1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh

115 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với nhiều năm làm việc tại một văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh, là trung gian kết nối cho các đối tác bán gỗ nguyên liệu ở nước ngoài và những doanh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VẤN ĐỀ HỦY HỢP ĐỒNG TỪ PHÍA NHÀ NHẬP KHẨU VÀ

NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU

GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VẤN ĐỀ HỦY HỢP ĐỒNG TỪ PHÍA NHÀ NHẬP KHẨU VÀ

NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU

GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành : Quản trị kinh doanh

Chương trình điều hành cao cấp (EMBA)

Mã số : 8340101

Họ và tên học viên : Nguyễn Văn Đương Hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Tiến Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình do tôi tự nghiên cứu kết hợp với

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Tiến Hoàng Tài liệu sử dụng trong Luận văn, một phần do tôi thu thập từ kinh nghiệm công việc thực tế, một phần từ các nguồn tư liệu đã công bố trên báo cáo, công trình nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức, các cơ quan trong nước và quốc tế, được đăng tải trên các văn bản, báo chí, và các website hợp pháp, có nguồn trích dẫn rõ ràng Kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào trước đây

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2019

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ HỦY HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC NHÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 10

1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các điều khoản chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu 10

1.1.1 Khái niệm 10

1.1.2 Đặc điểm 11

1.1.3 Nội dung và các điều khoản chủ yếu 11

1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu 17

1.2.1 Luật quốc gia 17

1.2.2 Điều ước quốc tế 19

1.2.3 Tập quán thương mại quốc tế 19

1.2.4 Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại 21

1.3 Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng 21

1.4 Chế độ trách nhiệm phát sinh trong hợp đồng 23

1.4.1 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm 23

1.4.2 Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhập khẩu 24

1.5 Vấn đề hủy hợp đồng nhập khẩu 27

1.5.1 Khái niệm và cơ sở pháp lý của vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu

27

1.5.2 Hậu quả pháp lý phát sinh từ chế tài hủy bỏ hợp đồng 30 1.6 Những rủi ro đối với các nhà nhập khẩu phát sinh từ việc hủy bỏ hợp

Trang 5

đồng 34

1.6.1 Rủi ro pháp lý 35

1.6.2 Rủi ro về uy tín kinh doanh 36

1.6.3 Rủi ro về bảo hiểm hàng hóa và những biện pháp trả đũa từ người

bán 37

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, PHÁT SINH TỪ VIỆC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 39

2.1 Sơ lược về tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua 39

2.1.1 Kim ngạch và khối lượng nhập khẩu 39

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 42

2.1.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 47

2.2 Tình hình hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu từ phía các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh 51

2.2.1 Tình hình chung về việc hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu 51

2.2.2 Một số vụ việc điển hình 54

2.3 Nhận diện những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khâu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh 58

2.3.1 Rủi ro pháp lý 61

2.3.2 Rủi ro về uy tín kinh doanh 62

2.3.3 Rủi ro về bảo hiểm hàng hóa và những biện pháp trả đũa của người bán 63

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 66

3.1 Dự báo về vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 66

3.1.1 Dự báo về tình hình nhập khẩu gỗ 66

3.1.2 Dự báo về vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên liệu 68 3.2 Những giải pháp cần thực hiện từ phía nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu 70

Trang 6

3.2.1 Nhóm giải pháp hỗ trợ về pháp lý 70

3.2.2 Nhóm giải pháp để củng cố uy tín kinh doanh 72

3.2.3 Nhóm giải pháp phòng tránh những biện pháp trả đũa của người bán 74

3.3 Đề xuất và kiến nghị với cơ quan nhà nước và các hiệp hội, liên hiệp ngành hàng 75

3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước 75

3.3.2 Đối với hiệp hội ngành hàng 76

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 1 : BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ TRONG NGÀNH 81

PHỤ LỤC 2 : DANH SÁCH PHỎNG VẤN (CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ TRONG NGÀNH) 87

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN (CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ TRONG NGÀNH) 88

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 VIFORES (Vietnam Timber and Forest Product Association) : Hiệp hội Gỗ

và Lâm sản Việt Nam

2 HAWA (Handicraft and Wood Industry Association of Ho Chi Minh City) : Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh

3 FPA BD (The Forest Products Association of Binh Dinh) : Hiệp hội gỗ và lâm sản tỉnh Bình Định

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở Việt Nam (giai đoạn 2013-2018) 39 Bảng 2.2: Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2013- 2018) 40 Biểu đồ 2.3: Các loại gỗ tròn đẽo vuông thô nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam giai đoạn 2015-2017 42 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mặt hàng gỗ tròn đẽo vuông thô chủ yếu, do các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nhập về giai đoạn 2017-2018 44 Biểu đồ 2.5: Những loại gỗ xẻ nhập khẩu chủ yếu vào thị trường Việt Nam trong năm 2017 (đơn vị m3) 45 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở một số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 46 Biểu đồ 2.7: Các quốc gia xuất khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô chủ yếu cho thị trường Việt Nam năm 2017 (đơn vị m3) 47 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 48 Biểu đồ 2.9: Các quốc gia xuất khẩu gỗ xẻ chủ yếu cho thị trường Việt Nam năm 2017 50 Bảng 2.10: Cơ cấu thị trường cung cấp gỗ xẻ cho các doanh nghiệp nhập khẩu

gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2017-2018 51 Bảng 2.11 : Tóm tắt những vụ việc điển hình hủy hợp đồng nhập khẩu từ các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây 60 Bảng 3.1 : Dự báo tăng trưởng nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2019-2023 67

Trang 9

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Với nhiều năm làm việc tại một văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh,

là trung gian kết nối cho các đối tác bán gỗ nguyên liệu ở nước ngoài và những doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên địa bàn thành phố, cùng các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai , thì vấn đề hủy bỏ hợp đồng khi các bên có khó khăn, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp

Việt Nam và đối tác quốc tế Từ đó tác giả quyết định xây dựng đề tài: “Vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập

khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh”, vận dụng những kinh nghiệm

công việc thực tế của bản thân, cùng với các tư liệu từ nhiều nguồn tin cậy, từ đó xây dựng lên công trình nghiên cứu Bên cạnh đó sự hướng dẫn khoa học của PGS

TS Nguyễn Tiến Hoàng cũng là những gợi mở rất có giá trị giúp tác giả hoàn thiện

đề cương và nội dung của luận văn

Trong quá trình phân tích đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tin cậy, cùng với sự kết hợp ý kiến của các chuyên gia và quản lý trong ngành để đưa ra những thông tin phù hợp, sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu và làm rõ thực trạng của vấn đề

Đứng trên lập trường của cả hai phía, là các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh và các đối tác xuất khẩu gỗ từ nước ngoài, tác giả đã phân tích nhiều khía cạnh từ vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, xảy ra những năm gần đây, như nguyên nhân chủ quan và khách quan, thiệt hại, phản ứng, rủi ro của mỗi bên khi xảy ra sự việc; đồng thời từ kết quả nghiên cứu , tác giả cũng đưa ra những dự báo, kiến nghị, giải pháp để phòng ngừa và khắc phục rủi ro phát sinh, đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, với cơ quan nhà nước và đối với hiệp hội ngành hàng trong thời gian tới

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, gia nhập nhiều tổ chức, hiệp định thương mại như tổ chức thương mại thế giới WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)… Những

sự hợp tác này đã đặt ra nhiều cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước

Trong quá trình tham gia hợp tác kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những khâu rất quan trọng Mỗi tổ chức, hiệp định thương mại, mỗi thị trường đều có những quy định, yêu cầu riêng, từ đó đòi hỏi các nhà xuất nhập khẩu phải tìm hiểu, nâng cao về kỹ năng cũng như sự chuyên nghiệp để đáp ứng những yêu cầu mới

Trong chuỗi giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, ngành công nghiệp gỗ có tầm quan trọng và tiềm năng lợi thế rất lớn Chính phủ đã và đang chỉ đạo ngành gỗ phải tiến tới mục tiêu xuất khẩu 11 tỉ USD năm 2019, và phấn đấu đạt 18-20 tỉ USD

năm 2025(theo báo điện tử http://nongnghiep.vn) Do rừng trồng, rừng tự nhiên ở

nước ta còn nhiều mặt hạn chế nên mỗi năm cả nước nhập khẩu một lượng rất lớn

gỗ nguyên liệu, lên tới cả tỉ USD Trong đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh hàng năm cũng nhập khẩu một con số không hề nhỏ Ngoài những thế mạnh về lao động, các chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ, thì các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp gỗ cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, nhất là về thị trường, khi đơn hàng từ các thị trường chính (Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản ) không thực sự ổn định, và nguồn cung, giá

cả gỗ nguyên liệu nhập khẩu lên xuống khá thất thường trong những năm gần đây Khi cung – cầu, giá cả thị trường lao dốc, thực tế các doanh nghiệp ngành gỗ,

mà nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu để kinh doanh thương mại

Trang 11

sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên Những khoản lỗ, những khó khăn có thể nhìn thấy ngay tức thời, khiến họ rất dễ bị động, từ đó phát sinh khá nhiều xung đột, tranh chấp trong thực hiện các hợp đồng nhập khẩu Câu chuyện không bán được gỗ, không có

đủ tiền để thanh toán các hợp đồng gỗ nguyên liệu đang chuẩn bị về cảng đã xảy ra khá nhiều trong vài năm trở lại đây Thậm chí một số doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp khá tiêu cực là đơn phương hủy bỏ hợp đồng Chính điều này đã tác động không nhỏ đến mối quan hệ giữa bên mua (nhập khẩu) và bên bán (xuất khẩu) Khi phải hứng chịu những rủi ro trong kinh doanh, bên bán (xuất khẩu) họ buộc phải có những biện pháp phản ứng cũng như đề phòng, thậm chí trả đũa và những điều này

sẽ tác động gây bất lợi ngược lại với các nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu Thậm chí những sự việc như vậy còn có ảnh hưởng không nhỏ về uy tín trong kinh doanh của các đối tác Việt Nam trong con mắt các đối tác nước ngoài

Chính những vấn đề cấp thiết xuất phát từ thực tiễn nêu trên là lý do để người

viết chọn đề tài “Vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh” cho

Luận văn Thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu “The coporate culture and its effect on managerial effectiveness in Vietnam companies” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Quang Vinh,

Nguyễn Việt Anh từ Đại học Đại Nam, được đăng trên website :

globalbizresearch.org năm 2015, đã chỉ ra nhiều đặc điểm, khía cạnh trong văn hóa

tổ chức, doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh, cũng như những ảnh hưởng của nó đến hiệu quả quản lý tại các công ty ở Việt Nam Trong đó, tồn tại cả những mặt tích cực và không ít những nhược điểm thiếu sót mà các doanh nghiệp có thể xem xét và hoàn thiện cho hoạt động tổ chức kinh doanh của chính đơn vị mình Tuy nhiên nghiên cứu chỉ nêu khá chung chung chứ không có nhiều case cụ thể để làm

rõ những luận điểm đã đề ra

Trang 12

Nghiên cứu “Country guide to timber legality:Viet Nam”, đăng trên website : tft-forests.org, năm 2013, nêu lên những bước phát triển, đặc điểm cũng như quy

mô, tiềm năng của ngành xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại Việt Nam Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến những quy định quản lý của chính phủ Việt Nam với những mặt hàng xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu, gợi mở hướng đầu tư cho các doanh nghiệp có liên quan, ở Việt Nam và ở nước ngoài Mặt hạn chế của nghiên cứu là không chỉ ra những dự đoán về sự phát triển và xu hướng thị trường trong tương lai cũng như dự báo về sự hợp tác trong ngành thời gian tới

Đề tài nghiên cứu “The panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA):Opportunities and challenges” của

tác giả Hà Công Anh Bảo (Đại học Ngoại thương), đăng trên website Viện thương mại thế giới (WTI -World trade institute) ở Thụy Sỹ năm 2016, có phân tích về nền công nghiệp sản xuất gỗ nguyên liệu ở Việt Nam và Châu Âu, cùng những cơ hội

và thách thức mở ra khi hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa hai bên được kí kết và có hiệu lực Tác giả đề tài đã đưa ra các số liệu, những vấn đề về kinh tế, pháp luật tồn tại trong sự hợp tác kinh doanh này Tuy nghiên nghiên cứu chỉ gợi

mở chủ yếu theo một chiều, đó là việc Việt Nam nhập gỗ từ Châu Âu, chứ không gợi mở chiều hướng ngược lại, khi các doanh nghiệp Châu Âu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Việt Nam

Các nghiên cứu trong nước

Luận văn thạc sỹ luật học năm 2017 với đề tài “Hủy hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, của tác giả Dương Văn Đức, từ Đại học kinh tế luật – Đại học quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh, đã nêu tương đối rõ ràng những quy định, điều khoản thực hiện, cũng như hậu quả pháp lý từ việc hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật trong nước, đồng thời đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện định chế trách nhiệm dân sự trong hợp đồng Điểm hạn chế của luận văn là nghiêng nhiều về mặt lí thuyết,

không có nhiều case để nghiên cứu cụ thể và làm rõ vấn đề

Đề tài luận án tiến sỹ luật học “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên

1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy

Trang 13

định có liên quan của pháp luật Việt Nam” của tác giả Võ Sỹ Mạnh thực hiện năm

2015 đã nêu bật nên những cơ sở lý luận, yếu tố cấu thành cũng như các chế tài xử

lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo công ước viên 1980, từ đó đưa

ra những định hướng hòan thiện các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam Đề tài cũng nghiêng chủ yếu về mặt lí thuyết, không có nhiều case để

nghiên cứu và minh họa một cách cụ thể

Năm 2006, TS Nguyễn Hoàng Ánh, Đại học Ngoại thương Hà Nội thực hiện

đề tài “ Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp” Đề tài tập

trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về đạo đức kinh doanh tại thời điểm đó, nhưng các đánh giá còn tương đối chung chung do phần phân tích lý luận chỉ tập

trung vào các khái niệm chứ chưa nghiên cứu nhiều trường hợp thực tế điển hình

Luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “Phát triển ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ” được tác giả Trần Văn Hùng (Đại học kinh tế - luật thuộc Đại học quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện năm 2016, đã chỉ ra những đặc điểm, tiềm năng và các thách thức mà các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Đông Nam Bộ đang gặp phải Từ đó tác giả đề xuất những biện pháp đẩy mạnh phát triển hơn nữa ngành gỗ trong vùng Mặt hạn chế của đề tài là nghiên cứu phát triển theo ngắn hạn, dựa trên

những nguồn lực sẵn có, chứ chưa thực sự hướng về một sự phát triển trong lâu dài

Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ” của nhóm tác giả Tô

Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền và Huỳnh Văn Hạnh thực hiện năm 2017 đề cập đến quy mô, kim ngạch xuất nhập khẩu, cũng như những mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ tiêu biểu trong vài năm trở lại đây Đồng thời báo cáo cũng nêu lên cả những mảng màu sáng tối trong bức tranh xuất nhập khẩu của ngành và những đề xuất phát triển trong thời gian tới Nhưng về mặt các vấn đề

pháp lý có liên quan thì báo cáo lại nêu rất sơ sài

Luận án tiến sỹ triết học của tác giả Đinh Công Sơn thực hiện năm 2014 với

đề tài “Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay” Đây là một công trình

nghiên cứu sâu rộng, với sự kế thừa, tổng hợp và phân tích rất nhiều những nghiên cứu, thực tiễn trước đó, từ những năm bắt đầu đổi mới sang nền kinh tế thị trường

Trang 14

định hướng xã hội chủ nghĩa đến thời điểm nghiên cứu Tác giả nhận định sau nhiều năm bước vào cơ chế thị trường, đạo đức trong kinh doanh đã có nhiều điểm tiến bộ, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao và hoàn thiện hơn vấn đề này Điểm hạn chế của luận văn, chủ yếu mang

tính lí thuyết, ít case cụ thể để làm rõ các vấn đề

Qua những nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài nêu trên, các tác giả đã phân tích bức tranh toàn cảnh về ngành gỗ nguyên liệu ở Việt Nam trong những năm gần đây, xu hướng phát triển thời gian tới Cùng với đó là các vấn đề pháp lý

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh đang tồn tại trong doanh nghiệp Việt Tuy nhiên, các vấn đề nêu trên còn khá chung

chung, và chưa có nhiều case thực tế để phân tích cụ thể Luận văn “Vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu

gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ đi phân tích cụ thể về những vấn đề

rủi ro phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên liệu, của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo sự kế thừa

kiến thức, nhưng không trùng lặp với các nguyên cứu đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc phân tích vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và nhận diện những rủi do mà các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh có thể đổi mặt, tác giả đề tài này muốn đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập

khẩu gỗ nguyên liệu

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ như sau :

Một là, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hợp đồng nhập khẩu và vấn đề

hủy hợp đồng nhập khẩu

Trang 15

Hai là phân tích những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên

liệu ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua những trường hợp điển hình, cũng như chỉ

ra những trách nhiệm liên quan của các đối tác xuất khẩu từ nước ngoài khi bên mua hủy hợp đồng nhập khẩu

Ba là dự báo về tình hình kí kết, tổ chức thực hiện và giải quyết các việc phát

sinh trong kí kết hợp đồng nhập khẩu tại các công ty nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

Bốn là, đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro phát sinh

giữa các bên liên quan

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn, là vấn đề hủy hợp đồng từ phía các nhà

nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh và những rủi ro có thể phát

sinh

Phạm vi nghiên cứu bao gồm :

Về mặt nội dung nghiên cứu : Gồm những trường hợp điển hình trong vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh, và những rủi ro phát sinh, cũng như những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và giải quyết tranh chấp giữa các bên khi sự việc xảy ra

Về mặt không gian : Đề tài nghiên cứu chủ yếu tại các doanh nghiệp nhập

khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh, cùng một số đối tác xuất khẩu gỗ ở Chile, Brazil và New-Zealand

Về mặt thời gian : Luận văn được làm từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2019 Cơ

sở dữ liệu chủ yếu trong 5 năm từ 2013 đến 2018, có tham khảo một số dữ liệu thời

kỳ trước đó

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu : Những dữ liệu nghiên cứu về vấn đề hủy hợp

đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh, do tác giả thu thập trong quá trình thực tế công tác tại văn phòng đại diện cho các nhà máy bán gỗ nguyên liệu ở nước ngoài, kết hợp với nguồn tư liệu từ các văn bản, nghiên cứu, cũng như trên các website uy tín trong nước và quốc tế (www.quantri.vn , www.voer.edu.vn , www.dankinhte.vn ,

www.Azlaw.vn,www.wti.org,www.tft-forests.org, www.globalbizresearch.org …)

Vì làm trung gian cho các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa bên mua và bên bán nên trong công việc, tác giả luận văn cũng tham gia vào các quá trình phát sinh và giải quyết tranh chấp giữa các bên Ngoài ra Luận văn cũng tham khảo một số dữ liệu từ

những nguồn có uy tín khác để làm rõ hơn nhiều vấn đề cần đề cập đến

Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích

tổng hợp, thống kê so sánh, diễn dịch quy nạp, và đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp nhằm đạt kết quả tốt nhất trong trình bày cũng như phân tích, giải

quyết các vấn đề

Phương pháp phân tích nghiên cứu tình huống : Qua nghiên cứu và phân tích

một cách cụ thể từng trường hợp hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu ở các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, đã xảy ra trong thực tế vài năm gần đây, có thể khái quát được vấn đề mà đề tài muốn đề cập đến, đồng thời cũng gợi mở những giải pháp cho từng tình huống và cho bối cảnh chung của vấn

đề sự việc

Đặc biệt, trong quá trình làm đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia (theo phụ lục 3, kết quả phỏng vấn ở phần cuối Luận văn) Đây

là những chuyên gia, nhà quản lý trong ngành, như lãnh đạo các công ty nhập khẩu

gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh, các đối tác xuất khẩu ở nước ngoài, quản

lý kho gỗ nhập khẩu…, nên những ý kiến đóng góp của họ rất có giá trị đối với

những vấn đề mà tác giả đề cập đến

Trang 17

6 Những đóng góp mới của đề tài

Về mặt lý luận, đề tài đã đề cập tới một vấn đề tuy xảy ra không thường xuyên

trong hợp tác kinh doanh quốc tế, đó là hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu, nhưng lại có ảnh hưởng rất nhiều đến cái nhìn của các đối tác nước ngoài về môi trường kinh doanh trong nước Đồng thời từ đó phát sinh những rủi ro mà các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, các doanh

nghiệp trong nước nói chung sẽ phải đối mặt, khi hủy hợp đồng nhập khẩu

Về mặt thực tiễn, thông qua nghiên cứu, phân tích các trường hợp, tình huống

riêng và bối cảnh chung của vấn đề, đề tài phần nào làm rõ những nguyên nhân, hệ quả của việc hủy hợp đồng nhập khẩu, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quá trình hợp tác mua bán gỗ nguyên liệu Từ đó góp phần nâng cao sự chuyên nghiệp, uy tín và trách nhiệm trong môi trường kinh doanh của từng ngành

nói riêng và của môi trường kinh doanh chung

Hoàn thành được một Luận văn có tính thiết thực cho công việc của bản thân, lời đầu tiên, người viết xin chân thành cảm ơn những gợi mở, góp ý, hướng dẫn rất tận tình từ PGS.TS Nguyễn Tiến Hoàng, ngay từ khi bắt đầu lựa chọn đề tài, đến

Trang 18

quá trình làm đề cương và thực hiện Luận văn hoàn chỉnh Bên cạnh đó, những kiến thức của các thầy cô đã truyền đạt trong suốt khóa học EMBA đầu tiên tại Đại học ngoại thương cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh, cũng là những nền tảng vững chắc giúp người viết tự tin hơn khi thực hiện đề tài Và cũng xin dành lời tri ân đến bạn

bè cùng nhóm thực hiện luận văn, tập thể lớp EMBA, gia đình đã động viên, có những giúp sức không nhỏ để người viết có thêm động lực hoàn thành Luận văn này nói riêng, và hoàn thành chương trình khóa học EMBA nói chung, trong khả năng tốt nhất có thể đạt được

Bên cạnh đó, do những hạn chế về thời gian, không gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo , Luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi hạn chế, thiếu sót Rất mong thầy, cô và người đọc đóng góp ý kiến để người viết có thể hoàn thiện thêm cho bài Luận văn của mình

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ HỦY HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

VÀ NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC NHÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các điều khoản chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm

Cùng với sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế, hợp đồng ngoại thương ra đời Bản chất của nó là hợp đồng mua bán nói chung, nhưng được diễn ra trên một phạm vi địa lý rộng lớn (giữa các quốc gia, lãnh thổ quốc tế) và là sự thống nhất về ý trí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá

Theo Công ước Viên 1980 thì hợp đồng mua bán quốc tế là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu ( bên mua ) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng

Luật thương mại Việt Nam 2005, điều 27, có quy định :

“1 Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu

2 Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”

Như vậy, hợp đồng xuất hay nhập khẩu, chỉ được xác định khi nhìn nhận ở một quốc gia cố định Hợp đồng nhập khẩu ở Việt Nam, nhưng với đối tác ở nước ngoài trong hợp đồng, thì lại là hợp đồng xuất khẩu

Điều cốt lõi của hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các bên ký kết Nếu không có sự đồng thuận thì không có mua bán, không có hợp đồng Hình thức của sự thoả thuận cũng là hình thức của hợp đồng Thoả thuận viết làm nên hợp đồng văn bản Thỏa thuận bằng lời nói có thể hình thành các giao ước hợp đồng miệng Ở nước ta hình thức duy nhất hợp pháp đối với hợp đồng xuất nhập khẩu là văn bản Hợp đồng văn bản là bản hợp đồng có chữ ký của hai bên mua bán, cùng

Trang 20

với thư từ, hoặc điện tín, fax trao đổi giữa các bên như thư chào hàng, chấp nhận chào hàng và xác nhận đơn đặt hàng

1.1.2 Đặc điểm

Hợp đồng nhập khẩu có đặc điểm:

Thứ nhất, (đặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng, người mua, người

bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thỗ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế

Thứ hai: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên

hoặc cả hai bên

Thứ ba: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất

nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng

Thứ tư: Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải

có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên

Thứ năm: Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa

vụ, trách nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng Hợp đồng có thể

ký giữa: Pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

1.1.3 Nội dung và các điều khoản chủ yếu

Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu

Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, hoặc tùy thuộc vào tập quán buôn bán giữa các bên, mà nội dung của hợp đồng nhập khẩu có thể khác nhau Có những hợp đồng đưa ra rất nhiều những điều khoản, điều kiện hết sức chặt chẽ và chi tiết, nhưng có những hợp đồng lại chỉ đưa ra những điều khoản cơ bản nhất và khá đơn giản Nhưng thông thường một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Trang 21

thường gồm hai phần là: những điều trình bày (presentations) và các điều khoản, điều kiện (terms and conditions)

Nội dung phần trình bày:

 Mã số hợp đồng (contract number)

 Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng

 Tên và địa chỉ cũng như các thông tin khác của các đương sự

 Những định nghĩa dùng trong hợp đồng

 Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là hiệp định chính phủ, nghị định thư, chí ít người ta cũng đưa ra sự tự nguyện của hai bên khi tham gia kí kết hợp đồng

Các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng nhập khẩu

Điều khoản về tên hàng :

Tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng và nghị định thư Nó xác định chính xác đối tượng mua bán, trao đổi Vì vậy các bên luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng Có một số cách thông dụng để biểu đạt tên hàng: ghi tên thương mại, tên khoa học, và tên thông dụng của hàng hoá sản xuất, kèm theo địa phương sản xuất, tên hãng sản xuất hoặc kèm theo công dụng của chúng

Điều khoản về chất lượng

Chất lượng là điều khoản nói lên mặt chất của đối tượng, hàng hoá mua bán Điều kiên chất lượng thể hiện những yêu cầu về mặt chất của hàng hoá như tính năng ( lý tính, hoá tính, tính chất cơ lý ) quy cách, kích thước, tác dụng của hàng hoá đó Các bên ký kết hợp đồng có thể thoả thuận lựa chọn việc xác định quy cách phẩm chất của hàng hoá theo một trong các cách thức sau đây :

 Mua bán hàng hoá theo phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn: phương pháp này xác định phẩm chất hàng hoá dựa vào tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn phương

Trang 22

pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hoá đã được quy định ví

dụ ISO 9000, TCVN là cơ sở để xác định hàng hoá chất lượng

 Mua bán hàng hoá theo mẫu: phương pháp này xác định chất lượng hàng hóa trên căn cứ một số ít hàng hoá mà bên bán đưa làm mẫu hàng Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua theo đúng mẫu Mẫu hàng hoá sẽ

là cơ sở để làm đối chứng với hàng hoá được giao, nếu các bên thoả thuận áp dụng cách thức này thì mẫu sẽ phải bảo quản lưu giữ theo nguyên tắc chọn 3 mẫu như nhau cho bên bán, bên mua và bên thứ 3 cất giữ, tất cả các mẫu hàng đó đều phải có xác nhận của các bên, được niêm phong và bảo quản đúng yêu câù kỹ thuật đối với mẫu

 Một số phương pháp khác: hàng hoá mua bán có thể được xác định phẩm chất qua quy cách hàng hoá (Specification), hay chỉ tiêu đại khái quen dùng, hay hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá

Điều khoản về số lượng:

Điều khoản về số lượng cần ghi chính xác số lượng hàng hoá, hoặc có thể ghi

số lượng hàng hoá kèm dung sai Do tính chất phức tạp của hệ thống đo lường được

áp dụng trong thương mại quốc tế, các bên ký kết cần phải thoả thuận chọn và áp dụng tên những đơn vị phổ biến và dễ hiểu để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra trong giao dịch của mình

Phương pháp quy định trọng lượng gồm: trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, trọng lượng thương mại và trọng lượng lý thuyết

Điều khoản về bao bì, kí mã hiệu:

Trong điều khoản này, các bên thường thoả thuận với nhau về yêu cầu chất lượng và giá cả của bao bì như: Chất lượng bao bì, phương pháp cung cấp bao bì và giá cả bao bì nhằm bảo đảm cho lộ trình vận chuyển và bảo quản hàng, đồng thời nâng cao tính hấp dẫn cho sản phẩm

Chất lượng bao bì có qui định chung như phải phù hợp với phương thức vận tải, với từng phương thức vận tải khác nhau thì có yêu cầu khác nhau về chất lượng

Trang 23

bao bì Trong thực tế đã hình thành tập quán quốc tế về chất lượng bao bì trong từng phương thức vận chuyển

Phương thức cung cấp bao bì có thể là: Bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua, hoặc bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hoá, sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì (áp dụng với bao bì hàng hoá có giá trị ) hay bên bán cung cấp bao bì đồng thời với việc giao hàng cho bên mua, hay bên bán yêu cầu bên mua phải gửi bao bì đến trước để đóng gói sau đó mới nhận hàng Giá cả của bao bì có thể được xác định bằng cách tính luôn vào giá cả hàng hoá hoặc bên mua trả riêng hoặc tính như giá cả của hàng hoá

Quy định về ký mã hiệu hàng hoá đây là điều khoản nhằm tạo điều kiện cho việc giao nhận hàng hoá, bốc dỡ hàng hoá được thuận tiện

Điều khoản giá cả

Các bên có thể xác định cụ thể trong hợp đồng giá cả của hàng hoá hoặc quy định cách xác định giá cả Giá cả trong hợp đồng phải được biểu thị rõ về đơn giá, tổng giá, đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán, điều khoản bảo lưu về giá cả đề phòng rủi ro tăng gía kể từ khi hợp đồng được xác lập cho đến khi các bên thực hiện hợp đồng

 Về đồng tiền tính giá : giá cả trong buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của bên xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc nước thứ

ba Thường thì các bên lựa chọn đồng tiền có tính quốc tế như USD, đồng bảng Anh, đồng EURO

 Mức giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương là giá quốc tế Việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế có thể làm tổn hại đến doanh nghiệp và lợi ích quốc gia Vì vậy trước khi ký kết hợp đồng các bên phải xác định theo các nguyên tắc định giá quốc

tế

 Việc xác định giá cả hàng hoá luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng Thường dùng các loại giá cả theo nguyên tắc quốc tế như giá FOB, CFR, CIF … để tính toán

Trang 24

 Nhằm khuyến khích, hỗ trợ, thưởng cho người mua, bên bán có thể dùng phương pháp giảm giá như: giảm giá do trả tiền sớm, do thời vụ,

do mua khối lượng lớn

Điều khoản về giao hàng

Nội dung của điều khoản này bao gồm: thời hạn giao hàng, địa điểm phương thức và những quy định giao hàng

Thời hạn giao hàng là thời hạn mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua Nếu các bên không có thoả thuận gì thì thời hạn này cũng là lúc

di chuyển rủi ro và tổn thất ( nếu có) của hàng hoá từ người bán sang người mua Thời hạn này có thể là giao hàng có định kỳ (một ngày cố định hoặc là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng hoặc là một khoảng thời gian xác định.) hay là giao hàng ngay hoặc là giao hàng không định kỳ (sau khi nhận LC một số ngày hay khi nào xin được giấy phép xuất khẩu…)

Địa điểm giao hàng: Địa điểm này luôn gắn chặt với phương thức chuyên chở hàng hoá và điều kiện cơ sở giao hàng ( được qui định trong Intercoms 90) Thông thường thì điều kiện này đã được xác định rõ trong điều kiện cơ sở giao hàng, ví dụ: Trong hợp đồng qui định CIF Hải Phòng, điều này cũng đồng nghĩa với việc giao nhận hàng sẽ diễn ra tại cửa khẩu cảng biển Hải Phòng

Phương thức giao hàng: gồm các bước sau:

 Giao hàng sơ bộ: Là bước đầu xem xét, xác định ngay tại địa điểm sản xuất hoặc nơi gửi hàng, sự phù hợp về chất lượng, số lượng hàng hoá

Trang 25

Điều khoản về thanh toán

Đây là điều khoản cơ bản mà bất kỳ hợp đồng mua bán nào cũng đều phải có,

nó thường tiêu tốn mất nhiều thời gian công sức của các nhà thương lượng đàm phán và thường gây ra những vấn đề về tranh chấp giữa các bên

Trong điều khoản này cần phải nêu được 3 nội dung sau:

 Đồng tiền thanh toán: có thể là của bên xuất khẩu, bên nhập khẩu, hoặc nước thứ ba Đồng tiền thanh toán có thể không trùng với đồng tiền tính giá và lúc đó phải quy định mức tỷ giá thay đổi ví dụ trong hợp đồng xuất khẩu gạo cho Nhật Bản giá ghi trong hợp đồng là 2000 yên/ tấn, nhưng trong điều khoản thanh toán hợp đồng lại quy định trả tiền bằng USD, tỷ giá theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam vào thời điểm giao hàng

 Thời hạn thanh toán: là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, ngay hoặc sau khi giao hàng

 Phương thức trả tiền : xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi của mình, các bên có thể sử dụng một trong các phương thức như trả tiền mặt (cash payment), chuyển tiền bằng thư (MT-Mail Transfer), chuyển tiền bằng phiếu (DT-Draft Transfer), chuyển tiền bằng điện (TT-Telegraphic Transfer), thanh toán nhờ thu, phương pháp tín dụng chứng từ (LC – Letter of Credit)…

Điều kiện cơ sở giao hàng

Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên bán với bên mua Những cơ sở đó là:

Một là sự phân chia các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng giữa bên bán và bên mua như: Thuê mướn phương tiện vận tải, lưu cước, bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu

Hai là phân chia các chi phí về giao hàng như: các chi phí về chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu kho, chi phí mua bảo hiểm, tiền thuế

Trang 26

Ba là phân định sự di chuyển những rủi ro, và tổn thất của hàng hoá từ bên bán sang bên mua Hiện nay còn tồn tại một số tập quán buôn bán quy định về điều kiện

cơ sở giao hàng khác nhau Song thông dụng nhất vẫn là Incoterms 1990 (hiện nay

là Incoterms 2000 nhưng chưa được sử dụng phổ biến)

1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu

Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước thì thông thường luật quốc gia là cơ

sở Nhưng nếu là hợp đồng xuất nhập khẩu thì không đơn giản Để giải quyết vấn

đề này, theo sự thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng, nguồn luật điều chỉnh có thể là luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hay tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại

1.2.1 Luật quốc gia

Luật quốc gia ở đây được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia Ví dụ: Nếu pháp luật Việt Nam được áp dụng thì không chỉ áp dụng luật Thương mại mà là toàn bộ pháp luật Thương mại, rộng hơn nữa là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng xuất nhập khẩu trong các trường hợp:

 Nếu điều ước quốc tế mà quốc gia của chủ thể tham gia ký kết hoặc thừa nhận có qui định về điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương, thì luật đó đương nhiên được áp dụng mà không phụ thuộc vào sự đàm phán và thoả thuận của các chủ thể

 Các bên thoả thuận trong hợp đồng xuất nhập khẩu cho phép áp dụng luật quốc gia

Trang 27

 Nếu các bên không đạt được bất kỳ một thoả thuận nào về luật áp dụng thì cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ tự mình lựa chọn luật áp dụng căn

cứ vào qui phạm xung đột của nước mình

 Trường hợp do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau mà các bên có thể thoả thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi ký hợp đồng hoặc thậm chí sau khi đã phát sinh tranh chấp (khi đó các bên vẫn có quyền thoả thuận đưa tranh chấp ra xét xử theo trình tự trọng tài và quyết định áp dụng luật quốc gia nào để giải quyết tranh chấp mà hợp đồng chưa qui định về cơ quan giải quyết tranh chấp)

 Có một vấn đề cần lưu ý là là tất cả các nước trên thế giới đều không cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài khi có lý do phải bảo vệ trật tự công cộng,

an ninh nước mình dù qui phạm xác định dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Luật quốc gia được các bên lựa chọn có thể là luật nước người bán, nước người mua, luật của nước thứ ba hoặc luật của bất kỳ nước nào khác có quan hệ với hợp đồng, chẳng hạn như luật của nơi ký hợp đồng, nơi thực hiện nghĩa vụ, …

Khi lựa chọn pháp luật của một nước thứ ba, phải có hiểu biết về luật pháp của nước đó Cần phải biết luật đó bảo vệ quyền lợi của người bán, người mua, luật đó

có trái với chế độ chính trị hay vi phạm quyền lợi của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng hay không

Ở Việt Nam, luật quốc gia có liên quan đến hợp đồng ngoại thương nói chung và hợp đồng xuất nhập khẩu nói riêng là Luật thương mại 2005, Bộ Luật hàng hải, Bộ Luật Dân sự 2015, Luật thuế xuất nhập khẩu, … Ngoài ra còn hàng loạt các nghị định, nghị quyết, qui định, thông tư như Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 nhằm qui định hoặc chi tiết hoá hướng dẫn việc thi hành các bộ luật này…

Trang 28

1.2.2 Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập những qui tắc pháp lý bắt buộc để ấn định, thay đổi hoặc hoặc từ bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau Điều ước quốc tế về thương mại có vai trò hết sức quan trọng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nó là cơ sở pháp lý quan trọng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được thiết lập giữa các doanh nghiệp của các quốc gia đó, là cơ sở để tăng cường mối quan hệ thương mại trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể mà các quốc gia tham gia vì mục đích tăng cường hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế

Điều ước quốc tế có thể phân chia thành điều ước song phương và điều ước đa phương hoặc cũng có thể phân chia thành điều ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp và điều ước quốc tế điều chỉnh gián tiếp

Đối với điều ước quốc tế không điều chỉnh trực tiếp hợp đồng mua bán ngoại thương, không qui định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng mà chỉ điều chỉnh ở tầm vĩ mô nhưng cũng là cơ sở để ký kết Bao gồm các hiệp định thương mại Nội dung của các điều ước này chỉ định nguyên tắc áp dụng pháp lý chung giữa các quốc gia Bao gồm chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ quốc gia, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, nguyên tắc có đi có lại, …

Đối với các điều ước điều chỉnh trực tiếp như Công ước Viên 1980, Công ước Lahayer, … Sau khi đã tham gia điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên phải thi hành điều ước quốc tế có giá trị áp dụng bắt buộc trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia đó Các qui phạm luật quốc gia ban hành phải phù hợp với điều ước quốc tế (nguyên tắc nội luật hoá)

1.2.3 Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại là những thói quen thương mại được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài được nhiều nước công nhận và áp dụng rộng rãi trong những hoạt động thương mại nhất định Thông thường thói quen thương mại được công nhận là tập quán thương mại quốc tế khi thoả mãn điều kiện:

Trang 29

 Thói quen được phổ biến được áp dụng thường xuyên và có tính chất ổn định

 Thói quen duy nhất về từng vấn đề ở từng địa phương, từng quốc gia hay trong từng khu vực

 Thói quen có nội dung cụ thể rõ ràng dựa vào đó có thể xác định được quyền

và nghĩa vụ của các bên

 Tập quán thương mại quốc tế trở thành nguồn luật để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương trong các trường hợp sau: Được các bên thoả thuận trong hợp đồng sẽ áp dụng, được qui định trong điều ước quốc tế, hoặc trong trường hợp hợp đồng không có qui định gì vấn đề đang tranh chấp và điều ước quốc tế liên quan với luật quốc gia được dẫn chiếu không qui định gì

Điều 13 Luật thương mại Việt Nam 2005 qui định: “Trong trường hợp pháp luật không có qui định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc qui định trong luật này và trong bộ luật Dân sự”

Tập quán thương mại quốc tế chung và phổ biến là: Điều kiện thương mại quốc

tế (Incoterms 2000), Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500), Qui tắc về nhờ thu (URC)

Tập quán thương mại quốc tế là tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều khu vực Trong các hợp đồng xuất nhập khẩu thường dẫn chiếu tới tập quán thương mại quốc tế trong Incoterms do Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế biên soạn vào năm 1936, sửa đổi bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1980, 1990 và gần đây nhất là Incortems năm 2010 – qui định

về điều kiện giao hàng, bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên, như: chi phí trong giao nhận hàng hoá giữa các bên, thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua Ngoài ra người ta còn áp dụng Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế ban hành

Trang 30

1.2.4 Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại

Tiền lệ pháp về bản chất là việc sử dụng các phán quyết đã tuyên bố trước đây của toà án hoặc trọng tài trên cơ sở phân tích và vận dụng nó như một cơ sở pháp lý

để các cơ quan tư pháp giải quyết tranh chấp về sau Đối với một số quốc gia thì tiền lệ pháp không được coi là nguồn của pháp luật, nhưng đối với một số nước như Anh, Mỹ thì tiền lệ pháp được coi là một nguồn quan trọng của pháp luật

Việt Nam không thừa nhận tiền lệ pháp, nhưng đối với hợp đồng xuất nhập khẩu nó có thể trở thành luật áp dụng nếu một trong hai nước mà chủ thể mang quốc tịch coi án lệ là một nguồn của pháp luật và luật áp dụng trong hợp đồng là luật của quốc gia coi án lệ là nguồn của pháp luật Tuy nhiên việc sử dụng án lệ

không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

1.3 Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng

Hoạt động xuất nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp đã có đăng

ký kinh doanh (theo Luật doanh nghiệp) và đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh, thành phố

Hình thức hợp đồng hợp pháp

Theo qui định tại Điều 24 của luật Thương mại Việt Nam 2005: “hợp đồng xuất nhập khẩu có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật qui

Trang 31

định phải được thành lập thành văn bản thì phải tuân theo các qui định đó” Điều

này qui định giống với Công ước Viên 1980, theo tinh thần nội luật hóa quốc tế

Văn bản ở đây được hiểu bao gồm: Văn bản hợp đồng hoặc là các tài liệu giao dịch khác Các tài liệu giao dịch phải có sự xác nhận nội dung trao đổi, thỏa thuận như công văn, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, giấy chấp nhận mua bán hàng Theo khoản 15 Điều 3 luật Thương mại qui định: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo qui định của pháp luật” Các bên tham gia hợp đồng có thể ký kết hợp đồng xuất

nhập khẩu theo hai cách:

Trực tiếp: Hợp đồng xuất nhập khẩu được hình thành sau khi các bên trực tiếp

gặp gỡ, đàm phán, thỏa thuận với nhau các điều khoản của hợp đồng Hợp đồng phát sinh hiệu lực khi các bên cùng thể hiện thống nhất bằng cách cùng ký và đóng dấu vào bản dự thảo hợp đồng

Gián tiếp: Đây là hình thức ký kết được các bên trao đổi, thống nhất từng vấn

đề thông qua thư từ, điện thoại, fax, internet, …, trong đó ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch Một hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết theo phương thức gián tiếp bao gồm hai giai đoạn:

 Đề nghị lập hợp đồng: Bên đề nghị đưa ra những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, thể hiện trong bản chào hàng hoặc chào mua hàng, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong một thời gian nhất định, để bên được

đề nghị xem xét quyết định lập hợp đồng Đề nghị lập hợp đồng phải xác định điều kiện để sự tuyên bố hủy bỏ đề nghị hợp đồng có hiệu lực

 Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng: Nếu chấp nhận dứt khoát vô điều kiện đề nghị ký kết hợp đồng thì hợp đồng coi như được ký kết Nếu sửa đổi một số điều kiện trong đơn đề nghị thì coi như đã từ chối việc ký kết hợp đồng

và đưa ra một lời chào hàng mới gửi tới cho đối tác Hợp đồng chỉ được coi là

ký kết khi một trong hai bên chấp nhận vô điều kiện bản chào hàng mà bên kia

gửi tới

Đối tượng hợp đồng hợp pháp

Trang 32

Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu theo các văn bản pháp luật hiện hành Doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu Nếu đối tượng của hợp đồng là loại hàng hóa nhà nước hạn chế lưu thông, thì loại hợp đồng này thường bị nhà nước quản lý chặt chẽ

về số lượng và địa chỉ tiêu thụ, việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo pháp luật hiện hành Điều này được qui định trong Nghị định số 19/2006/NĐ-

CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 qui định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa

Nội dung của hợp đồng hợp pháp

Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản mà theo Luật thương mại Việt Nam 2005 qui định phải có: Tên hàng, số lượng, qui cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng

1.4 Chế độ trách nhiệm phát sinh trong hợp đồng

1.4.1 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm

Những vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cuả 2 bên Tuy nhiên, không phải mọi vi phạm đều cấu thành trách nhiệm, chỉ những vi phạm được cấu thành với 4 yếu tố sau:

Thứ nhất: Người thụ trái ( bên có nghĩa vụ) có hành vi vi phạm hợp đồng, thể hiện ở việc không thực hiện hoặc không thực hiện tốt hợp đồng Tuy nhiên trái chủ ( bên có quyền) phải chứng minh về hành vi trái pháp luật của người thụ trái

Thứ hai: Thụ trái có lỗi Lỗi của thụ trái có lỗi khi vi phạm hợp đồng nhập khẩu thường là lỗi suy đoán Điều này có nghĩa là pháp luật dựa vào nguyên tắc

“ suy đoán lỗi” để quy trách nhiệm chứ không dựa vào lỗi cố hay vô ý

Thứ ba: Trái chủ có thiệt hại về tài sản Đây có thể là thiệt hại vô hình hoặc hữu hình như nhà cửa, uy tín kinh doanh nhưng phải tính chất thực tế, nghĩa là phải tính toán được một cách cụ thể và phải có bằng chứng nếu trái chủ muốn đòi bồi thường

Trang 33

Thứ tư: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ phải gánh chịu, có nghĩa là hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của thiệt hại đó

Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhập khẩu

Khi vi phạm hợp đồng nhập khẩu, sẽ được miễn trách nhiệm theo điều 294, Luật thương mại 2005, bao gồm các trường hợp :

“ 1 Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết

1.4.2 Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhập khẩu

Khi vi phạm hợp đồng nhập khẩu, thụ trái phải chịu trách nhiệm dân sự này được thể hiện thông qua 4 loại chế tài sau:

Chế tài phạt:

Trang 34

Phạt là một hình thức trách nhiệm, một loại chế tài được áp dụng phổ biến đối với vi phạm hợp đồng ngoại thương Luật pháp các nước đều cho phép trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu như trong hợp đồng hoặc các văn bản có liên quan, có mức quy định mức phạt và sau khi đã nộp tiền phạt rồi thì không phải bồi thường thiệt hại nữa, trừ những trường hợp cá biệt đã quy định cụ thể Có hai loại phạt là phạt bội ước và phạt vạ: Phạt bội ước: Là bên thụ trái phải nộp số tiền nhất định và sau khi nộp phạt thì không phải thực hiện hợp đồng nữa

Phạt vạ (phạt chậm thực hiện hợp đồng) là phải nộp một số tiền nhất định, trong trường hợp thực hiện không đúng hợp đồng Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán ngoại thương không quy định chế tài phạt vạ Như vậy, chế tài phạt

vạ thường chỉ áp dụng cho những trường hợp vi phạm cụ thể đã được quy định trong hợp đồng hay trong các điều ước quốc tế có liên quan hoặc có luật thực chất được áp dụng cho hợp đồng Tuy nhiên có những trường hợp vi phạm phải áp dụng đồng thời cả hai chế tài thực hiện thực sự và chế tài phạt

Ví dụ: Khi giao hàng chậm thì người bán vừa phải thực hiện vừa phải nộp phạt giao chậm

 Chế tài bồi thường thiệt hại

Nếu các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho trái chủ sẽ phải bồi thường số thiệt hại đó Có hai loại bồi thường:

Một là bồi thường có tính chất đền bù: Bên vi phạm phải đền bù lại số thiệt hại

mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu

Ví dụ: Giao hàng kém phẩm chất, giao sai địa điểm, giao hàng có bao bì xấu Hai là bồi thường theo thời gian: Số tiền thiệt hại phải bồi thường tỷ lệ với thời gian vi phạm hợp đồng

Trang 35

Ví dụ: Trả tiền chậm, giao chậm tài liệu Hình thức này được áp dụng phổ biến khi mà hợp dồng không quy định điều khoản phạt chậm thực hiện nghĩa vụ Bồi thường thiệt hại được tiến hành theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại bao gồm: Giá trị giảm sút tài sản, chi phí phải trả thêm, các khoản lợi không được hưởng nhưng có thể dự tính và chứng minh được Ngoài ra không bồi thường thiệt hại gián tiếp và thiệt hại xã hội, đột xuất mà khi ký kết hợp đồng không thể lường được

Chế tài thực hiện thực sự:

Chế tài này được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp về việc không giao hàng, giao thiếu hàng, hàng có phẩm chất xấu, khi người mua không trả tiền hàng Khi có những vi phạm này, bên vi phạm vẫn phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng Điều này có nghĩa là nếu người bán không giao hàng, người mua có quyền buộc người bán thực hiện thực sự giao hàng bằng chính

số hàng dự kiến Nếu không có hàng thì người bán phải mua hàng khác với cùng phẩm chất để giao và tự trả chi phí

Khi bên bị vi phạm đòi bên vi phạm thực hiện thực sự mà không được thoả mãn, thì họ có quyền kiện ra toà án để buộc bên vi phạm phải thực hiện Chế tài này

có thể áp dụng đồng thời với chế tài phạt

Chế tài huỷ hợp đồng

Chế tài này được coi là nặng nhất đối với người bị vi phạm hợp đồng Điều kiện để áp dụng chế tài này không giống nhau ở các nước khác nhau Theo công ước Viên - 1980 thì việc huỷ hợp đồng chỉ được áp dụng khi không giao hàng hoặc không trả tiền trong thời gian đã gia hạn thêm hoặc khi vi phạm một cách cơ bản hợp đồng đã được ký kết

Để cho việc hủy hợp đồng có hiệu lực thì bên vi phạm hợp đồng phải sẵn sàng làm mọi nghĩa vụ của mình và thông báo cho phía bên kia biết quyết định huỷ hợp

Trang 36

đồng của mình Trường hợp đã nhận hàng thì các bên tự phải thương lượng giải quyết với nhau hoặc nhờ trọng tài giải quyết

Việc huỷ hợp đồng sẽ mang lại hậu quả pháp lý như: hai bên được giải phóng khỏi các nghĩa vụ hợp đồng, nếu phần nào của hợp đồng đã được thực hiện thì có quyền yêu cầu phía bên kia hoàn chi phí lại Nếu hai bên có cùng nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện song song

Bên có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho bên kia

1.5 Vấn đề hủy hợp đồng nhập khẩu

1.5.1 Khái niệm và cơ sở pháp lý của vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu

1.5.1.1 Khái niệm hủy bỏ hợp đồng

Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam không có định nghĩa chính xác về hủy bỏ hợp đồng mà chủ yếu chỉ xác định các căn cứ để áp dụng hình thức chế tài này Cả Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 đều có quy định riêng về hủy bỏ hợp đồng, tuy nhiên, nếu Luật thương mại 2005 xem hủy bỏ hợp đồng như một chế tài nhằm hạn chế, chấm dứt thiệt hại khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc vi phạm điều kiện mà hai bên thỏa thuận để hủy bỏ hợp đồng thì Bộ luật Dân sự 2015 chỉ xem đây là một hình thức chấm dứt hợp đồng đơn phương của một bên mà không phải bồi thường thiệt hại Về hình thức chấm dứt hợp đồng bằng cách hủy bỏ hợp đồng giao dịch dân sự, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định.” (Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015) Quy định này tương tự với quy định về hủy

bỏ hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều

Trang 37

kiện để hủy bỏ hợp đồng; b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.” (Điều

312 Luật Thương mại 2005) Như vậy, về mặt căn cứ, chế tài hủy bỏ hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 và hình thức chấm dứt hợp đồng bằng cách hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 là giống nhau, đều hướng đến căn cứ trên sự thỏa thuận của các bên về hành vi vi phạm là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc việc một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng đến mức khiến cho bên

bị vi phạm không thực hiện được mục đích trong việc giao kết hợp đồng So với Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể hơn về mức

độ nghiêm trọng của việc vi phạm hợp đồng (“đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” – Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005) Bên cạnh đó, về mặt cơ sở pháp lý, các căn cứ của chế tài hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật Việt Nam không cho phép các bên được phép hủy bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng Quy định tại Điều 312 Luật Thương mại 2005 cho thấy một bên cần phải căn cứ vào việc đã có hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia thì mới có quyền áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động thương mại, có những trường hợp sau khi đã giao kết hợp đồng và trước khi đến thời điểm thực hiện hợp đồng, một bên đã có căn cứ chắc chắn để xác định bên kia không có khả năng thực hiện hợp đồng đúng thời điểm đã thỏa thuận và điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến lợi ích của mình

Khoản 1, Điều 72 trong Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định, “trước khi đến ngày thực hiện hợp đồng, một bên có quyền tuyên bố hợp đồng bị huỷ bỏ nếu thấy rõ là bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng” Điều 7.3.3 Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT năm 2010 cũng quy định, “một bên có quyền huỷ hợp đồng nếu, trước khi đến thời hạn thực hiện, thấy rõ là bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng”

Tương tự, theo điều 9:304 Bộ Nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, “nếu trước ngày mà hợp đồng phải thực hiện, thấy rõ là một bên sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng, bên kia có quyền huỷ hợp đồng” Theo Luật hợp đồng Trung Quốc, nước này thừa nhận quyền một bên huỷ hợp đồng khi biết chắc rằng bên kia sẽ không thực

Trang 38

hiện hợp đồng: Theo Điều 94, khoản 2,“hợp đồng có thể bị huỷ nếu, trước thời điểm thực hiện hợp đồng, một bên cho thấy sẽ không thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng”

1.5.1.2 Cơ sở pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng theo Công ước Viên 1980 Với tính chất đề cao yếu tố tự do hợp đồng, quy định về hủy bỏ hợp đồng của Công ước Viên cũng mang nhiều điểm tương đồng với quy định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam Khoản 1 Điều 49 Công ước Viên quy định: “Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào

đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc: b Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.” Khoản 1 Điều 64 Công ước Viên quy định: “Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a) Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc: b) Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy.”

Vi phạm hợp đồng bị coi là vi phạm cơ bản theo Công ước Viên 1980 phải thỏa mãn các yếu tố sau: (1) Vi phạm hợp đồng của bên vi phạm phải gây thiệt hại cho bên bị vi phạm đến mức tước đi đáng kể những gì bên bị vi phạm có quyền kỳ vọng từ hợp đồng; (2) Bên vi phạm lường trước được thiệt hại đó Điểm khác biệt lớn nhất giữa pháp luật thương mại Việt Nam và Công ước Viên nằm ở 16 điểm Công ước Viên cho phép người mua được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng ngay cả khi bên bán chưa đến hạn phải thực hiện hợp đồng, nhưng đã có dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ sẽ có vi phạm cơ bản hợp đồng

Tương tự Luật Thương mại 2005, Công ước Viên cũng cho thấy rằng mặc dù hậu quả pháp lý chính của việc hủy bỏ hợp đồng là giải phóng các bên khỏi việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nhưng điều này không có nghĩa rằng tất cả các điều

Trang 39

khoản của hợp đồng cũng tự động hết hiệu lực Công ước Viên 1980 quy định việc hủy bỏ hợp đồng không ảnh hưởng đến các quy định của hợp đồng liên quan đến giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy, ví dụ như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm cơ bản Mục đích của quy định này là để ngăn chặn việc chấm dứt hoàn toàn hiệu lực hợp đồng Các điều khoản này giúp các bên bảo đảm quyền và lợi ích của mình khi hợp đồng bị hủy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp về hủy

bỏ hợp đồng, nếu có

Riêng vấn đề quy định về việc cho phép hủy bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng, pháp luật Việt Nam còn cần nghiên cứu nhiều hơn để bổ sung nội dung này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiểu thiệt hại của bên bị vi phạm cũng như giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp hành vi vi phạm nghiêm trọng hợp đồng là hành vi

“hiển nhiên” có thể xác định được trước khi đến thời hạn thực hiện hợp đồng

1.5.2 Hậu quả pháp lý phát sinh từ chế tài hủy bỏ hợp đồng

1.5.2.1 Các hình thức trách nhiệm pháp lý

Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế được quy định trong cả Công ước Viên 1980 và Luật thương mại Việt Nam

2005, đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại

và hủy hợp đồng Công ước Viên 1980 không quy định gì về phạt vi phạm hợp đồng do có nhiều quan điểm rất khác nhau giữa các nước theo hệ thống luật dân sự (Civil Law) và các nước theo hệ thống thông luật (Common Law )về chế tài này khiến cho việc xử lí một cách hài hòa là rất khó có thể thực hiện được

Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng Điều 25 của Công ước Viên 1980 và điều 3 khoản 13 Luật thương mại 2005 đưa ra những định nghĩa không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm:

vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm

Trang 40

cho bên này không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng Ngoài ra, Công ước Viên còn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49 khoản 1 và 64 khoản 1) Trong Luật thương mại 2005 không có quy định tương ứng

Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Công ước Viên 1980 và Luật thương mại 2005 cho phép thụ trái vi phạm lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa hay thay thế hàng hóa Luật thương mại 2005 không có quy định gì về vấn đề này, trong khi đó, Công ước Viên lại nêu rõ, trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa

Về bồi thường thiệt hại, luật Việt Nam và Công ước Viên đều quy định các thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng để đền bù sự thiệt hại do vi phạm Về tính chất của thiệt hại được bồi thường, Công ước Viên nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm, còn pháp luật Việt Nam lại nhấn mạnh tính “trực tiếp” và “thực tế” (điều 302 Luật thương mại 2005) Nguyên tắc hạn chế tổn thất đều được ghi nhận tại Công ước Viên và Luật thương mại 2005

Về các trường hợp miễn trách, Công ước Viên và pháp luật Việt Nam có cách tiếp cận tương tự khi quy định trường hợp bất khả kháng và trường hợp lỗi của bên

bị vi phạm Ngoải ra, Công ước Viên còn quy định cụ thể về việc miễn trách khi do lỗi của bên thứ ba (điều 79) trong khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể

về vấn đề này

Bên cạnh đó, Công ước Viên còn có khá nhiều quy định chi tiết về biện pháp giảm giá hàng (điều 50), về cách áp dụng chế tài khi hợp đồng giao hàng từng phần (điều 71), về việc hủy hợp đồng ngay cả khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (điều 72), về cách tính tiền bồi thường thiệt hại một cách cụ thể khi hợp đồng bị hủy (điều 75 và 76), về bảo quản hàng hóa đang tranh chấp (từ điều 85-điều 88)

Ngày đăng: 08/08/2020, 07:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w