1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố hồ chí minh restructuring vocational education institutions of ho chi minh city

201 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Mục tiêu tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp củaThành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 1314.2 Quan điểm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệpcủa Thành phố Hồ Chí Minh trong

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Lâm

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 91.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài 151.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa

học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU CÁC CƠ SỞ

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 282.1 Những vấn đề chung về giáo dục nghề nghiệp và tái cơ

cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 282.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ

cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ

2.3 Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

của một số địa phương và bài học rút ra cho Thành phố

Chương 3 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU CÁC CƠ SỞ GIÁO

DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

3.1 Khái quát hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp và

thành tựu, hạn chế trong tái cơ cấu các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh 763.2 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và một số vấn đề

đặt ra cần tập trung giải quyết trong tái cơ cấu các cơ

sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh 114

Trang 3

CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI

4.1 Mục tiêu tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của

Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 1314.2 Quan điểm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 1404.3 Giải pháp tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của

Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

Trang 4

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT

2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH

14 Lao động - Thương binh và Xã hội LĐ -TB&XH

Trang 5

STT Tên bảng Trang

1

Bảng 3.1 Số lượng học viên theo học các ngành nghề

truyền thống trong giai đoạn 2017 - 2019 76

2

Bảng 3.2 Số lượng học viên theo học các ngành nghề trọng

điểm, mũi nhọn, chất lượng cao giai đoạn 2017 - 2019) 76

3

Bảng 3.3 Tổng hợp số lượng ngành, nghề đào tạo của

các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2014 - 2019

78

4 Bảng 3.4 Tổng hợp số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệpcủa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2019 81

5 Bảng 3.5 Số lượng, cơ cấu CSGDNN tập trung ở 19 quận

6 Bảng 3.6 Tổng hợp loại hình quản lý cơ sở giáo dục

nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 85

7

Bảng 3.7 Tổng hợp công tác tuyển sinh tại cơ sở giáo

dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai

8

Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho nông thôn,

lao động thất nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai

9

Bảng 3.9 Tổng hợp chương trình đào tạo được xây dựng

và ban hành trong GDNN của Thành phố Hồ Chí Minh

10

Bảng 3.10 Tổng hợp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

trong giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí

11

Bảng 3.11 Tổng hợp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

trong giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí

12 Bảng 4.1 Số lượng học sinh năm 2019, 2020 và dự

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Ở Việt Nam, hệ thống GDNN có vai trò rất quan trọng trong đào tạonguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Để GDNN thực hiện được vai trò đó, cần phải có CSGDNN đủ về sốlượng, cao về chất lượng và có cơ cấu hợp lý, xét trên cả khía cạnh cơ sởvật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, nội dung và sự phân bố theo địa

lý Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu các CSGDNN chưa hợp lý nên phải tái cơcấu các CSGDNN đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Đề án số 115 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội đã chỉ rõ: “Sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáodục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu lao độngqua đào tạo nghề nghiệp của các bộ, ngành, địa phương theo từng thời kỳ,

ưu tiên phát triển các trường chất lượng cao tiếp cận trình độ các nướcASEAN-4, các nước phát triển trong nhóm G20 và các cơ sở giáo dục nghềnghiệp cho các ngành, nghề, đối tượng đặc thù” [15, tr.2]

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước Do đó,giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ phục vụ nhucầu đào tạo đội ngũ lao động trên địa bàn Thành phố mà còn cho cả khu vựcphía Nam và cả nước Nhận thức được vị trí, vai trò của GDNN trong pháttriển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhậpquốc tế Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ ChíMinh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, thực hiện đồng bộ nhiều biệnpháp để đẩy mạnh tái cơ cấu CSGDNN Nhờ đó, tái cơ cấu các CSGDNNcủa Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu rất khả quan như: cơ cấu ngànhnghề, lĩnh vực đào tạo đã có sự điều chỉnh mở rộng gia tăng ngành nghề trọngđiểm, mũi nhọn chất lượng cao, giảm thiểu ngành, nghề truyền thống ít sinhviên theo học; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý đối với các cơ sở giáo dục

Trang 7

nghề nghiệp dần được hoàn thiện, theo hướng giảm trường công lập, Trungương quản lý, tăng ngoài công lập do địa phương quản lý; cơ cấu lại qui môtuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nghềnghiệp từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động; tái cơ cấuchương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được thực hiệnnghiêm túc, chặt chẽ có chất lượng; cơ cấu đầu tư nguồn lực tài chính thay đổitheo hướng ngày càng tăng, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại đáp ứngnhu cầu đào tạo Nhờ đó đã làm thay đổi một cách căn bản và toàn diện về cơchế quản lý, mô hình tổ chức, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo, cơ sở vậtchất, kỹ thuật đáp ứng theo yêu cầu của thị trường sức lao động và nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ ChíMinh vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vựcđào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chồng chéo, chưa đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế - xã hội; tái cơ cấu quy mô tuyển sinh còn mất cân đối,công tác hướng nghiệp, liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu đềra; tái cơ cấu chương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cònnhiều bất cập; tái cơ cấu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật cònchưa đạt mục tiêu đề ra; sự phân bố về địa lý các CSGDNN chưa hợp lý

Dưới góc độ lý luận, tái cơ cấu các CSGDNN là vấn đề mới có liênquan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút được sự quan tâm nghiêncứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau Tuynhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có

hệ thống về tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc

độ khoa học kinh tế chính trị Do vậy, tác giả chọn đề tài: “ Tái cơ cấu các

cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu

trong khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị

Trang 8

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn tái cơ cấu các CSGDNN củaThành phố Hồ Chí Minh; đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm đẩymạnh tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quanđến đề tài, qua đó, xác định khoảng trống khoa học mà luận án cần tậptrung nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố HồChí Minh và khảo sát kinh nghiệm một số địa phương trong nước về tái cơcấu các CSGDNN để rút ra bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ ChíMinh, chỉ ra nguyên nhân của thành tưu, hạn chế và khái quát những vấn đề đặt

ra cần giải quyết trong tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm tái cơ cấu cácCSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị,

luận án nghiên cứu quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ ChíMinh trên các nội dung: (1) tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo; (2) tái

cơ cấu mô hình tổ chức, cơ chế quản lý; (3) tái cơ cấu quy mô tuyển sinh,hướng nghiệp, liên kết đào tạo; (4) tái cơ cấu chương trình, nội dung, đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý (5) tái cơ cấu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất,

kỹ thuật, phân bố về địa lý của các CSGDNN

Về không gian: Luận án nghiên cứu về tái cơ cấu các CSGDNN thuộc

quản lý của Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

Về thời gian:Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tái cơ cấu

các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2019

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Luận án dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhânlực, phát triển giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

* Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những tư liệu, số liệu do các cơ quan

chức năng của Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh công bố; đồng thời kếthừa kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan đến tái cơcấu CSGDNN đã công bố

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin là Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, đề tài sử dụngphương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin là phươngpháp trừu tượng hóa khoa học; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiêncứu liên ngành, như: Kết hợp lôgic và lịch sử, phân tích - tổng hợp; thống kê

- so sánh, Cụ thể là:

Chương 1, sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để phân tích tổngquan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước, trong nước về những vấn đề có liênquan đến đề tài luận án; trên cơ sở đó tổng hợp, khái quát các kết quả nghiên cứuchủ yếu của các công trình khoa học đã công bố và xác định những vấn đề đặt ra

mà luận án cần tập trung giải quyết dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chínhtrị

Chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phươngpháp phân tích - tổng hợp để luận giải những vấn đề chung về GDNN, tái cơcấu CSGDNN; xây dựng quan niệm, xác định và phân tích nội dung, nhữngnhân tố tác động đến tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh;khảo cứu kinh nghiệm về tái cơ cấu CSGDNN ở một thành phố trực thuộcTrung ương và rút ra bài học cho thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3, sử dụng phương pháp kết hợp logic và lịch sử, phương phápphân tích - tổng hợp, trong đó đặc biệt là phương pháp thống kê - so sánh để

Trang 10

phân tích, đánh giá kết quả tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minhgiữa các năm trong phạm vi thời gian nghiên cứu, khảo sát, rút ra những nhậnđịnh, đánh giá đúng thành tựu, hạn chế tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố

Hồ Chí Minh, đồng thời xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cầngiải quyết từ thực trạng quá trình tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ ChíMinh

Chương 4, sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để phân tíchmục tiêu, quan điểm; giải pháp tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ ChíMinh trong thời gian tới

5 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm, xác định nội dung và tiêu chí tái cơ cấuCSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của khoa học kinh tếchính trị; khảo cứu kinh nghiệm tái cơ cấu CSGDNN của một số địa phươngtrong nước và rút ra bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh

Khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN

của Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua

Xác định mục tiêu và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu các

CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc và

phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu các CSGDNNcủa Thành phố Hồ Chí Minh

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo

cho các cơ quan, CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạch địnhchính sách; làm tài liệu giảng dạy các môn kinh tế chính trị, kinh tế nguồnnhân lực; trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập những vấn đề cóliên quan đến CSGDNN và tái cơ cấu CSGDNN

7 Kết cấu của luận án

Trang 11

Đề tài có kết cấu gồm: Mở đầu; 04 chương (11 tiết); kết luận; danh mụccác công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài; danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục nghề nghiệp

Gilles Laflamme (1993), Vocational Training - International perspectives, (Đào tạo nghề - Triển vọng quốc tế) [121] Tác giả đã phân tích

bối cảnh tác động, yêu cầu của đào tạo nghề; khái quát, tổng kết thành tựutrong việc giáo dục và dạy nghề ở một số quốc gia trong đào tạo nghề có chấtlượng và hiệu quả như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Qua đó, tác giả nêu lên nhữngthách thức, triển vọng cho đào tạo nghề quốc tế

Dustmann, Christian, Fitzenberger, Bernd, Machin, Steve (2007), The Economics of Education and Training”, (Kinh tế học giáo dục và đào tạo)

[117] Các ông đã chỉ ra rằng: Giáo dục và đào tạo là chìa khóa để giải thíchcác thế mạnh cạnh tranh hiện tại của nền kinh tế quốc gia, và để đảm bảo khảnăng cạnh tranh trong tương lai Trong khi các cơ sở giáo dục và đào tạotrước đây thường được xem là nhà cung cấp các kỹ năng cần thiết cho nềnkinh tế quốc gia, quan điểm này đã thay đổi đáng kể, với giáo dục và đào tạohiện nay được coi là thành phần then chốt cho khả năng cạnh tranh quốc tế.Cuốn sách là tổng hợp các bài báo nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau củanền kinh tế giáo dục và đào tạo, cuốn sách cũng đã đưa ra các nghiên cứu hiệnđại về kinh tế giáo dục và đào tạo và sự đối sánh giữa các quốc gia, các chủ

đề bao gồm kinh tế giáo dục, sự chuyển tiếp từ trường học đến việc làm, tổchức giáo dục, chất lượng trường học và các vấn đề liên quan đến nó, nhưchất lượng của đồng nghiệp và chất lượng giáo viên Một số bài nghiên cứu

Trang 12

cũng đề cập đến các vấn đề có liên quan đến các hoạt động đào tạo nghề vàảnh hưởng của nền kinh tế đối với hoạt động đào tạo nghề.

George S Mouzakitis (2010), The role of education and vocational training in economic development, (Vai trò của giáo dục và dạy nghề đối với phát triển kinh tế) [120] Tác giả cho rằng, toàn cầu hóa đã trở thành một

trong những chủ đề quan trọng của cuộc thảo luận và quan tâm trong thời giangần đây, vì nó có tác động quan trọng đến cuộc sống của chúng ta Do đó, nếuchúng ta cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và đáp ứng những thách thức toàncầu hóa, chúng ta cần phải cải thiện đáng kể về mặt tối đa hóa hiệu quả củagiáo dục dạy nghề và hướng dẫn đào tạo dựa trên thiết kế chương trình cụ thể

Nó được chấp nhận rộng rãi rằng chúng ta đang sống trong một thế giới màkiến thức và công nghệ được đổi mới với tốc độ tăng tốc Để đáp ứng các yêucầu được cập nhật kết quả của các xu hướng và mục tiêu kinh tế, kế hoạchgiáo dục của chúng ta phải được chuyển sang các hình thức giảng dạy và phânphối mới Do đó, toàn cầu hóa và trật tự kinh tế và xã hội mới nổi đang đòihỏi các chính sách và chiến lược mới đối với các quy trình giáo dục Với hiệuứng này, các cải cách giáo dục và đào tạo phải dựa trên đánh giá nhu cầu thịtrường được xác định bởi nghiên cứu thị trường thích hợp Cuốn sách nàynghiên cứu những nhu cầu cần phải được đáp ứng thông qua việc thực hiệncác chương trình Giáo dục và Đào tạo nghề được coi là công cụ hiệu quả nhấtđáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa

Cisco (2010), Global trends in vocational education and training, (Xu hướng toàn cầu trong giáo dục và dạy nghề) [116] Công trình đã đề cập

ngành giáo dục và đào tạo nghề là một trong những vấn đề trọng điểm đượcchính phủ Úc đặc biệt quan tâm trong bối cảnh thách thức toàn cầu hóa vềkinh tế Một ngành giáo dục và đào tạo nghề hiệu quả sẽ được yêu cầu tăngcường sự tham gia vào lực lượng lao động, giúp các công ty khai thác cáccông nghệ mới và thúc đẩy cải thiện năng suất trên toàn nền kinh tế Lợi

Trang 13

nhuận mang lại là rất quan trọng đối với các tổ chức và nền kinh tế năngđộng và thực sự có hiệu quả.

Roland Vstoodley (2011), Accrediting Occupational Training Programs, (kiểm định các chương trình đào tạo nghề) [130] Tác giả đề cập

với hình thức, nội dung thành phần của công tác kiểm định chất lượng các

cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo nghề, qua đó thúc đẩy việc nângcao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các bang nước Mỹ Đối với một

số nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông đã nghiên cứu và áp dụng công táckiểm định này theo điều kiện thực tế và kinh tế - xã hội các nước trong khuvực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực

Pilz và Matthias (2012), The Future of Vocational Education and Training in a Changing World”, (Tương lai của giáo dục và đào tạo nghề trong một thế giới đang thay đổi) [127] Trong cuốn sách các tác giả đã có những phân tích: Giáo dục và đào tạo nghề được đặc trưng bởi một số xu

hướng chung, bao gồm việc sử dụng công nghệ ngày càng tăng, tầm quan trọngngày càng tăng của hệ thống thông tin và truyền thông, và những thay đổi củanhân khẩu học quốc gia trên toàn cầu Sự giao thoa giữa hệ thống giáo dục vàđào tạo nghề với việc làm, những thách thức mà giáo dục và đào tạo nghề phảiđối mặt và cần phải giải quyết đặt ra từ quá trình chuyển đổi từ giáo dục sangđào tạo nghề, đảm bảo thế hệ trẻ phải có các kỹ năng làm việc đáp ứng được sựphát triển của nền kinh tế và nhu cầu của xã hội

Vladimir Gasskoov (2014), Managing vocational training systems, (Về quản lý các hệ thống đào tạo nghề) [134] Tài liệu nghiên cứu đã đưa ra

hệ thống các quan điểm tổ chức và quản lý đào tạo nghề, quản lý chiến lược(the strategic management) và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển hệthống dạy nghề cùng kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý và pháttriển GDNN Đồng thời, tài liệu cũng chỉ ra những định hướng, giải pháp để

Trang 14

các nhà lãnh đạo, các chuyên gia quản lý, tổ chức xây dựng, phát triển giáodục và đào tạo nghề ở các quốc gia.

Pilz, Matthias (2017), Vocational Education and Training in Times

of Economic Crisis - Lessons from Around the World”, (Giáo dục và đào tạo nghề trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế - Bài học từ các nước trên thế giới [128] Công trình nghiên cứu là tập hợp các cách tiếp cận và phương

pháp liên quan đến giáo dục và đào tạo nghề quốc tế Trong đó đã luận giảinhững ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới thế hệ trẻ trong quá trìnhchuyển đổi, đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của các hệ thống giáodục, đào tạo và triển vọng của giáo dục và đào tạo nghề quốc tế ở các nướctrong các bối cảnh từ Bắc Mỹ đến châu Âu, (ví dụ: Tây Ban Nha, Đứchoặc Anh, Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ) Mặc dù, sự ảnh hưởng bởicuộc khủng hoảng kinh tế ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng các sự tácđộng, ảnh hưởng của nó đến thế hệ trẻ rất rõ ràng Ở nhiều nước tỷ lệ thấtnghiệp thanh niên vẫn còn rất cao và triển vọng việc làm cho những ngườitrẻ tuổi thường bị giới hạn Những đóng góp trong cuốn sách này chứngminh rằng chỉ riêng lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề không thể giải quyếtnhững vấn đề này, nhưng nó có thể là cầu nối để giúp thanh niên có việclàm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học Nếu chất lượng của giáo dục

và đào tạo nghề cao và cơ hội nghề nghiệp tốt thì giáo dục, đào tạo nghề

có thể giúp thanh niên phát triển các kỹ năng, đặc biệt là ở cấp độ kỹ năngtrung gian Hơn nữa, giáo dục, đào tạo nghề cũng có thể mang lại chothanh niên nhiều sự lựa chọn thay vì tham gia vào học tập ở các trường đạihọc ở các quốc gia

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Glenn M., Mary Jo Blahnaetal (2008), A Competency Based model for developing human resource professionals (Mô hình dựa trên năng lực để phát

Trang 15

triển các chuyên gia nguồn nhân lực)[122] Các tác giả cho rằng bối cảnh thời

đại mới, xu thế phát triển giáo dục và cuộc cách mạng KHCN đã tác động vàlàm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của xã hội, trong đó

có dạy nghề và việc làm Sự biến đổi đó được thể hiện ở quan niệm mới vềhình mẫu nhân cách người lao động trong xã hội công nghiệp văn minh hiệnđại Mô hình nhân cách của người lao động được xây dựng dựa trên năng lựctổng hợp, bao gồm 03 thành tố cấu trúc: kiến thức (knowledge), kỹ năng(skills) và thái độ (traits) Để nâng cao chất lượng dạy nghề phải tiến hànhđồng bộ các biện pháp tái cơ cấu trong đào tạo nghề

International perspectives Australia (2009), Quality indicators in vocational education and training International perspectives (Các chỉ tiêu chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp Quan điểm quốc tế)

[125] Cơ quan quản lý đào tạo quốc gia Australia đã cung cấp một sự so

sánh về các chỉ tiêu chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp được

sử dụng về quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp Qua đó, định hình chỉ

số đánh giá chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp

Arlianti R (2010), Management of a VTET Institution, (Quản lý nhà trường dạy nghề [114] Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đề

cập đến quá trình quản lý dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường sức laođộng, phát triển nguồn nhân lực thông qua dạy nghề, bằng việc chú trọngvào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chương trình dạy học, tái

cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực, chất lượng đào tạo theo cách tiếp cận năng lựctổng hợp, sản phẩm quá trình đào tạo đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, được

áp dụng rất thành công ở nhiều nước trên thế giới

European Commission (2010), Education and Training 2010, (Giáo dục và đào tạo 2010) [118] Tài liệu với trọng tâm là việc triển khai các cơ cấu (framework) và các công cụ chung của châu Âu để nâng cao sự minh bạch, sự

công nhận và chất lượng của các năng lực và trình độ đào tạo, làm cho người

Trang 16

học và người lao động dễ dàng chuyển đổi và thích ứng hơn Các hệ thốnggiáo dục nghề nghiệp ở châu Âu đang tiến hành việc hiện đại hóa và chuyểnđổi theo hướng quản lý hiệu quả hơn Điều này được đặc trưng bởi một sựthay đổi trong quản lý tái cơ cấu ở cả cấp độ hệ thống và cấp độ cơ sở giáodục, chuyển từ việc hướng dẫn và kiểm soát đầu vào sang việc định hướngđầu ra và công nhận các kết quả đạt được Đảm bảo chất lượng được dùng đểđịnh hướng, bổ sung, cho phép đánh giá sự thoả mãn với các tiêu chí được đề

ra ở cấp quốc gia và kiểm tra thường xuyên tiến bộ đạt được

European Centre for the Development of Vocational Training –

CEDEFOP (2011), Quality management recommendation for vocational education and training (Khuyến nghị quản lý chất lượng đối với giáo dục và đào tạo nghề) [119] của Hội đồng Giáo dục Quốc gia Phần lan Tài liệu đưa ra

tiêu chí, kinh nghiệm trong quản lý chất lượng cho giáo dục nghề nghiệp vàđào tạo nghề, kinh nghiệm quản lý, tái cơ cấu giáo dục nghề nghiệp nhằm nângcao chất lượng đào tạo nghề, tiêu biểu là phát triển giáo dục nghề nghiệp

International perspectives Nam Phi (2011), Quality management systems for education and training providers (Hệ thống quản lý chất lượng cho các cơ sở giáo dục và đào tạo) [126] Cơ quan quản lý chất lượng Nam

Phi công bố chỉ số đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cho các cơ sở giáodục và đào tạo Trên cơ sở đó, đã khái quát đưa ra hệ thống quản lý chấtlượng giáo dục đào tạo trong đó có các chỉ số về GDNN của Nam Phi

Richard Noonan (2012), Managing TVET to Meet labor Market Demand, (Quản lý giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động) [129] Tác giả đã đưa ra khái niệm thị trường sức lao động, phân tích

những đặc điểm của thị trường sức lao động, quy luật cung - cầu và hiệu quả đàotạo nhân lực trong công nghệ thông tin, từ đó nêu ra biện pháp quản lý giáo dụcnghề nghiệp Trong đó, tác giả đưa ra giải pháp tái cơ cấu giáo dục nghề nghiệpnhằm đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao động trong công nghệ thông tin, trong

Trang 17

đó biện pháp xác định nhu cầu nhân lực sát với yêu cầu thực tế, tổ chức quản lýđào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động.

Augusto Boboy Syjuco (2012) The Philippine Technical Vocational Education and Training System, (Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề kỹ thuật Philippines) [115] Báo cáo của TS Augusto Boboy Syjuco, Tổng

giám đốc Cơ quan quản lý giáo dục kỹ thuật và phát triển kỹ năng Philippin.Báo cáo đã đánh giá những cải cách, đổi mới, tái cơ cấu GDNN củaPhilippin nhằm hướng, phát triển hệ thống GDNN Đây được coi là hệ thốngđảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp của quốc gia này

UNEVOC (2015), The Engineering of Vocational and Teaching Training” (Kỹ thuật dạy nghề và đào tạo giảng dạy) [133] Công trình đưa

ra những định hướng trong quản lý, tái cơ cấu trong lĩnh vực kỹ thuật, đàotạo, giảng dạy nghề, nhằm giúp các quốc gia đang phát triển đẩy mạnh côngtác quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Trong đó đã làm rõ các vấn đềnhư: Những định hướng, chính sách của chính phủ trong công tác quản lýđào tạo nghề ; Quản lý trung ương, quản lý địa phương trong đào tạo nghề;Phát triển chương trình, nội dung đào tạo; Thực hiện các chương trình đàotạo nghề ở cấp địa phương; Thực hiện tái cơ cấu về quản lý, nội dung, chấtlượng, lĩnh vực đào tạo nghề

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài

1.2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục nghề nghiệp

Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình, đề tài, bài báo củanhiều tác giả trong nước nghiên cứu liên quan đến quan điểm, cách tiếp cận,cách thức, quy trình triển khai xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nóichung, trong đó có lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới Cáccông trình khoa học đã chỉ ra vai trò, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung

và các định hướng giải pháp cơ bản để phát triển công tác dạy nghề ở nước tatrong những năm tới Tiêu biểu như:

Trang 18

Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [47] Cuốn sách đã luận giải cơ sở lý luận

và thực tiễn để thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coi nhân tố conngười, sự phát triển nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đối với việcsáng tạo vật chất và tinh thần, coi con người là trung tâm của sự phát triển Đềtài đã khái quát và đưa ra quan niệm nguồn lực con người Đồng thời, đã phântích mối quan hệ đào tạo, sử dụng và việc làm với sự phát triển nguồn nhânlực; từ đó xác định trách nhiệm quản lý của Nhà nước, ngành giáo dục - đàotạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

tổ quốc hiện nay

Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật

ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn [35] Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề

cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm đáp ứng yêucầu CNH, HĐH đất nước Những nội dung về đổi mới chương trình giảng dạy,tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp với đòi hỏi của sản xuất, nângcao chất lượng và đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá;kiểm định chất lượng các trường đào tạo; đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cả

về số lượng, chất lượng để đảm bảo hiệu quả giáo dục và dạy nghề

Trần Khánh Đức (2005), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM [43] Tác giả đã nêu rõ cơ sở khoa học của quản

lý phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của thịtrường sức lao động, cơ cấu đào tạo nhân lực ở nước ta trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước Từ đó tác giả đưa ra mô hình quản lý chất lượng theo TQM

và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 (TQM & ISO) Trong côngtrình đã đề cập các phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng rất phongphú, đa dạng với nhiều loại hình trình độ khác nhau: sự phát triển về quy

mô, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, vấn đề quản lý và kiểm định chấtlượng trong GDNN

Trang 19

Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp [82] Cuốn sách đã đưa ra những vấn đề chung về GDNN; đồng

thời tác giả cũng chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế phổ biến trong hệthống GDNN của Việt Nam, từ cơ chế quản lý, chương trình, phương pháp,nội dung GDNN; thực trạng đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo, tácphong làm việc; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục nghề nghiệp

Nguyễn Đức Trí, (2005) Giáo dục nghề nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [101] Tác giả đã nghiên cứu về GDNN, đào tạo theo

năng lực thực hiện Theo đó, hệ thống đào tạo theo năng lực thực hiện baogồm 02 cấu phần: dạy học các năng lực thực hiện; đánh giá, xác nhận cácnăng lực thực hiện Tác giả khái quát hóa các bước thực hiện phát triểnchương trình dạy học theo năng lực thực hiện thông qua việc xây dựngmối quan hệ của 03 loại mô hình: mô hình hoạt động, mô hình nhân cách,

mô hình nội dung đào tạo

Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam [61] Dưới góc độ kinh tế học, luận án đề cập

trực tiếp đến vấn đề thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trongbối cảnh tiếp cận kinh tế tri thức Tác giả cho rằng, chất lượng nguồn nhânlực được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: thể lực (chế độ dinh dưỡng vàchăm sóc sức khoẻ); trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn - kỹ thuật, kỹnăng nghề nghiệp) là chỉ tiêu quan trọng nhất; tâm lực bao gồm (phẩm chấtđạo đức, nhân cách, truyền thống văn hoá và khả năng thích ứng cao trước

sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế quốc tế Trên cơ sở làm rõ mối quan hệgiữa phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu phát triển kinh tế tri thức, tácgiả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lựctiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Trang 20

Viện Nghiên cứu con người (2006), Chương trình KHCN cấp nhà nước

KX-05, Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [112] Đã nghiên cứu ở tầm vĩ mô bao quát nhiều vấn

đề về phát triển văn hóa, con người và NNL trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.Với cách tiếp cận hệ thống, vấn đề đào tạo nhân lực được đặt trong hệ thống cácmối quan hệ với đầu vào là giáo dục phổ thông và đặc điểm con người ViệtNam, đầu ra là đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hộitrong thời kỳ CNH, HĐH dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ

Nguyễn Văn Anh (2008), Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp [1] Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận,

và thực tiễn về phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, đánhgiá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và xác định các yêu cầu, giải pháp phối hợpđào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong nângcao chất lượng đào tạo nghề Theo đó, tác giả khẳng định nhằm nâng cao chấtlượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thực hiện các giải pháp tăngcường phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu côngnghiệp như: Quy hoạch cơ sở đào tạo, phát triển chương trình dạy nghề, đổimới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và

tổ chức quá trình dạy thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

Phan Chính Thức (2009), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [94] Tác

giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về đào tạo nghề như: quan niệm,vai trò, nội dung, nhân tố tác động đến đào tạo nghề; chỉ ra thực trạng về đàotạo nghề trong thời kỳ đổi mới, nguyên nhân thực trạng và những vấn đề đặt ra;

từ đó tác giả đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượngđào tạo nghề, hướng tới đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam [60] Tác giả đã nêu một số khái niệm cơ bản về phát

Trang 21

triển NNL và khẳng định vai trò đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêngmang tính quyết định để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần pháttriển KT-XH của đất nước Từ đó, tác giả đưa ra tiêu chí, nội dung, yêu cầu,nhân tố cơ bản tác động đến phát triển nguồn nhân lực; chỉ ra đặc trưng củaphát triển nguồn nhân lực, xác định chỉ số phát triển nguồn nhân lực, đầu tưvào con người dưới góc độ kinh tế, lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhânlực, những kỹ năng cần có của nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực

Nhóm tác giả Nguyễn Đức Giang, Ngô Thanh Bình, Nguyễn QuốcThìn, Nguyễn Thế Dân, Đỗ Thế Hưng, Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đức

Trí, Phan Chí Thành, Vũ Đức Minh, Nguyễn Hồng Minh (2012), “Đổi mới quản lý nhà trường giáo dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế”[46] Các tác tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về cơ sở lý luận mô hình

quản lý nhà trường GDNN theo chất lượng như: quan niệm, nội dung, đặcđiểm, nhân tố tác động; đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý nhà trườngmột số cơ sở đào tạo ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lýchất lượng nhà trường GDNN phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế

Phan Văn Nhân (2013), Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế [62] Tác giả đã cung cấp những vấn đề về lý luận

và thực tiễn trong lĩnh vực GDNN của nước ta hiện nay.Trong đó tác giả đãxây dựng hệ thống cơ sở lý luận về dạy nghề theo năng lực thực hành, chỉ rathực trạng, nguyên nhân, định hướng và giải pháp phát triển giáo dục nghềnghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Phương pháp tiếp cậnmới này dựa chủ yếu vào những tiêu chuẩn quy định cho một nghề và đào tạotheo các tiêu chuẩn đó, bám vào kết quả đầu ra

Nguyễn Minh Đường (2015), Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trên bước đường phát triển và hội nhập quốc tế [45] Tác giả đã nhận định và đánh

giá thực trạng về đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, chất lượng đào tạo,đội ngũ giảng viên và tổ chức quản lý hệ thống GDNN một cách đúng đắn,

Trang 22

khách quan để tìm biện pháp khắc phục nhằm phát triển GDNN trong bướcđường phát triển và hội nhập Đồng thời, trên cơ sở phân tích những khókhăn, hạn chế trong GDNN để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu củathị trường sức lao động, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả của GDNN

Phan Văn Nhân, Nguyễn Lộc, Ngô Anh Tuấn (2016), Cơ sở khoa học của giáo dục nghề nghiệp [63] Đây là tài liệu chuyên khảo, cuốn sách đã khái

quát và đưa ra những vấn đề chung về GDNN Trong đó có chỉ ra rằng: giáodục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạotrình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đàotạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếptrong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức làđào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên Mặt khác, tác giả chỉ ra nhữngnội dung, nguyên tắc trong GDNN; chỉ ra 4 phương pháp, kỹ năng dạy học vàthực tiễn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp

Lê Thị Thanh Trà, Phạm Thị Thanh Thủy (2018), Một số giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay [100] Bài viết cho rằng, quản lý nhà nước về

giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước,trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động giáo dục, do các cơ quan nhà nước

từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhànước uỷ quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; duy trì trật tự, kỷcương, thoả mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân; thực hiện mục tiêu giáo dục

- đào tạo của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Trên cơ sở

đó, tác giả phân tích nội dung và một số giải pháp để nâng cao chất lượngquản lý nhà nước về giáo dục

1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trang 23

Nguyễn Đức Trí, (2009), Một số điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế [102] Tác giả

đã khẳng định vị trí, vai trò hệ thống GDNN, chỉ ra thành tựu, hạn chế vànguyên nhân Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giải pháp quy hoạch, cơ cấu vaitrò, mô hình tổ chức, cơ chế quản lý; nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹthuật, phân bố CSGDNN, Nhằm cung cấp lực lượng lao động kỹ thuật ởtrình độ sơ cấp và trung cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Đề tài khoa học cấp Bộ (2010),

Các giải pháp xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động” [113] Đề tài đã

nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề theo nhu cầu của cơ sởsản xuất kinh doanh như vai trò, nội dung, nhân tố tác động…và đề ra cácnhóm giải pháp xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuấtkinh doanh, trong đó có nhóm giải pháp về: quản lý nhà nước, quy hoạch,điều chỉnh, cơ chế chính sách, tổ chức đào tạo, hợp tác quốc tế

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ (2011),

Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” [111] do Phan Minh Hiển làm chủ nhiệm Đề tài đã nghiên cứu vai trò

quan trọng của đào tạo nghề, chỉ ra nội dung, nhân tố tác động đến đào tạonghề; đánh giá thực trạng đào tạo nghề Trên cơ sở đó, đề tài xác định yêu cầu,giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu doanhnghiệp ở các khía cạnh: số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo nghề,mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp Trong đó, đề cập đếnquy hoạch, hoàn thiện chương trình, nội dung, ngành nghề, lĩnh vực đào tạo,

mô hình tổ chức, cơ chế quản lý; nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ thuật

để làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao năng lực của đào tạo nghề đáp ứngnhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay

Trang 24

Đào Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng trọng điểm Miền trung

[92] Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuậtđáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp dựa trên mô hình quản lýđào tạo theo chu trình, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đềđặt ra Trên cở sở đó, luận án xác định những nhân tố tác động, yêu cầu q uản

lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp.Luận án chỉ ra hệ thống 06 giải pháp quản lý, gồm: Xác định nhu cầu đàotạo; Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; Tổ chức liên kết đào tạo giữa nhàtrường và doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Đánh giá kết quả đào tạo vàgiới thiệu việc làm; Thiết lập mối liên kết giữa các CSGDNN trong cùng địaphương; Thành lập Hội đồng điều phối đào tạo nhân lực cấp Vùng

Vũ Xuân Hùng (2015), Đổi mới hệ thống và trình độ đào tạo trong luật giáo dục nghề nghiệp [51] Bài viết này phân tích những nội dung đổi mới quan

trọng của Luật Giáo dục nghề nghiệp, đổi mới cả hệ thống và các trình độ củaGDNN Từ thực tiễn GDNN, tác giả đã phân tích, đánh giá được các mặt tích cực,hạn chế trong quá trình dạy nghề và chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn, hạnchế trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường sức laođộng và đưa ra một số giải pháp nhằm tái cơ cấu GDNN, nhằm đổi mới nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy nghề trong điều kiện phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phạm Đỗ Nhật Tiến (2020), Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh cách

mạng công nghiệp 4.0 [96] Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra tronghội nhập quốc tế về GDNN, mục tiêu thường được đặt ra là cung cấp chongười lao động những kỹ năng theo chuẩn quốc tế để đáp ứng các yêu cầu củathị trường lao động quốc tế hóa Đối với nước ta đang hội nhập quốc tế sâurộng thì yêu cầu này được đặt ra mạnh mẽ Vì vậy, trong thời gian tới để pháttriển GDNN phải mạnh dạn thay đổi, tái cơ cấu về tư duy, mô hình tổ chức,

Trang 25

cơ chế quản lý, phân cấp trong GDNN Từng bước xây dựng GDNN mở, trên

cơ sở áp dụng mạnh tiến bộ của công nghệ thông tin trong dạy và học, triểnkhai đào tạo trực tuyến, phát triển các tài nguyên giáo dục mở, khai thác cáckhóa học trực tuyến mở đại trà trong GDNN, tạo điều kiện thuận lợi để ngườilao động cập nhật, nâng cao kỹ năng suốt đời

1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài

Qua tổng quan các công trình liên quan cho thấy, các tác giả trong vàngoài nước đã tập trung nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau vềGDNN, và tái cơ cấu GDNN Những công trình, bài viết nói trên là những tư liệuquan trọng có thể chọn lọc, tham khảo, tạo cơ sở, điều kiện và gợi mở ra nhữnghướng nghiên cứu để tác giả luận án tiếp tục kế thừa và triển khai đề tài Nội dungcác nghiên cứu trên đây có thể khái quát lại ở những vấn đề lớn sau:

Một là, trong một số công trình đã đề cập đến quá trình phát sinh phát

triển, vị trí vai trò của GDNN với phát triển kinh tế - xã hội; các yếu tố, điềukiện cho giáo dục nghề nghiệp phát triển; vai trò của quản lý Nhà nước, cácchủ thể đối với sự phát triển của GDNN Đặc biệt, nhiều tác giả đã quan tâmnghiên cứu về thực trạng hoạt động bao hàm cả những thành công, hạn chế,đánh giá nguyên nhân và bàn luận những giải pháp phát triển giáo dục nghềnghiệp ở Việt Nam thời gian tới Các công trình này đã giúp cho nghiên cứusinh có cái nhìn khái quát về GDNN như vai trò, đặc điểm, nội dung, nhân tốtác động, yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng GDNN cung cấpnguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Hai là, một số công trình đề cập đến phát triển GDNN, quy hoạch

hoặc tái cấu trúc mạng lưới các CSGDNN đáp ứng nhu cầu phát triển kinhtế- xã hội Một số công trình ở cả trong và ngoài nước khi bàn đến giáo dục

Trang 26

nghề nghiệp có đề cập tới việc quy hoạch, cơ cấu sắp xếp lại với các chiềuhướng và góc cạnh khác nhau Những công trình này giúp nghiên cứu sinh

có thể hình dung và một cái nhìn tổng quát về tái cơ cấu hệ thống GDNN nóichung và cả những trường hợp tái cơ cấu các CSGDNN cụ thể của Thànhphố Hồ Chí Minh, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận đểxây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của tái cơ cấu

Ba là, có một số công trình đề cập đến khía cạnh của quy hoạch, tái cơ

cấu hệ thống GDNN ở nước ta nhưng dưới những tên gọi khác nhau và tiếp cậnvới các khoa học chuyên ngành khác nhau Những công trình này đã gợi mởcho nghiên cứu sinh suy nghĩ về những nội dung tái cơ cấu các CSGDNN củaThành phố Hồ Chí Minh đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội theo góc độ kinh tếchính trị Một số công trình phân tích về thực trạng, nguyên nhân thực trạng và

đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển, hoàn thiện các CSGDNN giúp nghiêncứu sinh có một nguồn số liệu phong phú và gợi mở cho nghiên cứu sinhnhững ý tưởng về quan điểm, giải pháp tái cơ cấu trong luận án

Qua tổng quan các công trình khoa học có thể thấy, các tác giả trong

và ngoài nước nghiên cứu về giáo dục nghề nghiệp mới đề cập, phân tíchnhững mặt, những khía cạnh, những lát cắt hoặc chỉ một phần của đốitượng nghiên cứu là tái cơ cấu GDNN, mà chưa đặt đối tượng nghiên cứutrong một chỉnh thể để có sự nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu

và có tính chất đặc thù, từ đó đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cơbản trong tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh Do vậy,

đề tài luận án mà nghiên cứu sinh thực hiện không trùng lắp với các côngtrình khoa học đã công bố

1.3.2 Những vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Từ việc khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công

bố, nghiên cứu sinh xác định cần tập trung nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau:

Trang 27

Thứ nhất: Tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Nội dung tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh là như thếnào? Có những nhân tố nào tác động đến tái cơ cấu các CSGDNN của Thànhphố Hồ Chí Minh? Có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì cho của thànhphố Hồ Chí Minh từ nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trong nước

về tái cơ cấu các CSGDNN? Để trả lời các câu hỏi này luận án cần:

Xây dựng quan niệm và làm rõ nội dung tái cơ cấu CSGDNN củaThành phố Hồ Chí Minh

Phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình tái cơ cấuCSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước về tái cơ cấu CSGDNN và rút rabài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh

Những vấn đề nêu trên là những nội dung lý luận cơ bản mà luận áncần tập trung nghiên cứu để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thựctrạng tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thứ hai, quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh

trong thời gian qua có những thành tựu và hạn chế gì ? Đâu là nguyên nhân củathành tựu hạn chế đó? Từ thực trạng tái tái cơ cấu các CSGDNN của thành phố

Hồ Chí Minh có những vấn đề gì đặt ra cần tiếp tục giải quyết ? Để trả lời cáccâu hỏi này, luận án sẽ căn cứ vào nội dung tái cơ cấu các CSGDNN củaThành phố Hồ Chí Minh đã được xác định trong phần lý luận, luận án tiếnhành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thànhphố Hồ Chí Minh trong những năm qua Để thực hiện nội dung này, luận án sẽphải sử dụng tổng hợp các phương pháp đang được sử dụng trong khoa họcKinh tế chính trị Việc đánh giá thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thànhphố Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những con số thống kê đơnthuần mà quan trọng hơn, luận án sẽ làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó,

Trang 28

đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn cần phải giải quyết trong quá trình tái cơ cấucác CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, để đẩy mạnh tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí

Minh trong thời gian tới cần quán triệt những quan điểm và thực hiệnnhững giải pháp cơ bản nào ? Theo đó, để giải quyết các mâu thuẫn mà quátrình tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra, luận án tậptrung xác định các quan điểm chỉ đạo, định hướng đẩy mạnh quá trình này.Những mục tiêu, quan điểm được xây dựng trên cơ sở lý luận, thực trạngtái cơ cấu CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tính khoahọc Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm đã được xác định, hệ thống giải pháp

mà luận án đề ra phải đảm bảo tính toàn diện và khả thi Vì vậy, phần nàycủa luận án sẽ tập trung luận giải cơ sở khoa học, xây dựng nội dung và chỉ

ra các biện pháp để thực hiện giải pháp tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố

Hồ Chí Minh trong thời gian tới

Trang 29

Kết luận chương 1

Tái cơ cấu CSGDNN nói chung và tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố

Hồ Chí Minh là đề tài lớn, thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà khoahọc, nhà quản lý và đông đảo các lực lượng xã hội tham gia bàn luận Đếnnay, đã có nhiều công trình khoa học ở các cấp độ khác nhau của các tác giảtrong và ngoài nước đề cập đến và tiếp cận dưới các góc độ về vấn đề này.Nhiều công trình đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về tái cơ cấuCSGDNN như quan niệm, nội dung, vai trò Một số công trình ở cả trong vàngoài nước đã tập trung phân tích thực trạng tái cơ cấu CSGDNN, trên cơ sở

đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu Tuy nhiên, chođến nay chưa có công trình khoa học nào giải quyết một cách hệ thống, toàndiện dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị về tái cơ cấu CSGDNN của Thànhphố Hồ Chí Minh Vì vậy, đề tài luận án nghiên cứu cũng như nội hàm cácvấn đề mà luận án đề cập, phân tích, luận giải là tiếp bước những công trìnhnghiên cứu và đưa ra cách tiếp cận mới Luận án không bị trùng lặp với cáccông trình khoa học đã được công bố

Từ việc hệ thống hóa, phân tích, nghiên cứu tư liệu, các công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh đã làm rõ kết quả nghiêncứu chủ yếu của các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tàiluận án, xác định các nội dung có thể kế thừa một cách có chọn lọc Đồngthời, cũng làm rõ những khoảng trống khoa học mà luận án cần tập trunggiải quyết là: Luận giải làm rõ cơ sở lý luận tái cơ cấu các CSGDNN, đánhgiá thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất

Trang 30

mục tiêu, quan điểm, giải pháp tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố HồChí Minh trong thời gian tới.

Trang 31

cơ sở giáo dục nghề nghiệp

2.1.1 Quan niệm, đặc điểm, vai trò giáo dục nghề nghiệp

2.1.1.1 Quan niệm giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp là thuật ngữ đã được các nhà khoa học trên thếgiới nghiên cứu Hiện nay, GDNN là lĩnh vực đã và đang thu hút sự quan tâmcủa các nhà khoa học, các cấp, các ngành và toàn xã hội Trong công tácnghiên cứu, hoạch định chính sách và hoạt động GDNN, nhằm đáp ứng yêucầu của thị trường sức lao động và yêu cầu về nhân lực chất lượng cao của đấtnước đòi hỏi cần có sự thống nhất về các thuật ngữ và khái niệm áp dụngtrong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về giáo dục nghề nghiệp: GDNN làmột bộ phận của giáo dục nói chung, được xem là một quá trình tổ chức có

ý thức, hướng tới khơi dậy, biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độcủa đối tượng được giáo dục theo hướng hoàn thiện và phát triển nhân cáchnghề nghiệp đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xãhội hiện đại GDNN được hiểu là một bậc học của hệ thống giáo dục quốcdân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trìnhđào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động; được thực hiện theo hai hìnhthức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên hoặc theo hình thức đàotạo ban đầu và đào tạo tiếp tục

Theo cách hiểu khác, GDNN là một lĩnh vực đào tạo đa dạng về đốitượng tuyển sinh, loại hình và cơ cấu ngành nghề, có quan hệ chặt chẽ và chịu

sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế, xã

Trang 32

hội, thị trường sức lao động, việc làm trên phạm vi toàn quốc và từng địaphương Theo Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 chỉ rõ:

“Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốcdân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đápứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ,được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạothường xuyên” [67, tr.2]

Như vậy, từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm giáo dục nghề nghiệp

như sau: Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên

2.1.1.2 Đặc điểm giáo dục nghề nghiệp ở nước ta

Giáo dục nghề nghiệp là một phần trong hệ thống giáo dục quốc dân.Khi xét đến hệ thống này người ta thường đề cập đến mối quan hệ của chúngtheo lĩnh vực ngành nghề Vì vậy, GDNN bên cạnh những đặc điểm của giáodục và đào tạo còn có những đặc điểm riêng:

Một là, giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân gồm đào tạo ra bậc học Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và sơ cấp nghề

Hiện nay giáo dục nghề nghiệp ở nước ta gồm đào tạo ra bậc học Caođẳng nghề, Trung cấp nghề và sơ cấp nghề Đối với từng loại hình gắn vớinhững mục tiêu cụ thể: đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thựchiện được các công việc đơn giản của một nghề Đào tạo trình độ trung cấp đểngười học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thựchiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; cókhả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm

Trang 33

việc theo nhóm Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiệnđược các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc cótính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹthuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được ngườikhác trong nhóm thực hiện công việc Vì vậy, giáo dục nghề nghiệp đồng thờiphải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạođức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề,nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo Phương pháp giáo dục nghềnghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết đểgiúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầucủa từng công việc và trình độ đào tạo.

Hai là, giáo dục nghề nghiệp có tính đa dạng về ngành nghề, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường việc làm

Giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân,gồm trung cấp chuyên nghiệp trước đây và dạy nghề, có chức năng đào tạongười lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để trực tiếp tham gia cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, theo nhu cầu của thị trường sức laođộng và có thể tiếp tục học bổ sung hoặc nâng cấp trình độ lên cao nếu có nhucầu và điều kiện Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục nghề nghiệp là một lĩnhvực đào tạo đa dạng về đối tượng tuyển sinh, loại hình và cơ cấu ngành nghề.Mặt khác, giáo dục nghề nghiệp có quan hệ chặt chẽ và chịu sự chi phối, ảnhhưởng trực tiếp của nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thị trườngsức lao động, việc làm trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương Hiện nay,giáo dục nghề nghiệp ở nước ta đã hình thành, tồn tại và phát triển mạnh mẽđáp ứng nhu cầu học nghề của nhân dân lao động và nhu cầu NNL, tạo việclàm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ba là, giáo dục nghề nghiệp chịu sự quản lý của nhiều đầu mối, từ nhiều cấp, với nội dung, chương trình khác nhau

Trang 34

Hiện nay, có Trường trực thuộc các bộ, ngành Trung Ương, có Trườngtrực thuộc sở, ngành địa phương, có Trường thuộc doanh nghiệp, khu côngnghiệp, có lớp riêng thuộc bệnh viện, nhà máy, vì vậy việc quản lý rất phức

tạp Về chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp cũng khác nhau: chương

trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy địnhchuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp,phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối vớimỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảmyêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác Giáo trình GDNN cụthể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chươngtrình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dụcnghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp GDNN

Bốn là, giáo dục nghề nghiệp có tính xã hội hóa cao, thu hút nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư.

Với tính chất đa dạng của các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp vềhình thức đào tạo, về qui mô, ngành nghề đào đạo và được phép tham giacủa tất cả các chủ thể có đủ năng lực, điều kiện theo Vì vậy, các doanhnghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chứckhác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài đều có thể đứng ra thành lập CSGDNN và tham giahoạt động đào tạo nghề nghiệp Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xâydựng CSGDNN được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quyđịnh của Chính phủ Nhà nước có chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, tíndụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị

để khuyến khích các CSGDNN tư thục và CSGDNN có vốn đầu tư nướcngoài hoạt động không vì lợi nhuận Khuyến khích nghệ nhân và người cótay nghề cao tham gia đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ đào tạocác nghề truyền thống và ngành, nghề ở nông thôn Tổ chức chính trị - xã

Trang 35

hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩmquyền trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách pháttriển giáo dục nghề nghiệp; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật vềgiáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật

2.1.1.3 Vai trò giáo dục nghề nghiệp

Một là, giáo dục nghề nghiệp góp phần đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho CNH, HĐH đất nước

Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận quan trọng, không thểthiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đào tạo nhân lực, nâng caodân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp choCNH, HĐH đất nước Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đãrất ý thức được yêu cầu của CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay, khi mà hộinhập quốc tế đang ngày một trở nên sâu và rộng hơn Đảng ta đã xác địnhCNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội Để phục vụ CNH, HĐH cần phải đẩy mạnh GDNN, nhằm đào tạonhân lực có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức,sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng vớimôi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng caonăng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoànthành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình

độ cao hơn Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việctiếp thu các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào độingũ lao động kỹ thuật, đội ngũ tri thức Do vậy, muốn phát triển kinh tế cầnphải đầu tư cho con người mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục đào tạo,nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp Lực lượng lao động phảiđược đào tạo phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của nền

Trang 36

kinh tế Phát triển nguồn nhân lực không chỉ dựa vào phát triển giáo dục,đào tạo mà còn bao gồm phát triển nền y tế, chăm sóc sức khỏe và nâng caomức sống dân cư, nhưng giáo dục, đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng vẫn

là cốt lõi của chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Hai là, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động và giải quyết việc làm

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thucác tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động

kỹ thuật, đội ngũ tri thức Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư chocon người mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạonguồn nhân lực lao động trực tiếp thông qua GDNN Lực lượng lao động phảiđược đào tạo phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của nềnkinh tế Đặc biệt, trong thời kỳ mở cửa, nhu cầu lao động, việc làm ngày càngtăng cao, do vậy khi nguồn nhân lực được qua đào tạo sẽ góp phần đáp ứng

nhu cầu của thị trường sức lao động và giải quyết việc làm Thực tế cho thấy có

nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên, nhưng lại có năng lực cạnh tranh cao nhưNhật Bản, Hàn Quốc, trong khi nhiều nước khác tài nguyên dồi dào nhưng ítthành công trong cạnh tranh thị trường như một số nước Nam Á và Châu Phi

có nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực Kinh nghiệm phát triển của cácnước này cho thấy: các quốc gia thành công trong cạnh tranh đều có đội ngũlao động có học thức, trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao, được tổchức tốt, được khuyến khích, được tạo động cơ đúng mức Điều đó cho thấy đểđáp ứng thị trường sức lao động và giải quyết việc làm phải tăng cường pháttriển GDNN cả về quy mô, cơ cấu và trình độ

Ba là, giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hiện đại thì cơ cấu giá trịcông nghiệp và dịch vụ trong GDP ít nhất phải đạt 80%, nông nghiệp chỉcòn 20%; cùng với nó, cơ cấu lao động cũng phải dịch chuyển theo Nếu

Trang 37

không chuẩn bị kịp, không những sẽ thiếu hụt lao động có kỹ năng mà cònkhông thể tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế được Kinh nghiệm các nướcphát triển chỉ rõ rằng một quốc gia muốn thực hiện thành công sự nghiệpcông nghiệp hóa thì phải có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tối thiểu ở mức70% Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này cũng đã đạt 64,5%; trong đó tỷ lệ laođộng qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 24,1% năm 2020, trong khi đó ởcác nước đang phát triển trong khu vực là 50% Chất lượng của lao động kỹthuật cũng cần ngày càng phải nâng cao mới có thể đáp ứng hiệu quả hơnnữa nhu cầu của nền kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế Vì vậy, giáo dục nghềnghiệp góp phần đào tạo lao động với nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch

vụ phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nước ta đang phấn đấu

từ nay đến giữa thế kỷ XXI, trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo

định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phầnđang trong quá trình dịch chuyển Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, đầu tưnước ngoài tăng nên nhu cầu sử dụng lao động nói chung và lao động cótrình độ Trung cấp chuyên nghiệp nói riêng còn nhiều Chính vì vậy, pháttriển GDNN góp phần điều chỉnh qui mô đào tạo giữa các bậc học, qui môlao động giữa các ngành nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bốn là, giáo dục nghề nghiệp góp phần đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp và giáo dục đạo đức cho người học

Trong thời kỳ hội nhập, lao động nước ta không những phải nâng caokhả năng cạnh tranh về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề mà còn phải

có các phẩm chất khác như: Ngoại ngữ, tác phong và văn hóa ứng xử côngnghiệp hiện đại, tinh thần, thái độ chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ chặtchẽ các bước của quy trình công nghệ, hiểu biết pháp luật Ngoài ra, đặc điểmcủa nền sản xuất - kinh doanh hiện đại, kinh tế thị trường với cạnh tranh caođòi hỏi người lao động phải có phẩm chất mới như: thích ứng, linh hoạt, các

Trang 38

khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm trong quá trình hoạt động và sứckhỏe tốt Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quátrình CNH - HĐH thì chúng ta cần nâng cao phát triển GDNN, cung cấp cho

xã hội một lực lượng lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp,tính kỷ luật tốt, phát huy tối đa khả năng làm việc, khả năng sáng tạo và thíchứng với mọi môi trường làm việc, tạo điều kiện phát triển toàn diện nguồnnhân lực đáp ứng được nhu cầu xã hội

2.1.2 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

* Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã cấu trúc lại hệ thống giáo dụcquốc dân của Việt Nam Theo đó, hệ thống GDNN mới bao gồm: trình độ sơcấp, trung cấp và cao đẳng Các CSGDNN bao gồm: Trung tâm GDNN (là

sự hợp nhất của trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp tổng hợp, vàTrung tâm giáo dục thường xuyên); Trường trung cấp (là sự thống nhất củatrường trung cấp chuyên nghiệp và trường trung cấp nghề); Trường cao đẳng(là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề) Như vậy,trình độ cao đẳng đã được tách khỏi giáo dục đại học

Hiện nay cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau:

Một là, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề

nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

Hai là, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp

thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chứckinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

Ba là, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở

giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dụcnghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Trang 39

* Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hiện nay, thuật ngữ “tái cơ cấu” hay “tái cấu trúc” được đề cập nhiềutrong các văn kiện, nghị quyết, nghị định, văn bản lãnh đạo của Đảng và Nhànước Đồng thời, các thuật ngữ này cũng được sử dụng phổ biến trên cácphương tiện thông tin đại chúng, trong các bài báo, tạp chí, hội thảo Tuynhiên, khái niệm này hầu như chưa được định nghĩa rõ ràng Ngay cả ở nhữngnước phát triển, việc tái cơ cấu được tiến hành một cách thường xuyên nhưngcũng tồn tại rất nhiều những quan niệm khác nhau về tái cơ cấu Theo cách

hiểu chung nhất, tái cơ cấu (Restructuring) là việc cấu trúc lại một phần, một

số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị, công ty, doanh nghiệp nào đó;

là việc điều chỉnh, sắp xếp lại về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, ngành nghề

và lĩnh vực; nhằm tạo ra những thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất

Với cách tiếp cận như vậy, tác giả cho rằng: Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tổng thể các hoạt động của các chủ thể trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan nhằm điều chỉnh, sắp xếp lại về ngành nghề, lĩnh vực đào tạo; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý; quy mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo; chương trình, nội dung và đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và phân bố về vị trí địa lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường sức lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Nâng cao chất lượng,

hiệu quả hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, làm thay đổi một cáchcăn bản và toàn diện về cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, ngành nghề và lĩnhvực đào tạo, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường sức lao động, đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 40

Chủ thể tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: Đảng Cộng sản

Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo, Tổng cục GDNN; cơ quan ngang bộ có liênquan, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, các nhà trường, trungtâm dạy nghề và học viên, bộ máy quản lý về GDNN ở các cấp từ trungương tới các địa phương

Nội dung tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: tái cơ cấu ngành

nghề, lĩnh vực đào tạo; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, đội ngũ nhân lực;quy mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo; chương trình, nội dung;đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹthuật và sự phân bố theo khu vực địa lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phương thức tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trong điều

kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình tái cơ cấucác CSGDNN được thực hiện hai phương thức sau:

Một là, thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan

lãnh, dạo quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề Nghĩa là thôngqua chủ trương, kế hoạch, chương trình, nghị quyết, quyết định của tổ chứcĐảng, Chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tái cơ cấu GDNNtrên nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quy luật kinh tế kháchquan để thực hiện các giải pháp tái cơ cấu; thông qua các cơ chế, chính sách,công cụ của nhà nước như tái chính, tín dụng, đầu tư để khuyến khích, kíchthích, bảo đảm điều kiện vật chất cho tái cơ cấu

Hai là, thông qua hoạt động chủ động, tự chủ, tích cực và sáng tạo của

các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tác động của các qui luật kinh tế kháchquan, dựa trên sự nhận thức và vận dụng của chủ thể trực tiếp là bộ máy lãnhđạo, quản lý các CSGDNN của Thành phố

Cả hai phương thưc trên đây được tiến hành song song hoặc đồng thờitrong quá trình thực hiện Tuy nhiên mỗi phương thức có vị trí, vai trò khác

Ngày đăng: 17/03/2021, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w