngành sản xuất sạch, kỹ

Trang 36

thuật cao Định hướng quy hoạch của quận là điều chỉnh quy hoạch theohướng giảm mật độ, tăng chiều cao, dành đất phát triển hạ tầng xã hội; ưu tiênxây dựng nhà cao tầng, kết hợp chức năng ở và các loại hình dịch vụ qua việckết hợp quy hoạch đồng bộ giữa công tác chỉnh trang giải tỏa xây dựng mớivà phát triển mạng lưới giao thông.

Về phân bố dân cư, theo quy hoạch mới, trên địa bàn quận chia thành 5khu ở với tổng diện tích đất dân dụng là 412,52 ha, mỗi khu ở sẽ có trung tâmthương mại dịch vụ, thể dục thể thao, y tế riêng Khu ở 1: gồm phường 9 códiện tích 75,13 ha, dân số là khoảng 25.000 người Khu ở 2: gồm phường 3, 4và 5 dó diện tích hơn 74,87 ha, dân số khoảng 42.000 người Khu ở 3: gồmphường 1,2 và 7 có diện tích 96,92 ha, dân số là khoảng 48.000 người Mộtsố khu ở lụp xụp tại phường 7 được cải tạo khoét lõm Khu ở 4: gồm phường8, 15 và 17 có diện tích 67,40 ha, dân số khoảng 35.000 người Khu ở 5: gồmphường 10, 11, 12, 13 và 14 có diện tích hơn 98,20 ha, dân số là khoảng50.000 người.

Trung tâm hành chính của quận Phú Nhuận được bố trí tại trục đườngNguyễn Văn Trỗi Các trung tâm giao dịch - dịch vụ - thương mại tập trungphát triển theo các tuyến đường chính: Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ -Phan Đăng Lưu, Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng.

Ngoài ra, quận sẽ đầu tư xây dựng công viên Gia Định 15,5ha, cácmảng xanh công cộng dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tại khu vực 2, 3 và 5.Bố trí các mảng xanh xen cài trong các khu nhà cao tầng dự kiến xây dựngmới Bố trí cây xanh dọc các trục đường, các dải phân cách.

Quận Phú Nhuận nằm ở cửa ngõ ra vào phía Bắc của khu trung tâmthành phố Các trục đường chính trên địa bàn quận là: Nguyễn Văn Trỗi,Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Phan Đăng Lưu.

Trang 37

Theo quy hoạch, trong tương lai sẽ bổ sung thêm diện tích đất giaothông tĩnh (bến bãi đậu xe) trên cơ sở tận dụng quỹ đất của các dự án chỉnhtrang, xây dựng Mở rộng đường Nguyễn Văn Trỗi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.Xây dựng hệ thống đường trên cao dọc Nhiêu Lộc-Thị Nghè Tuyến đườngsắt quốc gia đi từ ga Hòa Hưng xuyên qua quận Phú Nhuận theo quy hoạchtổng thể giao thông vận tải thành phố đến 2020 được Thủ tướng Chính phủphê duyệt là tuyến đường sắt đi trên cao.

Vị trí và cơ sở hạ tầng nhu tre n tạo điều kiẹ n thuạ n lợi choQuận Phú Nhuận phát triển các ngành nghề Thương mại – Dịch vụ - Du lịchquy mo lớn và mở rọ ng giao lu u kinh tế - xã họ i với các quận trongThành phố, và các Tỉnh thành khác Đồng thời, cũng là mọ t thách thức lớnđối với Quận Phú Nhuận trong điều kiẹ n đảm bảo cơ sở hạ tầng, vệ sinhmôi trường, áp lực dân số

Những năm qua, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội của Thànhphố nói chung và quận Phú Nhuận nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn dotác động của lạm phát nhưng quận đã tập trung huy động nguồn lực của doanhnghiệp và nhân dân cùng với sự hỗ trợ của Thành phố, chủ động khắc phụckhó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tích cực cónhững giải pháp cụ thể chăm lo tốt công tác an sinh xã hội, giữ vững ổn địnhchính trị, trật tự an toàn xã hội Công tác vận động nhân dân theo phương thức“Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị,nhất là các công trình mở rộng hẻm, chương trình xóa đói giảm ngh o, côngtác đền ơn đáp nghĩa, xã hội hóa giáo dục, y tế, dân số-kế hoạch hóa gia đình,công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung-tiểu học cơ sở, ủng hộ đồngbào thiên tai lũ lụt, giúp đỡ trẻ mồ côi, người già neo đơn, tàn tật, các gia đìnhkhó khăn, được hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tích cực thamgia hưởng ứng.

Trang 38

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vẫn còn một số khókhăn, tồn tại ảnh hưởng nhất định đến đời sống nhân dân cũng như việc thựchiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở như: chương trình xóa đói giảm nghèo (naylà chương trình “Giảm nghèo bền vững”) qua nhiều năm đã mang lại hiệu quảtích cực nhưng đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn gặp khó khăn; sốlao động dôi dư, sinh viên ra trường thiếu việc hoặc làm việc không đúngchuyên môn; tệ nạn xã hội tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, cáccông trình mở rộng hẻm theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”chậm tiến độ do ảnh hưởng kinh phí…

2.2 Thực trạng thực hiện vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở

2.2.1 Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức quán triệt, triển khai thựchiện

Quận ủy, Ủy ban nhân dân, UBMTTQ Việt Nam quận đã quan tâm chỉđạo, lãnh đạo các cấp ủy Đảng, UBND phường phối hợp với UBMTTQ ViệtNam tại cơ sở tập trung triển khai thực hiện tốt các nội dung của Pháp lệnh số34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụQuốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Pháplệnh 34/2007/PL-UBTVQH11) và đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướngdẫn quán triệt, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở như sau:

- Hàng năm, Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ quận tham mưuQuận ủy văn bản chỉ đạo và thành lập các Tổ kiểm tra việc thực hiện các nộidung, quy định của Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11.

- Ban hành Công văn số 443-CV/TCĐ ngày 1/7/2010 quán triệt đến chiđảng bộ cơ sở nội dung công văn số 680-CV/TU của Thành ủy Thành phố HồChí Minh về thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Ban bí Thư TW Đảng về

Trang 39

tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, qua đó tiếp tục nâng cao nhận thức,xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các Tổ chứcchính trị xã hội của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớpnhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về pháthuy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện nhiệmvụ chính trị, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân.

- Ban hành Kế hoạch 08-KH/QU ngày 8/11/2010 của Ban Thường vụkiểm tra việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh34/2007/PL-UBTVQH11 đối với 15 phường.

- Ban hành Quyết định số 10-QÐ/QU ngày 23/11/2010 thành lập BanChỉ đạo thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dânchủ cơ sở cấp quận thay cho Tổ Chỉ đạo cấp quận, thành lập Tổ chuyên viêntham mưu thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong đó UBMTTQ Việt Namquận là thành viên Ban chỉ đạo và Thành viên tổ tham mưu Ban chỉ đạo quận.

- Ban hành Kế hoạch số 53-KH/QU ngày 27/3/2012 về giám sát việclãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

- Ban hành Kế hoạch số 149-KH/QU ngày 20/8/2014 Tổ chức quántriệt, triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

- Triển khai Quyết định số 125-QÐ/QU ngày 27/6/2016 của Quận ủyban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quận về thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở.

- Ban hành Thông tri số 05-TT/QU ngày 07/9/2016 của Ban Thường vụQuận ủy về Thực hiện Thông tri số 09-TT/TU ngày 17/8/2016 của Thành ủyvề thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về

Trang 40

tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở.

- Kế hoạch số 21-KH/BCĐ ngày 10/4/2017 về Tổ chức hội nghịchuyên đề “Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ dânphố”.

- Ban hành Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm2010 của Ủy ban nhân dân quận về ban hành Quy ước “mẫu” tổ dân phố vàquy trình thẩm định Quy ước tổ dân phố Dựa theo Quy ước mẫu, các tổ dânphố thuộc 15 phường trên địa bàn quận tiến hành xây dựng, hoàn chỉnh quyước tổ dân phố phù hợp với từng địa bàn dân cư, làm cơ sở như một cam kếtcủa các hộ trong tổ dân phố thực hiện tốt hơn để phấn đấu đạt danh hiệu tổdân phố, khu phố văn hóa Đồng thời, ban hành các Quyết định công nhận cácQuy ước Tổ dân phố sau khi được thẩm định theo đúng quy trình.

Từ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Quận ủy, Ủy ban nhân dân;UBMTTQ Việt Nam quận Phú Nhuận chủ động triển khai đến các cơ sở đểthực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện quy chế dân chủ cơ sởđến từng khu phố, tổ dân phố và các hộ dân Với việc tổ chức thường xuyên,định kỳ, công tác tập huấn, tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các văn bản vềquy chế dân chủ cơ sở dành cho những đối tượng với nhiều hình thức phongphú vừa để đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng quy định đồng thờigiúp cho cơ sở nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ có hiệuquả Trong những năm qua, Ban chỉ đạo quận, UBMTTQ quận và các Tổ chỉđạo 15 phường đã tổ chức 336 lượt phổ biến, quán triệt các nội dung của Pháplệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, Chỉ thị số 30-CT/TW đến các cấp ủy đảng,các đoàn thể chính trị-xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và quần chúngnhân dân trên địa bàn quận, với tổng số 31.447 lượt người tham dự Qua đóphát hành trên 500 bộ tài liệu tuyên truyền Pháp lệnh 34/2007/PL-

Ngày đăng: 27/12/2018, 01:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Gia Ban (2003) Dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ởcơ sở
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016) Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới trong văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
3. Vũ Dương Châu (2010), “Mặt tr ậ n T ổ qu ố c Vi ệ t N am v ới v i ệ c t h ự c hiệ n qu y c h ế d ân c h ủ ở cơ s ở ”, Tạp chí Mặt trận, số 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt tr ậ n T ổ qu ố c Vi ệ t N am v ới v i ệ c t h ự chi ệ n qu y c h ế d ân c h ủ ở cơ s ở ”, Tạp chí "Mặt trận
Tác giả: Vũ Dương Châu
Năm: 2010
4. Vũ Dương Châu (2012) “N â n g c a o c h ất l ượ n g c án b ộ Mặt tr ậ n gó p p h ần đ ổ i m ới n ộ i d u ng , ph ư ơ n g t h ứ c h o ạ t độ n g c ủ a M ặ t tr ậ n T ổ q u ố c V i ệ t Na m ”, Tạp chí Mặt trận, số 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N â n g c a o c h ất l ượ n g c án b ộ Mặt tr ậ n gó pp h ần đ ổ i m ới n ộ i d u ng , ph ư ơ n g t h ứ c h o ạ t độ n g c ủ a M ặ t tr ậ n T ổ q u ố c V i ệ tN a m ”, Tạp chí "Mặt trận
5. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Quận Phú Nhuận, TPHCM (2011) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2011, ban hành ngày 19/12/2011, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm2011
6. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Quận Phú Nhuận, TPHCM (2012) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2012, ban hành ngày 21/12/2012, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm2012
7. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Quận Phú Nhuận, TPHCM (2013) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2013, ban hành ngày 29/11/2013, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm2013
8. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Quận Phú Nhuận, TPHCM (2014) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2014, ban hành ngày 10/12/2014, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm2014
9. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Quận Phú Nhuận, TPHCM (2015) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2015, ban hành ngày 28/12/2015, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm2015
10. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Quận Phú Nhuận, TPHCM (2016) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2016, ban hành ngày 25/11/2016, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm2016
11. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Quận Phú Nhuận, TPHCM (2017) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2017, ban hành ngày 15/11/2017, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm2017
13. Bộ Chính trị (2013) Quyết định 217-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, ban hành ngày 12/12/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 217-QĐ/TW về việc ban hành Quychế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoànthể chính trị - xã hội
14. Bộ Chính trị (2013) Quyết định 218-QĐ/TW về ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, ban hành ngày 12/12/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 218-QĐ/TW về ban hành quy địnhvề việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhândân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
15. Nguyễn Cúc (2002) Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tìnhhình hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ VI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: Nxb Sự thật
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, ban hành ngày 18/02/1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chínhtrị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, ban hành ngày 28/3/2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tụcđẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở xã, phường, thị trấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về Đổimới và nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở xã, phường, thị trấn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w