1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thảo luận Quản trị rủi ro (Quản trị rủi ro do môi trường của công ty kinh doanh thực phẩm sạch BÁC TÔM)

31 112 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 380,82 KB

Nội dung

Khái niệm và bản chất: Khái niệm: Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục cách

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

Giáo viên giảng dạy : ĐÀO HỒNG HẠNH

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

Nhóm trưởng

Vũ Thị Hòa

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng lựa chọn kỹ càng hơn về thựcphẩm mà mình sử dụng Vấn đề sức khỏe bản thân cũng từ đó được chú trọng nhiềuhơn, xu hướng thích ăn đồ sạch được đề cao hơn hết Nắm bắt được nhu cầu của ngườitiêu dùng, ngoài các quán ăn sạch thì các nhà kinh doanh đã cho ra đời rất nhiều cửahàng, các chuỗi siêu thị về thực phẩm sạch để đáp ứng được thị hiếu của người tiêudùng Thương hiệu BÁC TÔM đã ra đời nhằm mang đến tay người tiêu dùng nhữngthực phẩm tốt và đạt yêu cầu chất lượng tốt nhất

Tuy nhiên hiện nay, cùng với việc nắm bắt rất nhanh nhu cầu của người tiêudùng Việt, ngày càng có nhiều cửa hàng thực phẩm sạch được thành lập Đi cùng với

đó không thể tránh khỏi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và rủi ro tiềm ẩn củadoanh nghieejo kinh doanh thực phẩm sạch nói chung cũng như BÁC TÔM nói riêng

Vì vậy cần nghiên cứu kỹ và phân tích rõ những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải,

từ đó tìm ra biện pháp, kiểm soát kịp thời cho các vấn đề gặp phải của doanh nghiệp

Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi BÁC TÔM đã gặp phải những rủi ro nào trongkinh doanh thực phẩm sách, nhóm 5 đã thưc hiện thảo luận và nghiên cứu về đề tài

“Quản trị rủi ro do môi trường của công ty kinh doanh thực phẩm sạch BÁC TÔM”

Trang 4

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1 Tổng quan về quản trị rủi ro

1.1 Khái niệm và bản chất:

Khái niệm: Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân

tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục cáchậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lựctrong kinh doanh

Bản chất: xử lý các rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống Xử lý các

rủi ro gồm: nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa nhằm giảm thiểu tổn thất mất mát vànhững ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

1.2 Vai trò của quản trị rủi ro

- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai cótính nhất quán và có thể kiểm soát

- Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự

ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh,môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực tronh doanh nghiệp

- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp

- Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp

- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp

- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

1.3 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro

Nguyên tắc 1: Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi

lợi ích lớn hơn chi phí

Trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hội, nếu rủi ro không xảy ra thì cơ hội thu lợixuất hiện Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh, đặc biệt những người có thái độ chấpnhận rủi ro có xu hướng chấp nhận một số rủi ro nhất định, đặc biệt là những rủi ro suyđoán Xét trên góc độ tác động của rủi ro đến nguồn lực thì việc chấp nhận rủi ro phảihợp pháp (theo quy định của từng quốc gia) và phù hợp với chuẩn mực đạo đức Vìvậy, không phải rủi ro nào cũng nên chấp nhận

Trang 5

Mặt khác khi chấp nhận rủi ro các nhà quản trị phải hiểu được rằng việc chấpnhận này chỉ thực sự “đáng giá” khi rủi ro đó không xảy ra Trong khi nó xảy ra thìphải chịu một tổn thất (chi phí) nhất định Các nhà quản trị có thái độ chấp nhận rủi rothường so sánh lợi ích thu được khi rủi ro không xảy ra với chi phí (tổn thất) khi rủi roxảy ra Rủi ro được chấp nhận khi lợi ích dự tính lớn hơn chi phí (tổn thất) trongtrường hợp rủi ro không xảy ra.

Nguyên tắc 2: Ra các quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp

Quản trị rủi ro là công việc của tất cả các cấp quản trị, của tất cả các nhà quản trị.Tuy nhiên, những quyết định liên quan đến quản trị rủi ro cần được đưa ra bởi nhữngcấp quản trị thích hợp Chẳng hạn, đối với cấp quản trị chiến lược (cấp cao) thì quản trịrủi ro tập trung vào xác định và phân tích các biến cố bất định có thể xảy ra trongtương lai của doanh nghiệp, đặc biệt là việc phân tích môi trường chiến lược Trongkhi đó, các hoạt động kiểm soát rủi ro và một số hoạt động liên quan đến tài trợ rủi ro

là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trị cấp thấp hơn (cấp trung và cấp cơ sở)

Nguyên tắc 3: Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp

Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực quản trị kháctrong doanh nghiệp Nhiều rủi ro có nguồn gốc từ môi trường bên trong, bao gồm cácrủi ro cơ hội và rủi ro sự cố Vì vậy, để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước hết, cácnhà quản trị phải làm tốt khâu hoạch định

2 Nhận dạng và phân tích rủi ro

2.1 Nhận dạng rủi ro

Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ

thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về:

+ Tên và loại rủi ro

+ Các mối hiểm họa: gồm các điều kiện tại ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất củarủi ro

+ Các mối nguy hiểm: là nguyên nhân của tổn thất

Mối nguy: Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy Các mối nguy:

Trang 6

+ Mối nguy vật chất: là tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mấtmát

+ Mối nguy đạo đức: là sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăngkhả năng xảy ra mất mát

+ Mối nguy tinh thần: là sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát

vì người này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm

2.2 Cơ sở nhận dạng rủi ro

+ Dựa trên các số liệu thống kê

+ Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường

+ Dựa trên phân tích hoạt động của doanh nghiệp

+ Dựa trên kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị

Nhận dạng rủi ro cần tập trung 2 vấn đề chính:

Nguồn rủi ro

+ Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được tiếp cận

từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp

+ Môi trường chung: Môi trường chính trị luật pháp; Môi trường kinh tế; Môitrường KH KTCN; Môi trường VH-XH; Môi trường tự nhiên

+ Môi trường đặc thù: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các cơ quanhữu quản

+ Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản trịnói riêng

Nhóm đối tượng rủi ro

+ Nhóm đối tượng rủi ro: có thể là tài sản, là nguồn nhân lực

+ Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản hữu hìnhhay đối với tài sản vô hình

+ Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất vềtrách nhiệm pháp lý đó được quy định

+ Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài sảncon người của tổ chức (rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực)

Trang 7

2.3 Phương pháp nhận dạng rủi ro

+ Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê

Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong cáctình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lý cácđối tượng rủi ro Thực chất là phương pháp phân tích SWOT

+ Phương pháp nhận dạng cụ thể: Phương pháp phân tích báo cáo tài chính,Phương pháp lưu đồ, Phương pháp thanh tra hiện trường, Phương pháp làm việc vớicác bộ phận khác của DN, Phương pháp làm việc với các bộ phận khác bên ngoài,Phương pháp phân tích hợp đồng, Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quákhứ

2.4 Phân tích rủi ro

Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định

nguyên nhân gây ra rủi ro và các tổn thất

Nội dung phân tích rủi ro:

- Phân tích hiểm họa: Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi

ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Nhà quản trị có thểthông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ramối hiểm họa

- Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra đềuliên quan đến con người; Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật, do tínhchất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro

Kết hợp 2 nguyên nhân kể trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu

tố kỹ thuật, một phần phụ thuộc vào yếu tố con người

Các nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên và nguyên nhân từ

môi trường kinh doanh

Nguyên nhân chủ quan:

+ Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh

+ Sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức

+ Thiếu thông tin quản trị

+ Thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh

Trang 8

+ Do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động

+ Do thiếu tính thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần… củacác nhân viên

+ Do buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh…

+ Mâu thuẫn, xung đột, hiểu lầm trong quan hệ đối tác hay khách hàng…

- Phân tích tổn thất: Có thể phân tích tổn thất thông qua hai cách thức:

+ Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy

ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra

+ Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất cóthể xảy ra

Các phương pháp phân tích rủi ro:

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm

- Phương pháp xác suất thống kê

- Phương pháp phân tích cảm quan

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động

3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro

3.1 Kiểm soát rủi ro

3.1.1 Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công

cụ, chiến lược, chính sách, ) khác nhau nhằm né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu nhữngtổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra Thực chất của kiểm soát rủi ro làphòng chống hạn chế rủi ro, tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

3.1.2 Các nguyên tắc kiểm soát rủi ro:

- Nguyên tắc 1: Sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro phải dựa trên tương quan lợiích và chi phí

Trước khi tính đến việc sử dụng một công cụ kiểm soát rủi ro nào thì phải tínhtoán sự tương quan giữa chi phí phải chịu và lợi ích thu được khi sử dụng công cụ đó,

để từ đó quyết định sử dụng công cụ kiểm soát rủi ro hay chuyển sang việc thực hiệncác biện pháp tài trợ rủi ro

Trang 9

- Nguyên tắc 2: Chỉ được sử dụng những biện pháp và công cụ kiểm soát theoquy định của pháp luật Không thể thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro mà khôngtính đến những tác động của các biện pháp này đến các chủ thể khác ( tính mạng củacác thành viên trong tổ chức cũng như những người bên ngoài tổ chức), trật tự, an ninh

và an toàn xã hội

- Nguyên tắc 3: Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phải phù hợp vớinhững chuẩn mực của những đạo đức và trách nhiệm xã hội

3.1.3 Các biện pháp kiểm soát rủi ro:

- Né tránh rủi ro: là việc tìm cách làm mất đi những tác nhân làm cho rủi ro xuấthiện và gây ra tổn thất Né tránh rủi ro có thể là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy

ra hoặc chủ động loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro

Né tránh rủi ro là một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro có hiệu quả,giúp cho doanh nghiệp tránh được những tổn thất rủi ro tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi

ro có thể xảy ra Tuy nhiên, né tránh rủi ro có thể làm cho doanh nghiệp mất đi nhữnglợi ích nhất định Đồng thời, cũng có thể mang đến khả năng xảy ra các rủi ro khác

- Chuyển giao rủi ro: là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác vàchấp nhận một thiệt hại nhất định Có thể thực hiện bằng hai cách: chuyển những tácnhân gây rủi ro cho chủ thể khác và chuyển giao rủi ro bằng hợp đồng giao ước Đây

là biện pháp kiểm soát rủi ro khá phổ biến trong hoạt động thương mại

- Giảm thiểu rủi ro: có nghĩa là làm giảm ảnh hưởng ( tác động- impact) cũngnhư giảm khả năng xảy ra của rủi ro Có hai phương án: xác suất xuất hiển rủi ro cóthể giảm nhẹ và ảnh hưởng của rủi ro đã xuất hiện có thể tối thiểu hóa Rủi ro có thểđược giảm thiểu thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đúng đắn như xâydựng các chính sách, thủ tục hay quy tắc dùng trong nội bộ doanh nghiệp, thực hiệnchu trình quản trị chất lượng, đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên phù hợp vớiyêu cầu kinh doanh, và thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

- Chấp nhận rủi ro: Ở giai đoạn nhận dạng và phân tích rủi ro, các nhà quản trịxác định được rủi ro cũng như mức độ nghiêm trọng của nó nhưng chấp nhận rủi ro

đó Chấp nhận rủi ro là việc làm cần thiết của các nhà quản trị, nhưng không phải chấpnhận rủi ro một cách liều lĩnh mà cần phải phân tích, cân nhắc và tính toán kĩ theonguyên tắc “được gì, mất gì”

Trang 10

- Phân tán và chia sẻ rủi ro: trong các rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặpphải, có những rủi ro có thể phân tán được, là những rủi ro có thể giảm thiểu thông quaviệc đóng góp các nguồn lực và các bên cùng nhau chia sẻ rủi ro Mục đích phân tán

và chia sẻ rủi ro là làm giảm tổn thất do một loại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làmgiảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến cố rủi ro đơn lẻ tác động lên toàn bộnguồn lực của doanh nghiệp.Tuy nhiên, phân tán và chia sẻ rủi ro chỉ có thể làm giảmtổn thất (nếu rủi ro xảy ra) chứ không làm giảm nguy cơ bị tổn thất hiệu quả của biệnpháp này tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rủi ro và đối tượng (nguồn lực) chịu tácđộng của rủi ro

3.2 Tài trợ rủi ro

3.2.1 Khái niệm: Tài trợ rủi ro được định nghĩa như là tập hợp các hoạt động

nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay

bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảmbớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực

3.2.2 Các biện pháp tài trợ rủi ro:

- Chuyển giao tài trợ rủi ro:

+ Chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm

+ Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm

+ Trung hòa rủi ro

3.3.3 Mối quan hệ giữa tài trợ rủi ro và kiểm soát rủi ro

Mục đích của kiểm soát rủi ro là phòng ngừa, né tránh và giảm thiểu rủi ro và tổnthất do rủi ro gây ra Nhưng không bao giờ các nhà quản trị doanh nghiệp và quản trịrủi ro cũng đạt được mục đích đó một cách hoàn hảo Vì vậy, trong lí luận cũng nhưtrong thực tiễn, quá trình quản trị rủi ro luôn hàm chứa nội dung tài trợ rủi ro Tài trợrủi ro được hiểu là việc chuẩn bị trước các nguồn lực (chủ yếu là nguồn lực tài chính)

Trang 11

để khắc phục hậu quả, tức là bù đắp những tổn thất do rủi ro gây ra Hiệu quả của kiểmsoát rủi ro ảnh hưởng đến chi phí tài trợ rủi ro của doanh nghiệp, bất kể công cụ tài trợrủi ro nào mà doanh nghiệp sử dụng.

4 Quản trị rủi ro nhân lực.

4.1 Khái niệm: Quản trị rủi ro nhân lực là quá trình nhận dạng, phân tích (bao

gồm cả đo lường và đánh giá) những rủi ro nhân lực và thiết lập các biện pháp kiểmsoát và tài trợ khắc phục các hậu quả của rủi ro nhân lực nhằm sử dụng tối ưu nguồnnhân lực của tổ chức

- Tầm quan trọng của quản trị rủi ro nhân lực: Con người là yếu tố cấu thành nên

tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định mọi sự thành bại của tổ chức nên các rủi roliên quan đến con người đều có ảnh hưởng trực tiếo hay gián tiếp đến hoạt động cũngnhư lợi ích của tổ chức chính vì thế, hoạt động quản trị tốt các yếu tố rủi ro nhân lực

sẽ mang lại sự ổn định cao, nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình quản trị, duy trì sự pháttriển ổn định và bền vững của tổ chức

4.2 Phân loại rủi ro nhân lực

- Theo tính chất đặc thù công việc:

+ Rủi ro liên quan đến hạn chế về thể chất và tư thế làm việc: các công việcmang vác nặng, làm việc trong tư thế gò bó, trong không gian chật hẹp,

+ Rủi ro liên quan đến khoa học lao động: các nguy hiểm do không chấp hànhquy định và nội quy cấm hút thuốc, thanh tra và dự phòng các thiết bị phòng cháy chữacháy, đóng cửa ngăn chặn hỏa hoạn sau giờ làm việc,

+ Rủi ro liên quan đến môi trường vật lí (tiếng ồn, nhiệt độ, thông gió, ánh sáng,

độ rung)

+ Rủi ro từ công cụ, dụng cụ và nguyên liệu vật lí

+ Rủi ro cháy nổ, rủi ro tâm lí xã hội và rủi ro liên quan đến tác nhân hóa học,sinh học,

- Theo quá trình quản trị nhân lực: rủi ro trong công tác hoạch định nhân lực,tuyển dụng, công tác bố trí và sắp xếp nhân lực, rủi ro trong công tác đào tạo và pháttriển nhân lực, trong công tác đánh giá và đãi ngộ nhân lực, trong công tác quản lýnhân lực,

- Theo chủ thể gây rủi ro: rủi ro do người lao động,do người quản lí

Trang 12

- Theo đối tượng chịu ảnh hưởng: người lao động và cả doanh nghiệp

- Theo phạm vi ảnh hưởng: rủi ro nội bộ, bên ngoài

- Theo môi trường quản trị: môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, khoahọc kĩ thuật, môi trường tự nhiên,

+ Mối nguy tinh thần: sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát

- Nguồn rủi ro:

+ Theo góc độ khoa học an toàn lao động: thời gian, thiết bị, môi trường, cánhân, công việc, tổ chức,

+ Theo góc độ tâm lí xã hội: bầu không khí làm việc, sức ép công việc, điều kiệnlàm việc, thành tựu các nhân,

+ Theo góc độ tác nghiệp của quản trị nhân lực: công tác tuyển dụng nhân lực, bốtrí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực,

+ Theo góc độ môi trường quản trị: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị luật pháp, vănhóa- xã hội, khoa học kỹ thuật công nghệ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,

4.4 Phân tích rủi ro nhân lực

- Tần suất rủi ro: tần số xuất hiện các nguy cơ hoặc số vụ tai nạn có tính đến sốlượng người bị ảnh hưởng hoặc liên quan

- Biên độ rủi ro: Mức độ nghiêm trọng/ mức độ thiệt hại phản ánh tầm quan trọngcủa các hậu quả của rủi ro nhân lực nếu nó xảy ra

- Hậu quả khi rủi ro xảy ra có thể tác động trực tiếp tới bản thân người lao động

và tổ chức, gián tiếp với những người thân của người lao động, hoặc chỉ bản thân tổchức chịu ảnh hưởng trong một số trường hợp

+ Tổn thất đối với tổ chức: tổn thất do mất đi người chủ chốt, tổn thất do mất đicác khoản tín dụng, tổn thất do gián đoạn hoạt động sản xuất- kinh doanh

Trang 13

+ Tổn thất đối với người lao động: hậu quả tổn thất trực tiếp người lao động làvết đau về thể xác, bệnh tật và tinh thần, tổn thất về thu nhập hoặc phải gánh chịu cáckhoản chi phí y tế và khả năng mất đi cơ hội nghề nghiệp cao Đối với người phụthuộc vào họ là mất đi nguồn thu nhập và phải gánh chịu những chi phí tăng thêm nhưcác chi phí y tế.

4.5 Kiểm soát rủi ro nhân lực

Né tránh rủi ro: các nhà quản trị có thể dừng cung cấp dịch vụ hoặc ngừng tiến

hành các hoạt động vì nó là quá mạo hiểm

Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro

- Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp: biện pháp kỹ thuật công nghệ,biện pháp kỹ thuật vệ sinh, biện pháp phòng hộ cá nhân, biện pháp tổ chức lao độngkhoa học, biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe

- Các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực: trước tiên cần nhìn nhậnđúng đắn về thực trạng hoạt động của nhân viên, khách quan và cụ thể, tiến hànhhoạch định nhu cầu về nguồn nhân lực sau đó hoàn thiện công tác tuyển dụng nhânlực, hoàn thiện chế độ lương bổng và đãi ngộ

Chuyển giao rủi ro: chuyển giao rủi ro cho tổ chức khác thông qua việc kí kết

một thỏa thuận hợp đồng với các tổ chức khác để chia sẻ rủi ro

Tài trợ rủi ro nhân lực

- Thiết lập quỹ dự phòng tài trợ rủi ro nhân lực: căn cứ vào mức độ nghiêm trọngcủa rủi ro để trích lập dự phỏng rủi ro, doanh nghiệp cần chủ động về mặt tài chính đểphòng tránh tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

- Bảo hiểm: doanh nghiệp bảo đảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,

có những chính sách hôc trợ cho người lao động thông qua hoạt động mua bảo hiểmsức khỏe bao gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sứckhỏe

5 Quản trị rủi ro tài sản

5.1 Khái niệm: Quản trị rủi ro tài sản là hoạt động mang tính hệ thống bao gồm

việc nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro các loại tài sảncủa doanh nghiệp

Trang 14

- Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sảnđầu tư tài chính và một số tài sản khác.

- Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài sản:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

+ Là cơ sở để doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa, đổi mới tài sản, đảm bảo chotài sản được sử dụng một cách liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp làmhạn chế việc ngừng trệ hoạt động kinh doanh do xảy ra rủi ro tài sản

+ Là cơ sở tính toán khấu hao giá thành, xác định chi phí

5.2 Nhận dạng rủi ro tài sản

- Nguồn rủi ro: xuất phát từ các yếu tố môi trường hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Nguồn rủi ro môi trường bên trong: năng lực tài chính, tình hình nhânlực, năng lực quản trị Nguồn rủi ro bên ngoài bao gồm các yếu tố mô trường vĩ mô vàcác yếu tố môi trờng vi mô của doanh nghiệp

- Nguyên nhân rủi ro tài sản đều có thể do con người hoặc do đặc điểm của tàisản gây nên hoạc do đồng thời cả hai yếu tố con người và chính đặc thù của tài sản đó

- Nguy cơ rủi ro tài sản bao gồm những trạng thái xảy ra đối với tài sản gây nêntình trạng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Đối tượng chịu rủi ro tài sản:

+ Đối với tài sản lưu động: tiền và hàng tồn kho

+ Đối với tài sản cố định hữu hình: trái phiếu, cổ phiếu dài hạn, thương hiệu, uytín, các yếu tố thuộc sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp

- Các phương pháp nhận dạng rủi ro tài sản: phương pháp phân tích báo cáo tàichính, phương pháp lưu đồ, phương pháp thanh kiểm tra tài sản theo định kì hoặc độtxuất, phương pháp dự báo thị trường

5.3 Phân tích rủi ro tài sản

- Nội dung: cần xác định cụ thể các nguyên nhân rủi ro, tổn thất trực tiếp và giántiếp, ngay lập tức và lâu dài

- Phương pháp:

+ Phân tích rủi ro tài sản dựa trên tần suất và biên độ: được phân nhóm theo tầnsuất rủi ro cao/thấp hay biên độ rủi ro lớn/nhỏ

Trang 15

+ Phân tích rủi ro tài sản theo nguyên nhân: cần xác định rõ rõ nguyên nhân vềphía tài sản (mối hiểm họa, mối nguy hiểm xuất phát từ chính tài sản, đặc trưng gắnvới tài sản và quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản ấy) hay về phía con người(chuyên môn, ý thức trách nhiệm, đạo đức) hay đồng thời là sự tương tác của cả conngười và tài sản ( tài sản cũ, dễ cháy, dễ hư hỏng, ).

+ Phân tích tổn thất rủi ro tài sản:

xác định theo tổn thất trực tiếo và tổn thất gián tiếp

Phương pháp phân tích tổn thất rủi ro tài sản: phương pháp định giá theo thịtrường, phương pháp định giá theo chi phí thay mới, phương pháp định giá theo chiphí thay mới và có giảm bớt hao mòn hữu hình và lỗi thời

Các tổn thất bao gồm: tổn thất thu nhập cho thuê tài sản, tổn thất do gián đoạnhoạt động kinh doanh, tổn thất không được hưởng lãi

5.4 Kiểm soát rủi ro tài sản

- Các biện pháp chính kiểm soát rủi ro: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro và giảmthiểu tổn thất

- Các biện pháp kiểm soát rủi ro tài sản cụ thể cần được doanh nghiệp áp dụngchủ động, thường xuyên: xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, phân loại tài sản chínhxác phù hợp, tiến hành trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Đồng thời thiếtlập các quỹ dự phòng cho các khoản thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho

5.5 Tài trợ rủi ro tài sản

- Các biện pháp tài trợ rủi ro tài sản gồm 2 loại chính:

+ Tự tài trợ: nguồn bù đắp tổn thất là nguồn tự chủ động của doanh nghiệp

+ Chuyển giao tài trợ rủi ro tài sản: doanh nghiệp thực hiện việc sắp xếp, thươnglượng, yêu cầu các thành phần khác (cơ quan bảo hiểm, hỗ trợ từ chính phủ và các bênliên quan khác) trong việc giải quyết và bù đắp các tổn thất, các vấn đề phát sinh khi

có rủi ro tài sản

- Hoạt động tài trợ rủi ro tài sản: xác định theo các loại Tài trợ tức thời/tương lai,tài trợ tự khắc phục/chuyển giao theo tỉ lệ nhất định, tối ưu nhất

Ngày đăng: 24/07/2020, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w