1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học

14 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, các trò chơi điện tử, những trò chơi Game trực tuyến bạo lực, vô bổ đang lan tràn, phần nào đã thu hút một lực lượng thiếu niên không nhỏ tham gia. Bên cạnh đó các trò chơi dân gian của trẻ em thuở trước đã và đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ ở các trung tâm, thành phố mà còn cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm hết sức cần thiết. Tổ chức tốt các trò chơi dân gian là góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc ta, các em biết trân trọng và phát huy những thành quả mà thế hệ cha ông đã để lại, giúp các em hướng thiện, định hướng việc hình thành nhân cách con người trong thời đại mới chứa đựng đầy đủ những tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Phú Ninh

Tên đề tài sáng kiến : “Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học”

1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.

3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/09/2019

4 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Nhằm hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực, nó không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ thơ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam

Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, các trò chơi điện

tử, những trò chơi Game trực tuyến bạo lực, vô bổ đang lan tràn, phần nào đã thu hút một lực lượng thiếu niên không nhỏ tham gia Bên cạnh đó các trò chơi dân gian của trẻ em thuở trước đã và đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ ở các trung tâm, thành phố mà còn cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị

đô thị hóa mạnh mẽ Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm hết sức cần thiết

Tổ chức tốt các trò chơi dân gian là góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc ta, các em biết trân trọng và phát huy những thành quả mà thế hệ cha ông đã để lại, giúp các em hướng thiện, định hướng việc hình thành nhân cách con người trong thời đại mới chứa đựng đầy đủ những tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam

Bản thân tôi là một giáo viên Tổng phụ trách, tôi luôn mong muốn mang các trò chơi dân gian đến gần hơn với các em đội viên và nhi đồng trong toàn Liên đội

nói riêng và tất cả thanh thiếu niên, nhi đồng huyện Phú Ninh nói chung Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học”

4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Trang 2

* Ưu điểm:

- Luôn nhận được hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường

- Luôn học hỏi và tìm tòi hiểu biết thông qua bạn bè, đồng nghiệp và sách báo

- Nhà trường có khu trò chơi dân gian riêng dành cho các em học sinh vui chơi

- Hội đồng Đội kết hợp với phòng Giáo dục huyện chỉ đạo một số Liên đội tổ chức “ Ngày hội trò chơi dân gian” điểm để giáo viên Tổng phụ trách ở các trường trên toàn huyện tham gia và học tập

* Nhược điểm:

- Nền khoa học phát triển, trò chơi điện tử cuốn hút các em, ngoài thời gian học thì các em thích ngồi một chổ xem ti vi, xem điện thoại, các em mãi chơi đã xao nhãng cả việc học Chính vì vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những em không biết gì về ý nghĩa, tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao

- Nhà trường có dạy những trò chơi nhưng còn nặng về mục đích “học”, nhẹ

về “chơi”, gia đình học sinh thì quá bận bịu với công việc khác nên thiếu quan tâm hướng dẫn các em chơi, còn học sinh thì lại bù đầu vào việc học nên ít có thời gian

để chơi Vì vậy chúng ta rất hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em tụm năm, tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê vào những đêm trăng sáng, những giờ ra chơi

4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:

Nơi tôi đang công tác nhìn chung vốn hiểu biết của các em về các trò chơi dân gian còn rất hạn chế, nhiều em ít quan tâm đến thể loại bài hát, bài đồng dao; thậm chí có một số em còn không nắm được cách chơi của một số trò chơi đơn giản Vì thế nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, tổ chức các chuyên đề về trò chơi dân gian, tuyên truyền và tổ chức thi trò chơi dân gian cho các em ở các tiết sinh hoạt dưới cờ, trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp

Thiết kế một số trò chơi trên sân trường, trong lớp để các em tham gia chơi khi đến trường và trong giờ giải lao

Xây dựng khu trò chơi dân gian riêng dành cho các em Lồng ghép trò chơi dân gian vào một số tiết học

Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần đề ra một số biện pháp cụ thể, để giúp các em học sinh cũng như phụ huynh hiểu ý nghĩa và mục đích của trò chơi

Trang 3

dân gian, qua đó giúp các em ý thức được tác hại, hậu quả của các trò chơi trên mạng internet

4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:

Để thực hiện các giải pháp, biện pháp trên cần có những điều kiện sau:

Sự nhiệt tình, say mê, ham học hỏi của bản thân giáo viên; không ngại khó khăn, gian khổ Luôn có ý thức tự học, tự tìm tòi, sáng tạo và nâng cao trình độ hiểu biết về các trò chơi dân gian

Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo, sự tạo điều kiện về mọi mặt của nhà trường để đưa trò chơi dân gian đến với các em học sinh đạt hiệu quả cao

Có đầy đủ các vật dụng, đồ dùng để tổ chức các trò chơi

Có khu trò chơi dân gian riêng dành cho các em học sinh vui chơi

4.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:

4.4.1 Tìm hiểu và nắm vững các bước thiết kế một hoạt động tổ chức trò chơi dân gian:

Bước 1: Công tác chuẩn bị:

Người giáo viên Tổng phụ trách cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các Công văn, Chỉ thị của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội các cấp và nhiệm vụ năm học của nhà trường, đồng thời nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng của các Đội viên, Nhi đồng trong Liên đội để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động thật phù hợp với đặc điểm vùng miền ; đồng thời phải đảm bảo những mục đích, yêu cầu, nội dung đề ra

Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động:

Đây là một khâu hết sức quan trọng, có tính quyết định cho việc thành công hay không của việc tổ chức các trò chơi dân gian, phải đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao Xác định những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm Tiến trình công việc phải gắn với thời điểm cụ thể của hoạt động đó

Chương trình kế hoạch hoạt động phải được lập một cách khoa học, chi tiết đảm bảo tính hiệu quả Đặc biệt, phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột, đánh trống bỏ dùi, làm các em chán nản và thiếu tác dụng giáo dục

Sau khi xây dựng xong kế hoạch phải được trình duyệt qua Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường để từ đó có sự thống nhất và phối hợp với các tổ chức trong nhà trường trong việc chỉ đạo và thực hiện các hoạt động

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện:

Trang 4

Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến, vận động thực hiện Trong quá trình thực hiện phải có sự giám sát, đôn đốc của Ban chỉ đạo để kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở và uốn nắn những lệch lạc của cá nhân và tập thể tham gia Các ủy viên phụ trách từng phần, việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức tốt những công việc được phân công và báo cáo diễn biến kịp thời cho Ban chỉ đạo Tổng phụ trách phải thường xuyên hội ý Ban chỉ đạo để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện thành công nội dung

và chương trình đề ra

Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả:

Sau khi một chương trình, một hoạt động kết thúc cần tiến hành sơ, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, xem xét nghiêm túc những mặt mạnh cũng như những tồn tại và hạn chế từ công tác chuẩn bị, tổ chức điều hành….để từ đó phát huy những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt còn tồn tại, từ đó rút kinh nghiệm cho các hoạt động khác

Mặt khác tổng kết đánh giá kết quả cũng là để kịp thời động viên, tuyên dương và khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc

Việc đánh giá, tuyên dương, khen thưởng phải đảm bảo tính công bằng, khách quan nhằm tạo được khí thế sôi nổi, lôi cuốn các em tham gia tích cực và có chất lượng các hoạt động tiếp theo

4.4.2 Những định hướng chính trong việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường:

Chúng ta có thể chia trò chơi dân gian thành bốn nhóm: Loại trò chơi vận động như tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh Loại trò chơi học tập, điển hình là chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của các em, dạy cho các em biết quan sát, tính toán Loại trò chơi sáng tạo là những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu… Những trò chơi này giúp học sinh khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà các em bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán… Trong khi chơi, các em thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai Nhờ đó, các em học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị làm hành trang bước vào đời sau này

Phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các trò chơi dân gian Do có khoảng cách về lịch sử nên nhiều trò chơi dân gian tuy được khôi phục song các em sẽ chưa thể thật sự hiểu hết ý nghĩa của chúng Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà giáo dục, của các thầy cô không chỉ sưu tầm,

Trang 5

vận dụng trò chơi dân gian vào trường học, mà quan trọng hơn là phải biết cách tổ chức sao cho các em thật sự hứng thú và tích cực hưởng ứng

Mặt khác, việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường học phải phù hợp với thời gian, chỗ chơi cũng như số người tham gia Để trò chơi thật sự hấp dẫn các em; người quản trò nên quan tâm đến yếu tố thi đua giữa các nhóm với nhau và động viên kịp thời trong khi các em vui chơi

Với ý nghĩa to lớn của việc đưa trò chơi dân gian vào trường học, vai trò của lãnh đạo nhà trường, của Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, các đoàn thể là hết sức quan trọng và cần thiết Phải biết lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa các trò chơi, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh Tổng phụ trách Đội, phụ trách Chi đội (giáo viên chủ nhiệm), Ban chỉ huy Liên - Chi đội tổ chức

và hướng dẫn cho học sinh các trò chơi dân gian vào giờ ra chơi, trong sinh hoạt Sao - Đội, hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, tại các khu di tích Qua

đó, góp phần biến những giờ sinh hoạt thành những buổi giải trí đúng nghĩa sau những ngày học tập căng thẳng

Trò chơi dân gian được tổ chức hợp lý sẽ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu vận động của học sinh trong nhà trường, có ý nghĩa lớn trong việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hiện nay

4.4.3 Nắm vững một số kỹ năng cụ thể khi tổ chức trò chơi dân gian:

Tổ chức trò chơi không thể thiếu người quản trò, quản trò chính là người quan trọng nhất trong các buổi sinh hoạt tập thể hay những buổi vui chơi giải trí Nhưng để trở thành một người quản trò giỏi và được mọi người yêu mến thì bạn phải tự tin trước đám đông và cần nắm vững các kỹ năng cơ bản, bên cạnh đó bạn cũng là người nhanh nhẹn, linh hoạt, biết quan sát xung quanh Sau đây là một số

kỹ năng cần thiết của người quản trò:

- Chọn trò chơi dân gian cho phù hợp với học sinh Tiểu học:

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phong phú, mỗi trò chơi dân gian đều có quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, chính vì thế người quản trò phải chọn những trò chơi phù hợp với học sinh về sức khoẻ, trình độ, hoàn cảnh điều kiện Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được triển khai trong trường học là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian phù hợp

Ví dụ:

+ Đối với học sinh khối 1, khối 2 các em còn quá nhỏ nên chúng ta có thể sử dụng một số trò chơi vận động nhẹ nhằm tăng cường sức khỏe, thể chất cho các em như: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, bịt mắt bắt dê, nhảy lò cò, đi chợ về chợ, Mèo đuổi Chuột…

Trang 6

+ Đối với học sinh lớn hơn như khối 3; 4; 5 chúng ta có thể dùng những trò chơi yêu cầu vận động dùng sức nhiều hơn như: Nhảy bao báo, kéo co, đua thuyền trên cạn… hay những trò đòi hỏi sự nhanh trí, biết tính toán và quan sát như: Ô ăn quan, chơi chuyền, cờ que…

- Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn:

Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi

Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ" cần tuân thủ Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng, phạt những ai chơi tốt hay phạm luật

Cần cho mọi người chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi thật

và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật

Ví dụ: Người quản trò giới thiệu trò chơi “ Khăn cười”

Cách chơi: Người điều khiển đứng giữa vòng tròn tung khăn tay lên trời vừa cười, vừa làm bất cứ động tác nào đó Những người trong vòng bắt đầu cười thỏa thích và làm theo động tác của người điều khiển Khi khăn tay chạm đất tất cả mọi người phải đứng yên theo tư thế đã làm, không được nhúc nhích Hễ ai cử động hoặc cười thành tiếng sẽ bị loại khỏi trò chơi

Chú ý: Người trong vòng chỉ được cười khi thấy khăn rời khỏi tay người điều khiển

Ðể lừa người chơi, người điều khiển có thể giả bộ tung khăn ra Ðôi lúc chọc cho người trong vòng tròn cười sau khi khăn đã chạm đất

Ðể tạo sự ngộ nghĩnh người điều khiển có thể cho phép người chơi làm bất

cứ động tác nào khi cười

- Điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh:

Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý: Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, họat bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi

Người quản trò cũng cần phải linh hoạt lựa chọn trò chơi phù hợp với địa điểm và không gian chơi

Ví dụ: Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, số lượng người tham gia chơi lớn đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như Kéo co; Rồng rắn lên mây; Thả đỉa ba ba; Trồng nụ trồng hoa

Trang 7

+ Nếu là không gian hẹp thì tổ chức Ô ăn quan, Chơi chuyền, Kéo cưa lừa xẻ + Nếu là tổ chức ở các tiết học: Nghỉ giải lao giữa tiết (đối với khối 1) hay cuối tiết học (Với các khối 2, 3, 4, 5) thì tổ chức các trò như: Tập tầm vông cho hai

em quay vào nhau chơi vừa hát vừa đập lòng bàn tay vào nhau, hoặc đập thẳng hoặc đập chéo, hoặc một cao một thấp; tổ chức nhóm chơi chi chi chành chành

- Cử chỉ, điệu bộ phù hợp trong khi điều khiển trò chơi:

Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi

Tâm hồn trong sáng, cởi mở toàn tâm, toàn ý cho cuộc vui chung

Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của mọi người nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi

Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm

Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi

- Sưu tầm trò chơi:

Nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian, trò chơi sinh họat tập thể và trò chơi thể thao như:

Hình 1: Nhảy lò cò

Trang 8

Hình 2: Kéo co

Trang 9

Hình 3: Cờ gánh

Hình 4: Banh thẻ

Hình 5: Ô ăn quan

Trang 10

Hình 6: Nhảy bao bố

Hình 7: Thắt lá dừa

Ngày đăng: 11/07/2020, 16:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Nhảy lò cò - Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học
Hình 1 Nhảy lò cò (Trang 7)
Hình 2: Kéo co - Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học
Hình 2 Kéo co (Trang 8)
Hình 3: Cờ gánh - Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học
Hình 3 Cờ gánh (Trang 9)
Hình 6: Nhảy bao bố - Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học
Hình 6 Nhảy bao bố (Trang 10)
Hình 7: Thắt lá dừa - Một số hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian dành cho học sinh Tiểu học
Hình 7 Thắt lá dừa (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w