Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành công nghiệp dệt may việt nam trong những năm gần đây (Trang 31 - 36)

3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực

3.2.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may

Giải pháp này được thiết lập nhằm khắc phục hiệu ứng cạnh tranh của FDI. NLCT của doanh nghiệp càng cao thì tác động tràn tiêu cực của FDI càng ít có cơ hội xuất hiện. Khi đó, các doanh nghiệp Dệt may càng tận dụng và sử dụng có hiệu quả các lợi thế do tác động tràn của doanh nghiệp FDI tạo ra. Để nâng cao NLCT của doanh nghiệp Dệt may, cần thực hiện các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may , thông qua việc:

(ii) Tiến hành các hoạt động nâng cấp máy móc, trang thiết bị sẵn có, tăng cường nghiên cứu và thường xuyên cập nh ật thông tin về những công nghệ sản xuất mới;

(iii) Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp;

(iv) Tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá;

(v) Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp có thể mời các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá về CLSP trước khi xuất sang thị trường quốc tế.

Hạ giá thành sản phẩm, thông qua việc:

(i) Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong doanh nghiệp về việc cắt giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm; (ii) Đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu; (iii) Giảm chi phí nguyên vật liệu dần thay thế nguồn nguyên liệu nhập ngoại bằng

nguồn cung cấp trong nước;

(iv) Giảm GTSP thông qua các biện pháp như nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất, chia sẻ chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường giữa các doanh nghiệp;

(v) Giảm các chi phí quản lý và giảm các chi phí giao dịch giấy tờ thông qua việc áp dụng các tiến bộ của KHKT và CNTT.

Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mốt bằng cách:

(i) Tiến hành đa dạng và mở rộng các mặt hàng gia công xuất khẩu;

(ii) Đa dạng hóa chất liệu sản phẩm bằng cách dựa vào ý tưởng của các nhà thiết kế, tránh sao chép hoặc dập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài;

(iii) Đa dạng hóa chủng loại và cải tiến mẫu mốt của sản phẩm, bằng cách cải tiến sản phẩm đã có và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới;

(v) Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra được các thiết kế phù hợp mang tính sáng tạo và giá trị thẩm mỹ cao đáp ứng những nhu cầu đó;

(vi) Từng bước chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm cao cấp, giảm bớt được áp lực cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ....

Chú trọng xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu trên thị trường, nhất là trên thị trường quốc tế, thông qua việc:

(i) Xây dựng thương hiệu gắn liền với nâng cao CLSP;

(ii) Thuê các chuyên gia tư vấn, thiết kế một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu; (iii) Áp dụng nhiều biện pháp để phát triển thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế;

(iii) Tăng cường ứng dụng CNTT để quảng bá thương hiệu và đầu tư nghiên cứu các xu hướng nhượng quyền hay mua bán thương hiệu;

(iv) Nâng cao uy tín trong kinh doanh.

3.2.2.2. Có chính sách “giữ chân” lao động, ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”

Tầm quan trọng của việc ổn định nguồn nhân lực với việc tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực từ FDI của các doanh nghiệp Dệt may là điều đã đư ợc khẳng định. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần:

(i) Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và dùng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động;

(ii) Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện đúng những quy định trong SA 8000 và bộ tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000/2000. Tăng cường phúc lợi xã hội trong doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao mang tính cộng đồng;

(iii) Tổ chức các phong trào, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động; (iv) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo ra sự gắn kết bền chặt và lâu dài của đội

3.2.2.3. Chú trọng phát triển thị trường trong nước, làm “hậu phương” vững chắc, làm “bàn đạp” để xúc tiến thị trường nước ngoài.

Cần đi sâu nghiên cứu thị trường nội địa, có thể thực hiện chiến lược liên kết với một doanh nghiệp đã đứng vững trong thị trường nội địa và có kênh phân phối nội địa khá vững nhằm hỗ trợ cho khâu bán hàng. Cần xác định thị trường nội địa không chỉ là một giải pháp để đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu mà còn là giải pháp để hạn chế tác động tràn tiêu cực từ FDI.

KẾT LUẬN

Dệt may được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, thu hút FDI vào ngành Dệt may là một tất yếu, và đặc biệt là phải tận dụng được tác động tràn tích cực do FDI mang lại đòi hỏi Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành của nước ta phải có phương hướng, chính sách phù hợp. Thực tế thời gian qua cho thấy, các doanh Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng đã và đang xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động thu hút FDI nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. Lượng FDI thu hút được vào các nhà máy dệt, sợi, quần áo may mặc ngày càng tăng cao, đặc biệt từ phía các nhà đầu tư châu Á như Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan… và cả những nhà đầu tư đến từ EU và Hoa Kỳ. Vì thế, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của FDI vào ngành Dệt may Việt Nam cũng như đưa ra các giải pháp, chính sách thích hợp nhằm xóa bỏ những bất cập và tồn tại trong môi trường đầu tư, đồng thời khuyến khích FDI vào lĩnh vực Dệt may thực sự rất quan trọng và cấp thiết, giúp có cái nhìn trực quan hơn về vấn đề này, từ đó có thể thực hiện tốt các mục tiêu và chiến lược đã đặt ra.

Ngành dệt may Việt Nam đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019, đồng thời cam kết tuân thủ về mối quan hệ hợp tác gắn kết sự phát triển bền vững trong việc thực hiện chương trình xanh hóa ngành dệt may và tiết kiệm nguồn nước, vì vậy chúng ta không nên thu hút vốn đầu tư FDI vào ngành bằng mọi giá mà cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để ngành may mặc phát triển toàn diện không chỉ về số lượng mà còn chất lượng.

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành công nghiệp dệt may việt nam trong những năm gần đây (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w