Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phốHồ Chí Minh vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Tái cơ cấu ngànhnghề, lĩnh vực đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chồngc
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Ở Việt Nam, hệ thống GDNN có vai trò rất quan trọng trongđào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước Để GDNN thực hiện được vai trò đó, cần phải cóCSGDNN đủ về số lượng, cao về chất lượng và có cơ cấu hợp lý, xéttrên cả khía cạnh cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, nộidung và sự phân bố theo địa lý Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu cácCSGDNN chưa hợp lý nên phải tái cơ cấu các CSGDNN đáp ứngyêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế Đề án số 115 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã chỉ rõ: Sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục nghề nghiệptheo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạonghề nghiệp của các bộ, ngành, địa phương theo từng thời kỳ, ưu tiênphát triển các trường chất lượng cao tiếp cận trình độ các nướcASEAN-4, các nước phát triển trong nhóm G20 và các cơ sở giáodục nghề nghiệp cho các ngành, nghề, đối tượng đặc thù
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cảnước Do đó, giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minhkhông chỉ phục vụ nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động trên địa bànThành phố mà còn cho cả khu vực phía Nam và cả nước Nhận thứcđược vị trí, vai trò của GDNN trong phát triển nguồn nhân lực đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Trongnhững năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đãban hành nhiều chủ trương, chính sách, thực hiện đồng bộ nhiều biệnpháp để đẩy mạnh tái cơ cấu CSGDNN Với chủ trương đúng đắntrong tái cơ cấu các CSGDNN, Thành phố đã đạt được nhiều thànhtựu rất khả quan như: cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo đã có sựđiều chỉnh mở rộng gia tăng ngành nghề trọng điểm, mũi nhọn chấtlượng cao, giảm thiểu ngành, nghề truyền thống ít sinh viên theo học;
mô hình tổ chức, cơ chế quản lý đối với các cơ sở giáo dục nghềnghiệp dần được hoàn thiện, theo hướng giảm trường công lập, Trungương quản lý, tăng ngoài công lập do địa phương quản lý; cơ cấu lạiqui mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo đối với các cơ sởgiáo dục nghề nghiệp từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường sứclao động; tái cơ cấu chương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo, cán bộquản lý được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ có chất lượng; cơ cấuđầu tư nguồn lực tài chính thay đổi theo hướng ngày càng tăng, cơ sở
Trang 2vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo Nhờ
đó đã làm thay đổi một cách căn bản và toàn diện về cơ chế quản lý,
mô hình tổ chức, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo, cơ sở vật chất, kỹthuật đáp ứng theo yêu cầu của thị trường sức lao động và nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội của Thành phố
Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Tái cơ cấu ngànhnghề, lĩnh vực đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn chồngchéo, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tái cơ cấu quy
mô tuyển sinh còn mất cân đối, công tác hướng nghiệp, liên kết đào tạocòn nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra; tái cơ cấu chương trình,nội dung, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý còn nhiều bất cập; tái cơcấu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đạt mụctiêu đề ra; sự phân bố về địa lý các CSGDNN chưa hợp lý
Dưới góc độ lý luận, tái cơ cấu các CSGDNN là vấn đề mới
có liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút được sựquan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ,phạm vi khác nhau Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về tái cơ cấu cácCSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ khoa học kinh
tế chính trị Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu trong
khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn tái
cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đềxuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu cácCSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cóliên quan đến đề tài, qua đó, xác định khoảng trống khoa học mà luận
án cần tập trung nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về tái cơ cấu các CSGDNN của Thànhphố Hồ Chí Minh và khảo sát kinh nghiệm một số địa phương trongnước về tái cơ cấu các CSGDNN để rút ra bài học cho Thành phố HồChí Minh
- Đánh giá thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thànhphố Hồ Chí Minh, chỉ ra nguyên nhân của thành tưu, hạn chế và khái
Trang 3quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong tái cơ cấu các CSGDNNcủa Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm tái cơcấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của chuyên
ngành kinh tế chính trị, luận án nghiên cứu quá trình tái cơ cấu cácCSGDNN của thành phố Hồ Chí Minh trên các nội dung: (1) tái cơcấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo; (2) tái cơ cấu mô hình tổ chức, cơchế quản lý; (3) tái cơ cấu quy mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liênkết đào tạo; (4) tái cơ cấu chương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý (5) tái cơ cấu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất,
kỹ thuật, phân bố về địa lý của các CSGDNN
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về tái cơ cấu
các CSGDNN thuộc quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của thành phố Hồ Chí Minh từnăm 2014 đến năm 2019
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận án dựa vào lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm củaĐảng về phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục và đào tạo,giáo dục nghề nghiệp
* Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những tư liệu, số liệu do các
cơ quan chức năng của Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh côngbố; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học
có liên quan đến tái cơ cấu CSGDNN đã công bố
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin là Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử,
đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trịMác - Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học; đồng thời sửdụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, như: Kết hợp lôgic vàlịch sử, phân tích - tổng hợp; thống kê - so sánh
5 Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra quan niệm, nội dung tái cơ cấu CSGDNN củaThành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của khoa học kinh tế chính
Trang 4trị; khảo cứu kinh nghiệm tái cơ cấu CSGDNN của một số địaphương trong nước và rút ra bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng tái cơ cấu các
CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua
- Xác định mục tiêu và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đẩy
mạnh tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm
sâu sắc và phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơcấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan, CSGDNN của Thành phố Hồ ChíMinh trong hoạch định chính sách; làm tài liệu giảng dạy các mônkinh tế chính trị, kinh tế nguồn nhân lực; trong nghiên cứu khoahọc, giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến CSGDNN
và tái cơ cấu CSGDNN
7 Kết cấu của luận án
Đề tài có kết cấu gồm: Mở đầu; 04 chương (11 tiết); kết luận;danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liênquan đến đề tài; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục nghề nghiệp
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu ngoài nướcliên quan đến giáo dục nghề nghiệp, trong đó tiêu biểu là:
Gilles Laflamme (1993), Vocational Training - Internationalperspectives, (Đào tạo nghề - Triển vọng quốc tế); Dustmann,Christian, Fitzenberger, Bernd, Machin, Steve (2007), The Economics
of Education and Training”, (Kinh tế học giáo dục và đào tạo); George
S Mouzakitis (2010), The role of education and vocational training ineconomic development, (Vai trò của giáo dục và dạy nghề đối với pháttriển kinh tế); Cisco (2010), Global trends in vocational education andtraining, (Xu hướng toàn cầu trong giáo dục và dạy nghề); RolandVstoodley (2011), Accrediting Occupational Training Programs, (kiểm
Trang 5định các chương trình đào tạo nghề); Pilz và Matthias (2012), TheFuture of Vocational Education and Training in a Changing World”,(Tương lai của giáo dục và đào tạo nghề trong một thế giới đang thayđổi); Vladimir Gasskoov (2014), Managing vocational trainingsystems, (Về quản lý các hệ thống đào tạo nghề); Pilz, Matthias(2017), Vocational Education and Training in Times of EconomicCrisis - Lessons from Around the World”, (Giáo dục và đào tạo nghềtrong thời kỳ khủng hoảng kinh tế - Bài học từ các nước trên thế giới.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Glenn M., Mary Jo Blahnaetal (2008), A Competency Basedmodel for developing human resource professionals (Mô hình dựa trênnăng lực để phát triển các chuyên gia nguồn nhân lực); Internationalperspectives Australia (2009), Quality indicators in vocationaleducation and training International perspectives (Các chỉ tiêu chấtlượng trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp Quan điểm quốc tế);Arlianti R (2010), Management of a VTET Institution, (Quản lý nhàtrường dạy nghề; European Commission (2010), Education andTraining 2010, (Giáo dục và đào tạo 2010); European Centre for theDevelopment of Vocational Training – CEDEFOP (2011), Qualitymanagement recommendation for vocational education and training(Khuyến nghị quản lý chất lượng đối với giáo dục và đào tạo nghề);International perspectives Nam Phi (2011), Quality managementsystems for education and training providers (Hệ thống quản lý chấtlượng cho các cơ sở giáo dục và đào tạo); Richard Noonan (2012),Managing TVET to Meet labor Market Demand, (Quản lý giáo dụcnghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động);UNEVOC (2015), The Engineering of Vocational and TeachingTraining” (Kỹ thuật dạy nghề và đào tạo giảng dạy)
1.2 Công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình, đề tài, bàibáo của nhiều tác giả trong nước nghiên cứu liên quan đến giáo dụcnghề nghiệp và tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu là:
1.2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục nghề nghiệp
Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đỗ Minh Cương và MạcVăn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận
Trang 6và thực tiễn; Trần Khánh Đức (2005), Quản lý và kiểm định chấtlượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM; Nguyễn Viết Sự (2005),Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp; Nguyễn ĐứcTrí, (2005) Giáo dục nghề nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thựctiễn; Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếpcận kinh tế tri thức ở Việt Nam; Viện Nghiên cứu con người (2006),Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-05, Phát triển văn hóa, conngười và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa”; Nguyễn Văn Anh (2008), Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạynghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Phan Chính Thức(2009), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứngnhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nguyễn Lộc(2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ởViệt Nam; Nhóm tác giả Nguyễn Đức Giang, Ngô Thanh Bình,Nguyễn Quốc Thìn, Nguyễn Thế Dân, Đỗ Thế Hưng, Nguyễn MinhĐường, Nguyễn Đức Trí, Phan Chí Thành, Vũ Đức Minh, NguyễnHồng Minh (2012), “Đổi mới quản lý nhà trường giáo dục nghềnghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế”; Phan Văn Nhân (2013),Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốctế; Nguyễn Minh Đường (2015), Giáo dục nghề nghiệp Việt Namtrên bước đường phát triển và hội nhập quốc tế; Phan Văn Nhân,Nguyễn Lộc, Ngô Anh Tuấn (2016), Cơ sở khoa học của giáo dụcnghề nghiệp; Lê Thị Thanh Trà, Phạm Thị Thanh Thủy (2018), Một
số giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tái cơ cấu các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Nguyễn Đức Trí, (2009), Một số điều chỉnh cơ cấu hệ thốnggiáo dục nghề nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế ;Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Đề tài khoa học cấp Bộ(2010), Các giải pháp xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và
cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm gắn kết giữa đào tạo và sử dụnglao động”; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đề tài khoa họccấp Bộ (2011), Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanhnghiệp trong bối cảnh hiện nay”; Đào Thị Thanh Thủy (2012),Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển cáckhu công nghiệp vùng trọng điểm Miền trung; Vũ Xuân Hùng(2015), Đổi mới hệ thống và trình độ đào tạo trong luật giáo dục
Trang 7nghề nghiệp; Phạm Đỗ Nhật Tiến (2020), Giáo dục nghề nghiệp
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài vàtrong nước liên quan đến đề tài luận án, đánh giá chung kết quảnghiên cứu của các công trình tổng quan:
Một là, trong một số công trình đã đề cập đến quá trình phát
sinh phát triển, vị trí vai trò của GDNN với phát triển kinh tế - xãhội, các yếu tố, điều kiện cho giáo dục nghề nghiệp phát triển
Hai là, một số công trình đề cập đến phát triển GDNN, quy
hoạch hoặc tái cấu trúc mạng lưới các CSGDNN đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế- xã hội
Ba là, có một số công trình đề cập đến khía cạnh của quy
hoạch, tái cơ cấu hệ thống GDNN ở nước ta, phân tích về thực trạng,nguyên nhân thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển,hoàn thiện các CSGDNN
Qua tổng quan các công trình khoa học có thể thấy, các tácgiả trong và ngoài nước nghiên cứu về giáo dục nghề nghiệp mới
đề cập, phân tích những mặt, những khía cạnh, những lát cắt hoặcchỉ một phần của đối tượng nghiên cứu là tái cơ cấu GDNN, màchưa đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể để có sựnghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu và có tính chất đặcthù, từ đó đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản trongtái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh Do vậy, đềtài luận án mà nghiên cứu sinh thực hiện không trùng lắp với cáccông trình khoa học đã công bố
1.3.2 Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liênquan, xác định những khoảng trống khoa học mà luận án cần tậptrung giải quyết là:
Thứ nhất: Tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí
Minh là gì? Nội dung tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố HồChí Minh là như thế nào? Có những nhân tố nào tác động đến tái
cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh? Có thể rút ranhững bài học kinh nghiệm gì cho của thành phố Hồ Chí Minh từ
Trang 8nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trong nước về tái cơcấu các CSGDNN?
Thứ hai, quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian qua có những thành tựu và hạn chế gì ? Đâu
là nguyên nhân của thành tựu hạn chế đó ? Từ thực trạng tái tái cơcấu các CSGDNN của thành phố Hồ Chí Minh có những vấn đề gìđặt ra cần tiếp tục giải quyết ?
Thứ ba, để đẩy mạnh tái cơ cấu các CSGDNN của Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới cần quán triệt những quanđiểm và thực hiện những giải pháp cơ bản nào ? Theo đó, để giảiquyết các mâu thuẫn mà quá trình tái cơ cấu CSGDNN của Thànhphố Hồ Chí Minh đặt ra, luận án tập trung xác định các quan điểmchỉ đạo, định hướng đẩy mạnh quá trình này
Kết luận chương 1
Tái cơ cấu CSGDNN nói chung và tái cơ cấu CSGDNNcủa Thành phố Hồ Chí Minh là mảng đề tài lớn, thu hút được sựquan tâm chú ý của các nhà khoa học, nhà quản lý trong, ngoàinước và đông đảo dư luận xã hội tham gia bàn luận Nhiều côngtrình đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về tái cơ cấuCSGDNN như quan niệm, nội dung, vai trò Một số công trình ở
cả trong và ngoài nước đã tập trung phân tích thực trạng tái cơ cấuCSGDNN, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy tiếntrình tái cơ cấu Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoahọc nào giải quyết một cách hệ thống, toàn diện dưới góc độ khoahọc kinh tế chính trị về tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố HồChí Minh Vì vậy, đề tài luận án không bị trùng lặp với các côngtrình khoa học đã được công bố
Từ việc hệ thống hóa, phân tích, nghiên cứu tư liệu, cáccông trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh đã phầnnào làm rõ được kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trìnhnghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án, xác định được cácnội dung có thể kế thừa một cách có chọn lọc Đồng thời, cũng làm
rõ được những khoảng trống khoa học mà luận án cần tập trung giảiquyết là: Luận giải làm rõ cơ sở lý luận tái cơ cấu các CSGDNN,đánh giá thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ ChíMinh, đề xuất mục tiêu, quan điểm, giải pháp tái cơ cấu cácCSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Trang 9cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
2.1.1 Quan niệm, đặc điểm, vai trò giáo dục nghề nghiệp
2.1.1.1 Quan niệm giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dụcquốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độcao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho ngườilao động, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy vàđào tạo thường xuyên
2.1.1.2 Đặc điểm giáo dục nghề nghiệp
Một là, giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của hệ thống
giáo dục quốc dân gồm đào tạo ra bậc học Cao đẳng nghề, Trungcấp nghề và sơ cấp nghề
Hai là, giáo dục nghề nghiệp có tính đa dạng về ngành
nghề, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội, thị trường việc làm
Ba là, giáo dục nghề nghiệp chịu sự quản lý của nhiều đầu
mối, từ nhiều cấp, với nội dung, chương trình khác nhau
Bốn là, giáo dục nghề nghiệp có tính xã hội hóa cao, thu
hút nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư
2.1.1.3 Vai trò giáo dục nghề nghiệp
Một là, giáo dục nghề nghiệp góp phần đào tạo nhân lực,
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu nhân lực trựctiếp cho CNH, HĐH đất nước
Hai là, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường
sức lao động và giải quyết việc làm
Ba là, giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của đất nước
Bốn là, giáo dục nghề nghiệp góp phần đào tạo năng lực thực
hành nghề nghiệp và giáo dục đạo đức cho người học
2.1.2 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
* Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trang 10Hiện nay cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loạihình sau đây:
Một là, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục
nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng
cơ sở vật chất;
Hai là, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục
nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cánhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
-Ba là, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nướcngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trongnước và nhà đầu tư nước ngoài
* Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tổng thể cáchoạt động của các chủ thể trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quyluật khách quan nhằm điều chỉnh, sắp xếp lại về ngành nghề, lĩnhvực đào tạo; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý; quy mô tuyển sinh,hướng nghiệp, liên kết đào tạo; chương trình, nội dung và đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý; nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹthuật và phân bố về vị trí địa lý của các cơ sở giáo dục nghềnghiệp theo yêu cầu của thị trường sức lao động, đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, làm thayđổi một cách căn bản và toàn diện về cơ chế quản lý, mô hình tổchức, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo, đáp ứng theo yêu cầu của thị
trường sức lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Chủ thể tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: Đảng
Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo, Tổng cục GDNN;
-cơ quan ngang bộ có liên quan, hội đồng nhân dân và ủy ban nhândân các cấp, các nhà trường, trung tâm dạy nghề và học viên, bộ máyquản lý về GDNN ở các cấp từ trung ương tới các địa phương
Nội dung tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: tái cơ cấu
ngành nghề, lĩnh vực đào tạo; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, độingũ nhân lực; quy mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo;
Trang 11chương trình, nội dung; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; nguồnlực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và sự phân bố theo khu vựcđịa lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phương thức tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Được thực hiện trên cơ sở chủ thể tái cơ cấu nhận thức đúng cácquy luật kinh tế khách để quan tác động vào quá trình tái cơ cấunhằm đạt được mục đích đã đề ra
2.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Quan niệm về tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh
Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố HồChí Minh là tổng thể các hoạt động của các chủ thể trên cơ sở nhậnthức, vận dụng các quy luật kinh tế khách quan nhằm điều chỉnh, sắpxếp lại về ngành nghề, lĩnh vực đào tạo; mô hình tổ chức, cơ chếquản lý; quy mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo; chươngtrình, nội dung; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; nguồn lực tàichính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và sự phân bố về vị trí địa lý của các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường sức lao động,đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp,hiện đại hóa của Thành phố
Mục đích tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí
Minh là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các cơ sởgiáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trườngsức lao động, tạo việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phục vụ các mục tiêu chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của Thành phố
Chủ thể tiến hành quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của
Thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, mỗi một chủ thể có vai trò, vịtrí và cách thức tác động khác nhau Căn cứ phạm vi nghiên cứu của
đề tài, xác định chủ thể tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố HồChí Minh bao gồm Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân
và các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh
Phương thức tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ
Chí Minh được thực hiện trên cơ sở chủ thể tái cơ cấu nhận thứccác quy luật kinh tế khách quan tác động vào quá trình tái cơ cấu
Trang 12nhằm đạt được mục đích đã đề ra Trong quá trình đó, hành độngmang tính chủ quan của chủ thể tái cơ cấu đóng vai trò quan trọng
2.2.2 Nội dung tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh
Một là, tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo
Hai là, tái cơ cấu mô hình tổ chức, cơ chế quản lý cơ sở giáo
Năm là, tái cơ cấu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật
và phân bố các CSGDNN theo khu vực địa lý
2.2.3 Các nhân tố tác động đến tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh
* Nhóm nhân tố khách quan
Một là, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
của Nhà nước về chiến lược phát triển nói chung và tái cơ cấu giáodục nghề nghiệp nói riêng
Hai là, sự thay đổi của mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế và cầu về nguồn nhân lực của thị trường sức lao động trên thếgiới, trong nước
Ba là, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri
thức và cách mạng công nghiệp lần thứ tư
* Nhóm nhân tố chủ quan
Một là, chủ trương, cơ chế, chính sách đối với tái cơ cấu các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân Thànhphố Hồ Chí Minh
Hai là, nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cơ quan lãnh đạo,
quản lý các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, những bất cập, yếu kém vốn có chưa thể khắc phục ngay của các CSGDNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3 Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của một số địa phương và bài học rút ra cho Thành phố
Hồ Chí Minh
2.3.1 Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở một số địa phương
Trang 132.3.1.1 Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hà Nội
Từ những thành công tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp của Thành phố Hà Nội để lại một số kinh nghiệm sau đây:
Một là, chuyển từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu từ theo chiều sâu, có trọng điểm cho một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Hai là, chú trọng quy hoạch, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Ba là, có nhiều biện pháp đúng đắn trong cơ cấu lại chương
trình, nội dung và phương pháp đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Bốn là, giảm dần sự đầu tư Thành phố đi đôi với đẩy mạnh xã
hội hóa phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao tính hiệu quả tronghợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
2.3.1.2 Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hải Phòng
Từ những thành công tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp của Thành phố Hải phòng để lại một số kinh nghiệm sau đây:
Một là, chú trọng gắn quy hoạch, kế hoạch cơ cấu lại nguồn
nhân lực được đào tạo ở các CSGDNN với quy hoạch cơ cấu lại kinh
tế của Thành phố
Hai là, cơ cấu lại mạnh mẽ và đồng bộ chương trình, nội
dung và đầu tư cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Ba là, cơ cấu lại cơ chế quản lý theo hướng nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đi đôi với tăng cường tính tự chủ của các cơ sởgiáo dục nghề nghiệp
2.3.1.3 Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Đà Nẵng
Từ những thành công tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghềnghiệp của Thành phố Đà Nẵng để lại một số kinh nghiệm sau đây:
Một là, gắn cơ cấu lại chương trình, nội dung với hoàn thiện
giáo trình, tài liệu dạy học
Hai là, cơ cấu lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, cơ cấu lại
cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa
Ba là, cơ cấu lại nguồn lực đầu tư theo hướng đẩy mạnh phát
triển xã hội hóa GDNN
Bốn là, cơ cấu lại về liên kết đào tạo theo hướng tăng cường
gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, tăngcường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN