Đánh giá về thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Kepler...25 3.4.1.. Nguyên nhân của những tồn tại...27 CHƯƠ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗlực cố gắng của mình,bản thân em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của quýthầy cô, cũng như sự ủng hộ động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gianhọc tập nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học
Đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo ThS Nguyễn Vi
Lê – Giảng viên bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế - Trường đại họcThương Mại, người đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoànthành khóa luận này Xin gửi lời tri ân nhất của em đối với những điều mà cô đãdành cho em
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, đặcbiệt là thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã nhiệt tình giảng dạy vàtạo điều kiện tốt để em học tập và nghiên cứu tại trường trong 4 năm qua
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị trongCông ty Cổ phần giao nhận vận tải Kepler đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn và chỉbảo nhiều kiến thức thực tế trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốtnghiệp
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luậnkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng gópcủa thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 2
1.6 Kết cấu khóa luận 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 4
2.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.1 Hoạt động xuất -nhập khẩu 4
2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu 4
2.1.3.Khái niệm giao nhận 5
2.1.4 Người giao nhận 6
2.2 Vai trò của hoạt động giao nhận vận tải-giao nhận vận tải đường hàng không 6
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận bằng đường hàng không
8
2.3.1 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận 8
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quy trình giao nhận bằng đường hàng không: 9
2.3.3 Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quy trình giao nhận bằng đường hàng không 11
2.4 Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không .13 2.4.1 Giao hàng xuất khẩu: 13
2.4.2 Nhận hàng nhập khẩu: 16
Trang 3Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18
3.1 Giới thiệu khái quát về Kepler 18
3.1.1 Quá trình hình thành,quy mô và sự phát triển của công ty 18
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 18
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 19
3.2 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler 20
3.2.1 Nhận thông tin khách hàng từ bộ phận Sales của Logistics hoặc từ bộ phận chứng từ chuyển qua 20
3.2.2 Tìm hiểu hồ sơ khách hàng 20
3.2.3 Tiến hành thủ tục cần thiết để giao nhận hàng hoá 20
3.2.4 Lên chí phí lô hàng 21
3.2.5 Hoàn tất giao - nhận hàng và thủ tục XNK 22
3.3 Kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận vận tải KEPLER 22
3.3.1 Sản lượng giao nhận 22
3.3.2 Giá trị giao nhận 23
3.3.3 Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường hàng không 25
3.4 Đánh giá về thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Kepler 25
3.4.1 Thành công 25
3.4.2 Tồn tại và thách thức 26
3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 27
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI KEPLER 29
4.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải KEPLER 29
4.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Kepler 31
Trang 44.2.1 Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật 31
4.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 32
4.2.3 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng 33
4.2.4 Tăng cường tích lũy vốn và kêu gọi đầu tư 34
4.2.5 Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, đại lý, mở văn phòng đại diện 34
4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Kepler Logistic .38
4.3.1 Đối với nhà nước và chính phủ 38
4.3.2 Đối với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam 39
KẾT LUẬN 40
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần vận tài Kepler 19 Bảng 3.3.1 Mức tăng trưởng chung khối lượng hàng xuất nhập khẩu giao nhận bằng đường hàng không giai đoạn 2016- 2018 23 Bảng 3.3.2 Doanh thu các dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không của công ty Kepler Logistics giai đoạn 2016- 2018 24
Biểu đồ 3.3.3 Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường hàng không 24
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
KEPLER
LOGISTIC JSC
Công ty cổ phần giaonhận vận tải Kepler
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nền kinh tế hiện nay, thương mại quốc tế đã trở thành cơ hội phát triểnhàng đầu cho mỗi quốc gia bởi vai trò mở rộng và những giá trị to lớn mà nó manglại Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mại quốc tế lại diễn ra sôiđộng như ngày nay Việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia đã trở thành một yếu
tố khách quan
Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển nhanh chóng vàmạnh mẽ của lĩnh vực giao nhận vận tải trên thế giới bởi lẽ khi thương mại quốc tếphát triển thì không thể nào thiếu được các công ty giao nhận vận tải để đáp ứngnhu cầu vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia Ở các quốc gia có bờ biển dài và sâu,thuận tiện cho tàu thuyền lớn neo đậu sẽ trở thành trung tâm giao lưu hàng hóa nhưSingapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Hà Lan… Ở những nước này, ngành giao nhậnvận tải đã phát triển vượt bậc và đóng góp không nhỏ vào GDP của đất nước.KhiViệt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế khu vực các nước ASEAN và gianhập WTO, nhu cầu về trao đổi hàng hóa rất lớn Khi đó, dịch vụ giao nhận vận tải
sẽ trở thành một trong những ngành kinh doanh rất phát triển và mang lại nguồn thulớn cho quốc gia
Nhưng cho đến nay, ngành giao nhận vận tải của Việt Nam đặc biệt là giaonhận bằng đường hàng không vẫn chưa thực sự phát triển.Chính vì vậy ,em đã lựachọn đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đườnghàng không tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler”,đi sâu vào phân tích thựctrạng giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty hiện nay ,từ đó chỉ ranhững mặt còn tồn đọng,hạn chế góp phần hoàn thiện và đề ra một số giải pháp chocông ty
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hướng đề tài này không phải quá mới mẻ đối với sinh viên ngành kinh doanhquốc tế,tuy nhiên vì bản thân đã định hướng sẽ theo ngành logistic bản thân em vẫnmong muốn được tìm hiểu sâu về lĩnh vực giao nhận,đặc biệt là giao nhận bằng
Trang 8đường hàng không-một thị trường vô cùng tiềm năng song ở Việt Nam vẫn chưaphát huy được hết thế mạnh của nó.
Đề tài sẽ làm rõ quy trình giao nhận bằng đường hàng không trên lý thuyết vàtrên thực tế của công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler và một số biện pháp kiếnnghị giúp công ty khắc phục được tồn đọng của mình
Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu bằng đường hàng không của công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt còn hạnchế trong quá trình giao nhận vận tải của công ty để thực hiện trong thời gian tới
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler
1.5 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler
chủ yếu tại phòng Kinh doanh của Công ty
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả quy trình giao nhận vận tải tại
Công ty cổ phần Kepler trong giai đoạn 2016-2018
Nội dung nghiên cứu: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường hàng không tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nguồn bên trong Công ty: Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018.
Nguồn bên ngoài Công ty: Các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình
Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế, báo và tạp chí chuyên ngành, các luậnvăn khóa trước
Trang 9 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: liệt kê và đưa vào bảng phân tích dữ liệu thu được của
doanh nghiệp thông qua phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng nhân sự,phòng tài chính
Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu thu thập được, đưa ra so sánh và
những suy luận
Phương pháp so sánh: dựa vào số liệu thống kê thu thập được tiến hành so
sánh giữa các năm, từ đó đưa ra những kết luận và nhận xét
1.1 Kết cấu khóa luận.
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệutham khảo, căn cứ vào yêu cầu thực hiện đề tài, nội dung của đề tài và mục tiêu mà
đề tài hướng đến, kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận vận tải đường hàng khôngChương 3: Thực trạng áp dụng quy trình giao nhận đường hàng không taicông ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler
Chương 4: Định hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện quy trình xuất nhậpkhẩu hàng hóa bằng đường hàng không của công ty cổ phần giao nhận vận tảiKepler
Trang 10Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Hoạt động xuất -nhập khẩu
-Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho quốc gia khác trên cơ
sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với mộtquốc gia hay cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợithế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế
-Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quátrình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấytiền tệ là môi giới Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thốngcác quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài
2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập khẩu tácđộng một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống Nhập khẩu là đểtăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và cáchàng hoá cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuấtkhông đáp ứng nhu cầu, tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai tháctiềm năng,thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động , vốn , cơ sở vật chất,tài nguyên và khoa học kĩ thuật.Nó có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phầnnâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu ,tạo môi trường thuận lợi cho xuấtkhẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu; bổ sung kịp thờinhững mặt mất cân đối của nền kinh tế , đảm bảo một sự phát triển cân đối ổnđịnh.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quaykinh tế; đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động gópphần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lạilợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại
tệ, tạo đIều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng Nhà nước ta luôn coitrọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thànhphần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ
Trang 11Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sảnxuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước; Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩycác quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
2.1.3.Khái niệm giao nhận
a Khái niệm về dịch vụ giao nhận
Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từnơi gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (freight forwarder) kýhợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với ngườivận tải để thực hiện dịch vụ
Giao nhận và vận tải là hai quá trình song hành có mối quan hệ mật thiết vớinhau Thông qua giao nhận các tác nghiệp vận tải được tiến hành : Tập kết hànghóa, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ,vv vớinội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận vận tải hàng hóa.Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơitiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khimặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành
Theo quy tắc mẫu của FIATA – Hiệp hội giao nhận quốc tế (FederationInternationale des Associations de Transitaries et Assimilaimes) thì dịch vụ giaonhận được định nghĩa như sau: “Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liênquan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hànghóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả cácvấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quanđến hàng hóa”
b Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng không
Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan nhằm thực hiện việc
di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng, bản chất là việc tổ chức quátrình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan bằng đường hàng không
Trang 122.1.4 Người giao nhận
a Khái niệm về người giao nhận
Theo FIATA, người giao nhận được hiểu là “Người lo toan để hàng hóa đượcchuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác
Người giao nhận cũng đảm nhận mọi công việc thực hiện liên quan đến hợpđồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểmhóa”
Người giao nhận có thể là chủ hàng khi mà chủ hàng tự đứng ra đảm nhậncông việc giao nhận hàng hóa của mình, chủ tàu khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thựchiện dịch vụ giao nhận, công ty xếp dỡ hay kho hàng Ngày nay người làm dịch vụgiao nhận hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế Nhữngdịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyềnthống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa
mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đườngvận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa
b Khái niệm về người giao nhận hàng không
Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không ,họ có thể là đại lý FIATAhoặc không phải là đại lý của FIATA,dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủyếu là gom hàng Ngày nay ,vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không ngàycàng tỏ rõ ưu thế của mình so với các phương thức vận tải khác Khi thương mạiquốc tế ngày càng mở rộng thì cũng là lúc ngành vận tải hàng hóa hàng không đivào quỹ đạo,phát triển mạnh mẽ
2.2 Vai trò của hoạt động giao nhận vận tải-giao nhận vận tải đường hàng không
Đối với nền kinh tế
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiếtkiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận hàng hóa
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng củaphương tiện vận tải, tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tảicũng như các phương tiện hỗ trợ khác
Trang 13- Giao nhận giúp gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giaonhận vì hoạt động giao nhận có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạtđộng vận tải giao nhận thuần túy cho nên các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từngười kinh doanh vận tải giao nhận cũng phải đa dạng và phong phú.
- Giao nhận góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, như chiếccầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thịtrường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đã đặt ra
Đối với công ty kinh doanh về xuất nhập khẩu
Dịch vụ giao nhận cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như sau:Giảm thiểu được những rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển vìnhững người giao nhận là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thuê phương tiện,nhất là tàu biển vì họ thường xuyên tiếp xúc nhiều với các hãng tàu nên họ biết rõhãng tàu nào có uy tín, cước phí phù hợp, lịch trình tàu chạy…
Bên cạnh đó còn giúp cho chủ hàng tiết kiệm được thời gian làm các thủ tục
và tìm kiếm người giao nhận, tiết kiệm được chi phí phát sinh cho chủ hàng
Việc sử dụng dịch vụ giao nhận thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho doanhnghiệp giảm bớt nhân sự, nhất là việc giao nhận không thường xuyên
Ngoài ra do tính chuyên môn của lĩnh vực này nên người giao nhận thườngtiến hành các công việc một cách nhanh chóng nên do đó tránh được tình trạngchậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận sẽđảm trách việc này, giúp doanh nghiệp không cần người đại diện tại nước chuyểntải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa ít bị tổn thất trong quá trình chuyển tải hànghóa
Bên cạnh đó, người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được doanhnghiệp ủy quyền) để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quanbảo hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa, người giao nhận cũng có thể giúp doanhnghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp mã thuế (nếu là hàng phải chịu thuế) saocho số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý
=>Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường hàng không đượcthể hiện thông qua:
Trang 14- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn vàtiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tácnghiệp
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng củaphương tiện tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tảicũng như các phương tiện hỗ trợ khác
- Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do các nhàxuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chiphí cơ hội…
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận bằng đường hàng không
2.3.1 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận
a Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải
Vì dịch vụ giao nhận cũng là một loại hình dịch vụ nên nó cũng mang nhữngđặc điểm chung như sau, đó là hàng hóa vô hình nên không thể cất giữ được, không
có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồngthời và chất lượng của dịch vụ thì phụ thuộc vào cảm nhận của người tiêu dùng.Nhưng bên cạnh đó thì dịch vụ giao nhận cũng có những đặc điểm riêng như:
• Không tạo ra sản phẩm vật chất vì nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí vềmặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi đối tượng đó.Điều này tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhândân
• Mang tính thụ động vì dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu củakhách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thểchế của chính phủ
• Mang tính thời vụ vì giao nhận chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhậpkhẩu mà thường thì hoạt động xuất nhập khẩu chỉ mang tính thời vụ nên hoạt độnggiao nhận cũng chịu ảnh hường của tính thời vụ
Ngoài làm những công việc như thủ tục, lưu cước, thì người làm dịch vụ giaonhận còn tiến hành nhiều công việc khác như: gom hàng, chia hàng, bốc xếp, mà để
Trang 15có thể hoàn thành tốt công việc đó hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sởvật chất và kinh nghiệm của người giao nhận
b Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải đường hàng không
- Đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn
- Airfreight: bao gồm các hàng hoá khác như: hàng giá trị cao (có giá trị từ
1000 USD/kg trở lên), vàng, bạch kim, tiền, séc, thẻ tín dụng, kim cương, đá quý,
đồ trang sức, hàng dễ hư hỏng (hoa, quả tươi, hàng phục vụ nôel, lễ hội .), hàngcứu trợ khẩn cấp, động vật sống
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quy trình giao nhận bằng đường hàng không:
Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định cácmôi trường bao quanh nó Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc giántiếp qua lại lẫn nhau Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng tháihành động của chủ thể Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnhvực xuất nhập khẩu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự chi phối của cácnhân tố bên trong lẫn bên ngoài nước Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, và vìvậy làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càngphức tạp hơn Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh
Trang 16doanh phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác độngtới hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
- Nhân tố tự nhiên xã hội
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyênchở hàng hoá bằng đường hàng không Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng
và thời gian giao nhận hàng hoá Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũngchịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho chuyếnbay hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên cóliên quan
Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hànghoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp Nó cũng là cơ sở
để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận
- Hệ thống luật pháp
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môitrường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu Phạm vi hoạt động giao nhận hàngxuất nhập khẩu bằng đường hàng không liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau.Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉcủa quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc giahàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trongnhững môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư haynghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn,thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạtđộng giao nhận hàng xuất nhập khẩu Các bộ luật của các quốc gia cũng như cácCông ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan
Trang 17trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của nhữngngười tham gia vào lĩnh vực giao nhận Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luậtkhác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hànhcông việc một cách hiệu quả nhất.
-Nhân tố công nghệ
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội
và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao Nhờ
sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương cóthể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín giảm bớt những chiphí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt cácthông tin về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời Bên cạnh đó, nhờ cóxuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựucông nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệpsản xuất Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá,các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng Đó cũng chính là các yếu tố tác động tớihoạt động xuất nhập khẩu
2.3.3 Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quy trình giao nhận bằng đường hàng không
-Nhân tố bộ máy quản lý - tổ chức hành chính
Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ vớinhau hướng tới mục tiêu Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thìđông thời đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng Khả năng tổ chức, quản
lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung vào những mốiliên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực sựcho doanh nghiệp
-Nhân tố con người
Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, nó bao gồm một sốnội dung chủ yếu sau:
Ban giám đốc doanh nghiệp :Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trongdoanh nghiệp, những người vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thựchiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp Các thành viên của ban giám đốc có
Trang 18ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và khả năng đánh giá, năng động, cómối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ nhữnglợi ích trước mắt như: tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn uy tín lợi ích lâu dàicho doanh nghiệp Đây mới là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp
Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp: Là những người quản lý chủchốt có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, khảnăng xây dựng ê kíp quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ là một lợithế quan trọng cho doanh nghiệp
Các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân
Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ
là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đây là tiền đề
để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh Muốnđảm bảo được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại độingũ người lao động của mình, giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say và tinh thầnlao động tập thể
Khả năng cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như vănphòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hànghoá, Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàngkhông, nhất là trong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao nhận cần cómột cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việcgom hàng, chuNn bị và kiểm tra hàng Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và nhữngthông tin về khách hàng, hàng hoá qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thốngtruyền dữ liệu điện tử (EDI) Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giaonhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan
hệ lâu dài
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có trong ngành và khả năng hộinhập của các doanh nghiệp mới
Trang 19Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhauảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phNm của mỗi doanh nghiệp, ảnhhưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả củamỗi doanh nghiệp Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tư máy mócthiết bị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm…Nhưng một mặt nó dễ dàngđẩy lùi các doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sựthay đổi của môi trường kinh doanh
Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hànhmột cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng.Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách chinh phục ((hình thức mua bán, thanhtoán, vận chuyển) hợp lý nhất
2.4 Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
2.4.1 Giao hàng xuất khẩu:
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hànghoá và lập một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để giao hàng cho hãng hàngkhông Thông thường, họ uỷ thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằngmột hợp đồng uỷ thác giao nhận Người giao nhận hay đại lý này phải được hãngvận chuyển chỉ định và cho phép khai thác hàng hoá
Quy trình giao nhận xuất khẩu như sau:
- Bước 1:Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫncủa người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vậnđơn Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nộidung chính sau:
Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển;
Số kiện, trọng lượng;
Kích thước của hàng;
Đặc điểm và số lượng hàng hoá;
Phương pháp thanh toán cước phí;
Trang 20 Ký mã hiệu hàng hoá;
Có hay không mua bảo hiểm cho hàng hoá;
Liệt kê các chứng từ gửi kèm
- Bước 2 :Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đãnhận hàng của người giao nhận (FCR – fowarder’s certificate of receipt) Đây là sựthừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng FCR gồm những nộidung chính sau:
Tên, địa chỉ của người uỷ thác;
Tên, địa chỉ của người nhận hàng;
Ký mã hiệu và số hiệu hàng hoá;
Số lượng kiện và cách đóng gói;
Tên hàng;
Trọng lượng cả bì;
Thể tích;
Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận
- Bước 3:Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giaonhận (FTC – forwarder’s certificate of transport), nếu người giao nhận có tráchnhiệm giao hàng tại đích Nội dung chính của FTC gồm:
Tên, địa chỉ của người uỷ thác;
Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
Địa chỉ thông báo;
Phương tiện vận chuyển;
Trang 21- Bước 4:Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu(FWR – forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giaonhận trước khi gửi cho hãng hàng không FWR gồm những nội dung chính sau:
Tên và người cung cấp hàng;
Tên người gửi vào kho;
về hàng hoá chuyên chở; Giấy chứng nhận xuất xứ, Tờ khai hàng hoá XNK (khaihải quan), Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại
- Bước 5: Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanhtoán các chi phí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hoá gồm:
Các bản còn lại của MAWB và HAWB
Hoá đơn thương mại
Bản kê khai chi tiết hàng hoá
Giấy chứng nhận xuất xứ
Phiếu đóng gói
Lược khai hàng hoá
Và chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu
Trang 22Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặcHAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết cóliên quan.
Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng hoá(đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu)
Sau khi thu hồi bản vạn đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhậpkhẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay
Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên bằngvận đơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơngom hàng
Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngoài việc thu hồicác bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phảiyêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau:
Giấy phép nhập khẩu
Bản kê khai chi tiết hàng hoá
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Chứng từ xuất xứ
Hoà đơn thương mại
Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB
Tờ khai hàng nhập khẩu
Giấy chứng nhận phẩm chất
Bước 2:Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanhtoán mọi khoản cước , làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quancho hàng hoá
Trang 23Bước 3: Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩucùng giấy tờ hải quan và thông báo thuế
Bước 4: Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà ngườigiao nhận đã nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận