Phân loại rủi ro theo đối tượng chịu rủi ro Rủi ro nhân lực: xảy ra khi con người tác động qua lại với môi trường, con ngườivừa là tác nhân làm cho biến cố tiềm ẩn trở thành hiện thực,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài: Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro của Vietnam Airlines
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Mã lớp học phần: H2002BMGM0411
Giáo viên: Đào Hồng Hạnh
Hà Nội - 2020
Trang 2Đánh giá thành viên nhóm 9
STT Họ và tên Công Việc (NT đánh Điểm
giá)
Điểm (GV đánh giá)
1 Trần Hải Long Đánh giá công tác quản trịrủi ro
2 Vũ Đức Long Lý thuyết về kiểm soát và tàitrợ + giới thiệu(1.2+1.3)
3 Nguyễn Khánh Ly Lý thuyết 1+2, làm slide
4 (Nhóm trưởng)Lê Lệ Mai thiệu(1.1)+ đề xuất giải phápTổng hợp Word+ giới
5 Phạm Thị Hồng Mây(Thư ký) Các loại rủi ro thường gặp,chỉnh sửa Word
6 Trần Thị Mây Công tác quản trị rủi ro
7 Đinh Thị Mến Các loại rủi ro thường gặp
8 Bạch Thị Trà My Đánh giá công tác quản trịrủi ro
9 Nguyễn Thị My Công tác quản trị rủi ro
10 Nguyễn Đức Nam Đề xuất giải pháp và kiếnnghị
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
****
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Học phần: Quản trị rủi ro_H2002BMGM0411
Giáo viên giảng dạy: Đào Hồng Hạnh
Đề tài thảo luận: Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro của Vietnam Airlines
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
****
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Học phần: Quản trị rủi ro_H2002BMGM0411
Giáo viên giảng dạy: Đào Hồng Hạnh
Đề tài thảo luận: Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro của Vietnam Airlines
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được bài thảo luận với đề tài “ nghiên cứu công tác quản trị rủi
ro tại Vietnam Airliens” bên cạnh sự nỗ lực của nhóm còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình,tận tâm giảng dạy trau dồi và truyền đạt những kiến thức quý báu của cô Đào Hồng Hạnhtrong suốt thời gian vừa qua Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô đã tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong quá trình làm bài
Chúc cô giáo sẽ mãi mà người lái đò vững tay chèo, để tiếp tục đưa các thế hệ sinhviên cập bến bờ Chúc cô Đào Hồng Hạnh luôn mạnh khỏe, giữ vững niềm tin với nghề
và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới trường, khoa đã tạo điều kiện cho chúng
em học tập
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài thảo luận trong phạm vi và khả năng cho phépnhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sựthông cảm, góp ý tận tình của cô và các bạn
Chúc buổi thảo luận thành công tốt đẹp!
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải hàng không đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đạidiện cho phương thức vận tải hiện đại và tiên tiến Vận tải hàng không ngày càng đóngvai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, an ninh và quốc phòngcủa đất nước Ngành hàng không nước ta phát triển rất nhanh, sự cạnh tranh cũng ngàymột khốc liệt hơn Chúng ta phải đối mặt với những thử thách và rủi ro không thể lườngtrước được Tổng công ty hàng không Việt Nam (VNA) vẫn còn thiếu rất nhiều kinhnghiệm và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế này
Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động tiêu cực của nó là điều
có thể làm được và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ hữuhiệu của Nhà nước
Vietnam Airlines là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, có thương hiệu mạnhtrong nội địa và khu vực CLMV cũng là hãng Hàng không có chất lượng tốt, được gianhaaph liên minh Hàng không Sky Team Trong những hoạt động kinh doanh của mìnhVietnam Airlines cũng gặp không ít những rủi ro Đây là điều không ai mong đợi nhưngphải chấp nhận “sống chung” Xuất phát từ thực tế trên, nhóm 9 xin chọn đề tài thảo luận:
“Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tại Vietnam Airlines”
Trang 8I Cơ sở lý thuyết
1 Rủi ro và quản trị rủi ro
1.1 Rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, nó luôn gắn liền với sự bất định là
sự nghi ngờ trong tư tưởng về khả năng tiên đoán tương lai của mỗi chủ thể
Rủi ro trong kinh doanh là vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh doanh gâykhó khăn trở ngại cho chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh,tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể kinh doanh phải chi phí nhiều hơn vềnhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình
1.1.2 Phân loại rủi ro
Phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro (Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội)
Rủi ro sự cố là những rủi ro gắn liền với những biến cố ngẫu nhiên, mang tínhkhách quan
Rủi ro cơ hội là những rủi ro gắn liền với việc ra quyết định Trong rủi ro cơ hội lạiđược chia thành những rủi ro ở giai đoạn trước quyết định; rủi ro liên quan đến bản thânviệc ra quyết định (vì khi một quyết định được đưa ra sẽ không chỉ có những rủi ro đi liềnvới hậu quả của quyết định mà còn có những rủi ro không chọn các quyết định khác); rủi
ro ở giai đoạn sau quyết định là những rủi ro về sự không tương hợp so với dự kiến banđầu, phát sinh do việc chọn quyết định
Phân loại theo kết quả/hậu quả thu được (Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán)
Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có
cơ hội kiếm lời hay nói cách khác rủi ro đó không có lợi cho chủ thể
Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơtổn thất hay nói cách khác rủi ro phải có khả năng có lợi có khả năng tổn thất
Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
Rủi ro từ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
• Rủi ro từ yếu tố kinh tế
• Rủi ro từ các yếu tố chính trị trị - luật pháp
• Rủi ro từ các yếu tố tự nhiên - công nghệ
• Rủi ro từ yếu tố văn hóa - xã hội
Rủi ro từ các yếu tố thuộc môi trường ngành:
Trang 9• Rủi ro từ khách hàng, công chúng.
• Rủi ro từ nhà cung cấp, đối tác kinh doanh
• Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Phân loại theo khả năng giảm tổn thất (Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phântán)
Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệpđóng góp và chia sẻ rủi ro
Rủi ro khong thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc haytài sản không có tác dụng gì đến giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹđóng góp chung
Phân loại theo các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận (Do mục tiêu trên giaiđoạn này: Thị trường chấp nhận)
Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả Pmax không tươnghợp với tốc độ phát triển của CFmin
Giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản
Phân loại rủi ro theo đối tượng chịu rủi ro
Rủi ro nhân lực: xảy ra khi con người tác động qua lại với môi trường, con ngườivừa là tác nhân làm cho biến cố tiềm ẩn trở thành hiện thực, vừa là đối tượng chịu tácđộng của những biến cố đó
Rủi ro tài sản:
Rủi ro trách nhiệm pháp lý: là những rủi ro mà khi xảy ra có thể gây tổn thất vềtrách nhiệm pháp lý đã được quy định bởi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Các rủi ropháp lý chứa đựng những nguy cơ tổn thất về tài sản, tuy nhiên nó là những rủi ro thuầntúy
1.2 Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường,đánh giá rủi ro để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đốivới hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp
Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, quản trị rủi ro ngày nay được coi
là chức năng tất yếu của quản trị tổ chức/doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản: Nhận dạng
và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp, tạodựng môi trường an toàn; Hạn chế, xử lý tốt nhất các tổn thất và những hậu quả khôngmong muốn, tạo cơ sở vững chắc để doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát
Trang 10triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiệncác mục tiêu đề ra; Tận dụng cơ hội có được, biến cái rủi thánh cái may.
Nội dung của quản trị rủi ro bao gồm: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, thực hiệnbiện pháp kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro kết hợp với giám sát, đánh giá và kiểm soát từngnội dung nhằm phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất mất mát, những ảnh hưởng bất lợicủa rủi ro
2 Nhận dạng và phân tích rủi ro
2.1 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro cóthể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mối hiểm hoạ là các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng xảy ra hay tăng mức
độ nghiêm trọng của rủi ro Mối nguy hiểm là các yếu tố gây ra rủi ro, các nguyên nhâncủa rủi ro Nguy cơ rủi ro hay tổn thất là những đe doạ, những khả năng dẫn đến rủi ro Nhận dạng rủi ro dựa trên cơ sở phân tích nguồn rủi ro (yếu tố làm phát sinh mốinguy) và đối tượng rủi ro (tức là đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra) Nguồn rủi rođược xem xét dưới góc độ là các yếu tố môi trường Môi trường là tổng hợp các yếu tố vàđiều kiện khách quan, chủ quan có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp Về nhóm đối tượng rủi ro bao gồm: tàisản, nhân lực, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp
Phương pháp nhận dạng rủi ro:
• Phương pháp xây dựng bảng liệt kê
• Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
• Phương pháp sơ đồ
• Phương pháp thanh tra hiện trường
• Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp
• Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài
• Phương pháp phân tích số liệu tổn thất trong quá khứ
• Phương pháp phân tích hợp đồng
2.2 Đo lường, đánh giá rủi ro
Khái niệm: Đo lường rủi ro là việc đo lường khả năng xảy ra và tổn thất khi rủi ro xảy rađối với doanh nghiệp
Mục đích của đo lường rủi ro
Trang 11Thực chất của đo lường rủi ro là tính toán xác định tần số xuất hiện rủi ro hay gọi
là tần suất và biên độ rủi ro hay mức độ nghiêm trọng từ đó phân nhóm rủi ro, thông quahai yếu tố đó là xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Bảng 1.1 Ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Tần số xuất hiện rủi roBiên độ rủi ro
(Nguồn: Bài giảng môn Quản trị rủi ro – Trường ĐH Thương mại)
Nhóm I: Là nhóm gồm những rủi ro có tần số xuất hiện cao và mức độ nghiêm
trọng cao Đây là nhóm rủi ro mà nhà quản trị rủi ro phải chú ý nhất và đầu tư phần lớncác nguồn lực để tiến hành đo lường, kiểm soát và tài trợ
Nhóm II: Là nhóm gồm các rủi ro có tần số xuất hiện rủi ro thấp và mức độ nghiêm
2.3 Phân tích rủi ro
Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa và xác định nguyênnhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất
Nội dung phân tích rủi ro gồm:
Phân tích hiểm họa: là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặcnhững điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra…Để phân tíchcác điều kiện, yếu tố sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu điều tra khác nhau, tùythuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi ro hoặc là nó thông qua quá trình kiểmsoát trước, kiểm soát trong và kiểm tra sau để phát hiện ra mối hiểm họa
Phân tích nguyên nhân rủi ro: Là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạo nên rủi
ro, đây là công việc phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân đơnnhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp,nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa…Theo lý thuyết “ DOMINO”
Trang 12của H.W Henrich để tìm ra các biện pháp phòng rủi ro một cách hữu hiệu thì cần phântích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân, rồi tác động đến các nguyên nhân, thay đổi chúng, từ
đó sẽ phòng ngừa được rủi ro
Phân tích tổn thất: Có hai trường hợp
• Nếu rủi ro và tôn thất đã xảy ra: phân tích những tổn thất đã xảy ra dựa trên
sự đo lường, dự đoán những tỏn thất sẽ xảy ra
• Nếu rủi ro và tổn thất chưa xảy ra: căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi rongười ta dự đoán những tổn thất có thể có
Các phương pháp phân tích rủi ro:
• Phương pháp thống kê kinh nghiệm
• Phương pháp xác suất thống kê
• Phương pháp phân tích cảm quan
• Phương pháp chuyên gia
• Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động
3 Kiểm soát và tài trợ rủi
3.1 Kiểm soát rủi ro
Khái niệm : kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ,chiến lược, chính sách…để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro có thể dẫn đếmvới tổ chức khi rủi ro xảy ra
Các biện pháp kiểm soát rủi ro
Các biện pháp né tránh rủi ro: để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biệnpháp:
Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra
Né tránh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro
Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: bao gồm các hoạt động can thiệp vào ba mắt xích đầutiên của chuỗi rủi ro đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác giữa chúng Sựcan thiệp đó là:
Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổn thấtbằng cách thay thế hoặc sửa đổi mối nguy hiểm
Các biện pháp tập trung vào môi trường rủi ro bằng cách thay thế và sửa đổi môitrường nơi mà mối hiểm họa tồn tại
Trang 13Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi robằng cách can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trườngkinh doanh.
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: là các biện pháp để làm giảm giá trị tổn thất khi rủi roxảy ra Có một số biện pháp cụ thể như: Cứu vớt những tài sản còn sử dụng đượ, Chuyển
nợ, Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro, Dự phòng rủi ro, Phân tán rủi ro
Phân tán rủi ro: là việc tìm kiếm các chủ thể khác để cùng gánh chịu khi rủi ro xảy ra.Giảm thiểu rủi ro bao gồm: chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro cho các bên thứ ba;chuyển rủi ro thông qua ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác Trong đó quyđịnh chỉ chuyển giao rủi ro chứ không chuyển giao tài sản
Đa dạng hóa rủi ro: Là việc phân chia các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụnglợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất của những hoạt động khác
3.2 Tài trợ rủi ro
Khái niệm: Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương diện để đền bù tổn thất xảy
ra hoặc là tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để bớt tổn thất
Tài trợ rủi ro là cần thiết bởi vì cho dù doanh nghiệp có nỗ lực đến mức độn nàotrong hoạt động kiểm soát rủi ro thì vẫn không thể kiểm soát được tất cả các rủi ro và khi
đó có thể xảy ra tổn thất
Các biện pháp để tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro bằng cách tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp: là việc cá nhân hoặc
tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các chi phí tổn thất: tự khắc phục rủi ro chủ động, tự khắcphục rủi ro bị động nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng thêmvới vay mượn mà tổ chức đó có trách nhiệm hoàn trả
Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro,tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro Chuyển giaorủi ro có thể được thực hiện bằng cách: bảo hiểm, Chuyển giao tài sản và hoạt động córủi ro đến một người hay một nhóm người khác, chuyển giao bằng hợp đồng giao ước
Có ba kỹ thuật trong tài trợ rủi ro đó là:
• Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro có kèm theo chuyểngiao một phần
• Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là chuyển giao rủi ro còn một phần là tựkhắc phục hay tự bảo hiểm
• Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% tự chuyển giaII Nghiêncứu công tác quản trị rủi ro tại Vietnam Airlines
Trang 14II Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tại Vietnam Airlines
1 Giới thiệu về công ty
1.1 Giới thiệu chung
Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, là thành phần nòng cốt của tổng công ty hàng không Việt Nam
Hãng nằm dưới sự quản lý của hội đồng 7 người do Thủ tướng Việt Nam chỉ định,
có các đường bay đến khu vực Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu đại dương,với 46 điểm ở 19 quốc gia Trụ sở chính được đặt tại 2 sân bay lớn nhất Việt Nam: Sânbay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
VNA là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 69,93% Jetstar Pacific Airlines.Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air- hang hàng không quốc gia Campuchia và100% trong VASCO- một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam Việt Nam Hãng được đánh giá 4 sao trong 4 năm liên tiếp vào ngày 18/6/2019, theo tiêu chuẩncủa Skytrax Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng gia nhập liên minh SkyTeam, trở thànhhãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này
SỨ MỆNH – TẦM NHÌN:
Trở thành Hãng hàng không hàng đầu Châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn
Là Hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực
Cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội phát triển thànhđạt cho người lao động
Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông
GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
An toàn là số 1, nền tảng cho mọi hoạt động
Khách hàng là trung tâm VNA thấu hiểu sự phát triển của tổ chức gắn liền với sự tin yêucủa khách hàng
Người lao động là tài sản quý giá nhất Mọi chính sách đãi ngộ được xây dựng trên cơ sởcông bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì sự gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổchức
Không ngừng sáng tạo Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới, VNA luôn đổi mới khôngngừng trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn
MỤC TIÊU:
Trang 15 Top 10 hãng hàng không được ưa thích tại châu Á
Top 3 về quy mô trong khu vực Đông Nam Á
Trở thành hãng hàng không số (Digital Airlines)
Củng cố dịch vụ 4 sao và từng bước đạt tiêu chuẩn hãng hàng không 5 sao sau 2020
Trở thành doanh nghiệp được ưa thích hàng đầu tại thị trường lao động Việt Nam
1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.3 Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được
Hoạt động kinh doanh của VNA
• Ngành, nghề kinh doanh chính
Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưuphẩm, thư; hoạt động hàng không chung, bay phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng;
Trang 16Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuậtkhác; sản xuất linh kiện, vật tư, phụ tùng tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật khác thuộc lĩnhvực công nghiệp hàng không; cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho các hãng hàng không trongnước và nước ngoài; xuất nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, trang thiết bị hàng không(thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) theo quy định của Nhà nước.
• Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính
Vận tải đa phương thức; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặtđất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại cáccảng hàng không, sân bay; dịch vụ giao nhận hàng hóa; sản xuất, chế biến, xuất, nhậpkhẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay
Đầu tư và khai thác hạ tầng kỹ thuật tại các sân bay: Nhà ga hành khách, hànghóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ dây chuyền vận tải hàng không vàdịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không;
Xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng, dầu, mỡ hàng không, chất lỏng chuyên dùng vàxăng dầu khác tại các cảng hàng không sân bay và các địa điểm khác;
Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết
bị, phụ tùng tàu bay, các công ty vận tải du lịch trong nước và nước ngoài; cung ứng dịch
vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không, các tỉnh,thành phố; các dịch vụ hàng không khác
Các ngành, nghề kinh doanh khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải