Hình thức thể hiện tác phẩm

Một phần của tài liệu Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao việt nam (Trang 67)

Tiêu cực là hiện tượng xã hội nhạy cảm, nó được che lấp ở nhiều hình thức, hành vi, hành động của mỗi cá nhân, tập thể. Để nhận diện và tìm hiểu, thu thập chứng cứ phản ánh trước công luận cũng hết sức khó khăn, đòi hỏi nhà báo phải nắm bắt kiến thức chuyên môn về thể thao, phải vững luật. Mặt khác, cũng cần thể hiện vấn đề tiêu cực đó dưới hình thức nào để có sức thuyết phục, mang sức “nặng” nhằm tạo lập dư luận, đòi lại công bằng, trong sạch cho hoạt động TDTT. Vì thế bên cạnh việc nâng cao chất lượng thông tin, thì cũng rất cần đến việc thể hiện tác phẩm dưới hình thức nào. Triết học Mác – Lê Nin cho rằng nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, cái này hỗ trợ cho cái kia và ngược lại. Bởi thế, với mỗi tác phẩm đấu tranh chống tiêu cực cũng cần thiết kết hợp hài hòa giữa hai vấn đề nội dung và hình thức.

2.2.1. Các thể loại báo chí.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy 03 tờ báo đều sử dụng thể loại thông tấn như: tin, phỏng vấn và bài báo để trình bày nội dung các tác phẩm. Hiển nhiên, thể loại báo chí thông tấn có một thế mạnh rõ ràng trong việc phản ánh, thông báo kịp thời, nhanh chóng nhất các sự kiện, vấn đề vừa xảy ra, đang diễn ra hoặc sắp xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Hơn thế vấn đề tiêu cực luôn là mảng đề tài “nóng” nên việc sử dụng thể loại thông tấn là rất thích hợp vì nó phản ánh thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng hơn so với các thể loại điều tra, phóng sự….cần có sự đầu tư, chắt lọc cả về nội dung thông tin lẫn ngôn ngữ thể hiện. Cụ thể đối với tin, trong tổng số 260 tin được khảo sát từ 03 tờ báo, trong đó, số lượng tin bình; tin tường thuật chiếm tỷ lệ lớn vì các dạng tin trên rất phù hợp đối với thể tài tiêu cực, còn tin vắn chiếm tỷ lệ rất ít. Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, chưa đến mức bình luận nhưng người đưa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm định hướng dư luận xã hội. Dạng tin này có nhiều nhất ở các vụ án các cầu thủ U23 Việt Nam bán

độ, vụ mua chức vô địch của SLNA hay vụ môi giới, đưa nhận hối lộ của trọng tài, đặc biệt là vụ chùm cá độ Bùi Tiến Dũng trọng vụ án PMU18. Tin tường thuật là dạng tin phản ánh những sự kiện quan trọng, tiêu biểu, thu hút sự quan tâm của dư luận, xã hội. Tin tường thuật thường bám sát trình tự diễn biến có thật của sự kiện trong khi thông tin và nó đã được 03 tời báo sử dụng trong diễn biến xét xử các vụ án tiêu cực như các cầu thủ U23 Việt Nam bán độ tại SEAGames 23, vụ mua chức vô địch của SLNA hay vụ môi giới, đưa nhận hối lộ của trọng tài, đặc biệt là vụ chùm cá độ Bùi Tiến Dũng trọng vụ án PMU18. Đồng hành với các vụ việc tiêu cực mang những ảnh hưởng lớn đối với dư luận, xã hội như trên, tệ hại nhất là nạn bạo loạn sân cỏ hoành hành. 03 tờ báo đã thể hiện nhiều tác phẩm tiêu cực bằng thể loại phỏng vấn. Với mục đích lấy ý kiến phát ngôn chính thức một cách khách quan, trung thực nhất và những giãi bày chính kiến, quan điểm, nhận thức của người trong cuộc, những nhà quản lý, thậm chí là cả việc đặt vấn đề tranh luận trái chiều của nhà báo với người phỏng vấn, nhằm thông tin đến độc giả một bức tranh chung về cách xử lý, giải quyết, sửa sai của những người vi phạm và quản lý. Đơn cử như bài phỏng vấn Trưởng BTC giải V-league -2007, Dương Nghiệp Khôi của báo Tuổi Trẻ ra ngày 22-5-2007 đề cập đến vấn đề xử lý việc cổ động viên Thanh Hóa bạo loạn làm hỏng trận đấu giữa Thép miền nam Cảng Sài Gòn và Halida Thanh Hóa. Hay bài phỏng vấn Chủ tịch LĐBĐVN Nguyễn Trọng Hỷ của báo Thanh Niên số 227 ra ngày 15-8-2007 cũng về việc xử lý sự cố vỡ sân Thanh Hóa giữa trận đấu Thanh Hóa – Tài chính dầu khí SLNA của tác giả Lan Phương và bài phỏng vấn ông Nguyễn Hải Hường, Trưởng ban kỷ luật LĐBĐVN của tác giả Lê Minh báo Thể thao Hàng ngày (27-1-2007) về mức án, quan điểm của LĐBĐVN đối các tuyển thủ bán độ tại SEAGames 23 sẽ tiến hành như thế nào?. Tất cả, nhằm mục đích tạo diễn đàn dư luận xã hội cùng xem các nhà quản lý liệu đã đúng hay sai trong việc xử lý

cũng như những quan điểm cá nhân đối với mỗi sự vụ. Song song với hai thể loại tin và phỏng vấn được sử dụng trong các tác phẩm chống tiêu cực của 03 tờ báo, nhiều hơn cả vẫn là dạng bài báo mà báo chí hiện đại cho rằng đó là những bài phản ánh, bởi bài phản ánh là sự tổng hợp của tin, có cả những lý lẽ, dẫn chứng minh họa cho vấn đề, thậm chí là cả bộc lộ “cái tôi” nhận định, đánh giá của tác giả. Trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận” của tác

giả Trần Quang, thì bài phản ánh được chia thành ba nhóm lớn: bài phản ánh thông tin, bài phản ánh phân tích và bài phản ánh nêu vấn đề. Nhìn từ khảo sát các tác phẩm tiêu cực của 03 tờ báo, người viết nhận thấy có rất nhiều tác phẩm mang sắc thái ở ba nhóm này. Ví như bài “Cựu tuyển thủ bỏ nghề”

của tác giả Hà Đông đăng trên báo Thể thao Hàng ngày số 60 ra ngày 9-3- 2007 mang sắc thái của bài phản ánh thông tin về việc lãnh đạo Sở TDTT TPHCM bàng quan trước việc thi đấu hay không thi đấu của lực sĩ Bùi Xuân Trường. Bài “Hồ bơi xây 9 năm không xong!” của báo Tuổi Trẻ số 230 ra ngày 6-9-2006, phản ánh những thông tin có thật về một công trình hơn chục tỷ đồng, phục vụ tập luyện của nhân dân đang để lãng phí chỉ vì xây dựng kém chất lượng và đơn vị thụ hưởng không chấp nhận nghiệm thu. Nét đặc trưng của dạng bài phản ánh phát triển tỷ mỷ một chủ đề nhất định và đánh giá các biến cố, các hiện tượng đó như thế nào. Với dạng bài phản ánh phân tích, lại đòi hỏi phải phân tích và đánh giá nguyên nhân gây ra sự kiện, hiện tượng phản ánh chỉ ra bản chất, ý nghĩa và giải pháp cho vấn đề, sự kiện, hiện tượng đó. Đơn cử như bài “Nóng chuyện trách nhiệm” xung quanh cái chết của võ sỹ trẻ Hồ Công Nhật Thành (TPHCM) được đăng tải trên báo Thể thao Hàng ngày (3-2-2007). Trong bài này, tác giả đã nêu lên những nguyên nhân dẫn đến cái chết của võ sỹ Nhật Thành như: là do việc ra đòn quá nặng của đối thủ trên sàn đấu dẫn đến việc bị tụ máu dưới màng cứng bán cầu phải gây phù não và dẫn đến tử vong. Và do sự thiếu trách nhiệm của nhà trường khi

đưa VĐV thi đấu, công tác chăm sóc sức khỏe không được kiểm tra thường xuyên. Từ những nguyên nhân phân tích, tác giả đưa ra những vấn đề mà BTC giải, các đơn vị liên quan cần khắc phục để không xảy ra tình trạng đó. Hay là bài “Vẫn không có biện pháp mạnh, vì sao?” đăng trên báo Thanh

Niên số 177 ra ngày 26-6-2007 đề cập đến vấn đề tiêu cực, đánh nhau giữa các VĐV đội tuyển xe đạp nữ. Với những nguyên nhân nạnh nhau về thành tích, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, Ban huấn luyện lại không có hình thức xử lý thích đáng …và những giải pháp cần chấn chỉnh là phải tăng cường giáo dục, đạo đức, lối sống, xử lý thật nghiêm đối với sai phạm. Bài phản ánh nêu vấn đề, đòi hỏi nhà báo phải đi sâu, tỷ mỷ nghiên cứu, lượm lặt tài liệu để nêu lên những vấn đề mới, cách giải quyết hiệu quả. Tuy tần suất sử dụng dạng bài phản ánh nêu vấn đề được sử dụng ít trong 02 năm của 03 tờ báo nhưng có thể thấy một số vấn đề như loạt bài về cần thay đổi chương trình giáo dục thể chất của báo Tuổi Trẻ hay loạt bài tổng kết mùa giải bóng đá V- league 2007 của báo Thể thao Hàng ngày khi tác giả chi rõ những nguyên nhân “nóng hổi”, kể cả những nguyên nhân cũ, lồng ghép vào đó là những hệ lụy từ sự thiếu chuyên nghiệp thiếu bài bản, cung cách làm việc không có hiệu quả…dẫn đến chương trình giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên, nhàm chán, kém chất lượng. Còn bóng đá thì vẫn là bạo loạn sân cỏ, móc ngoặc, mua bán tỷ số, xử lý sai phạm, tiêu cực không nghiêm minh, trọng tài thiên vị….Cuối cùng là những biện pháp hiệu quả theo kinh nghiệm thu lượm của tác giả và dư luận xã hội đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách giáo dục, BTC giải phải nghiêm minh, sáng suốt thay đổi. Điều đó mới giúp cho việc học tập nâng cao thể chất đạt chất lượng, giải bóng đá cũng “sạch” như người hâm mộ mong muốn.

Bên cạnh các thể loại tin, phỏng vấn và bài phản ánh, trong nhiều trang báo một số chuyên mục như: sổ tay, bạn đọc viết, góc nhìn nhà phân

tích, theo dòng thời sự… của báo Thể thao Hàng ngày và báo Tuổi Trẻ TPHCM (báo Thanh Niên không có bất cứ dạng tác phẩm nào dưới hình thức thể hiện này) đã tách bạch hơn tin, phỏng vấn, bài phản ánh, với nội dung thông tin là chính để đi sâu phân tích vấn đề với nhiều lý lẽ, dẫn chứng đã làm cho các tác phẩm đấu tranh chống tiêu cực của 03 tờ báo sinh động, hấp dẫn người đọc với giá trị hướng tới là sự làm mạnh, trong sạch, fail-play trong thi đấu, hoạt động TDTT.

2.2.2 Vị trí, dung lượng và kết cấu tác phẩm.

Trên nhiều ấn phẩm báo chí của các tòa soạn báo hiện nay như: Lao Động, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM, Thể thao Hàng ngày…tác phẩm mang tính “nhạy cảm” có vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao…đều được đặt ở những vị trí gây sự chú ý của độc giả. Đặc biệt với vấn đề tiêu cực, vị trí nào để “bắt mắt” lôi kéo sự tò mò, tìm hiểu sự vụ, vấn đề của độc giả luôn được các tờ báo đặt lên hàng đầu. Đa phần các tác phẩm ở dạng đấu tranh chống tiêu cực này đều được rút tít đậm tại trang nhất của tờ báo. Báo Tuổi Trẻ TPHCM với 02 trang 14 và 15 chuyên về thể thao trong nước và thế giới, trong đó trang 14 chủ yếu đưa tin và bài phản ánh, cùng thêm một số chuyên mục như: sổ tay, bạn đọc viết, trao đổi…về các vấn đề thể thao trong nước, còn trang 15 dành cho thể thao thế giới. Nhưng khi có số lượng lớn về thông tin cần phản ánh như: SEAGames, Đại hội TDTT toàn quốc, các sự vụ thể thao lớn thì tờ báo dành cả 2 trang 14, 15 để đưa tin và phản ánh cho rõ, cụ thể vấn đề. Với các sự vụ tiêu cực như: vụ bán độ của các cầu thủ U23 Việt Nam; vụ đưa nhận hối lộ của trọng tài; mua chức vô địch của SLNA; mua suất lên hạnh của Lâm đồng; các vụ bạo loạn sân cỏ; những vụ tiêu cực trong các giải đấu, trong chính sách, chế độ đãi ngộ VĐV…tờ báo đều giật tít đen đậm, có khi là màu nổi bật ra trang nhất nhằm tạo sự chú ý của độc giả và quan trong hơn góp phần cho tờ báo sinh động, đa

dạng hơn trong các vấn đề phản ánh. Hơi khác báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên ngoài việc cố gắng tìm vấn đề “nóng” đôi khi cũng quá lạm dụng việc làm to tát vấn đề để “giật gân câu khách”. Đa phần tít chính của các bài tiêu cực đều được vắt ra trang nhất với cách trình bày bắt mắt. Với hai trang 16 và 17 chuyên về thể thao trong nước và quốc tế nhưng báo Thanh Niên lại rất tôn trọng tôn chỉ mục đích của từng lĩnh vực. Vì thế các bài báo cho dù có liên quan đến vấn đề tiêu cực trong các hoạt động TDTT, nhưng ở lĩnh vực nào, tờ báo đều “đặt” đúng vị trí của nó. Vụ việc các cầu thủ U23 bán độ tại SEAGames 23 tờ báo chuyển tải ở trang 05- chính trị xã hội hay vụ bê bối về bán điện, mua sắm trang thiết bị ở Trung tâm Huấn luyện quốc gia I tờ báo đăng tải bài viết ở trang 4 –trang kinh tế. Vụ con bạc Bùi Tiến Dũng thì được chuyển tải ở trang 03 theo dòng thời sự. Sự khác biệt này là dễ hiểu, vì tôn chỉ mục đích cũng như quan điểm làm báo của từng tòa soạn luôn khác nhau. Cuối cùng là báo Thể thao Hàng ngày, do đây là tờ báo chuyên về TDTT, nên việc sắp xếp vấn đề đều phụ thuộc vào nội dung của bài báo, ví như tiêu cực trong các môn thể thao (trừ môn bóng đá) được đặt ở trang 02 - trang thể thao đỉnh cao; tiêu cực bóng đá trong nước được đặt ở 03 trang 3, 4 và 5 – trang bóng đá trong nước….Thông thường, sự vụ tiêu cực nào nổi cộm, có vấn đề đối với dư luận, tờ báo mới giật tít đậm ở trang nhất vì dù sao đây cũng là tờ báo ngành. Với những dữ kiện nêu trên có thể cho thấy vị trí của các tin, bài báo về vấn đề tiêu cực đều được 03 tờ báo rất chú trọng, quan tâm để có thể “đặt” chúng vào những vị trí trang trọng, “bắt mắt” của từng số báo. Mặt khác cũng tùy thuộc vào tôn chỉ mục đích và cách bài trí của từng tòa soạn mà các vụ việc tiêu cực được đặt ở những vị trí khác nhau mà không tuân theo một trình tự chung nhất nào giữa 03 tờ báo.

Về dung lượng tác phẩm đề tài chống tiêu cực của 03 tờ báo đều có độ

thường, 500 chữ đối với tin sâu. Báo Tuổi Trẻ TPHCM là tờ báo viết ngắn gọn, xúc tích và cũng lắm chuyên mục nhất. Trong thời đại công nghệ và sự bùng nổ thông tin, bạn đọc không có nhiều thời gian rỗi để đọc tất cả, với họ thông tin vô bổ sẽ bị họ đào thải, chán ngán. Do vậy chắt lọc thông tin, sau đó diễn giải các chi tiết, dẫn chứng, lý lẽ nhằm làm sáng tỏ vấn đề với một dung lượng ngắn là mẫu thể loại hiện nay được độc giả tiếp nhận tốt nhất. Còn quá ôm đồm chi tiết, không co ngắn dung lượng, chắc chắn thông tin đưa đến cho độc giả sẽ sa vào sự dàn trải. Nhưng ngược lại “gọt dũa” quá mức thì bài báo sẽ dẫn đến sự khô cứng, nhàm chán. Do vậy để cân bằng giữa sự dàn trải và ngắn gọn, xúc tích trong mỗi sự kiện, sự vụ tiêu cực là điều mà mỗi nhà báo, tòa soạn cần điều chỉnh để dung lượng bài báo không choáng ngợp hết phần lớn đất của mỗi trang, tạo sự phản cảm cho độc giả khi tiếp nhận một bài báo có dung lượng lớn, ôm đồm. Khảo sát cho thấy, các tác phẩm chống tiêu cực mà 03 tờ báo phản ánh nhìn chung là khá hoàn chỉnh về dung lượng, gần như nó đã được định hình cụ thể theo một “makét” chuẩn.

Về kết cấu tác phẩm tiêu cực, như hầu hết các báo khác, Thể thao

Hàng ngày, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM đều tuân thủ những đặc điểm chung của thể loại thông tấn. Trong đó, đối với tin phải đảm bảo 5 “W” của tiếng Anh, với bài báo phản ánh là các dữ kiện về thông tin, dẫn chứng, thậm chí hiện nay là cả lý lẽ chứng minh của tác giả. Trong cuốn “Các thể loại báo

chí thông tấn” [14. tr, 13] của T.S Đinh Văn Hường đã chỉ rõ hiện nay một

số quan niệm về thể loại báo chí đã thay đổi do sự sáng tạo của người viết và

Một phần của tài liệu Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao việt nam (Trang 67)