Bi ện pháp cụ thể phòng ngừa tai nạn trong thi công trên cao của một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lí an toàn lao động và đề xuất các giải pháp (Trang 73 - 100)

3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu TNLĐ khi thi công trên cao trong xây dựng nhà cao tầng

3.3.2. Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo ATLĐ khi thi công trên cao cho công trìn h Nhà Quốc Hội

3.3.3.3. Bi ện pháp cụ thể phòng ngừa tai nạn trong thi công trên cao của một

1. Công tác xếp dỡ, vận chuyển

a) Sử dụng cần trục để xếp dỡ, vận chuyển vật liệu.

- Công việc lắp đặt và tháo dỡ cần trục do những công nhân lành nghề thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các đốc công có đủ trình độ và kinh nghiệm.

- Khi lắp dựng và tháo dỡ tuân thủ chặt chẽ các chỉđịnh của nhà sản xuất.

- Cấm người ngồi trên vật liệu khi thực hiện công việc cẩu vật liệu.

Hình 3.5. Sử dụng cần trục để vận chuyển vật liệu tại công trường b) Sử dụng thang máy để xếp dỡ, vận chuyển vật liệu:

Mối nguy hiểm chính của cơ cấu này là ngã xuống giếng thang từ sàn chở; bị thang hay bộ phận chuyển động khác va đụng vào; hoặc bị vật liệu từtrên thang rơi vào đầu. Khi vận chuyển vật liệu, bàn nâng được để sát với mặt sàn để công nhân ra lấy vật liệu dễ dàng, lúc dừng bàn nâng được đặt ngang với sàn nhận vật liệu. Công nhân đứng trên sàn lấy vật liệu ở đầu bàn nâng được đeo dây an toàn. bàn nâng vật liệu đểđưa công nhân lên xuống.

Hình 3.6. Sử dụng thang máy để vạn chuyển vật liệu tại công trường

c) Đường hoặc cầu cho công nhân vận chuyển vật liệu lên cao không được dốc quá 300 và phải có bậc lên xuống.

2. Sử dụng thang công cụ

Thang công cụ được chế tạo bằng che, gỗ, nhôm hoặc bằng kim loại khác, nên có nhiều hạn chế có thể gây chết và bị thương cho công nhân. Do vậy khi sử dụng các loại thang này công ty đã áp dụng các biện pháp.

a) Buộc chặt thang:

- Đa số tai nạn xảy ra là do thang bi trượt trên nền hoặc phần tựa. Vì vậy thang ởđâyđược đặt trên nền chắc chắn, nền đất xốp thì sử dụng ván để kê.

- Phần đầu thang phai được tựa vào bề mặt chắc chắn, có khảnăng chịu tải tốt, có thêm gối đỡ thang. Khi tiến hành thi công giằng, buộc đầu thang hoặc có người giữthang, người giữ thang nắm mỗi tay vào một bậc thang và tỳ một chân lên bậc thấp nhất.

- Thang được sử dụng là loại thang có chiều dài dưới 5m.

b) Sử dụng thang an toàn

+ Đảm bảo thang không chạm vào dây tải điện bên trên;

+ Các loại thang gỗdùng dây thép để giằng các bậc thì dây chằng nằm dưới các bậc, không thòi mối buộc lên trên bậc.

+ Thang được đặt vượt trên vị trí sàn tới ít nhất là 1m, đề phòng mất thăng bằng khi ra, vào đỉnh thang, cần thiết thì lắp tay vịn chắc chắn.

+ Bố trí công nhân có thểbước qua chứ không phải trèo hoặc chui qua các lan can hoặc tấm đỡ. Khoảng cách giữa các lan can cũng như các tấm đỡ nhỏ.

+ Thang không được kê bằng gạch, thùng gỗ hoặc thùng dầu vì dễ gây tai nạn.

+ Góc kê thang an toàn vào khoảng 750 so với phương nằm ngang + Quay mặt về phía thang khi trèo lên hoặc xuống

+ Khoảng không ở phía sau các bậc thang đủđể đặt chân thoải mái

+ Với các thang nối, chiều dài mối nối là hai bậc nếu tổng chiều dài là 5m và là ba bậc nếu tổng chiều dài lớn hơn 5m

+ Trước khi trèo lên thang công nhân phải thử nâng cao và hạ thấp chiều cao thang nối, đảm bảo các móc hoặc khóa nối chắc chắn

+ Chân thang tựa có bố tríbộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại , đế cao su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu trên của thang đượcbắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (dàn giáo, dầm, các bộ phận của khung nhà)

+ Thang xếp được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra.

+ Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc trên 70 độ so với đường nằm ngang, bố trívây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 3m trở lên.

+ Vòng cung được bố trí cách nhau 80cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung lớnhơn 70cm và nhỏ hơn 80cm khi bán kính vòng cung là 35 – 40cm.

+ Nếu góc nghiêng của thang dưới 70 độ, thang được bố trí tay vịn và bậc thang làm bằng thép tấm có gân chống trơn trượt.

+ Với thang cao trên 10m, cứ cách 6 – 10m bố trí một chiếu nghỉ.

+ Công nhân được yêu cầu lau sạch bùn đất, dầu nhớt dính vào đế giày, dép trước khi trèo lên thang

+ Cho dụng cụ vào túi ao, túi quần hoặc túi đeo trên người để bám được vào thang bằng cả hai tay khi leo lên làm việc tại các vị trí cao.

+ Khi lên xuống thang không mang theo vật liệu; dùng tời kéo

+ Không cố gắng với ra ngoài tầm với mà nên di chuyển vị trí của thang

Hình 3.7. Sử dụng thang an toàn

c) Khi sử dụng thang để hạn chế ngã cao, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Kiểm tra thường xuyên; những thang hỏng phải được loại bỏ. Kiểm tra nứt, gẫy, vênh ở các thang gỗ, hư hỏng kết cấu ở các thang kim loại, kiểm tra những bậc bị hỏng, thiếu hoặc mọt

- Mỗi thang đều có kí hiệu nhận biết riêng

- Những thang chưa sử dụng không để trên mặt đất để đề phòng hư hỏng do thời tiết, nước hay những nhân tốảnh hưởng khác. Cất giữ thang trên các giá có mái che và nằm cách khỏi mặt đất. Cất giữ thang gỗ ở nơi thoáng gió, không có không khí nóng, ẩm

- Thang dài trên 6m có ít nhất 3 gối đỡ chống uốn chống võng

- Không trèo thang bằng cách móc vào cạnh hoặc bậc thang vì thang có thể bục

- Bảo quản thang gỗ bằng véc ni hay các chất bảo quản khác. Không sơn thang vì sơn ngăn cản hoặc hạn chế khả năng quan sát phát hiện những khiếm khuyết bên trong thang;

- Thang nhôm cũng cần bảo vệ bề mặt chống các chất ăn mòn như axit hoặc các chất khác.

3. Sử dụng giàn giáo

Giàn giáo được sử dụng nhiều trên công trường, nó được chế tạo bằng vật liệu tốt như; sắt, thép, hợp kim, tre, gỗ,..đủ cứng, vững đảm bảo an toàn cho người lên xuống và làm việc chịu được tải trọng và độ võng khi thi công. Giàn giáo là một cấu trúc để bổ trợ cho các sàn công tác, nó dùng làm chỗthi công, nơi chứa vật liệu hoặc cho các loại công tác khác trong xây dựng như :quét sơn,... Sử dụng giàn giáo khi thi công xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc, chỉ những người có nhiệm vụ mới được tháo, lắp, di chuyển dưới sự giám sát của cán bộkĩ thuật.

Dàn giáo được thiết kếđáp ứng các yêu cầu an toàn sau:

- Kết cấu các bộ phận riêng lẻ (khung, cột, dây treo, đà ngang, đà dọc, giằng liên kết, sàn thao tác, lan can an toàn), và các chỗ liên kết rất bền chắc.

- Kết cấu tổng thể đủ độ cứng và ổn định không gian để dựng lắp và sử dụng.

- Sàn thao tác vững chắc, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không vượt quá 10mm.

- Sàn thao tác ở độ cao 1,5m trở lên so với nền, có lan can an toàn. Lan can an toàn có chiều cao tối thiều 1m so với mắt sàn, có hai thanh ngang để phòng ngừa người ngã.

- Có thang lên xuống giữa các tầng (đối với dàn giáo cao, và dàn giáo treo).

Tổng chiều cao của dàn giáo dưới 12m dùng thang tựa hoặc thang treo. Tổng chiều cao trên 12m, có lồng cầu thang riêng.

- Có hệ thống chống sét với giáo cao làm bằng kimloại.

Khi dựng lắp và tháo dỡ dàn giáo có cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng của công ty hướng dẫn, giám sát.

Bố trí công nhân đủ tiêu chuẩn làm việc trên cao, có kinh nghiệm mới được lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo ở trên cao.

Công nhân lắp đặt và tháo dỡ dàn giáo ở trên cao được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như giày vải, dây an toàn.

Mặt đất để dựng lắp dàn giáo được san phẳng, đầm chặt để chống lún và bảo đảm thoát nước tốt.

Dựng đặt các cột hoặckhung đàn khung dàn giáo bảo đảm thẳng đứng và bố trí đủ các giằng neo theo yêu cầu của thiết kế.

Đối với giàn giáo thép: các ống thép dùng làm giàn giáo và các loại đai thép liên kết không bị cong, bẹp, lõm, nứt, thủng và các khuyết tật khác

Dưới chân các cột phải kê ván lót chống lún, chống trượt. Các chân cột của giàn giáo được lồng vào chân đếvà được kê đệm ổn định, chắc chắn.

Giàn giáo dựng cao đến đâu được neo chắc vào công trình đến đó.Giáo cao, giáo treo thì được neo bắt chặt vào tường của công trình.Vị trí và sốlượng móc neo hoặc dây chằng thực hiện theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Không neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, ban công, mái đua, ống thoát nước.

Khi dàn giáo đứng độc lập hoặc dùng để chống đỡ các kết cấu công trình, thì dùng hệ giằng hoặc dây neo bảo đảm ổn định theo yêu cầu của thiết kế.

Hình 3.8. Lắp dựng dàn giáo

Ván lát sàn thao tác có chiều dày 3cm, không bị mục mọt. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván được bố trí đủ dài để gác trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ, Mỗi đầu ván chìa ra khỏi thanh đà đỡ một đoạn là 20cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt.

Lỗ hổng ở sàn thao tác chỗ lên xuống thang có lan can bảo vệ ở ba phía. Giữa sàn thao tác và công trình có để chừa khe hở 5cm đối với công tác xây và 20cm đối với công tác hoàn thiện.

Giáo treo được dựng lắp cách các phần nhô ra cửa công trình một khoảng tối thiểu là 10cm.

Dầm côngxôn, giáo treo và nôi treo đượclắp đặt ổn định vào các bộ phận kết cấu vững chắc của công trình. Tránh bị lật hai bên côngxôn bố trí các vấu định vị chống giữ. Đuôi côngxôn có cơ cấu neo bắt chặt vào kết cấu mái để tránh chuyển dịch.

Đối với mái côngxôn, khi lắp đặt, dầm côngxôn được neo buộc chắc chắn vào các bộ phận kết cấu của công trình, để phòng khả năng trượt hoặc lật giáo.

Chiều dài côngxôn lớn, tải trọng nặng, dưới côngxôn bố trí các thanh chống xiên đỡ, các thanh này cố định vào côngxôn bằng mộng ghép, bằng bulông. Không cho phép cố định côngxôn vào bậu cửa.

Khi chuyển vật liệu lên sàn thao tác, dùng thăng tải, các thiết bị nâng trục khác.

Sàn thao tác trên giáo côngxôn có thành chắn cao 1m chắc chắn.

Tải trọng đặt trên sàn thao tác không vượt quá tải trọng tính toán. Trong quá trình làm việc không để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ. Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ở các vị trí khác với quy định trong thiết kế, thì tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu chịu lực trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Tiến hành gia cố nếu khả năng chịu tải kém.

Dàn giáo cao hơn 6m đượcbố trí hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ đưới. Bố trí lưới bảo vệ khi làm việc đồng thời trên hai sàn.

Khi vận chuyển vật liệu lên dàn giáo bằng cần trục không để cho vật nâng va chạm vào dàn giáo, không vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1m hạ từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn.

Vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên dàn giáo. Sàn thao tác được lát ván cho xe vận chuyển.

Hết ca làm việc tiến hành thu dọn sạch các vật liệu thừa, đồ nghề dụng cụ trên mặt sàn thao tác.

Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trên dàn giáo được chiếu sáng đầy đủ.

Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 5 trở lên không làm việc trên dàn giáo.

Đối với giáo ghế di động, lúc đứng tại chỗ, các bánh xe được cố định chắc chắn. Đường để di chuyển giáo ghế bằng phẳng. Việc di chuyển giáo ghế được làm từ từ. Không di chuyển giáo ghế nếu trên đó có người, vật liệu, thùng đựng rác, v.v.

Dàn giáo khi lắp dựng xong được tiến hành lập biên bản nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng quy định việc theo dõi kiểm tra tìnhtrạng an toàn của dàn giáo.

Khi nghiệm thu và kiểm tra dàn giáo tiến hành xem xét những vấn đề sau:

sơ đồ dàn giáo có đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để phòng lún không; có lắp đủ hệ giằng và những điểm neo dàn giáo với công trình để bảo đảm độ cứng vững và ổn định không; các mối liên kết có

vững chắc không; mép sàn thao tác, lỗ chừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đủ lan can an toàn không.

Hình 3.9.Hệ thống giàn giáo được lắp dựng hoàn chỉnh

Trước khi tháo dỡ dàn giáo, công nhân được hướng dẫn trình tự và phương pháp tháo dỡ cũng nhu các biện pháp an toàn

Dọn hết vật liệu, rác, thùng đựng vật liệu, dụng cụ,… trước khi dỡ các bộ phận của sàn.

Khi tháo dỡ dàn giáo dùng cần trục, các thiết bị cơ khí đơn giản như ròng rọc để chuyển các bộ phận xuống đất.

Không đượcném hay vứt các bộ phận của dàn giáo từ trên cao xuống.

4. Công tác lắp ghép

Để hạn chế tới mức tối đa tai nạn lao động khi thi công lắp ghép yêu cầu công nhân khi được giao nhiệm vụ này phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sau:

a) Những biện pháp chung

- Trong quá trình lắp ghép có cán bộ kĩ thuật thi công, đội trưởng hướng dẫn và giám sát;

- Công nhân lắp ráp là những người có kinh nghiệm và nắm vững những biện pháp an toàn về lắp ghép; công nhân lắp ghép được trang bịđầy đủcác phương tiện bảo vệ cá nhân theo chếđộ hiện hành;

- Sử dụng các dụng cụđiện, hơi khí nén để cắt, đục lỗ, hàn, tán đinh… trong quá trình lắp ghép trên cao phải có giàn giáo theo quy định tại phần 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVVN 5308-91.

- Khi lắp ghép dùng các loại giàn giáo bằng thép, nhôm.

- Các kết cấu, cấu kiện được sắp xếp hợp lý, đảm bảo dễ dàng khi buộc móc và không bị sập đổ, xoay trượt khi xếp dỡ;

- Các khuyết, tai chuyên dùng để treo móc các kết cấu, cấu kiện được đảm bảo chắc chắn, không gãy, biến dạng khi nâng;

- Các kết cấu, cấu kiện không có bộ phận buộc móc chuyên dùng xác định vị trí và cách treo buộc đảm bảo quá trình nâng chuyển không bị trượt, rơi.

- Những kết cấu, cấu kiện có khảnăng xoay, lắp khi nâng chuyển đượcchằng buộc chắc chắn và dùng dây mềm đẻ néo hãm;

- Với những kết cấu, cấu kiện trong quá trình cẩu lắp dễ bị biến dạng sinh ra ứng suất phụđược gia cường chắc chắn trước khi cẩu lên;

- Khi tiến hành cẩu lắp thống nhất theo sự chỉ huy tín hiệu;

- Trong quá trình cẩu lắp người đứng không bám trên kết cấu, cấu kiện. Đồng thời không để cho các cấu kiện, kết cấu đi qua phía trên đầu người;

- Sau khi bược móc tải được nâng lên độ cao 20cm rồi dừng lại để kiếm tra mức độ cân bằng và ổn định của tải. Không hiệu chỉnh tải khi đang ở vị trí treo lơ lửng;

- Người tiếp nhận vật cẩu ởtrên cao đứng trên sàn thao tác của giàn giáo phải đeo dây an toàn. Dây an toàn được móc vào bộ phận kết cấu ổn định của công trình;

không đứng trên các kết cấu, cấu kiện lắp ráp chưa được ổn định chắc chắn; không với tay đón, kéo hoặc xoay vật cẩu khi còn treo lơ lửng;

- Chỉ được thóa móc ra khỏi kết cấu, cấu kiện sau khi đã neo chằng chúng theo đúng quy định của thiết kế ( cốđịnh vĩnh viễn hoặc tạm thời). Không cho phép xê dịch kết cấu, cấu kiện đã được lắp đặt sau khi đã tháo móc cẩu, trừ những trường hợp thiết kếthi công đã quy định;

- Không ngừng công việc khi chưa lắp đặt kết cấu, cấu kiện vào vị trí ổn định;

- Không xếp hoặc đặt tạm các vật cẩu lên sàn tầng, sàn thao tác hoặc bộ phận kết cấu khác vượt quá khảnăng chịu tải của các kết cấu đó;

- Lối đi lại trên các bộ phận lắp ráp theo chỉ dẫn trong thiết kế; - Lắp các phần trên sau khi đã cốđịnh các bộ phận của phần dưới ;

- Phải có người làm việc phía dưới kết cấu đang lắp ghép ;

- Khi cẩu lắp gần đường dây điện đang vận hành đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại phần 6 của tiêu chẩn Việt Nam TCVN 5308- 91.

b) Biện pháp phòng ngừa các tai nạn khi lắp các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn:

+ Tiến hành đánh dấu các đường trục và các độ cao vào các cấu kiện trước khi cẩu lắp; đánh dấu các vị trí buộc móc cẩu và vị trí lắp đặt;

+ Không đặt các tấm tường nằm ngang trong khi cẩu lắp;

+ Lắp cột phải dùng khung dẫn, cốđịnh bằng các dây chằng và chêm.

+ Lắp các tấm sàn tầng hoặc các tấm mái sau khi đã cố định chắc chắn các dầm hoặc giàn và đã làm sàn thao tác đảm bảo an toàn;

+ Lắp các tường và các tấm sàn phía trên sau khi đã lắp xong hoàn toàn các tầng sàn phía dưới. Dưới lỗ trên tầng sàn phải được che đậy kín đảm bảo an toàn;

+ Các tấm cầu thang, chiếu nghỉ được lắp ghép đồng thời với việc lắp ghép kết cấu của công trình;

+ Sau khi lắp đặt tấm cầu thang làm lan can tạm để công nhân lên xuống được an toàn. Lắp đồng bộ từng tấm chiếu nghỉ cùng với các tấm cầu thang trước khi lắp tiếp tầng trên;

+ Các tấm tường khi lắp phải neo đủ các dây neo, thanh chống ;

+ Khi lắp các tấm ban công bố trí thanh chống trước khi cố định vĩnh viễn, công nhân phải đeo dây an toàn.

Hình 3.10. Các cấu kiện bê tông đúc sẵn chuẩn bị được lắp ghép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lí an toàn lao động và đề xuất các giải pháp (Trang 73 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)