1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu

123 2,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 8,78 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và làm luận văn, được sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, bằng sự nỗ lực cố gắng học tập, nghiên cứu và tìm tòi, tí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN TIẾP TÂN

Hà Nôi - 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và làm luận văn, được sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, bằng sự nỗ lực cố gắng học tập, nghiên cứu

và tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm thực tế của bản thân đến nay đề tài “Nghiên cứu

thực trạng sạt lở đất lưu vực sông Thạch Hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định

Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, với kết quả còn rất khiêm tốn trong việc

nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông Thạch Hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu góp phần phục vụ cho việc phát triển bền vững về kinh tế

- xã hội – môi trường tỉnh Quảng Trị Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ phục

vụ cho nghiên cứu các vấn đề có liên quan

Đặc biệt tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS Nguyễn Tiếp Tân

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông tin khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, nhân viên Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên nơi tác giả công tác

Do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của bản thân tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp và trao đổi giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài của luận văn Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2012

HỌC VIÊN

LÊ BÁ TÙNG

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT

Tôi là : Lê Bá Tùng

Học viên lớp : 19C12

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kỹ thuật với đề tài “Nghiên cứu thực trạng sạt

lở đất lưu vực sông Thạch Hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu” là công trình ngiên cứu của bản thân tôi Các thông tin, tài liệu, bảng biểu,

hình vẽ… lấy từ các nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn nguồn đầy đủ theo quy định Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của nhà trường

Hà Nội, tháng 11 năm 2012

Tác giả luận văn

LÊ BÁ TÙNG

Trang 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẠT LỞ ĐẤT TRÊN

1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

29T

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên29T 6 29T

1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội29T 16 29T

Trang 6

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẠT LỞ ĐẤT Ở LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ29T 53 29T

3.1 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN – YẾU TỐ TỰ NHIÊN29T 53 29T

3.1.1 Nhóm yếu tố tạo nguồn vật chất cho xói mòn29T 53 29T

3.1.2 Nhóm yếu tố tạo dòng chảy vận chuyển vật chất29T 63 29T

3.1.3 Nhóm yếu tố phân bố lại vật chất, dòng chảy và tạo không gian cho quá trình xói mòn và bồi tụ29T 70 29T

3.1.4 Yếu tố thực vật - cản giữ vật chất29T 77 29T

3.2 NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN - YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI29T 79 29T

3.2.1 Yếu tố về dân số29T 80 29T

3.2.2 Yếu tố về kinh tế - xã hội29T 80 29T

3.4 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY

3.4.3.Kiểm định và kết quả mô hình29T 95 29T

Trang 7

5.1.2 Các vấn đề còn tồn tại29T 110 29T

29T

Trang 8

(trái) và thượng lưu cầu phao Lập Thạch (phải) - 12/201029T 36 29T

Trang 9

trong thời gian đo từ 8h ngày 8 đến 9h ngày 10 tháng 11 năm 200429T 93 29T

gian đo từ 8h ngày 12 đến 9h ngày 14 tháng 11 năm 200429T 93 29T

Trang 10

o

PC)29T 11

Trang 11

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, do sự tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thiên tai ở Việt Nam nói chung ngày càng diễn ra phức tạp Các vùng đất thấp ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do hàng năm phải gánh chịu nhiều thiệt hại do bão, lũ, lụt, sạt lở đất

Ở tỉnh Quảng Trị nói riêng việc hàng năm phải đối diện với những trận bão, lũ, lụt thì vấn đề sạt lở đất vẫn thường xuyên sảy ra với chiều hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô và cường độ, chỉ tính từ năm 1980 đến 1999 ở đây đã có 30 đoạn

bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài tới 34 km, có những đoạn bờ bị sạt lở với tốc độ trung bình năm từ 16 ÷ 55 m/năm Những thiệt hại do sạt lở đất gây ra là rất nghiêm trọng về người, của cải, hủy hoại môi trường sinh thái, trực tiếp ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, sản xuất và đời sống xã hội của người dân tỉnh Quảng Trị

Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị Sông có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m³/giây Sông

có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.660 km² Ba phụ lưu chính là sông Vĩnh Phước, sông Rào Quán (phần thượng nguồn gọi là sông Đa Krông), sông Cam Lộ (phần hạ nguồn gọi là sông Hiếu)

Sông có chiều dài 156 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây tỉnh Quảng Trị và đổ ra biển Đông qua Cửa Việt Sông Thạch Hãn chảy qua phía Tây Nam thị xã Quảng Trị (thị xã được hình thành từ làng Thạch Hãn), đoạn rẽ nhánh của dòng Thạch Hãn là sông Vĩnh Định chảy qua phía Bắc thị xã, tại đây, sông bị chặn bởi đập An Tiêm nên lượng nước không lớn Đoạn qua thị xã Quảng Trị sông rộng 150-200 m, là đường thủy nối liền Quảng Trị lên Ba Lòng, về biển Đông (Cửa Việt)

Theo số liệu thống kê, trong đợt mưa lũ do bão số 9 năm 2009 tại tỉnh Quảng Trị đã làm chết 6 người, sập và cuốn trôi 150 nhà, 46.849 ngôi nhà trong toàn tỉnh

bị ngập, hàng ngàn người phải sống trong cảnh cơ cực do mất nhà cửa, ruộng vườn, tài sản Các tuyến đường giao thông bị hư hỏng nặng, gây ách tắc giao thông, chia

Trang 12

cắt hầu hết các huyện, rất nhiều tuyến đường huyện lộ, liên xã hầu như không đi lại được Hệ thống các công trình thủy lợi, nước tự chảy, điện sinh hoạt, trường, trạm

bị thiệt hại rất nghiêm trọng

Những thiệt hại nêu trên là rất lớn đối với một tỉnh nghèo như Quảng Trị Ngoài ra sạt lở đất còn gây ra những thiệt hại gián tiếp như vấn đề môi trường, đặc biệt nó mang tính huỷ diệt nên đã gây tác động xấu về tâm lý đến đồng bào các dân tộc ở những nơi sạt lở đất sảy ra

Như vậy, so với qui mô và mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra thì số lượng các

đề tài, dự án nghiên cứu tổng thể về hiện trạng, qui mô, dự báo, cảnh báo sạt lở đất còn rất khiêm tốn, đặc biệt các đề tài, dự án riêng cho sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị Mặt khác trong các đề tài, dự án thường chú trọng mô tả về hiện trạng, các yếu

tố ảnh hưởng sạt lở đất Việc luận giải nguyên nhân gây ra một số tai biến thiên nhiên trong vùng còn mang tính chất phân tích định tính nên khả năng thuyết phục chưa cao

Có thể thấy rằng các nghiên cứu hiện đã có chưa giải quyết thoả đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra, đặc biệt là với sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị Đề tài “Nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông Thạch Hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu” này được đưa ra nhằm giải quyết các tồn tại nêu trên và là vấn đề hết sức cấp bách, cần phải nghiên cứu đối với lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị

- Đánh giá được thực trạng sạt lở đất ở lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị;

- Phân tích được các nguyên nhân ảnh hưởng đến sạt lở đất xảy ra ở lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị;

- Đề xuất được các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất gây ra để góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội – môi trường tỉnh Quảng Trị

Trang 13

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Việc nghiên cứu về tai biến sạt lở mới được tiến hành muộn hơn, vào đầu thế kỷ

XX Trong khi nghiên cứu hiện tượng trượt lở đất, đá, hầu hết các nhà nghiên cứu ngoài việc đề cập đến vị trí phân bố các sườn dốc, mái dốc trượt đã tập trung vào làm sáng tỏ cơ chế, mô tả đặc điểm địa hình, điều kiện địa chất thủy văn và đánh giá các yếu tố tác động, các yếu tố tự nhiên, nhân tạo tác động đến động lực và quy luật phát sinh, phát triển sạt lở (Draicov AM, 1949, Lomtadze VD, 1983, Tezaghi 1950….) Tác động của việc cắt xén sườn dốc, mưa lớn kéo dài được xem xét như

là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trượt mái dốc nhiều tuyến đường giao thông, được phân tích khá rõ nét trong nhiều công trình ở các tạp trí khác nhau (Campell RH, 1975, De Graff JV 1972, Nilawera NS 1992…) Về phương diện nghiên cứu động lực và quy luật phân bố sạt lở đất đá, các nhà khoa học thuộc Liên

Xô cũ đã có những cống hiến đáng kể (Popov IV, 1959, Lomtadze VD, 1982…) Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp đánh giá ổn định trượt của sườn dốc và

dự báo trượt lở, phân vùng nguy cơ trên cơ sở xét đến cấu tạo sườn dốc, tính chất cơ

lý đất đá… đồng thời dựa trên nguyên lý thuyết cân bằng giới hạn của môi trường xốp đồng nhất và đẳng hướng Trong đó, phương pháp của Xocolovski XV, 1942 được xem là phương pháp kinh điển, có luận chứng chặt chẽ nhất về phương diện toán học Tuy nhiên, đây là phương pháp phức tạp, khối lượng tính toán lớn nên ít được áp dụng trong thực tế Do vậy xuất hiện ngày càng nhiều các phương pháp kiểm tra độ ổn định mái dốc (Phương pháp gần đúng) cho phép giải quyết nhiều vấn

đề nhanh chóng nhờ sự trợ giúp các phần mệm máy tính chuyên dụng (Bộ phần mềm Geoslope Office, trong đó có Geoslope/W - đánh giá độ ổn định mái dốc của hãng GEOSLOPE-Canada …) Trong các phương pháp tính toán gần đúng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay có các phương pháp của các tác giả sau : Fellenius V

1993, Bishop AV 1995, Tezaghi K 1950 ) Mặc dù có độ chính xác cao do xét

Trang 14

đến khá đầy đủ các thông số ảnh hưởng đến độ ổn định của sườn dốc (áp lực thủy động, áp lực thủy tĩnh, áp suất nước lỗ rỗng…, nhưng các phương pháp trên chỉ mới xác định độ ổn định sườn dốc tại một địa điểm cụ thể, chẳng hạn các mái taluy ở đường giao thông, nghĩa là các mái dốc nhân tạo Để có thể xác định độ ổn định lãnh thổ trên một vùng rộng lớn, khoanh định được các vùng có nguy cơ cao về sạt

lở đất (sạt lở núi ) – tai biến địa chất có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở

hạ tầng, thậm trí là tính mạng con người…, một số tác giả đã đề xuất phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và ma trận bán định lượng để dự báo phân vùng lãnh thổ theo mức độ nhạy cảm của các thông số ảnh hưởng đến sườn dốc (Sateen VM 1983,

….) Mặc dù là phương pháp gần đúng, bán định lượng, nhưng phương pháp ma trận đa chỉ tiêu khá phổ biến ở các nước Nhật Bản, Mỹ, Australia….trong việc thành lập các bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất lãnh thổ

Cho đến những năm 1980, với sự phát triển của công nghệ tính toán bằng máy tính và công nghệ GIS, phương pháp tính toán theo lý thuyết cân bằng giới hạn mới được sử dụng rộng rãi trong việc định lượng nguy cơ sạt lở đất mang tính khu vực bằng các phần mềm thích hợp trên nền ArcGIS như SINMAP (Stability Index Mapping) Đây là phần mềm được phát triển bởi công ty tư vấn Terratech Ltd và Trường Đại học quốc gia Utah và dần dần trở thành một công cụ độc lập trong việc xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất Tuy nhiên vấn đề dự báo thời gian xuất hiện, hiện tượng sạt lở vẫn còn đang rất khó khăn, chưa giải quyết được triệt để Đặc biệt

là có vấn đề suy giảm độ bền của đất khi bị tẩm ướt và vai trò tác động của dòng chảy ngầm, dòng chảy mặt đến khả năng trượt lở đất của vùng nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề ảnh hưởng của toàn diện các thành phần có trên lưu vực và

hệ thống sông ảnh hưởng đến dòng chảy có thể kể đến bộ phầm mềm Mike được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (Danish Hydraulics Institute (DHI)) Phần mềm MIKE này được sử dụng rộng rãi và thành công ở nhiều nước Trong khu vực châu Á, mô hình được sử dụng để tính toán dự báo lũ trên sông Mun Chi và Songkla ở Thái Lan và một số sông ở Băngladet và Indonesia

MIKE là bộ mô hình hiện đại và đầy đủ nhất hiện nay trong việc giải quyết các bài toán liên quan đến tài nguyên nước Ưu điểm lớn nhất của mô hình là khả năng

Trang 15

liên kết các mô hình đơn lẻ thành một bộ mô hình thống nhất và hoàn chỉnh Sự liên kết giữa các thành phần thành phần dòng mặt, dòng sát mặt và dòng ngầm, mô hình mưa - dòng chảy với mô hình thủy lực, mô hình 1D với 2D, 2D với 3D mô hình thủy lực với GIS giúp mô hình không những có khả năng mô phỏng đầy đủ vận động của dòng nước trên lưu vực mà còn có thể đưa ra kết quả một cách trực quan

và đễ hiểu dưới dạng các bản đồ ngập lụt Mô hình còn có mô đun chất lượng nước,

có thể mô phỏng diễn biến nồng độ các chất hóa học trong hệ thống sông

Trên thế giới, việc nghiên cứu tai biến địa chất đã được đầu tư sớm và áp dụng nhiều phương pháp khoa học vào việc tính toán, dự báo nguy cơ trượt lở đất; nhưng

ở nước ta, vấn đề này mới được chú trọng trong 15 năm gần đây khi thảm hoạ trượt

lở đất liên tục xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của

Các nghiên cứu vể trượt lở đất đá từ trước tới nay chỉ được áp dụng trên diện rộng, ở tỷ lệ nhỏ và mang tính phân vùng dự báo định tính, chưa có công trình nghiên cứu và cảnh báo thảm hoạ trượt lở đất đá chi tiết để phục vụ hiệu quả công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Hầu hết các dự án triển khai mang tính chất tổng hợp về tai biến nên chưa đi sâu vào nghiên cứu trượt lở đất một cách chi tiết,

cụ thể

Một trong những công trình nghiên cứu về trượt lở đầu tiên là của Nguyễn Địch

Dỹ: “Nghiên cứu đánh giá quá trình trượt lở, nứt đất khu vực đồi Khau Cả và đồi

Khí Tượng thị xã Sơn La và các giải pháp phòng tránh” Đề tài đã xác lập hiện

trạng, các nguyên nhân và cơ chế gây trượt lở khu vực đồi Khau Cả và khu vực lân cận thị xã Sơn La Dự báo xu thế trượt lở và đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình khắc phục hậu quả trượt lở phục vụ cho quy hoạch và phát triển kinh tế -

xã hội khu vực thị xã Sơn La

Năm 1998, TS Trần Văn Tư (Viện Địa chất) [18] đã tiến hành đề tài nhánh

“Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh” (Giai đoạn I: phần bắc Trung Bộ, năm 1999 -

2000; Giai đoạn II: Các tỉnh miền núi phía Bắc, năm 2001 - 2003) Kết quả đề tài đã

xác định được 7 loại hình tai biến địa chất, trong đó có trượt lở đất

Trang 16

Trong địa bàn Quảng Trị, xói lở sông điển hình diễn ra trên hệ thống sông Thạch Hãn Theo nghiên cứu của Nguyễn Viễn Thọ, Đại học Huế (2001) [16] triển khai trên địa bàn từ Đập Trấm về Cửa Việt trên sông Thạch Hãn và từ huyện Cam

Lộ về ngã ba Gia Độ (nơi hội lưu sông Hiếu với sông Thạch Hãn) cho thấy hoạt động xói lở, bồi lấp sông xảy ra ngày càng mạnh mẽ trong những năm có lũ lớn sau khi đập Trấm đi vào hoạt động Các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Cư và nnk, Viện Địa lý [7] cũng cho thấy có nhiều diễn biến phức tạp của đoạn sông Thạch Hãn đoạn từ cầu Thạch Hãn đến ngã ba Gia Độ và đoạn sông gần Cửa Việt

VỰC SÔNG THẠCH HÃN - TỈNH QUẢNG TRỊ

Hệ thống sông Thạch Hãn là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị, sông chính

là Thạch Hãn có chiều dài 156 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông qua Cửa Việt Lưu vực sông Thạch Hãn có dạng gần như hình tam giác, nằm gọn trong tỉnh Quảng Trị thuộc phạm vi của hầu hết các huyện trừ huyện Vĩnh Linh Sông Thạch Hãn có diện tích lưu vực: 2.800 kmP

2

P (vùng đồng bằng: 11,4%; vùng cồn cát: 4,5%; vùng đồi núi: 84,1%), bắt nguồn từ dãy Ca Kút cao 1.400 m của dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông qua Cửa Việt, sông ngắn, hẹp, độ dốc lớn (12%) Ngoài dòng chính có các phụ lưu chính sau:

- Sông Rào Quán, chiều dài: 39,0 km

- Sông Hiếu, chiều dài: 71,0 km

- Sông Vĩnh Phước, chiều dài: 45,0 km

- Sông Ái Tử, chiều dài: 21,0 km

- Sông Nhùng, chiều dài: 40,0 km

Trang 17

Hình 1- 1: Bản đồ hành chính và mạng lưới sông suối lưu vực sông Thạch Hãn

Vị trí địa lý của lưu vực ở vào khoảng 16P

o

P18’ đến 16P

o

P57’ vĩ độ Bắc và 106P

o

P36’ đến 107P

o

P

17’ kinh độ Đông, phía bắc giáp với lưu vực sông Bến Hải, phía nam giáp với lưu vực sông Ô Lâu và sông Srêpôk, phía tây giáp với lưu vực sông Sê Pôn và sông Sê Păng Hiêng, phía đông giáp với biển Đông

Địa hình

Với địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế

Trang 18

xã hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển; trong đó phần lớn diện tích là đồi núi

- Độ cao vùng núi từ 200 ÷ 900m và có nơi cao trên 900m, đây là vùng đầu nguồn của các sông suối Vùng địa hình này phân bố tập trung theo dãy Trường Sơn thuộc huyện Hướng Hoá và Tây - Tây Nam huyện Đakrông Địa hình chung của vùng là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối, các khe và thung lũng nhỏ hẹp

- Vùng gò đồi có độ cao từ 200m trở xuống Đây là vùng chiếm diện tích lớn

và trải dài từ Bắc xuống Nam, nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi cao và dải đồng bằng ven biển Địa hình này bao gồm các đồi bát úp (của phiến thạch, phiến sa thạch) và các dải đồi thoải (của vùng đất ba zan và phù sa cổ) có độ dốc biến động từ 8 ÷ 30P

o

P Đây là tiểu vùng địa hình mang tính chuyển tiếp giữa vùng địa hình đồng bằng và vùng đồi núi Phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện từ Gio Linh tới Hải Lăng, phía Tây Cam Lộ và Bắc, Đông Bắc huyện Đakrông

- Vùng đồng bằng có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 0,5 ÷ 3m Đặc biệt một số diện tích ở huyện Hải Lăng chỉ ở mức - 0,5 m so với mặt nước biển Địa hình phân bố ở ven sông, nằm kẹp giữa vùng đồi gò phía Tây và vùng cồn cát ven biển Các cánh đồng nhỏ hẹp và thường có độ cao thấp không đều, được tạo thành

do quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ được khai phá cải tạo từ lâu đời Phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc và là trung tâm kinh tế của tỉnh với 2 thị xã là thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị

- Vùng cát ven biển có độ cao từ 3m ÷ 31m Các cồn cát của vùng thường tạo thành dải nằm song song với bờ biển Các cồn cát ổn định hiện được trồng các loại cây lâm nghiệp Các cồn cát di động có chiều hướng thâm nhập vào nội địa, có nơi ruộng canh tác đã bị vùi lấp Các trảng cát (chủ yếu là cát trắng) địa hình bằng phẳng, phần lớn diện tích trảng cát đang được sử dụng trồng một số loại hoa mầu hoặc cây lâm nghiệp Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam hiện tượng cát bay, cát chảy, cát nhảy trong năm thường xuyên xảy ra theo các mùa trong năm làm lấp ruộng đồng nhà cửa

Trang 19

Địa chất, địa tầng

Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong địa tầng giới Paleozoi, Mazozoi, Kainozoi Trầm tích các tầng ở đây đều có thành phần cuội kết, cát kết hạt vừa và hạt nhỏ xen lẫn đá phiến Silic, đá phiến sét v.v Vì vậy trữ lượng cát, sỏi ở các sông lớn, chất lượng tốt đảm bảo cung ứng vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn của Tỉnh

Đất cát biển: Phân bố thành vùng rộng lớn thuộc các huyện duyên hải từ Vĩnh

Linh tới Hải Lăng, chiều rộng trung bình 5 ÷ 6 km, gồm các cồn cát, bãi cát với thành phần chính là cát trắng, cát vàng và đất cát triều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều Thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, chỉ trồng được một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn để chống gió và cát bay trên biển

Đất mặn: Phân bố rải rác ở Cửa Việt, Cửa Tùng Trên đất mặn nhiều chủ yếu là

đất mặn tràn bởi thuỷ triều, ruộng muối, đất mặn sú vẹt lầy thụt thành phần cát bùn Thảm thực vật ngập mặn ít nhiều còn tồn tại với các loài chịu ngập mặn Trên đất mặn ít và trung bình chịu ảnh hưởng của mạch nước lợ hoặc nước nhiễm mặn

Đất phù sa: Chủ yếu thuộc vùng phù sa được bồi của 2 hệ thống sông Bến Hải,

Thạch Hãn và sông suối các huyện miền núi trong tỉnh Nhóm đất này được chia thành các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi: Phân bố ngoài đê các hệ thống sông chính thuộc đồng bằng và ven suối thượng du Thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước kém

- Đất phù sa không được bồi: Phân bố hầu hết khắp các huyện đồng bằng, trên các địa hình thấp, trong đê Chế độ ngập kéo dài, quá trình glây ít nhiều xuất hiện

- Đất phù sa glây mạnh chủ yếu trên địa hình thấp, lòng chảo, chịu úng lụt thường xuyên chủ yếu do chế độ mưa mùa hè

Đất lầy thụt: Ngập nước thường xuyên, phân bố rải rác trong các huyện đồng

bằng và trung du

Đất dốc tụ: Phân bố chủ yếu vùng thung lũng, chân đồi núi thuộc các huyện

miền núi và vùng đồi trung du, chịu ảnh hưởng của quá trình bồi tụ và rửa trôi Phụ thuộc nhiều vào tính chất đá mẹ và lớp phủ thực vật

Trang 20

Đất feralit: Chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Quá trình phong hoá hoá học

tuỳ thuộc vào độ cao địa hình Có thể nhận biết một số loại đất chính sau:

+ Đất đỏ trên mácma trung tính, bazic: Phân bố vùng đồi núi có thành phần cơ giới nặng, tầng dày, kết cấu tốt

+ Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét, macma axit thành phần cơ giới nặng, tầng dày không có đá lộ Phân bố rộng khắp vùng đồi và núi địa hình thấp (700, 800 m) cả hai loại đất trên có quá trình feralit điển hình, cường độ phong hoá mạnh + Đất feralit vàng đỏ - mùn trên núi trung bình, phong hoá từ các đá macma - bazơ trung tính, macma - axit, quá trình feralit diễn ra không điển hình Do bởi chế

độ nhiệt hạ thấp (T 20P

o

PC), đất thường xuyên chịu ẩm ướt, đã ảnh hưởng tới cường

độ hoạt động vi sinh vật Tầng mùn được duy trì và gia tăng khi thảm thực vật được phát triển tốt Đất có tỷ lệ đá lẫn cao, thành phần cơ giới mịn và nặng Phân bố chủ yếu vùng núi có độ cao 700, 800 m

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Có nguồn gốc từ các loại đất trên các loại đá mẹ

khác nhau Do bị khai thác lớp phủ thực vật, canh tác, hoang hoá dẫn tới quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh, trơ đá gốc Thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là cỏ, cây bụi chịu hạn Hiện tượng kết von, đá ong và sỏi đá nổi lên bề mặt là phổ biến Phân bố rải rác trên vùng đồi trung du phía Nam của tỉnh

Như vậy, lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Trị đặc trưng bởi gần 80% diện tích lãnh thổ là đất hình thành tại chỗ, bao gồm hầu hết đất thoát nước, chịu ảnh hưởng của quá trình feralit hoá dưới chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và thảm thực vật rừng nhiệt đới Đất có nguồn gốc bồi đắp của hệ thống thuỷ văn chiếm 20%, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển Sự phong phú của các chủng loại đất dẫn tới sự khác biệt về điều kiện sinh thái, thích ứng cho nhiều quần xã thực vật khác nhau Từ rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh trên đất thoát nước tới rừng ngập mặn nhiệt đới, rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên cát ven biển đa dạng, phong phú trước khi có sự tác động của con người

Chế độ nắng

Trang 21

Số giờ nắng trung bình năm trên lưu vực sông Thạch Hãn dao động trong phạm

vi 1800-1840 giờ (Bảng 1-1) Thời kỳ từ tháng V đến tháng IX, vùng đồng bằng ven biển phía đông có số giờ nắng lớn hơn so với vùng núi phía tây Trong thời kỳ còn lại, số giờ nắng của vùng đồng bằng ven biển phía đông lại nhỏ hơn so với vùng núi phía tây Lưu vực sông Thạch Hãn có số giờ nắng thuộc vào loại trung bình

Bảng 1-1: Số giờ nắng tháng và năm trung bình nhiều năm (giờ)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Khe

Sanh

146,5 132,1 165,2 190,3 203,2 175,1 164,1 147,2 144 131,4 107,6 96,85 1804 Đông

o

P

C và nhiệt độ nhỏ nhất năm khoảng 14,2P

Sanh 25,7 27,7 31,6 33,1 33,5 32,1 33 30,9 30,5 30,6 27,8 24,1 33,5 Đông

Sanh 14,8 14,2 16,7 19 21,3 22,5 21,7 22 21,2 19,8 17,1 14,5 14,2 Đông

Hà 15,95 15,8 18,1 20,7 23,8 25,5 25,2 25,4 23,75 21,83 19,2 16,6 15,8

Trang 22

Chế độ gió

Trên nền chung của cơ chế gió mùa cùng với sự chia cắt mạnh mẽ của địa hình

và hướng của các dãy núi cao; hàng năm lưu vực sông Thạch Hãn chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Từ tháng VI đến tháng IX là hướng Tây và Tây nam, trong thời gian này vùng vùng đồng bằng ven biển phía đông có tốc độ gió lớn hơn vùng núi phía tây; từ tháng X đến tháng V năm sau là hướng Đông và Đông Bắc, vùng đồng bằng ven biển phía đông có tốc độ gió nhỏ hơn vùng núi phía tây Tính trung bình cả năm thì vùng núi phía tây có tốc độ gió lớn hơn

Bảng 1-4: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Khe

- Mùa mưa từ tháng IX đến tháng II năm sau, lượng mưa tập trung vào các tháng IX, X và XI chiếm khoảng 70 ÷ 75% lượng mưa trong năm (lượng mưa bình quân năm từ 2.400mm ÷ 2.700 mm), đây là thời kỳ xảy ra lũ lụt liên tiếp (4 ÷ 5) trận lũ, làm ngập úng toàn bộ vùng đồng bằng, cơ sở hạ tầng, nhà cửa của nhân dân Trận lũ năm 1999 làm thiệt hại nền kinh tế của tỉnh hàng trăm tỷ đồng

Trang 23

5 Đặc điểm thủy văn

Do địa hình lưu vực sông Thạch Hãn được tạo bởi dãy Trường Sơn ở phía tây, phía đông là biển Đông có chiều rộng từ tây sang đông khá hẹp nên chế độ thuỷ văn của các sông ngòi lưu vực này không chỉ chịu ảnh hưởng chế độ mưa mà còn phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều của biển Đông

Các đặc trưng dòng chảy của lưu vực sông Thạch Hãn (Bảng 1-5):

Bảng 1-5: Các đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm

Lưu vực sông F

(kmP

2

P)

Xo (mm)

Zo (mm)

Yo (mm)

Wx (10P

Wz (10P

Wy (10P

- F: Diện tích lưu vực

- Xo: Lượng mưa

- Zo: Lượng nước bốc hơi

- Yo: Lượng nước tạo dòng chảy

- Wx: Tổng lượng nước mưa trên lưu vực

- Wz: Tổng lượng bốc hơi

- Wy: Tổng lượng dòng chảy

Từ các số liệu trên cho ta thấy trữ lượng nước mặt của lưu vực sông Thạch Hãn khá lớn đến trên 4 tỷ mét khối nhưng phân bố không đều trong năm Lượng nước tập trung vào mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 tạo ra dòng chảy lớn gây úng lụt và lũ lớn Trái lại vào mùa khô, lượng mưa thấp cùng với lượng bốc hơi lớn nên lưu lượng dòng chảy nhỏ (một số sông suối bị cạn kiệt)

Đặc điểm sông ngòi

Sông Thạch Hãn có diện tích lưu vực: 2.800 kmP

2

P (vùng đồng bằng: 11,4%; vùng cồn cát: 4,5%; vùng đồi núi: 84,1%), bắt nguồn từ dãy Ca Kút cao 1.400 m của dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông qua Cửa Việt, sông ngắn, hẹp, độ dốc lớn (12%) Ngoài dòng chính có các phụ lưu chính sau:

- Sông Rào Quán, diện tích lưu vực: 159,0 km2

- Sông Hiếu, diện tích lưu vực: 465,0 km2

Trang 24

- Sông Vĩnh Phước, diện tích lưu vực: 208,0 km2

- Sông Ái Tử, diện tích lưu vực: 52,5 km2

- Sông Nhùng, diện tích lưu vực: 132,0 km2

Lưu vực sông Thạch Hãn thuộc vùng đa hợp thuỷ, bao gồm nhiều phụ lưu phân

bố rộng khắp lưu vực Sông Thạch Hãn và các phụ lưu có đặc điểm chung là: dòng chảy gấp khúc nhiều đoạn và đổi hướng liên tục Do vậy thường gây ứ đọng dòng chảy về mùa mưa, mực nước dâng lên nhanh

Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Trị, đặc điểm dòng Thạch Hãn như sau: Qtb = 80 mP

3

P/s; Qmax = 8000 mP

3

P/s ; Qmin = 8 mP

3

P/s

Bảng 1-6: Khả năng nguồn nước các nhánh thuộc hệ thống sông Thạch Hãn

chính

Rào Quán

Vĩnh Phước

Ái

Tử

Sông Nhùng

Sông Hiếu

chia thành 2 mùa chính:

+ Mùa đông: Sóng biển có hướng thịnh hành là NE, độ cao sóng trung bình 0,8 ÷ 0,9m, riêng 3 tháng đầu mùa đông độ cao sóng trung bình khoảng từ 1,1 ÷ 1,2 m Độ cao sóng lớn nhất khoảng 4,0 ÷ 4,5 m (bảng1-7, 1-8, 1-9)

Trang 25

Bảng 1-7: Độ cao sóng lớn nhất trạm Cồn Cỏ

Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Độ cao (m) 4.4 4.0 4.4 4.0 3.5 4.0 3.5 3.0 4.0 6.0 6.0 4.4 6.0 Hướng NE NE NE N NE NW NW SW NE N N NE N

Bảng 1-8: Độ dài sóng lớn nhất trạm Cồn Cỏ

Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Độ dài (m) 90 74 80 60 74 57 63 70 88 66 74 84 90 Hướng NNE NNE NE N NE ESE NE NE E E NE NE NNE

Bảng 1-9: Chu kỳ sóng lớn nhất trạm Cồn Cỏ

Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Chu kỳ (s) 8.8 8.3 9.5 8.0 8.2 6.9 7.1 7.9 9.9 9.0 9.3 9.2 9.9

+ Mùa hè: Hướng sóng thịnh hành là SE, cũng có khi còn thấy sóng hướng NE

và N Độ cao sóng trung bình khoảng 0,6 ÷ 0,7 m Độ cao sóng lớn nhất có thể đạt 3,5 ÷ 4,0 m Từ tháng VII - VIII, hướng sóng W, SW chiếm ưu thế, độ cao trung bình khoảng 0, 7 m và cao nhất có thể tới 4 m Đặc biệt trong các tháng IX - X thường có bão hoạt động nên độ cao của sóng có thể đạt 6,0 ÷ 7, 0 m và có thể cao hơn nữa như tại Cồn Cỏ đã đo được sóng cực đại là 9 m [1, 2]

bán nhật triều (BNT) không đều Hầu hết các ngày trong tháng đều có 2 lần nước lớn, hai lần nước ròng, chênh lệch độ cao của 2 lần nước ròng khá rõ rệt Trong thời kỳ nước cường độ lớn thủy triều ở Cửa Tùng khoảng 0,4 m Mực nước cao nhất đó quan trắc được tại Cồn Cỏ là 2,05m vào tháng 10/1983 (trong cơn bão 26/10/1983 – cao hơn mực nước tần suất 1 %), mực nước thấp nhất đó quan trắc được là –0,04m

Trang 26

Mực nước cực đại tính toán tần suất 1% tại Cồn Cỏ là 2,03m, mực nước cực tiểu tính toán tần suất 99 % là - 0,08m Mực nước dâng do bão tại vùng ven bờ khoảng 1,5 m với tần suất 1%, là 1 m với tần suất 4% Theo những tính toán lý thuyết mực nước dâng tại đây có thể trên 2m [15]

1 Dân số

Theo Niên giám thống kê năm 2010 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số của tỉnh là: 601.672 người, số dân sống ở thành thị chiếm 28,31% còn lại hầu hết dân số sống ở nông thôn và vùng núi (71,69%) Cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,3%, nam chiếm 49,7%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, chỉ tiêu này cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%, đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh

Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 126,7 người/kmP

2

P, trong khi đó huyện Đakrông chỉ

có 29 người/kmP

2

P, Hướng Hoá 64 người/kmP

2

P Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,05% năm 2007 và 1,12% năm 2010; dân số cơ học tăng không đáng kể Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%); lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội

Ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, tăng tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 9,0% năm 1995 lên 25,6% năm 2005, năm 2008 tăng lên 31,9%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm

từ 47,4% năm 1995 xuống 35,9% năm 2005, năm 2008 giảm xuống còn 33,6%; khu vực dịch vụ giảm từ 43,6% năm 1995 xuống còn 38,5% năm 2005 và năm 2008 giảm xuống còn 34,5%

Trang 27

a Nông, lâm nghiệp

Theo Niên giám thống kê năm 2010 của Cục thống kê tỉnh Quảng Trị, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 (giá HH) đạt 3.612 tỷ đồng, trong đó trồng trọt 2.688 tỷ đồng (chiếm 74%), chăn nuôi 724 tỷ đồng (chiếm 20%), dịch vụ 201 tỷ đồng (chiếm 6%) Đã hình thành một số mô hình chăn nuôi trang trại, công nghiệp

có qui mô lớn Tuy chăn nuôi có bước phát triển khá nhưng còn phân tán, qui mô còn nhỏ, đầu ra chưa ổn định, dịch bệnh luôn tiềm ẩn

Công tác trồng rừng được chú trọng mở rộng, giai đoạn 2006-2010 bình quân hàng năm trồng mới 5.127 ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên 46,7% cuối năm 2010 Ở các vùng đồi núi đất ven các khe suối, rừng nguyên thuỷ bị huỷ diệt

do các lý do chủ yếu là: tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào dân tộc miền núi, chất độc làm trụi lá trong chiến tranh huỷ diệt và nạn khai thác gỗ bừa bãi

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75km và vùng biển có đặc tính chung của khu hệ ven biển Miền Trung với thành phần loài khá phong phú Những năm gần đây ngành thủy hải sản được khuyến khích phát triển mạnh Tổng sản lượng thủy hải sản năm 2008 đạt 21.550 tấn, trong đó sản lượng khai thác 16.447 tấn, sản lượng nuôi 5.103 tấn Đánh bắt xa bờ phát triển chưa mạnh, đang gặp khó khăn về kỹ thuật và kinh nghiệm Chế biến thủy sản xuất khẩu còn kém phát triển do nguồn nguyên liệu không đều, chưa đảm bảo quanh năm; các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đang có quy mô nhỏ, chưa có bạn hàng lớn và thị trường xuất khẩu trực tiếp

Công nghiệp phát triển khá cao, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2001-2005 đạt bình quân 19,4%/năm Các ngành công nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất phân phối điện nước đều phát triển với mức tăng trưởng khá Các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, đóng vai trò then chốt trong cơ cấu ngành công nghiệp Các huyện, thị đã khôi phục, phát triển các nghề truyền thống như dệt xăm lưới, thêu ren, chế biến nông lâm thuỷ sản, đồng thời tích cực du nhập các nghề mới như mây giang đan, sản xuất giấy

Trang 28

d Y tế, Giáo dục

Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh Các cụm khám đa khoa bố trí hợp lý thuận tiện cho việc khám chữa bệnh Năm 2010 toàn tỉnh có 75% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 60% số trạm y tế xã có bác sĩ; bình quân trên 1 vạn dân có 07 bác sĩ và 32,7 giường bệnh Tuy nhiên, ở miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát triển, mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở một số địa phương

Nhìn chung, cơ sở vật chất trường học đã được tăng cường đáng kể, tỷ lệ trường phổ thông được cao tầng, kiên cố hóa đạt 80% và đã cơ bản xoá được trường học tạm, tranh tre, nứa lá, riêng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi tỉ lệ kiên cố hóa đạt 70%; ngành mầm non đạt 29,7% Tuy vậy, chất lượng giáo dục phổ thông chưa đều giữa các vùng, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn diễn ra, nhất là ở miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…do vậy tỷ

lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi tại các địa bàn miền núi không cao

Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi Vùng nghiên cứu có 3 tuyến Quốc lộ chính đi qua: tuyến đường 1A, tuyến đường 9 từ thành phố Đông Hà đi Lào và cửa Việt dài 82 km và cùng với đường mòn Hồ Chí Minh Đường thuỷ có trục đường theo sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu

Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và

bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp Khu thương mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và tương lai đóng vai trò lớn trong hành lang kinh tế Đông - Tây Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 29

nhưng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi dân cư đông đúc Đối với vùng núi, phát triển dịch vụ hiện tại còn khó khăn do điều kiện đường sá, cơ sở hạ tầng chưa phát triển

Về du lịch, trong vùng có bãi tắm cửa Việt, Mỹ Thuỷ khá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được nhiều khách Vùng nghiên cứu cũng có những căn cứ cách mạng nổi tiếng như làng Vây, chiến khu Ba Lòng; khu nhà người Pacô ở Tà Rụt, làng văn hoá Phú Thiềng ở Mò Ó, du lịch sinh thái ở Tà Long, trằm Trà Lộc, khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe Mây) nhưng những nơi này hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt để đưa vào thành các tour du lịch hấp dẫn khách trong nước

và khách quốc tế

Tóm lại, Chương 1 đã trình bày những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội của lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị Chương 1 đã cung cấp một bức tranh tổng thể về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và con người vùng lưu vực sông nghiên cứu Đây là những tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo trong các chương sau Việc phân chia các đoạn sông, xác định các khu vực hiện đang diễn ra hiện tượng bồi xói và đánh giá mức độ diễn biến bồi xói trong đề tài đều dựa trên các số liệu thu thập từ chương này này

Trang 30

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO SẠT LỞ ĐẤT LƯU

Khảo sát thực địa, đo đạc và chụp ảnh các khu vực bồi, xói trên các lòng dẫn

thực hiện trong năm 2010 Điều tra về tình hình và diễn biến của hiện tượng bồi/xói qua các phỏng vấn tại hiện trường

Các tài liệu quá khứ về bản đồ, đường bờ, mặt cắt đã thu thập và kế thừa từ các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Cư và nnk (2008)

Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được ta tiến hành phân đoạn các đoạn sông

và xác định các khu vực hiện đang diễn ra hiện tượng bồi xói, đánh giá mức độ diễn biến bồi xói dựa trên so sánh với các tài liệu quá khứ cũng như đánh giá mức độ gây tổn thương đến các khu vực dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Trang 31

Nhìn chung, các hiện tượng bồi xói đang diễn ra tương đối mạnh mẽ và phức tạp trên toàn lưu vực sông Thạch Hãn, tuy nhiên dựa trên đặc điểm hình thái, địa mạo và địa hình lòng dẫn có thể phân chia hệ thống sông khu vực nghiên cứu thành các khu vực :

+ Khu vực thượng nguồn: gồm sông Đakrông (đến cầu Đakrông), sông Rào Quán và đoạn thượng nguồn sông Hiếu đến cầu Đông Hà;

+ Đoạn sông Ba Lòng (dòng chính Thạch Hãn) từ cầu Đakrông đến đập Trấm; + Đoạn sông Thạch Hãn từ đập Trấm đến ngã 3 Gia Độ;

+ Đoạn sông Hiếu từ cầu Đông Hà đến ngã 3 Gia Độ;

+ Đoạn sông Thạch Hãn từ ngã 3 Gia Độ đến Cửa Việt

+ Đoạn hạ lưu Cửa Việt

Ngoài ra trên hệ thống sông Thạch Hãn còn bao gồm một số nhánh sông nhỏ như sông Vĩnh Phước, Nham Biều, Ái Tử, … Tuy nhiên qua thực tế khảo sát cho thấy nhìn chung trên các sông nhánh này chưa có những biến động đáng kể, tầm quan trọng của các hiện tượng bồi xói đối với các hoạt động dân sinh chưa cao nên trong khuôn khổ đề tài này không đưa vào phân tích chi tiết

Qua phân tích hiện trạng lòng dẫn các đoạn sông thuộc hệ thống sông Thạch Hãn trong các thời kỳ trước đây (tham khảo các tư liệu năm 1952, 1965, 1979,

1992, 2004, 2006 và đặc biệt là tư liệu của Nguyễn Văn Cư và nnk, 2008), đối chiếu với các khảo sát hiện trạng, có thể đi đến một số nhận xét về các khu vực như sau :

Khu vực thượng nguồn hệ thống sông Thạch Hãn (gồm sông Đakrông, sông Rào Quán và thượng nguồn sông Hiếu đến cầu Đông Hà) cũng giống như phần lớn các sông ở vùng miền núi, quá trình phát triển và diễn biến lòng dẫn luôn bị khống chế bởi yếu tố địa hình và phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xói mòn của các thành tạo địa chất Lòng sông miền núi thường có độ dốc lớn, tiết diện mặt cắt ngang lòng dẫn hay bắt gặp dạng hình chữ U hoặc V, tại các đỉnh cong và nơi có độ dốc lớn, quá trình uốn khúc và xói sâu thường kết thúc khi gặp bờ đá gốc Lòng sông các đoạn thượng nguồn này khá hẹp, chạy dọc giữa thung lũng núi trên nền đá gốc, lớp

phủ thực vật trên các sườn thung lũng ven sông khá dày ít có hiện tượng xói lở đáng

Trang 32

chú ý Tuy nhiên, trong tương lai do sự xuất hiện các đập dâng thủy điện, trường thủy động lực sông cũng như nguồn cung cấp trầm tích sẽ thay đổi cơ bản có thể dẫn đến sự thay đổi về các diễn biến bồi xói Do có khó khăn về thời gian cũng như các tư liệu, dữ liệu, trong khuôn khổ nghiên cứu này không tập trung đi sâu phân tích các vấn đề nêu trên

Đoạn từ cầu Đakrông về đến đập Trấm dài 44 km được chia thành các vùng như sau:

+ Đoạn cầu Đakrông về đến Làng Cát – xã Mò ó: đoạn này dài khoảng 9km, sông chảy theo hướng Tây Tây Nam – Đông Đông Bắc, phần lớn dọc sát theo quốc

lộ 9, chảy qua thị trấn Đakrông thì đổi thành hướng Tây – Đông đến khu vực làng Cát (hình 2-1) Lòng sông chảy giữa một bên là núi đá chia cắt sâu bên phía bờ trái

và vùng đồi núi thấp phía bờ phải Lòng sông tương đối hẹp, chỗ rộng nhất không quá 200m, chỗ hẹp nhất chỉ xấp xỉ 100m Lòng sông là các bãi đá nổi kích thước lớn tạo thành các gây ghềnh khó khăn cho tàu thuyền đi lại Nhìn chung qua khảo sát tại khu vực này thấy rõ rằng không có hiện tượng xói lở bờ và xói lở lòng sông

do nền địa chất chủ yếu là đá gốc chia cắt xuống tận đáy sông, lác đác có thấy bãi bồi tạm thời, không đáng kể phía bờ phải Tại khu vực lân cận thị trấn Đakrông, có một số cơ sở khai thác cát, sạn trong lòng sông

Trang 33

Hình 2- 1: Đoạn từ cầu Đakrông về đến Làng Cát – xã Mò Ó + Đoạn từ Làng Cát về đến thôn Hải Quy (xã Ba Lòng): đoạn này dài khoảng 19km (hình 2-2; hình 2-3) , lòng sông đoạn này vẫn khá hẹp chảy trên vùng thung lũng kẹp giữa hai khối núi Tại một số vị trí thung lũng sông rộng hơn (800-1000m) tại đó có xuất hiện những bãi bồi rộng, dòng chủ lưu ép sát vách núi bờ phải Đoạn

bờ trái từ Làng Cát đến Xuân Lâm có đê bảo vệ cho phần bãi sát chân núi, là nơi canh tác, chăn nuôi của các đồng bào địa phương Chưa thấy xuất hiện các dấu hiệu xói có ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đê này (thời điểm tháng 12/2009 sau trận lũ lớn tháng 11/2009)

Trang 34

Hình 2- 2: Đoạn từ Làng Cát về đến thôn Xuân Lâm (xã Ba Lòng)

Trên toàn tuyến thấy xuất hiện một số đoạn bồi xói xen kẽ hai bên bờ sông, các bãi bồi thường thấp và có dạng bồi chân các vách cao từ 2 – 3 m, và nhìn chung các

Trang 35

khối bồi đều mới hình thành sau trận lũ lớn 11/2009, chưa ổn định và hiện tượng xói thường xuất hiện trên các bãi bồi cũ Tuy nhiên, trên đoạn sông này, dân cư thưa thớt, chủ yếu đồng bào cư dân địa phương sinh sống trên các triền đồi nên các diễn biến bồi xói ở đây chưa có tác động trực tiếp đến khu dân cư và các hoạt động kinh

tế xã hội

+ Đoạn từ Hải Quy về đập Trấm: Đoạn này lòng sông rất ổn định, hai bên là hai dãy núi khá cao, có thảm phủ thực vật khá tốt và bắt đầu có ảnh hưởng của đập dâng phía hạ lưu (hình 2-4) Nhìn chung trên đoạn này không có những diễn biến sạt lở đáng lưu ý Ngay phía thượng lưu đập tràn, lòng sông mở rộng cả về hai phía, trên đó có các bãi bồi khá rộng và ổn định

Khác với các đoạn sông nói trên, đoạn sông này chảy hoàn toàn qua miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, qua địa phận các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Thị xã Đông

Hà và Thị xã Quảng Trị dài 23,5km Hướng dòng chủ lưu ban đầu chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ sau đập Trấm đến thị xã Quảng Trị, bờ phải là xã Hải Lệ thuộc Hải Lăng và thị xã Quảng Trị, bờ trái là xã Triệu Thượng thuộc huyện Triệu Phong Qua thị xã Quảng Trị, sau khi phân một phần dòng chảy về sông Vĩnh Định

Đập Trấm

Trang 36

qua cống An Tiêm (về mùa lũ) (hình 2-5) lòng sông dần chuyển qua hướng gần như chính Nam – Bắc đến khúc cong thứ nhất với đỉnh cong tại Bích Khê (Triệu Long)

từ phía sông Vĩnh Định (ảnh chụp tháng 6/2009)

Sau đỉnh cong thứ nhất, dòng sông chuyển hướng Đông Nam – Tây Bắc trước khi hình thành khúc cong thứ hai bắt đầu ở hợp lưu với sông Ái Tử có đỉnh cong tại khu vực thôn Trà Liên Đông (Triệu Long) Kết thúc khúc cong thứ hai (điểm hợp lưu với sông Vĩnh Phước), dòng sông lại giữ nguyên hướng chủ đạo Đông Nam – Tây Bắc đến ngã 3 Gia Độ hợp lưu với sông Hiếu

+ Đoạn sông từ hạ lưu đập Trấm đến cầu Thạch Hãn (hình 2-6):

Trang 37

Hình 2- 6: Sơ đồ sạt lở đoạn đập Trấm – cầu Thạch Hãn Đoạn sông Thạch Hãn phía sau đập Trấm đến cầu Thạch Hãn dài khoảng 7km lúc đầu có hướng chảy là Tây Nam – Đông Bắc, sau đó đến Như Lê – Thượng Phước thì gần như chuyển thành hướng Nam – Bắc Qua các chuyến khảo sát đo đạc thực tế ở khu vực này cho thấy đoạn bờ phải sau đập Trấm dài khoảng trên 1km thuộc địa phận thôn Tân Mỹ - xã Hải Lệ đang bị xói sạt lở nghiêm trọng bờ sông (hình 2-7)

Trang 38

Hình 2- 7: Toàn cảnh sạt lở khu vực Tân Mỹ

Đoạn này dài khoảng 2,5 km, hướng chảy chính theo trục Nam - Bắc, độ rộng mặt nước từ 200 ÷ 250 m, độ sâu đáy lòng dẫn đạt trung bình - 2 m, cá biệt có những nơi độ sâu đáy đạt trên - 5 m Tại khu vực này, lòng dẫn sông có nhiều khối

đá nổi lên trong lòng sông, phân cắt lòng dẫn (Hình 2-8) Ảnh hưởng của dòng triều

đã rất hạn chế và dòng chảy chủ yếu phụ thuộc từ thượng lưu và theo mùa Trong thời gian đo đạc, khảo sát, trục lòng dẫn của khu vực ít thay đổi, sự ảnh hưởng chủ yếu do dòng chảy lũ và các phương tiện vận tải thuỷ lưu thông Bờ phải bên phía thị

xã Quảng Trị đã được kè bê tông lát mái kiên cố để chống xói lở và ổn định hệ thống giao thông đường bộ (Hình 2-9) Từ cầu Thạch Hãn, trục lòng dẫn lệch sang bên trái đoạn thuộc khu vực xóm Hà - Phường 1, đồng thời là bãi neo đậu tàu thuyền, đường bờ ổn định với khu dân cư sát bờ sông Đến thôn Tân Đức, trục lòng dẫn lệch sang phải gây xói lở mạnh ở bãi sông ngoài kè lát mái

Trang 39

Hình 2- 8: Những khối đá trên sông Thạch Hãn tại phường 2 – TX Quảng Trị

Trang 40

+ Từ thôn Hậu Kiên – Triệu Thành tới ngã ba sông Vĩnh Phước

Độ rộng lòng dẫn từ 200 ÷ 270 m, độ sâu thay đổi rất lớn có nơi đạt tới trên 10

m Đây là đoạn sông uốn khúc rất mạnh với 2 đỉnh cong lớn tại thôn Bích Khê - Triệu Long và Trà Liên Đông - Triệu Giang Hai đỉnh cong khá giống nhau về hình dạng và kích thước với các bán kính cong khoảng 850 ~ 950m nhưng trong điều kiện hiện trạng có những diễn biến khác nhau

Hiện tượng xói lở bờ xảy ra chủ yếu tại các đỉnh cong và bồi tụ tại các phần bụng cong (Hình 2-10)

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Đức An, Uông Đình Khanh và nnk, 2007. Địa mạo và địa chất tỉnh Quảng Trị . Bộ sách chuyên khảo các ĐKTN và TNTN tỉnh Quảng Trị. Nxb KHTN &CN. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa mạo và địa chất tỉnh Quảng Trị
Nhà XB: Nxb KHTN & CN. Hà Nội
3. Lê Duy Bách và nnk, 1999. Nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học kỹ thuật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt các tỉnh Bắc Trung bộ. Báo cáo tổng kết đề án.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học kỹ thuật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt các tỉnh Bắc Trung bộ
6. Lê Văn Công, 2001. Nghiên cứu chế độ thuỷ thạch động lực ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông vùng Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Báo cáo đề mục thuộc đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ biển miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chế độ thuỷ thạch động lực ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông vùng Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)
7. Nguyễn Văn Cư và nnk, 2008 . Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường, chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa Việt, Quảng Trị. Đề tài cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường, chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa Việt, Quảng Trị
8. Nguyễn Văn Cư và nnk, 2001 . Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác sử dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông miền Trung. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác sử dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông miền Trung
9. Nguyễn Văn Cư và nnk, 1998. Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai nhằm khai thác hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam . Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai nhằm khai thác hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam
10. Nguyễn Văn Cư và nnk, 1995 . Nguyên nhân và giải pháp phòng chống sa bồi luồng tàu vào cảng Hải Phòng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân và giải pháp phòng chống sa bồi luồng tàu vào cảng Hải Phòng
11. Nguyễn Thị Nga, Lại Vĩnh Cẩm, 2007 . Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị thực trạng và định hướng quy hoạch tổng hợp. Bộ sách chuyên khảo các ĐKTN và TNTN t ỉnh Quảng Trị. Nxb KHTN & CN. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị thực trạng và định hướng quy hoạch tổng hợp
Nhà XB: Nxb KHTN & CN. Hà Nội
12. Nguyễn Thị Nga và nnk, 2006 . Đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị. Báo cáo chuyên đề công trình "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020". Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020
13. Nguyễn Thanh Ngà và nnk, 1995 . Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải ven biển Việt Nam, đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển. Báo cáo tổng kết đề tài KT - 03 -14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải ven biển Việt Nam, đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển
16. Nguyễn Viễn Thọ và nnk, 2001 . Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ sông hệ thống sông miền Trung (hệ thống sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi).Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ sông hệ thống sông miền Trung (hệ thống sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi)
17. Trần Hữu Tuyên, 2003 . Nghiên cứu quá trình bồi tụ, xói lở ở đới ven biển Bình Trị Thiên và các kiến nghị các giải pháp phòng chống. Luận án TS Địa chất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quá trình bồi tụ, xói lở ở đới ven biển Bình Trị Thiên và các kiến nghị các giải pháp phòng chống
18. Trần Văn Tư và nnk, 1998-1999 . “ Nghiên cứu cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển lũ lụt miền núi (trong đó có lũ quét), đề xuất các giải pháp cảnh báo, dự báo và giảm nhẹ cường độ thiên tai cùng các thiệt hại”, Đề tài cấp Trung tâm KHTN & CNQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển lũ lụt miền núi (trong đó có lũ quét), đề xuất các giải pháp cảnh báo, dự báo và giảm nhẹ cường độ thiên tai cùng các thiệt hại
19. Thuyết minh kỹ thuật khảo sát địa hình, thủy văn dự án Cải tạo và nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Việt – Quảng Trị, Đoàn khảo sát 6 – Công ty tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuyết minh kỹ thuật khảo sát địa hình, thủy văn dự án Cải tạo và nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Việt – Quảng Trị
4. Báo cáo tổng hợp "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 &#34 Khác
5. Lê Thạc Cán, Nguyễn Quang Mỹ, 1993 . Xói mòn lưu vực các sông suối Việt Nam. Tạp chí các khoa học về Trái đất Khác
15. Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh và nnk, 2009 . Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-6: Khả năng nguồn nước các nhánh thuộc hệ thống sông Thạch Hãn - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Bảng 1 6: Khả năng nguồn nước các nhánh thuộc hệ thống sông Thạch Hãn (Trang 24)
Bảng 1-7: Độ cao sóng lớn nhất trạm Cồn Cỏ - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Bảng 1 7: Độ cao sóng lớn nhất trạm Cồn Cỏ (Trang 25)
Hình 2- 2 : Đoạn từ Làng Cát về đến thôn Xuân Lâm (xã Ba Lòng) - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 2 : Đoạn từ Làng Cát về đến thôn Xuân Lâm (xã Ba Lòng) (Trang 34)
Hình 2- 3:  Đoạn từ Xuân Lâm - Hải Quy (xã Ba Lòng) - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 3: Đoạn từ Xuân Lâm - Hải Quy (xã Ba Lòng) (Trang 34)
Hình 2- 6:  Sơ đồ sạt lở đoạn đập Trấm – cầu Thạch Hãn - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 6: Sơ đồ sạt lở đoạn đập Trấm – cầu Thạch Hãn (Trang 37)
Hình 2- 7:  Toàn cảnh sạt lở khu vực Tân Mỹ - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 7: Toàn cảnh sạt lở khu vực Tân Mỹ (Trang 38)
Hình 2- 8: N hững khối đá trên sông Thạch Hãn tại phường 2 – TX. Quảng Trị - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 8: N hững khối đá trên sông Thạch Hãn tại phường 2 – TX. Quảng Trị (Trang 39)
Hình 2- 9:  Sơ đồ sạt lở từ cầu Thạch Hãn đến thôn Tân Đức – Triệu Thành - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 9: Sơ đồ sạt lở từ cầu Thạch Hãn đến thôn Tân Đức – Triệu Thành (Trang 39)
Hình 2-10 : Sơ đồ sạt lở đoạn từ thôn Hậu Kiên tới cửa sông Vĩnh Phước - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 10 : Sơ đồ sạt lở đoạn từ thôn Hậu Kiên tới cửa sông Vĩnh Phước (Trang 40)
Hình 2-12: Kè  bờ phải sông Thạch Hãn phía trước khu tưởng niệm cố Tổng Bí  thư Lê Duẩn (12/2010) - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 12: Kè bờ phải sông Thạch Hãn phía trước khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (12/2010) (Trang 42)
Hình 2-13:  Bờ trái sông Thạch Hãn, đoạn từ Xuân An đến cầu An Mô - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 13: Bờ trái sông Thạch Hãn, đoạn từ Xuân An đến cầu An Mô (Trang 43)
Hình 2-14:  Bờ trái phía thượng lưu cầu An Mô - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 14: Bờ trái phía thượng lưu cầu An Mô (Trang 43)
Hình 2-16 : Sơ đồ sạt lở đoạn ngã ba Vĩnh Phước – Gia Độ - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 16 : Sơ đồ sạt lở đoạn ngã ba Vĩnh Phước – Gia Độ (Trang 45)
Hình 2-18:  Sạt lở phía mố cầu bờ trái, cầu phao Xuân An (12/2010) - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 18: Sạt lở phía mố cầu bờ trái, cầu phao Xuân An (12/2010) (Trang 47)
Hình 2-20:  Sơ đồ sạt lở đoạn từ cầu Đông Hà – ngã ba Gia Độ - nghiên cứu thực trạng sạt lở đất lưu vực sông thạch hãn và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu
Hình 2 20: Sơ đồ sạt lở đoạn từ cầu Đông Hà – ngã ba Gia Độ (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w