1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đầu tư quốc tế đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành công nghiệp dệt may việt nam trong những năm gần đây

36 55 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 401,5 KB

Nội dung

Các bên tham gia vào dự án FDI phải có quốc tịch khácnhau với nhiều ngôn ngữ được sử dụng với có sự cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhautrong quá trình thực hiện dự án FDI; 3 Các chủ đầ

Trang 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH

DỆT MAY

1.1 Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1 Khái niệm về FDI

Có nhiều quan niệm về FDI, nhưng nhìn chung đều thống nhất cho rằng, FDI là hình thứcđầu tư quốc tế mà chủ ĐTNN (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn đủlớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được nhữnghiệu quả KTXH; là hình thức đầu tư quốc tế mà nước tiếp nhận đầu tư không chỉ kỳ vọngvào lượng vốn đầu tư lớn, mà còn kỳ vọng vào tác động tràn tích cực do sự xuất hiện củaFDI đó mang lại Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời

là người trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư Điều đó phản ánh bản chấtcủa FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư, hay tìm kiếm lợi nhuận

ở nước tiếp nhận đầu tư Đồng thời, trong quá trình tối đa hóa lợi ích hoặc lợi nhuận của nhà đầu tư, FDI cũng có những tác động tràn tới nước tiếp nhận đầu tư

1.1.2 Đặc điểm của FDI

(1) FDI là một khoản đầu tư mang tính lâu dài và được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư khác nhau có tính đặc thù riêng; mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận;(2) Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu tráchnhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không cónhững ràng buộc về chính trị Các bên tham gia vào dự án FDI phải có quốc tịch khácnhau với nhiều ngôn ngữ được sử dụng với có sự cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhautrong quá trình thực hiện dự án FDI;

(3) Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp địnhhoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát hoặctham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nước thường quy định không giốngnhau về vấn đề này Ví dụ, Campuchia quyết định là 40% trong khi ở Mỹ lại quyết định

Trang 2

10% và một số nước khác lại là 20% Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quyết định quyđịnh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chiadựa vào tỷ lệ này.

(4) FDI là hình thức kéo dài “chu kì tuổi thọ sản xuất”, “chu kì tuổi thọ kĩ thuật” và “nội

bộ hoá di chuyển kĩ thuật”, đi kèm là ba yếu tố: hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao

công nghệ và di cư lao động quốc tế

(5) Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, sử dụng nguyên tắc

và phương châm “cùng có lợi”.

1.1.3 Các hình thức đầu tư FDI

Xét trên góc độ toàn cầu, thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được sửdụng là:

1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co – Operation)

Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà đầu tư nướcngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằngcác văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà khôngtạo nên một pháp nhân mới

1.1.3.2 Doanh nghiệp Liên doanh (Joint Venture Enterprise)

Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khácnhau, trên cơ sở cùng sở hữu cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợinhuận cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch

vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu triển khai theo các điều khoảncam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các quyđịnh luật pháp của nước sở tại

Trang 3

1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( 100% Foreign Capital Enterprise).

Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn hảothuộc sở hữu của nhà đầu tư nươc ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của nhà tư nướcngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại

Ngoài các hình thức trên đây đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn được thực hiệndưới các hình thức BOT, BTO, BT, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nướcngoài, cổ phần hóa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI đa mụctiêu, doanh nghiệp hợp danh, v.v

▪ Hình thức BOT (Building Operate Transfer, Xây dựng – kinh doanh – Chuyển giao)

Đây là doanh nghiệp 100% vốn nươc ngoài được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết giữamột bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là Chính phủ nước sở tại để thành một phápnhân mới của nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký.Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinhdoanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý Khi hết thờihạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại

▪ Hình thức BTO (Building Transfer Operate, Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh):

Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khixây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sởtại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sởtại rồi chủ yếu đầu tư mới được khai thác

▪ Hình thức BT (Building Transfer, Xây dựng – Chuyển giao):

Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng đượcchuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BTO Chính phủcho phép nhà đầu tư nước ngoài được khai thác tại chính công trình đó, còn trong hìnhthức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một

dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý

Trang 4

1.2 Tổng quan chung về ngành dệt may ở Việt Nam

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, môi trường kinh tế chính trị thế giới ổn định, các hoạtđộng thương mại và đầu tư quốc tế gia tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh

tế, từ sản xuất, chế tạo, lắp ráp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ bảo hiểm, tàichính, ngân hàng, vận tải, tư vấn cho đến các lĩnh vực nghiên cứu triển khai Quy môcác dự án cũng rất đa dạng từ hàng trăm ngàn USD đến hàng tỷ USD

Ngành Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và trình độ kỹ thuật không yêu cầuquá cao, đặc biệt là trong ngành may Và không giống các ngành công nghiệp khác như điện

tử, luyện kim, chế tạo ô tô yêu cầu người công nhân phải một trình độ kỹ thuật nhất định,ngành Dệt may chủ yếu cần sự thạo việc, lành nghề Chính vì vậy, Dệt may chính là ngànhcho phép các nước tận dụng được lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, giá rẻ, độ cần cùchăm chỉ của nhân công, v.v đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Theo tính toán của các nhà kinh tế, để sản xuất triệu sản phẩm may mặc trong 1 năm cần 700

- 800 lao động trực tiếp và một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp

Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngànhđạt 30.4 tỷ USD ,trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau làxuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%)

Trang 5

1.2.1 Thuận lợi của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI

1.2.1.1 Giá công nhân của ngành Dệt may Việt Nam rẻ hơn so với các nước trong khu

1.2.1.2 Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt kim

Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng Dệt kim có trang bị linhkiện điện tử, nên năng suất cao chất lượng tốt, tính năng sử dụng rộng Ngành Dệt kimViệt Nam đã tiến bộ nhanh sản xuất được nhiều mặt hàng mới: Polo shirt, Tshirt, quần áothể thao, màn tuyn, vải valide, v.v Năng lực sản xuất đạt 32000 tấn vải dệt kim tròn,

4000 tấn màn tuyn

Trang 6

=> Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn là Mỹ và EU, công nghệ dệt kim của Việt Nam

đã góp phần thu hút các doanh nghiệp FDI đến với thị trường tiềm năng này

Công nghệ ngành dệt may phát triển đến nay đã hoàn thành việc đầu tư công nghệ,trang thiết bị phục vụ sản xuất, trong đó nhiều công đọan đã thực hiện tự động hóa hoặc bán

tự động nên có thể tăng đuợc sản luợng theo nhu cầu thị trường Bên cạnh đó ngành cũng cóđội ngũ công nhân lành nghề 100.000 người có thể tạo được sản lượng hàng năm từ 400-500triệu sản phẩm Đây là một lợi thế mà các nhà đầu tư không phải e ngại khi chuyển giao côngnghệ tới nước nhận đầu tư nữa, một đội ngũ nhân công lành nghề, thành thạo là tiêu chuẩncao nhất để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI vào ngành Dệt

1.2.1.4 Cơ hội dịch chuyển đơn hàng nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Theo Hiệp hội dệt may Mỹ (OTEXA), Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 tại

Mỹ với thị phần chiếm 13.2% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc (thịphần 36%) Từ năm 2014 đến năm 2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường

Mỹ có dấu hiệu giảm dần, trong khi đó, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên13% Không chỉ vậy, Việt Nam còn duy trì tốc độ tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu sang thịtrường này cao và ổn định Do đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra kì vọng sẽtạo cơ hội tốt cho các thị trường khác như Việt Nam, Bangladesh, Mexico tiếp tục gia tăngthị phần tại Mỹ nhờ có sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam Tuy nhiên,

dự đoán Việt Nam, Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân công

Trang 7

giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh Tuy nhiên, vấn đề của Bangladesh nằm ở kỹ thuật dođơn hàng của Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn và yêu cầu kỹ thuậtđơn giản Đồng thời, điều kiện lao động tại Bangladesh ở mức thấp cũng là yếu tố để nhànhập khẩu cân nhắc.

1.2.1.5 Việc gia nhập WTO

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng thời mở rộng thịtrường tiêu thụ và thu hút đầu tư nước ngoài từ những thành viên của WTO, mang lại choViệt Nam nhiều cơ hội hơn nữa trong việc đón nhận các chủ đầu tư có tiềm lực kinh tếphát triển mạnh

1.2.1.6 Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) và

ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam mở ra nhiều cơhội cho xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt khi thị phần của các nước trong Hiệp địnhchiếm ~16% trong tổng giá trị xuất khẩu Trong đó, Nhật, Canada là 2 quốc gia tronghiệp định nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất Là cơ hội lớn cho ngành thươngmại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước sẽ có điều kiệnthúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế, vốn rất nặng nề như hiện nay

Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam đã ký kết FTA với Liên minh châu Âu (EU).Thuế suất đối với hàng vải sợi, da giày của Việt Nam sang EU hiện ở mức 8% và sẽgiảm về 0% sau 6 năm kể từ ngày thực thi

VJEPA Có hiệu lực từ 2009 CAGR xuất khẩu 2009 – 2017: 15%/năm

VKFTA Có hiệu lực từ 2015 CAGR xuất khẩu 2015 – 2017: 5%/năm

VN-EAEU

Có hiệu lực từ 2016 Xuất khẩu tăng 13% trong năm 2017

FTA

Trang 8

CPTPP Có hiệu lực từ 1/2019 Dự báo XK tăng 8%/năm

EVFTA Kết thúc đàm phán nhưngchưa ký Dự báo XK tăng 17%/năm

RCEP Đang đàm phán Cơ hội cho nhập khẩu nguyên liệu

1.2.1.7 Kỳ vọng tiếp theo vào RCEP

Sau khi CPTPP thông qua, Việt Nam tiếp tục hướng đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàndiện khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2019 Đây là hiệp địnhvới sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do bao gồm Úc,Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gianày đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2017 là 57% Nếu hiệpđịnh được thông qua sẽ không chỉ hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, mà còn là cơ hội để cácdoanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ (Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 nước xuấtkhẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất cho Việt Nam)

1.2.2 Khó khăn của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI

1.2.2.1 Đối với nước nhận đầu tư (Việt Nam)

▪ Về vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật

Thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể dẫn đến một nguy cơ là Việt Nam sẽnhận nhiều kỹ thuật không thích hợp Các công ty nước ngoài thường chuyển giao nhữngcông nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ, và cũng rất khó tính được giá trị thựccủa những máy móc chuyển giao đó Do đó nước đầu tư góp vốn trong nước thường bịthiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệthại trong việc phân chia lợi nhuận Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đósản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới

▪ Gây tổn hại môi trường sinh thái:

Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất

Trang 9

khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu.

▪ Chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia với nhau

Chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia dẫn đến tình trạng thất thu thuế, sản phẩm không cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp dệt may trong nước

▪ Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu chưa được cải thiện

Bài toán nguồn nguyên liệu đầu vào

Rủi ro đến từ nguồn nguyên liệu đầu vào: Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu phụ thuộcvào nhập khẩu nguyên vật liệu (chiếm 38% giá trị XNK dệt may) Trong khi đó, hiệpđịnh CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, vì vậy, các doanh nghiệpdệt may vẫn chưa thể vội mừng với CPTPP

Trang 10

Ngành dệt may Việt Nam chưa thể vội mừng với CPTPP do những yêu cầu khắt khe hơn

về quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, thay vì từ vải trở đi như các hiệp định trước Tức làdoanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải tự chủ nguyên liệu đầu vào hoặc nhập khẩunguyên liệu từ các nước thành viên trong Hiệp định, trong khi đó, thị trường nhập khẩunguyên liệu dệt may chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc Điều này có thểgây áp lực đáng kể cho ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên sẽ là lợi thế cho các doanhnghiệp có khả năng tự chủ được nguyên liệu đầu vào như Dệt may Thành Công (TCM),các công ty thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) như Dệt may Phong Phú, Dệt mayHuế, Dệt may Nam Định,… Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu dệtmay, lợi thế cạnh tranh sẽ dành cho các doanh nghiệp sản xuất theo phương thức có giátrị gia tăng cao (FOB/ ODM/ OBM) như Dệt may TNG (TNG), May Sài Gòn (GMC),May Việt Tiến (VGG), v.v

▪ Ngành may đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng

Trang 11

Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (nhậpkhẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu, theo Tổng cục Hảiquan) Trong đó, nhập khẩu vải nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm gần 60% giátrị nhập khẩu) Ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trịhàng may mặc toàn cầu chủ yếu ở công đoạn gia công (CMT), chiếm 65% thị phần.

▪ Ngành vải: “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may

Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi phát triển với 2/3 sản lượngdùng để xuất khẩu, thì nguồn cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sảnlượng tiêu thụ) Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn tất, do thiếumáy móc, công nghệ và đòi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước

1.2.2.2 Đối với nước đầu tư

▪ Thuế suất doanh nghiệp cao

Các doanh nghiệp FDI mong đợi giảm thuế hàng rào hải quan cùng với những chính sách

ưu đãi hơn

▪ Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án

Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khốilượng lớn vẫn phải triển khai Doanh nghiệp FDI sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nhậpnguyên phụ liệu và tốn chi phítrong quá trình chuyển dịch

Trang 12

2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VỐN FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY2.1 Về nhịp độ đầu tư

Từ khi Việt Nam mở cửa đón nhận các nhà đầu tư và việc kí kết các Hiệp định thương mại tự

do (FTA) nói chung, đặc biệt là các hiệp định có phạm vi điều chỉnh lớn như Hiệp định Đốitác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự doViệt Nam-EU (EVFTA) chính là động lực tạo ra sức hút đầu tư rất lớn cho ngành dệt mayViệt Nam Đầu tư FDI vào ngành dệt may tính đến hết năm 2017 có gần 2.080 dự án của 57quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,75 tỷ USD

Nếu như trước đây, các nhà mua hàng của Canada, Australia và New Zeland hầunhư không quan tâm tới sản phẩm dệt may Việt Nam mà chỉ tập trung mua của TrungQuốc, hiện tại, có rất nhiều khách hàng từ các quốc gia này vào Việt Nam tìm hiểu sảnphẩm và có những đơn hàng cụ thể được ký kết Sự chuyển dịch đơn hàng của các doanhnghiệp nước ngoài chính là động lực để củng cố xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào sản xuấtnguyên phụ liệu dệt may tại Việt Nam Cụ thể:

Năm 2014-2015 : Để đón đầu hiệp TPP được ký kết năm 2016, rất nhiều nhà đầu

tư nước ngoài đã thành lập nhà máy tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2015 Căn cứ sốliệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014 số lượng dự án

là 83 dự án với tổng mức đầu tư 1,64 tỷ USD; năm 2015 là 110 dự án với tổng mức đầu

tư là 2,03 tỷ USD Về cơ cấu, số dự án nhà máy sợi là 20 dự án, dự án dệt nhuộm là 30

dự án, dự án nhà máy may là 125 dự án

Năm 2016-2017: Với diễn biến bất lợi của Hiệp định Đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP), năm 2016 dòng dịch chuyển giao dịch mua bán và đầu tư

trong ngành dệt may thế giới vào Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại.Ngoài Dự án Nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD, do

Trang 13

doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh được cấp mới, thì dòng vốn bổ sung chủyếu do các doanh nghiệp tăng vốn.Tuy nhiên tính đến hết 2017, đầu tư FDI vào ngành dệtmay có 2.079 dự án, tăng 10% cùng kỳ.Các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 25% về sốlượng nhưng đóng góp 62% vào kim ngạch xuất khẩu may mặc Nguồn vốn đầu tư FDI

đổ vào lĩnh vực dệt may liên tục gia tăng, không những do tiềm năng tăng trưởng của thịtrường, mà còn do tác động của một loạt hiệp định thương mại

Năm 2018, Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP), tạo nhiều lợi cơ hội để thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu đối với cácthị trường thuộc CPTPP.6 tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam thu hút 2,8 tỷ USD từnguồn vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17,5 tỷ USD

Đáng lưu ý, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào ngành dệt may những nămgần đây đã có sự cải thiện về chất Một số dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào khâu dệtnhuộm hoàn tất như: Dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định củaCông ty TNHH Herberton (Singapore) với tổng giá trị 80 triệu USD; dự án Nhà máyYKK Hà Nam chuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan trong ngànhmay mặc với công suất 420 triệu sản phẩm/năm…

Năm 2019: 5 tháng đầu năm có 63 dự án với số vốn khoảng 700 triệu USD, trong

đó có 17 dự án của Trung Quốc với vốn đăng ký đạt 205 triệu USD, Hàn Quốc có 12 dự

án vốn đăng ký 22 triệu USD Tổng số vốn FDI đầu tư vào dệt may đến tháng 5.2019 lên18,6 tỷ USD

2.2 Các đối tác / TNCs thu hút đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây

Hiện có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam; trong đó, một

số quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,Nga, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan Trong đó, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vớitrên 4,4 tỷ USD, tiếp đến là Đài Loan 2,5 tỷ USD, Hong Kong 2,1 tỷ USD, Nhật Bản 789triệu USD (năm 2017)

Trang 14

Hàn Quốc

Cuối tháng 2 -2019, Hàn Quốc đã đầu tư thêm 2 dự án lớn vào dệt may tại Đồng Nai vàBình Dương Cụ thể, Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Hàn Quốc) đã khởi công nhàmáy sản xuất giày tại Khu công nghiệp Tân Phú (Đồng Nai) Theo đó, dự án củaChangshin Việt Nam có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, xây dựng trên diện tích 14,3 ha,

có công suất hơn 27 triệu đôi giày/năm Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, dự kiến hoànthành việc xây dựng nhà máy vào năm 2020 Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hútkhoảng 12.000 lao động Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tạiĐồng Nai tính từ đầu năm đến nay

Cũng vào thời điểm này,tỉnh Bình Dương đã cấp phép cho Dự án đầu tư mở rộng củaCông ty TNHH Kyung Bang Việt Nam (cũng của nhà đầu tư Hàn Quốc), có vốn đầu tư tăngthêm 40 triệu USD, với mục tiêu đưa năng lực sản xuất sợi cotton lên 9.000 tấn/năm, sợiblended lên 11.000 tấn/năm Được biết, dự án này có mục tiêu sản xuất vải dệt thoi, vải dệtkim, vải đan móc, hoàn thiện sản phẩm dệt… Với vốn đầu tư tăng thêm này, Dự án củaKyung Bang Việt Nam đến nay có tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 219 triệu USD

Đầu năm 2018, Tập đoàn Itochu Nhật Bản đã chi 47 triệu USD để mua gần 10% cổ phầnTập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Trước đó Itochu đã sở hữu gần 5% cổ phầnVinatex, tương đương hơn 9 triệu USD Vinatex là một doanh nghiệp dệt may lớn với

200 doanh nghiệp thành viên đang sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng có hàm lượnggiá trị gia tăng cao Việc Itochu tiếp tục rót vốn vào tập đoàn này không chỉ dừng ở vaitrò khách hàng mà còn tham gia sâu hơn vào định hướng phát triển sản xuất, công tácquản trị Điều này sẽ là nhân tố thúc đẩy Vinatex gia tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó

có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Một doanh nghiệp Nhật Bản khác là Tập đoàn Matsuoka Corporation (vào Việt Nam

từ năm 2014) cũng đã nhanh chóng mở rộng đầu tư, nâng công suất lên gấp 6-7 lần thông

Trang 15

qua Nhà máy May Matsuoka Phú Thọ, chủ yếu sản xuất các sản phẩm may mặc chothương hiệu Uniqlo để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.Sau khi nhà máy 1 vận hành

từ tháng 5/2016, nhà máy 2 của Matsuoka Corporatio đã đi vào hoạt động từ tháng8/2017, sản xuất khoảng 2 triệu sản phẩm/năm Cùng với việc duy trì ổn định hoạt độngsản xuất, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng, hình thành tổ hợp nhà máy may với giá trị đầu

tư hơn 16 triệu USD, công suất 7 triệu sản phẩm/năm, dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ thuhút, tạo việc làm cho hơn 2.500 lao động địa phương

Đài Loan

Các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư trực tiếp từ Đài Loan đã xuất hiện tại Việt Nam

từ rất nhiều năm về trước, có thể kể đến như công ty Tainan Spinning, công ty Đài Loanhoạt động 23 năm ở Việt Nam, chuyên cung cấp sợi để sản xuất cho Uniqlo, VictoriaSecret, Lululemon, Under Armor, v.v

Một trong những dự án đáng chú ý khác của Đài Loan vào dệt may Việt Nam là

dự án Nhà máy Dệt công nghệ cao tại Khu công đnghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên(Hà Nam) với tổng vốn đầu tư 150 triệu USD của Tập đoàn YunLon vào năm 2014

Tháng 3-2019, tại Bình Phước, có 3 doanh nghiệp đến từ Đài Loan ký kết đầu tưvào KCN Minh Hưng - Sikico với diện tích 5 ha chuyên về dệt - nhuộm, tổng trị giá đăng

ký đầu tư khoảng 30 triệu USD

Ngoài ra, một số dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào khâu dệt nhuộm hoàn tấtnhư: Dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của Công ty TNHHHerberton (Singapore) với tổng giá trị 80 triệu USD; dự án Nhà máy YKK Hà Namchuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan trong ngành may mặc vớicông suất 420 triệu sản phẩm/năm…

2.2.1 Các loại hình đầu tư FDI vào ngành dệt may

Cho đến nay thì, trong số các loại hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hình thức 100%vốn nước ngoài đang là hình thức đang phổ biến nhất trong môi trường dệt may ở Việt

Trang 16

Nam Bên cạnh đó các công ty liên doanh, doanh nghiệp theo hình thức hợp đồng… cũngchiếm một phần trong ngành dệt may ở Việt Nam Ngoài ra, FDI vào các KCN- KCX sảnxuất hàng dệt may xuất khẩu cũng ngày càng gia tăng.

2.2.2 Tác động của doanh nghiệp đầu tư FDI tới môi trường đầu tư ngành công nghiệp

Dệt may Việt Nam

2.2.2.1 Tác động tích cực

▪ Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Nguồn: Báo cáo ngành dệt may – Theo Chứng khoán quốc tế VISecurities

Ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung bìnhmỗi năm đến 20% Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1 nămnhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay Dệt may là một trongnhững ngành xuất siêu kỷ lục của VN khi năm 2017 đạt thặng dư đến 15.5 tỷ USD

Trong đó, các doanh nghiệp FDI chiếm một phần rất lớn trong tỉ trọng xuất khẩu.Tính đến năm 2017, các doanh nghiệp FDI tuy chỉ chiếm 25% về số lượng nhưng đóng

Trang 17

góp đến 62% vào kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam, trong đó xơ, sợi chiếm72%, vải và may mặc chiếm hơn 60%.

Nguồn vốn đầu tư FDI đổ vào lĩnh vực dệt may vẫn không ngừng tăng lên trongnhững năm gần đây, chủ yếu nhờ vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường, đặc biệt saumột loạt các hiệp định thương mại được ký kết Thống kê cho thấy, đầu tư FDI vào dệtmay tính đến hết năm 2017 là 2,091 dự án, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15.89 tỷUSD Có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó một

số quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, HồngKông… Riêng 6 tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam đã thu hút được 2.8 tỷ USD từnguồn vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17.5 tỷ USD

Nhờ sự đóng góp của cácDOANH NGHIỆP FDI, Việt Namhiện là một trong 10 nước xuất khẩudệt may lớn nhất thế giới với kimngạch xuất khẩu năm 2017 đạt ~31 tỷUSD (Tổng cục Thống kê) Thêm vào

đó, ngành dệt may cũng có kim ngạchxuất khẩu lớn thứ 2 với giá trị xuấtkhẩu đóng góp từ 10%-15% vào GDP

(Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2018)

▪ Giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên phụ liệu sản xuất hàng dệt may

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Dệt may Việt Nam cho thấy, trình độ công nghệtrong ngành dệt may chậm hơn các nước trong khu vực từ 15 - 20 năm Nhiều nguyênphụ liệu đơn giản như kim, chỉ, dây néo, móc áo, bao bì, nhãn mác cũng cần nhập khẩu

từ nước ngoài Số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợngành dệt may còn khiêm tốn

Trang 18

Theo Hiệp hội Dệt may, 9 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàngdệt may, xơ sợi đạt 26,87 tỷ USD, tăng 16,57% với cùng kỳ Tuy nhiên, kim ngạchnhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng tăngmạnh, đạt 16,36 tỷ USD, tăng 16,49% với cùng kỳ.

Hầu hết doanh nghiệp Việt chỉ thực hiện gia công sản phẩm, chưa chủ động đượcnguồn nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện Điều này tác động không nhỏ đếntình hình sản xuất, kinh doanh của các công ty dệt may Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu

từ nước ngoài khiến chi phí sản xuất, phí vận chuyển hàng tăng cao, sụt giảm lợi nhuậnđáng kể

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy điểm nghẽn này là cơ hội để nhảy vàothị trường Trong số các doanh nghiệp ngoại chuyên cung cấp phụ kiện, nguyên vật liệucho ngành may đã xuất hiện tại Việt Nam có thể kể đến nhà máy của Tập đoàn Amann(Đức), Công ty TNHH Sản xuất sợi chỉ Rio (Hàn Quốc) tại Quảng Nam, Nhà máy Velcrotại Bình Dương, v.v

Các dự án sản xuất phụ liệu, mảng phụ trợ phục vụ ngành may xuất khẩu được kìvọng làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khuy, cúc, khóakéo , chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, giảm chi phí đầu vào của các DOANHNGHIỆP may mặc Việt Nam khi có thể mua các nguyên phụ liệu trực tiếp từ trong nước,không tốn chi phí vận chuyển như khi nhập khẩu từ các quốc gia khác

▪ Là động lực để các DOANH NGHIỆP dệt may VN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuỗi cung ứng là hệ thống tổ chức, con người, hoạt động thông tin và nguồn lực liênquan tới chu chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung ứng đến khách hàng

Mặc dù ngành Dệt may Việt Nam đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá

cả cạnh tranh, là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ; một sốcông trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, DOANH NGHIỆP trong nước ít được hưởng lợi từhiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp dệt may FDI thông qua chuyển giao công nghệ, kiến

Ngày đăng: 21/07/2020, 05:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Chí Lộc, 2012, Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Chí Lộc, 2012, "Giáo trình Đầu tư quốc tế
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
3. Bộ Công Thương, 2014, Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công Thương, 2014
4. Chứng khoán quốc tế VISecurities, 2018, Báo cáo ngành dệt may tháng 9/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng khoán quốc tế VISecurities, 2018
5. Hằng Trần, 9/2018, 30 năm thu hút FDI: Tạo sức hút đầu tư lớn cho ngành dệt may, Báo Việt Nam Plus Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hằng Trần, 9/2018, "30 năm thu hút FDI: Tạo sức hút đầu tư lớn cho ngành dệt may
6. Hồng Sơn, 14/3/2019, Doanh nghiệp Hàn Quốc tăng đầu tư dệt may, da giày, Báo Đầu Tư.Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Sơn, 14/3/2019, "Doanh nghiệp Hàn Quốc tăng đầu tư dệt may, da giày
1. Minh Tâm, 27/12/2018, FDI firms expand in Vietnam’s textile and garment industry, Báo Hà Nội Times Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Tâm, 27/12/2018, "FDI firms expand in Vietnam’s textile and garment industry
2. Tien Phuong, 18/9/2018, Vietnam sees new FDI wave in textile & garment value chain, Báo Vietnamnet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tien Phuong, 18/9/2018, "Vietnam sees new FDI wave in textile & garment value chain
3. Pritesh Samuel, 7/6/2019, FDI in Vietnam – Where is the Investment Going?, Vietnam Briefing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pritesh Samuel, 7/6/2019, "FDI in Vietnam – Where is the Investment Going
4. AmCham Việt Nam, 29/7/2015, FDI continues to flow into Vietnam’s textile sector Sách, tạp chí
Tiêu đề: AmCham Việt Nam, 29/7/2015
5. VOV.vn, 14/6/2018, Garment & textile sector, magnet for foreign investors Sách, tạp chí
Tiêu đề: VOV.vn, 14/6/2018
6. Vietnam Trade Promotion Agency, 3/9/2017, Textile and garment sector lures US$5 billion in FDI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam Trade Promotion Agency, 3/9/2017

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w