- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trícác góc hoạt động chưa linh hoạt; khai thác hiệu quả sử dụng của các góc chưacao; hình ảnh trên các mảng tường chủ
Trang 12.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3 Các giải pháp đã sử dụng khi giải quyết vấn đề: 5
Giải pháp 1 Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường
Giair pháp 2 Chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo
Giải pháp 3 Phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ
Giải pháp 4 Tăng cường cho trẻ hoạt động trải nghiệm 7
Giải pháp 5 Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh, các
lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 14Giải pháp 6 Kiểm tra đánh giá kết quả của giáo viên trong việc tạo
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
Trang 21 MỞ ĐẦU:
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Trong hệ thống Giáo dục quốc dân Giáo dục mầmnon là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lựccon người Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khảnăng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.Muốn vậy, người làm công tác giáo dục ở bậc học mầm non phải biết tổ chứcmôi trường cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triểntoàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ Vậy để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thì việc xây dựng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non có vai trò hết sứcquan trọng tạo nên sự thành công của nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ Để đạtđược điều này thì giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năngcủa từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phùhợp với trẻ
Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường vật chất và môitrường xã hội Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của
cô và trẻ Môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìmtòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tựlựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức
và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thểchất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xâydựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trườnggiáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do
cô tổ chức Tuy nhiên vẫn chưa khai thác và vận dụng triệt để và hiệu quả môitrường cho trẻ hoạt động Chính vì lẽ đó mà Bộ giáo dục đã triển khai thực hiện
chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và trong nội
dung học bồi dưỡng thường xuyên MoDun QL1; MoDun MN1-D đã hướng dẫnrất cụ thể về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức, điều đặc biết nhất
là năm học 2017 – 2018 trong nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm non
Thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các cơ sở giáo dục mầm non” Đến nay
đã tổng kết tròn 5 năm
Với những ý nghĩa thiết thực đó tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Đông Cương – thành phố Thanh Hóa.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực
về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dụcmầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện
cụ thể của nhóm, lớp và địa phương
- Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trường giáo dục mang
tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ,
thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng
Trang 3- Tạo cho trẻ cơ hội học tập thông qua chơi bằng nhiều cách khác nhau phùhợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ
- Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thốngnhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm
non góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm ở trường Mầm Non Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra: Nắm tình hình của từng lớp về cơ sở vật chất, giáoviên và trẻ
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm của giáo viên Quan sát quá trình tham gia xây dựng môitrường giáo dục và hoạt động của học sinh
- Phương pháp thực hành: Thực hành trực tiếp tại các nhóm, lớp Thựchành qua các đợt kiểm tra chuyên đề, các đợt phát động thi đua
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng tiêu chítheo từng học kì, từng năm để so sánh
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo vềnội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta có thể khẳng định rằng: Đối với trẻ mầm non, trẻ học bằng chơitốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú vàđang thực hiện Vì vậy, môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợpnhững điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt độngchăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Môi trường giáo dục trong trườngmầm non gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội Cả hai môi trườngnày đều vô cùng quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ Trẻ em sẽ thamgia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trườngvật chất bên trong và bên ngoài lớp học Môi trường hoạt động đó vừa thỏamãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, thỏa mãn nhu cầu hoạt động cùngnhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng của mình, qua đó cáckiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố, bổ sung và phát triển, đây
là những nhân tố góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cáchcho trẻ mầm non
Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành
và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mangtính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và pháttriển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếptheo và cho việc học tập suốt đời của trẻ
Có thể nói: Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tíchcực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định
Trang 4động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trìnhchơi, trẻ sẽ dần dần rút ra những bài học cho bản thân mình Trong quá trình hoạtđộng, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác
sĩ, cùng thảo luận về một chủ đề… trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan
hệ gia đình, xã hội, cộng đồng Qua đó, trẻ học được cách làm việc với ngườikhác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè Đây là cơ
sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ Đồng thời, môi trường giáo dục phùhợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hìnhthành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻvới nhau
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
Trường Mầm non Đông Cương là một trường thuộc Phường Đông CươngThành Phố Thanh Hóa, trường nằm ngay bên đường trung tâm của phường rấtthuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường Trường chỉ có một điểmtrường với tổng số 16 nhóm, lớp, có đầy đủ các điều kiện để phục vụ cho việcchăm sóc và giáo dục trẻ, 100% các lớp được nối mạng Intenet nên đã vận dụngkhai thác các phần mềm và công nghệ thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả cao Làtrường mầm non được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 2, đạt chuẩn chất lượngcấp độ 3
* Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nhà trường vẫn còn những khó khăn nhất định:Trường đạt chuẩn quốc gia và đã được trang bị cơ sở vật chất tuy nhiên vẫncòn một số đang xuống cấp, số trẻ ra lớp đông, lớp học luôn bị quá tải đã ảnhhưởng không ít đến việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ
- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trícác góc hoạt động chưa linh hoạt; khai thác hiệu quả sử dụng của các góc chưacao; hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụngcác hình trang trí làm phương tiện dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở đểlàm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động…
- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, cách bố trícác góc hoạt động cho trẻ chưa thực sự linh hoạt và chưa khai thác được triệt
để, hiệu quả sử dụng các góc Các hình ảnh trên mảng tường chủ yếu để trangtrí , giáo viên chưa tận dụng các hình ảnh trang trí làm phương tiện dạy học
- Một số giáo viên mới chưa chủ động, sáng tạo trong công tác xây dựngmôi trường lấy trẻ làm trung tâm
- Một số cháu chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻcòn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động
* Kết quả của thực trạng
Từ thực trạng trên của trường mầm non Đông Cương, bản thân tôi nhậnthấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đãđược thực hiện song kết quả đạt được chưa đáng kể cụ thể như sau:
Trang 5*Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng các biện pháp:
7=29%
11=46
%
6=25%
Tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa côvới trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ vớimôi trường xung quanh
7=29%
11=46
%
6=25%
Bảng khảo sát mức độ đạt được của trẻ trước khi áp dụng các giải pháp:
Trẻ tích cực, hứng thú tham giavào việc thiết lập môi trường giáodục cùng với cô giáo
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp1 Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường
từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phù hợp vớithực tế của nhà trường, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáodục của nhà trường trên các mặt sau:
Trang 6- Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường (từ khâu thiết kế mặtbằng, bố trí các phòng, nhóm, bếp ăn, sân chơi, khu trồng cây xanh, vườn hoa,cây cảnh Sau đó đánh giá xếp loại việc sắp xếp, trang trí, sử dụng cụ thể môitrường giáo dục của từng khu vực trong, ngoài lớp, từng nhóm lớp về cách bố trícác góc hoạt động hợp lí, vừa tầm với trẻ, bếp ăn luôn sạch sẽ…) Đồng thờiđánh giá môi trường văn hoá xã hội của nhà trường (bao gồm các mối quan hệgiao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ và vớiphụ huynh, dân cư xung quanh khu vực trường học).
Từ kết quả đánh giá này sẽ cho ban giám hiệu và giáo viên trong nhàtrường thấy được những điểm làm được và chưa làm được của việc xây dựng và
sử dụng môi trường giáo dục cho trẻ Bản thân tôi là hiệu phó chuyên môn tôi đãtham mưu với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả, tôi
đã lập một kế hoạch cụ thể như sau:
- Trực tiếp xuống các nhóm lớp để quan sát việc trang trí, bố trí, sắp xếpcác phương tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề
- Quan sát cách giáo viên khai thác và hướng dẫn trẻ khai thác đồ dùngtrực quan trong các hoạt động giáo dục trẻ trong và ngoài lớp
- Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc tạo lập môi trườnggiáo dục tích cực cho trẻ
- Phát động các phong trào thi đua, sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi, trang trílớp theo chủ đề, chủ điểm, các góc mở, góc tuyên truyền, trồng cây xanh, bổsung các biểu bảng nhân dịp các ngày lễ như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,Tết cổ truyền, ngày quốc tế phụ nữ 8/3… để môi trường giáo dục thêm phongphú, đa dạng
Giải pháp2 Chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non.
a Củng cố và khắc sâu kiến thức cho giáo viên về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Để giúp giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng môi trường đạt hiệu quả,trước tiên tôi tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới
về xây dựng môi trường giáo dục ở các nhóm lớp và cảnh quan ngoài trời, trìnhbày những đề xuất, kiến nghị và những khó khăn khi thực hiện xây dựng môitrường giáo dục tại nhóm lớp của mình, sau đó làm bài thu hoạch nộp lên bangiám hiệu nhà trường Sau đó tôi đã tiến hành chỉ đạo cho đội ngũ giáo viênđược thực hành tạo môi trường giáo dục cho trẻ như:
- Chia giáo viên ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng phụ tráchthực hành một nội dung khác nhau Cứ sau 3 ngày thực hành tôi cho các nhómtrưng bày sản phẩm để cùng nhận xét và để các nhóm khác được tham khảo, họctập, sau đó tôi lại đổi nội dung khác để giáo viên được sáng tạo và thể hiện hếtnăng lực của mình Sau 10 ngày tổ chức thực hành, với những nội dung đã đượctôi chuẩn bị sẵn, các nhóm đã hoàn thành việc thiết lập môi trường cho trẻ hoạtđộng ở các nội dung như: Trang trí tranh theo nội dung chủ đề (tranh không cốđịnh để trẻ được hoạt động cùng cô), trang trí lớp theo chủ đề; làm các loại bảngbiểu cho các nhóm lớp; làm đồ dùng đồ chơi cho các góc hoạt động, tạo cảnhquan môi trường phong phú để trẻ hoạt động một cách tích cực, hứng thú
Trang 7- Sau khi hoàn thành phần thực hành tôi cho các nhóm lên trình bày cáchkhai thác và sử dụng phương tiện giáo dục mà mình vừa tạo ra cho tất cả giáoviên được nắm bắt Từ việc làm này tôi thấy việc thiết lập và sử dụng môitrường giáo dục đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây.
b Chỉ đạo cho giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục:
* Môi trường bên trong lớp học:
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp họcthêm lôi cuốn trẻ thì nhất định môi trường trong lớp học phải có những màu sắcsinh động và ngộ nghĩnh Chính vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên phải xây dựngđược môi trường có không gian phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sốngthực hàng ngày của trẻ; có các góc mở với những đồ dùng đã hoàn thiện và chưahoàn thiện để kích thích sự sáng tạo, óc tư duy của trẻ, cách bố trí hợp lí các góchoạt động: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thưviện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…Sắp xếp các góc để giáoviên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ Tên hoặc ký hiệucác góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiệnhành Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc nhằm tạo điềukiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêngcủa trẻ với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu
và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu các chức năng sử dụng của đồ dùng đồchơi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn, hoặc tự giải quyết cácnhiệm vụ, …
- Ví dụ: cách sắp xếp các góc hoạt động thì vị trí các góc chơi phải hợp lý,thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động Thay đổi nội dung các gócchơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ Diệntích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số lượng đồdùng đồ chơi trong góc
- Ví dụ: Góc phân vai - chủ đề Thế giới động vật – nếu giáo viên bố trí 2hoạt động: vừa có cửa hàng hải sản vừa chơi nấu ăn thì diện tích phải rộng hơn,
số lượng trẻ chơi nhiều hơn so với 1 hoạt động trong cùng góc
Thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kíchthích hứng thú của trẻ Ví dụ: Góc xây dựng – chủ đề thế giới động vật – tuần 1xây trại chăn nuôi; thì tuần 2 chơi xây vườn bách thú… Hoặc góc phân vai –Chủ đề Gia đình: Tuần 1 chơi đóng vai các thành viên gia đình, tuần 2 chơi bánrau, củ quả, đồ dùng gia đình Sau khi kết thúc một chủ đề, các góc sẽ được sắpxếp lại với các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề mới
+ Việc bố trí lớp cũng cần phải tạo cho giáo viên quan sát được toàn bộ cáchoạt động của trẻ ở nhóm, lớp mình
+ Các đồ dùng đồ chơi được sắp xếp có mục đích giáo dục nhằm gây hứngthú cho trẻ tham gia hoạt động
+ Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động, giáo viên phải khai thác vàhướng dẫn trẻ khai thác triệt để đồ dùng trực quan mà cô đã chuẩn bị
Bằng cách chỉ đạo như vậy ở các nhóm lớp đã xây dựng và thiết lập đượcmôi trường giáo dục một cách phong phú, đa dạng
Trang 8Ngoài việc tổ chức cho giáo viên tập trung thực hành xây dựng môi trườnggiáo dục cho trẻ, trong năm học này tôi đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện thiếtlập môi trường giáo dục cho trẻ theo từng chủ đề Các hình ảnh trang trí phongphú gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề Việc trang trí lớp theo chủ đề vừatạo sự chú ý và hứng thú khám phá ở trẻ vừa để cho mọi người biết lớp đang họcchủ đề nào Việc làm này đã thực hiện từ nhiều năm trước đây, nhưng giáo viênchỉ làm rầm rộ vào lúc chuẩn bị khai giảng năm học mới, sau đó chỉ bổ sungnhững hình ảnh cho có gọi là trang trí theo chủ đề Để khắc phục tình trạng này,tôi đã chỉ đạo các lớp thực hiện các giải pháp sau:
Ví dụ: + Đối với chủ đề thế giới động vật
Trước khi vào thực hiện chủ đề, tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vậtliệu, phế thải tận dụng như: chai nhựa, vải vụn, len gỡ ra từ áo cũ, sách, tranhảnh, tờ tạp chí cũ, vỏ ngao, lá cây khô Sau khi đã sưu tầm được nguyên vậtliệu, tôi hướng dẫn cho giáo viên trang trí lớp học, làm tranh chủ đề, may cáccon rối, con giống như gấu, chó, mèo, thỏ, cá, để minh hoạ cho các bài thơ chữ
to, tôi đã chỉ đạo giáo viên cắt những hình ảnh trong các tạp chí củ dán vào để
thay thế cho các câu thơ ví dụ: như trong bài thơ “Mèo đi câu cá” bằng hình
thức này giúp trẻ cảm nhận bài thơ thông qua các hình ảnh, câu chuyện và sử
dụng trong hoạt động góc tạo hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động
Hoặc đối với chủ đề "Thế giới thực vật" tôi hướng dẫn giáo viên sưu tầm
nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi và trang trí ở các góc, sưu tầm tranhảnh về thực vật để trẻ được chơi, được xem sách, được vẽ, xé dán Sưu tầm hạtcác loại cây để ươm và cho trẻ quan sát sự phát triển của cây….phân loại cácloại cây khác nhau, cùng với đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp, đồ dùng đồ chơingoài trời như: Cây xanh, luống rau, luống hoa phong phú, đa dạng cũng gópphần kích thích trẻ hứng thú quan sát những sự thay đổi theo ngày, theo mùa củacác lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây này và câykhác, cây hoa với cây ăn quả, cây bóng mát Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năngchăm bón cây như: tưới cây, nhổ cỏ, xới đất cho cây Như vậy sẽ tạo điều kiệncho hoạt động của cô và trẻ đa dạng, hấp dẫn hơn nhiều, cũng qua những hoạtđộng này hình thành cho trẻ thái độ yêu mến đối với môi trường sống và có ýthức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
Hay đối với chủ đề "Phương tiện giao Thông" tôi hướng dẫn giáo viên sưutầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi và trang trí ở các góc Lấy lá câykhô, vỏ hộp sữa chua, hộp giấy để tạo thành ô tô, tàu hỏa, làm thành tranhthuyền trên biển các bé trang trí vào góc họa sỹ tí hon…
Việc trang trí các hình ảnh trên tường giáo viên yêu cầu lựa chọn và sắp xếp saocho có thể sử dụng làm tình huống hoặc phương tiện giáo dục cho các hoạt động
có chủ đích trong chủ đề Ví dụ: Chủ đề Động vật – Mẫu giáo lớn – tôi gợi ý đểgiáo viên trang trí hình các con vật có số lượng sao cho có thể sử dụng làm trò
chơi luyện tập khi học Toán: “hãy tìm và xếp số tương ứng với số lượng gà, thỏ trong mỗi chuồng”; hoặc sử dụng hình ảnh các loại hoa được trang trí trong chủ
đề thực vật, cô yêu cầu: “tìm cho cô bông hoa có màu vàng” khi dạy hoạt động
nhận biết phân biệt ở nhà trẻ …Bên cạnh đó giáo viên sưu tầm và khuyến khíchtrẻ tham gia làm cùng cô, chẳng hạn tô, vẽ tranh để trang trí, dùng bút dạ vẽ
Trang 9thêm các chi tiết trên các hòn sỏi theo sự tưởng tượng của trẻ làm đồ chơi theo ýthích để trưng bày, hoặc mang các chai nhựa, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sò, ốc… đếnlớp để làm đồ dùng đồ chơi Cô tạo các nguyên vật liệu mang tính mở (lácây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…Có sảnphẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặctrưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động, nghề truyềnthống…)
Với môi trường đồ dùng, đồ chơi phong phú, phản ánh được nội dungchơi ở các góc (đặc biệt là chủ đề giáo dục) một mặt góp phần thỏa mãnnhu cầu chơi, mặt khác giúp trẻ cũng cố các biểu tượng về môi trườngxung quanh, phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ của trẻ
Khi tổ chức thực hiện giải pháp này tôi nhận thấy đa số giáo viên đã nhận
thức được tầm quan trọng của việc trang trí và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi tronglớp, các mảng tường của lớp được trang trí các hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm
mỹ (đẹp, hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêu cầu giáo dục; trong đó có thể sửdụng các mảng trang trí làm phương tiện dạy học cho trẻ Có thể nói trẻ rất thíchđược tham gia các hoạt động cùng cô trang trí môi trường lớp học vì môi trường
đó không những phát huy tối đa năng lực của cô mà còn phát triển tốt mọi khảnăng, tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ, sự tương tác giữa trẻ với trẻ, giữatrẻ với cô giáo trong môi trường giáo dục làm thỏa mản nhu cầu nhận thức, giaotiếp là phương tiện, điều kiện để giúp trẻ phát một cách triển toàn diện
Trang 10
(Một số hình ảnh xây dựng môi trường trong lớp)
* Môi trường bên ngoài lớp học:
Có thể nói: Môi trường bên ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trongcác hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Xây dựngmôi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, thân thiện, hấp dẫn sẽ tạo
cơ hội cho trẻ hoạt động tốt nhất và đồng thời đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ Bởi
vì thế giới của trẻ thơ là những bức tranh đầy màu sắc, từ những nhân vật cổtích, cỏ cây, hoa lá, đến những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh…xác định đượctầm quan trọng của môi trường vật chất bên ngoài nhà trường đã nghiên cứu, tìmhiểu và đầu tư khuôn viên ngoài trời cho trẻ chơi: khu vực chơi với đồ chơi
ngoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi “giao thông”; khu vận động, khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ
trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối; khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng câycảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; vườn cổ tích Từng hành langđến các góc sân đâu đâu cũng được trang trí đẹp mắt, gần gũi để trẻ vừa đượcchơi vừa được học
Trang 11Mỗi khu vực chơi thực sự an toàn, đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, khôngkhí, vệ sinh an toàn trong ăn uống Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhàtrường thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ Tận dụngcác nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, tái tạo ra những
đồ chơi, đồ dùng sáng tạo, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệubằng chính cô giáo, phụ huynh và học sinh sưu tầm Ví dụ: Với các loại lốp xe ô
tô đã hỏng bằng bàn tay khéo léo của cô giáo đã tạo nên những đồ dùng, đồ chơicho trẻ như: chậu hoa, xích đu, cổng chui, thú nhún, con hươu… Những hòn đácuội để trẻ tạo nên những bức tranh đáng yêu, các hình con vật ngộ nghĩnh;những viên sỏi để trẻ chơi ô ăn quan; các loại chai để trẻ chơi thí nghiệm…môitrường hoạt động ngoài trời còn tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận động toàn thân,phát triển các kỹ năng vận động Trẻ được rèn các hành vi văn minh nơi côngcộng, được cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống và thiên nhiên xung quanh
Sự đa dạng, phong phú của môi trường trong và ngoài lớp đã tạo thuận lợi
để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thânthiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ vớimôi trường xung quanh Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiệntình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộnhững suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình để từ đó tạo cho trẻ một môitrường giáo dục toàn diện
Bên cạnh đó phải tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm củamình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh Mọi cửchỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn luôn mẫu mực, là tấm gương sáng
để trẻ noi theo Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùngchơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau Do vậy, giáo viênluôn nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có
sự thống nhất về phương pháp, nội dung giữa trường mầm non, gia đình và cộngđồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ