1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế trò chơi học tập phân môn luyện từ và câu ở lớp 3

19 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 365,5 KB

Nội dung

Đây là lí do để tôi chọn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế trò chơi học tập phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3.” 1.2 Mục đích nghiên cứu - Rà soát hệ thống bài học, bài tập phân m

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP

PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3

1

Giải pháp 1 Phân chia các loại bài Luyện từ và câu lớp 3 5

2.3

2

Giải pháp 2: Thiết kế các trò chơi phù hợp với các loại bài

tập Luyến từ và câu lớp 3

10

2.3

3

Giải pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho

việc tổ chức trò chơi học tập

13

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

13

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho con, việc học Tiếng Việt sẽ giúp các con hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ Thông qua môn Tiếng Việt, các con sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm

Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh

Đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học - lứa tuổi đang trong giai đoạn

hình thành về nhân cách và tư duy Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn là bước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ

Phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Nó không những cung cấp kiến thức về từ ngữ mà còn mở rộng vốn

từ để viết văn, phát triển ngôn ngữ và học các môn học khác Đối với học sinh lớp 3 đây là phân môn khó, học sinh ngại học bởi vốn kiến thức của các em còn hạn chế Nhiều giáo viên ngại đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đơn điệu, nhàm chán Bên cạnh đó một bộ phận các bậc phụ huynh học sinh thiếu sự quan tâm đến con em nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dạy học

Từ thực tế dạy và học Luyện từ và câu hiện nay, tôi nhận thấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu là rất cần thiết Chính vì vậy là một giáo viên dạy lớp 3 tôi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp các em hoàn thành tốt mục tiêu của môn học Đây là lí do để tôi chọn nghiên cứu sáng kiến

kinh nghiệm “Thiết kế trò chơi học tập phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3.” 1.2 Mục đích nghiên cứu

- Rà soát hệ thống bài học, bài tập phân môn Luyện từ và câu lớp 3

- Đưa ra các biện pháp để thiết kế hệ thống trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế một số trò chơi học tập phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp

Trang 4

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

- Áp dụng trò chơi học tập vào tiết dạy Luyện từ và câu ở lớp 3 không những giúp các em lĩnh hội đựơc kiến thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức đó

- Tiết học nhẹ nhàng phong phú hơn, học sinh học mà chơi, chơi mà học, tạo đựơc hứng thú học tập cho học sinh

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Mục tiêu dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học

Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là sự cụ thể hoá mục tiêu của môn học Tiếng Việt - dạy cho học sinh sử dụng tiếng Việt làm công cụ giao tiếp và học tập - Thể hiện ở chương trình, sách giáo khoa: việc lựa chọn sắp xếp nội dung cũng đảm bảo nguyên tắc giao tiếp: coi trọng thực hành giao tiếp, coi trong việc tạo tình huống giao tiếp cho người học; các khái niệm lý thuyết cũng được hình thành từ việc thực hành giao tiếp của người học và được xây dựng dưới dạng qui tắc hướng dẫn hoạt động giao tiếp; ngữ liệu sinh động, chân thực gần gũi với đời sống giao tiếp hàng ngày

2.1.2 Mục tiêu dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3

- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu (thông qua các mô hình) và thành phần câu (thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2 Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa (thông qua các bài tập)

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu

- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học tiếng Việt

2.1.3 Khái niệm về trò chơi, trò chơi học tập

Để có tiết học tốt thì nội dung bài học và phương pháp dạy học cần có sự gắn bó phù hợp Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học

Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung kiến thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân để tham gia trò chơi Thông qua hoạt động này, các con được củng cố vận dụng kiến thức

đã học vào tình huống của trò chơi Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức Qua trò chơi giáo viên có thể đánh giá học sinh về kiến thức nội dung bài học, năng lực và phẩm chất đạo đức Tham gia trò chơi học tập học sinh được rèn luyện các kĩ năng: Giao tiếp, hợp tác, ra quyết định, tìm kiếm sự giúp đỡ Qua trò chơi học sinh biết sử dụng vốn từ, kiến thức ngữ pháp trong diễn đạt Cũng qua trò chơi học sinh bộc lộ sở trường, năng lực bản thân, kích thích trí tò mò và khả năng tư duy độc lập

Trang 5

Trò chơi học tập giúp cho tiết học trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng, tạo ra môi trường học tập thân thiện, gần gũi, giúp cho quá trình học tập trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, hình thức học tập đa dạng hơn

2.1.4 Nguyên tắc để xây dựng trò chơi

- Trò chơi phải được xây dựng trên hệ thống kiến thức luyện từ và câu: Để xây dựng một trò chơi học tập phải xác định được trò chơi ấy nhằm cung cấp kiến thức gì, kiến thức đó nằm ở đâu trong hệ thống kiến thức chung của phân môn, của lớp học, bậc học

- Trò chơi phải được xây dựng dựa trên điều kiện thực tế của đối tượng học sinh như: độ tuổi của đối tượng, vốn từ của đối tượng, điều kiện lớp học,

2.2 Cơ sở thực tiễn:

2.2.1 Cấu trúc chương trình sách giáo khoa phân môn Luyện từ và câu

Nội dung phân môn Luyện từ và câu gồm: 31 tiết học và một số tiết ôn tập giữa

kỳ, cuối kỳ

Phần từ: các con được mở rộng vốn từ về các chủ đề: Thiếu nhi, gia đình, trường học, cộng đồng, quê hương, các dân tộc, thành thị, nông thôn, tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, thiên nhiên Đồng thời các con được ôn về: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm và địa phương Phần câu:Các con được ôn tập, bổ sung kiến thức về câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Tìm hiểu về hai bộ phận chính của câu và các bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì ?

Kiến thức về câu gắn liền với dấu câu cùng với hai biện pháp so sánh và nhân hóa Chương trình Luyện từ và câu lớp 3 được thể hiện qua hàng trăm bài tập ứng dụng nhằm mở rộng hệ thống hóa làm phong phú vốn từ cho học sinh

và cung cấp những kiến thức ban đầu về câu cho học sinh lớp 3, có thể nhận biết về từ và câu, sử dụng từ và câu vào việc đọc, viết câu văn, đoạn văn và vận dụng vào giao tiếp hàng ngày

Chúng ta đều biết nội dung dạy học quy định phương pháp dạy học, vì vậy

để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài, từng hoạt động, giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của tiết học đó Hơn nữa, cho dù là sử dụng hình thức dạy học nào thì giáo viên cũng cần phải có những hiểu biết đáng kể về nội dung kiến thức của bài học đó, nếu không sự buồn tẻ, nghèo nàn của tiết học sẽ là điều khó tránh khỏi Chính vì thế để có thể dạy có chất lượng môn Luyện từ và câu, tôi đã trang bị cho mình một số vốn kiến thức nhất định về môn học này Trước hết tôi nghiên cứu kĩ mục tiêu môn học và đọc sách giáo khoa để nắm được nội dung chương trình Chương trình Luyện từ và câu lớp 3 ngoài việc luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu còn

Trang 6

bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, giúp các em có ý thức sử dụng Tiếng Việt một cách văn hóa trong giao tiếp Đồng thời còn giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm Do đó, ngoài kiến thức sách giáo khoa và hiểu biết của bản thân, tôi còn giành thời gian tìm hiểu, tham khảo thêm những thông tin

có liên quan, mang tính cập nhật qua sách báo, qua các chương trình truyền hình

và chú ý sưu tầm những câu chuyện dân gian, những câu thành ngữ, tục ngữ và

cả những lễ hội tiêu biểu cho các vùng miền nhằm giúp học sinh được mở rộng hiểu biết Những thông tin, những mẩu chuyện nho nhỏ này sẽ được lồng ghép trong trò chơi học tập sẽ góp phần làm cho giờ học bớt căng thẳng, việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn

2.2.2 Thực tế về việc dạy học của giáo viên

* Thuận lợi:

- Phân môn Luyện từ và câu là sự tích hợp kiến thức từ ngữ và ngữ pháp Hệ thống kiến thức trong chương trình sách giáo khoa được xây dựng ở dạng bài tập, do đó giáo viên và học sinh thực hiện tương đối dễ dàng trong quá trình dạy học Hệ thống các kiến thức này học sinh đã được làm quen từ các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập viết,

- Đến lớp 3, kĩ năng đọc, viết của học sinh đã tương đối vững chắc Việc dạy kiểu câu trần thuật đơn theo mẫu tương đối thuận lợi

- Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ

- Về phía giáo viên: Giáo viên có trình độ trên chuẩn về trình độ chuyên môn, nhiều năm dạy ở khối lớp 3 nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, vốn từ khá phong phú, thường xuyên đổi mới, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Bản thân rất yêu nghề, mến trẻ, tích cực học hỏi

- Luôn được đồng nghiệp tương trợ giúp đỡ, cùng nhau đoàn kết hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Về phía học sinh: Do điều kiện vùng miền nên vốn từ tương đối khá Học sinh có đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập

* Khó khăn:

- Trong chương trình luyện từ và câu ở lớp 3, giáo viên và học sinh được tiếp cận với một mảng kiến thức mới như là các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh Tuy chỉ mới ở dạng bài tập nhận biết ( chưa gọi tên các biện pháp tu từ) nếu giáo viên không nghiên cứu kĩ, hiểu rõ bản chất của biện pháp tu từ này thì

sẽ gặp khó khăn trong việc giúp học sinh hiểu và sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên trong khi nói và viết

Tình hình thực tế học sinh lớp 3 ở đây các em còn ham chơi, ngại học, nhút nhát, thiếu tự tin, một số ít các em vẫn còn hạn chế về vốn từ

Trang 7

* Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng phân môn Luyện từ và câu đầu năm học của lớp 3B năm học 2019 – 2020 như sau:

Sĩ số

học sinh

Lớp 3B

Häc sinh Hoàn thành tốt

Häc sinh Hoàn thành

Häc sinh Chưa hoàn thành

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, thông qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy:

Trong giờ học Luyện từ và câu, người giáo viên thường tổ chức cho học sinh học tập theo các hình thức: đưa ra hệ thống câu hỏi soạn sẵn, yêu cầu học sinh nối tiếp nhau trả lời câu hỏi hay phát phiếu bài tập cho học sinh thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện báo cáo trước lớp Cách dạy này đã giúp học sinh ôn tập, củng cố được những kiến thức, kĩ năng đã học Tuy nhiên chưa gây được hứng thú cho học sinh cũng như còn hạn chế trong việc giúp các em tiếp thu toàn diện bài học

Trong thời gian gần đây một số giáo viên đã bắt đầu chú ý thiết kế, tổ chức mang tính hình thức, chưa thường xuyên, liên tục mà chỉ mang tính đối phó trong các giờ thao giảng Những tiết thao giảng, nếu có tổ chức trò chơi thì cả thầy và trò đều lúng túng Điều đó cho thấy giáo viên vẫn ngại tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh Bởi thế trò chơi học tập còn mang tính khiên cưỡng, chưa hiệu quả Bên cạnh đó trong các trường đào tạo giáo viên cũng chưa chú trọng việc trang bị kĩ năng tổ chức trò chơi cho giáo viên Sự linh hoạt của giáo viên khi chuyển các dạng bài tập truyền thống thành các trò chơi còn nhiều hạn chế Về phía học sinh, do không được chơi trò chơi học tập thường xuyên nên kĩ năng chơi, sự hứng thú chưa thực sự linh hoạt, tích cực Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhàm chán, gây nên hiệu ứng ngược là các em chơi theo kịch bản đã tập sẵn

Trước thực trạng trên, tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế nào để giờ học Luyện từ và câu không tẻ nhạt, làm thế nào để các con có hứng thú và yêu thích khi học Luyện từ và câu? Tôi thấy cần tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với nội dung từng bài và mang không khí vui vẻ, thoải mái đến cho học sinh qua các trò chơi học tập

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp 1 Phân chia các loại bài Luyện từ và câu lớp 3

- Dạng 1: Các dạng bài về từ:

Đối với dạng bài về từ lại được chia thành hai dạng nhỏ:

+ Dạng bài mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề: Các từ ngữ cùng chủ đề có thể tìm trong văn bản đã học hoặc ở ngoài các văn bản ấy Sách giáo khoa không cung

Trang 8

cấp hay áp đặt cho học sinh một danh sách từ có sẵn để các em học thuộc lòng

mà chỉ nêu định hướng để các em dựa vào những văn bản đã học hoặc huy động vốn từ tiềm tàng của bản thân các em để tích hợp các từ thành một hệ thống nhằm giúp các em làm quen, nhớ từ và sử dụng đúng

Ví dụ: Tìm các từ:

a Chỉ trẻ em M: thiếu niên

b Chỉ tính nết trẻ em M: ngoan ngoãn

c Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em M: thương yêu

( Tiếng Việt lớp 3, tập 1) + Dạng bài ôn tập về từ: Nhằm giúp học sinh luyện tập sử dụng các từ đã được

mở rộng hoặc ôn tập lại các loại từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm

đã học ở mức độ đơn giản Dạng bài này thường được thiết kế dưới dạng điền từ vào chỗ trống Dạng bài này cũng có tác dụng trong việc giúp học sinh rèn kĩ năng lựa chọn từ và kết hợp từ

Đối với dạng bài tập về từ nên tổ chức trò chơi “ Ai nhanh? Ai đúng?” là thích hợp nhất

- Dạng 2: Các bài tập về câu:

+ Dạng bài về tìm các bộ phận câu theo mẫu:

Việc dạy về câu ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3 chưa đi sâu về việc dạy khái niệm về câu hay gọi tên các thành phần cấu trúc của câu, cũng chưa phân biệt các bộ phận chính, bộ phận phụ của câu như ở các lớp trên Ở lớp 3, việc dạy câu chỉ dừng lại ở việc làm quen, tập sử dụng, phân biệt các kiểu câu theo mẫu nên các dạng bài tập về câu cũng được thiết kế theo mẫu câu dùng để hỏi, tương ứng với câu dùng để trả lời thông qua các dấu hiệu về các bộ phận dùng để hỏi như: Ai? (cái gì? hoặc con gì?) để hỏi về chủ ngữ; Là gì( làm gì hoặc như thế nào?) để hỏi về vị ngữ

* Câu theo mẫu Ai – là gì? là loại câu kể có vị ngữ thường là danh từ

Ví dụ: Tìm các bộ phận của câu:Trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? Trả lời cho câu hỏi là gì? Trong các câu sau:

a Thiếu nhi là măng non của đất nước

b Chích Bông là bạn của trẻ em

( Tiếng Việt lớp 3)

* Câu theo mẫu Ai – làm gì? Là loại câu kể có vị ngữ thường là động từ

Ví dụ: Tìm các bộ phận của câu: Trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Trả lời cho câu hỏi Làm gì? Trong các câu sau:

a Đàn sếu đang sải cánh trên cao

b Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về

Trang 9

c Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi

( Tiếng Việt lớp 3)

* Câu theo mẫu Ai – thế nào? Là loại câu có vị ngữ thường là tính từ

Ví dụ: Tìm các bộ phận của câu: Trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Thế nào? Trong các câu sau:

a Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm

b Những hạt sương sớm long lanh như bóng đèn pha lê

c Chợ hoa đông nghịt người

( Tiếng Việt lớp 3)

Yêu cầu về các dạng bài tập này chủ yếu là nhận biết các bộ phận câu thông qua việc tìm các bộ phận trả lời cho các câu hỏi để có thể phân biệt được các kiểu câu Học sinh phân biệt được kiểu câu sẽ giúp các em sử dụng đúng các kiểu câu

đó trong khi nói và viết

+ Dạng bài về dấu câu:

* Dạng bài về dấu phẩy: Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu

Cụ thể:

Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu

Ví dụ: Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu

em Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa

( Tiếng Việt lớp 3)

Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu

Ví dụ: Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà

( Tiếng Việt lớp 3)

Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ với bộ phận chú thích nó

Ví dụ: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh

( Tiếng Việt lớp 3)

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép

Ví dụ: Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt

( Tiếng Việt lớp 3)

Về yêu cầu của dạng bài về dấu phẩy ở lớp 3, thường được trình bày dưới hình thức cho trước câu văn, đoạn văn rồi yêu cầu học sinh đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp Học sinh sẽ thực hiện đặt dấu phẩy bằng cách đọc ngắt nghỉ tự nhiên

để xác định các ranh giới đã nói ở trên

Trang 10

* Dạng bài về dấu chấm câu:

- Dấu chấm:

Dấu chấm là dấu thường dùng để đánh dấu kết thúc các câu kể Đôi khi dấu chấm cũng được dùng để đánh dấu kết thúc các câu khiến hoặc câu câu cảm mà

ý cầu khiến hay ý cảm thán không mạnh lắm

- Dấu chấm hỏi: là dấu thường dùng để đánh dấu kết thúc các câu hỏi

- Dấu chấm than: Là dấu thường dùng để kết thúc các câu cảm thán, câu cầu khiến với ý cầu khiến hay cảm thán mạnh

Dạng bài về dấu câu ở lớp 3 thường có các hình thức như: Lựa chọn dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, và dấu câu khác để điền vào chỗ chấm thích hợp, điền dấu câu vào chỗ thích hợp để ngắt câu hoặc chữa lỗi sử dụng sai dấu câu trong các đoạn văn,

Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 28, bài tập 3( Tiếng Việt 3, tập 2) trình bày như sau:

3 Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau?

NHÌN BÀI CỦA BẠN

Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à

- Vâng Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long Nếu không bắt trước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

* Dạng bài về dấu hai chấm: Dấu hai chấm là dấu dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể hoặc lời giải thích của nhân vật nào đó Dạng bài tập về dấu hai chấm ở lớp ba được trình bày dưới dạng điền vào ô trống trong đoạn văn

Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 32, bài tập 1 và bài tập 2 ( Tiếng Việt 3, tập 2) Trình bày như sau:

1 Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn sau Cho biết mỗi dấu hai chấm được dùng làm gì.

Bồ Chao kể tiếp:

- Đầu đuôi là thế này: Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn Chợt Tu

Hú gọi tôi: “ Kìa, hai cái trụ chống trời!”

Võ Quảng

2 Trong mẩu chuyện sau có một số ô trống được đánh số thứ tự Theo em,

ở ô nào cần điền dấu chấm, ô nào cần điền dấu hai chấm?

Ngày đăng: 13/07/2020, 09:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nội dung: Tuần 15, Luyện tập câu có hình ảnh so sánh. - Thiết kế trò chơi học tập phân môn luyện từ và câu ở lớp 3
i dung: Tuần 15, Luyện tập câu có hình ảnh so sánh (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w