1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rèn luyện kỹ năng khai thác kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử ở lớp 11 trên máy chiếu đa năng ở trường THPT yên định 3

19 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 603 KB

Nội dung

Khi trao đổi chuyên môn những người dạy nhận thấy rằng hiện này chương trình lịch sử đã có sự thay đổi rất nhiều, đưa nhiều kênh hình, lược đồ vào trong các bài học, Hơn nữa, thời đại cô

Trang 1

I.MỞ ĐẦU:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, cả nhân loại đang bước vào thời đại công nghệ 4.0 nên rất thuận lợi cho giáo viên và học sinh khai thác tư liệu học tập một cách thuận lợi trên mạng Internet Tuy nhiên, qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia cho thấy tình trạng học sinh lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội rất ít, trong đó có môn Lịch sử Vậy tại sao các em lại không thích học sử, môn học quá nặng về kiến thức hay sao? Câu hỏi

đó luôn trăn trở trong lòng những người yêu sử và dạy sử chúng tôi Làm thế nào

để học sinh thích học sử, kiến thức lịch sử luôn là nguồn cội hứng thú cho học sinh Khi trao đổi chuyên môn những người dạy nhận thấy rằng hiện này chương trình lịch sử đã có sự thay đổi rất nhiều, đưa nhiều kênh hình, lược đồ vào trong các bài học, Hơn nữa, thời đại công nghệ 4.0, nhiều nhà trường cũng đã đầu tư máy chiếu

đa năng cho các phòng học nhằm hỗ trợ hoạt động dạy và học, tuy nhiên việc sử dụng kiến thức và khai thác tranh ảnh, lược đồ trên máy chiếu không phải thầy cô giáo nào cũng thực hiện thành công

Trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ kênh hình là gì và tác dụng của nó như thế nào, cách khai thác trên máy chiếu sao cho có hiệu quả :Kênh hình bao gồm bản

đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, nó giúp cho học sinh tái hiện những sự kiện, nhân vật trong quá khứ Máy chiếu đa năng giúp chúng ta có thể đưa những hình ảnh mà thiết bị dạy học mô hình không thể đưa lên được một cách sinh động, rõ ràng, sắc nét

Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học lấy học trò làm trung tâm, giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực, chủ động nên kênh hình được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên Hiện nay, sử dụng kênh hình trên máy chiếu đa năng có nhiều thuận lợi,nhưng để học sinh chủ động, tự lực khai

Trang 2

thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên là điều cực kỳ khó khăn, để không

để học sinh quá sa đà vào việc xem hình ảnh mà quên đi nhiệm vụ học tập chính

Do đó việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định đến sự thành công trong dạy - học của thầy và trò

Từ quan điểm chỉ đạo trên nên việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay

đã tăng cường đưa nhiều kênh hình vào trong sách, trên mạng Internet , giáo viên cũng có thể dễ dàng tìm được những kênh hình, hình ảnh, tư liệu phù hợp với bài dạy của mình Thực tế trên đã mở ra một cơ hội thành công rất lớn cho cả người dạy và học lịch sử Từ đó dẫn đến yêu cầu phát triển kĩ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của người học là rất lớn, đòi hỏi người thầy giáo phải có phương pháp phát triển kĩ năng tự khai thác kênh hình trong học tập lịch sử cho hoc sinh

Từ tầm quan trọng của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử , với nổ lực nghiên cứu và với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử, bản thân

đã tìm ra những kinh nghiệm rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử Qua kiểm nghiệm thực tế, đề tài đã thu được kết quả tốt, được đồng nghiệp, BGH đánh giá cao Từ cơ sở đó, bản thân xin được trình bày

đề tài: “Rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử ở lớp 11trên máy chiếu đa năng ở trường THPT Yên Định 3” Nhằm góp phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nhằm hỗ trợ cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới , khai thác hiệu quả tối

đa kênh hình tạo hứng thú , tích cực , chủ động , tìm tòi , khám phá Lịch sử của học sinh , để nâng cao hiệu quả , chất lượng của việc dạy và học môn Lịch sử

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 11, trường THPT Yên Định 3, huyện Yên Định

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Phương pháp lý luận: Dựa vào chương trình, Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xây

dựng nội dung bài học

Phương pháp nghiên cứu thực tế: Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau

(sách, báo, truy cập Internet…)

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Từ các tài liệu thu thập được kết hợp

với kiến thức trong chương trình sách giáo khoa tiến hành phân tích, xử lý để hoàn thành bài dạy

1.5 Điểm mới của SKKN

Khai thác kênh hình trên máy chiếu đa năng ở trường THPT Yên Định 3

II NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số

41/2000/QĐ -BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của Bộ giáo dục và Đào tạo “ Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu nội dung và phương pháp được qui định trong chương trình giáo dục” (Điều 102)[2] Theo quy định trên, việc sử dụng thiết bị giáo dục trong dạy học là điều hết sức cần thiết, phải tổ chức khai thác đúng phương pháp, đem lại hiệu quả cao nhất Đối với bộ môn lịch sử, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Khác với bộ môn khác, lịch sử không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của

nó đã diễn ra Nhưng lịch sử là tồn tại khách quan không thể phán đoán “ Suy luận

để biết lịch sử” Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của người giảng dạy lịch sử là cho học sinh tiếp xúc những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, đó là đồ dùng trực quan gồm những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian nhất định về các sự kiện, hiện tượng cụ

thể, qua đó hình thành các biểu tượng lịch sử

Trang 4

2.2 Thực trạng vấn đề

Kênh hình được sử dụng trong dạy học lịch sử ở bậc THPT hiện nay là rất đa

dạng và phong phú Tập tranh ảnh lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam đã được phân bổ đầy đủ cho các trường Qua hệ thống Internet, GV có thể lấy đuợc nhiều kênh hình phục vụ cho việc giảng dạy Riêng SGK lịch sử 11 trong toàn bộ chuơng trình có 24 bài thì đã có 76 kênh hình đuợc đưa vào, bình quân mỗi bài 3 kênh hình Có 44 kênh hình về nhân vật lịc sử; 18 kênh hình về lược đồ , diễn biến của các trận chiến trong lịch sử; ngoài ra còn tranh ảnh, bảng biểu khác Thực tiễn trên

đã đóng góp rất lớn đến việc thành công trong dạy học lịch sử hiện nay Cha ông ta từng dạy: “Trăm nghe không bằng một thấy” Nếu chúng ta giúp cho HS có được kĩ năng khai thác tốt kênh hình thì hiệu quả học tập lịch sử của em sẽ đạt kết quả cao

Trong thực tế giảng dạy hiện nay, bên cạnh những thành công trong việc tổ chức cho HS khai thác kênh hình, bản thân thấy việc thực hiện ở thầy và trò còn có những tồn tại cần khắc phục như sau:

- Trong giảng dạy, đa số GV mới dừng lại ở việc sử dụng kênh hình để minh họa về con người, công việc, nơi chốn Còn việc tổ chức các hoạt động nhận thức, rèn luyện các kĩ năng khai thác cho HS thì giáo viên chưa quan tâm nhiều Đôi khi

do thời gian học hạn chế, nhiều giáo viên còn bỏ qua ngay cả các tranh ảnh trong SGK Vì vậy chưa phát huy được vai trò tích cực của kênh hình vào dạy học bộ môn

- Kĩ năng tự khai thác kênh hình trong học tập lịch sử ở học sinh còn rất yếu, bước vào lớp 11 mà nhiều em chưa xác định được vị trí khu vực trên lược đồ, bản đồ , không biết dựa vào đâu để xác định chủ đề của kênh hình, không biết cách đứng thuyết trình kênh hình trên bảng, kĩ năng quan sát, nhận xét đều rất yếu

- Thái độ làm việc của học sinh với kênh hình còn hết sức tiêu cực, quan sát qua loa đại khái, không rèn luyện kĩ năng, nhiều em chỉ thích xem trong kênh hình

Trang 5

có gì đẹp, lạ hay không mà không chú ý đến chủ đề, nội dung, ý nghĩa của kênh hình

Qua nghiên cứu ,bản thân đã thực hiện các biện pháp sau để rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho HS

2.3 Các giải pháp thực hiện

2.3.1 Trao đổi với đồng nghiệp cùng phối hợp thực hiện đúng quy trình

tổ chức khai thác kênh hình trong giảng dạy lịch sử

Việc rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho học sinh là một quá trình, nó phải được tiến hành một cách thường xuyên trong suốt các tiết học, các lớp học ở bậc THPT theo một một hệ thống từ thấp đến cao Do đó, nó phải đuợc tiến hành đồng bộ ở tất cả các thầy cô giáo cùng bộ môn trong trường, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, bản thân đã mạnh dạnh trao đổi với đồng nghiệp và đi đến thống nhất cùng thực hiện thường xuyên, đúng quy định các bước tổ chức khai thác kênh hình trên máy chiếu đa năng, GV cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, nhận xét

- Kĩ năng mô tả, tường thuật

- Kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá

Để rèn luyện được các kĩ năng đó, trong việc tổ chức khai thác kênh hình, giáo viên tiến hành các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh tham gia một “chuyến du lịch” bằng cách giới thiệu sơ lược và hấp dẫn những hình ảnh trong hệ thống kênh hình trên máy chiếu

Bước 2: Nêu mục đích làm việc với kênh hình

Bước 3: Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến thức

từ kênh hình

Bước 4: Tổ chức cho học sinh trả lời câu, hỏi trên cơ sở các em tự phát hiện kiến thức mới

Trang 6

Bước 5: Cho HS nhận xét, bổ sung và GV đi đến kết luận.

Nhờ cách trao đổi đi đến thống nhất trên nên hy vọng trong thời gian đến đối với học sinh lớp 11 GV có thể bỏ qua được việc rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản bậc thấp để phát triển những kĩ năng cơ bản ở bậc cao

2.3.2 Củng cố cho học sinh những kĩ năng cơ bản, thiết yếu trong khai thác kênh hình:

* Kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ trên máy chiếu :

Muốn HS khai thác được bản đồ, lược đồ trên máy chiếu thì việc đầu tiên là GV phải rèn luyện cho HS kĩ năng chỉ và đọc bản đồ, lược đồ trên máy chiếu có đầy đủ màu sắc, hình khối Nguyên tắc chung của việc đọc bản đồ, lược đồ lịch sử là:

+ Đọc tên bản đồ hoặc lược đồ

+ Đọc tỉ lệ bản đồ

+ Đọc bản chú giải và xác định những kí hiệu tương ứng trên lược đồ, bản đồ

* Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ:

- Cách đứng: đứng thuyết trình bên trái bản đồ, lược đồ, dùng tay phải để chỉ xác định vị trí các khu vực địa lý hành chính: như Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Bắc

- Cách chỉ: Đối với đối tượng phân bố theo điểm thì chỉ đúng trung tâm kí hiệu, đối với kí hiệu dạng đường như đường sông thì chỉ từ thượng nguồn về hạ lưu, đường tiến quân thì chỉ từ điểm xuất phát chỉ tới ( chỉ từ gốc tới ngọn )

Để HS hình thành được những kĩ năng trên , bản thân đã tiến hành các công việc sau:

- Bước 1: Hướng dẫn HS nắm được những yêu cầu trên

- Bước 2: GV thực hiện mẫu trên lớp và luôn luôn tuân thủ đúng những nguyên tắc trên khi thực hiện khai thác kênh hình trên lớp

- Bước 3: Tổ chức cho HS thực hiện trên lớp Công việc này được GV tiến hành kiểm tra nhắc nhở thường xuyên trên lớp để hình thành, phát triển kĩ năng cho HS

Trang 7

Kết quả , qua một thời gian hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra , đa số HS đã thực hiện được kĩ năng cơ bản, thiết yếu trong khai thác kênh hình

2.3.3 Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác bản đồ, lược đồ trên máy chiếu:

Muốn khai thác bản đồ, lược đồ, HS cần thực hiện tốt các công việc sau:

1 Quan sát tổng quát, tìm chủ đề của bản đồ, lược đồ

2 Đọc phần chú giải để xác định những ký hiệu nào phản ánh trọng tâm của chủ đề

3 Xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu trọng tâm

4 Thực hiện tốt mô tả, tường thuật

Để học sinh thực hiện tốt các bước trên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường xuyên hướng dẫn và hình thành cho học sinh các kĩ năng trên bằng các câu hỏi gợi ý Để thúc đẩy sự quan sát sâu của học sinh, bản thân đưa ra các câu hỏi: Lược đồ (bản đồ) này mang chủ đề gì? Đọc phần chú giải hãy cho biết những ký hiệu nào phản ánh trọng tâm chủ đề ? Xác định mối quan hệ giữa các ký hiệu trọng tâm.? Qua tìm hiểu trên, em hãy mô tả (hoặc tường thuật) diễn biến trên lược đồ?

Ví dụ: Khi dạy bài 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN

CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ 1858-TRƯỚC NĂM 1873)

Mục II CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ 1859 ĐẾN NĂM 1862

* Mục tiêu: Khi quân pháp kéo vào Gia định, cuộc chiến đấu của quân và dân ta như thế nào?

* Phương thức:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS theo dõi SGK trang 110 – 113 và quan sát lược đồ trên máy chiếu để trả lời câu hỏi?

Trang 8

* Gợi ý sản phẩm: Khai thác bản đồ trên máy chiếu

Bản đồ trong SGK mô tả chiến trường Gia Định năm 1960-1961, với hệ thống chiến lũy, đồn bốt phòng thủ kiên cố của Nguyễn Tri Phương ( đại bản doanh) được

ký hiệu bằng ô vuông đen  mũi tên xanh chỉ hướng tấn công của quân địch ; Mũi tên đỏ là hướng tân công của quân ta Mũi tên đỏ trắng là quân ta rút lui, đường răng cưa là tuyến phòng thủ của quân ta

Giáo viên mưu tả và tường thuật diễn biến chiến sự : sau khi gặc chiếm được thành Gia Định, tháng 3/1960, Nguyễn Tri Phương được điều động từ Đà Nẵng vào mặt trận Gia Định để chỉ huy Ông gấp rút huy động lực lượng xây dựng Đại đồn Chí Hòa làm đại bản doanh, tập trung quân, vũ khí , lương thực

Đại đồn Chí hòa rộng mênh mông, xung quanh có hầm hào, rào chông bao bọc Từ Đại đồn Chí Hòa , một chiến lũy dài chạy dọc về phía Sài Gòn, một chiến lũy chạy dài về phía Chợ lớn như 2 cánh tay ôm lấy các vị trí của giặc Đồn trại , thành lũy, hào hố kết thành một phòng tuyến khá chặt chẽ, nhưng chỉ vây được Gia Định ở mặt Tây và mặt Tây Bắc mà không vây được các mặt khác, nhất là đường ra biển là đường tiếp viện của chúng , cho nên giá trị chiến lược của nó rất kém Hơn nữa Nguyễn Tri Phương chỉ lo cố thủ, ngăn chặn địch chứ không chủ động tiến công tiêu diệt địch nên không có trận đánh lớn nào diễn ra

Trang 9

Về phía quân địch lúc đầu lực lượng còn rất mỏng ( khoảng 1000 tên) biết không thể đánh mau, thắng mau nên chúng không mở những cuộc tấn công lớn mà

lo xây dựng đồn bốt, lập phòng tuyến, đẩy mạnh hoạt động do thám, tuần tiễu, tuyển chọn tay sai, tổ chức việc cai trị, thu vét thuế má Cuối năm 1860, vừa giải quyết xong việc can thiệp vũ trang vào Trung Quốc, thực dân pháp ra sức dồn quân vào mặt trận Gia Định

Về cuộc tấn công của địch, giáo viên tường thuật trên bản đồ những tình tiết sau:

Sáng ngày 24.02.1861, chúng bắt đầu nổ súng công phá Chí Hòa Trong khi đại bác của chúng từ các chùa bắn sang ( nơi những ký hiệu vòng cung) thì một đội quân khác đánh vòng ra sau chiến tuyến của ta Trận đánh diễn ra ác liệt trong 2 ngày (24, 25.02 1861) Quân triều đình chống đỡ quyết liệt nhưng không đối phó nổi với sức mạnh hỏa lực của địch Cuối cùng đại đồn Chí Hòa bị giặc chiếm, chiến lũy bị

vỡ, Nguyễn Tri Phương bị thương, quan quân phải rút chạy về Biên Hòa Tin thất thủ Đại đồn chí Hòa làm chấn động cả triều đình và làm cho quân sĩ ở mặt trận hết sức hoang mang Thừa thắng quân pháp đánh rộng ra nhiều nơi, lần lượt đánh chiến các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long Đầu năm 1862, toàn bộ bộ 3 tỉnh miền Đông Nam kì và một tỉnh miền Tây là Vĩnh Long đã bị giặc chiếm Ngày 05.06 1862, triều đình Huế ký điều ước cắt 3 tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn dân cho Pháp, kèm theo nhiều nhượng bộ nặng nề khác về chính trị, kinh tế, quân sự Đây là một văn kiện bán nước của vua quan triều Nguyễn cho giặc pháp

Việc miêu tả kết hợp với tường thuật nêu trên không những đem lại những hình ảnh rõ nét về chiến trường Gia Định mà còn gây được hứng thú đối với học sinh

2.3.4 Rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh nhân vật lịch sử:

Để giúp HS khai thác tốt tranh ảnh nhân vật lịch sử, từ đó tạo được biểu tượng về nhân vật lịch sử, góp phần thực hiện tốt việc giáo dục nhân cách , đạo đức

Trang 10

cách mạng cho HS , bản thân thường xuyên hướng dẫn và hình thành cho HS kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử Để thúc đẩy sự quan sát sâu của HS , bản thân đã

ra một số câu hỏi gợi ý: Nhân vật này là ai? Ở đâu? Sống ở thời đại nào? Những nét đặc trưng về lịch sử nhân vật? Những đóng góp của nhân vật cho lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới? Qua nhân vật này em rút ra được điều gì cho bản thân?

Ví dụ: Khi dạy bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân

Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX thì học sinh cần phải khai thác hình 59 trang 125 và để khai thác hình ảnh này học sinh cần phải:

- Xác định chủ đề của hình ảnh 59: Chân dung Vua Hàm Nghi- vị vua yêu nước ra

ra chiếu Cần Vương để kêu gọi toàn dân đứng lên giúp vua đánh giặc

- Thu nhận các thông tin từ hình 59: Vua Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch ( em ruột vua Kiến Phúc) , lên ngôi lúc 14 tuổi, được bá quan văn võ đồng tình, toàn dân công nhận Ông là vị vua trẻ tuổi quả cảm, có ý chí chống Pháp, tiêu biểu cho tinh thần tự cường của dân tộc ta

Ngày đăng: 14/07/2020, 12:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh này có chủ đề là gì? - Rèn luyện kỹ năng khai thác kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử ở lớp 11 trên máy chiếu đa năng ở trường THPT yên định 3
nh ảnh này có chủ đề là gì? (Trang 13)
Thu nhận thông tin từ hình ảnh: vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi nổ súng đầu tiên vì: Đà Nẵng là cảng nước sâu, tàu chiến của Pháp có thể đi lại dễ dàng - Rèn luyện kỹ năng khai thác kênh hình trong học tập bộ môn lịch sử ở lớp 11 trên máy chiếu đa năng ở trường THPT yên định 3
hu nhận thông tin từ hình ảnh: vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi nổ súng đầu tiên vì: Đà Nẵng là cảng nước sâu, tàu chiến của Pháp có thể đi lại dễ dàng (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w