1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non năm học 2018 2019

22 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 9,34 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM N

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG

TRƯỜNG MẦM NON NĂM HỌC 2018-2019

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Vọng SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2019

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 31.5 Những điểm mới của SKKN 3

2.3 Những biện pháp thực hiện 7

Giải pháp 1 Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng môi trường giáo

dục cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi

Giải pháp 4 Phát động các phong trào thi đua và làm tốt

công tác thi đua, khen thưởng

15

Giải pháp 5 Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt

động giáo dục trong nhà trường để có sự điều chỉnh

16

Giải pháp 6 Phối hợp giữa Nhà trường - Giáo viên - Phụ

huynh trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm

trung tâm

17

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành

GD&ĐT huyện, tỉnh xếp loại

23

Trang 3

PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Tại Hội thảo toàn quốc về khoa học giáo dục Thứ trưởng Bộ Giáo dục vàđào tạo đã nhấn mạnh: Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta hếtsức quan tâm, coi đó là chìa khóa để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục - đàotạo là cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu,

là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; Mục tiêu của giáodục - đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp; Hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu dân trí, nhân lực, nhântài của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Đáp ứng nhu cầu họccủa mọi tầng lớp xã hội, tiến tới một xã hội học tập Trong sự nghiệp to lớn đónghiên cứu khoa học giáo dục phải đi trước một bước để dẫn đường [1]

Như vậy: Giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự pháttriển của đất nước, giáo dục phát triển thì đất nước phát triển: Như chúng ta đãbiết: những nước phát triển đều là những nước có nền giáo dục phát triển như:Singapore, Nhật, Mỹ, Pháp, Anh và ở đó có rất nhiều nhân tài được sinh ra.Chính vì lẽ đó ngành giáo dục của chúng ta đang được các cấp, các ngành đặcbiệt quan tâm trong nhiều năm gần đây, trong đó có giáo dục mầm non được đặcbiệt quan tâm

Để đáp ứng với thời đại mới hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục mầmnon nói riêng luôn đòi hỏi cần đổi mới, hoàn thiện để góp phần đào tạo " Conngười XHCN, những con người năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt, hoà

nhập với cái mới” Nghị quyết TW II khóa VIII đã chỉ rõ "Giáo viên là nhân tố

quyết định chát lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có

đủ đức, đủ tài " [2] Mặt khác, xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền giáo dục nói

chung và giáo dục mầm non nói riêng phương pháp dạy học “ Lấy trẻ làm trungtâm” là một quan điểm tiến bộ về vị trí của trẻ và vai trò của giáo viên, quanđiểm này định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môitrường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ

trong trường mầm non Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ chú trọng

tới sự phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, khả năng giao tiếp xã hội …mà cònnuôi dưỡng tâm hồn của trẻ

Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, trẻ được tiếp xúc,được trãi qua Chính vì vậy mà chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốtnhất để chăm sóc, giáo dục những nhân tài trong tương lai của đất nước Để làmđược điều này chúng ta cần xây dựng một môi trường tốt cho trẻ hoạt động màmôi trường đó phải lấy trẻ làm trung tâm

Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáodục mầm non, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả hệ thống giáo dụcđang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng ( Nghị quyết TW VIII khóa

Trang 4

XI ) về " Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo [3] Xây dựng môitrường lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và

ấm cúng, trình bày đẹp mắt và thu hút sự tập trung chú ý của trẻ giúp trẻ chủđộng tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằngchơi, có cơ hội trãi nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên

Sau khi Sở giáo dục và Đào tạo Thanh hóa triển khai chuyên đề "Tổ chứchoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm'' cho cán bộ cốt cán

trong tỉnh, trong huyện về hướng dẫn sử dụng tiêu chí thực hành áp dụng các mô

đun ưu tiên phát triển chuyên môn cho CBQL và GVMN Phòng giáo dục vàđào tạo huyện Quảng Xương đã triển khai đến các trường mầm non trong huyện

và chỉ đạo một số trường điểm cho các trường Mầm non trong huyện học tập, rútkinh nghiệm Tuy nhiên đối với đơn vị chúng tôi mặc dù đã có nhiều giải pháptriển khai thực hiện song việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN vớiphương pháp dạy học " lấy trẻ làm trung tâm " còn nhiều hạn chế Giáo viên đãtạo được môi trường giáo dục nhưng chưa được phong phú, xây dựng kế hoạchhoạt động chưa rõ nét Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viênchưa tạo được nhiều cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động khám phá, trãi nghiệm,chưa biết xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm…Trẻ vẫn còn thụ động tiếpthu kiến thức từ giáo viên qua lời giảng giải, động tác làm mẫu, dẫn đến chấtlượng hoạt động hiệu quả chưa cao

Từ những vấn đề trên, là người cán bộ quản lý, tôi hiểu rõ tầm quan trọng

và tính cấp thiết vấn đề này Và để có được đội ngũ giáo viên vững vàng vềchuyên môn thì người cán bộ quản lý trong các nhà trường cần phải có kế hoạchbồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách khoa học và phù hợp với điều kiện thực

tế Xuất phát từ lý do trên tôi luôn có suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt, đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải

có sự nổ lực phấn đấu, quyết tâm cao, cần phải chú trọng đến công tác chuyênmôn, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chấtlượng giáo dục trong nhà trường Với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong quá

trình quản lý chỉ đạo, tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm: ''Một số giải pháp chỉ

đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018-2019"

phát triển từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2017-2018 với mong muốn

được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng đội ngũtrong trường mầm non, đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đàotạo trong thời kỳ đất nước hội nhập

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu tìm tòi và đề ra các giải pháp để chỉ đạo giáo viên xây dựngmôi trường mở, giúp đội ngủ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức vànăng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ thực hiện Chương trình giáodục dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điềukiện cụ thể của nhóm lớp và địa phương

Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trường giáo dục mangtính " mở " kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ,thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trãi nghiệm đa dạng

Trang 5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Toàn thể giáo viên đứng lớp và trẻ trong độ tuổi Mầm non thuộc đơn vị tôicông tác

Một số nội dung, giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻlam trung tâm

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm của giáo viên

Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh.Phương pháp thực hành:

+ Thực hành trực tiếp tại các nhóm lớp

+ Thực hành qua các đợt triển khai chuyên đề, các đợt phát động cácphong trào thi đua

Phương pháp kiểm tra đánh giá

Thu thập thông tin và tài liệu khác có liên quan

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

1.5 Những điểm mới của sáng kiến.

Năm học 2018-2019 tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động trảinghiệm thực tế tại các mô hình bên ngoài lớp học và hoạt động ngoài trời (Tăngcường hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm)

Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng chủ điểm, thiết kế tạomôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Môi trường hoạt động theo hướng

mở tạo điều kiện cho trẻ chủ động hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủđộng sáng tạo của trẻ

Bổ sung, sắp xếp các giải pháp, các tiêu chí khảo sát một cách khoa học, hợp lí

PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận:

" Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, mụctiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vàolớp 1” ( Điều 22 Luật Giáo dục ) [4]

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậchọc Mầm non đã có nhiều đóng góp to lớn, gieo những hạt giống tốt, mầm nontốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mai sau

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non, ngườigiáo viên phải là người giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, thông qua việcgiáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, nắm bắt và lĩnh hội các tri thức và kỹ năng

về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh, rèn luyện cho trẻ tính tập trung, thái

độ nghiêm túc khi tham gia vào các hoạt động cũng như thực hiện các yêu cầu,nhiệm vụ của giáo viên đề ra Giúp trẻ nhanh nhẹn, hứng thú, năng động trongmọi tình huống để lĩnh hội kiến thức trong các lĩnh vực Đây là yêu cầu rất quantrọng đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nhận thức và xác định được vai tròtrách nhiệm của mình trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non

Trang 6

Với phương châm "Lấy trẻ làm trung tâm" để không ngừng nghiên cứu, tìm

tòi, sáng tạo đưa ra các hình thức, phương pháp tổ chức cho trẻ lĩnh hội kiếnthức một cách nhẹ nhàng đạt kết quả cao Hoạt động của trẻ chỉ có hiệu quả khitrẻ có cách học tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ học tập từ bêntrong Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy của giáo viênđịnh hướng cách học của trẻ và ngược lại thói quen học tập của trẻ có ảnh hưởngtới cách dạy của giáo viên

Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cần được quán triệt thực hiện từ việc lựachọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là trong vaitrò của giáo viên khi tổ chức hoạt động này [5]

Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đàotạo lớp trẻ trong tương lai đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toànngành giáo dục hiện nay Việc chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường dạy họclấy trẻ làm trung tâm cần cần có sự thay đổi toàn diện cấu trúc về nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đặc biệt là vai trò của người giáoviên Có thể nói, giáo viên chính là nhân tố quyết định trong việc thực hiện quanđiểm giáo dục này tại các nhà trường [6]

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Có thể khẳng định rằng: Việc chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáodục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là một việc làm rất cần thiết Vìvậy năm học 2018-2019 Phòng giáo dục và đào tạo Quảng xương đã phát độngphòng trào " Trường khang trang, lớp sạch đẹp'' đến tất cả các nhà trường trongHuyện Sau khi tiếp thu về bản thân tôi đã triển khai đến toàn thể cán bộ giáoviên, nhân viên trong nhà trường để xây dựng kế hoạch thực hiện Vì môi trườngtốt trẻ được tham gia vào các hoạt động từ đó làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi vàhoạt động của trẻ Thông qua các hoạt động trẻ được chủ động tham gia cô giáochỉ là người hướng dẫn và quan sát trẻ thực hiện

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trongnhững năm qua dưới sự lãnh đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương; sự nỗ lực quyết tâm của ngành giáo dục, của cán bộ và giáo viên nhàtrường cùng với sự đồng thuận của người dân Trường mầm non Quảng Vọng có

những mặt thuận lợi sau.

Trường đã được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1năm 2014 và được công nhận lại năm 2018 Kiểm định đánh giá chất lượngtrường đã được công nhận đạt cấp độ 2 năm 2015 và được Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa công nhận Danh Hiệu " Đơn vị đạt chuẩn văn hóa " 5 năm ( 2012 -

2016 ) Năm 2018 trường được Bộ trưởng Bộ giáo dục tặng Bằng khen

Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo và đặc biệt là sựquan tâm chỉ đạo sát sao, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạtđộng của nhà trường và nhân dân trên địa bàn toàn xã đã nhiệt tình ủng hộ

Môi trường sư phạm "Xanh - sạch - đẹp" và an toàn Trẻ đến trường đượchọc theo chương trình quy định và phân chia đúng độ tuổi, được chăm sóc giáodục theo chương trình giáo dục mầm non

Trang 7

Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có trình độ chuyênmôn vững vàng, đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 88% hiện tại có 3 giáo viên đangtheo học các lớp đại học sư phạm mầm non hệ tại chức Từ năm 2014 đến naynhà trường đã có 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 5 giáo viên đạtgiáo viên dạy giỏi cấp Huyện.

Đội ngũ tổ trưởng tổ phó chuyên môn, khối trưởng đều có năng lực chuyênmôn vững vàng, nhiệt tình năng động

Nhận thức của phụ huynh ngày được nâng cao

Phòng học sân được nâng cấp mở rộng chơi sạch sẽ thoáng mát

85 % trẻ chăm, ngoan, có lễ phép và có nề nếp khi đến trường

95 % trẻ đi học chuyên cần, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng

Có đủ đồ dùng cho các lớp theo thông tư 02/TT-BGD&ĐT và theo nhucầu của lớp Bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn sau:

Trong điều kiện đời sống khó khăn của một xã thuộc vùng sâu, vùng xa củaHuyện Quảng xương có điểm xuất phát thấp, hạ tầng giáo dục còn gặp nhiềukhó khăn, CSVC và trang thiết bị còn hạn chế, nhân dân trong xã chủ yếu làmnghề nông Nhận thức của một số phụ huynh vùng giáo dân còn hạn chế, việchuy động trẻ ra trường đã khó việc vận động phụ huynh đóng góp ủng hộ trongcông tác xã hội hóa giáo dục lại càng khó hơn

Số giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn hạn chế trong quá trình tổchức các hoạt động và tạo môi trường bên ngoài cho trẻ hoạt động còn cứngnhắc chưa có nhiều sáng tạo chưa biết "lấy trẻ làm trung tâm" để truyền đạt kiếnthức cho trẻ

Phương pháp dạy học của một số giáo viên lồng ghép các chuyên đề cònlúng túng chưa linh hoạt Quá trình hướng dẫn trẻ chưa cung cấp kiến thức chotrẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môitrường mở để trẻ được họat động, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi

Khảo sát thực trạng chất lượng giáo viên trước khi thực hiện đề tài: Bảng 1: Kết quả khảo sát khi trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi,

trải nghiệm theo quan điểm '' lấy trẻ làm trung tâm''.

( Số trẻ được khảo sát: 268 trẻ ).

Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ

1 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

nhóm, hoạt động ngoài trời

3 Trẻ biết thể hiện mối quan hệ thân thiết

giữa cô và các bạn trong nhóm, trong

lớp trong trường

%

4 Trẻ biết vận dụng linh hoạt kiến thức

kỹ năng vào việc tham gia các hoạt

động thực tế

%

Trang 8

Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy số trẻ đến trường mầm non chưa thật sự tựtin, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập, vui chơitrãi nghiệm… các kỷ năng về giao tiếp, kỷ năng hợp tác chia sẻ kỷ năng tự lậpcòn rất nhiều hạn chế.

Bảng 2: Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ

làm trung tâm trước khi thực hiện đề tài

( Số giáo viên được khảo sát 20 người)

Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Lập KHGD phù hợp với từng cá nhân trẻ

(theo nhóm trẻ)

9/20 45%

2 Tạo môi trường có tính mở, linh hoạt theo

từng nội dung nhằm phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của trẻ

12/20 60%

3 Thường xuyên tổ chức các hoạt động thực

hành trãi nghiệm để trẻ dược bộc lộ hết khả

năng của riêng mình

10/20 50%

4 Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng

môi trường giáo dục có hiệu quả

9/20 45%

Đội ngũ giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa mạnh dạn, chưa dám

đề xuất các giải pháp để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm Đứng trướctình hình thực trạng của đơn vị Làm thế nào để nâng cao được chất lượng tổchức các hoạt động, lựa chọn các phương pháp, nội dung, các góc chơi để trẻtiếp thu và trãi nghiệm một cách tốt nhất đây là một bài toán hết sức khó khăncho tôi Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự pháttriển nhân cách của trẻ và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trongnăm học 2018-2019 Bản thân là người cán bộ quản lý trong nhà trường tôi đãrất trăn trở và mạn dạn đưa ra một số giải pháp sau:

Ngay từ tháng 7 tôi đã tham mưu với địa phương xây Khu phát triển vậnđộng cho trẻ hoạt động với diện tích 320m2 láng xi măng sạch sẽ với số kinh phí50.000.000đ Nhà trường vận động các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm trongtoàn xã ủng hộ đồ chơi vận động như thang leo liên hoàn, cầu trượt, nhà bóng,thảm cỏ với tổng số tiền trong sân vận động là 55.000.000đ và phát động giáo

Trang 9

viên, phụ huynh đóng góp công sức, ngày công để cải tạo khuôn viên, cơ sở vậtchất trong lớp học, ngoài sân như: khuôn viên vườn cổ tích, trồng cây xanh,vườn rau, vườn hoa, trang trí lớp học, hành lang ngoài những nguyên vậtliệu sẳn có ở địa phương nhà trường đã trích nguồn kinh phí từ học phí ra để ủng

hộ từng lớp để giáo viên mua thêm những nguyên vật liệu, những thanh sắt, ốngnước với số tiền của mỗi gốc cây gần 2.000.000đ Bên cạnh đó còn tăng cườngbồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, các chuyên

đề do phòng giáo dục, cụm chuyên môn tổ chức, các giờ giảng dạy trên lớp đượcgiáo viên thực hiện linh hoạt sáng tạo biết lấy trẻ làm trung tâm, các nội dungphù hợp với từng độ tuổi

Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động và học tập.

Như chúng ta đã biết: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm có vaitrò vô cùng quan trọng trong trường Mầm non, môi trường tốt sẽ góp phần làmthỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ Qua đó nhân cách của trẻ đượchình thành và phát triển toàn diện

Môi trường cho trẻ hoạt động bao gồm môi trường bên trong lớp học vàmôi trường bên ngoài lớp học Vì vậy ngay từ đầu tháng 8 tôi đã chỉ đạo giáoviên xây dựng và tạo môi trường cho trẻ được hoạt động nhất là môi trường bênngoài đây là việc đầu tiên mà tôi cần làm Đáp ứng nhu cầu về mỹ quan nhàtrường

Tôi đã phân cho mỗi lớp một gốc cây để giáo viên thực hiện ý tưởng củamình, ngoài ra BGH và nhà bếp cũng chịu trách nhiệm trang trí 2 gốc cây Cácgốc cây không chỉ đơn thuần làm bóng mát mà nó đã trở nên sinh động hơn khiđược bàn tay khéo léo của các cô tô vẽ thêm những hình ảnh ngộ nghĩnh mangtính giáo dục cao Trước khi giáo viên thực hiện tôi đã cho giáo viên thời gian tựsuy nghĩ, sáng tạo kết hợp với xem mạng Internet để đưa ra ý tưởng Sau đó tôitổng hợp xem xét để không có sự trùng lặp giữa các gốc cây Kết quả sau thờigian phát động 12 gốc cây đã được giáo viên tạo nên với nội dung khác nhau rấtđẹp và ngộ nghĩnh với những hình ảnh quen thuộc gần gủi trong cuộc sống hàngngày của trẻ với những nhân vật trong các câu chuyện mà trẻ đươc cô giáo dạyhàng ngày bằng những nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương như: cây đay khô,hộp sữa bột 900g bằng sắt, cây cói, lốp xe máy, lốp xe ô tô, thúng, mủng, nhữngchiếc xe đạp nhỏ đã hỏng được giáo viên sưu tầm và thiết kế ra những hình ảnhrất quen thuộc và có ý nghĩa trong hoạt động dạy học cao

Ví dụ: Dưới gốc cây sấu các cô dựng cảnh những động vật sống trongrừng, động vật sống dưới nước

Dưới gốc cây vú sữa là mô hình nhà sàn, cây cầu bắc qua sông

Ngoài ra, ở chân cầu thang 2 dãy nhà tầng tôi đã chỉ đạo giáo viên thiết kế

và trang trí góc phát triển vận động và góc chợ quê Tại đây giáo viên đã làm rấtnhiều loại đồ dùng, đồ chơi, sưu tầm các đồ dùng để trang trí tái hiện lại một gócnhỏ chợ quê Qua các hình ảnh ở từng gốc cây, đồ dùng ở góc chợ quê đã làmphong phú và tô thêm vẻ đẹp trên sân trường được lảnh đạo địa phương- PhòngGiáo Dục và các trường mầm non trong huyện đến thăm quan học tập và ghinhận

Trang 10

chơi thật phong phú, phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao và kích

thích tính tích cực, tò mò của trẻ khi tham gia các hoạt động trong lớp Cụ thểnhư:

* Xây dựng các góc hoạt động trong lớp:

Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho

trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động

phong phú, đa dạng hơn giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới Do đó môi

trường bên trong mỗi lớp tôi chỉ đạo giáo viên bố trí các góc yên tĩnh xa góc

hoạt động ồn ào Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ,

kích thích hứng thú của trẻ Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợpvới nội dung từng chủ đề đang thực hiện

* Đồ chơi, đồ dùng ở các góc hoạt động

Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻtheo từng chủ điểm, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức,ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễthấy, dễ lấy, dễ lựa chọn

Ví dụ: Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộphận phải đặt theo bộ

Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn.Phải thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ Đồng thời cácloại đồ dùng của trẻ phải có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, chữ số nhằm pháttriển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô,Trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình Làm đồ chơi từ nguyên vậtliệu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạtđộng khác nhau

* Trang trí trong các góc chơi

Chỉ đạo giáo viên trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn và thay đổi nội dungtheo từng chủ đề, không dán cố định

Ví dụ: Góc học tập dán những ô bìa bằng giấy bóng kính hoặc ghim dắt đểgắn chữ cái, chữ số hoặc đồ vật phù hợp với nội dung hoạt động và thay đổi theochủ đề (Chủ đề nào học đến chữ cái nào thì gắn chữ cái đó kết hợp với tranh có

từ ) hay ở góc sách học đến bài thơ nào thì dán bài thơ đó lên

Trang 11

Không dán khít các mảng tường mà phải để dành khoảng trống để trẻ dánsản phẩm của mình theo chủ đề

Với quan điểm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm,chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xénặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động vớichính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú

Ban giám hiệu chúng tôi luôn có kế hoạch bổ sung các đồ dùng đồ chơi ởcác góc phù hợp vowsu từng chủ điểm trong năm học Luôn tạo cái mới để thuhút trẻ vào các hoạt động vào các hoạt động cùng cô Từ đó kết quả hoạt động ởcác góc là rất cao

Ví dụ: Với Chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ Tôi đã cùng với tổtrưởng, tổ phó, khối trưởng chuyên môn lên kế hoạch cụ thể để thực hiện chủ đề

và động viên giáo viên sưu tầm, vẽ các tranh ảnh về danh lam thắng cảnh ở thủ

đô Hà nội như: Lăng Bác Hồ, Hồ Gươm, Chùa một cột, Cầu thê Húc và nhiềucông trình kiến trúc sư khác để trang trí vào các góc chơi giúp trẻ hứng thúsay mê học tập

Ngoài việc chỉ đạo giáo viên lựa chọn trang trí các góc chơi trong lớp tôicòn chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc bên ngoài lớp học như: Góc chợ Quê,Góc Phát triển vận động, Góc thư viện của bé, Góc bán hàng, Góc làm quen vớichữ cái

Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhómchơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng

cố kỹ năng cho trẻ Giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ

đó trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động Môi trường học tập là yếu tốrất quan trọng trong quá trình hoạt động trải nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu củatrẻ Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ để thu nhận một khối lượng kiến thức

và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học sau này ở phổ thông

Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Để trẻ phát huy tính tích cực của mình, giáo viên cần phối hợp hợp lý cácphương pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động Để không còn tình trạnggiáo viên nói, trẻ ngồi thụ động, ghi nhớ máy móc và làm theo mẫu trước kia,

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. Tài liệu chuyên đề: " Tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm " Sở giáo dục và Đào tạo, Thanh hóa, ngày 9 tháng 11 năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làmtrung tâm
[6]. Tài liệu chuyên đề: " Tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm " Sở giáo dục và Đào tạo, Thanh hóa, ngày 9 tháng 11 năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làmtrung tâm
[1]. Nguồn tài liệu internet. Trong bài phát biểu của GS.TSKH Bùi Văn Ga tại Hội thảo toàn quốc về khoa học giáo dục " khoa học giáo dục việt nam - đổi mới và phát triển &#34 Khác
[2]. Nghị Quyết TW II khóa VIII Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH ngày 24 tháng 12 năm 1996 Khác
[3]. Nghị Quyết TW VIII khóa XI. " Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo &#34 Khác
[4]. Tài liệu Bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức cho CBQL - Bộ GD&ĐT trong chuyên đề 7. (Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục và quản lý hoạt động, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non - Quan điểm chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục Mầm non.) Khác
[7]. Thực tế thăm quan dự giờ tại trường Mầm non Thị Trấn, Trường mầm non Quảng phong năm học 2017- 2018.[8]. TLBDTXGV Mô đun 1 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w