1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bồi dưỡng hứng thú học tập phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập

41 1,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 305,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với sự phát triển về mọi mặt của xã hội, đất nước đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo ra một lớp người năng động ,sáng tạo nhằm đáp ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho các mục tiêu kinh tế, xã hội. Việc đổi mới mục tiêu giáo dục đã thực hiện thông qua việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa, thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp giáo dục kĩ năng sống và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.Trong đó “ Học mà chơi chơi mà học ” là một trong những phương pháp giúp học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kiến thức một cách tự giác và hứng thú. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung học tập lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài: Bồi dưỡng hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập. 2. Lịch sử nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về hứng thú học tập môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng xuất hiện sớm nhưng việc nghiên cứu bồi dưỡng hứng thú học tập chưa được các nhà khoa học và các nhà giáo quan tâm. Hiện tại chỉ những tài liệu gián tiếp bàn về hứng thú học tập Tiếng Việt chủ yếu khơi gợi, tìm tòi các biện pháp dạy học Tiếng Việt sao cho hay, cho vui. Đó là những cuốn sách tham khảo như : “Những bài tập tiếng việt lí thú” (Trương Đức Thành), “Chuyện vui chữ nghĩa” ( Nguyễn Văn Trứ ) , “Tiếng Việt lí thú ” (Trịnh Mạnh)... Các quyển sách trên đều dẫn người đọc đi đến một kết luận : nếu biết sứ dụng nguồn tư liệu và bài tập phù hợp kết hợp với phương pháp tổ chức học tập nhạy bén với ngữ cảnh... thì người thầy sẽ có được một buổi lên lớp với môn Tiếng Việt thành công, học sinh sẽ có một buổi học Tiếng Việt đầy hứng thú. Tiếp theo là những tài liệu đi sâu hơn vào vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập Tiếng Việt. Đó là những giáo trình hoặc những chuyên đề được đăng lên các tạp chí khoa học giáo dục như : “Bồi dưỡng hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Việt” (Lê Xuân Thại) , “ Để có những thành công của học sinh trong giờ học Tiếng Việt những ngày đầu tiên đến trường” (Lê Phương Nga). Các giáo trình và tài liệu trên đã đề cập đến biện pháp tạo hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học nhưng chưa hoàn chỉnh và nhất là chưa khái quát hóa các biện pháp tạo hứng thú thành lí luận để đội ngũ giáo viên ứng dụng vào giờ dạy Tiếng Việt. Việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt là một việc làm có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy vấn đề này cần được quan tâm đúng mức. Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tôi tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập cho học sinh lớp 3 với mong muốn nâng cao hơn nữa kết quả học tập. 3. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiều học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Góp phần gây hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu cho học sinh. Trò chơi học tập không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. Tạo cho các em có cơ hội phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Một số trò chơi phân môn Luyện từ và câu lớp 3 gây hứng thú học tập cho học sinh. Đối tượng: Học sinh lớp 3. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu. Tìm hiểu các trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau: Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, tôi sử dụng phương pháp quan sát là chính. Ngoài ra tôi sử dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ như phương pháp điều tra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết tôi sử dụng phương pháp đọc sách và tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài. 7. Đóng góp mới của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, tôi muốn đóng góp một số trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 để bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu , kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu cho học sinh thông qua xây dựng hệ thống trò chơi học tập. Chương 2 : Một số trò chơi phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Chuơng 3 : Thực nghiệm sư phạm

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểuhọc – Mầm non , cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Nga - người đãtrực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trongquá trình thực hiện đề tài

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của tôi còn có rấtnhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo và các bạnđồng nghiệp

Xin chân thành cám ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp mới của đề tài 3

8 Kết cấu của đề tài 3

NỘI DUNG CHÍNH 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH THÔNG QUA XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP 5

1.1 Vị trí của phân môn Luyện từ và câu trong trường Tiểu học: 5

1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học: 8

1.3.Cơ sở ngôn ngữ học 9

1.4 Nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học 10

1.5 Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập 12

1.5.1 Hứng thú, hứng thú học tập và ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học 12

1.5.2 Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập 13

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 15

2.1 Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu 15

2.1.1 Thiết kế trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu: 15

2.1.2 Cách tổ chức trò chơi: 16

2.2 Giới thiệu một số trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 16

Trang 3

2.3 Hiệu quả 25

2.3.1 Về phía học sinh : 25

2.3.2 Về phía giáo viên: 26

2.3.3.Chất lượng giảng dạy: 26

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHỤ LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển về mọi mặt của xã hội, đất nước đang trongthời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dụcnhằm đào tạo ra một lớp người năng động ,sáng tạo nhằm đáp ứng cho xã hộinguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho các mục tiêu kinh tế, xã hội

Việc đổi mới mục tiêu giáo dục đã thực hiện thông qua việc đổi mớichương trình và thay sách giáo khoa, thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợpgiáo dục kĩ năng sống và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiếp tục thựchiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Việt cùng vớicác môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quantrọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện

Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Tiếng Việt nói chung và phânmôn luyện từ và câu nói riêng thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt,giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướngdẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh họctập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽdiễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ởbậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh

Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cáchlôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.Trong đó “ Học mà chơi -chơi mà học ” là một trong những phương pháp giúp học sinh tích cực tham giavào hoạt động thực hành rèn luyện kiến thức một cách tự giác và hứng thú Tròchơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nộidung học tập lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em Thôngqua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng, củng cố,khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú

Trang 5

trong học tập, trong việc làm Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi một cáchthường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao.

Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài: Bồi dưỡng hứng thú

học tập phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập.

2 Lịch sử nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về hứng thú học tập môn Tiếng Việt nói chung vàphân môn Luyện từ và câu nói riêng xuất hiện sớm nhưng việc nghiên cứu bồi dưỡnghứng thú học tập chưa được các nhà khoa học và các nhà giáo quan tâm Hiện tại chỉnhững tài liệu gián tiếp bàn về hứng thú học tập Tiếng Việt chủ yếu khơi gợi, tìm tòicác biện pháp dạy học Tiếng Việt sao cho hay, cho vui Đó là những cuốn sách thamkhảo như : “Những bài tập tiếng việt lí thú” (Trương Đức Thành), “Chuyện vui chữnghĩa” ( Nguyễn Văn Trứ ) , “Tiếng Việt lí thú ” (Trịnh Mạnh) Các quyển sách trênđều dẫn người đọc đi đến một kết luận : nếu biết sứ dụng nguồn tư liệu và bài tập phùhợp kết hợp với phương pháp tổ chức học tập nhạy bén với ngữ cảnh thì người thầy

sẽ có được một buổi lên lớp với môn Tiếng Việt thành công, học sinh sẽ có một buổihọc Tiếng Việt đầy hứng thú Tiếp theo là những tài liệu đi sâu hơn vào vấn đề tạohứng thú cho học sinh trong việc học tập Tiếng Việt Đó là những giáo trình hoặcnhững chuyên đề được đăng lên các tạp chí khoa học giáo dục như : “Bồi dưỡng hứngthú của học sinh đối với môn Tiếng Việt” (Lê Xuân Thại) , “ Để có những thành côngcủa học sinh trong giờ học Tiếng Việt những ngày đầu tiên đến trường” (Lê PhươngNga) Các giáo trình và tài liệu trên đã đề cập đến biện pháp tạo hứng thú học tậpTiếng Việt cho học sinh Tiểu học nhưng chưa hoàn chỉnh và nhất là chưa khái quáthóa các biện pháp tạo hứng thú thành lí luận để đội ngũ giáo viên ứng dụng vào giờdạy Tiếng Việt

Việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt là một việc làm có ý nghĩaquan trọng Vì vậy vấn đề này cần được quan tâm đúng mức Do thời gian nghiên cứu

có giới hạn nên tôi tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng hứng thú học tập phân mônLuyện từ và câu thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập cho học sinh lớp 3với mong muốn nâng cao hơn nữa kết quả học tập

Trang 6

3 Mục đích nghiên cứu

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiều học theo phươnghướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cườnghoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu Hình thành và rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn

Góp phần gây hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu cho học sinh.Trò chơi học tập không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còngiúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó

Tạo cho các em có cơ hội phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Một số trò chơi phân môn Luyện từ và câu lớp 3 gâyhứng thú học tập cho học sinh

Đối tượng: Học sinh lớp 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu về phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu

Tìm hiểu các trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh trong phân mônLuyện từ và câu lớp 3

6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, tôi sử dụng phương phápquan sát là chính Ngoài ra tôi sử dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ nhưphương pháp điều tra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết tôi sử dụng phương pháp đọcsách và tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài

7 Đóng góp mới của đề tài

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi muốn đóng góp một số trò chơi học tập trongdạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 để bồi dưỡng hứng thú học tập chohọc sinh

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu , kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương:

Trang 7

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng hứng thú học tập phân mônLuyện từ và câu cho học sinh thông qua xây dựng hệ thống trò chơi học tập.Chương 2 : Một số trò chơi phân môn Luyện từ và câu lớp 3.

Chuơng 3 : Thực nghiệm sư phạm

Trang 8

NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH THÔNG QUA XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP

1.1 Vị trí của phân môn Luyện từ và câu trong trường Tiểu học:

Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng choviệc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Môn tiếng Việt cũng nhưnhững môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhậnthức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tưduy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người

Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nóiriêng , phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng trong chươngtrình, có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một sốkiến thức về từ ,câu

Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thựchiện chức năng giao tiếp Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyếtđịnh tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học Việc dạy Luyện từ

và câu nhằm mở rộng ,hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cungcấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặtcâu để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình một cách tốt nhất

Học tốt môn này sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt các môn khác

Về vị trí của phân môn Luyện từ và câu, nó chiếm một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt lớp 3 nói riêng Phân môn này được hình thành trên cơ sở của hai phân môn cũ trước đây là từ ngữ và ngữ pháp Việc nhập hai phân môn lại với nhau dựa vào quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học mới Theo quan điểm trên, việc dạy kiến thức Tiếng Việt không tách rời việc cung cấp kiến thức của môn học khác Đồng thời các phân môn khác nhau trong Tiếng Việt cùng gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau Luyện từ và câu là một phân môn khoa học cung cấp cho học

Trang 9

sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu

và khả năng diễn đạt cho học sinh."Việc dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học có một tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành năng lực sử dụng từ và sửdụng

câu.Việc dạy từ không thể tách rời việc dạy câu Từ và câu có vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Từ chỉ cho chúng ta biết khái niệm, còn câu mới chochúng ta biết một thông báo Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn

vị nhỏ nhất có thể thực hiện khả năng giao tiếp Muốn hiểu rõ những đặc điểm khác nhau về từ, cần đặt từ vào trong câu Ngược lại, câu được cấu tạo nên bởi

số lượng từ nhất định Do đó việc dạy từ và câu trong phân môn Luyện từ vàcâu

Bên cạnh đó, việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản, rèn cho các em kĩ năng dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách linh hoạt Thông qua phân môn Luyện từ và câu hướng dẫn cho học sinh việc nghe, nói, đọc, viết và phát triển ngôn ngữ trí tuệ cho trẻ Một học sinh khi

sỡ hữu số lượng từ phong phú, điều đó có nghĩa là các em đã hiểu biết về thế giới xung quanh mình nhiều hơn, các em đã lưu giữ được kinh nghiệm, bài học

về cuộc sống tốt hơn thông qua các khái niệm mà các em đã có được

Đồng thời nhờ có vốn từ dồi dào giúp các em tư duy một cách chính xác,Không có vốn từ đồng nghĩa với việc các em không đủ điều kiện để diễn đạt một cách sinh động, đầy đủ ý nghĩ của mình Khi vốn từ ngày càng được

mở rộng, phong phú thì việc giao tiếp của các em trở nên tốt hơn trong cuộcsống cũng như học tập, sinh hoạt và vui chơi của mình Chính vì lẽ đó, việc dạy Luyện từ và câu có tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành cho các em năng lực sử dụng từ và cách đặt câu Đặc biệt, khi học tốt phân môn này sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác

Về nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu, phân môn này có vị trí rất quan trọng trong môn Tiếng Việt Nó đảm nhiệm các nhiệm vụ cơ bản như : mở

Trang 10

rộng hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số kiến thức sơ giản về từ

và câu; rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu; bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng khi nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp

Đối với nhiệm vụ mở rộng hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một

số kiến thức sơ giản về từ và câu Trong việc dạy nghĩa từ, giáo viên giúp họcsinh nắm và hiểu được nghĩa của từ cung cấp cho học sinh những từ mới và nghĩa của những từ đã biết, giúp các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ Việc dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện

ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa của từ, phát hiện ra nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau Đồng thời trong quá trình

hệ

thống hóa vốn từ, giáo viên giúp học sinh sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ Công việc này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiều từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo , tức là kĩ năng liên tưởng để huyđộng vốn từ Dạy cho học sinh sử dụng từ phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lờinói và lời viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được học sinh sửdụng thường xuyên Tích cực hóa vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữtrong hoạt động nói năng của mình Bên cạnh đó, giáo viên dạy cho học sinhbiết cách đặt câu, sử dụng kiểu câu đúng mẫu

Đối với nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, sơ giản ban đầu, cần thiết và vừa sức với các em Luyện từ và câu trang bị cho họ sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại Đồng thời cung cấp các kiến thức về câu như: cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp

Trang 11

Đối với nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng khi nói

và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp.Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một hệ thống vốn từ đa dạng và phong phú Thông qua việc dạy Luyện từ và câu tạo cho học sinh thói quendùng từ đúng khi nói và viết thành câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câuđúng để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình một cách tốt nhất Vì vậy, giáoviên phải dạy cho học sinh cách dùng từ đúng, hiểu nghĩa của từ, từ đó học sinhthêm yêu ngôn ngữ mẹ đẻ, có ý thức trong việc sử dụng Tiếng Việt

1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học:

Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụthể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấpnên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt độngquá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí

Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khichúng không tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thútrong học tập và phải thường xuyên được luyện tập

Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiệntượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh

Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các emchóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạyhọc, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các tròchơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức

Về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, ta nhận thấy cơ thể của các em đang ở thời kì phát triển.Cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơnđiệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí

Ở lứa tuổi này các em thiếu hiểu biết về mọi mặt, đặc biệt là nhận thức về thực tế cuộc sống Như N.X.leytex đã khắc họa "Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế" Chúng hay

tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng, luôn tin vào những phép nhiệm

Trang 12

màu

kì diệu là có thật Từ đó mà các em thêu dệt nên những giấc mộng hoài bão rất

dễ thương, đáng yêu mang màu sắc tuổi thơ.Học sinh Tiểu học thiếu kiên trì, bền bỉ dễ hưng phấn nhưng cũng nhanh chán nên chúng không tập trung cao độ

Vì vậy, người giáo viên cần phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.Tâm hồn các em còn hết sức trong sáng, hồn nhiên như trang giấy trắng còn mới tinh Ở độ tuổi các em rất dễ xúc động, thích tiếp xúc với một sự vật hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.Học sinh Tiểu học giàu cảm xúc, cả tin dễ chia sẻ với bạn bè và người mình tin yêu Các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương chiều chuộng từ người lớn, luôn mong muốn được che chở quan tâm.Năng lực hoạt động của các em còn hạn chế Nhận thức tư duy của học sinh độ tuổi này còn mang tính trựcquan chưa cụ thể.Chúng rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảmxúc song cũng chóng chán Do vậy, trong quá trình dạy học giáo viên phải sửdụng đa dạng hình thức dạy học như : đồ dùng dạy học, đưa học sinh tham quanthực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ, nhằm củng cố khắcsâu kiến thức bằng cách tạo hứng thú học tập cho các em

1.3.Cơ sở ngôn ngữ học

Ta thấy những thành tựu trong ngôn ngữ học về bản chất ngữ nghĩa của các từ, các lớp từ là cơ sở những giờ dạy lý thuyết về từ, giáo viên phải nắm được dần dần từng bước cho học sinh làm quen với những khái niệm của từ, tính nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, Dựa trên bình diện phát triển lời nói, dạy từ phải tính đến đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ, quan hệ trực tiếp của từ với thế giới bên ngoài Việc dạy từ cần được trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ Hai mặt này gắn chặt với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Đồng thời, việc dạy từ nhất thiết phải tính đến những quan hệ ý nghĩa của từ với những từ khác bao quanh trong các phong cách chức năng Như vậy, cần tính đến cơ sở ngôn ngữ học của dạy từ, đócũng chính là cơ sở của việc đề xuất nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong

Trang 13

hệ thống ngôn ngữ khi dạy từ Để việc hình thành khái niệm nắm cấu trúc ngữpháp cho học sinh được tiến hành một cách thuận tiện phải đảm bảo sự thốngnhất giữa nội dung và hình thức Đây là một nguyên tắc có tính ngôn ngữ học.

Nó đòi hỏi quá trình dạy phải luôn giúp học sinh nhận ra dấu hiệu nội dung vàdấu hiệu hình thức của của khái niệm, cấu trúc của từ

1.4 Nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học

Để dạy Luyện từ và câu một cách có mục đích, có kế hoạch người giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc dạy học như: nguyên tắc giao tiếp; nguyên tắc tích hợp; nguyên tắc trực quan và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ pháp

Đối với nguyên tắc giao tiếp, giáo viên cần chú ý giao tiếp là chức năng

xã hội của ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất củaloài người Việc thay tên gọi hai phân môn "từ ngữ" và "ngữ pháp" của chươngtrình Tiếng Việt cũ bằng "Luyện từ và câu" ở chương trình Tiếng Việt mới là sựphản ánh quan điểm dạy học trong Luyện từ và câu Nó đòi hỏi việc dạy học từ,câu nằm trong quỹ đạo dạy Tiếng Việt như là một công cụ giao tiếp nhằm thựchiện mục tiêu của chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới hình thành và pháttriển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập vàgiao

tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi.Vì thế, nguyên tắc giao tiếp cũng chính là sự vận dụng nguyên tắc thực hành của lí luận dạy học vàodạy học tiếng mẹ đẻ nên còn gọi là nguyên tắc thực hành Trong dạy học Luyện

từ và câu không chỉ được thực hiện trên phương diện nội dung mà cả ở phương pháp dạy học.Vì phương pháp dạy học, trước hết là các kĩ năng Tiếng Việt phải được hình thành và phát triển thông qua hệ thống bài tập mang tính tình huống phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên Như vậy, nguyên tắc giao tiếp trong dạy Luyện từ và câu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt động ngôn ngữ thường xuyên Đó là những yêu cầu thực hiện bài tập miệng, bài viết trình bày ý nghĩa tình cảm, ứng dụng tri thức lý thuyết vào bài tập Đa dạng hóa các hình thức ứng dụng nhằm phát triển ngôn ngữ lời nói Quán triệt nguyên tắc giao tiếp

Trang 14

trong luyện từ và câu chính là việc hướng đến xây dựng nội dung dạy học.Đồng thời việc làm giàu vốn từ, dạy từ phải gắn với đời sống với việc làm giàunhững biểu tượng tư duy, bằng con đường quan sát trực tiếp và thông qua cáchoạtđộng lời nói Phải thiết lập được mối quan hệ đúng đắn giữa hình ảnh bằnglời nói sinh động, những kinh nghiệm lời nói và những kinh nghiệm sống đãđược bổ sung Dạy học phải đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết ngữ pháp vàthực hành ngữ pháp với mục đích phát triển kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ Đối với nguyên tắc tích hợp, giáo viên cần chú ý không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa đặc điểm ngữ pháp của từ thì không thể đặt câu đúng, đồng thời nếu không nắm vững quy tắc đặt câu thì dù có vốn từ phong phú, dù nắm chắc nghĩa của từ vẫn không thể trình bày được ý nghĩ của mình một cách đúng đắn, mạch lạc Vì vậy, luyện từ và luyện câu không thể tách rời Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy Luyện từ và câu phải được hình thành mọi lúc, mọi nơi ngoài giờ học, trong các môn học Tất cả các môn học và các phân môn Tiếng Việt đều có vai trò lớn trong Luyện từ và câu Chúng mở rộng sự hiểu biết về thế giới, con người, góp phần làm giàu vốn từ ngữ và cách trình bày có tínhchất

chuyên ngành Chúng sẽ bổ sung vốn tiếng mẹ đẻ cho học sinh Đối với nguyên tắc trực quan, giáo viên cần biết được ý nghĩa của những hình ảnh, những biểu tượng của trẻ em về thế giới xung quanh là một tổ hợpcần thiết cho bất kỳ việc dạy học nào Quan điểm này là cơ sở của nguyên tắctrực quan Việc dạy từ đồng thời tác động đến học sinh bằng vật thật (hoặc vậtthay thế) và bằng lời nói Quá trình học, học sinh phải kết hợp cả nghe, nói, đọc,viết từ và câu Các ngữ liệu giáo viên đưa ra làm cơ sở xem xét trong giờ họcLuyện từ và câu phải thực sự tiêu biểu Đồng thời, để đảm bảo việc sử dụng tàiliệu trực quan hiệu quả thì giáo viên phải nắm chắc mục đích nội dung, nhiệm

vụ bài học đó yêu cầu Qua đó giáo viên nhìn nhận để chọn ra tài liệu trực quanphù hợp đảm bảo mục đích yêu cầu của tiết học Trên cơ sở đó, giáo viên xâydựng kế hoạch sử dụng tài liệu trực quan phù hợp với từng bước lên lớp, từngnội dung, nhiệm vụ dạy học

Trang 15

Đối với nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thứcngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu Giáo viên cần chú ý đến quá trìnhhình thành khái niệm cũng đồng thời là quá trình học sinh nắm những thao tác tưduy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa và cụ thểhóa.

Khi tiến hành dạy học sinh về hình thành khái niệm phải chú ý đến việcđối chiếu từ trong việc giải nghĩa từ, đặt từ trong các hệ thống hàng ngang, hàng dọc, phẩm chất xã hội để xem xét và sử dụng.Đồng thời, phải đặt câu trong ngữ cảnh, trong văn bản để xem xét

1.5 Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng hứng thú học tập phân môn Luyện từ

và câu cho học sinh Tiểu học thông qua việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập.

1.5.1 Hứng thú, hứng thú học tập và ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học.

1.5.1.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập của học sinh Tiểu học.

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, nó

có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trìnhhoạt động

Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, hấp dẫn bởi nội dunghoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động , làm tăng hiệu quả của hoạtđộng nhận thức , tăng sức làm việc

Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thúhọc tập : Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng củahoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nótrong đời sống cá nhân

1.5.1.2 Ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.

Hứng thú giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quảcủa quá trình học tập, nhờ hứng thú mà quá trình học tập có thể giảm mệt mỏi,

Trang 16

căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo và quyết địnhkết quả học tập của học sinh Đồng thời, hứng thú học tập không chỉ có mốiquan hệ khăng khít với tri thức của học sinh mà còn tăng thích thú học tập củahọc sinh Tiểu học giai đoạn hiện nay.

Hứng thú học tập góp phần hình thành quan hệ nhân cách cho học sinh là

cơ sở để học sinh đề ra nhiệm vụ học tập điều khiển hoạt động tự học ở nhà củahọc sinh

Hứng thú học tập là phương tiện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạycủa giáo viên , là điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú học tập và lao độngcủa học sinh Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt là mônTiếng Việt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên , tăng sựthích thú học tập của học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay

1.5.2 Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập

Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quátrình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi

Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật củatrò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành độngtrò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không

Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn vớikiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơihọc sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của tròchơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹnăng đã học Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn Tiếng Việt đượcđưa vào trò chơi

Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quantrọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em Chính vì vậy các em luôn tìmmọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi Được chơi các em

sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại

Trang 17

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp họcsinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyện củng

cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt độngchơi

Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ

sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui vàhấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn

Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục

chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao chophù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thực hành nhưngphải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học

Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm mộtviệc gì đố nhiều thời gian vì thề giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các

em trong giờ học; cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi Cónhư vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học

tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển Và việc vận dụng tròchơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu là hết sức cần thiết

Trang 18

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP PHÂN MÔN

LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3

2.1 Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu

Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức

và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

2.1.1 Thiết kế trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu:

Tổ chức trò chơi học tập để dạy phân môn Luyện từ và câu nói chung vàphân môn Luyện từ và câu lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bàihọc, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phùhợp Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy tiếng Việt có hiệu quả cao thìđòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảmbảo các yêu cầu sau:

- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học

-Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 3, phù hợp với khảnăng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường

- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú

- Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo

- Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh

* Cấu trúc của Trò chơi học tập:

- Tên trò chơi

-Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹnăng nào Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong tròchơi

- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơihọc tập

- Nêu lên luật chơi: chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối vớingười chơi, quy định thắng thua của trò chơi

-Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi

Trang 19

- Nêu lên cách chơi.

2.1.2 Cách tổ chức trò chơi:

- Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút

- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:

+ Nêu tên trò chơi

+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi

2.2 Giới thiệu một số trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu áp dụng trong quá trìnhdạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3

*Trò chơi 1: “Tìm nhanh từ chỉ đặc điểm”

Mục đích

- Nhận biết nhanh các từ chỉ đặc điểm

- Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt

Trang 20

Trời mây bát ngátXanh ngắt mùa thu.”

- Số đội chơi: 2 đội Mỗi đội gồm 5 em tham gia (học sinh cả lớp cổ vũ vàlàm trọng tài)

- Thời gian chơi: từ 3 đến 5 phút

- Cách chơi:

+ Mỗi đội chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ trên

+ Gv yêu cầu từng thành viên trong đội chơi lên gạch một gạch dưới các từchỉ đặc điểm trong khổ thơ Em đầu tiên lên gạch một từ chỉ đặc điểm rồi đixuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nốicho đến em cuối cùng Trong thời gian như nhau, đội nào xác định được đúngnhiều từ nhất thì được điểm cao Mỗi từ xác định đúng được tính 2 điểm ( ví dụ:xanh, bát ngát, xanh mát, xanh ngắt), mỗi từ xác định sai bị trừ 2 điểm Đội nàođược nhiều điểm thì đội đó thắng

* Trò chơi 2 : “Truyền điện”

b/ Một bông hoa trong vườn

c/ Một buổi sớm mùa đông

- Gv chia lớp thành 3 tổ: tổ 1 và 2 tham gia chơi, tổ 3 làm trọng tài

- Thời gian chơi từ 3 đến 5 phút

Ngày đăng: 29/04/2017, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w