Đánh giá về những thành công, hạn chế

Một phần của tài liệu Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao việt nam (Trang 78)

Với 2 năm 2006-2007, khoảng thời gian có nhiều sự kiện tiêu cực nhất, nổi bật nhất trong làng TTVN từ trước đến nay được phanh phui trước công luận. Trong bình diện chung ấy, 03 tờ báo được đánh giá là những tờ báo có đóng góp lớn, gây được sự quan tâm, phản hồi từ phía độc giả và các nhà quản lý trong cuộc chiến chống tiêu cực. Bên cạnh những thành công không nhỏ, 03 tờ báo cũng hiển hiện những hạn chế nhất định. Điều này cũng là quy luật chung của sự phát triển tự nhiên, xã hội, cần có sự nhìn nhận đánh giá đúng bản chất của vấn đề và có những giải pháp nhằm phát huy mặt mạnh, thành công và hạn chế những điểm yếu tồn tại. Từ đó tiếp tục nỗ lực hơn, đấu tranh mạnh hơn trong cuộc chiến chống tiêu cực, góp phần đưa hoạt động TDTT ngày càng phát triển lành mạnh, trong sạch, chuyên nghiệp.

2.3.1.Thành công

Tiêu cực là hiện tượng cố hữu, luôn và vẫn tồn tại nhiều trong hoạt động TDTT và ngày càng biến tướng, phát triển tinh vi khó có thể ngay một lúc “cắt gọt” được. Đấu tranh, loại bỏ tiêu cực trong hoạt động TDTT cũng phải thực hiện một cách dần dần như một số hoạt động tiêu cực, tham nhũng, quan liêu…của các ngành nghề khác. Với vai trò, chức năng nhiệm vụ là cầu

nối thông tin của công chúng, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy báo chí nói chung và 03 tờ báo Thể thao Hàng ngày, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM đã rất nhanh, nhạy, nỗ lực trong việc phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động TDTT Việt Nam. Trên cơ sở điều tra trực tiếp và gián tiếp qua các cơ quan điều tra của pháp luật, của nhà báo, không ít vụ việc đã được đưa ra ánh sáng như: vụ bán độ của các cầu thủ U23 Việt Nam tại SEAGames 23; Mua chức vô địch của SLNA; Đưa, nhận hối lộ của trọng tài; bạo lực sân cỏ; Những vụ việc báo động về đạo đức của các cầu thủ, VĐV, HLV và các vụ việc liên quan đến cơ chế, chính sách đãi ngộ, đầu tư, xây dựng, mua sắm trang thiết bị tập luyện…Tất cả đã được 03 tờ báo phản ánh một cách rõ nét, khách quan, chính xác nhất “bức tranh” đen tối của vấn nạn tiêu cực.

Cụ thể báo Thể thao Hàng ngày tuy là cơ quan ngôn luận của Tổng cục TDTT Việt Nam, ở một góc độ nào đó, tờ báo đã phá đi rào cản “ăn cây nào rào, cây ấy”, dám dùng ngòi bút để đưa những vấn đề tiêu cực lên “công đường” như các vụ liên quan đến các cầu thủ, HLV, bán độ, nhận hối lộ; vụ mua bán, đi đêm giữa các đội bóng, cá nhân VĐV; Vụ ăn chặn tiền của xe đạp TPHCM, những rắc rối xung quanh vấn để chuyển nhượng VĐV…đã chỉ rõ cho các nhà quản lý thể thao, Liên đoàn thể thao có được cái nhìn chung, sâu sắc về gốc rễ của bản chất vấn đề tiêu cực theo từng cấp độ quản lý của mình.

Là một trong những tờ báo mạnh, có uy tín, nhất là trong việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội, được bạn đọc yêu mến, tin tưởng, hai tờ báo không thuộc sự quản lý của ngành TDTT. Vì vậy, mảng hoạt động TDTT đã được xây dựng, phát triển trở thành một trong những “món ăn” tinh thần có chất lượng, chứa đựng nhiều thông tin hữu ích với độc giả và các nhà quản lý trong tổng thể nhiều lĩnh vực chung của đời sống xã hội. Với riêng vấn đề tiêu cực trong hoạt động TDTT,

hai tờ báo đã rất xông xáo đi vào ngõ ngách của hậu trường hoạt động TDTT để tìm hiểu những vấn đề, sự vụ còn bất cập, còn yếu kém trong hoạt động TDTT ví như loạt bài đấu tranh về căn bệnh thành tích tại Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á 2006, được tổ chức tại Việt Nam. Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên đã công khai đấu tranh, chỉ rõ những sai trái của các nhà lãnh đạo, khi thái quá trong việc đưa VĐV chuyên nghiệp vào thi đấu với các VĐV nghiệp dư để nhằm giành những thành quả cao nhất chỉ vì căn bệnh báo cáo thành tích. Hay vụ việc thanh tra, bê bối của Trung tâm huấn luyện quốc gia I; vụ “chặn” tiền ăn, “treo” tiền thưởng của tỉnh Sóc Trăng cùng hàng loạt những chính sách đầu từ lãng phí, sai mục đích của ngành TDTT TPHCM…đã được đưa ra trước công luận. Sau tất cả những vụ việc, hành vi tiêu cực, không ít vụ việc được các cơ quan quản lý, cá nhân, tập thể sai phạm đứng ra xử lý, giải quyết khắc phục sửa sai. Đơn cử như vụ đội U19 bỏ tập luyện, ngay sau loạt bài của 03 tờ báo, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc và có những quyết sách thỏa đáng, thay đổi chế độ ăn, ở, tập luyện cho đội bóng, cùng với đó là một chính sách cải tổ lại bộ máy lãnh đạo ngành TDTT tỉnh Quảng Nam. Tương tự như vậy với loạt bài bê bối sai phạm của Trung tâm Huấn luyện TDTT quốc gia I được báo Thanh Niên “nổ” những phát “súng” đầu tiên. Ngay sau đó, lãnh đạo ủy ban TDTT nay là Tổng cục TDTT đã cử đoàn thanh tra Bộ vào cuộc để điều tra, xử lý sai phạm tại Trung tâm. Hay như những vụ tiêu cực trong bóng đá, bạo lực sân cở 03 tờ báo với hàng loạt bài báo nhận định, đánh giá, phân tích cũng đã giúp cho LĐBĐVN thêm những cái nhìn khách quan, thực tế để cải tổ quy chế, chế tài xử lý các sai phạm, tiêu cực mà các đội bóng vi phạm….Điều đó minh chứng vai trò quan trọng của 03 tờ báo trong việc đấu tranh chống, loại bỏ tiêu cực của hoạt động TDTT. Bên cạnh những nội dung thông tin chính về các vụ việc tiêu cực, thì việc xử lý, trình bày, sắp xếp, bố cục các tác phẩm tiêu cực đã được 03 tờ báo

thể hiện một cách phong phú, lôi cuốn, dễ tiếp nhận cho độc giả. Đó hẳn là những thành công mà 03 tờ báo đã gặt hái.

2.3.2.Hạn chế.

Hạn chế lớn nhất, là việc mất cân đối giữa tỷ lệ phản ánh của 03 tờ báo. Trong đó, tỷ lệ nội dung phản ánh giành cho môn bóng đá quá nhiều, trong khi các bộ môn khác lại quá ít. Việc phản ánh hoạt động TDTT từ cơ sở, địa phương còn rất khiêm tốn trên mặt báo, mà tiêu cực lại bắt nguồn không ít từ “trứng nước” này. Xét về mặt ngành nghề, thể thao Việt Nam chưa đủ sức mạnh để trở thành một lực lượng có uy tín chính trị, mà đậm màu sắc giải trí, giới thiệu đất nước, con người Việt thông qua thể thao mà thôi. Thêm nữa, ngành cũng chưa đủ mạnh để tạo nên một nguồn tài chính và thu nộp lại cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, những sự kiện thể thao bình thường tầm trung trong nước rõ ràng không thu hút được độc giả. Chỉ có những sự kiện lớn, đem lại lòng tự hào dân tộc như SEA Games, Asiad, Olympic mới có thể kéo sự quan tâm của độc giả, còn lại, chỉ có bóng đá mới có thể làm được điều đó. Vì thế không lạ khi 03 tờ báo đều khai thác chủ đề bóng đá đến mức tối đa với tỷ lệ giành cho môn thể thao Vua này phần lớn thời lượng. Vì quá nhiều tờ báo phản ánh, nhưng số các trận đá bóng chỉ có vậy, nên nội dung trùng lặp, giống nhau, gây lãng phí, mà nguyên nhân do các báo đều muốn thu hút nhiều độc giả và có lượng phát hành cao.

Trong khi đó, những mảng thể thao khác bị “bỏ quên”. Có gần 40 môn thể thao phát triển mạnh ở Việt Nam, trong số đó là khoảng 25- 30 môn có thành tích cấp độ khu vực và hơn thế. Đáng lẽ, đó phải là một kho tàng bất tận để báo chí khai thác, nhưng, tỷ lệ được phản ánh của các môn thể thao khác lại chiếm rất ít, khoảng 5% đến 10% ở trên các báo. Ngoài ra, nội dung rất ít thông tin về thể thao quần chúng, chưa phản ánh được sức sống thể thao của các vùng miền khác trong cả nước. Qua khảo sát, cả 03 tờ báo đều không có

chuyên mục riêng giành cho thể thao các địa phương trong cả nước, thể thao quần chúng, các phương pháp tăng cường sức khoẻ nhân dân. Chủ yếu phản ánh tình hình thể thao của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một vài thành phố lớn khác. Ngoài ra, nội dung tuyên truyền về chính sách, đường lối, chủ trương hay chiến lược của ngành, của bộ môn cũng chiếm tỷ lệ không nhiều. Trong đó, báo Thể thao Hàng ngày- cơ quan ngôn luận của ngành TDTT nhưng cũng không thoát khỏi việc “chạy đua” thị hiếu của độc giả. Một số vụ việc tiêu cực còn chưa dám phản ánh vì sợ “vạch áo cho người xem lưng”. Chỉ đến khi có kết luận cụ thể, chính xác từ cấp có thẩm quyền, tờ báo mới đưa tin phản ánh với tính chất thông báo mà không có tính chất đấu tranh, điều tra. Đơn giản vì không dám công khai “đương đầu” với cơ quan chủ quản. Hạn chế thứ hai, trong một số vụ việc, 03 tờ báo vẫn còn thiếu sự đeo bám, hay nói cách khác là “kiểm chứng” giá trị thông tin mà bài báo phản ánh liệu đã mang lại hiệu quả đối với công chúng, các nhà quản lý thể thao, HLV, VĐV, trọng tài?. Có nhiều vụ việc, nhà báo chỉ dừng lại ở việc “xới sáo” vấn đề tiêu cực trước dư luận xã hội mà chưa có sự phản hồi cả về chiều hướng tiêu cực lẫn tích cực từ các cá nhân, tập thể, đơn vị mắc sai phạm. Trong đó, tích cực, “cải tà quy chính”, tức là vai trò của báo chí đã thành công, giúp cho việc đấu tranh chống tiêu cực và tuyên truyền loại bỏ tiêu cực gặt hái kết quả. Nhưng trái với tích cực là phớt lờ vụ việc, không xử lý triệt để, “đâu vẫn hoàn đấy” của cá nhân, tập thể và các nhà quản lý, đòi hỏi nhà báo lại phải tiếp tục đấu tranh, phản ánh tình trạng đó trước dư luận, nhằm gây áp lực đối với các cơ quan quản lý, cơ quan luật pháp phải thay đổi, sửa sai. Như vậy, 03 tờ báo mới có thể nói là hoàn thành vai trò, trách nhiệm trong đấu tranh triệt để đối với vấn nạn tiêu cực trong hoạt động TDTT Việt Nam.

Bên cạnh nội dung thông tin, hình thức thể hiện của 03 tờ báo còn chưa phong phú, đa dạng trong việc sử dụng thể loại. Trong đó, báo Thể thao Hàng

ngày- tờ báo của ngành TDTT, nhưng quanh đi quẩn lại cũng chỉ sử dụng thể loại thông tấn với tin, bài phản ánh, phỏng vấn làm chính mà thiếu những bài viết như phóng sự, điều tra mà thể loại này lại rất phù hợp với mảng vấn đề tiêu cực. Đơn cử như việc đi sâu khai thác mảng vấn đề hậu trường thể thao với trăm mối gian nan, khổ luyện và cả tiêu cực của một cá nhân, tập thể nhưng xem ra mảng đề tài này vẫn còn bị bỏ ngỏ. Với 02 tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ TPHCM, tuy là những tờ báo tên tuổi trong việc đấu tranh chống tiêu cực, nhưng với vẻn vẹn chỉ có 02 trang cho mỗi số báo. Do vậy để cải thiện hình thức thể hiện cũng rất khó khăn khi mà lượng thông tin cần đáp ứng tương đối nhiều, trong đó có cả mảng thể thao quốc tế mà độc giả quan tâm. Vì thế nội dung lẫn hình thức phản ánh vấn đề tiêu cực cũng chưa thật sâu sát, vẫn còn khái niệm chung chung ở một số hiện tượng, sự kiện thể thao lớn, mang tầm ảnh hưởng cao.

TIỂU KẾT

Với tổng số 260 tin và 453 bài viết về vấn đề tiêu cực được 03 tờ báo Thể thao Hàng ngày, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM phản ánh trong 2 năm 2006 và 2007, trong đó tập trung phản ánh đấu tranh ở 4 nhóm vấn đề: Thứ

nhất là tiêu cực trong các giải thi đấu thể thao, nhất là môn bóng đá; Thứ hai, tiêu cực trong vấn đề quản lý, giáo dục, đào tạo, đạo đức, lối sống của cán bộ, VĐV, HLV, trọng tài; Thứ ba, tiêu cực trong chính sách, cơ chế đãi ngộ đối với VĐV, HLV và Thứ tư, tiêu cực trong chiến lược phát triển, trong đầu tư, xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ việc tập luyện, thi đấu của VĐV, HLV. Dẫu chưa nhiều so với bức tranh tổng thể “muôn màu” của vấn nạn tiêu cực đang diễn ra hàng ngày trong hoạt động TDTT của cả nước, nhưng ở góc độ chung, 03 tờ báo đã thể hiện rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình là “cầu nối” thông tin đến độc giả và các nhà quản lý TDTT. Không ít vụ việc tiêu cực mà 03 tờ báo phản ánh đã có hiệu lực phản hồi từ phía dư luận xã hội và các cơ quan có thẩm quyền khi đã công khai nhận trách nhiệm và giải quyết hậu quả.

Song hành với những gặt hái trong việc cung cấp, cập nhật thông tin nhanh nhạy, thì việc chạy theo thị hiếu độc giả, rời xa phong trào TDTT quần chúng, TDTT địa phương và các môn thể thao khác, kể cả những vấn đề về “hậu trường” hoạt động TDTT… để chỉ tập trung vào những môn thể thao có đông độc giả quan tâm như bóng đá, hay sự kiện thể thao lớn đã phần nào làm cho việc phản ánh bị bó hẹp, thiếu sự lan tỏa, phong phú. Đặc biệt hơn, khi mà vấn nạn tiêu cực luôn hoành hành âm ỉ từ tuyến cơ sở – tuyến được cho là “trứng nước” thì việc đấu tranh của 03 tờ báo vẫn còn hạn chế, “bỏ rơi” nhiều sự kiện. Cùng với đó, là việc thể hiện các tác phẩm tiêu cực vẫn thiếu những thể loại có tính hấp dẫn, lôi cuốn như điều tra, phóng sự vốn là thể loại dành cho các vấn đề “nhạy cảm” như tiêu cực, tham nhũng, quan liêu…mà không ít tờ báo đã khẳng định vị thế.

Muốn khắc phục được nhưng hạn chế trên ngoài việc tăng cường phản ánh đa chiều các vấn đề về hoạt động TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao, thì cũng cần đi sâu, tiếp cận, điều tra vấn đề “hậu trường” hoạt động

TDTT- nơi mà vấn nạn tiêu cực luôn hiện hữu, che đậy chưa được đưa ra ánh sáng. Dĩ nhiên, làm được điều đó còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó là nhãn quan chính trị, hiểu biết về luật, cùng những kinh nghiệm…và cả nghệ thuật thể hiện tác phẩm của mỗi nhà báo và tòa soạn.

Với riêng báo Thể thao Hàng ngày với bề dày truyền thống và cũng là tờ báo, tiếng nói của ngành TDTT Việt Nam. Cần hơn nữa sự phát huy tính dân chủ, tính chiến đấu trong việc đưa ra ánh sáng những vụ việc tiêu cực của cá nhân, tập thể. Tuyên chiến với tiêu cực hẳn sẽ là đích đến cho những vinh quang chói sáng khi mà cán bộ, HLV, VĐV, trọng tài và cả những nhà quản lý TDTT …biết nhìn nhận, loại bỏ nó với quyết tâm, không vì cám dỗ, yếu hèn nào. Và cũng tuyên chiến với tiêu cực cũng sẽ giúp tờ báo khẳng định được vị thế trong lòng độc giả.

CHƢƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO CHÍ CHỐNG TIÊU CỰC THỂ THAO

3.1. Một số bài học nghề nghiệp từ việc chống tiêu cực của 03 tờ báo.

Báo chí là nghề hấp dẫn khi luôn tiếp cận với cái mới và nó được tôn vinh trong xã hội. Nhưng làm việc trong môi trường nghề báo cũng đầy nguy hiểm, cám dỗ, thậm chí là cả nghiệt ngã. Đặc biệt hơn là những “cây bút” chuyên viết về đề tài đấu tranh chống tiêu cực, việc đối mặt với thử thách, nguy hiểm luôn xảy ra bất cứ lúc nào. Hành trang của họ ngoài trình độ chuyên môn, năng lực “thẩm thấu” và kỹ năng xử lý vấn đề, còn là sự dũng cảm đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, kể cả cám dỗ vật chất, lợi lộc đời thường để vượt qua phản ánh một cách chính xác nhất, trung thực nhất, khách

Một phần của tài liệu Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao việt nam (Trang 78)