Nội dung đấu tranh chống tiêu cực

Một phần của tài liệu Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao việt nam (Trang 33)

2.1.1. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về tiêu cực trong thể thao.

Cán bộ, đội ngũ những người làm công tác trong hoạt động TDTT, HLV, VĐV, HDV và cả giáo viên, học sinh, sinh viên TDTT… là một bộ phận quần chúng trong một xã hội rộng lớn. Bản thân họ là công dân và họ có vai trò quyết định trong việc theo dõi, giám sát, quản lý xã hội. Với bất cứ biểu hiện, hành vi, hành động nào mang tính chất tiêu cực, phi thể thao, ít nhiều trong số họ nhận biết và ý thức được mối nguy hại mà nó mang lại. Song cũng không ít cán bộ, HLV, VĐV, trọng tài chưa nhận thức và nhận biết được những hành vi, hành động hay biểu hiện của mình là tiêu cực là sai trái và họ vi phạm mà không hay biết. Đặc biệt hơn còn có một số bộ phận cán bộ quản lý, VĐV, HLV, trọng tài… vì chạy theo căn bệnh thành tích, những cám dỗ của vật chất, họ bất chấp những quy định, luật để cố tình vi phạm dù họ biết đích xác rằng làm như vậy là không đúng với quy định, luật, điều lệ. Ngoài bộ phận người trực tiếp lao động, học tập, rèn luyện, làm việc trong mọi hoạt động TDTT, còn đại đa số quần chúng nhân dân cũng thường xuyên tham gia vào nhiều hoạt động TDTT quần chúng của địa phương, đơn vị, ngành, nghề với nhiều giải đấu, hình thức sinh hoạt, tập luyện thể thao từ cấp cơ sở đến trung ương. Với đại đa số quần chúng nhân dân để hiểu hết luật, điều lệ của từng bộ môn đã là một vấn đề khó, còn hiểu biết, thực hiện thế nào để không vướng mắc đến vấn đề tiêu cực, sai trai trong sinh hoạt TDTT cũng là vấn đề rất cần vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức của các

cấp ngành chức năng, trong đó đặc biệt là vai trò của báo chí. Với vai trò của mình là “cầu nối” tuyên truyền, hướng dẫn, giúp nhân dân, VĐV, HLV… nắm bắt, hiểu biết về vấn đề tiêu cực trong thể thao để tránh xa, không vi phạm. Báo Thể thao hàng ngày, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM đã phổ biến, tuyên truyền các chính sách, luật và những cơ sở pháp lý về chống tiêu cực thông qua các tin, bài viết của mình. Luật TDTT đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động TDTT. Trước đó, báo chí cũng đã đăng gần như nguyên văn Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động TDTT. Đồng thời là việc giải thích và đưa tin nội dung của Bộ luật lẫn Chỉ thị, 3 tờ báo này còn tiếp tục tìm hiểu, vạch trần các hành vi, biểu hiện tiêu cực trong nhiều hoạt động TDTT. Điều đó phần nào giúp cho những cán bộ, HLV, VĐV nhận diện ra được hành vi, hành động tiêu cực của mình để không còn vi phạm, cao hơn là họ phải chấp nhận những án phạt của Liên đoàn, bộ môn, đơn vị công tác và cả luật pháp.

Báo chí phê phán, đấu tranh chống tiêu cực cũng là bài học nhắc nhở, cảnh tỉnh với mọi người. Nhiều khi số người bị vi phạm, họ sợ pháp luật một phần, nhưng họ còn rất sợ sự phanh phui của báo chí, bởi lẽ tác động của “búa rìu” dư luận rất rộng lớn đối với toàn xã hội. Người phạm tội bị phát hiện nêu trên mặt báo đương nhiên sẽ bị nhiều người biết đến. Vậy nên uy tín, danh dự của cá nhân, tập thể, đơn vị sẽ bị ảnh hưởng lớn từ việc phanh phui của báo chí. Do vậy, báo chí là phương tiện giáo dục công khai rất có hiệu quả. Những đơn vị, cá nhân đấu tranh chống tiêu cực tốt được nêu trên báo chí cũng có giá trị cổ vũ, động viên rất lớn đối với những ai có tấm lòng tâm huyết vì một môi trường, hoạt động TDTT chân chính.

Trên thực tế, VĐV là nhân vật trung tâm trong hoạt động TDTT. Phẩm chất, đạo đức, tài năng và hành vi của VĐV có ảnh hưởng khá sâu rộng khi họ

phô diễn, đua tài trước đông đảo công chúng. Cái hay, cái đẹp cũng như cái dở, cái xấu đều có tác dụng tới khán giả, nhất là lớp trẻ. Tuy nhiên, VĐV cũng là con người, chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội; đồng thời việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức và tài năng của họ có quan hệ trực tiếp với sự giáo dục, huấn luyện của HLV, các nhà quản lý và điều hành thể thao. Vì vậy, báo chí khi biểu dương hoặc phê phán, đã hết sức lưu ý tới các mối quan hệ của đối tượng này, cần làm rõ và nêu đúng phạm vi rèn luyện, tu dưỡng cũng như trách nhiệm của từng đối tượng trong mối quan hệ ấy. Không nên chỉ nêu một chiều, bởi không ít trường hợp trong những vụ việc sai trái, tiêu cực của VĐV, ở phía sau là do người HLV, lãnh đạo, người chỉ đạo, điều hành (gian lận tuổi, dàn xếp tỷ số, thi đấu không đúng với trình độ…) Trường hợp VĐV Đỗ Thị Ngân Thương (VĐV môn thể dục dụng cụ) của Việt Nam tham dự tại đấu trường danh giá nhất –Olympic Bắc kinh 2008 dính doping vì một lỗi ngớ ngẩn của sự thiếu hiểu biết là một đơn cử. Bị phát hiện có chất lợi tiểu furosemide, một loại thuốc nằm trong danh mục cấm của ủy ban Olympic quốc tế (IOC). Theo Giáo sư Arne Ljungqvist, phụ trách y tế của IOC cho biết việc Thương dính doping là vì cô ấy thiếu thông tin về các loại thuốc, loại nào có thể sử dụng, loại nào không, do đó mới xảy ra sự cố đáng tiếc này. Ngay khi bị phát hiện Ngân Thương đã bị IOC tước bỏ thành tích, bắt buộc rời khỏi làng VĐV, nhiều khả năng Ngân Thương còn chịu án phạt của Liên đoàn Thể dục Thế giới. Đi tìm lời giải cho sự cố này, ngoài phần lỗi của Ngân Thương thì trách nhiệm liên đới và quan trọng nhất đó là HLV, lãnh đạo quản lý và đưa VĐV Ngân Thương tham gia thi đấu tại Olympic Bắc kinh đã không thật sâu sát trong quản lý cũng như hướng dẫn, dạy bảo cho Ngân Thương những điều nghiêm cấm cần tránh. Dù sao, HLV luôn là người đi trước có kiến thức để dạy trò, song họ chưa hoàn thành trách nhiệm, vai trò của mình.

Cũng liên quan đến vấn đề doping, báo Tuổi Trẻ số 336 ra ngày 21-12- 2007 có bài “Đừng chết vì thiếu dũng cảm” , thông qua hình ảnh minh họa từ vụ việc tiêu cực của lực sĩ thể hình Hải Âu khi mang theo 02 lọ thuốc kích thích trong hành lý trong hành trình đến Doha tham dự ASIAD 15. Trước đó vì thiếu hiểu biết Hải Âu đã sử dụng, nhưng khi được ban huấn luyện đưa ra bảng danh mục chất bị cấm, Hải Âu đã không sử dụng. Nhưng trên thực tế, râm ran ở các môn xe đạp, thể hình, bơi lội, điền kinh…những lời đồn đại là VĐV này, lực sĩ kia sử dụng doping, kèm theo đó là những biểu hiện đáng ngờ khi có những VĐV thi đấu đạt thành tích rực rỡ trong vỏn vẹn một năm, rồi sau đó mất tăm. Có tay đua vừa xuất phát “chạy như điên” nhưng khi gần về đích thì không đạp nổi lấy một vòng, thậm chí có tay đua đột tử một cách đầy bí ẩn. Câu chuyện về doping còn rất nhiều, nhưng những người có trách nhiệm với TTVN thì luôn lảng tránh, chưa đủ dũng cảm đưa vấn đề ra mổ xẻ một cách nghiêm túc. Ở nước ngoài người ta nói “đừng chết vì thiếu hiểu biết”, nhưng có lẽ ở Việt Nam câu nói đó phải được dùng là “đừng chết vì thiếu dũng cảm”.

Song hành với những vụ việc tiêu cực, báo chí còn mắc phải lối “tâng bốc” quá sự thật, phản ánh vấn đề của VĐV, HLV quá thực trạng tài năng của họ, để rồi họ mắc bệnh “lầm tưởng”, bệnh “sao” khi mới vươn tới đỉnh vinh quang. Báo Thể thao Hàng ngày các số 204 ra ngày 31-7-2007; số 205, ra ngày 01-8-2007 và số 206, ra ngày 02-8-2007 có loạt bài “Xung quanh sự việc lực sĩ Hoàng Anh Tuấn xin không tập luyện với chuyên gia ngoại” của

tác giả TTHN (Phúc Hưng) là một đơn cử cho căn bệnh “sao”. Sau khi trở thành “VIP” của làng cử tạ Việt Nam và Thế giới, trong nước Tuấn nhận mức lương 10 triệu đồng /tháng cùng rất nhiều sự săn đón mời chào của các địa phương. Trong sinh hoạt, tập luyện, anh cũng lại là “VIP” với chế độ chăm sóc tốt nhất. Ở góc độ nào đó Tuấn hoàn toàn xứng đáng và ngành TDTT,

Nhà nước luôn ủng hộ với những đóng góp của anh. Nhưng cũng không thể vì những đóng góp của Tuấn để rồi buông lỏng cho Tuấn muốn làm gì thì làm như việc đòi thay đổi chuyên gia huấn luyện, không tập luyện theo giáo án của chuyên gia, tự ý bỏ tập không lý do…sự việc được vãn hồi khi báo chí và các nhà quản lý vào cuộc để rồi cùng chuyên gia huấn luyện giáo huấn Tuấn. Sau cú vấp ngã ấy Hoàng Anh Tuấn đã làm nên kỳ tích khi mang về tấm HCB cử tạ duy nhất cho đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Bắc Kinh 2008. Những tưởng mọi sự trải nghiệm trong tập luyện và thi đấu giúp Tuấn “cai” được bệnh của mình, nhưng mới đây, Báo TT&VH đã có loạt bài nói về bản chất vô ơn, bất nghĩa của Tuấn đối với chuyên gia Tupurov và trợ lý ngôn ngữ Nguyễn Văn Ngọc, người đã “giải cứu” Tuấn khỏi vụ đầu độc doping cùng đội tuyển Bulgaria khi Tuấn cùng ăn, uống cùng đội tuyển này trong thời gian tập huấn tại Bulgaria, cùng với đó là ơn, nghĩa của chuyên gia Tupurov đã dìu dắt Tuấn trong quá trình huấn luyện để có thành tích dành HCB Olympic. Nhưng Tuấn phủi bỏ hết, không lời cám ơn và tiếp tục tuyên bố trước báo giới: “Từ trước tới nay, HLV ngoại là do ở trên mời và chỉ định, có ai thì phải dùng thôi. Giờ vắt kiệt nhau rồi thì phải tìm người khác. Sức khỏe của ông Tupurov không ổn, hơn nữa ông ấy cũng hết hợp đồng huấn luyện tôi rồi”. Tuấn đang định đi tìm một người thầy nữa, người có thể giúp anh chinh phục những đỉnh cao hơn của thể thao, vượt lên ngưỡng của giới hạn bản thân anh. Điều đó cũng có thể chấp thuận. Nhưng với Tuấn, thêm một người thầy nữa có lẽ không đủ, sẽ không bao giờ đủ nếu ở anh không biết trọng ân nghĩa, nhất là tình thầy trò.

Từ thực tế của vụ việc trên, có thể thấy rằng vấn đề giáo dục, quản lý, đào tạo cán bộ, HLV, VĐV, trọng tài… luôn hết sức cần thiết. Giáo dục như thế nào để trong mọi hành vi, việc làm của họ luôn là niềm tự hào, cái đích để nhiều thế hệ trẻ sau này học tập. Công này ngoài sự trực tiếp giáo dục, quản

lý, đào tạo của các cấp, ngành TDTT, báo chí cũng góp một phần trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tiêu cực đồng thời còn gián tiếp giám sát, theo dõi và phản biện đối với những biểu hiện, hành vi, hiện tượng tiêu cực, giúp cho hoạt động thể thao Việt Nam ngày càng trong sạch, lành mạnh, phục vụ chính đáng yêu cầu Đảng, Nhà nước giao phó là: “dân cường, nước thịnh”.

2.1.2. Phát hiện, biểu dương các điển hình về chống tiêu cực trong thể thao.

Báo chí là vũ khí chống tiêu cực. Để báo chí phát huy vai trò “dùng ngọn bút làm đòn xoay chế độ”, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều quan tâm đến dân chủ hóa trong nền báo chí cách mạng, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí và nhà báo phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, bộ, ngành và tiếng nói của nhân dân lao động, của chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân. Vì vậy, báo chí càng phải không ngừng cải tiến, đổi mới kịp với xu thế phát triển của thời đại, mang tính cập nhật cao, phát huy công lực của tính chân thật, tính chiến đấu, tính quần chúng, đặc biệt phải trở thành vũ khí sắc bén, chính xác, nhanh nhạy trong cuộc chiến chống tham nhũng, chống tiêu cực, phòng và chống các tệ nạn xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Đấu tranh với tiêu cực trong hoạt động thể thao như: bán độ, đánh bạc, dàn xếp tỷ số, hối lộ trọng tài…là công việc mà báo chí nói chung, báo thể thao nói riêng đã hoàn thành tốt. Những bài viết điều tra về việc các cầu thủ U23 bán độ, mua chức vô địch của Sông Lam – Nghệ An, các trọng tài ăn hối lộ, mất đoàn kết ở LĐBĐ Việt Nam, những tiêu cực trong cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với VĐV…gây tiếng vang trong làng báo chí cả nước và tạo được niềm tin đến một nền bóng đá sạch, thể thao sạch cho người hâm mộ. Những bài báo về hoàn cảnh của các VĐV: nghèo và nghị lực, đấu tranh cho quyền

lợi của các VĐV – những người đã hy sinh tuổi trẻ cống hiến cho vinh quang đất nước – một mái nhà nhỏ, một khoản trợ cấp không nhiều nhưng đủ sống, đã nói hộ niềm mong muốn của các VĐV nhất là sau khi họ giải nghệ. Những Phạm Văn Mách, Lý Đức – vô địch thế giới thể hình, Thuý Hiền – vô địch thế giới Wushu và rất nhiều những VĐV khác đã có một mái nhà nhỏ để tiếp tục cuộc sống sau sàn đấu thể thao. Những bức xúc của người hâm mộ, những nỗi khổ của người làm thể thao, những ký ức không phai về những giai đoạn thể thao khó khăn, gian khổ…và rất nhiều đề tài khác, bằng nhiều cách thể hiện đã được phản ánh. Điều đó chính là đã làm nhiệm vụ tuyên truyền rất tốt, tạo được sự quan tâm của toàn xã hội đối với thể thao.

Ngoài việc tuyên truyền phản ánh đời sống thể thao. Các tờ báo trong cũng rất tích cực tổ chức các hoạt động xã hội - nghề nghiệp để mở rộng ảnh hưởng của báo chí trong đông đảo bạn đọc, phục vụ cho nhiệm vụ của ngành, xã hội. Các hoạt động ngoài chuyên môn báo chí như trao: Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc, Bầu chọn 10 vận động viên tiêu biểu, tổ chức Giải bóng đá nữ quốc tế Than Việt Nam mở rộng, U21 báo Thanh Niên, bóng đá trẻ em đường phố và tổ chức các cuộc thi Kiến thức thể thao, thi Dự đoán kết quả các giải thể thao lớn, nhất là bóng đá, tổ chức Hội thảo khao học về chiến lược thể thao, thành lập Quỹ VĐV, phát triển tài năng trẻ ... đã thực sự đem lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể đúng với chức năng của báo chí, hơn thế nữa, còn đóng góp hữu ích cho sự nghiệp phát triển thể dục thể thao và góp phần tạo ra những sân chơi lý thú cho bạn đọc. Từ các hoạt động xã hội tổ chức thành công, báo chí cũng thu hút được nguồn lực từ phía các nhà tài trợ bổ sung cho hoạt động của mình, và mở rộng ảnh hưởng đối với xã hội, đối với người đọc.

Bên cạnh những việc làm được trong cơ chế thị trường hiện nay, nhưng do gánh nặng cân đối thu chi, nên 03 tờ báo cũng không “miễn dịch” hoàn

toàn trước lợi nhuận. Đã xuất hiện xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo lợi nhuận đơn thuần và thị hiếu tầm thường của một số ít công chúng, quá lạm dụng những sự kiện giật dân, câu khách, thoát ly tính định hướng dư luận vốn là một chức năng quan trọng của báo chí cách mạng. Tuy rằng những biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích của 03 tờ báo là rất ít, song việc chạy theo thị hiếu của công chúng, có phần lạm dụng những sự kiện giật gân, câu khách không phải không có. Biểu hiện của việc hạy theo thị hiếu chính là việc

Một phần của tài liệu Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)