L ỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận văn Thạc sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý an toàn lao động và đề xuất các giải
Trang 1L ỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận
văn Thạc sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý an toàn lao động
và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động khi xây dựng nhà cao
t ầng ”.Đã hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong bản
đề cương đã được phê duyệt;
Trước hết Tác giả bầy tỏ lòng biết chân thành tới Trường đại học Thủy lợi đã đào tạo, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này;
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Gs.Ts Vũ Thanh Te đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ của luận văn đặt ra;
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô phòng đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa công trình, Bộ môn công nghệ quản lý và xây dựng, các Thầy Cô
tại thư viện trường ĐH Thủy Lợi, Khoa kinh tế đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình làm luận văn;
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định Tác giả rất mong muốn được sự góp ý, chỉ bảo chân tình của các Thầy Cô và cán bộ đồng nghiệp đối với bản luận văn Xin trân trọng
cảm ơn!
Hà N ội, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Học viên cao học
Hoàng Ng ọc Phương
Trang 2B ẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây
Hà N ội, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Học viên cao học
Hoàng Ng ọc Phương
Trang 3M ỤC LỤC
M Ở ĐẦU 1
1 Tính c ấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Cách ti ếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
5 K ết quả dự kiến đạt được của đề tài 3
Kết luận và kiến nghị 3
Tài liệu tham khảo 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG TRÊN CAO C ỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4 1.1.T ổng quan về tình hình an toàn lao động trong xây dựng 4
1.1.1 Tình hình chung 4
1.1.2.Tình hình tai nạn lao động ở các địa phương: 6
1.2 Một số vụ TNLĐ điển hình xảy ra khi làm việc trên cao, đánh giá nguyên nhân 8
1.3 Đánh giá chung về công tác quản lý an toàn lao động khi làm việc trên cao 14
1.4 K ết luận chương 1 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ KHI THI CÔNG T ẠI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG 18
2.1 H ệ thống pháp luật, chế độ chính sách về ATLĐ ở Việt Nam 18
2.2 Các quy định về an toàn lao động 23
2.2.1 Trách nhi ệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác ATLĐ 23
2.2.2 Trách nhi ệm của các cấp ngành và TC Công đoàn trong công tác ATLĐ 25 2.2.3 Trách nhi ệm của các chủ thể đối với AT trong thi công xây dựng CT 27
2.2.4 Công tác ATLĐ trong các doanh nghiệp 30
2.3 C ở sở lý thuyết về quản lý 32
2.3.1 Khái ni ệm về quản lý dự án và quản lý ATLĐ của dự án 32
2.3.2 Nguyên t ắc quản lý ATLĐ của dự án 33
Trang 42.3.3 Công c ụ quản lý ATLĐ 33
2.4 Cơ sở lý thuyết về ATLĐ 34
2.4.1 M ột số khái niệm về ATLĐ 34
2.4.2 Nguyên nhân 36
2.4.3 H ậu quả 41
2.5 Th ực trạng về công tác quản lý ATLĐ khi thi công trên cao của một số công trình xây d ựng nhà cao tầng 42
2.5 Kết luận chương 2 51
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TNLĐ KHI THI CÔNG TRÊN CAO TRONG XÂY D ỰNG NHÀ CAO TẦNG 52
3.1 S ự cần thiết của việc nâng cao công tác quản lý ATLĐ khi thi công trên cao 52
3.2 Khó khăn trong việc quản lý ATLĐ khi thi công trên cao của các dự án 53
3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu TNLĐ khi thi công trên cao trong xây dựng nhà cao tầng 55
3.3.1 Kế hoạch quản lý ATLĐ khi thi công trên cao cho công trình Nhà Quốc Hội 57
3.3.1.1 N ội dung của kế hoạch quản lí ATLĐ khi thi công trên cao cho công trình Nhà Qu ốc Hội 58
3.3.1.2 L ập và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí ATLĐ khi thi công trên cao cho công trình Nhà Qu ốc Hội 61
3.3.1.3 Hi ệu chỉnh kế hoạch quản lí ATLĐ khi thi công trên cao 61
3.3.2 Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo ATLĐ khi thi công trên cao cho công trìn h Nhà Quốc Hội 62
3.3.2.1.Nh ững biện pháp chung 62
3.3.3.3.Bi ện pháp cụ thể phòng ngừa tai nạn trong thi công trên cao của một s ố dạng công tác chính cho công trình Nhà Quốc Hội 66
3.4 K ết luận chương 3 93
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 97
Trang 5DANH M ỤC BẢNG VIẾT TẮT
Trang 6DANH M ỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1 Báo cáo về tình hình TNLĐ của các địa phương trên cả nước năm 2014 6
Hình 1.1 Công trình xảy ra vụ tai nạn lao động 9
Hình 1.2.Tấm đan BT nặng hàng tấn đổ sập 9
Hình 1.3.Công trình xây dựng nhà ở nơi xảy ra vụ sập dàn giáo khiến một thợ sơn thiệt mạng 9
Hình 1.4.Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn 10
Hình 1.5.Hiện trường vụ sập mái nhà thờ khiến hàng chục người thương vong 10
Hình1.6.Tòa nhà TTTT KH & CN phía Nam 11
Hình1.7.Công trình nơi xảy ra vụ tai nạn 11
Hình 1.8 Một phần khung sắt dùng làm giàn giáo đổ sập xuống 11
Hình 2.1 Công trình xây dựng tại ngõ 240 Khương Đình - Hà Nội 43
Hình 2.2 CT trụ sở NN&PTNT hoành tráng nhưng thi công không đảm bảo ATLĐ 44
Hình 2.3.Làm việc chót vót trên cao nhưng NLĐ không thắt đai bảo hộ 44
Hình 2.4.Công nhân làm việc không bảo đảm ATLĐ 45
Hình 2.5 Dự án Trụ sở làm việc của công ty Điện lực Hà Tĩnh- Đ.Xô Viết- TP Nghệ Tĩnh 45
Hình 2.6.CN xây dựng luôn đối mặt với nhiều mối nguy hiểm đến tính mạng 46
Hình 2.7 Xây dựng là lĩnh vực dễ xảy ra tai nạn lao động 46
Hình 2.8.Một số CTNCT chỉ có những mảnh lưới bên ngoài để ‘che mắt’ cơ quan 47 chức năng 47
Hình 2.9 Và rất nhiều CN đang đánh đổi mạng sống của mình khi làm việc trên cao 47 Hình 3.1:Phối cảnh tổng thể công trình Nhà quốc hội 55
Hình 3.2: Mặt bằng phối cảnh tổng thể công trình Nhà quốc hội 56
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức thi công đảm bảo an toàn 57
Hình 3.4 Tổ chức và quản lý an toàn lao động phải bao gồm mọi hoạt động của cả người sử dụng lao động và nhà thầu 63
Trang 7Hình 3.5 Sử dụng cần trục để vận chuyển vật liệu tại công trường 67
Hình 3.6 Sử dụng thang máy để vạn chuyển vật liệu tại công trường 67
Hình 3.7 Sử dụng thang an toàn 69
Hình 3.8 Lắp dựng dàn giáo 72
Hình 3.9.Hệ thống giàn giáo được lắp dựng hoàn chỉnh 74
Hình 3.10 Các cấu kiện bê tông đúc sẵn chuẩn bị được lắp ghép 76
Hình 3.11 Lắp dựng kết cấu thép đảm bảo an toàn 77
Hình 3.12 Thi công phần mái 80
Hình 3.13 Sử dụng thiết bị nâng an toàn 83
Hình 3.14 Sử dụng cần trục tháp đảm bảo an toàn 86
Hình 3.15 Công tác lắp kính đảm bảo an toàn 87
Hình 3.16 Công tác ốp đảm bảo an toàn 87
Hình 3.17 Sử dụng tranh áp phích an toàn tại công trường 92
Trang 8M Ở ĐẦU
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Đất nước phát triển song hành với đó là sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật xây dựng, việc xây dựng cơ sở hạ tầng công trình ngày càng trở nên phổ biến
và rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực như : xây dựng dân dụng, giao thông, thủy
lợi, công nghiệp…
Xây dựng dân dụng điển hình là các trung cư cao tầng, các tòa nhà cao ốc văn phòng và các tòa tháp tryền hình Xây dựng thủy lợi có các tháp van, các con đập ngăn nước Giao thông vận tải thì có các cây cầu vượt sông, các cây cầu phân
luồng …
Thi công xây dựng là ngành nghề có yếu tố rủi do cao, mức độ nguy hiểm
phụ thuộc vào từng loại công trình Một công trình xây dựng thành công không chỉ
nằm ở khâu chất lượng mà đặc biệt còn là an toàn của người lao động Trên một công trình với sự tham gia của nhiều những đơn vị thi công, có quá nhiều những nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến việc gây ra sự cố công trình và tai nạn lao động Thế nhưng, trong thực tế hiện nay vấn đề đảm bảo an toàn lao động cho công nhân làm việc tại các công trình xây dựng chưa được người sử dụng lao động
và người lao động chú trọng Có chăng, chỉ dừng lại ở việc trang bị một số dụng cụ
bảo hộ lao động đơn giản như áo quần, găng tay, khẩu trang…
Trong thời gian gần đây một số vụ tai nạn lao động xảy ra trên các công trình đang xây dựng báo hiệu một vấn đề đáng được quan tâm, tai nạn lao động trở thành
mối lo thường trực đối với nhiều công nhân xây dựng
Theo số liệu thống kê củaBộ Lao động Thương binh và Xã hội XH)11-2014, tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng thường chiếm khoảng 30% trong tổng số các vụ chết người Trong đó có tới 55% do ngã cao, 24%
(BLĐTB-gặp các vấn đề về điện, 10% do sập đổ thiết bị trên công trình và 10% do không có, không sử dụng hoặc có nhưng không bảo đảm chất lượng về phương tiện bảo vệ cá nhân
Trang 9Thi công trên cao là một trong những nhóm công việc nguy hiểm nhất trong xây dựng và ngã cao là tai nạn phổ biến, đa dạng và thường hay xảy ra nhất Các câu hỏi được đặt ra ở đây là:
Tại sao có nhiều sự cố gây tai nạn khi làm việc trên cao?
Phải làm gì để tạo ra vùng làm việc an toàn?
Cần làm gì để giảm thiểu các tai nạn lao động khi thi công trên cao?
Khi mà những quy định về an toàn lao động bị lãng quên.Vấn đề về kinh phí
và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong công tác giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động khi thi công công trình xây dựng còn nhiều bất
cập và chưa có đối sách hợp lý Ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động nói chung và tai nạn do thi công trên cao nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội, đây là một công trình mang tính xã hội nhân văn sâu sắc Công tác an toàn trong thi công xây
dựng là công việc giữ gìn sinh mạng của người lao động cũng là giữ vững hạnh phúc của gia đình người lao động
Công nghiệp xây dựng, mục đích đầu tiên chính là để phục vụ cuộc sống con
người,bảo vệ con người Xuất phát từ thực tế đó tác giả chọn đề tài “ nghiên cứu
th ực trạng công tác quản lý an toàn lao động và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thi ểu tai nạn lao động khi xây dựng nhà cao tầng ”với mong muốn công cuộc lao
động và xây dựng hoàn thành tốt đẹp theo đúng nghĩa cao cả của ngành: “an toàn là
bạn, tai nạn là thù, xây dựng cuộc sống con người ”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đáng giá thực trạng công tác quản lý an toàn lao động khi thi công trên cao Dựa trên cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp
nhằm giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc xảy ra khi xây dựng công trình nhà cao tầng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : công tác quản lý an toàn lao động
Phạm vi nghiên cứu: công tác an toàn lao động khi thi công trên cao cho công trình xây dựng nhà cao tầng
4 Cách ti ếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách ti ếp cận:
Trang 10Thu thập tài liệu thông qua các công trình thực tế, tiến hànhnghiên cứu tổng quan
về công tác quản lý an toàn lao động khi thi công trên cao cho các công trình xây dựng ở nước ta hiện nay, phân tích đề xuất được các phương án nhằm giảm thiểu tai nạn lao động cho các công trình xây dựng trong tương lai
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tổng quan
+ Phương pháp thu thập, phân tích số liệu và tổng kết kinh nghiệm
+Phương pháp lý thuyết
+Phương pháp ứng dụng
5 K ết quả dự kiến đạt được của đề tài
Đề tài đã khảo sát và phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng về công tác
quản lý an toàn lao động khi thi công trên cao tại các công trình xây dựng nói chung
và công trình nhà cao tầng nói riêng
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu được tai nạn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình nhà cao tầng
Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 phần chính bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về tình hình an toàn lao độngkhi thi công trên cao
c ủa các công trình xây dựng ở nước ta hiện nay
- Chương 2: Cơ sở khoa học và hệ thống phápluật về an toàn lao động Phân
tích th ực trạng về công tác quản lý an toàn lao động khi thi công tại một số công trình xây d ựng nhà cao tầng
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động khi thi
công trên cao trong xây d ựng Nhà cao tầng
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG TRÊN CAO C ỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1.T ổng quan về tình hình an toàn lao động trong xây dựng
1.1.1 Tình hình chung
Việt Nam đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang công nghiệp, kéo theo là sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh
Số lượng người tham gia vào hoạt động này ngày một tăng lên, trong khi công tác
an toàn lao động (ATLĐ) vẫn chưa theo kịp.Tình hình ATLĐ những năm qua nói chung diễn ra rất phức tạp.Trong khi đó xây dựng lại là ngành tập trung nhiều lao động nhất Lực lượng lao động trong xây dựng chiếm khoảng 10% trong tổng số lực lượng lao động
Xây dựng hiện là ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong thu
nhập kinh tế quốc dân Lĩnh vực xây dựng bao gồm cả xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, từ thành thị, khu công nghiệp đến các vùng nông thôn, các công trình xây dựng đã và đang làm thay đổi bộ mặt đất nước Xây dựng thể hiện bộ mặt của cuộc sống sung túc, đời sống tinh thần được nâng cao, xây dựng an toàn, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình
và bản thân người tạo ra nó. Tuy nhiên, xây dựng luôn nằm trong nhóm các ngành
có nguy cơ cao về yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại và mức độ mất (ATLĐ)
Trên một công trường xây dựng tập trung nhiều ngành nghề, nhiều công việc nặng nhọc (đào nền móng, đổ bê tông, vận chuyển vật liệu, xây lắp, lắp đặt hệ thống
hạ tầng, điện, nước…), mức độ cơ giới hoá thi công xây dựng chưa cao nên phần lớn người lao động (NLĐ) phải làm việc thủ công, nặng nhọc Thêm nữa điều kiện
lao động trong xây dựng có đặc thù riêng như địa điểm làm việc luôn thay đổi; Phần
lớn công việc phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết xấu Nhiều công việc nặng nhọc thường buộc NLĐ làm việc trong tư thế g ̣ò bó, không thuận lợi, làm việc chênh vênh trên cao, dưới lòng đất, dưới trời nắng gắt hoặc gió rét… làm suy giảm sức khoẻ NLĐ và nguy cơ xảy ra TNLĐ rất cao
Theo thông báo mới nhất số 653/TB- LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (BLĐTB-XH) Năm 2014, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 6.709 vụ
Trang 12tai nạn lao động (TNLĐ), với 6.941 người bị nạn, trong đó 592 vụ TNLĐ làm chết người, 166 vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên, 630 người chết, 1.544 người bị thương nặng So với năm 2013, số vụ TNLĐ tăng 14 vụ (0,2%), tổng số nạn nhân tăng 56 người (0,8%), số vụ TNLĐ chết người tăng 30 vụ (5,3%), số người chết tăng 3 người (0,47%), số người bị thương nặng tăng 38 người (2,0%) Đặc biệt, số
vụ TNLĐ gây chết người trong lĩnh vực xây dựng đang ngày càng gia tăng Có tới 30% trên tổng số vụ TNLĐ hiện nay rơi vào lĩnh vực xây dựng (trong đó 55% do ngã, 24% vướng các vấn đề về điện, 10% do sập đổ thiết bị trên công trình, 10% liên quan đến phương tiện bảo vệ cá nhân) Nguyên nhân xảy ra TNLĐ do người sử
dụng lao động (NSDLĐ) chiếm tới 72,7%; lỗi do NLĐ chỉ chiếm khoảng 13,4%; còn lại là do khách quan
Những con số trên đã chỉ rõ thực trạng về ATLĐ tại Việt Nam đang bị chính người quản lý lao động và NLĐ lãng quên khi liên tiếp các vụ tai nạn xảy ra mà nguyên nhân chính vẫn là việc thờ ơ trước các quy định về an toàn, bảo hộ trong lao động Song đó chỉ là con số báo cáo, trên thực tế, số vụ TNLĐ và số người chết, bị thương vì TNLĐ cao gấp nhiều lần Thiệt hại do TNLĐ lên tới hàng nghìn tỷ đồng/năm Hàng trăm vụ TNLĐ đang diễn ra trên toàn quốc mỗi ngày không chỉ cướp đi sinh mạng của những người vốn là trụ cột kinh tế trong gia đình mà còn kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng, khiến nhiều gia đình tan nát
Để hạn chế tình trạng mất ATLĐ trong lĩnh vực xây dựng, thời gian qua, các cấp công đoàn đã quan tâm duy trì, phát triển mạng lưới ATLĐ trong các DN, đồng thời tổ chức tuyên truyền phổ biến về ATLĐ tới công nhân Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của NSDLĐ và NLĐ, đã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm ATLĐ tại các đơn vị, công trường xây dựng Nhưng những công tác này mới chỉ gói gọn trong một vài công trình, nhiều biện pháp được đưa ra còn bất cập và chưa thực sự hợp lý Do đó, cần có các biện pháp tăng cường quản lý, tăng cường nhận thức về ATLĐ cho các đối tượng lao động tham gia vào lĩnh vực này
Trang 131.1.2.Tình hình tai nạn lao động ở các địa phương:
Theo báo cáo của cục an toàn lao động (Bộ LĐ&TBXH), tình hình ATLĐ tại các địa phương đang có chuyển biến xấu dần, mất ATLĐ gây TNLĐ, vẫn đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng TNLĐ hàng năm có chiều hướng gia tăng cả
về số lượng và tần suất, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhà nước (NN), của doanh nghiệp(DN) và của tư nhân
Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong năm 2014 (chiếm 51% tổng số người chết vì TNLĐ trên toàn quốc):
TNLĐ
Số vụ TNLĐ chết người
Số người bị nạn
Số người chết
Số người bị thương nặng
B ảng 1.1 Báo cáo về tình hình TNLĐ của các địa phương trên cả nước năm 2014
* Số liệu trong báo cáo tình hình ATLĐ theo phân tích các vụ mất ATLĐ gây tai nạn
từ các biên bản điều tra TNLĐ thì :
- Tình hình TNLĐ chết người theo loại hình cơ sở sản xuất:
+ Loại hình công ty TNHH chiếm 35,6% số vụ tai nạn chết người và 35,7% số người chết
Trang 14+ Loại hình công ty cổ phần chiếm 29,4% số vụ tai nạn chết người và 29,9% số người chết
+Loại hình DNNN, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 15,8% số
- Lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người
+ Lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết + Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 11% tổng số vụ và 12% tổng số người
chết;
+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm 9,4% tổng số vụ và 8,5% tổng số người chết;
+ Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,5 % tổng số vụ và 5,8% tổng số người chết;
- Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm người chết nhiều nhất
+ Ngã từ trên cao chiếm 30,7% tổng số vụ và 30,8% tổng số người chết
+ Điện giật chiếm 23,8% tổng số vụ và 21,8% tổng số người chết;
+ Vật rơi, đổ sập chiếm 14,9% tổng số vụ và 14,7% tổng số người chết
+ Tai nạn giao thông chiếm 12% tổng số vụ và 12% tổng số người chết;
+ Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 7,9% tổng số vụ và 7,2% tổng số người chết; + Vật văng, bắn chiếm 3,5% tổng số vụ và 3,15 tổng số người chết
có tỉ trọng cao nhất với ngã cao chiếm 30,7% trong tổng số vụ và 30,8% tổng số người
chết; vật rơi, đổ sập chiếm 14,9% tổng số vụ và 14,7% tổng số người chết; điện giật chiếm 23,8% tổng số vụ và 21,8% tổng số người chết;
Trang 15Bởi vì, xây dựng là lĩnh vực diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, từ những công trình
trọng điểm của cả nước đến những công trình xây dựng khu công nghiệp, dân dụng Đối tượng lao động tham gia cũng rất đa dạng và đông Có những lực lượng xây dựng chính quy từ những DNNN được đào tạo tương đối bài bản, nhưng cũng có rất nhiều lao động ở nông thôn tranh thủ khi nông nhàn tham gia vào xây dựng Mặc dù biết mình chưa qua đào tạo, huấn luyện, nhưng vì mưu sinh nên họ vẫn làm việc
Hơn nữa là nhà thầu giám sát, thi công thiếu kiểm tra, không huấn luyện an toàn, không trang bị đủ phương tiện an toàn, thi công chồng chéo Chủ đầu tư chưa
thực hiện đủ quyền, nghĩa vụ trong thi công công trình Chính những điều này gây nên TNLĐ làm cho tình hình ATLĐ ngày càng trở nên mất kiểm soát và phức tạp
Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là làm sao phải hạn chế được số vụ tai nạn xây
dựng với tai nạn do thi công trên cao được đặt lên hàng đầu
1.2 Một số vụ tai nạn lao động điển hình xảy ra khi làm việc trên cao, đánh giá nguyên nhân
Trên thực tế trong số các tai nạn lao động trong xây dựng như : tai nạn do thi công trên cao (ngã cao, vật rơi, giật điện…), tai nạn do hào rãnh, chấn thương do hóa chất, chấn thương do ráng sức, thiết bị nặng, cháy nổ thì thi công trên cao trong xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất, đồng thời thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
Tai nạn do thi công trên cao rất đa dạng, xảy ra dưới nhiều hình thức và do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể xảy ra trong tất cả các dạng công tác thi công như xây, lắp đặt, tháo dỡ cốp pha, lắp đặt cốt thép đổ đầm bê tông,lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiện (trát, quét vôi,trang trí,…)
Cùng phân tích một số vụ tai nạn lao động xảy ra gần đây tại các công trình xây
dựng trên cả nước để có cái nhìn chân thực nhất về vấn đề này:
Điển hình là vụ tai nạnlao động xảy ra vào sáng 21/8/2014 tại công trình nhà ở
do ông Hà Văn Sáng làm chủthuộc tổ 7, ấp 4, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.Cụ thể, khi anh Nguyễn Hữu Trí (28 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn), Nguyễn Văn Thòn (ngụ huyện Củ Chi) và ông Phạm Phú Phi (46 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) đứng trên mái hiên nhà để tô tường Bất ngờ, tấm đan từ phía trên đầu rơi xuống đè lên người làm anh Trí tử vong tại
Trang 16chỗ, hai người còn lại hốt hoảng nhảy từ độ cao 7m xuống đất bị thương Trong đó, anh Thòn phải nhập viện cấp cứu, may mắn anh Phi chỉ bị xây xát nhẹ
H 1-1 C ông trình xảy ra vụ tai nạn lao động H 1.2 Tấm đan BT nặng hàng tấn đổ sập
- Vụ tai nạn lao động xảy ra vào trưa 7/10/2014, trong lúc bắc giàn giáo để lăn sơn nước cho công trình xây dựng nhà tại hẻm 205 Phạm Văn Chiêu, P14Q Gò Vấp, TPHCM, anh Nguyễn Văn Hải (33 tuổi, quê Thanh Hóa) đã ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong
Hình 1.3 Công trình xây dựng nhà ở nơi xảy ra vụ sập dàn giáo khiến
một thợ sơn thiệt mạng
- Vụ tai nạn lao động tiếp theo xảy ra vào chiều 26/5, tại xã Hoằng Đạo, huyện
Hoằng Hóa (Thanh Hóa) khiến 1 thợ xây tử vong tại chỗ Nạn nhân tên Phong (53 tuổi, trú xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa).Trong lúc đang tháo giàn giáo mái cổng, anh Phong bất ngờ bị khối bê tông phía trên sập xuống, đè ngang người, tử vong tại chỗ
Trang 17Hình 1.4 Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn
- Vụ tai nạn lao động xảy ra vào ngày 25.12, tại công trường thi công giai đoạn 2
của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trên đường Đồng Khởi, thuộc địa phận phường Tam Hòa, TP.Biên Hòa đã xảy ra 1 vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong
Nạn nhân được xác định là anh Lê Thế Trình (SN 1987, quê huyện Như Thanh,
tỉnh Thanh Hóa) Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên, anh Trình cùng 3 lao động khác đang tiến hành tháo giàn giáo ở tầng 10 của tòa nhà thì giàn giáo bị sập khiến anh Trình rơi xuống hệ thống lưới tầng 6, rồi tiếp tục văng ra, rơi xuống đất và tử vong
- Vụ tai nạn vào 10h sáng 17/1, khi hàng chục công nhân và người dân đang thi công đổ bê tông phần mái nhà thờ Giáo họ Ngọc Lâm - Linh Sơn - Đồng Hỷ (Thái Nguyên) thì phần mái bất ngờ đổ sập Tất cả những người làm trên mái bị ngã nhào,
nằm lẫn lộn trong bê tông và cốt pha Vụ tai nạn này đã khiến 2 người tử vong và hàng
chục người bị thương
Hình 1.5.Hiện trường vụ sập mái nhà thờ khiến hàng chục người thương vong
Trang 18- Khoảng 2h30 ngày 9/1, hơn 10 công nhân có mặt thi công công trình toà nhà Trung tâm Thông tin KH & CN phía Nam (phường 8, quận 11, TPHCM) Trong lúc máy bơm bêtông tươi lên sàn tầng 6 thì bất ngờ giàn giáo đổ sập khiến 6 công nhân có mặt trên sàn bị trượt ngã theo và bị thương, kẹt lại trong giàn giáo
Hình1.6.Tòa nhà TTTT KH & CN phía Nam Hình1.7.Công trình nơi xảy ra vụ tai nạn
Hình 1.8 Một phần khung sắt dùng làm giàn giáo đổ sập xuống
Đánh giá nguyên nhân:
Các vụ tai nạn với không ít cái chết thương tâm đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ an toàn lao động trong các công trường xây dựng hiện nay.Ở tất cả các vụ tai nạn lao động kể ra ở trên nguyên nhân chính chủ yếu là do người lao động chủ quan, không tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn, công nhân tự ý làm việc, thao tác khi không được phân công nhiệm vụ
Trang 19Tai nạn khi thi công trên cao và đặc biệt là ngã cao xảy ra nhiều nhất khi công nhân làm việc tại những vị trí xung quanh chu vi công trình, trên những kết
cấu bộ phận nhô ra ngoài công trình (mái đua, lan can, hành lang, con xôn ) Ngã khi đang làm việc trên mái nhất là những vị trí có độ dốc lớn, mái lợp bằng những
vật liệu giòn, dễ gẫy, vỡ
Tai nạn cũng thường xảy ra khi công nhân di chuyển đến vị trí làm việc của
họ (leo lên đỉnh tường, trên các kết cấu lắp ghép, trên giàn giáo, cốp pha, cột thép )
Nguyên nhân khác nữa là giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật (kê đệm, mặt sàn không chắc chắn ), không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do đổ ngã giàn giáo
Một điều dễ nhận thấy rằng, những người bị tai nạn trong quá trình xây dựng
chủ yếu là lao động tự do, không được tập huấn về an toàn lao động Đối với những lao động này, cứ miễn kiếm được tiền là họ vào làm ngay, không cần quan tâm đến
an toàn, hay những vật dụng an toàn, trợ giúp trong quá trình lao động.Công nhân
chủ yếu vẫn đội mũ mềm, ít sử dụng mũ bảo hộ; nhiều công nhân làm việc trên độ cao hàng chục mét nhưng không có đai bảo vệ là những hình ảnh thường thấy trên các công trường xây dựng Nguy hiểm hơn chính là nhận thức, tình trạng của người
vận hành và làm việc với thiết bị Sự cẩu thả, bất cẩn trong lúc vận hành cũng như tình trạng mệt mỏi do ở độ cao, áp lực công việc và cả… thói quen không sợ xảy ra
sự cố, đều có thể dẫn đến tai nạn, nếu như không có sự giám sát quản lý
Dưới đây là một số những trích dẫn về nội dung câu trả lời của các công nhân khi được hỏi về vấn đề an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình:
Anh Nguyễn Văn Cường (28 tuổi, quê Phú Thọ), thợ hồ đang thi công ở quận
3 khi được hỏi sao không sử dụng phương tiện BHLĐ đã trả lời: “Cánh thợ hồ chúng em ít khi đội mũ bảo hộ vì toàn làm công trình nhỏ, chả có gì nguy hiểm cả
Đội vào nhiều khi vướng víu, mồ hôi ra khó chịu lắm, cứ mũ vải cho nhẹ nhàng ”
Anh Nguyễn Văn Thao làm phụ hồ, quê ở Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) cho biết:
“Khi thi công những công trình từ 2 đến 3 tầng, chúng tôi hầu như không đội mũ
Trang 20bảo hiểm vì rất vướng víu, bất tiện Còn giày BHLĐ thì càng ít sử dụng vì không quen Trong khi nhiều khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn, như không có
hệ thống che chắn, sàn thao tác, lan can bảo vệ, thiếu hệ thống đèn tín hiệu, biển
cấm nguy hiểm…”
Anh Nguyễn Văn Trí trú tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, chuyên làm phụ
hồ ở các công trường xây dựng cho biết: “Khi thi công những công trình từ 5 - 6
tầng, chúng tôi không đội mũ bảo hiểm vì rất vướng víu, bất tiện Còn giày BHLĐ thì càng ít sử dụng vì không quen Nhiều khi tay phải xách thùng hồ nặng, đi trên
những toà nhà cao tầng cũng sợ bị ngã nhưng làm dần rồi quen”
“Mấy anh em chúng tôi ngại đội mũ vì mỗi lần thèm hút thuốc thấy rất vướng
bận Đi đôi giày BHLĐ cũng thấy không tự nhiên, khó làm lắm Với lại độ cao cũng chưa thấy có vẻ nguy hiểm gì nên anh em chưa đội mũ” Đó là lý lẽ của ông Nguyễn Văn Thơ (TP Hồ Chí Minh), một công nhân đang làm việc trong công trình xây dựng mà không sử dụng trang phục, phương tiện BHLĐ
- Bên cạnh ý thức của công nhân, lao động tự do còn có một phần lỗi của các
chủ công trình, thầu xây dựng Ông Nguyễn Đình Hớn, là cai thầu đã hơn 10 năm nay cho biết: “Anh em tôi từ phụ hồ mà lên làm thợ xây Nhóm này do tôi tuyển dụng Vì không được đào tạo nên chúng tôi có biết nhà thầu vi phạm cái gì Người
ta sắm gì thì chúng tôi dùng cái đó Anh em cũng được tập huấn phòng cháy chữa cháy và BHLĐ nhưng rồi đâu lại vào đó”
Một Giám đốc công ty xây dựng xin được giấu tên đưa ra các lý do: “Hầu như các loại thuế đè lên doanh nghiệp rất nặng, chẳng hạn bảo hiểm xã hội, các loại thuế, tính tổng lại chúng tôi không có lợi nhuận Cho nên cần phải tiết giảm một số
bộ phận trong điều hành công việc Anh em công nhân ráng làm để lấy ngày công thôi chứ không tính đến ATLĐ ”
Những chủ thầu thường quá tập trung vào tiến độ sản xuất nên thường thúc
ép thợ của mình làm hết công suất, kể cả vào những thời điểm giờ nghỉ trưa hay ca đêm Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, họ cắt bớt những trang thiết bị ATLĐ Việc các ngành chức năng chưa quản lý chặt chẽ, thiếu kiểm tra giám sát thương xuyên cũng
là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ATLĐ
Trang 21- Trong báo cáo của bộ LĐTBXH nguyên nhân được đưa ra ở đây là 72,7%
là do NSDLĐ cụ thể:
+ NSDLĐ không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 26,7% tổng số vụ
+ Thiết bị không đảm bảo ATLĐ chiếm 18,3% tổng số vụ
+ Người sử dụng lao động không huấn luyện ATLĐ cho NLĐ chiếm 11,4%
tổng số vụ
+ Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 12,3% tổng số vụ
+ Do NSDLĐ không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 4%
Nguyên nhân t ừ người lao động chiếm 13,4% cụ thể:
+ NLĐ bị nạn vi phạm quy trình, quy chuẩn ATLĐ chiếm 11,9% tổng số vụ + NLĐ không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 1,5 % tổng số vụ
Nguyên nhân do thi ết bị không đảm bảo ATLĐ chiếm 11.8% Còn lại là do các nguyên nhân khách quan khác nhau
ATLĐ có liên quan trực tiếp đến đến sức khỏe, tính mạng của người lao động Để phòng tránh TNLĐ, quan trọng hơn vẫn là ý thức của người lao động cần
phải ý thức về quyền lợi và nâng cao ý thức trách nhiệm mình, đồng thời nêu cao vai trò của đơn vị công tác, tổ, nhóm cho đến những người quản lý công tác vận hành, sửa chữa đến người làm công tác an toàn
1.3 Đánh giá chung về công tác quản lý an toàn lao động khi làm việc trên cao
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế
Quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nên kinh tế đất nước Quá trình công nghiệp hóa cùng với việc phát triển lĩnh vực xây dựng đã làm cho bộ mặt
của đất nước thay đổi nhanh chóng Việc phát triển xây dựng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần phân phối lại lực lượng lao động trong xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người lao động, xoá đói giảm nghèo
Trang 22Bên cạnh những lợi ích to lớn đó thì đồng thời lĩnh vực xây dựng cũng phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại, và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ Từ
những số liệu thực tế cho thấy rằng ngành xây dựng thực là một ngành Công nghiệp
có nhiều rủi ro cho con người Để có những công trình có ích phục vụ cho cuộc
sống việc thi công các công trình trên cao cách mặt đất hàng trục đến hàng trăm m
là vấn đề không thể tránh khỏi và điều này cũng rất dễ xảy ra các tai nạn đáng tiếc Trong khi chính công tác quản lý và giám sát về ATLĐ khi làm việc trên cao tại các công trình xây dựng hiện nay đang cho thấy một thực trạng đáng báo động Mất ATLĐ xảy ra trên các công trình báo hiệu một vấn đề đáng được quan tâm, TNLĐ
đã trở thành mối lo thường trực đối với nhiều công nhân xây dựng
Tại Việt Nam hàng năm có tới hàng trăm vụ tai nạn lớn nhỏ trong ngành xây
dựng, gây chết và bị thương nhiều người cũng như những thiệt hại vật chất đáng kể Theo số liệu báo cáo sơ bộ của cácđịa phương, thiệt hại về chất do TNLĐ xảy ra năm 2014 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người
chết và những người bị thương là 90,78 tỷ đồng: thiệt hại về tài sản là 7,76 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 80,944 ngày Nhưng đáng tiếc hơn
việc khắc phục sự cố ATLĐ gặp nhiều khó khăn và bài học rút ra từ đó chưa thực
sự được coi trọng
Theo đánh giá từ Cục An toàn lao động (BLĐTB-XH), nguyên nhân dẫn đến
thực trạng trên là do quản lý về ATLĐ hiện còn tồn tại một số hạn chế như: Hệ
thống pháp luật về ATLĐ còn chồng chéo, phân tán, được quy định trong nhiều văn
bản luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho
việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về ATLĐ của phần lớn các DN xây dựng
hiện nay chưa nghiêm… Việc thanh kiểm tra, xử lý của cơ quan Nhà nước còn chưa triệt để, dẫn tới tình trạng nhiều NSDLĐ không chấp hành nghiêm túc luật, cùng
với đó là tình hình TNLĐ gia tăng, tình trạng “trốn” báo cáo về TNLĐ đã ở mức báo động, lên tới gần 95% DN xây dựng
Cần phải có những giải pháp cụ thể để thay đổi suy nghĩ và hành vi của con người đối với vấn đề ATLĐ để làm tăng tính an toàn cho các dự án xây dựng
Trang 23Điều kiện lao động dần được cải thiện Các hoạt động phổ biến kiến thức về ATLĐ trong xây dựng nơi đang tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ cao mất ATLĐ bắt đầu được chú trọng Vai trò của NLĐ trong công tác ATLĐ được phát huy góp
phần hạn chế TNLĐ nghiêm trọng và giảm thiểu thiệt hại do TNLĐ
Tuy nhiên công trường xây dựng luôn là nơi bận rộn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm Cho nên không phải lúc nào những quy định về ATLĐ cũng được tuân thủ,
hoặc không đủ chặt chẽ và tai nạn lao động hàng ngày vẫn diễn ra dưới đủ mọi hình
thức Có nhiều hạn chế được đưa ra:
Tham gia vào lĩnh vực này phần đông là lao động phổ thông, thiếu cả kiến
thức và ý thức bảo đảm an toàn trong lao động Trong khi đó, các nhà thầu chưa quan tâm tới công tác ATLĐ
Hiện chưa có cơ chế phối hợp kiểm tra đối với công trường xây dựng nên để kiểm tra toàn diện về ATLĐ phải lập đoàn kiểm tra liên ngành
Về công tác xử lý TNLĐ, phải chờ cơ quan công an chuyển hồ sơ nhưng đề xuất thì nhiều mà phản hồi thì ít Đây cũng là một rào cản rất lớn cho việc tuyên truyền nhằm răn đe các doanh nghiệp không vi phạm
Bên cạnh đó vai trò của chính quyền cơ sở chưa thực sự được phát huy Nếu phát huy tốt trách nhiệm của chính quyền cơ sở, chắc chắn sẽ là biện pháp hữu hiệu giải quyết tận gốc vấn đề về vệ sinh ATLĐ Bởi lẽ, dù có tăng biên chế số lượng thanh tra viên ATLĐ lên gấp 10 lần như hiện nay mà chính quyền cơ sở bàng quan,
Trang 24thờ ơ với những vi phạm của doanh nghiệp và người lao động ngay trên địa bàn do mình quản lý thì vẫn không thể cải thiện tình hình…
Mặt khác, tình trạng “khoán trắng” cho các tổ thầu tư nhân khá phổ biến Điều này dễ làm nảy sinh tình trạng thuê mướn lao động thời vụ nên người lao động không được tập huấn, không được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động (BHLĐ)
Bất cập khác nữa là mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ATLĐ quá nhẹ Theo nghị định 113/2004/NĐ-CP, vi phạm về vệ sinh ATLĐ bị xử phạt hành chính
từ 200.000đ đến 20 triệu đồng Với mức phạt này, không ít chủ DN “thà nộp phạt còn hơn phải đầu tư hàng trăm triệu đồng để bảo đảm vệ sinh ATLĐ theo đúng quy chuẩn” Rõ ràng, ATLĐ “nóng” vì khâu kiểm soát hiện nay quá lỏng lẻo nên TNLĐ thường xuyên xảy ra là điều tất yếu
Trang 25CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ KHI THI CÔNG T ẠI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG
2.1 Hệ thống pháp luật, chế độ chính sách về ATLĐ ở Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 Bộ luật gồm 17 chương,
242 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 và thay thế Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 35/2002/QH10
ngày 02/4/2002 có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2003;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 74/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Sửa đổi, bổ sung Chương XIV của Bộ luật lao động về Giải quyết tranh chấp lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007;
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động số 84/2007/QH11 ngày 02/4/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày công bố;
Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ
chức đại diện sử dụng lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, quản lý nhà nước về lao động
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động;
Nghị định này quy định quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan tổ chức cá nhân trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật lao động
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ;
Nghị định số 06/1995/NĐ-CP ngày 20/11/1995 của Chính phủ quy định về ATLĐ, VSLĐ;
Trang 26Nghị định này quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, trách nhiệm của công đoàn
Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/1995/NĐ-CP ngày 20/11/1995 của Chính phủ
Nghị định này sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 06/1995 về việc
bảo quản các thiết bị vật tư, nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình sản xuất và các giải pháp phòng ngừa, xử lý Trách nhiệm xây dựng an toàn lao động của các
bộ, ngành liên quan
Nghị định số 195/1995/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi;
Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 195/1995/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi;
Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ, về ATLĐ;
Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 xử phạt hành chính về hành
vi vi phạm pháp luật lao động ( thay thế nghị định 38/NĐ-CP);
Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường thực hiện công tác ATLĐ;
Chỉ thị này quy định về việc tăn cường công tác ATLĐ bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện: Bộ công thương, bộ xây dựng, bộ giao thông vận tải, bộ tài nguyên môi trường, bộ y tế…
Chỉ thị 13/1998/CT-TTg ngày 26/3/1998 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới;
Trang 27Chỉ thị này được đề ra để tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; duy trì và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm sức khoẻ và an toàn cho người lao động,
Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 21/3/2011 chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo ATVSLĐ và Phòng chống cháy nổ trong ngành xây dựng;
Chỉ thị này yêu cầu đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình thi công các công trình xây dựng Cần được chủ đầu tư, nhà thầu thi công, người lao động trực tiếp thi công các công trình nhận thức dõ về trách nhiệm của đơn vị của cá nhân trong quá trình lao động
Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05/9/2014 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng
Thông tư này quy định những yêu cầu kỹ thuật an toàn trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị Các yêu cầu về trang thiết bị
an toàn cho người lao động, kiểm định an toàn máy móc trên công trường tuân theo các quy định hiện hành của Bộ lao động thương binh – xã hội
Thông tư liên tịch số 01/2011/TT- BLĐTBXH-BHYT ngày hướng dẫn tổ
chức công tác ATVSLĐ trong cơ sở lao động ( Thay thế thông tư liên tịch số 14/1998);
Thông tư này hướng dẫn về tổ chức bộ máy, phân định trách nhiệm, lập kế
hoạch, tự động kiểm tra, thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động trong các cơ sở
Thông tư số 22/2010/TT- BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định
về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình;
Thông tư này quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa
chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình Trách nhiệm của các chủ thể đối với an toàn trong thi công xây dựng công trình
Trang 28Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 Hướng dẫn thực hiện
chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH ngày 25/8/1998);
Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Thông tư số 19/2011/TT- BYT ngày 6/6/2011 hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe NLĐ và BNN (thay thế thông tư số 13/TT- BYT ngày 24/10/1996);
Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 hướng dẫn việc thực
hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người bị TNLĐ, BNN;
Thông tư số 12/2012/TT- BLĐTBXH –BYT ngày 21/5/2012 hướng dẫn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ (thay thế thông tư số 14/2005/TTLT- BLĐTBXH –BYT);
Thông tư này hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động của các bên có liên quan ở trong nước và ở nước ngoài
Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ (thay thế thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005);
Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30/05/2012 Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH ngày 25/8/1998 Hướng dẫn thực hiện chế
độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
Thông tư này quy định đối tượng áp dụng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân là người lao động trưc tiếp làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm độc hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện trường, cán bộ nghiên cứu trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
- Các doanh nghiệp nhà nước;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;
Trang 29- Các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác có thuê mướn người lao động;
- Các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân;
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp;
- Các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân
Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BHYT-TLĐLĐVN Hướng
dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;
Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 Hướng dẫn thực hiện các quy định về BNN;
Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT- BLĐTBXH -BYT- TLĐLĐVN Hướng
dẫn và khai báo điều tra TNLĐ;
Thông tư này áp dụng đối với các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động bao gồm:
- Công ty thành lập, hoạt động theo Luật DNNN;
- Công ty thành lập, hoạt động theo Luật DN;
- DN thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- DN của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
Thông tư số 23/BLĐTBXH-TT ngày 18/11/1996 Hướng dẫn thực hiện chế
độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy
hiểm và độc hại;
TCVN 5863-1995: Thiết bị nâng – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng; TCVN 2622-1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế; TCVN 5308-1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
TCVN 3147-1991: Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ;
TCVN 4068-1985: An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung về an toàn; QCVN 7:2012 QCKTG về ATVSLĐ đối với thiết bị nâng – TT số5
Trang 302.2 Các quy định về an toàn lao động
2.2.1 Trách nhi ệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác An toàn lao động
a B ộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan
có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế
độ ATLĐ; Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm Nhà nước về ATLĐ tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; Hướng dẫn chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về ATLĐ; thanh tra ATLĐ; Tổ chức thông tin huấn luyện về ATLĐ; Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế về lĩnh vực ATLĐ
c B ộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quản lý thống nhất
việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về ATLĐ; Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
Phối hợp với BLĐTB-XH, Bộ y tế, xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về ATLĐ
Trang 31e Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về ATLĐ trong
phạm vi địa phương mình; Xây dựng các mục tiêu bảo đảm ATLĐ và cải thiện điều
kiện lao động trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương với các nội dung sau:
Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản
xuất, xây dựng thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn địa phương thực
hiện luật lệ, chế độ ATLĐ, tiêu chuẩn, quy phạm ATLĐ của Nhà nước
Xây dựng các chương trình về ATLĐ, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội và dự toán ngân sách của địa phương
Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ ATLĐ, tiêu chuẩn, quy phạm ATLĐ của Nhà nước và các quy định của địa phương trong các đơn vị, DN đóng trên địa bàn địa phương
Thẩm tra, xem xét các giải pháp về ATLĐ trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở
sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra ATLĐ của địa phương Huấn luyện và kiểm tra sát hạch về ATLĐ cho cán bộ quản
lý sản xuất, kinh doanh ở các cơ sở thuộc quyền quản lý
Điều tra các vụ TNLĐ nghiêm trọng Kiến nghị xử lý các trường hợp vi
phạm pháp luật về ATLĐ gây hậu quả nghiêm trọng
Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về ATLĐ ở địa phương, đôn đốc các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về ATLĐ
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ ATLĐ với BLĐTB-XH, Bộ Y tế
Các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, y tế, Phòng cháy - chữa cháy ở địa phương có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước về ATLĐ ở địa phương
f Thanh tra Nhà nước về ATLĐ
Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về ATLĐ bao gồm:
Thanh tra việc chấp hành các quy định về ATLĐ và các chế độ ATLĐ
Trang 32Điều tra về TNLĐ và những vi phạm về tiêu chuẩn ATLĐ
Tham gia xét duyệt các luận chứng KTKT, các đề án thiết kế về mặt ATLĐ
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NLĐ vi phạm pháp luật về ATLĐ
Xử lý các vi phạm về ATLĐ theo thẩm quyền của mình
2.2.2 Trách nhiệm của các cấp các ngành và tổ chức Công đoàn trong công tác ATLĐ
Công tác ATLĐ bao gồm nhiều mặt công tác, nhiều nội dung phải thực hiện
Mỗi mặt, mỗi nội dung công tác có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, từ ngành quản lý trực tiếp sản xuất đến các ngành chức năng của Nhà nước,
kể cả các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, từ các cấp lãnh đạo ở trung ương đến lãnh đạo địa phương, lãnh đạo của cơ sở
a Trách nhi ệm của tổ chức cơ sở
Trong pháp lệnh ATLĐ đã quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động (NSDLĐ) (lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong tất cả các thành phần kinh tế) trong công tác ATLĐ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, quy phạm tiêu chuẩn về ATLĐ Đồng thời phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện NLĐ trong đơn vị hiểu biết và chấp hành
Phải chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm ATLĐ cho NLĐ thực
hiện đủ các chế độ ATLĐ (Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ
bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ phụ cấp thêm giờ )
Phải thảo luận và ký thỏa thuận với tổ chức Công đoàn hoặc đại diện NLĐ
về lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp ATLĐ, kể cả kinh phí để hoàn thành
Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe cho NLĐ Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra TNLĐ, BNN và giải quyết mọi
hậu quả gây ra Phải tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, báo cáo về TNLĐ - BNN theo quy định
Phải tổ chức tự kiểm tra công tác ATLĐ, đồng thời phải tôn trọng, chịu sự
kiểm tra của cấp trên, sự thanh tra của cơ quan Nhà nước, sự kiểm tra giám sát về ATLĐ của tổ chức Công Đoàn theo quy định của pháp luật
Trang 33b Trách nhi ệm của cơ quan quản lý cấp trên
Pháp lệnh ATLĐ đã quy định rõ các cấp trên cơ sở ngành, địa phương có
những trách nhiệm chủ yếu sau đây trong công tác ATLĐ
Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,
chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về ATLĐ
Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn quy định về công tác ATLĐ cho ngành và địa phương mình nhưng không được trái với pháp luật và quy định chung của Nhà nước Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch biện pháp đầu tư, đào tạo huấn luyện, sơ tổng
kết về ATLĐ, khen thưởng thành tích, xử lý kỷ luật vi phạm về ATLĐ trong phạm
vi ngành, địa phương mình
Thực hiện trách nhiệm trong công tác điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo
về TNLĐ và BNN Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc
thực hiện công tác ATLĐ trong ngành và địa phương mình
Thực hiện các biện pháp về tổ chức, bố trí cán bộ và phân cấp trách nhiệm
hợp lý cho các cấp dưới để bảo đảm tốt việc quản lý, chỉ đạo công tác ATLĐ ở địa phương
c Trách nhi ệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn
Những nội dung chủ yếu về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATLĐ là:
Thay mặt NLĐ ở cơ sở ký thỏa thuận với NSDLĐ (trong tất cả các thành
phần kinh tế) về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm ATLĐ
Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về ATLĐ Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền NSDLĐ thực hiện đúng pháp luật về ATLĐ, yêu cầu người có trách nhiệm ngừng
hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây TNLĐ
Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành
tốt các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về ATLĐ
Tổ chức tốt phong trào quần chúng " bảo đảm ATLĐ" tổ chức và quản lý chỉ đạo tốt mạng lưới ATLĐ ở cơ sở
Trang 34Tham gia với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về ATLĐ đối với cơ sở
Cử đại diện tham gia vào các đoàn kiểm tra, điều tra TNLĐ
Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kỷ luật về ATLĐ
Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ATLĐ
2.2.3 Trách nhiệm của các chủ thể đối với an toàn trong thi công xây dựng công trình
a Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng công trình
Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATLĐ của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường
Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng
Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về ATLĐ của nhà thầu Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu
tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng
Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc TNLĐ, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình ATLĐ của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động
b Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Nhà thầu thi công xây dựng công trình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính
và nhà thầu phụ trên công trường có trách nhiệm:
Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp ATLĐ cho phù hợp
Tuyển chọn và bố trí NLĐ kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ
Trang 35Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác ATLĐ trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác ATLĐ trong quá trình thi công
Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn
và NLĐ thuộc quyền quản lý theo quy định
Kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATLĐ theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan
Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, TNLĐ trên công trường
Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký(nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho NLĐ và công trình theo quy định
c Trách nhiệm của Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công
Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm:
Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng
Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp
Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường
d Quyền và trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng
NLĐ trên công trường xây dựng có quyền và trách nhiệm sau:
Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo ATLĐ sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định
Trang 36Chỉ được nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo Chấp hành đầy đủ các quy định, nội quy về ATLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao
NLĐ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thì phải được huấn luyện ATLĐ và có thẻ ATLĐ theo quy định
e Trách nhiệm của người làm công tác an toàn của nhà thầu
Người làm công tác an toàn thực hiện chế độ kiểm tra hàng ngày trên công trường theo quy định của nhà thầu Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các
vi phạm về ATLĐ hoặc các nguy cơ xảy ra TNLĐ thì tạm dừng thi công công việc
đó, đồng thời báo cáo trực tiếp nhà thầu để xem xét xử lý hoặc yêu cầu người trực tiếp phụ trách bộ phận đó đình chỉ thi công để có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình, sau đó báo cáo người chỉ huy công trường
Người làm công tác an toàn hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải giám sát liên tục công tác ATLĐ trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình
f Trách nhiệm của NSDLĐ trên công trường xây dựng
Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm
tra, đo lường;
Bảo đảm các điều kiện ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ, VSLĐ hoặc đạt các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để
đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ;
Phải có bảng chỉ dẫn về ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch
và thực hiện các hoạt động bảo đảm ATLĐ, VSLĐ
Trang 372.2.4 Công tác an toàn lao động trong các doanh nghiệp
ATLĐ trong doanh nghiệp là một công tác gồm nhiều nội dung phức tạp, nó
có liên quan đến nhiều bộ phận, phòng, ban, cá nhân và phụ thuộc vào đặc điểm của
DN
a H ội đồng ATLĐ trong DN
Hội đồng ATLĐ trong DN do NSDLĐ quyết định hội đồng ATLĐ là tổ chức
phối hợp giữa NSDLĐ và Công đoàn doanh nghiệp, nhằm tư vấn cho NSDLĐ về các hoạt động ATLĐ ở DN, qua đó bảo đảm quyền tham gia và quyền kiểm tra giám sát về ATLĐ của Công đoàn
Thành phần của hội đồng gồm có:
Chủ tịch của hội đồng: Thường là phó giám đốc kỹ thuật
Phó chủ tịch hội đồng: Là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Công đoàn DN
Ủy viên thường trực kiêm thư ký: là trưởng bộ phận ATLĐ hoặc cán bộ phụ trách công tác ATLĐ của DN
Ngoài ra có thể thêm các thành viên đại diện phòng kỹ thuật, y tế, tổ chức
b.Trách nhi ệm quản lý công tác ATLĐ trong khối trực tiếp thi công xây dựng
* Qu ản đốc(hoặc chức vụ tương đương)
cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của mình
Tổ chức khai báo, điều tra TNLĐ xảy ra trong công trường theo quy định
Tạo điều kiện để mạng lưới ATLĐ hoạt động có hiệu quả
Trang 38Quyền hạn:
Không để NLĐ làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm ATLĐ, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát
Từ chối nhận NLĐ không đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với NLĐ tái
vi phạm các quy định về ATLĐ, phòng chống cháy nổ
* T ổ trưởng thi công (hoặc chức vụ tương đương)
Về trách nhiệm:
Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc NLĐ thuộc quyền quản lý
chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý, sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân
Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh, thực hiện tốt việc tự kiểm tra để xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình xây dựng
Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu ATLĐ trong xây dựng mà
tổ không giải quyết được
Kiểm điểm đánh giá tình trạng ATLĐ và việc chấp hành quy định về ATLĐ Quyền hạn:
Từ chối nhận người không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về ATLĐ
Từ chối nhận công việc nếu thấy nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe
của NLĐ trong tổ và báo cáo kịp thời cho cấp trên xử lý
* M ạng lưới an toàn viên
An toàn viên do tổ sản xuất bầu ra, họ là NLĐ trực tiếp, có tay nghề cao, am
hiểu tình hình sản xuất và ATLĐ trong tổ, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và gương mẫu về ATLĐ nhưng không phải là tổ trưởng thi công để đảm bảo tính khách quan
An toàn viên có nhiệm vụ:
Đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATLĐ trong xây dựng , bảo quản các thiết bị an toàn, sử dụng trong thiết bị bảo vệ cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ ATLĐ,
Trang 39hướng dẫn biện pháp làm an toàn đối với công nhân mới tuyển hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ
Tham gia ý kiến với tổ trưởng đề xuất các nội dung của kế hoạch ATLĐ có liên quan đến tổ
Kiến nghị với cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ ATLĐ, biện pháp ATLĐ,
khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu ATLĐ
Mạng lưới an toàn viên là hình thức hoạt động về ATLĐ của NLĐ được thành lập theo thỏa thuận giữa NSDLĐ và chấp hành công đoàn DN nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ và lợi ích của NSDLĐ Vì vậy tất cả các DN đều phải tổ chức mạng lưới an toàn viên, mỗi tổ thi công xây dựng phải bố trí ít nhất một an toàn viên
Ngoài khối trực tiếp thi công xây dựng có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác ATLĐ thì khối các phòng, ban chức năng trong DN nói chung đều được giao
những nhiệm vụ có liên quan đến công tác ATLĐ trong DN Nếu tất cả các phòng, ban đều nhận thức rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao thì công tác ATLĐ trong DN mới tiến triển thuận lợi và đạt được hiệu quả
2.3 C ở sở lý thuyết về quản lý
2.3.1 Khái niệm về quản lý dự án và quản lý ATLĐ của dự án
“Quản lý là gì?” là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng
cần hiểu và mong muốn lý giải Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Xét trên phương
diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó
Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối
với các giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án Mục đích của nó là
từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt
mục tiêu dự án Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Quản lý dự án bao gồm nhiều yếu tố quản lý: quản lý về thời gian, quản lý về chi phí, quản lý về chất lượng, quản lý về ATLĐ và vệ sinh môi trường… Các nội dung của quản lý dự án có tác dụng qua lại lẫn nhau và không có nội dung nào tồn
Trang 40tại độc lập Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các quản lý hy vọng đạt được sự
kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý
Quản lý ATLĐ của dự án là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế
hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình diễn ra dự án
2.3.2 Nguyên tắc quản lý ATLĐ của dự án
Đảm bảo an toàn và sức khỏe đối với mọi thành viên tham gia vào dự án thông qua các biện pháp phòng chống tai nạn, ốm đau, bệnh tật và các sự cố liên quan đến công việc
Tuân thủ pháp luật của nhà nước về an toàn lao động, phù hợp với các chương trình tự nguyện, các thỏa thuận chung có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động cũng như các yêu cầu khác đã được công ty cam kết hưởng ứng
Đảm bảo có tham khảo ý kiến, khuyến khích người lao động và đại diện của người lao động tham gia tích cực vào các hoạt động của hệ thống quản lý an toàn lao động
Không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn lao động
Chấp hành đúng quy định an toàn lao động
Đối với các công tác cụ thể thi công ở công trường: Ban hành các quy định
cụ thể cho từng vị trí công tác để giúp các công trường thực hiện tốt công tác ATLĐ
Tại các công trường đều thực hiện : Treo hệ thống biển báo, những quy định, quy phạm nhằm nhắc nhở công nhân thực hiện ATLĐ
Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ cho công nhân : Nón bảo hộ, giày, găng tay, dây an toàn cho công nhân làm việc trên cao, ủng cao su cho công nhân thi công bê tông, mặt nạ hàn, kiếng bảo hộ …
2.3.3 Công cụ quản lý ATLĐ
Công cụ quản lý ATLĐ là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản
lý ATLĐ Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và
hỗ trợ lẫn nhau