1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí an toàn lao động trong xây dựng công trình HH6 the golden an khánh

117 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Mục đích của công tác quản lý an toàn lao động Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất; Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên Các kếtquả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳmột nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đãđược thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Nguyễn Mai Linh

Trang 2

LỜI CÁM ƠNTác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đinh Thế Mạnh, người đã

hướng dẫn trực tiếp và vạch ra những định hướng khoa học cho luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn tới Nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa Công trình, Phòng đàotạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tác giả trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn

Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, các anh em trong gia đình đã động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017

HỌC VIÊN

Nguyễn Mai Linh

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG

TRONG XÂY DỰNG 3

1.1 Khái quát chung về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng 4

1.1.1 Mục đích của công tác quản lý an toàn lao động 4

1.1.2 Yêu cầu của công tác quản lý an toàn lao động 4

1.1.3 Vai trò của công tác quản lý an toàn lao động 8

1.2 Điều kiện lao động và chủ thể quản lý an toàn lao động trong xây dựng 9

1.2.1 Điều kiện lao động trong ngành xây dựng 9

1.2.2 Các chủ thể quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng 10

1.3 Tình hình đảm bảo kỹ thuật an toàn lao động 12

1.3.1 Hoạt động thông tin, truyền thông về an toàn lao động 14

1.3.2 Hoạt động giáo dục, đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động 16

1.3.3 Hoạt động kiểm định, kiểm tra chất lượng hàng hóa sản phẩm thuộc lĩnh vực an toàn lao động 17

1.4 Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động 18

Kết luận chương 1 20

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 22

2.1 Cơ sở pháp lý về an toàn lao động trong xây dựng 22

2.1.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam liên quan đến an toàn lao động 22

2.1.2 Quy định về an toàn lao động thi công nhà cao tầng 23

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động thi công nhà cao tầng 26

2.2.1 Thiết kế và thi công công trình 26

2.2.2 Do kỹ thuật thi công nhà cao tầng 27

2.2.3 Tổ chức thực hiện 27

2.2.4 Môi trường và điều kiện làm việc 28

2.2.5 Bản thân người lao động 28

2.3 Kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng nhà cao tầng 28

2.3.1 Kỹ thuật an toàn lao động trong tổ chức công trường xây dựng 28

Trang 4

2.3.4 Vệ sinh trên công trường xây dựng 54

Kết luận chương 2 55

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH HH6 - THE GOLDEN AN KHÁNH 57

3.1 Giới thiệu về công trình HH6 - The Golden An Khánh .57

3.1.2 Vị trí dự án 58

3.1.3 Quy mô dự án The Golden An Khánh 59

3.2 Thực trạng về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng nhà cao tầng 60

3.2.1 Công tác lập biện pháp an toàn lao động 60

3.2.2 Công tác tập huấn về an toàn lao động 63

3.2.3 Công tác trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động 65

3.2.4 Công tác đảm bảo kỹ thuật an toàn lao động 67

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình HH6 - The Golden An Khánh 70

3.3.1 Các nguy cơ gây mất an toàn lao động tại công trường HH6 .70

3.3.2 Các giải pháp kỹ thuật 71

3.3.3 Các giải pháp về tổ chức 93

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1 - 1: Công nhân trên công trường lao động 4

Hình 1 - 2: Sơ đồ quản lý an toàn lao động 12

Hình 1 - 3: Công trình xây dựng ở phố Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội 19

Hình 2 - 1: Dùng máy xúc gầu nghịch để phá, dỡ công trình 32

Hình 2 - 2: Minh họa cách xếp vật liệu xây dựng đúng phương pháp 34

Hình 2 - 3: Gia cố thành hố đào thẳng đứng 36

Hình 2 - 4: Bố trí đường vận chuyển trên mép hố đào 38

Hình 2 - 5: Dựng thang hợp lý – góc nghiêng 750 42

Hình 2 - 6: Đầu thang được buộc cố định hoặc tì chắc chắn vào công trình 43

Hình 2 - 7: Chân giáo được kê ổn định lên các tấm gỗ 45

Hình 2 - 8: Phương tiện bảo hộ cá nhân phòng điện giật 49

Hình 2 - 9: Dây xích và dây cáp bị hỏng cần phải thay thế 51

Hình 2 - 10: Cần trục bánh lốp bị lật do cẩu quá tải 52

Hình 2 - 11: Thực hiện khóa máy khi không sử dụng 54

Hình 2 - 12: Công trường có nhiều gỗ phế liệu 55

Hình 3 - 1: Chung cư The Golden An Khánh – Phối cảnh dự án 57

Hình 3 - 2: Vị trí dự án 58

Hình 3 - 3: Vị trí dự án – lô HH6 59

Hình 3 - 4: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động tại một số công trường 64

Hình 3 - 5: Người lao động được chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ lao động trên CTXD 66

Hình 3 - 6: Vụ tai nạn sập giàn giáo tại khu kinh tế Vũng Áng năm 2015 68

Hình 3 - 7: Một số công trường dung phương pháp Top-Down 72

Hình 3 - 8: Điều kiện làm việc khó khăn theo phương pháp Top-Down 74

Hình 3 - 9: Sơ đồ quản lý ATLĐ cho công tác hố móng 75

Trang 6

Hình 3 - 11: Sơ đồ quản lý ATLĐ cho công tác sử dụng giàn giáo 78

Hình 3 - 12: Sử dụng đai an toàn khi làm việc trên giàn giáo 80

Hình 3 - 13: Sơ đồ quản lý ATLĐ cho công tác sử dụng vận thăng và cần trục tháp 81

Hình 3 - 14: Các thiết bị vận tải phục vụ thi công trên cao 83

Hình 3 - 15: Sơ đồ quản lý ATLĐ khi sử dụng điện 85

Hình 3 - 16: An toàn cho trạm biến áp 86

Hình 3 - 17: An toàn cho các thiết bị chiếu sáng 87

Hình 3 - 18: Biện pháp an toàn khi hàn điện 88

Hình 3 - 19: Các thiết bị sử dụng điện cầm tay trên CTXD 89

Hình 3 - 20: Sơ đồ quản lý ATLĐ đối với công tác PCCC 91

Hình 3 - 21: Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản 92

Hình 3 - 22: Phòng lưu trữ vật liệu dễ cháy 93

Hình 3 - 23: Sơ đồ quản lý An toàn lao động trên công trường HH6 94

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 - 1: Kết quả tổng hợp sự tham gia của các Bộ, ngành và địa phương trong việc

phổ biến thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động năm 2011-2015 [4] 15

Bảng 1 - 2: Một số kết quả huấn luyện an toàn vệ sinh lao động từ 2011-2014 [4] 16

Bảng 1 - 3: Số lượng máy, thiết bị được kiểm định giai đoạn 2010-2015 17

Bảng 2 - 1: Hệ thanh chống cho hố đào 36

Bảng 2 - 2: Góc nghiêng của mái đào không chống 38

Bảng 3 - 1: Bảng quy định trách nhiệm của từng thành viên trong ban quản lý AT 96

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, cùng với đó là sự pháttriển không ngừng của ngành xây dựng, hiện nay các công trình xây dựng trên toànquốc phát triển mạnh mẽ nên an toàn lao động trong xây dựng đang ngày càng đượcquan tâm Với đặc thù ngành nghề, thi công xây dựng công trình là một nghề có rấtnhiều rủi ro, mức độ nguy hiểm cao, vì vậy đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng

là một công tác bắt buộc trong quá trình thi công xây dựng công trình Trách nhiệmngăn ngừa hạn chế tại nạn là trách nhiệm của toàn xã hội, là một công tác mang tínhnhân văn Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động tại các công trìnhxây dựng hiện chưa được chú trọng đúng mức

Dự án Chung cư cao tầng, dịch vụ thương mại HH6 - THE GOLDEN AN KHÁNH làmột công trình lớn quy mô bao gồm 03 tòa nhà: 18T1, 18T2, 40T Tòa nhà 18T1 và18T2 cao 18 tầng, tòa nhà 40T cao 40 tầng, thuộc khu đất 33 ha có chức năng hỗn hợpchung cư cao tầng và văn phòng, thương mại dịch vụ trong quần thể 288,8 ha của khu

đô thị Nam An Khánh Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn lao động là một công tácquan trọng và chiếm chi phí lớn Vì vậy, cần có những biện pháp nhằm quản lý côngtác này một cách hiệu quả

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình HH6 - The Golden An Khánh” là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao.

2 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về an toàn lao động và nghiên cứu thực tiễn công tácquản lý an toàn lao động các dự án đầu tư xây dựng công trình để đề xuất một số giảipháp về tổ chức thực hiện và giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng công tácquản lý an toàn lao động đối với công trình HH6 - The Golden An Khánh dưới góc độQuản lý Nhà nước về ATLĐ

3 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu

a Cách tiếp cận

Trang 10

Nghiên cứu những công trình khoa học, tài liệu đã công bố về công tác an toàn trong xây dựng.

Các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động trong xây dựng

b Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra khảo sát;phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh; phương pháp chuyên gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Dự án xây dựng Chung cư cao tầng, dịch vụ thươngmại HH6 - The Golden An Khánh

và môi trường là một quá trình tổ chức khoa học và thực tế

Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài luận văn mà học viên nghiên cứu được vận dụng cụ thể vào công tác quản lý Antoàn lao động xây dựng cho dự án HH6 - The Golden An Khánh, qua đó nhằm đề xuấtmột số vấn đề tăng cường công tác quản lý An toàn vệ sinh lao động cho các dự án đầu

tư xây dựng Vì vậy, nôi dụng luận văn của học viên vừa mang ý nghĩa khoa học vừamang ý nghĩa thực tế

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

Đất nước ta đang trong quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, cùng với đó là sự pháttriển không ngừng của ngành xây dựng, hiện nay các công trình xây dựng trên toànquốc phát triển mạnh mẽ nên an toàn lao động trong xây dựng đang ngày càng đượcquan tâm Nhưng lĩnh vực xây dựng cơ bản luôn được coi là ngành có nguy cơ cao vềtai nạn lao động và thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng Trong những nămgần đây, số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng xảy ra tại Việt Nam đang ngàycàng gia tăng về mức độ nghiệm trọng, chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay đã cóhàng chục vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã được ghi nhận, chưa kể còn nhiều vụnhỏ lẻ ở các mức độ khác nhau Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn cho người laođộng tại các công trình xây dựng hiện chưa được chú trọng đúng mức

Trong thời gian gần đây đã có một số vụ tai nạn lao động xảy ra trên các công trìnhđang xây dựng báo hiệu một vấn đề đáng được quan tâm, tai nạn lao động đã trở thànhmối lo thường trực đối với nhiều công trình xây dựng, đáng tiếc hơn việc khắc phục sự

cố an toàn lao động gặp nhiều khó khăn và bài học rút ra từ đó chưa được coi trọng.Đằng sau mỗi vụ tai nạn lao động, k h ông c h ỉ là thiệt hại về tài s ả n cho cá nhân,tổch

ứ c mà còn là nh ữ ng nỗi đau m ấ t ng ư ời th ân , để lại nhiều hệ lụy cho xã hội

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nguyên nhân dẫn đến các vụtai nạn lao động là do có khoảng 80% công nhân ngành xây dựng là lao động tự do,lao động phổ thông, phần nhiều chưa được đào tạo bài bản về an toàn lao động Vàmột nguyên nhân quan trọng nữa đó là các nhà thầu xây dựng chưa thực sự quan tâmđúng mức tới công tác an toàn lao động cho chính những người lao động mà mình sửdụng Vì vậy, trong chương 1 của luận văn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về các vấn

đề tổng quan trong công tác quản lý an toàn lao động ở lĩnh vực xây dựng

Trang 12

1.1 Khái quát chung về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng

1.1.1 Mục đích của công tác quản lý an toàn lao động

Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất;

Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, bảo vệsức khỏe, an toàn về tính mạng cho người lao động;

Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho ngườilao động;

Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động;

Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của ngườilao động;

Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Hình 1 - 1: Công nhân trên công trường lao động

1.1.2 Yêu cầu của công tác quản lý an toàn lao động

1.1.2.1 Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toà n lao động

Trang 13

quy phạm, về a n toàn lao động, vệ s i nh lao động Các đơn vị sử dụng lao động cónghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnhtuân thủ các quy định này Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụthanh tra việc chấp hành an toàn l a o động,vệ sinh lao đ ộ ng đ ược xếp hàng đầu.

Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao độn g , vệ

sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuậnnhư các chế định khác

a Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng

Điều 3, Thông tư số 22/2010/TT- BXD ngày 03/12/2010 [1] của Bộ Xây dựng: Quyđịnh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, công trường xây dựngphải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quyđịnh, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khíhậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn chongười, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thicông xây dựng

Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặtbằng được phê duyệt Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cảntrở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy Kho chứa vật liệu dễcháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại Vật liệu thải phải được dọnsạch, đổ đúng nơi quy định Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoátbảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo

Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng [2] Tạicổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc Cácbiện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trêncông trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trêncông trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướngdẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu

Trang 14

+ Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ;

có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khuvực thi công;

+ Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm antoàn về điện Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xâydựng;

+ Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toànđiện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện

An toàn về cháy, nổ:

+ Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉhuy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phâncấp cụ thể;

+ Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theoquy chế hoạt động;

+ Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ Tại các vị trí dễ xảy racháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động,đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;

Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những công trình có sự tham gia củanhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải được thể hiện bằngtiếng Việt và tiếng nước ngoài

b Yêu cầu khi thi công xây dựng

Điều 4, Thông tư số 22/2010/TT- BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng [1]: Quyđịnh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, khi thi công xây dựngphải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trongbiện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho

Trang 15

người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc Trong thiết kế biệnpháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện.

Trang 16

Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêuchuẩn, quy trình kỹ thuật Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chấtlượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã đượcnghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.

Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc độtxuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường

Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhậntheo quy định Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thựchiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện

an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;

Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểmđịnh, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt độngtrên công trường Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biệnpháp đảm bảo an toàn

Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trườngthì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị vàcông trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng

Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường vàtrong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi côngtrường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương.Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sứckhỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theoquy định của pháp luật về lao động

1.1.2.2 Thực hiện toàn diện và đồng bộ a n toàn lao đ ộng

Trang 17

Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động thì ở đó phải có an toàn lao động.

1.1.2.3 Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện an toàn l ao đ ộng, vệ si n h lao đ ộng

Công tác an to à n lao đ ộng, vệ s inh l a o động m ang tính quần chúng rộng rãi, do vậychúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng của bảo vệ quyền và lợi ích củangười lao động của tổ chức công đoàn

Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham giavới cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về an t oàn lao động, vệ sinh lao động cũng như xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động Trong phạm

vi đơn vị cơ sở, tổ chức công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyềngiáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về antoàn lao đ ộ ng, vệ s inh l ao động

Tôn trọng các quyền của công đoàn và đảm bảo để công đoàn làm tròn trách nhiệmcủa mình trong lĩnh vực an toàn lao đ ộ ng, vệ sinh lao động l à trách nhiệm của người

sử dụng lao động và các bên hữu quan

1.1.3 Vai trò của công tác quản lý an toàn lao động

1.1.3.1 Vai trò về mặt chính trị

Làm tốt công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất

Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động

Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất

1.1.3.2 Vai trò về mặt pháp lý

An toàn lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giảipháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng cácquy định luật pháp Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như

Trang 18

1.1.3.3 Vai trò về mặt khoa học

Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và

có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động, biệnpháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môitrường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân

Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạnchế tai nạn lao động xảy ra

Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa học

về an toàn lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch

1.1.3.4 Vai trò về tính quần chúng

Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp thamgia vào quá trình sản xuất Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ cácyếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc

Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đều có trách nhiệm tham gia vào việc thựchiện các nhiệm vụ của công tác an toàn lao động

Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hộithao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cảithiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1.2 Điều kiện lao động và chủ thể quản lý an toàn lao động trong xây dựng

1.2.1 Điều kiện lao động trong ngành xây dựng

Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: công việc thường được tiến hành ngoàitrời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động luôn thay đổi, do

đó điều kiện lao động của công nhân có những đặc điểm sau:

- Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một công trình, phụthuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi theo

Trang 19

công việc và công nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công sức và năng suất lao độngthấp, yếu tố rủi ro còn nhiều.

- Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều côngviệc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ởsâu dưới đất, dưới nước, nên có nhiều nguy cơ tai nạn

- Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi, khí độc, tiếngồn ) nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiếtnhư nắng gắt, mưa gió làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động

- Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ,công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức Chính những yếu tố đó cũng

là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ốm đau, bệnh tật và tai nạn chongười lao động

- Người lao động chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý công việc,

xử lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động

Qua phân tích như trên ta thấy rằng điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiềukhó khăn phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiệnđiều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động

1.2.2 Các chủ thể quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn

dự án đầu tư xây dựng Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng côngtrình, chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm [1]:

+ Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện cácquy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường

+ Lựa chọn Nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theoquy định của pháp luật về xây dựng

+ Tạm dừng thi công và yêu cầu Nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm

Trang 20

+ Phối hợp với Nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động,đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án,công trình theo quy định của pháp luật về lao động.

Ban Quản lý dự án: Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao vàquyền hạn do Chủ đầu tư ủy quyền Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủđầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền

Tư vấn: là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xâydựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây dựng

Theo Điều 7 Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010, Bộ Xây dựng, 2010[1]: Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, Ban quản lý dự

án hoặc Tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm:+ Giám sát việc thực hiện của Nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện phápđảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thicông xây dựng

+ Thông báo cho Chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quátrình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.+ Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phụckhi Nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường

Nhà thầu: là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác xây dựng Những tổ chức, cánhân này có đủ năng lực và chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng Theo Điều 6,Thông tư số 22/2010/TT- BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng [1]: Quy định về antoàn lao động trong thi công xây dựng công trình, Nhà thầu thi công xây dựng côngtrình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường có tráchnhiệm:

+ Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện phápbảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình Định kỳ hoặc đột xuất kiểm trathực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp antoàn lao động cho phù hợp

Trang 21

+ Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên mônđược đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Đồngthời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.+ Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên côngtrường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cánhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công.

+ Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn vàngười lao động thuộc quyền quản lý theo quy định

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã đượcphê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan

+ Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bảnkhi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường

+ Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký (nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằmđảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định

Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho người sửdụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện cáchoạt động an toàn, vệ sinh lao động

Trang 22

bảo kỹ thuật an toàn lao động

Trong những năm gần đây, công tác bảo hộ lao động đã được Nhà nước, các bộ ngành, đoàn thể và doanh nghiệp quan tâm đầu tư nên nhận thức của người lao động ngày

Trang 23

càng được nâng lên rõ rệt Cùng với những thành tựu đã đạt được về phát triển kinh tế

và xã hội đất nước, công tác an toàn lao động cũng có những chuyển biến tích cực, các

cơ sở có nhiều sáng tạo, cải tiến hợp lý hoá sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc chongười lao động, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế

độ, chính sách về an toàn lao động cho người lao động được ban hành tương đối đầy

đủ và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới Bộ máy tổ chức

và cán bộ làm công tác an toàn lao động bước đầu được củng cố từ cơ quan quản lýnhà nước đến các doanh nghiệp, trong đó nổi bật là việc thành lập được Hội đồngQuốc gia về an toàn lao động sau 10 năm triển khai Bộ luật Lao động và việc pháttriển mạng lưới an toàn – vệ sinh viên với hơn 153 nghìn người [3]

Công tác thông tin, tuyên truyền được đổi mới, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức: Mỗinăm có trên 15 nghìn cuốn sách, 8 vạn tranh áp phích và 50 vạn tờ rơi về an toàn vệsinh lao động được phát hành; nhiều phóng sự, phim chuyên đề và các buổi tọa đàm,các chương trình giải trí với chủ đề an toàn vệ sinh lao động được xây dựng và pháttrên truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam Website an toàn vệ sinh lao động của ViệtNam đã có hơn 1 triệu lượt người khai thác thông tin Đặc biệt, Tuần lễ Quốc gia về antoàn vệ sinh lao động hàng năm đã trở thành ngày hội của đông đảo người sử dụng laođộng và người lao động trong cả nước Hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

đã có những chuyển biến tích cực cả về nội dung và phương pháp huấn luyện Sốngười được huấn luyện năm sau cao hơn năm trước, từ năm 2000-2004, trung bìnhmỗi năm huấn luyện cho trên 70 nghìn lượt cán bộ quản lý, trên 15 nghìn lượt chủdoanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trên 700 nghìn lượt cán bộ làm công tác antoàn lao động, y tế tại doanh nghiệp và hàng triệu người lao động Công tác nghiên cứukhoa học kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động đã được chú trọng và đẩy mạnh ở các

bộ, ngành và các doanh nghiệp lớn Từ năm 2000-2004, gần 100 đề tài và dự án cấpnhà nước và cấp bộ đã được nghiên cứu, ứng dụng, triển khai phục vụ sản xuất Cáchoạt động hợp tác quốc tế về an toàn lao động đã được tăng cường và mở rộng với cácnước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Cộng hoà Liên bang Đức và các tổ chức quốc

Trang 24

trợ kỹ thuật khác, giúp Việt Nam giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợdoanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế [3].

Đối với công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng cũng đạt được nhiều thành tựu

to lớn, các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ,như quần áo mũcho người lao động các nhà thầu xây dựng ngày càng trang bị đầy đủ vật tư, giàn giáo.Máy công trình, người lao động tránh làm việc trực tiếp với công việc nặng nhọc, giảmthiểu khả năng gây tai nạn [3]

1.3.1 Hoạt động thông tin, truyền thông về an toàn lao động

1.3.1.1 Hoạt động thông tin, truyền thông về ATLĐ ở các cấp quản lý và các tổ chức

Giai đoạn 2010-2015, công tác thông tin tuyên truyền về an toàn lao động được Đảng,Nhà nước, Chính phủ ngày càng quan tâm, thể chế trong một số chính sách, văn bảnquan trọng như: Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 29-CT ngày13/9/2013 về đẩy mạnh [4] trong đó Ban Bí thư đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới nội dung,hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm antoàn vệ sinh lao động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân” là một trong những nhiệm

vụ hàng đầu nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2281/QĐ-TTg phê duyệt CTQG về an toàn vệsinh lao động giai đoạn 2010-2015 [3], trong đó có Dự án 3: “Tuyên truyền, giáo dục,huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn vệ sinh laođộng, thuộc Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015”

Tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các hoạt động thông tin, tuyên truyền về

an toàn vệ sinh lao động ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh triển khai rộng khắptrong phạm vi cả nước dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng Dưới đây là một sốkết quả và hình thức tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động phổ biến:

- Tuyên truyền qua hệ thống truyền thông đại chúng;

Trang 25

- Các hoạt động tuyên truyền tư vấn trực tiếp tới các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác

xã, bà con nông dân

Bảng 1 - 1: Kết quả tổng hợp sự tham gia của các Bộ, ngành và địa phương trong việcphổ biến thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động năm 2011-2015 [3]

Số D N ứn

1.3.1.2 Hoạt động thông tin tuyên truyền ở cấp doanh nghiệp, cơ sở

Tại các cấp doanh nghiệp, cơ sở thường chú trọng triển khai các nhóm hoạt động

Trang 26

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động tạicấp doanh nghiệp, cơ sở;

Thông tin, phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao độngqua tập huấn, phổ biến thông tin cho người lao động;

Tổ chức tuyên truyền, phát hiện các nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động đốivới các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;

Tổ chức các hoạt động đào tạo, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ về an toàn vệ sinhlao động cho người lao động; tổ chức tư vấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin về antoàn vệ sinh lao động cho người lao động;

Tổ chức các hội thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, ký giao ước thi đua giữacác phân xưởng, tổ đội trong tháng hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động; Các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, chia sẻ kinh nghiệm về an toàn vệ sinhlao động cho người lao động

1.3.2 Hoạt động giáo dục, đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động

Bình quân từ 2011 đến năm 2014, mỗi năm có trên 46.000 người làm các nghề, côngviệc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; 46.000 người làm các nghề,công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 25.000 cán bộ làm công tác an toàn vệ sinhlao động tại doanh nghiệp được huấn luyện và hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh laođộng Riêng huấn luyện cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanhnghiệp, khoảng trên 24.000 người mỗi năm

Bảng 1 - 2: Một số kết quả huấn luyện an toàn vệ sinh lao động từ 2011-2014 [3]

3 3

1 9

6 4

3 5

6 0

2 8

Từ 2011- 2015, người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động

Trang 27

lần, tổng số lượt huấn luyện là 35.597 người (Năm 2011 huấn luyện 8.162 người; năm

2012 huấn luyện 11.823 người; năm 2013 là 10.741 người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động năm 2014 là 4.894 người)

1.3.3 Hoạt động kiểm định, kiểm tra chất lượng hàng hóa sản phẩm thuộc lĩnh vực

an toàn lao động

Đến năm 2015, Cục An toàn lao động - Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đã chỉđịnh được 57 tổ chức kiểm định và cấp chứng chỉ được cho 609 kiểm định viên; hoạtđộng huấn luyện nghiệp vụ cho kiểm định viên cũng đang được triển khai thực hiện.Chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về antoàn lao động đang từng bước được cải thiện [5]

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, do vậy

số lượng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt được đưa vào sản xuất ngày càng lớn.Theo số liệu từ các tổ chức kiểm định, các Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội báo cáotình hình kiểm định các máy, thiết bị trong giai đoạn 2010-2015 là:

Bảng 1 - 3: Số lượng máy, thiết bị được kiểm định giai đoạn 2010-2015 [5]

1.

81 9.

2.

32 3.

2.

54 7.

Theo số liệu điều tra, khảo sát từ 2000 doanh nghiệp phân bố trên 10 tỉnh, thành phốcủa Cục An toàn lao động, Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội năm 2012 có 983doanh nghiệp có sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao độngchiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp được điều tra Cơ cấu doanh nghiệp sử dụng máy,thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phân chia theo ngành nghề kinh tế,ngành khai khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhấn là 71,7%; đứng thứ 2 là ngành sản xuất kimloại chiếm 63,1%; ngành xử lý rác thải, nước thải chiếm 23,9% Cơ cấu doanh nghiệp

sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phân chia theo loạihình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất là 82,1%; doanh

Trang 28

1.4 Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động

Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực của ngành (xây dựng, sản xuất vật liệuxây dựng, tư vấn xây dựng và kinh doanh bất động sản) theo báo cáo của Bộ Xây dựng

và Tổng Cục thống kê tính đến năm 2014 gồm 72.190 đơn vị [6]

Ta nhận thấy, ngành xây dựng có hơn 70.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, chiếm tới 10%lực lượng lao động của cả nước Tuy nhiên, số vụ tai nạn lao động v à số người chết dotai

nạn lao động trong ngành xây dựng chiếm tới 1/4 tổng số vụ tai nạn ở tất cả cácngành nghề

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng vụ tainạn và số người chết vì tai nạn lao động t rong ngành xây dựng liên tục tăng trongnhững năm gần đây Nếu như năm 2014, số vụ tai nạn lao động t rong ngành xây dựngchiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn, thì đến năm 2015 tăng lên 35,2% Tính riêng 6 thángđầu năm 2016, số vụ t ai nạn lao đ ộng tro ng ngành xây dựng chiếm 21,6% tổng số vụtai nạn Tương ứng với số vụ tai nạn lao động nêu trên thì số người chết do tai nạn lao động t rong ngành xây dựng chiếm 33,9% tổng số người chết do tai nạn vào năm 2014

và tăng lên 37,9% vào năm 2015 Riêng 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ này là 22,3%.Bên cạnh đó thực tế còn tình trạng các vụ tai nạn lao động xảy ra tại các doanh nghiệpvừa và nhỏ chưa được báo cáo, thống kê đầy đủ [5]

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong tổng số các vụtai nạn lao động ngành xây dựng, có tới 55% do ngã cao, 24% do các vấn đề về điện,10% do sập đổ thiết bị trên công trình, 10% do không có, không sử dụng hoặc cónhưng không bảo đảm chất lượng về phương tiện bảo vệ cá nhân [5]

Từ hình 1-3 cho thấy công trình đang thi công không tuân thủ quy định về an toàn laođộng trong việc lắp đặt hệ thống giàn giáo đạt chuẩn Bên cạnh đó là việc công nhânkhông được trang bị bảo hộ lao động Và những hình ảnh tương tự đều rất dễ có thểbắt gặp ở nhiều công trường thi công xây dựng

Trang 29

Hình 1 - 3: Công trình xây dựng ở phố Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội

Công tác an toàn vệ sinh lao động tại các công trường xây dựng còn nhiều thiếu sót,hầu hết vẫn mang tính chất chiếu lệ, đối phó Các công trường đều có một số vấn đề về

an toàn vệ sinh lao động, như trong tổ chức mặt bằng công trường; huấn luyện, trang

bị phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân, quản lí sử dụng các thiết bị có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn Các công trình đã kiểm tra có vi phạm như không nối đất vỏcác tủ điện, dây dẫn điện không treo mà rải dưới đất (kể cả trên mặt sàn đọng nước),không sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng khôngthực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng Về phòng chống cháy nổ, hầu hếtcác công trình đã kiểm tra đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ các phương ánPCCC, cứu nạn cho công trường Việc bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các khu vựcđang thực hiện những công việc dễ xảy ra cháy vẫn chưa đầy đủ, nhiều công trình bốtrí thiếu số lượng bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những vị trí này Các côngtrường không trang bị đủ bảo hộ lao động cho công nhân, phổ biến là thiếu quần, giầybảo hộ lao động Việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động của công nhân cũng cònnhiều vấn đề, thường là công nhân không sử dụng đủ trang bị bảo hộ lao động đượccấp, nhiều trường hợp không mang giầy bảo hộ, không đội mũ bảo hộ, không đeo dâyđai an toàn khi làm việc trên cao

Trang 30

Thực tế cho thấy, tình hình doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động khá phổbiến Theo thống kê, chỉ 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy địnhđảm bảo an toàn vệ sinh lao động Tại hội thảo góp ý dự thảo luật ATLĐ do Tổng liênđoàn lao động Việt Nam tổ chức gần đây, các chuyên gia nhận định, nguyên nhân gâytai nạn lao động chủ yếu do sự chủ quan, thờ ơ của chủ doanh nghiệp Các lỗi vi phạmchủ yếu về làm thêm giờ quá quy định; không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;không kiểm tra, tu sửa máy móc định kỳ; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêmngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng Bên cạnh đó, còn do nhận thức

về an toàn vệ sinh lao động của người lao động hạn chế, ý thức tuân thủ các quy địnhlao động chưa cao Nạn nhân chủ yếu là lao động phổ thông ký hợp đồng làm việc thời

vụ (chiếm 40% tổng số vụ tai nạn lao động) Số này hầu hết ở các vùng quê lên thànhphố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức về an toàn vệsinh lao động

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung đánh giá tổng quan về khái quát chung về côngtác quản lý an toàn lao động trong xây đối với tình hình chấp hành các quy định về antoàn lao động, tình hình đảm bảo kỹ thuật an toàn lao động và tình trạng vi phạm quyđịnh về an toàn lao động

Về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng đối với tình hình chấp hành cácquy định về an toàn lao động, tác giả đưa ra các vấn đề mục đích của công tác quản lý

an toàn lao động, các yêu cầu về công tác quản lý an toàn lao động và vai trò nhiệm vụcủa công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng

Về tình hình đảm bảo kỹ thuật an toàn lao động, ở các công trường nếu tổ chức thicông chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn được đưa ra ở trên, thìcông trường nơi đó số vụ tai nạn lao động được giảm thiểu, ngược lại ta thấy số vụ tainạn tăng lên Do đó công tác tổ chức thi công tại các công trường hiện nay cần phảiđược quan tâm nhiều hơn nữa, khâu tổ chức thi công tốt, hợp lý đúng qui trình kỹ thuậtthi công thì sẽ giúp hạn chế tai nạn lao động Đặc biệt cần phải quan tâm đến việc thựchiện tốt các yêu cầu, các qui định về an toàn lao động do nhà nước ban hành hướngdẫn và thực hiện Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và có biện pháp

Trang 31

chế tài nếu vi phạm Bộ phận kỹ thuật thi công phải có kiến thức tốt và có nhiều kinhnghiệm để kiểm tra và thực hiện công việc nhằm mục đích vạch ra phương án tổ chức

Trang 32

thi công cho từng hạng mục công việc, từng bộ phận và cho toàn bộ công trình Cóphương án tổ chức thi công tốt, có bộ phận tổ chức thi công tốt tất yếu sẽ tác động tíchcực đến công tác an toàn lao động trên các công trường Như vậy công tác quản lý antoàn lao động và những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn lao động trong thi công xâydựng là những vấn đề cần được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, để từ đó đưa

ra nhận định khách quan và có đề xuất hữu hiệu nhất trong công tác quản lý an toànlao động

Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động hiện nay tại các công trường xâydựng đang diễn ra khá phổ biến, tai nạn lao động chủ yếu do sự chủ quan, thờ ơ củachủ doanh nghiệp Các lỗi vi phạm chủ yếu về làm thêm giờ quá quy định; không huấnluyện an toàn vệ sinh lao động; không kiểm tra, tu sửa máy móc định kỳ; không kiểmđịnh thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sửdụng Bên cạnh đó, còn do nhận thức về an toàn vệ sinh lao động của người lao độnghạn chế, ý thức tuân thủ các quy định lao động chưa cao

Vì những tồn tại trên đây, vấn đề đặt ra đối với ngành Xây dựng về công tác an toànlao động là phải có các giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trongquá trình thi công các công trình xây dựng Đây cũng là hướng nghiên cứu của tác giả

để áp dụng trong xây dựng công trình HH6 - The Golden An Khánh

Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu những vấn đề sau:

- Phân tích các điều kiện cụ thể về biện pháp tổ chức thi công công trình HH6 - TheGolden An Khánh để đánh giá biện pháp đảm bảo an toàn của đơn vị thi công;

- Thực trạng về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng nhà cao tầng vàđánh giá các nguy cơ có thể xảy ra mất an toàn trên công trường công trình HH6 - TheGolden An Khánh;

- Dựa trên những cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về an toàn lao độngcũng như những nguy cơ mất an toàn đối với từng công việc cụ thể của công trình để

đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý an toàn lao động trong quá trình thicông

Trang 33

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

2.1 Cơ sở pháp lý về an toàn lao động trong xây dựng

2.1.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam liên quan đến an toàn lao động

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là một chủ trương, chính sáchlớn và nhất quán của Đảng ta từ khi thành lập đến nay, được thể hiện trong các Vănkiện của Đảng qua các kỳ Đại hội và trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Giaiđoạn 2010 - 2015 chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện ởcác văn kiện và văn bản sau:

- Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ "Chăm

lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động"; "Nghiêncứu, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thaisản và các chế độ, chính sách khác đối với lao động nữ"

- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn

vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [7].Một số nhiệm vụ chính mà Chỉ thị đã nêu rõ là:

(1) Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thứcchủ động bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân;

(2): Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng ngừa tránh tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm vệ sinh lao động cho người lao động;(3) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, sử dụngtrang thiết bị bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làmviệc cho người lao động;

(4) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động Hoàn

Trang 34

ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Nâng cao hiệu quả hoạt động, sự phối hợp giữacác Bộ, ngành, địa phương, tổ chức công đoàn, các đoàn thể nhân dân trong việc thựchiện an toàn vệ sinh lao động;

(5) Phát động phong trào quần chúng xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làmviệc Đổi mới cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực xã hội trong thực hiện côngtác an toàn vệ sinh lao động;

(6) Đổi mới cơ chế, chính sách trong công tác an toàn lao động theo hướng ưu tiên chocác hoạt động phòng ngừa, quản lý rủi ro, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng laođộng trong việc đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động Có cơ chế đầu tư chocác hoạt động cảnh báo, phòng ngừa, quản lý rủi ro, phục hồi chức năng cho người bịtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”…

- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy chỉ rõ [8]: “ việc chấp hành các quyđịnh của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạtđộng của tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội viên, cán bộ, đảng viên,công nhân, viên chức và người lao động”; “ Vận động cán bộ, đảng viên, công nhân,viên chức và người lao động thấy rõ trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật vềphòng cháy, chữa cháy; ”; “Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phảilấy phòng ngừa là chính; ”

2.1.2 Quy định về an toàn lao động thi công nhà cao tầng

2.1.2.1 Các quy định chung

Trong lĩnh vực Xây dựng, một số yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn được quy địnhtuân theo Quy chuẩn Quốc gia An toàn trong Xây dựng – QCVN 18 : 2014/BXD [9]

Về điều kiện an toàn khi thi công, không được phép thi công khi chưa có đầy đủ các

hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, trong đó phải thể hiện các biệnpháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ; người lao động làmviệc trên công trường phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo

Trang 35

quy định; phải có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thicông xây dựng.

Trang 36

Về công tác chiếu sáng, trên công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủtrên các tuyến đường giao thông và các khu vực đang thi công về ban đêm Không chophép làm việc ở những chỗ không được chiếu sáng Chiếu sáng tại chỗ làm việc từ 100đến 300 lux, chiếu sáng chung từ 30 đến 80 lux;

Đối với công tác vệ sinh lao động, mọi vị trí làm việc trên công trường đều phải giữgọn gàng, ngăn nắp Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định Các chấtthải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên Khi trên công trường xây dựng cónguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công trường có chứa các nguồn phóng xạ

tự nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn và kiểmsoát bức xạ

Về công tác giám sát an toàn lao động, công trường phải có sổ nhật ký an toàn laođộng và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quátrình thi công

Đối với kỹ thuật an toàn lao động, người lao động làm việc trên cao và dưới hầm sâuphải có túi đựng dụng cụ đồ nghề Không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồnghề trên cao xuống; khi làm việc trên cao (từ 2 m trở lên) hoặc chưa đến độ cao đó,nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây antoàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ; không được thi công cùng một lúc ở haihoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn chongười làm việc ở dưới; không được làm việc trên giàn giáo, mái nhà hai tầng trở lênkhi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên; sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớnhoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trướckhi thi công tiếp

2.1.2.2 Tổ chức các bộ phận phục vụ công tác an toàn lao động

Trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức các

bộ phận an toàn lao động, bộ phận Y tế và hội đồng an toàn lao động

Đối với bộ phận an toàn lao động, đơn vị thi công phải bố trí ít nhất 01 người làm công

Trang 37

chuyên trách nếu sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí; hoặc phải bốtrí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên tráchnếu sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động; hoặc phải thành lập phòng an toàn

- vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao độngtheo chế độ chuyên trách nếu sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động [10]

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách phải có trình

độ thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật công trình Xây dựng và có kinh nghiệm làmviệc trong thi công công trìnhXây dựng tương ứng Cụ thể là: có trình độ đại học và ítnhất 01 năm kinh nghiệm; hoặccó trình độ cao đẳng và ít nhất 03 năm kinh nghiệm;hoặc có trình độ trung cấphoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật và có 05 năm kinhnghiệm [10]

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách có trình độthuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật công trình Xây dựng và có kinh nghiệm làmviệc trong thi công công trìnhXây dựng tương ứng Cụ thể là: có trình độ đại học; hoặc

có trình độ cao đẳng và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm; hoặc có trình độ trung cấphoặctrực tiếp làm các công việc kỹ thuật và có 03 năm kinh nghiệm [10]

Đối với việc tổ chức bộ phận Y tế, đơn vị thi công công trình xây dựng phải tổ chức bộphận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu ít nhất phải có 01 người làm công tác

y tế trình độ trung cấp đối với Đơn vị sử dụng dưới 500 người lao động; hoặc ít nhấtphải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp đối với Đơn vị sửdụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động; hoặc phải có 01 bác sỹ và 1 người làmcông tác y tế khác đối với Đơn vị sử dụng trên 1.000 người lao động [10]

Người làm công tác y tế ở cơ sở phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:Có trình độchuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ,Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế laođộng [10].Trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lậpđược bộ phận y tế, đơn vịphảiký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ nănglực (cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế; có mặt kịp thời tại hiện trường khi

Trang 38

xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã,thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa) [10].

Việc tổ chức hội đồng an toàn - vệ sinh lao động cơ sở,các đơn vị thi công công trìnhxây dựng bắt buộc phải thành lập hội đồng an toàn – vệ sinh lao động khi sử dụng từtrở lên Đối với các đơn vị sử dụng dưới 300 người lao động, thành lập Hội đồng antoàn - vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ Điều kiện để hoạt động [10]

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động thi công nhà cao tầng

2.2.1 Thiết kế và thi công công trình

Về nguyên nhân do thiết kế công trình: Thông thường tai nạn xảy ra do nguyên nhânnày ít, nhưng khi xảy ra thì hết sức nghiêm trọng Những thiếu sót trong thiết kế nhưtính toán sai, bố trí kết cấu không hợp lý, lựa chọn vật liệu không đúng… có thể dẫnđến tai nạn ngay khi chế tạo kết cấu hay thi công Tai nạn thường xảy ra như sụp đổ bộphận công trình khi tháo dỡ ván khuôn, đổ tường xây khi có gió bão…

Về nguyên nhân do thiết kế biện pháp thi công: Để tạo ra bộ phận công trình cần cóbiện pháp thi công như biện pháp chống đỡ ván khuôn, biện pháp chống sạt lở váchđất khi thi công… sự thiếu sót trong thiết kế biện pháp thi công có thể dẫn đến sập đổcông trình, gây tai nạn lao động

Nguyên nhân do tổ chức thi công: Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra

sự cố và tai nạn lao động hiện nay ở các công trình xây dựng Việc tổ chức thi côngmột cách khoa học không những góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượngcông trình mà còn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn lao động

Biểu hiện của công tác này ở chỗ:

Bố trí ca, kíp không hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của công nhân dẫn đếntình trạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, sử lý tình huống và sự cố kém,

do đó gây ra tai nạn lao động

Sử dụng công nhân không đúng trình độ nghiệp vụ, làm sai quy trình, dẫn đến gây

ra sự cố

Trang 39

Bố trí công việc không đúng trình tự, chồng chéo, hạn chế tầm nhìn và hoạt độngcủa công nhân.

Ý thức trách nhiệm kém, làm ẩu, sử dụng nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn,cắt bớt quy trình thi công

Về nguyên nhân do kỹ thuật thi công: Đây là nguyên nhân phổ biến trong xây dựng

Do tính đa dạng và phức tạp của công việc, do thiếu hụt kiến thức chuyên môn, dotrình độ nghiệp vụ của người thực hiện công việc thấp, không nắm vững quy trình làmviệc đảm bảo an toàn… những yếu tố này trực tiếp gây ra tai nạn lao động

2.2.2 Do kỹ thuật thi công nhà cao tầng

Máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, không hoàn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu

an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa

Vi phạm trình tự tháo dỡ ván khuôn, đà giáo cho các kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ

Đào hố móng sâu kiểu hàm ếch, nơi đất yếu đào thành thẳng nhưng không chống đỡ vách đất

Làm việc trên cao không có dây an toàn

Dùng phương tiện chuyên chở vật liệu để chở người…

2.2.3 Tổ chức thực hiện

Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong quátrình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ýthức thực hiện các yêu cầu về công tác an toàn hay các sai phạm không phát hiện mộtcách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động

Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ an toàn lao động: Chế độ an toàn lao độnggồm nhiều vấn đề như: Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị các phương tiệnbảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại… Nếu không thực hiện một cách nghiêmchỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độ

Trang 40

2.2.4 Môi trường và điều kiện làm việc

Làm việc tong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: nắng nóng, mưa, gió, sương mù…Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại

Làm việc trong môi trường áp suất cao hay quá thấp

Làm việc trong tư thế gò bó, chênh vênh nguy hiểm

Công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng vượt quá khảnăng của các giác quan người lao động

2.2.5 Bản thân người lao động

Người công nhân làm việc không đúng chuyên môn đào tạo dẫn đến thao tác sai

Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình làm việc, người công nhânnếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các phương tiện bảo

vệ cá nhân, tự ý làm những công việc không phải nhiệm vụ của mình… sẽ gây ra sự cốtai nạn lao động

Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái thần kinh tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đến vấn

đề an toàn, vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao tác sai hoặc nhầm lẫn, làmliều, làm ẩu…

2.3 Kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng nhà cao tầng

2.3.1 Kỹ thuật an toàn lao động trong tổ chức công trường xây dựng

2.3.1.1 Nội dung chủ yếu của công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật an toàn

Có nhiều trường hợp tai nạn lao động xảy ra do nguyên nhân liên quan đến nhữngthiếu sót trong hồ sơ thiết kế, chủ yếu là thiếu biện pháp bảo hộ lao động Điều quantrọng nhất trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công là phải đề ra được biệnpháp thi công tối ưu với yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo an toàn lao động, sau đómới đến vấn đề kinh tế và các yếu tố khác Công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật antoàn phải tiến hành song song với công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thicông Nội dung phải đề cập đến những biện pháp cơ bản sau đây:

Ngày đăng: 27/09/2019, 02:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[18] Đỗ Việt Đức, “Tình hình tai nạn sự cố công trình xây dựng: Thực trạng, phương hướng quản lý và xử lý các vi phạm.,” 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tai nạn sự cố công trình xây dựng: Thực trạng, phươnghướng quản lý và xử lý các vi phạm
[19] Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình, “Thực trạng công tác tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ trong xây dựng hiện nay,” 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công tác tập huấn,huấn luyện về ATVSLĐ trong xây dựng hiện nay
[20] An Nhiên, “Báo động về tai nạn lao động trong ngành xây dựng,” Báo An ninh Thủ đô, 28 03 2016. [Trực tuyến]. Available: http:// a nninht h udo.v n /xa-hoi/bao- dong-ve-tai-nan-lao-dong-trong-nganh-xay-dung/669118.antd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo động về tai nạn lao động trong ngành xây dựng
[25] Luật số: 84/2015/QH13: Luật An toàn, vệ sinh lao động, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số: 84/2015/QH13: Luật An toàn, vệ sinh lao động
[15] Tổng công ty Sông Đà, Quyết định phê duyệt đầu tư dự án HH6 - The Golden An Khánh, 2014 Khác
[21] Bộ Xây dựng, TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn, 1986 Khác
[22] Bộ Xây dựng, TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, 1991 Khác
[23] Chính Phủ, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013, 2013 Khác
[24] Quốc hội, Luật Xây Dựng ngày 18/06/2014, 2014 Khác
[26] Bộ LĐTBXH, Thông tư số 08/LĐTBXH-TT Hướng dẫn công tác huấn luyện về Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w