Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (TT)

29 695 6
Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HUỲNH TIỂU PHỤNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62. 14. 01. 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, HĐH, XHH, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế". XHHGD là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của nền giáo dục nước nhà và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, XHHGD còn có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển KT - XH của đất nước. TP. HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực Đông Nam Á; là địa phương có hệ thống GDNN lớn của cả nước. Trong những năm qua, hệ thống này đã góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, thiết yếu phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của TP. Nhưng trước yêu cầu mới, GDNN của TP. HCM cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo; hoàn thiện CSVC, mạng lưới trường/lớp, đội ngũ GV và CBQL, nội dung và phương thức giáo dục; đẩy mạnh XHH và liên kết quốc tế, huy động mọi nguồn lực… Đối với GDNN, XHH vẫn là một cách làm giáo dục, một phương thức phát triển giáo dục có hiệu quả. Tuy nhiên, để XHHGD nói chung, XHH GDNN nói riêng đi đúng hướng phải tăng cường quản lý công tác này. Từ đó, tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHH GDNN có ý nghĩa cấp thiết không chỉ đối với TP. HCM mà đối với cả nước. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Vấn đề quản lý công tác XHH GDNN ở nước ta hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 4. Giả thuyết khoa học Có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM, nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, dựa trên lý 2 luận về XHHGD và QLGD, đồng thời quan tâm đầy đủ đến thực tiễn phát triển GDNN cũng như điều kiện KT-XH của TP. HCM. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác XHH GDNN. 5.1.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 5.1.3. Đề xuất các giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 5.1.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất; Thử nghiệm một giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Nghiên cứu các giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM dưới góc độ quản lý giáo dục. 5.2.2. Khảo sát thực trạng, thăm dò sự cần thiết và tính khả thi, thử nghiệm giải pháp đề xuất ở một số quận, huyện, cơ sở GDNN của TP. HCM. 6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm tiếp cận Việc quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM cần dựa trên các quan điểm tiếp cận: hệ thống - cấu trúc; hoạt động - nhân cách; tâm lý - xã hội; thị trường và thực tiễn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức thống kê để xử lý số liệu thu được, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của luận án 7.1. XHH GDNN là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của GDNN; bao gồm nhiều việc làm mang tính toàn diện và đồng bộ, có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương và đất nước. 7.2. Quản lý công tác XHH GDNN là quản lý một hoạt động giáo dục đặc thù. Vì thế, nội dung, cách thức quản lý hoạt động này phải dựa trên nội dung, cách thức quản lý hoạt động giáo dục nói chung, mặt khác phải dựa trên những đặc trưng của GDNN và yêu cầu của công tác XHH GDNN. 3 7.3. Việc đề xuất các giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM, một mặt phải dựa trên các chức năng QLGD; mặt khác phải dựa trên nội dung QLGD; đồng thời chú ý phát huy đầy đủ vai trò của các chủ thể quản lý công tác XHH GDNN. 8. Đóng góp của luận án 8.1. Góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về công tác XHH GDNN và quản lý công tác XHH GDNN. 8.2. Phân tích khách quan thực trạng XHH GDNN và quản lý công tác XHH GDNN làm cơ sở cho việc đánh giá và xác định phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công tác này ở TP. HCM. 8.3. Các giải pháp quản lý công tác XHH GDNN cùng Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực có tính chuyên nghiệp cho đội ngũ CBQL công tác XHH GDNN và một số Mô hình quản lý công tác XHH GDNN mà luận án đề xuất không chỉ áp dụng có hiệu quả ở TP. HCM mà còn ở các địa phương khác trong phạm vi cả nước. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của của vấn đề quản lý công tác XHH GDNN. Chương 2: Thực trạng quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. Chương 3: Các giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề XHHGD và XHH GDNN đã được đề cập tới trong các nghiên cứu của nhiều nước, nhiều tác giả trên thế giới như Hoa Kỳ, Colombia, Brasil, Anh, Thái Lan, Indonesia, Philippines… Từ những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về XHHGD và XHH GDNN, có thể kế thừa được những luận điểm sau đây cho luận án của chúng tôi: XHHGD và XHH GDNN không chỉ giới hạn ở việc huy động sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức, đoàn thể quần chúng khác vào phát triển giáo dục; XHHGD và XHH GDNN cần được xem xét trong mối quan hệ với các vấn đề khác (Phi tập trung hóa trong giáo dục; công bằng xã hội trong giáo dục; giáo dục cộng đồng; giáo dục suốt đời; xã hội học tập); XHHGD và XHH GDNN cần được phát triển theo các xu hướng, phương thức đa dạng. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Ở trong nước, những năm gần đây cũng đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về vấn đề XHHGD và XHH GDNN. Từ những nghiên cứu của các tác giả trong nước về XHHGD và XHH GDNN, có thể kế thừa được những luận điểm sau đây cho luận án của chúng tôi: XHHGD là một quan điểm lớn của Đảng ta về phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; XHHGD và XHH GDNN cần được xem xét ở toàn bộ nội dung và phương thức giáo dục; XHH GDNN liên quan mật thiết và chịu sự tác động trực tiếp của thị trường lao động Còn vấn đề quản lý công tác XHH GDNN cả trong nước cũng như ngoài nước rất ít tác giả đi sâu nghiên cứu. Trong một số công trình được chúng tôi đề cập ở trên, khi nói đến XHH GDNN, các tác giả mới chỉ đưa ra nhận định, muốn nâng cao hiệu quả công tác XHHH GDNN cần quan tâm quản lý công tác này. Trên địa bàn TP. HCM vấn đề quản lý công tác XHH GDNN hoàn toàn chưa có tác giả nào đề cập tới. Vì thế, luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 1.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Giáo dục và giáo dục nghề nghiệp 1.2.1.1. Giáo dục Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình hình thành nhân cách con người dưới tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục. Còn theo nghĩa hẹp, giáo dục chỉ giới hạn ở việc hình thành các phẩm chất đạo đức, các thói quen hành vi cho người học. 1.2.1.2. Giáo dục nghề nghiệp GDNN là một trong năm bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ 5 khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng, an ninh. 1.2.2. Xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp 1.2.2.1. Xã hội hóa Trong luận án của chúng tôi, thuật ngữ XHH được hiểu là công việc trước đây vốn của một nhóm người, một ngành, một tổ chức nào đó thì nay là công việc chung của toàn xã hội. Mọi người trong xã hội đều có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia và đồng thời được hưởng phúc lợi từ công việc đó đem lại. 1.2.2.2. Xã hội hoá giáo dục nghề nghiệp XHHGD là làm cho hoạt động giáo dục vốn là hoạt động có tính chuyên môn nghiệp vụ của một thiết chế xã hội (Ngành GD&ĐT) trở thành một hoạt động rộng lớn, sâu sắc, toàn diện, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật…). Từ đó, XHH GDNN chính là công tác XHHGD được cụ thể hóa vào một lĩnh vực giáo dục cụ thể - GDNN, nhằm huy động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển GDNN. 1.2.3. Quản lý và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp 1.2.3.1. Quản lý Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng nét đặc trưng nhất của quản lý chính là tính tự giác, tính mục đích và sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể quản lý. 1.2.3.2. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Quản lý công tác XHH GDNN là một nội dung của QLGD, là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí nhằm tổ chức, điều khiển và quản lí công tác XHH GDNN. Quản lý công tác XHH GDNN cũng có các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá. 1.2.4. Giải pháp và giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp 1.2.4.1. Giải pháp Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhất định. Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp. 1.2.4.2. Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Giải pháp quản lý công tác XHH GDNN là hệ thống các cách thức quản lý công tác XHH GDNN. 1.3. LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Khái quát về giáo dục nghề nghiệp 1.3.1.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của giáo dục nghề nghiệp i) Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp 6 Mục tiêu của GDNN là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau. ii) Nội dung giáo dục nghề nghiệp Nội dung GDNN tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. iii) Phương pháp giáo dục nghề nghiệp Phương pháp GDNN kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. 1.3.1.2. Đặc trưng của giáo dục nghề nghiệp GDNN có các đặc trưng sau đây: GDNN thực hiện mục tiêu “kép”; GDNN giữ vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực; GDNN gắn bó chặt chẽ với thị trường lao động; GDNN hướng vào đào tạo những người lao động trực tiếp vận hành, sản xuất; GDNN có tính mở và liên thông. 1.3.1.3. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay i) Định hướng đổi mới GDNN Đổi mới mạnh mẽ tư duy về đào tạo nhân lực; Đổi mới và phát triển GDNN theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa, toàn diện, đồng bộ; Đổi mới và phát triển GDNN theo hướng đa dạng hóa cơ sở GDNN, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, phương thức đào tạo; Đổi mới và phát triển GDNN theo hướng XHH, đẩy mạnh đào tạo tại doanh nghiệp; Thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề thường xuyên và suốt đời cho mọi người, góp phần xây dựng XHHT ii) Nội dung đổi mới GDNN Nội dung đổi mới GDNN bao gồm: Đổi mới tư duy về GDNN; Đổi mới mục tiêu đào tạo trong GDNN; Đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong GDNN; Đổi mới công tác quản lý nhà nước về GDNN 1.3.2. Khái quát về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp 1.3.2.1. Ý nghĩa của xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng đối với giáo dục nghề nghiệp; Góp phần phân luồng học sinh, tạo đầu vào ổn định cho GDNN; Gắn kết GDNN với thị trường lao động; Tạo ra một môi trường GDNN lành mạnh; Thực hiện công bằng xã hội trong GDNN 1.3.2.2. Bản chất của xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp XHH GDNN là quá trình đổi mới phương thức tổ chức hoạt động trong lĩnh vực GDNN, tạo cơ chế và động lực phát triển GDNN, thực hiện công bằng xã hội trong GDNN, đáp ứng kịp thời yêu cầu CNH - HĐH đất nước trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. 1.3.2.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp XHH GDNN là một hoạt động nằm trong hệ thống hoạt động của nền giáo dục nước nhà; XHH GDNN là sự huy động toàn dân tham gia vào sự nghiệp GDNN; 7 XHH GDNN phải hướng đến việc tạo ra một phong trào toàn dân đi học, toàn dân tự học, tự nâng cao trình độ GDNN của mình; XHH GDNN phải đặt trong sự quản lý của nhà nước 1.3.2.4. Hoạt động xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Các hoạt động XHH GDNN rất phong phú và đa dạng, bao gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về XHH GDNN; Huy động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển GDNN; Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; Tìm kiếm các nguồn lực cho GDNN; Đổi mới cơ chế quản lý và chính sách GDNN; Thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề thường xuyên và suốt đời cho mọi người… 1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của nước ta hiện nay; Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDNN hiện nay; Khắc phục những hạn chế trong công tác XHH GDNN ở nước ta hiện nay. 1.4.2. Một số định hướng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Quản lý công tác XHH GDNN là một lĩnh vực của QLGD; Quản lý công tác XHH GDNN phải đảm bảo mối quan hệ khăng khít giữa quản lý tập trung của Nhà nước với phân cấp mạnh cho các địa phương, các cơ sở GDNN và các lực lượng xã hội tham gia GDNN, thông qua một hệ thống văn bản pháp quy, tạo khung pháp lý cho GDNN phát triển; Quản lý công tác XHH GDNN phải mang tính chất toàn diện và hệ thống; Quản lý công tác XHH GDNN phải không làm mất đi sự đa dạng, phong phú của các loại hình, phương thức hoạt động XHH… 1.4.3. Chủ thể quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Tham gia quản lý công tác XHH GDNN có nhiều chủ thể với vai trò và trách nhiệm khác nhau: Cơ quan Đảng, chính quyền, ban/ngành các cấp; các tổ chức KT- XH, đoàn thể, doanh nghiệp; các cơ sở GDNN. 1.4.4. Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Quản lý công tác XHH GDNN bao gồm các nội dung sau đây: Xây dựng kế hoạch XHH GDNN; Tổ chức thực hiện công tác XHH GDNN; Chỉ đạo công tác XHH GDNN; Kiểm tra, đánh giá công tác XHH GDNN; Phát triển đội ngũ CBQL công tác XHH GDNN… 1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Ảnh hưởng đến quản lý công tác XHH GDNN có nhiều yếu tố. Các yếu tố khách quan bao gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục; Chiến lược phát triển nhân lực của nước ta thời kỳ 2011-2020; Xu thế hội nhập quốc tế trong GDNN. Các yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức của các lực lượng tham gia công tác XHH GDNN; Sự tổ chức, phối hợp các lực lượng trong quá trình XHH GDNN; Năng lực của những người chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác XHH GDNN; Môi trường XHH GDNN. 8 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu thực tiễn Nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng GDNN, XHH GDNN và quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát thực trạng GDNN ở TP. HCM trong thời gian qua. - Khảo sát thực trạng công tác XHH GDNN ở TP. HCM trong thời gian qua. - Khảo sát thực trạng quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM trong thời gian qua. 2.1.3. Đối tượng khảo sát Lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp; Cơ quan, ban ngành, Đoàn thể; Các doanh nghiệp; Các cơ sở GDNN; Hội cha mẹ HS. 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.1.4.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi Sử dụng các mẫu phiếu thống kê để thu thập số liệu về công tác XHH GDNN và quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM. 2.1.4.2. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề Nội dung các chủ đề trao đổi tập trung vào các vấn đề sau đây: Thực trạng XHH GDNN ở TP. HCM hiện nay; Việc phát huy vai trò của các lực lượng xã hội trong quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM; Những hoạt động đã thực hiện trong quản lý công tác XHH GDNN ở TP. HCM 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Những kết quả đạt được Trong giai đoạn 2011 - 2015, GDNN trên địa bàn TP. HCM đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần to lớn trong đào tạo nguồn nhân lực đa dạng và thiết yếu, phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT-XH của địa phương. 2.1.2. Những tồn tại, bất cập Bên cạnh những kết quả đã đạt được, GDNN của TP. HCM cũng còn những tồn tại, bất cập sau đây: Chưa gắn quy hoạch phát triển nhân lực với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của TP; Chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; Các điều kiện CSVC, trang thiết bị để đảm bảo chất lượng đào tạo còn hạn chế và không đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo; Chưa có chính sách thu hút các nhà đầu tư an tâm đầu tư CSVC, trang thiết bị hiện đại có tính chiến lược lâu dài; Đội ngũ CBQL, GV trong hệ thống GDNN vẫn còn bất cập, chất lượng chưa đồng đều 10 [...]... công tác XHH GDNN ở TP HCM cần được dựa trên các nguyên tắc sau đây: Bảo đảm tính mục tiêu; Bảo đảm tính thực tiễn; Bảo đảm tính hệ thống; Bảo đảm tính khả thi 3.2 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.2.1 Huy động đông đảo các lực lượng trong xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. .. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 4/2013 Huỳnh Tiểu Phụng (2013), Một số vấn đề xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 91, tháng 4/2013 Huỳnh Tiểu Phụng (2013), Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 97, tháng... chế quản lý GD&ĐT - Làm sao vừa quản lý được công tác XHH GDNN nhưng lại không làm mất đi tính sáng tạo, linh hoạt, đa dạng trong các hoạt động XHH GDNN ở các cơ sở - Sự bất cập về năng lực có tính chuyên nghiệp của CBQL công tác XHH GDNN 13 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Việc đề xuất giải pháp quản lý công. .. đánh giá công tác XHH GDNN còn chưa thường xuyên; Phát triển đội ngũ CBQL công tác XHH GDNN thiếu tính kế hoạch và toàn diện; Tạo điều kiện thuận lợi để quản lý có hiệu quả công tác XHH GDNN còn hạn chế… 2.5 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác XHH GDNN ở TP HCM,...11 2.3 THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1 Thực trạng nhận thức về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp của các lực lượng tham gia ở Thành phố Hồ Chí Minh Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của các đối tượng khảo sát về khái niệm XHH GDNN; ý nghĩa của công tác XHH GDNN và sự cần thiết phải quản lý công tác XHH GDNN Kết quả khảo sát... lượng tham gia công tác XHH GDNN 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp Xác định phương hướng, nội dung, hình thức đổi mới đánh giá công tác XHH GDNN ở TP HCM, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHH GDNN trên địa bàn 3.2.4.2 Ý nghĩa của giải pháp 18 Nâng cao hiệu quả đánh giá công tác XHH GDNN ở TP HCM; Làm... tham gia quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực có tính chuyên nghiệp cho những người tham gia quản lý công tác XHH GDNN ở TP HCM phải toàn diện, không chỉ kiến thức, kỹ năng mà còn cả thái độ Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực có tính chuyên nghiệp cho những người tham gia quản lý công tác XHH... nghề nghiệp thích hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp Đề xuất một số mô hình để nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHH GDNN ở TP HCM 3.2.3.2 Ý nghĩa của giải pháp Trang bị cho cán bộ các ngành, các cấp, các tổ chức KT-XH của TP những công cụ, phương tiện quản lý công tác XHH GDNN có hiệu quả; Đưa việc quản lý công tác XHH GDNN vào nền nếp, mang tính khoa học cao; Góp phần hình thành. .. trong GDNN; Mở rộng hình thức đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp; Khai thác năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh; Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo ở các cơ sở GDNN; Tổ chức mạng lưới thông tin về thị trường lao động; về nhu cầu kỹ thuật phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo của các cơ sở GDNN… 2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Qua trao... công tác XHH GDNN 3.2.4.5 Điều kiện thực hiện giải pháp Để giải pháp này đạt hiệu quả cao, các lực lượng tham gia công tác XHH GDNN phải có kỹ năng xác định được nội dung đánh giá công tác XHH GDNN; xây dựng được hệ thống tiêu chí làm căn cứ cho việc đánh giá Đồng thời phải nắm được cách thức tổ chức đánh giá 3.2.5 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố . LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.2.1. Huy động đông đảo các lực lượng trong xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp và quản lý công tác xã. biện pháp. 1.2.4.2. Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp Giải pháp quản lý công tác XHH GDNN là hệ thống các cách thức quản lý công tác XHH GDNN. 1.3. LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA. chuyên nghiệp của CBQL công tác XHH GDNN. 12 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Việc đề xuất giải pháp

Ngày đăng: 15/04/2015, 10:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Cơ sở SXKD: Công ty REE, Điện tử Bình Hòa, Khách sạn Windsor Plaza Sheraton; Khu chế xuất và công nghiệp (HEPZA), Công ty TNHH Dệt May Minh Phong…

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan