Những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường như vụ việc xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước của Vedan, Formosa và rất nhiều các doanh nghiệp FDI khác đã đặt ra yêu cầu phả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Mã số: 62.31.01.06
CAO THI HONG VINH
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS Vu Thi Kim Oanh
TS Nguyen Thi Viet Hoa
Phản biện 1: PGS, TS Đinh Văn Thành
Viện Nghiên cứu Thương mại
Phản biện 2: PGS, TS Nguyễn Hữu Đạt
Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam
Phản biện 3: PGS, TS Bùi Tất Thắng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận án cấp Trường
họp tại: Trường Đại học Ngoại Thương Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tham khảo Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đề tài
1 Cao Thị Hồng Vinh (chủ nhiệm) (2012) Phân tích định lượng tác động của việc gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Ngoại thương
2 Nguyễn Thị Việt Hoa (chủ nhiệm), Cao Thị Hồng Vinh (thành viên) (2013), Tác động của các
Hiệp định đầu tư song phương (BIT) tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học do SECO, WTI tài trợ
3 Nguyễn Thị Việt Hoa (chủ nhiệm), Cao Thị Hồng Vinh (thành viên) (2014), The Impact of
Institutional Quality on Foreign Direct Investment (FDI) inflows to Vietnam, Đề tài nghiên cứu
khoa học do EADN tài trợ
4 Trần Thị Ngọc Quyên (chủ nhiệm), Cao Thị Hồng Vinh (thành viên) (2015), Hài hòa hóa khung
chính sách liên quan đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ
Bài báo và sách
1 Cao Thị Hồng Vinh (2013), Tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO tới
dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài vào Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 58/2013 (số
ISSN 1859-4050)
2 Cao Thị Hồng Vinh và Lisandra Flach (2014), The effect of GATT/WTO on Export and Import
Price Volatility, The World Economy (tạp chí ISI)
3 Cao Thị Hồng Vinh (2015), Tác động hai chiều giữa dòng vốn FDI và môi trường của Việt Nam
- Nhìn từ góc độ ngành, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực
Kinh tế và Kinh doanh lần thứ nhất (ICYREB 2015), tháng 12/2015 tại trường Đại học Kinh tế
quốc dân
4 Cao Thị Hồng Vinh (2016), The two-way linkage between foreign direct investment and
environmental quality in Vietnam - from sectoral perspectives, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số
80/2016 (số ISSN 1859-4050)
5 Vũ Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Việt Hoa (chủ biên), Cao Thị Hồng Vinh (thành viên) (2016),
Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Lao động
6 Nguyễn Đàm Khánh Linh và Cao Thị Hồng Vinh (2016), Do free trade agreements generally
and individually raise FDI inflows to Vietnam?, , Hội thảo Các nhà kinh tế Việt Nam (VEAM) tổ
chức vào 11-12/7/2016 tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng đăng trên trang web: http://veam.org/wp-content/uploads/2016/08/64.-Cao-Thi-Hong-Vinh.pdf
7 Cao Thị Hồng Vinh, Nguyễn Đàm Khánh Linh và Vũ Kim Dung (2016), Determinants of foreign
ownership: evidences from Vietnamese listed firms, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế dành cho các nhà
khoa học trẻ trong lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh lần thứ hai (ICYREB 2016), tháng 11/2016 tại
trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
8 Cao Thị Hồng Vinh (2016), Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – dòng cacbon thấp từ
Liên minh Châu Âu: định hướng và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu châu
Âu, số 10 (193) 2016 (số ISSN 0868-3581)
9 Trần Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Thị Việt Hoa, Phan Thị Vân, Cao Thị Hồng Vinh và Trần Thanh
Phương (2016), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững
tại một số quốc gia Đông Nam Á, Nhà Xuất bản Lao động
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể về kinh tế Thế nhưng bên cạnh đó, cũng chính ở những nước này, nhiều vấn đề về xã hội và môi trường đã xuất hiện và gây ra tác động tiêu cực tới sự phát triển chung của quốc gia Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững trở thành mô ̣t trong những mu ̣c tiêu hàng đầu mà các nước trên thế giới theo đuổi Trên thực tế, ý tưởng về sự phát triển bền vững đã được hình thành trên thế giới trong một thời gian dài, nhưng chỉ được đưa ra một cách chính thức từ năm 1972 tại hội nghị Stockholm, Thụy Điển Cho đến nay, phát triển bền vững đã trở thành một thuật ngữ hết sức phổ biến và được các nước đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật của mình Đối với Việt Nam, phát triển bền vững cũng là một yêu cầu đặt ra được Nhà nước hết sức quan tâm, đặc biệt khi nhiều vụ việc liên quan tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã xảy ra Khái niệm về phát triển bền vững được đưa vào khoản 4, điều 3, Luâ ̣t Bảo vê ̣ Môi trường năm 2005, cụ thể
"Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hê ̣ hiê ̣n ta ̣i mà không làm tổn ha ̣i đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hê ̣ tương lai trên cơ sở kết hơ ̣p chă ̣t chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bô ̣ xã hội và bảo vê ̣ môi trường" Như vâ ̣y, một quốc
gia muốn phát triển bền vững cần phải đa ̣t đươ ̣c cả ba mu ̣c tiêu về kinh tế, xã hô ̣i và môi trường Đối với Việt Nam, Chiến lược Phát triển Bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định rất rõ định hướng phát triển hướng tới sự bền vững trong tương lai của Việt Nam trong thời gian tới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những dòng vốn nước ngoài có vai trò quan trọng với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà dòng vốn này mang lại như góp phần
bổ sung vốn trong lúc lượng vốn đầu tư trong nước còn hạn chế, góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu các công nghệ mới, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao
kỹ năng quản lý, sản xuất, trı̀nh đô ̣ người lao đô ̣ng và cải thiện đời sống xã hội của người dân, FDI còn gây ra nhiều tác đô ̣ng tiêu cực tới môi trường và xã hội của Việt Nam trong thời gian qua Những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường như vụ việc xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước của Vedan, Formosa và rất nhiều các doanh nghiệp FDI khác
đã đặt ra yêu cầu phải làm rõ mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững để một mặt nhìn nhận đầy đủ về vai trò thực sự của dòng vốn này đối với phát triển bền vững của Việt Nam, mặt khác có thể thấy được các nhân tố của phát triển bền vững ảnh hưởng tới việc thu hút dòng vốn này vào Việt Nam như thế nào Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững của Việt Nam là vô cần cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ
Xuất phát từ yêu cầu trên, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là FDI có tác động như thế nào
tới sự phát triển bền vững của Việt Nam và sự phát triển bền vững có tác động ra sao tới
Trang 5dòng FDI đổ vào Việt Nam? Một cách tổng quát, câu hỏi nghiên cứu mà Luận án mong muốn
trả lời là FDI và phát triển bền vững ở Việt Nam có mối quan hê ̣ qua la ̣i như thế nào?
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, Luận án xác định mục tiêu là làm rõ FDI tác động như thế nào đến phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và tới từng trụ cột nói riêng, và ngược lại phát triển bền vững nói chung và từng trụ cột nói riêng tác động như thế nào tới dòng FDI vào Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu ở trên, các nhiệm vụ nghiên cứu mà Luận án hướng tới thực hiện bao gồm:
- Luận án sẽ tìm hiểu khái quát về cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài (từ đó xác định bản chất của dòng vốn này) và phát triển bền vững;
- Luận án sẽ xem xét hệ thống chỉ tiêu đánh giá về phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu theo từng trụ cột (cụ thể là tăng trưởng kinh tế,
xã hội và môi trường);
- Luận án sẽ làm rõ các kênh truyền dẫn tác động của FDI tới phát triển bền vững và ngược lại, cũng như mối liên hệ giữa các kênh này với các chỉ tiêu đánh giá về phát triển bền vững có liên quan ở trên;
- Luận án sẽ phân tích thực trạng mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững của Việt Nam (đặc biệt với từng trụ cột) thông qua các kênh truyền dẫn sử dụng phương pháp thống kê và mô tả;
- Sau đó, để có căn cứ vững chắc đánh giá mối quan hệ giữa FDI và cả ba trụ cột của phát triển bền vững, Luận án tiến hành phân tích định lượng sử dụng phương pháp Vector hiệu chỉnh sai số (VECM);
- Luận án sẽ chỉ ra một số biến động trên thế giới và trong nước giai đoạn 2017-2020 ảnh hưởng tới thu hút FDI và phát triển bền vững của Việt Nam, đồng thời làm rõ những quan điểm và định hướng của Nhà nước trong việc thu hút FDI và thúc đẩy phát triển bền vững của Việt Nam;
- Luận án sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể cho Nhà nước nhằm phát huy những tác động tích cực, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của FDI tới phát triển bền vững và ngược lại cho giai đoạn 2017-2030
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 6Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ qua lại giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững Mối quan hệ qua lại được hiểu ở đây là tác động của FDI tới phát triển bền vững và ngược lại, tác động của phát triển bền vững tới FDI
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án hướng tới làm rõ mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững ở
cả hai góc độ tác động của FDI tới phát triển bền vững và phát triển bền vững với FDI Phát triển bền vững sẽ được phân tích theo từng trụ cột (tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường), đồng thời cũng được phân tích như một tổng thể trong đó có sự liên kết giữa các trụ cột
Cụm từ “nguồn vốn” FDI ở đây trong Luận án được hiểu giống như vốn FDI và dòng vốn FDI
Về mặt không gian: Luận án phân tích mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững ở
Việt Nam
Về mặt thời gian: Luận án sử dụng số liệu từ các nguồn chính thống chủ yếu trong giai
đoạn 2010 tới 2015 Số liệu này chủ yếu sử dụng trong phần phân tích định tính Đối với phần phân tích định lượng, Luận án sử dụng số liệu từ năm 1970 tới 2012 Việc sử dụng số liệu trong một thời gian dài như vậy là cần thiết để có thể xem xét tốt mối quan hệ giữa FDI
và phát triển bền vững Đồng thời, Luận án còn đề xuất các giải pháp cho giai đoạn
2017-2030
4 Phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, nguồn thông tin và phương pháp xử lý thông tin
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính mà Luận án sẽ sử dụng bao gồm:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, thống kê, mô tả…để phân tích, làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực trạng của mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững
Đặc biệt, để làm rõ mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững, trong đó phát triển bền vững được xem xét như một tổng thể bao gồm ba trụ cột không thể tách rời (tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường), Luận án còn sử dụng phương pháp mô hình hóa và hồi quy kinh tế lượng Cụ thể, Luận án sử dụng phương pháp Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) Điểm mạnh của phương pháp này là cho phép xem xét mối quan hệ giữa các biến số có tác động lẫn nhau mà không cần thiết phải xử lý vấn đề nội sinh trong cả ngắn và dài hạn Chính
vì vậy, phương pháp này là phù hợp đối với việc đánh giá mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững (với ba trụ cột được thể hiện bằng các biến khác nhau)
4.2 Khung lý thuyết nghiên cứu
Trang 7Về mặt lý thuyết, chưa có một lý thuyết chung nào xem xét mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững, vì vậy, để xây dựng khung lý thuyết, Luận án sẽ sử dụng các cơ sở lý thuyết sau:
- Để đánh giá tác động của phát triển bền vững tới FDI, Luận án sử dụng lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới FDI;
- Để đánh giá tác động của FDI tới phát triển bền vững, Luận án sử dụng lý thuyết về tác động của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường của nước nhận đầu tư
4.3 Thông tin/dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống như các nguồn từ Tổng cục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (ví dụ như cơ sở dữ liệu Các chỉ số phát triển thế giới - World Development Indicators), Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Quỹ Tiền tệ quốc tế (cơ sở dữ liệu về Tầm nhìn thế giới)…
5 Những đóng góp mới của Luận án
Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tác
động của FDI tới từng trụ cột của phát triển bền vững nói riêng, và tới phát triển bền vững nói chung, cũng như về tác động của từng trụ cột và của phát triển bền vững tới FDI (ở cả hai góc độ: tích cực và tiêu cực)
Thứ hai, Luận án đã tổng hợp và phân tích các kênh truyền dẫn tạo nên từng chiều tác
động của FDI tới từng trụ cột (ở những khía cạnh hướng tới phát triển bền vững) và của từng trụ cột tới FDI (ở cả hai góc độ: tích cực và tiêu cực)
Thứ ba, Luận án đã đưa ra và phân tích thực trạng tác động của FDI tới từng trụ cột (ở
các khía cạnh hướng tới phát triển bền vững) và của từng trụ cột tới FDI (ở cả hai góc độ: tích cực và tiêu cực) vào Việt Nam dựa trên phương pháp thống kê, mô tả
Thứ tư, Luận án đã sử dụng phương pháp Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) - một
phương pháp định lượng phù hợp và hiệu quả để lượng hóa mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững Từ đây, Luận án đưa ra đánh giá về mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững
Thứ năm, Luận án đã đề xuất một số giải pháp cho Nhà nước nhằm phát huy các tác
động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của FDI tới phát triển bền vững của Việt Nam
và của phát triển bền vững tới FDI vào Việt Nam
6 Kết cấu đề tài
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của Luận án bao gồm 4 chương:
Trang 8Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững
Chương 2 Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững
Chương 3 Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững của Việt Nam
Chương 4 Các giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững của Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
Bảng 1.1 Đánh giá về tình hình nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu có liên quan tới
mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững STT Hướng nghiên
2
Mối quan hệ giữa
FDI và tăng trưởng
kinh tế
Đã có các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nhưng kết quả không đồng nhất do các tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu và các phương pháp khác nhau
3 Mối quan hệ giữa
FDI và xã hội
Chưa có nghiên cứu nào về các nước trên thế giới cũng như về Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu đánh giá tổng thể các kênh truyền dẫn tác động của FDI tới phát triển bền vững và ngược lại
4 Mối quan hệ giữa
FDI và môi trường
Đã có các nghiên cứu trên thế giới nhưng kết quả không đồng nhất do các tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu và các
Trang 9phương pháp khác nhau Nghiên cứu về Việt Nam chỉ có nghiên cứu của Đinh Hồng Lĩnh và Lin (2014)
6 Tác động của FDI
tới xã hội
Đã có các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nhưng kết quả không đồng nhất do các tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu và các phương pháp khác nhau và số lượng các nghiên cứu chưa nhiều, đặc biệt về Việt Nam
7 Tác động của FDI
tới môi trường
Đã có các nghiên cứu trên thế giới nhưng kết quả không đồng nhất do các tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu và các phương pháp khác nhau Nghiên cứu về Việt Nam chủ yếu
là nghiên cứu định tính và số lượng chưa nhiều
10 Tác động của xã
hội tới FDI
Đã có các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nhưng kết quả không đồng nhất do các tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu và các phương pháp khác nhau
11 Tác động của môi
trường tới FDI
Đã có các nghiên cứu trên thế giới nhưng kết quả không đồng nhất do các tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu và các phương pháp khác nhau Chưa có nghiên cứu nào về Việt Nam đề cập riêng về nội dung này, chỉ có nghiên cứu của Đinh Hồng Lĩnh và Lin (2014) khi tập trung làm rõ mối quan hệ hai chiều có chỉ ra tác động
12
Tác động của phát
triển bền vững tới
FDI
Chưa có nghiên cứu nào kết hợp cả đánh giá về định tính
và định lượng đặc biệt về Việt Nam đề cập tới vấn đề này
Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả
Từ những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể khẳng định rằng cho đến nay không có một công trình hoặc nghiên cứu nào trùng lặp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của Luận án về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững của Việt Nam Xuất phát từ tình hình trên, tác giả sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa FDI
Trang 10và phát triển bền vững như một tổng thể với ba trụ - tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường (theo cả hai chiều tác động) Đây là khoảng trống nghiên cứu rất lớn mà tác giả qua nghiên cứu của mình mong muốn sẽ thu hẹp lại, để từ đây làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1 Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững
2.1.1 Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế chung toàn cầu Tuy nhiên, hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất nào về FDI Về mặt bản chất, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn ban đầu đủ lớn cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó
Về đặc điểm, theo Vũ Chí Lộc (2012), nhìn chung FDI có những đặc điểm như (i) FDI chú trọng lợi ích dài hạn của chủ đầu tư đối với doanh nghiệp nhận đầu tư, (ii) FDI hướng tới quyền kiểm soát của nhà đầu tư và yêu cầu nhà đầu tư phải có một tỷ lệ góp vốn tối thiểu, (iii) FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, (iv) FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ
Theo UNCTAD (1998), các nhân tố của môi trường nước tiếp nhận vốn đầu tư được
phân thành ba nhóm lớn, bao gồm: thứ nhất là khung chính sách FDI của một nước (gồm các
quy định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI, và một số các quy định, chính
sách trong một số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng gián tiếp; thứ hai là các yếu tố
của môi trường kinh tế (phân chia theo động cơ của chủ đầu tư); thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
2.1.2 Khái quát chung về phát triển bền vững
2.1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc của phát triển bền vững
Theo điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường (2014), phát triển bền vững được định nghĩa là
“phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Khái niệm phát triển bền vững theo
luật của Việt Nam được đưa ra dựa trên khái niệm do Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển nêu ra Khái niệm của Việt Nam còn làm rõ hơn ba trụ cột của phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường – Đây cũng là ba trụ cột quan trọng mà Luận án sẽ phân tích và làm rõ hơn trong các nội dung đánh giá ở các phần sau
Trang 11Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio De Janerio (Braxin) năm 1992 với sự tham gia của 178 nước trên thế giới, các quốc gia đã thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự
21
2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững
Trên thế giới, có nhiều hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Phát triển Bền vững Liên hợp quốc (UN CSD) để đưa ra các chiến lược phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự 21, đồng thời xây dựng bộ chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm quốc gia của mình Đối với Việt Nam, theo nhiều lần hoàn thiện để phù hợp với đặc điểm quốc gia và có thể sử dụng trong thực tế, bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững đã được phê duyệt trong Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Các chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu này được phân chia thành hai nhóm lớn: (i) các chỉ tiêu tổng hợp và (ii) các chỉ tiêu của từng trụ cột Trong hai nhóm này, nhóm các chỉ tiêu tổng hợp sẽ giúp làm rõ hơn sự phát triển bền vững ở góc độ có
sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa của ba trụ cột Tuy nhiên, so với nhóm chỉ tiêu của từng trụ cột, nhóm chỉ tiêu tổng hợp khá phức tạp và khó tính toán, đặc biệt trong thời gian dài, vì vậy, các chỉ tiêu của từng trụ cột được xem xét và sử dụng phổ biến hơn
a Các chỉ tiêu tổng hợp
a1 Chỉ số phát triển con người (HDI)
Đây là chỉ tiêu tổng hợp phổ biến nhất trong ba chỉ tiêu Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, số liệu về HDI của các nước trên thế giới chỉ được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thu thập và tính toán 5 năm/lần trong giai đoạn từ 1980 tới 2010, chỉ từ 2010 trở đi, số liệu về HDI mới được tính toán theo năm
a2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xanh
Đối với chỉ tiêu này, tuy đã có phương pháp tính, nhưng do khó khăn trong biên soạn các tài khoản môi trường như thiếu ma trận hệ số chất thải trực tiếp và trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, thiếu hệ số chi phí các loại chất thải nên các chỉ số GDP xanh hiện nay chưa được tính toán một cách cụ thể cho Việt Nam
a3 Chỉ số bền vững môi trường (ESI)
Xuất phát từ sự phức tạp trong tính toán, cho đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, chưa
có một công bố chính thức nào về giá trị chỉ số bền vững của Việt Nam qua các năm
b Các chỉ tiêu của từng trụ cột
b1 Tăng trưởng kinh tế
Theo Quyết định số 432/QĐ-TTg, có rất nhiều chỉ tiêu có thể được xem xét và sử
dụng để đánh giá phát triển bền vững về mặt kinh tế như Năng suất lao động xã hội; Bội chi
Trang 12Ngân sách nhà nước; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR); Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung; Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP; Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng; Chỉ
số giá tiêu dùng (CPI); Cán cân vãng lai; Nợ của Chính phủ và Nợ nước ngoài Tuy nhiên,
trong khuôn khổ của Luận án, tác giả chỉ tập trung phân tích những góc độ mà dòng FDI có thể tác động tới các khía cạnh chính của tăng trưởng kinh tế và ngược lại các khía cạnh của tăng trưởng có thể tác động ngược lại dòng FDI
b2 Xã hội
Theo Quyết định số 432/QĐ-TTg, các chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững về mặt
xã hội bao gồm: Tỷ lệ thất nghiệp; Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào
tạo; Tỷ lệ nghèo; Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini); Tỷ số giới tính khi sinh; Số sinh viên trên 10.000 dân; Số thuê bao Internet trên 100 dân; Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Số người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân; Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới Tuy
nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận án, tác giả quan tâm tới những khía cạnh có thể ảnh hưởng tới hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dòng FDI đổ vào Các khía cạnh được nghiên cứu bao gồm: Thất nghiệp, Chất lượng nguồn nhân lực/ Chất lượng lao động, Thu nhập của người lao động, Điều kiện lao động, Sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế và cân đối về lao động
b3 Môi trường
Theo Quyết định số 432/QĐ-TTg, các chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững về mặt
môi trường cũng hết sức đa dạng, bao gồm: Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất,
cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; Tỷ lệ che phủ rừng; Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học; Diện tích đất bị thoái hóa; Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt; Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận
án, tác giả chỉ tập trung phân tích những góc độ mà dòng FDI có thể tác động tới các khía cạnh chính môi trường và ngược lại các khía cạnh của môi trường có thể tác động ngược lại dòng FDI Nội dung lý thuyết về các kênh truyền dẫn tác động sẽ được phân tích cụ thể phía sau
2.2 Các kênh truyền dẫn tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển bền vững
Về mặt lý thuyết, hiện nay, theo nghiên cứu của tác giả, hầu như chưa có một lý thuyết riêng nào đi sâu phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển bền vững (thậm chí là tác động của đầu tư hay đầu tư quốc tế tới phát triển bền vững) Những lý thuyết hiện có chủ yếu xem xét ảnh hưởng của đầu tư tới từng trụ cột cụ thể của phát triển bền vững
Trang 13(tăng trưởng kinh tế, các mặt cụ thể của xã hội và môi trường) Liên quan tới tác động của
đầu tư tới tăng trưởng kinh tế, đã có khá nhiều lý thuyết đề cập tới nội dung này Các lý
thuyết tiêu biểu có thể đề cập đến như: mô hình lý thuyết của Heckscher và Ohlin (1991), mô hình tăng trưởng của Keynes (1937), mô hình tăng trưởng của Solow (1956), mô hình của
Romer-Lucas (theo Romer (1986) và Lucas (1988))…Liên quan tới tác động của đầu tư tới
một số khía cạnh của xã hội, một trong những mô hình lý thuyết quan trọng được đề cập là
mô hình tăng trưởng nội sinh của Aghion và Howitt (1998) Liên quan tới tác động của đầu
tư tới môi trường, lý thuyết quan trọng được các nhà nghiên cứu nhắc đến là lý thuyết thương
mại quốc tế Theo Leonard (1988), các nhà kinh tế theo lý thuyết thương mại quốc tế xem xét hai giả thuyết “chuyển dịch công nghiệp” (industrial flight) và “chỗ trú ẩn ô nhiễm” (pollution heaven) Trên cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, xã hội
và môi trường, Luận án sẽ phân tích các kênh truyền dẫn tác động của FDI tới từng trụ cột và chỉ ra mối liên hệ giữa các kênh này đến các chỉ tiêu đánh giá về phát triển bền vững có liên quan được đề cập trong các nội dung ở trên Nội dung cụ thể về các kênh truyền dẫn được mô
vốn đầu tư khác, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của nước tiếp nhận); (ii)
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ (Công nghệ mới, hiện đại được chuyển giao cũng như trình
độ công nghệ được nâng cao qua hoạt động FDI có vai trò hết sức quan trọng, thúc đẩy tăng
năng suất lao động ở các tiếp nhận vốn Năng suất tăng lên giúp gia tăng tổng giá trị sản
phẩm sản xuất ra, do đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế Đặc biệt nếu các công nghệ này là
thân thiện với môi trường, FDI sẽ giúp giảm mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn
vị GDP) và (iii) Đóng góp vào ngân sách nhà nước (góp phần giảm bội chi Ngân sách nhà nước), (iv) Thay đổi cơ cấu đầu ra-đầu vào của doanh nghiệp trong nước theo hướng tích cực
(backward-forward effects) (Đối với các doanh nghiệp trong nước, sự thay đổi này góp phần
làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp, từ đó tăng năng suất lao động xã hội, đồng
thời tạo điều kiện để họ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu)
2.2.1.2 Các kênh truyền dẫn tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực phân tích trong nội dung ở trên, dòng FDI còn có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận vốn Có thể phân tích các kênh
truyền dẫn tác động này theo hướng trực tiếp và gián tiếp Các kênh truyền dẫn trực tiếp
Trang 14chính mà Luận án đi sâu phân tích bao gồm: (i) Gây thất thoát ngân sách nhà nước do các
doanh nghiệp FDI tiến hành hoạt động chuyển giá (làm mất cân đối thu chi Ngân sách nhà
nước); (ii) Thúc đẩy chuyển giao các công nghệ lạc hậu
2.2.2 Các kênh truyền dẫn tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xã hội
2.2.2.1 Các kênh truyền dẫn tác động tích cực
Các kênh truyền dẫn tác động của FDI tới xã hội chính mà Luận án đi sâu phân tích
bao gồm: (i) Tạo việc làm cho người lao động (góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo
của quốc gia), (ii) Nâng cao trình độ người lao động (hoạt động đào tạo được thực hiện tại
các doanh nghiệp FDI sẽ giúp tăng tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào
tạo) và (iii) Tăng thu nhập cho người lao động (góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, ngoài ra
giúp gia tăng tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp của quốc gia tiếp nhận vốn)
2.2.2.2 Các kênh truyền dẫn tác động tiêu cực
Dòng vốn FDI còn gây ra những tác động tiêu cực đối với xã hội của nước tiếp nhận vốn Các kênh truyền dẫn của tác động này bao gồm: (i) Gây ra tình trạng mất cân đối giữa các ngành và mất cân đối về lao động, (ii) Không đảm bảo các điều kiện làm việc cơ bản cho người lao động, và (iii) Gây mất ổn định xã hội do tình trạng đình công và di chuyển lao động
2.2.3 Các kênh truyền dẫn tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới môi trường 2.2.3.1 Các kênh truyền dẫn tác động tích cực
Các kênh truyền dẫn tác động tích cực của FDI tới môi trường bao gồm: (i) FDI giúp giảm ô nhiễm môi trường thông qua cải tiến sản phẩm và ứng dụng công nghệ sinh thái và (ii) FDI giúp giảm ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
2.2.3.2 Các kênh truyền dẫn tác động tiêu cực
Các kênh truyền dẫn tác động tiêu cực của FDI tới môi trường của nước tiếp nhận vốn bao gồm (i) FDI tập trung đổ vào các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, (ii) Trình độ công nghệ sử dụng chưa cao dẫn tới tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên và phát thải lớn, (iii) Chất thải gây ô nhiễm môi trường (Đặc biệt đối với chất thải rắn, nếu không được xử
lý, các chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sẽ làm giảm tỷ lệ
chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng) và (iv)
Thiếu, không có, không áp dụng hoặc áp dụng không đúng hệ thống, quy trình xử lý chất thải
(làm giảm tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải
rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng)