3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Ngành logistics VN hiện nay còn khá non trẻ, các doanh nghiệp còn thiếu về kinh nghiệm, trình độ, cơ sở hạ tầng, chưa có cơ hội tham gia các dự án logistics của các tập đoàn lớn.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng của ngành giao nhận, vận tải còn lạc hậu và hạn chế. Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng vào mùa cao điểm.
- Thị trường giao nhận VN ngày càng phát triển, ngày càng xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp giao nhận, logistics. Đặc biệt là cam kết mở cửa thị trường dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào VN có bề dày kinh nghiêm, nguồn tài chính lớn, trang thiết bị hiện đại, tầm phủ sóng rộng lớn ở nhiều quốc gia, trong khi đó các doanh nghiệp VN chủ yếu trong phạm vi nội địa hoặc một vài nước trong khu vực.
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và khá phức tạp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt, thực hiện, gây ra sự chậm trễ trong việc thông quan hàng hóa ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
- Vai trò định hướng hỗ trợ của Nhà nước cho ngành logistics còn chưa rõ nét và rời rạc.Bản thân các doanh nghiệp logistics của VN chưa có một hiệp hội đúng nghĩa với sự tham gia của Nhà nước.Tới nay chúng ta mới chỉ có Hiệp hội giao nhận kho vận VN ( VIFFAS).
- Về pháp luật, chúng ta chưa có Nghị định quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, các nghị định, quy định liên quan của Hải quan, thuế, dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức…vẫn chưa thật thông thoáng, chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Đội ngũ nhân viên làm công tác giao nhận còn thiếu, độ tuổi trung bình tương đối trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm và tạo dựng mối quan hệ với những khách hàng mới. Đội ngũ lao động được đánh giá so với các công ty khác là giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm. Nhưng nếu so sánh với những người đồng nghiệp trong khu vực và trên thế giới thì trình độ của cán bộ nhân viên của Intercargo vẫn còn non yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu hội nhập.
- Sự quan tâm đầu tư nâng cao mức độ hiện đại hóa trang thiết bị còn hạn chế, phụ thuộc vào từng thời kỳ, chiến lược kinh doanh của công ty.
- Công ty chưa hoàn toàn quyết định được chiến lược giá cả trên thị trường. Do chưa có thương hiệu mạnh, nên việc định giá vẫn phải phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh và lượng khách hàng của mình. Công ty cũng phải chịu áp lực về giá cả trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Báo giá cho khách hàng là một trong những khâu khó khăn nhất của đội ngũ phòng kinh doanh. Bởi vì để có được những ưu đãi, lợi thế cho khách hàng, nhân viên phòng kinh doanh phải đàm phán xin giá tốt nhất từ các hãng hàng không, chính vì sự phụ thuộc về giá ở bên thứ ba như vậy nên đôi khi khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng vào mức báo giá mà nhân viên đưa ra. Một mức giá đưa ra phải dựa trên rất nhiều yếu tố, công ty phải cân nhắc với mức giá mà các đối thủ báo trên thị trường, tránh việc đưa ra giá quá thấp hoặc quá cao làm mất khách hàng hoặc giảm uy tín của công ty.
- Bộ phận kinh doanh và marketing là hai bộ phận có tỉ lệ thay đổi nhân sự nhiều nhất trong công ty, bởi vì đặc thù của hai bộ phận này mang tính đối ngoại, không cần chuyên môn quá cao như bộ phận xử lí chứng từ hay bộ phận kế toán. Chính vì vậy, khi nhân viên cảm thấy không phù hợp hoặc không có duyên với nghề, họ thường có xu hướng nghỉ việc để chuyển qua lĩnh vực khác. Thường thì những nhân viên này khi công ty chấp nhận tuyển vào hầu hết đều không có kinh nghiệm hoặc có rất ít kinh nghiệm và phải đào tạo lại từ đầu. Chi phí phải bỏ ra để đào tạo là rất lớn. Ngoài ra việc thay đổi nhân sự cũng gây ra sự gián đoạn của công việc, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của công ty.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG