1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà

49 259 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 549 KB

Nội dung

Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà

Chuyên đề thực tập Lời mở đầu Cánh cửa thị trường mở ra với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngoài nước. Các doanh nghiệp sản xuất nói chung ngành dệt may nói riêng muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm thì phải có những chiến lược quản lý sản xuất kinh doanh phương pháp quản lý hiệu quả. Chính vì thế mà quản trị chi phí tính giá thành sản phẩm là nột trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao. Để thực hiện những mục tiêu quản trị chi phí tính giá thành sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay thì thông tin về chi phí tính giá thành sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng hết sức hữu ích cho các nhà quản lý thuộc nhiều cấp độ khác nhau trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Dệt Sơn Trà em đã chọn đề tài : “ Hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại Công ty” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu thực tế về công tác tổ chức kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Chuyên đề gồm 3 phần * Phần I: Lý luận chung về kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. * Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm vải mộc tại Công ty Dệt Sơn Trà. * Phần III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt Sơn Trà. Qua thời gian tìm hiểu thực tế được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Kim Hương cùng các cô chú phòng kế toán. Mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian kiến thức chuyên môn nên chuyên đề của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến sự giúp đỡ của phòng kế toán, giáo viên hướng dẫn các thầy cô để em hoàn thành tốt hơn chuyên đề này. Trang 1 Chuyên đề thực tập PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. Mục tiêu nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1. Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh ở tất cả các giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy thông tin chi phí giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Ngày nay với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, sự toàn cầu hoá về kinh tế, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh phải tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người mua có khả năng cạnh tranh cao nhưng phải đảm bảo được lợi nhuận cao nhất chi phí thấp nhất. Tính chính xác của thông tin chi phí còn đặt ra bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là mục tiêu kế toán chi phí là tiền đề để tách kế toán chi phí thành bộ phận chuyên ngành kế toán riêng trong hệ thô kế toán của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các mục tiêu sau: - Cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá trị thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận, quyết định quản trị sản xuất, định hướng sản xuất kinh doanh điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị trường. - Cung cấp thông tin chi phí tính giá thành sản phẩm để phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chi phí bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả gia tăng năng lực cạnh tranh. - Cung cấp thông tin chi phí tính giá thành sản phẩm phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. 2. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất . Để đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp kế toán phải quán triệt các nguyên tắc sau: 2.1 Phải nắm vững nội dung bản chất kinh tế của chi phí. 2.2 Phải phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý hạch toán. 2.3 Phân định chi phí với giá thành sản phẩm nắm rõ mối quan hệ giữa chúng. 2.4 Phải nắm vững các cách phân loại giá thành sản phẩm khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý hạch toán. 2.5 Xác định đối tượng phương pháp hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm phù hợp. Để hạch toán chi phí tính giá thành được chính xác đòi hỏi công việc đầu tiên là phải xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí chịu chi phí, còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là việ xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị. Do sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành, mà có sự khác biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí phương pháp tính giá Trang 2 Chuyên đề thực tập thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp để tập hợp phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một hay hệ thống phương pháp để tính giá thành sản phẩm đơn vị sản phẩm. 2.6 Xác định trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp các mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ công tác quản lý mà trình tự hạch toán ở các doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí gồm các bước sau : Bước 1: Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng Bước 2: Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán kế hạch hoá giá thành sản phẩm có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khới lượng lao vụ dịch vụ. Bước 3: Tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. II. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất giá thành sản phẩm. 1. Chi phí sản xuất. a. Khái niệm. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm). b. Phân loại. Để tạo thuận lợi thuận lợi cho công tác quản lý hạch toán chi phí thì việc phân loại chi phí là rất cần thiết đó là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên, lựa chọn cách phân loại nào là phải dựa trên yêu cầu công tác quản lý hạch toán. b.1 Phân loại theo tính chất kinh tế. - Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, .sử dụng vào sản xuất kinh doanh. - Yếu tố nhiên liệu, động lực: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nhiên liệu, động lực mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố tiền lương các khoản phụ cấp theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Yếu tố BHXH,BHYT, KPCĐ: Bao gồm tòan bộ số tiền trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phụ cấp lương phải trả cho người lao động. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh ( tiền điện, nước, điện thoại .). - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. b.2 Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí. Trang 3 Chuyên đề thực tập - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT): Là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, hiên liệu, . được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Là những khoản thù lao lao động, phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ ( lương chính, lương phụ các khoản phụ cấp như lương) các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lưong phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung ( CPSXC): Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT CPNCTT, nó phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. b3. Phân loại chi phí sản xuât theo phương pháp tập hợp chi phí mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất qiuan hệ ttrực tiếp với việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định. Căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều sản phẩm. Những chi phí này phải thông qua phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan theo một tiêu thức thích hợp. b4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với số lượng sản phẩm sản xuất. - Định phí: Là những chi mang tính chất tương đối ổn định không phụ thguộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng tăng thì mức chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm. - Biến phí: Là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi trên một đơn vị trên một sản phẩm vẫn mang tính chất ổn định. 2. Giá thành sản phẩm. a. Khái niệm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. b. Phân loại giá thành. Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả của hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Vì thế, giá thành thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau. b.1 Phân theo thời điểm nguồn số liệu để tính giá thành. - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán xuất phát từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, giá thành này được xác định trên cơ sở biện pháp sản xuất, các định mức bình quân tiên tiến không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Giá thành này do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh. Trang 4 Chuyên đề thực tập - Giá thành định mức: Là giá thành được xác định khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, tuy nhiên, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời đểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất. Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí. - Giá thành sản xuất(giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm . 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm được biểu diễn qua sơ đồ sau: Qua sơ đồ ta thấy: Tổng giá thành CPSX CPSX phát sinh CPSX sản phẩm DD ĐK trong kỳ DDCK II. Hạch toán chi phí sản xuất 1. Đối tượng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. a. Đối tượng. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn tập hợp chi phí nhằm phục vụ cho nhu cầu hạch toán, tính giá thành cũng như kiểm tra, phân tích chi phí giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí( phân xưởng, giai đoạn công việc .). b.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuât là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố khoản mục trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được áp dụng: - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo bộ phận sản phẩm. - phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. Trang 5 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ DD ĐK Tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành Chi phí sản xuất DDCK Chuyên đề thực tập - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. 2. Kế toán chi phí sản xuất. 2.1 . Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT). a. Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho nếu xuất nguyên vật liệu từ kho đưa vào sản xuất - Hoá đơn thuế GTGT nếu nguyên vật liệu không qua nhập kho b. Hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Căn cứ ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hoá đơn thuế GTGT phiếu xuất kho - Sổ dùng để theo dõi chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng hoặc từng loại sản phẩm là sổ chi tiết nguyên vật liệu c. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chứng từ sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Nội dung kết cấu : Nợ TK 621 Có Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng -Giá thực tế nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển cho hay thực hiện lao vụ dịch vụ. kỳ sau. - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT sử dụng cho sản xuất để tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường. TK 621 cuối kỳ không có số dư được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau: - Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm: Nợ TK 621( chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152. - Mua NVL chuyển thẳng sử dụng cho sản xuất sản phẩm, hay thực hiện lao vụ dịch vụ: Nợ TK 621:( Chi tiết theo đối tượng) Nợ TK 133( 1331) Có TK 111,112,331 . Trang 6 Chuyên đề thực tập - Trường hợp doanh nghiệp giao khoán cho đơn vị trực thuộc cấp dưới(không có tổ chức kế toán riêng ) thực hiện sản xuất. Khi bảng quyết toán tạm ứng chi phí được duyệt thì riêng phần chi phí NVLTTđược hạch toán: Nợ TK 621 Nợ TK 133(1331) Có TK 141: Tạm ứng - Phản ánh CP NVLTT vượt trên mức bình thường không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 621: CP NVLTT - Cuối kỳ kế toán hoặc khi đơn đặt hàng hoàn thành, số vật liêu xuất dùng không sử dụng hết nhập lại kho( nếu có): Nợ TK 152 Có TK 621 - Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả bảng phân bổ CPNVL, ghi: Nợ TK 154: Có TK 621 2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp(CPNCTT). a. Chứng từ sử dụng -Bảng phân bổ tiền lương bảo hiểm xã . b. Hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. -Sử dụng sổ chi tiết TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” c. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Kế toán sử dụng tài khoản 622 để hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Nội dung kết cấu Nợ TK 622 Có - Chi phí nhân công trực tiếp tham - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công gia quá trình sản xuất sản phẩm trong trực tiếp để tổng hợp chi phí tính giá kỳ. thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Khoản trích trước tiền lương nghỉ - Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình phép của công nhân trực tiếp sản xuất thường. theo kế hoạch trong năm. TK 622 cuối kỳ không có số dư được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí Kế toán chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau: - Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 - Hàng tháng, căn cứ mức tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trước tiếp sản xuất theo kế hoạch, ghi: Trang 7 Chuyên đề thực tập Nợ TK 622 Có TK 335 - Khi trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí, ghi: Nơi TK 622 Có TK 338 (3382, 3383, 3384). - Trường hợp có tạm ứng để thực hiện giá trị khoán nội bộ, ghi bảng quyết toán tạm ứng được duyệt thì phần chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán: Nợ TK 622 Có TK 141. - Phản ánh CPNCTT vượt trên mức bình thường không được tính vào giá trị HTK mà phải tính vào giá vốn kỳ kế toán. Nọ TK 632 Có TK 622 - Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào kết quả bảng tính CPNCTT, ghi: Nợ TK 154 Có TK 622 2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ( CPSXC). a. Chứng từ sử dụng - Bảng khấu hao tài sản cố định. b. Hạch toán chi tiết. . -Để hạch toán chi tiết kế toán sử dụng sổ chi tiết tài khoản 627. c. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. - Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627. - Nội dung kết cấu Nợ TK 627 Có - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung trong kỳ - Kết chuyển hay phân bổ CPSXC để tổng hợp CP tính giá thành SP hoàn thành trong kỳ. TK 627 cuối kỳ không có số dư được chi tiết thành 6 TK cấp 2 sau: TK 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng” TK 6272 “ Chi phí vật liệu” TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278 “ Chi phí bằng tiền khác” b. Phương pháp hạch toán. Kế toán chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau Trang 8 Chuyên đề thực tập - Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627(6271- chi tiết phân xưởng bộ phận Có TK 334( phải trả nhân viên phân xưởng) - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định : Nợ TK 627(6271- chi tiết theo từng phân xưởng bộ phận) Có TK 338(3382,3383,3384) - Chi phí vật liệu xuất kho dùng cho từng phân xưởng Nợ TK 627(6272- chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 152 - Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng (phân bổ một lần) Nợ TK 627( 6273- chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 153 - Trường hợp công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ từ 2 lần trở lên: + Khi xuất CCDC: Nợ TK 142,242: Giá trị CCDC xuất kho Có TK 153 + Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất trong kỳ Nợ TK 627(6273) Có TK 142,242: theo mức phân bổ từng lần - Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng, bộ phận sản xuất : Nợ TK 627 (6274- chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 214(chi tiết tiểu khoản) - Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả( Điện, nước, điện thoại ): Nợ TK 627(6277- chi tíêt theo từng phân xưởng) Có TK 133( 1331) Thuế GTGT đầu váo nếu có Có TK 111, 112, 331 .- giá trị mua ngoài - Các chi phí bằng tiền khác( Tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm .): Nợ TK 627(6278) Có TK 111,112,331 . - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung : Nợ TK 111, 112 ,138 . Có TK 627 ( chi tiết phân xưởng ) - Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC để kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC vào các TK có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo từng tiêu thức phù hợp: + Phân bổ kết chuyển CPSXC biến đổi: Nợ TK 154 Có TK 627 + Phân bổ kết chuyển CPSXC cố định vào CPCB cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường: Nợ TK 154 Có TK 627 Trang 9 Chuyên đề thực tập + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính xác định CPSXC cố định phân bổ vào CPCB cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ: Nợ TK 632 Có TK 627 5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 5.1 Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng. - Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn chất lượng đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, - Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại: + Sản phẩm hỏng có thể sữa chữa được : Là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sữa chữa được việc sữa chữa có lợi về mặt kinh tế + Sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được : Là những sản phẩm về mặt kỹ thuật không sữa chữa được hoặc có thể sữa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế - Trong quan hệ với công tác kế hoạch cả hai loại sản phẩm trên thành hai loại + sản phẩm hỏng trong định mức: Là những sản phẩm mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất + Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường ( máy hỏng, hoả hạn .) - Phương pháp hạch toán - Tập hợp các khoản thiệt hại Nợ TK 138 (1381- thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức) Có TK 154 ,155,157,632 giá thành sản phẩm hỏng không sữa chữa được chờ xử lý Có TK liên quan (152,334,338,214 )Chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng có thể sữa chữa được - Xử lý SPH ngoài định mức : Nợ TK 152,1388,334,111 .Giá trị thu hồi hay bồi thường của người gây ra SPH Nợ TK 632, 415,811 Xử lý số thiệt hại thực về SPH Có TK 138 (1381- thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức ) 5.2 Kế toán thiệt hại về ngưng sản xuất. Trong quá trình sản xuất vì một lý do nào đó mà toàn doanh nghiệp hay bộ phận nào đó phải ngưng sản xuất. Trong thời gian này doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số chi phí như : tiền công lao động , KHTSCĐ, chi phí bảo dưỡng Những khoản chi phí này được coi là thiệt hại về ngưng sản xuất * Phương pháp hạch toán - Nếu những khoản thiệt hại đã biết trước nằm trong kế hoạch Nợ TK 622,627,641, 642 (chi tiết đối tượng ) Có TK 335 Trích trước chi phí ngưng sản xuất + Thực tế phát sinh trong thời gian ngưng sản xuất Nợ TK 335 Có TK 111, 112, 214, . Trang 10 . về công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Chuyên đề gồm 3 phần * Phần I: Lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành. pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. Trang 5 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ DD ĐK Tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành Chi

Ngày đăng: 11/10/2013, 10:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công Ty Dệt sơn Trà - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công Ty Dệt sơn Trà (Trang 23)
- Kế toân vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư cả về mặt giâ trị cũng như số lượng trước khi xuất dùng vă cuối thâng kiểm tra tồn kho. - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
to ân vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư cả về mặt giâ trị cũng như số lượng trước khi xuất dùng vă cuối thâng kiểm tra tồn kho (Trang 24)
3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty. - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty (Trang 24)
-Bảng kí phđn loại chứng từ gốc - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
Bảng k í phđn loại chứng từ gốc (Trang 26)
BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU (Trang 26)
Do Công ty âp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nín kế toân tập hợp câc chứng từ có liín quan đến chi phí NVLTT sản xuất phât sinh để cuối thâng lín bảng kí phđn loại  chứng từ gốc, sau đó lín chứng từ ghi sổ. - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
o Công ty âp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nín kế toân tập hợp câc chứng từ có liín quan đến chi phí NVLTT sản xuất phât sinh để cuối thâng lín bảng kí phđn loại chứng từ gốc, sau đó lín chứng từ ghi sổ (Trang 28)
BẢNG KÊ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ GỐC - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
BẢNG KÊ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ GỐC (Trang 28)
* Bảng tổng hợp luơng thâng - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
Bảng t ổng hợp luơng thâng (Trang 30)
BẢNG PHÂN BỔ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THÁNG 03/07 - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
03 07 (Trang 30)
* Bảng kí phđn loại chi phí nhđn công trực tiếp. * Chứng từ ghi sổ, sổ câi tăi khoản 622 - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
Bảng k í phđn loại chi phí nhđn công trực tiếp. * Chứng từ ghi sổ, sổ câi tăi khoản 622 (Trang 31)
* Bảng trích khấu hao tăi sản cố định tại bộ phận sản xuất. * Hoâ đơn thuế GTGT đối với chi phí mua ngoăi bằng tiền - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
Bảng tr ích khấu hao tăi sản cố định tại bộ phận sản xuất. * Hoâ đơn thuế GTGT đối với chi phí mua ngoăi bằng tiền (Trang 33)
BẢNG PHĐN BỔ TIỀN LUƠNG 3/2007 - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
3 2007 (Trang 34)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LUƠNG  3/2007 - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
3 2007 (Trang 34)
Tập Đoăn Dệt May Việt Nam BẢNG KÍ PHĐN LOẠI CHỨNG TỪ GỐC - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
p Đoăn Dệt May Việt Nam BẢNG KÍ PHĐN LOẠI CHỨNG TỪ GỐC (Trang 36)
3 Hạch toân tổng hợp chi phí sản xuất chung - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
3 Hạch toân tổng hợp chi phí sản xuất chung (Trang 36)
BẢNG KÍ PHĐN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
BẢNG KÍ PHĐN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 38)
BẢNG KÊ PHÂN LOẠI  CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
BẢNG KÊ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 38)
BẢNG KÍ NHẬP KHO VẢI MỘC THÂNG 03/07 - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
03 07 (Trang 40)
SỔ CÂI TK 154 - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
154 (Trang 40)
BẢNG KÊ NHẬP KHO VẢI MỘC THÁNG 03/07 - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt sơn trà
03 07 (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w